You are on page 1of 150

MAĨ NGỌC CHỪ

vC ĐỨC NGHIỆU
HOÀNG TRỌNG ẸHlẾN

3UYẼN
LIỆU
MAI NGỌC CHỪ- VŨ ĐÚC NGHIÊU
HOÀNG TRỌNG PHIẾN

Cơ SỞ
NGỒN NGỮHỌC
^ VA
TIẾNG VIỆT
(Tái bàn lần thứ chín)

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bản quyền ihuộc Nhà xuất bản Giáo dục

04-2008/CXB/468-1999/GD Mã số : 7XI 89h8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


LÒI N ÓI ĐAU CHO LAN TÁI BẨN TH Ứ 9

N g a y từ khi in lăn dàu, giáo trĩnh này d ã dưoc dộc g iả trong


cả nước, nhát là giảng viên và sinh viỄn nhiêu trường đại học đón
nhận và sù dụng. Từ đó dến nay, giáo trìn h dã dược tái bản tới
9 làn. Di'éu dó dù nói lẽn tín h hữu d ụ n g của nó dối VÓI dông dào
bạn đọc.
N h ư tên gọi cùa cuốn sách, dãy là giáo trìn h ca sỏ vẽ ngôn
ngữ và tiếng Việt. N hữ ng kiến thức dược đê cập đến ỏ dẫy, vì vậy
tưang đói dơn giản, d ề hiểu, m ang tín h "nhập môn" là chủ yếu.
Giáo trình không d ĩ cập dến những tranh luận khoa học phức tạp
và nhữ ng ván dè m an g tín h chuyên său của từng chuyên ngành.
Đói tượng phục vụ của giáo trình là sinh viên các chuyên ngành
N gữ vãn, N goại ngữ, Dông phương học, Quốc tế học,... thuộc các
trường Dại học Khoa học xã hội và nhăn văn, Dại học S ư phạm ,
Dại học N goại ngữ, v.v...
Tập th ể tác già cùa giáo trình là Giáo sư và p h ó Giáo sư đã
có nhiều năm giảng dạy ngôn ngữ học và Việt ngữ hoc tại Trường
Dại học K hoa học xã hội và nhăn vãn H à N ội (trước d ă y là Trường
Dại học Tổng hợp H à Nội). Trong giáo trình này, nội d u n g dược
bìẻn soạn theo sự p h ầ n công n h u sau :
P hăn thứ n h á t : T ổ n g lu ậ n
Chương I, II : PGS. T S Vũ Dức Nghiệu và GS. TS Hoàng Trọng Phiến
Chưang III, IV : PGS. T S Vũ Dức N g h iịu
P hần thứ hai Cơ sd n g ữ âm h ọ c v à n g ứ â m ti ể n g V iệ t
GS. T S M ai Ngọc Chừ
P hần thứ ba : C ơ sà từ v ự n g h ọ c v à t ừ v ự n g t i ế n g V iệ t :
PGS. T S Vũ Đức N ghiêu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phân thứ tu . .Cơ sở n g ữ p h á p h ọ c v ã n g ứ p h á p tiê n g V iệ t
Chương X VIII, XIX, X X . GS. T S Mai Ngoe Chừ và GS. T S
Hoàng Trọng Phiến.
Chương XXI, X XII, X X III : GS. T S Hoàng Trong Phiến
Trong khi soạn thào giáo trin k, chúng lõi d ă nhặn dưoc su
giúp dỡ của các dõng nghiệp trong và ngoài trường. R iéng GS. TS
Diệp Quang Ban dă dóng góp rất tích cưc cho ba chương C U Ố I của
phần thứ tư. N hăn đăy chúng tôi xin chán th à n h cảm an tất cả.
Các tác giả và N hà xuất bản cũng xin bày tò lòi cảm an trăn
trong đến các dôc giả và m ong nhận được ý kiến góp ý d é chất
lượng cuốn sách ngày càng tót han.

H à Nội, m ùa Xuân 2008


Thay m ật các tác giả
G S. T S m a i N gọc C h ừ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


QUY ƯỚC TRO N G CÁCH T R ÌN H BÀY

1. Các chú thích ở cuối tra n g ứng với những chữ số ghi ở phía
trên , đ ặt giữa hai ngoặc tròn, ví dụ : (1).
2. Tài liệu dẫn trong sách được ghi bàng chữ số, đ ặ t giữa hai
ngoậc vuông, ví dụ : [15] - Chữ số này ứng với số được ghi ở mục
Tài liệu tham khảo cuối mỗi phấn, v í dụ ở phẩn II (Co sá ngữ
ăm học và ngữ ãm tiếng Việt) số [15] là tà i liệu : Đoàn Thiện
T huật. N gữ ăm tiếng Việt, H., 1980.
3 Dấu ngoặc kép ...ế được dùng để phiên âm các từ hoặc
biểu thị các âm bàng chữ cái thõng thư ờng, ví dụ "a", ''cam" ; đẩu
ngoặc vuông [...] dùng ghi các ảm tó, ví dụ [sistra] và dấu vạch
chéo dùng ghi các ăm uị, ví dụ /tan/. Kỉ hiệu đ ậ t tro n g hai ngoậc
vuông và tro n g hai vạch chéo là kí hiệu phiên âm quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phan thứ nhất

TỒNG LUẬN

*
* *

• Bản chất xữ hội của ngôn ngữ


• Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ
• Nguồn gốc và diễn tiến của ngôn ngữ
• Phân loại các ngôn ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương Ị

BÀN CHẤT XÃ HỘI CỦA NGÔN NGỮ


Vé m ật thời gian lịch sử, chác hần ngôn ngữ của loài người
phài cổ xưa hơn r ã t nhiêu lán so với ngay cả những huyén thoai
xưa cũ n h át Nó gắn bó với sự sống cùa con người như đố ăn thức-
uống, như sự thở ra, hít vào.. ; đến nỗi dường nhu không mấy
khi mỗi người chúng ta nghỉ tới nó, nghỉ rà n g có m ột cái gọi là
ngôn ngữ tồn tạ i với m ình.
N hung rói có lúc chúng ta tự hòi . N gôn ngữ là gì ?
Lòi giải đáp cho câu hỏi đó không phải chỉ có m ột và không
th ể chi có một, bỏi vỉ bàn th ân ngôn ngữ vốn là m ột đói tượng
h ết sức phức tạp và đa diện

I. TRƯỚC H ẾT , NGÔN NGỮ LÀ MỘT


H IỆN TƯỢNG XÁ HỘI

1. Nói rằng ngôn ngữ là m ộ t hiện tượng xã hội là bời vì một


sự th ậ t hiển nhiên : nó không phải là hiện tượng tự nhiên í vốn
là nhữ ng hiện tượng tổn tại m ột cách khách quan, không lệ thuộc
vào ý m uốn chù quan của con người) như sao băng, thủy triéu,
động đất..
Ngôn ngữ chi sinh ra và p h át triể n tro n g xã hội loài người, do
ý m uốn và nhu cầu người ta phải giao tiếp với nhau trong quá
trìn h sống và tổn tại, p h á t triể n . Bên ngoài xã hội loài người, ngôn
ngữ không th ể p hát sinh. Điều này được chứng m inh qua hai câu
chuyện sau đây. Chuyện th ứ n h ấ t : Theo nhã sử học H êđôrỏt
hoàng đế Zêlan U tđin Acba đã cho tiến hành m ột thí nghiệm đế
xem m ột đứa trẻ không cần ai dạy bảo, có th ể biết được đạo cùa
m ình hay không, có biết nói tiến g nói của tổ tiên m inh và gọi tên
vị th ẫ n của dòng đạo m inh hay không Ô ng ta đã cho b á t cóc
m ột số trẻ sơ sinh thuộc nhiễu dân tộc. nhiễu tôn giáo, dòng đạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


khác nhau, đem nuôi cách li hoàn toàn với xã hội tro n g m ột Iháp
kin ; không ai được đến gán ; cho ăn uống qua một đường dây
Mười hai năm sau, cửa tháp được mở. Những đứa trẻ vẫn lớn lẽn ;
nhưng chúng có nhiéu biểu hiện của thú hơn là người ; và không
hễ có biểu hiện nào vé tiếng nói hoặc tín ngưỡng, tôn giáo cà.
Chuyện thứ hai Nãm 1920, ở Ấn Độ, người ta p h át hiện ra hai
em bé gái được chó sói nuôi sống trong một cái hang. Một em
khoảng hai tuồi, m ột em khoảng bảy, tám tuồi. Sau khi được cứu
trở vé, em nhò bị chết ; em lớn sống được, nhưng chỉ có những
tập tính cùa chó sói không có ngôn ngữ, chi biết gẩm gừ, bò
bàng cả tứ chi dựa trên hai bàn tay, hai bàn chân ; th ỉn h thoảng
cất tiếng sủa như sói vê ban đêm...
Sau gấn bón năm em bé này mới học đuợc 6 từ, và qua 7 nám
được gần 50 tù. Đến 16 tuối, em mới nói như m ột đứa trẻ 4 tuổi
và không sống được nữa.
2 Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá n hân tôi,
cá nhân anh ; mà nó là của chúng ta. Chính vỉ nó là cái chung
của xã hội, cùa chúng ta , cho nên an h nói tôi mới hiểu, và chúng
ta hiểu nhau. Vé m ật này, đối với mỗi cá nhãn, ngôn ngữ nhu
một thiết chế xã hội ch ặt chẽ, được giữ gìn và p h á t triề n trong
kinh nghiệm , tro n g truy én thống chung của cà cộng đổng. T hiết
chế đó chính là m ột tập hợp của n hũng thói quen nói, nghe và
hiểu, được tiếp thu một cách dễ d àng và liên tục ngay từ thời thơ
ấu của mỗi chúng ta. v ì thế, những thói quen này vễ sau r ấ t khó
thay đổi. Nó như là m ột cái gỉ đấy b át buộc đối với mỗi người
trong mọi người.
Dáu sao thl tiếng Việt cũng vẫn gọi con mèo, cái nhà, người
mẹ... bằng các từ mèo, nhà, me... Còn tiếng Anh th ì gọi bàng các
từ cat, house, m other... chứ không thê’ dễ dàng thay th ế b ằng từ
khác hoậc đánh đổi cho nhau

M ặt khác, sụ phân biệt giữa ngôn ngữ chuẩn, ngôn ngữ vãn
hóa chung của mỗi cộng đổng dân tộc với các biến dạng khác cùa
nó tro n g các cộng đống người nhỏ hơn, phân chia theo phạm vi
lãnh thô’ hoặc tấ n g lớp xã hội (gọi là những tiếng địa phương,
phương ngữ xâ hội) cũng chính là những biếu hiện sinh động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


đa dạng vê tính xâ hội của ngôn ngữ. v í dụ, từ lời lẽ cùa tièng
Việt chuẩn mực được p h át âm th àn h nhài nhẽ, đó là cách p hát
âm cùa phưdng ngữ Bác bộ Việt Nam. T rong khi đó, nếu p hát âm
th àn h nời nẽ thì đây lại là hiện tượng nói ngọng và bị coi là lỗi
3. Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh v ậ t vì nó
không m ang tỉn h di truyén. Ngưòi ta có được ngôn ngữ là nhờ
quá trìn h học tập, tiếp th u từ nhữ ng người cùng sổng à
xung quanh.
M ặt khác, so với tiến g kêu cùa các loài động vật, ngôn ngữ loài
người cũng khác hản vé chất. Tiếng kêu đó, loài động vật có th ể
dùng để "trao đổi thông tin ’ như : kêu gọi bạn tỉn h tro n g các m ùa
hôn phối, hay là báo tin có thức ăn, có sự nguy hiểm ... n hư ng tẵ t
cà đểu vô tìn h x u ất hiện dưới ảnh hưởng cùa nhữ ng "cảm xúc"
khác nhau. Chúng - nhũng tiếng kêu đó - là bẩm sinh ; sự "trao
đổi thông tin" là vô ý thức. Đó là những kết quả của quá trìn h di
tru y én chứ không giống nhau như kết quà của trẻ em học nói.
Còn hiện tượng m ột số con vật học nói được tiếng người thi rõ
rà n g lại'là kết quả của quá trìn h rèn luyện phản xạ có điéu kiện
N hững con vật "biết nói” đó dù th õ n g m inh đến mẫy cũng không
th ể nào tự iĩnh hội được hoác p hát âm được nhữ ng âm th a n h để
biểu thị khái niệm khi nó ở ngoài m ột hoàn cảnh cụ th ể với một
kích thích cụ th ể
4. Chẳng nhữ ng ngôn ngũ là m ột hiện tượng xã hội như đã
phân tích bẽn trê n ; m à hơn th ế nữa, nó là m ột hiện tượng xã hội
đặc biệt. T ính c h ất đậc biệt này th ể hiện ở chỗ nó không thuộc
về kiến trú c thư ợng tá n g của riêng m ột xã hội nào ; cho nên khi
m ột cơ sở hạ tẩ n g nào đó bị phá vỡ, kéo theo sự sụp đổ của kiến
trú c thượng tầ n g tương ứng, th ỉ nó (ngôn ngữ) vẫn là nó Mãt
khác ngôn ngữ không m ang tín h giai cẩp. Nó ứng xử binh đảng
đối với tấ t cả mọi người tro n g xã hội. Tuy vậy, mỗi người, mỗi
nhóm người., không vô can với nó m à họ sử dụng cho nó mục
đích của m ình, theo cách của m ìn h sao cho có hiệu quả nhất

10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chính vị tính chát đặc biệt này mà người ta không thế hi vọng
tác động làm biến đồi ngôn ngũ bàng một cuộc cách m ạng chính
trị xã hội

II NGÔN NGỮ LÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP


QUAN TRỌNG NHẤT CỦA CON NGƯỜI

1. Có thê’ hiểu m ột cách giản dị rằng giao tiếp là sự tru y én


đ ạt thông tin từ người này đến người khác với m ột mục đích n h át
định nào đó.
Sự giao tiếp được thực hiện nhờ h oạt động giao tiếp giữa hai
hoặc hơn hai người với nhau trong một bối cảnh n h ấ t định và
bàng m ột phương tiện giao tiếp chung.
Các kết quả nghiên cứu vễ sinh lí học và tâm lí học cho thấy
rằn g ở con người, như cấu giao tiếp dường như m ang tính bẩm
sinh. Ngay cả bây gid, nếu thiếu ngôn ngữ hoặc giao tiếp bầng
ngôn ngữ bị hạn chế do nhữ ng nguyên nhân nào đó thì người ta
dùng "ngôn ngữ cử chi" cho đến khi không còn có th ề trao đổi
bầng "ngôn ngữ” này nữa mới thôi.
Khi giao tiếp, người ta trao đổi tư tưởng, tình càm, trí tuệ, sự
hiểu biết. . với nhau ; và tác động đến nhau. Chính nhờ th ế m à
con người mới tập hợp với n hau th àn h cộng đổng xã hội, có tổ
chức và hoạt động cùa xã hội ; những tư tưởng và tr í tuệ cùa
người này, thê' hệ này mới tru y ền tới người khác, th ế hệ khác được
N hững hoạt động được gọi là giao tiếp đó, đã được thực hiện
nhò m ột công cụ tố t n h ã t là ngôn ngữ. Nhờ nó m à con người có
khả năng hiểu biết lản nhau. Nó !à m ột tro n g nhữ ng động lực bảo
đám sự tốn tại và ph át triể n cùa xã hội loài nguời Chức năng
tru n g tâm của ngôn ngữ là chức n àng giao tiếp
2, Ngôn ngữ là công cụ đê’ giao tiếp giữa người với người ;
như ng không phải mọi yếu tố, mọi đơn vị của nó đễu tham gia
như nhau vào quá trìn h này Nói khác đi, các đơn vị của nó tham
gia thực hiên chức nâng xã hội vôn có cùa nó m ột cách khác nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


T rục tiếp tham gia vào quá trin h m ang thông tin và tru y én đạt
thông tin là các đơn vị định danh như từ, cụm từ ; và các đơn vị
thông báo như câu, vãn bản Chảng hạn, các từ nguôi, máy,
nhà, cây, di, cười, một, hai, giỏi... Các cụm từ đá tai m èo, nhà
cao tăng, bề tông đúc sản, mẹ tròn con vuóng... Các câu . N guài
vói người là bạn ; Trên trái d á t có chừng m ộ t triệu giống dóng
vật ; Máu người không p h ả i nước lã... đều là những đơn VỊ trực
tiếp m ang thông tin hoặc tru y én tải thông tin
Ngược lại, các đơn vị như : âm vị, hình vị lại chi gián tiếp tham
gia vào quá trin h giao tiếp ; bởi vì chúng chỉ là ch ất liệu cấu tạo
nên những đơn vị vừa nêu trên m à thôi.
3. T rong xã hội loài người, phần lốn n h ấ t và trọ n g yếu n hát
của thông tin (gồm các kiểu dạng, các nguổn gốc khác nhau) được
tàn g trữ và lưu hành nhờ ngôn ngữ. Nói như V.Lênin . N gôn ngữ
là phương tiện giao tiếp quan trọng n h á t cùa con ngưài. Sở di nó
quan trọng n h ất là vì trên góc độ lịch sử và toàn diện m à xét,
không m ột phương tiện giao tiếp nào có thê’ sánh được với nó.
Cho dù ngôn ngữ bàng lời của con người có bị nhữ ng hạn chế
vé không gian và thời gian ; cho dù ngoài ngôn ngữ ra, con người
còn dùng nhữ ng phương tiện giao tiếp khác nữa như các điệu
bộ, cử chi ; các loại kí hiệu, tín hiệu giao thông ; các biểu trư n g
q uân hàm , quân hiệu ; các tác phẩm nghệ th u ậ t tạo hình, âm
nhạc... như ng ở vị trí trên h ết và tru ó c hết, vẫn phải là ngôn ngữ.
So với ngôn ngữ, các loại phương tiện giao tiếp khác chỉ có th ể
đóng vai trò là phương tiện bổ sung cho nó (giao tiếp ở đây được
hiểu là giao tiẽp tro n g đời sống rộng rãi thuộc phạm vi toàn xã
hội). Sd di nói như vậy là vì phạm ví sử dụng của chúng rấ t hạn
chẽ ; và m ặt khác, chúng không đù sức để phản ánh nhữ ng hoạt
động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp cùa con người ; còn
như âm nhạc hay các tác phấm nghệ th u ậ t tạo hình thì chi có th ể
nhác gợi, hướng ngưòi ta đến với một tư tưởng, tình cảm nào đó
m à thôi. T rong khi các phương tiện giao tiếp bổ sung khác có th ể
được ''biểu diễn lại", "diễn dich lại'' bàng ngôn ngũ, thì việc làm

12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ngược lại. dường như là không th ế ; hoặc nếu có th ế, thi kết quả
chi là phán rấ t nhỏ và không đáy đú

III. NGÔN NGỮ LÀ HIỆN T H ựC TR ựC TIẾP


CỦA TƯ TƯỞNG

1. Khi nói ngón ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhát,
chúng ta muốn nhấn mạnh đến chức năng h àng đẫu cùa nó : chức
nàng giao tiếp

Bên cạnh đó ngôn ngữ còn có một chức năng nữa là chức năng
phản ánh. Tư duy của con người - sự phàn ánh th ế giới khách
quan xung quanh - chủ yếu được tiến hành, được thực hiện dưới
hỉnh thức ngôn ngữ.

Từ cội nguồn của mình, ngôn ngữ loài người ra đòi và p hát
triể n là do người ta thấy cần p h ả i nói với nhau m ột cái gì đó. 0
đây, mệnh đé này bao hàm hai vấn đề

a) Con người dã có m ột cái gì dáy (những kết quả, quá trìn h


hoạt động thuộc lỉnh vực tin h th ẩn , tư tưởng...) cần phải được
truyén đạt, trao đổi với người khác

b) Phuang tiện đê’ truyén đ ạt nhữ ng thõng tin đó.

Nói rõ hơn, các kết quả của sự phản ánh th ế giới khách quan
(củng tức là tư duy) cùa con người cán được thông báo với nhữ ng
người khác tro n g cộng đống ; và chính con người đã chọn phương
tiện đê’ thông báo là ngôn ngữ. Từ đây, nảy sinh vãn đé q uan hệ
giửa ngôn ngữ với tư duy

2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy vón h ết sức phức tạp
cho nên có th ể tiếp cặn nghiên cứu từ nhiéu phương diện, nhiéu
xuẫt p h át điểm khác nhau Nếu chi x ét từ góc độ chức n àng phàn
ánh cúa ngôn ngữ khỏng thôi, th l trước hết cắn phải tháy : H iện
thục truc tiếp của tu tưởng là ngôn ngữ. <K Mac)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa ràn g ngón ngũ chì là cái vò
vật ch ăt trống rỗng ; m à nó tà m ột th ế chất hai m ặt v ật chất -
tìn h thẫn.
K ết luận m à Mác nêu như vừa đẫn, h ết sức quan trọ n g Ông
còn có m ột nhận xét khác : N gôn ngữ củng cố xưa n h u ỷ thức vậy
(...) là ý thức thực tại, thực tiễn ; và tương tụ n h u ý thức, ngôn
ngữ sinh ra chí do nhu càu, do sự càn th iế t p h ả i giao tiếp với
người khác.
ở đây, cần phân biệt các tê n gọi tu d u y và ý thức. B àn thân
tên gọi tu duy cũng đã có n hữ ng cách hiểu không hoàn to àn đóng
n h ấ t trong các khoa học khác nhau như triế t học, tâm lí học, sinh
!í học th ầ n kinh cao cấp... Ngay trong m ột khoa học, người ta
cũng có th ể hiểu tư duy là sự phản ánh thực tại khách quan được
tiến hành bởi con người ; hoặc cũng có thê’ hiểu tư duy là sản
phẩm của các hoạt động trí tu ệ đó.
Vậy ý thức cấn phài được hiểu là nó rộng hơn tu duy. No là
m ột tập hợp hoàn chinh gổm những vếu tố n h ậ n thức vé cảm xúc,
có liên quan chặt chẽ với nhau, tro n g đó tư duy chi là m ột trong
nhữ ng quá trin h nhận thức m à thôi.
T rong mói tương quan tư duy - ý thức thi tư duy là bộ phận
cơ bản cấu th àn h ý thức ; bởi vì tro n g ý thức, cùng với các quá
trìn h n hận thức như cảm giác, tri giác, kí ức, biểu tượng, tư duy,
còn có các quá trỉn h cảm xúc gán liên với sự đ ánh giá và trạ n g
th ái ý chí của con người.

Do dó kh i nói vẽ chức năng của ngôn ngữ trong quan hệ ngôn


ngữ - tu d uy n h u th ế nào, th ì cũng có th ề nói ve quan hệ ngôn
ngữ - ý thức như vậy.

3. Ngôn ngữ là hinh thức tồn tại, là phương tiện v ặ t c h á t đế


th ể hiện tư duy. Vế phương diện này, tu duy là cái được b iểu hiện
còn ngôn ngữ là cái đê’ biểu hiện tu duy Các kết quà h oạt động
của tư duy (thuộc lĩnh vực tin h th ấn ) bao giờ cũng được khoác
m ột cái vỏ vặt chất âm th an h (ngôn ngữ) để th ể hiện ra ngoài
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


dưới dạng vật chất nhàm làm cho những người khác "thấy được'.
Mối quan hệ ngôn ngữ - tư duy ở đày có thẽ hinh dung như hai
m ặt của một tò giấy vậy : đã có m ặt này là phải có m ặt kia. Chính
ở tro n g ngôn ngữ và nhờ có ngôn ngữ mà ý thức tiém tại trở nên
được hiện thực hóa, thực tại hóa. M ật khác chính trong quan hệ
với tư duy, với ý thức mà ngôn ngữ không phài là cái xác không
hốn, không phài là hiện tượng th u ấn túy vật chát Nó trở thành
hiện tượng vật chất - tinh thấn.
Bởi thế, ta không th ể nói một tiếng hắt hơi hay nói một tiếng
ho (vì đó là những tiếng, những âm thanh phát ra vô ý thức do hoạt
động, phản ứng th u á n túy sinh lí của cơ th ể con ngưỡi). Tuy
nhiên, ta có các từ ho, hất hơi đê’ nói trong những câu, chảng hạn :
Liên h o suốt ngày vì bị cảm lạnh.
- Ông áy ngỗi và h ấ t h ơ i liên tục.
Tiếng ho hoặc tiếng h ắt hơi cùa ai đó m à ta nghe thấy được,
không phải là ngôn ngữ.
4. Chẳng nhữ ng là phương tiện vật ch át để biểu đ ạ t tư duy,
ngôn ngữ còn là công cụ của hoạt động tư duy. Nó trự c tiếp tham
gia vào quá trìn h hình th àn h và phát triể n tư duy của con người.
Đê’ tiến hành các hoạt động tư duy, trí tuệ, con người cẩn phải
có m ột cái vốn tri thức, hiếu biết n h ẫ t định (có thê’ là nhiêu hoặc
ít, tùy theo). Vón tri thức đó con nguời có được nhờ những hoạt
động thực tiễn, tìm hiểu và khám phá th ế giới khách quan quanh
mình. Nó được tà n g trữ , được bảo toàn chủ yếu nhờ ngôn ngữ ;
rồi chính nhò ngôn ngữ mà người ta có thê’ tru y ền thụ nhữ ng tri
thức, những hiểu biết từ người này san g người khác, từ th ế hệ
này đến th ế hệ khác, từ nơi này đến nơi khác..
Vé m ặt sinh lí học th ấ n kinh cao cấp, sự tru y ền đạt tri thức
bàng ngón ngữ, nhờ ngôn ngữ n h u vậy, chính là hiện tượng ngôn
ngữ tham gia vào việc tạo nên các liên hệ tạm thời. Nhò các liẽn
hệ tạm thời này mà con người khác hẳn động vật : Người ta không
n hất th iết phài làm quen trự c tiếp với sự vật này hay sự vật kia,
nhưng vẫn có th ể biết được ít nhiéu nó là gỉ, nó như th ế nào..

15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


nếu như có m ột người nào đó d ã biết và nói lại cho biết, hu.-u-
người ta biết đuợc những sự vật khác có quan hệ đên chúng 'Tôi
chưa tháy sao Hỏa bao giờ, như ng tôi cũng biết được Phò bồt của
nó là gì, nó nhu th ế nào... nhờ các nhà th iên vãn học nói cho biết)
Việc truyén kiến thức như th ế đã rú t ngán được thời gian cấn
thiết cho sự tỉm hiểu th ế giới xung q uanh con người. Cứ như vậy,
tru y én đạt, tích lũy, p h át triể n thêm , tư duy con ngưòi càng ngày
càng trở nén phong phú hơn và sâu xa hơn.
5. Để làm rõ hơn bản ch ãt của ngôn ngữ cùng với chức Dàng
giao tiếp, chức n ăng phản ánh cùa nó, cẩn làm sáng tỏ hơn mối
quan hệ tay ba giừa ý thức (tư duy) với ngôn ngữ và thực tại
khách quan
Ta biết ràn g cội nguổn cùa ý thức chính là thực tại khách quan,
vì ý thức chính là hỉnh ảnh chù q uan của thực tại khách quan, là
tốn tại được phản ánh. Ý thức được biểu hiện bàng ngôn ngữ Vậy
ngôn ngữ quan hệ gián tiếp với thực tạ i khách quan thông qua ý
thức. Quan hệ ngôn ngữ - ý thức thực tại khách quan như vừa
nêu, thường được biếu diễn qua m ột quan hệ bộ ba quen thuộc
khác là từ - khái niệm - sụ vật.
Ngôn ngữ và ý thức (tư duy) gắn bó với nhau như một, không
bao giờ tách rời nhau, n hư ng chúng không phải là m ột. Đổi với
thực tạ i khách quan, ngôn ngữ có tác dụng, vai trò như m ột công
cụ đề định danh, gọi tên cho các sự vật, hiện tượng, q uan hệ...
tốn tại tro n g đó. M ặt khác, quan trọ n g hon là : ngôn ngũ như
m ột công cụ đê’ cáu trú c hóa, mô hình hóa thực tại khách quan
Nó cũng cho tháy được ít nhiêu nhữ ng đặc điểm vãn hóa - dản
tộc, văn hóa vật ch ất và vãn hóa tin h th ắ n cùa mỗi cộng đống
người ; như ng không th ể nói đó là nhữ ng biểu hiện cao th ấ p của
các trìn h độ tư duy khác nhau.

rv . NGÔN NGỮ - LÒI NÓI - HOẠT ĐỘNG LÒI NÓI

1. T rong giao tiếp ngôn ngữ, sờ dì tôi nói, anh nghe và chúng
ta h iếu nhau được (m ặc dù ai náy đéu n hận ra và phân biệt : đáv

16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


la tiếng nói của tôi, kia là tiếng nói của anh. ) là bởi vỉ giữa chúng
ta đã có một cái chung và nhữ ng cái riêng.
a) Cái chung đó cùa chúng ta bao gổm các âm , các từ, các bộ
phận cấu tạo từ, các mô hình cấu tạo nhóm từ, mô hình cấu tạo
câu, các thành phẫn câu... cùng với các quy tác h oạt động, quy
tác biến đổi của chúng... vốn đã và đang được sử dụng tro n g không
biết bao nhiêu lấn khác nhau giữa những người đ ang cùng nói
m ột ngôn ngữ,
Cái chung đó, trong ngôn ngữ học được gọi là ngôn n g ữ ,
Đó là m ột hệ thống nhữ ng đơn vị vật chất, và n hữ ng quy tấc
h oạt động cùa chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người,
được phàn ánh trong ý thức của cộng đổng và trừ u tượng hóa khỏi
b ất ki m ột tư tưởng, cảm xúc và ước muốn cụ th ể nào,
Như vậy, ngôn ngữ không chi tổn tại riêng cho tôi hay riêng
cho anh, mà tổn tạ i cho tấ t cà chúng ta. Nó được n h ận thức và
tương ứng với ý thứ c của cả cộng đổng chứ khống phải chỉ tương
ứng với ý thức của riêng an h hoặc riêng tôi. Nó, tự bản chăt vốn
là hiện tượng m ang tín h xã hội
b) Là công cụ để giao tiếp giữa người với người, ngồn ngữ chứng
tỏ các khả năng của m inh tro n g các lời nói ra (kể cả d ạng nói lẫn
dạng viết). Cái lời nói ra đó, tro n g ngôn ngữ học được gọi là lài
nói - kết quả của sự nói năng.
Lòi nói là chuỗi liên tục các tin hiệu ngôn ngữ được xây dựng
nên theo các quy lu ậ t và chát liệu cùa ngôn ngữ, ứng với nhu cẩu
biểu hiện nhữ ng nội dung (tư tưdng, tinh cảm, cảm xúc, ý chí...)
cụ thể. Với cách hiểu như vậy, nếu không đòi hỏi th ậ t nghiêm
n gặt vé m ật tên gọi th u ậ t ngữ, ta có thê’ coi lài nói như là những
vàn bản, nhữ ng diễn từ (discourse). Lời nói phân biệt với ngôn
ngữ ở chỗ nó m ang nhữ ng m àu sác cá n hân của chù th ề nói
n ăn g (người nói cụ th ể tro n g m ột tỉn h huống cụ thể).
c) Có th ể nói : giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa người với người
thự c ch át là sự tru y én nhận thông tin thông qua sự trao dối
văn bản (B.v. Kasevich). Nếu không tính đến sự giao tiếp bàng
1 -ách viết, thì giao tiếp bàng cách nói nàng sẽ bao gổm : _

17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


C hương II

HỆ THỐNG TÍN HIỆU NGÔN NGỨ

I. BẤN CHẤT TÍN H IỆ U CỦA NGÔN NGỮ

1. T rong đời sống cùa m ình, loài người p h á t hiện, làm quen,
xây dựng và sử dụng nhiểu kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc
nghiên cứu toàn diện các loại tín hiệu đó, là nhiệm vụ tru n g tâm
của khoa tín hiệu học (semiology).
Đã có nhiéu quan niệm khác n hau và nhiều cách phân loại khác
nhau đối với tín hiệu. Để cho vấn đễ à đây trở nên giàn tiện, đỡ
phúc tạp, chúng ta quan niệm vé tín hiệu như sau
T ín hiệu là m ột sự vật (hoậc m ột thuộc tín h v ật chát, m ột hiện
tượng) kích thích vào giác quan cùa COĨ1 người, làm cho người ta
tri giác được và lí giải, suy diễn tới m ột cái gì đó ngoài sự v ậ t áy.
Ví dụ Cái đèn đỏ trong b ảng đèn tín hiệu giao thông đường
bộ là m ột tín hiệu ; bởi vì khi nó hoạt động (sáng lên) ta nhìn
thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó.
Vậy m ột sự vật sẽ là m ột tín hiệu nếu nó thỏa mãn các yêu
cáu sau đây
a) Phải là m ột sụ vật hoặc thuộc tín h v ật ch ất được cám nhận
q ua giác q uan của con ngưòi ; chảng hạn âm thanh, m àu sác,
ánh sáng, hình vẽ, vật thể... Nói cách khác, tín hiệu phải là vật
chát, kích thích đẾn giác quan của con người và con người cảm
n hận được.
b) Phải đại diện cho m ột cái gi đó, gợi ra cái gì đó không phải
là chính nó. Tức là cái m à nó đại diện cho, không trù n g với chính
nó. Ví dụ : T ín hiệu đèn đỏ báo hiệu nội dung cám đi Nội dung
này và bản th ể vật chất cùa cái đèn đỏ không hé trù n g nhau.
20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Mạt khác nó cũng sẽ chi là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó
với cài m à nó chi ra được người ta nhận thức, tức là người ta
phái biết liên hội nó với cái gì.
c) Sự vật đó phải nẳm trong m ột hệ thống tín hiệu n hãt định
để được xác định tư cách tín hiệu cùa mình cùng với các tín hiệu
khác Chảng hạn, cái đèn đỏ vừa nói trên là một tín hiệu ; th ế
như ng nếu tách nó ra, đưa vào chùm đèn tran g trí thi nó lại không
phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ nhu th ế lả vì chí có nằm trong hệ thống
tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư cách tín hiệu, được xác định
cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ sự đối lập quy ước giữa chúng
với nhau.
2. X uất phát từ bình diện tín hiệu học trong nghiên cứu ngồn
ngữ, người ta bảo ràn g ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, ràng
nó có bản chất tín hiệu.
Theo quan niệm vừa trìn h bày bên trên, tín hiệu là cái phải có
hai m ât m ật biểu hiện vật chát và m ặt được biểu hiện (cái mà
m ặt biểu hiện chỉ ra, làm đại diện cho). Vậy th i trong ngôn ngữ,
trước hết phải coi các hỉnh vị (những đơn vị nhỏ n h ấ t mà có giá
trị về m ặt ngữ pháp ví dụ như : work, er, ing, ed... trong các từ
work, worker, working, worked... của tiếng Anh hoặc như . săn,
máy, bay, quạt, cánh... tro n g các từ sán bay, m áy bay, cánh
quạt.,, của tiếng Việt) và các từ là những tín hiệu ; bởi vì chúng
có m ặt biểu hiện là âm thanh, và m ặt được biểu hiện là những ý
nghỉa, những nội dung n h á t định nào đó.
ở đây cũng cẩn phải thấy rồng trong từ - đơn vị tru n g tâm
của ngôn ngữ - có th ể có nhiễu quan hệ tín hiệu. Trước hết, âm
th an h biểu hiện (làm tín hiệu cho) ý nghĩa. Tiếp theo, cà cái phức
th ể âm thanh - ý nghia đó lại biểu hiện, làm tẽn gọi, làm đại diện
cho sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình... trong th ế giới khách
quan. Đến lượt mình, cả cái phức th ể bộ ba này, trong những phát
ngôn cụ thể, lại có th ể làm tín hiệu, đại diện cho một sự vật khác.
(Đó là những trường hợp chuyển nghỉa ẩn dụ, hoán dụ, trường
hợp từ biểu thị nghĩa bóng... như ta vẫn thường gặp).
Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của ngôn ngữ học không phải là
nghiên cứu các sự vật. hiện tư ợ ng... được gọi tên ; mà là nghiên

21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


cứu các phương thức phản ánh chúng trong ngôn ngữ nói chung
và từ ng ngôn ngữ cụ thể.
3. Bàn chất tín hiệu và đặc trư n g cùa tín hiệu ngổn ngữ thê’
hiện ở những điỂm sau đây :
3.a. Cũng như các tín hiệu nói chung, tín hiệu ngôn ngừ là sự
hợp n h át của cái biểu hiện với cái được biểu hiện. Cái biểu hiện
c ia tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh, còn cái được biểu hiện của
nd là ý nghĩa, là khái niệm vé sự vật được phản ánh được gọi tên
(ở đây, như trên vừa nói, chúng ta đã gác sự vật được gọi tên
sang một bên). Dưới dạng đơn giản hóa tới mức lí tưòng, ta có
th ể biểu diễn tín hiệu - từ CÂY tro n g tiếng Việt chảng hạn, bàng
lược đố như sau :

ÂM CÂY
Từ : CÂY : --------------------- Loài thự c v ật cổ th â n , lá
Ý (Khái niệm) rõ rệ t hoặc cổ hình th ù giống
những thực v ật có th ân , lá.

Cái biểu hiện (củng thưông gọi là m ặt biểu hiện) và cái đưọc
biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ gán bó khăng k h ít vói nhau, và
d ã có cái này là có cái kia. Người ta có th ể hình dung chúng như
hai m ặt cùa m ột tò giáy vậy, đã có m ặt này, tấ t phải có m ặ t kia.
3.b. H ai m ặt của tín hiệu ngôn ngữ không bao giờ tách rời
nhau, nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau. Điêu này có nghĩa
là chúng ta không tìm đuợc lí do cho việc giải thích vì sao âm này
lại có ý này hoặc ý này vì sao lại được "chứa" tro n g âm này...
T rong ví dụ vừa nêu trê n kia, bản th â n âm CÂY không hé có
mối liên hệ bên tro n g nào, cũng như không có sức m ạn h quy định,
rà n g buộc nào đối với cái ý m à nó biểu thị. Ngược lại, cái ý (khái
niệm ) loài thực vật có th â n , lả , ... không hẽ tự m ình quy định tên
gọi cho m ình, không hể có tác động quyết định nào đói với áo
khoác vật chất âm th an h của m ình.
D ùng âm này hay âm kia để biểu th ị ý (nội dung) này hay ý
khác... tấ t cả đễu do quy ước, do thói quen (hoặc suy đến cùng là
đo thói quen) của tập th ể cộng đồng.
22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Nếu quả th ậ t quan hệ giữa m ặ t biểu hiện và đuợc biểu hiện
của tín hiệu ngôn ngữ là quan hệ có lí do, quan hệ quy định lẫn
n hau thì đã không có hiện tượng cùng m ột sự vật như nhau, một
khái niệm như nhau, nhưng mỗi ngôn ngữ đã cấp cho nó m ột âm
khác nhau ; và trong m ột ngôn ngữ đã không có hiện tượng từ
đổng âm, đổng nghĩa tổn tại.

Tuy nhiên, tro n g ngôn ngữ, các từ tượng thanh, các th á n từ


lại dường như là nhữ ng luận chứng phàn lại nguyên lí về tính
không lí do giữa m ặt biểu hiện và dược biểu hiện. Để giải đáp,
chúng ta hãy tự hòi các từ tượng th an h và th án từ trong mỗi
ngôn ngữ !à bao nhiêu ? Chúng có phải íà toàn bộ ngôn ngữ, hay
phẩn cổt lõi, cơ bản cùa ngôn ngữ không ? Tại sao cùng một sự
vật như ng trong ngôn ngữ này người ta gọi nó bầng cái tên có
tín h tượng thanh, còn ngôn ngữ kia th ì lại không ? ...

Cuối cùng, cấn ghi nhận ràn g sự tượng th an h cũng chi là tương
đối, gẩn đúng m à thôi ; và tro n g các ngôn ngữ khác nhau đã tượng
th an h cùng m ột từ. theo n hữ ng cách ít nhiéu khác nhau. Bên cạnh
đó, các từ cảm th án cũng tro n g m ột tỉn h hỉnh tương tự như vậy

N hìn trẽn góc độ lịch sử và toàn th ể, những từ được coi là cô


lí do cũng sẽ lu mơ dẩn cái lí do ấy đi để n h ận láy tín h chất của
tín hiệu ngôn ngữ nói chung, là vốn không có tín h lí do.

3.C. M ặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm th an h là cái


nghe được chứ không nhìn thấy được. Nó '’diễn ra trong thòi gian
và có nhữ ng dặc d iểm vốn là của thời gian : a) Nó có một bễ
rộng và b) bê rộng đó chỉ có th ể đo trên m ột chiều m à thôi"
(F.de.Saussure).
Nói rõ hơn, m ặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ có tín h hình
tuyến. Khi tín hiệu ngôn ngữ đi vào hoạt động (giao tiếp) chúng
hiện ra lẩn lượt cái này tiếp theo sau cái kia, làm th àn h m ột chuỗi,
m ột tuyến theo bẽ rộng m ột chiều cùa thời gian. Chinh điêu này
làm cho tín hiệu ngôn ngữ khác với các tín hiệu khác, bỏi vỉ trong
khi m ặt biểu hiện của tin hiệu ngôn ngữ có tính hỉnh tuyến, thì

23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


các tín hiệu loại khác có thê’ được sắp xếp, phân bố trén một khõng
gian đa chiéu, th ậm chí bất chấp tr ậ t tự không gian và thòi gian.
Tính hình tuyến nảy lộ rõ ngay kh i người ta biéu hién các yếu
tổ đó bàng chữ viết uà đem tuyến không gian cùa những tin hiệu
vãn tự thay th ế cho sụ k ế tiếp trong thời g ia n (F .de.Saussure).Với
ngôn ngữ, người ta không th ể nào nói ra hai yếu tổ cùng m ột lúc.
Chúng phải được p h át âm nối tiếp theo n h au tro n g ngữ luu, hết
cái này đến cái kia. v í dụ, ta hãy q uan s á t m ột p h át ngôn được
ghi lại bầng nhữ ng kí hiệu chữ viết như sau :
A i-d i-d ằ n g -á y -x a -x a -d é -e m -ô m -b ó n g -tr ă n g -tà -n ã m -c a n h ...

C hính vỉ vậy, thuộc tín h này (tính hinh tuyến) được coi như
m ột nguyên lí cơ bản cùa ngôn ngữ, có giá trị chi phối cơ chế hoạt
động của ngôn ngữ. Nó cũng dẫn đến ră t nhiễu hệ quả, m à một
trong nhữ ng hệ quả q uan trọ n g n h ấ t là q u an hệ ngữ đoạn giữa
các đơn vị ngôn ngữ. Điều này chảng n hữ ng q uan trọ n g đối với
ngưòi th am gia vào cuộc đối thoại, giao tiếp b àn g ngôn ngữ (để
người ta có th ể nghe được, nhận ra m ộ t cách phản m inh các tín
hiệu, các yếu tố tro n g lòi cùa người nói ra) m à còn rấ t q u an trọng
đói với người phân tích ngôn ngữ học.
Dựa vào các chuỗi được nói ra đó, người p hân tích ngôn ngữ
học phân tích và nhận diện được các đơn vị ngôn ngữ, p h át hiện
được các quy tác kết họp các yếu tố, các đơn vị, các th àn h phán
để có các từ , nhóm từ, câu, đoạn vãn và văn bản.
4. N gôn ngữ, nhu đã trìn h bày, vón là hiện tượng m ang bàn
ch ất xã hội và thuộc sổ các hiện tượng xã hội. M ặt khác, nó còn
có m ột bàn ch ất nữa không kém p hân quan trọ n g là ngay từ
đẩu, ngôn ngữ đã đổng thời là tín hiệu, m ang bản chất tín hiệu
C hính bàn c h ất tín hiệu của ngôn ngữ, với tá t cả n hữ ng đặc
trư n g riêng biệt và tín h phức tạp trong tổ chức hệ thống của m ình,
là m ột n h ân tõ tru n g tâm bảo đàm cho nó trở th àn h phương tiện
giao tiếp quan trọ n g n h ấ t của con người.

24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


III. H Ệ THỐNG VÀ CẤU TRÚC CỦA NGÔN NGỮ

1. N h ữ n g k h á i n iệ m m ò d ấ u
1.1. H àng ngày, chúng ta vẫn nói hoặc nghe nói tới những tên
gọi nhu : hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống đèn tháp sáng,
hệ thống ống căp th o á t nước... Chúng ta đã dùng từ hệ thống
không đòi hòi được giới hạn m ột cách nghiêm n g ật vê m ật
th u ậ t ngữ.
H iện nay, khái niệm hệ thống được sử dụng tro n g rấ t nhiễu
n gành khoa học ; và đã có không ít quan niệm vé nội dung, cũng
như cách tiếp cận th u ậ t ngữ này.
Một cách hiểu thường gập vê hệ thống, được p h át biểu như
sau : Đó là m ột tống th ể n hữ ng yếu tố có liên hệ qua lại và quy
đ ịn h lãn nhau, tạo thành m ột th ể thống n h á t phức tạp hơn. Cách
hiểu hệ thống như vậy có th ể được diễn giải rõ thêm :
Đó là m ột tập hợp các yếu tổ
Các yếu tô' đó phài có q u an hệ qua lại với nhau, quy định lẫn
nhau. Từ đây suy ra rầ n g : mỗi yếu tổ chi th ế hiện được m inh và
có được "phẩm chất" của m ình tro n g hệ thống "của m inh”.
- Các yếu tố quan hệ với nhau theo những cách thức n h ấ t định
nhu thế, tạo th àn h m ột tập hợp có tu cách m ột chỉnh thể.
Vậy, có th ế xem bộ cờ tư ó n g là m ột hệ thống ; ba cái đèn màu
xanh, đỏ, vàng của tín hiệu giao thông đường bộ là m ột hệ thống...
1.2. Hệ thống nào cũng có cấu trú c cùa nó. Khái niệm cáu trúc
thường xuyên đi đôi cùng với khái niệm hệ thống. Cấu trúc được
hiểu là tổng th ể các mối quan hệ tro n g hệ thống, là phương thức
tổ chức cú a hệ thống.
N hư thế, cấu trú c chi là m ột thuộc tín h cấu tạo hệ thống ; nó
có được tro n g hệ thống chứ không ở ngoài hệ thống. Nếu hiểu
được tổ chức bên tro n g của hệ thống như th ế nào, là ta đã hiểu
được cấu trúc của nó. v í dụ : Khi coi m ột tòa n h à cao tầ n g ]à m ột
hệ thống hoàn chính, nếu ta "nám" được tòa nhà ãy có bao nhiêu
đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có bao nhiêu tấng, mỗi tá n g có bao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


nhiêu phòng ; các đơn nguyên, các tẩ n g và các phòng đó thuộc
nhửng loại nào, kiểu gì, được sáp đ ặ t như th ế nào, nương tự a vào
nhau ra sao, quan hệ nổi kết với n hau như th ẽ nào... thì nghỉa là
ta đã biết được, hiểu được cấu trú c cùa hệ thống - toà n h à đó
Tuy nhiên, có điẽu cẩn lưu ý là dường như chúng ta đã nói tới
cấu trú c như m ột cái gì đấy chỉ th u ấ n tuý là m ột tổng th ế, một
m ạng lưới của các quan hệ, m à không kể gl đến các yếu tố có
quan hệ. Sự th ể là vẫn phải tính đến cả các yếu tố tro n g khi miêu
tà và xem xét cáu trú c ; như ng đôi khi, để nhằm vào nhữ ng mục
tiêu n hất định, người ta đã trừ u tượng hoá chúng m à thồi.
1.3. T rong tự nhiên và xã hội có rấ t nhiều loại hệ thống. Tuy
vậy, các hệ thống chức n ăng là loại quan trọ n g n hất. Đó là loại
hệ thống được cãu tạo, được xây dựng nhằm nhữ ng mục đích n h át
định ; và tro n g đó, mỗi yếu tó hoặc loại yếu tố phải thực hiện một
chức nảng nào đó.
Ngôn ngữ lã hệ thống chức nãng, bởi vì nó do con người tạo
lập để thực hiện chức năng vô cùng quan trọ n g chức n â n g làm
công cụ giao tiếp, chức n ân g phản á n h tư duy của con người...
2. H ệ th ố n g v à c ấ u t r ú c c ù a n g ô n n g ữ .
2.1. Sở dỉ ta nói được : ngón ngữ là m ột hệ thống là vì nó thoả
m ãn nhữ ng yêu cẩu, đáp ứng n hữ ng tiêu chí cẩn yếu của khái
niệm hệ thống nói chung. Nó là m ột tổ n g th ể , m ột tập hợp các
yếu tố - các đơn vị của nó - và các đơn vị này có nhử ng mối quan
hệ thuộc nhiéu kiểu dạng khác nhau.
Ngôn ngữ cũng có cáu trú c cùa nó, bởi vỉ nó có m ột tổ chức
bên trong, có m ột m ạng lưới q uan hệ phức tạp , đ a dạng giữa các
kiểu loại yếu tố - đơn vị khác n hau cùa mình.
2.2. Các đơn vị cùa ngôn ngữ - cũng tứ c là các yếu tố của nó -
phân biệt n hau vê chức phận tro n g hệ thống, vị trí tro n g hệ thổng
và cũng phân biệt nhau vé cấu tạo của m inh. Để n h ậ n diện và
phân biệt chúng vé m ật khoa học, người ta phải dùng các kĩ th u ậ t
phân tích ngôn ngữ học.
Theo trin h tự từ lớn đên nhỏ (n h u vẫn thường gọi) có th ề kể
ra các đơn vị của ngôn ngữ là : từ - hình vị âm vị.

26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Đối với câu, cũng có quan điểm nghiên cứu coi nó là đơn vị
cùa ngôn ngữ, nhưng thực chất, nó phài là đơn vị của lòi nói ; bài
m ột lẽ đơn giản : câu không phải là đơn vị có sán, được "làm sả n ”
tro n g ngôn ngữ. Từ (có nhà nghiên cứu còn kể thêm cả cụm từ)
là đơn vị có chức n âng định danh. H ình vị và âm vị là những đơn
vị đảm nhận chức nâng cấu tạo (hình vị để cấu tạo và biến đổi
từ ; âm vị đế cấu tạo và phân biệt m ặt biểu hiện - v ật chất âm
th a n h cùa các đơn vị khác), v í dụ
a) Từ nhữ ng câu như
- They saw th a t his ideas were both clever and pra tica l (t. Anh)
- H ọ d ã tháy n hữ ng ý tuàng của ông vừa thông m in h vừa thiết
th ụ c (t. Việt), ta p hân cát ra được những từ
- They - saw - that - his - ideas - were - both - clever - and -
pratical.
- Họ - dã - th á y - n hữ ng - ý - tướng - cùa ông - uừa - thông
m in h - th iết thục.
b) T a cũng có các hình vị như : fly -e r ; w ork-ed ; book-s ;
u n-cover ; im -possible ; love-ly... (t.Anh) ; tà u -th u ỷ ; đ ư ờ n g -s á t;
cá -và n g ; xe-cộ ; láu~cá ; học-trò ; lư òi-nhác... (t.Việt)
c) Âm vị là nhữ ng đơn vị như k - a - d (card) b - i- g (big) t-u
(too) s-o u (so) (t. Anh) s - a (xa) l- a - m (làm) k - u - n (cùn) (t.Việt).
2.3. Các đơn vị của ngôn ngữ, như vậy là không phải chỉ gổm
m ột loại. Căn cứ vào chức n àn g đảm n h ận tro n g hệ thống, người
ta đ ã tách ra được các loại đơn vị như vừa trin h bày trê n đây.
Mổi loại đơn vị đó, đến lượt chúng, lại làm th àn h m ột tiể u hệ
th ố n g tro n g hệ thống lớn là hệ th ố n g ngôn ngữ. Người ta gọi mỗi
tiể u hệ thống (gổm nhữ ng đơn vị đổng loại) của ngôn ngữ là m ột
cáp dô : cấp độ từ, cấp độ hình vị, cấp độ âm vị.
2.4. Các đơn vị của ngôn ngữ quan hệ với nhau rấ t phức tạ p
và theo nhiều kiểu. Đặc, biệt, càng đi vào hoạt động giao tiếp, các
q uan hệ đó càng th ể hiện ra dưới nhiểu dạng khác nhau. Tuy
nhiên, x ét ngôn ngữ với tư cách m ột hệ thống, người ta thường
nói đẽn ba quan hệ cốt lõi n h ất, có khà n ăn g chi phối toàn bộ cơ
chế h oạt động của hệ th ổ n g này n h u sau :

27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.4 ai Quan hê tôn ti/Q uan hệ cấp bậc ĩhierarchical relation!.
Người ta cũng gọi đây là quan hệ bao hàm , quan hệ cấp hệ.
Chúng ta gọi đáy là quan hệ tôn ti với ngụ ý th ể hiện tín h tôn ti,
thứ bậc của các cấp bậc ngôn ngữ. Quan hệ này th ể hiện à chỗ :
đơn vj thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm. đơn vị thuộc
cấp độ thãp hon Ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ th ãp hơn bao giờ
cũng nằm trong đơn vi thuộc căp độ cao hơn ; và là th à n h tó để
cấu tạo đơn vị thuộc cấp độ cao hơn.
Điéu đó có nghĩa là Câu (đơn vị của lời nói) được xây dựng
nên từ các từ, bao hàm các từ ; từ bao hàm hình vị ; hỉnh vị bao
hàm âm vị. Ngược lại, âm vị nằm tro n g hình vị, hình vị nằm trong
từ, từ nàm tro n g câu. Vậy xét vê m ặt th àn h tó cấu tạo, mỗi đơn
vị thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng gồm ít n h á t m ột đơn vị thuộc
cãp độ tháp hơn. v í dụ
H inh vị gỗm m ột âm vị . p a ri-e (t.P háp) ; b o o k s (t.Anh).
Từ gồm m ột hỉnh vị eau (t.P háp) ; najtbm o (t.N ga) ; người,
đẹp, hát... (t.Víệt).
Câu gồm m ột từ Feu ! (t.P háp) ; A tten tio n ! (t.Anh) ; B a t !
(t.Khmer) ; Chảy ! (t.Việt).
Thậm chí, mở rộng ra đến bậc vân bản th ì m ột vân bản cũng
có th ể chỉ gổm m ột câu, m ột từ như tro n g tục ngữ, các danh ngôn,
các câu khẩu hiệu, lời nhác nhở, khuyến cáo...
Chẳng hạn :
Pass along !... A ttentio n train !... (t.Anh)
Tốt gỗ han tốt nuóc son. (t.Việt)
Lác trước kht dừng, (lời ghi trẽ n n h ãn lọ thuốc)
Thuốc tiêm, không đuợc uống, ( - n t- )
Rõ ràng, đon vị ở cấp độ th ấp hơn bao giờ cũng là cái đ i vào
d ể cẩu tạo đơn vị thuộc cấp đô cao hơn. Q uan hệ tô n ti ỉà q uan
hệ giữa các đơn vị không đổng loại, khác n hau vé cãp độ, tức là
khác nhau vé phẩm chất, vé chức n ãng m à chúng đàm nhận tro n g
hệ thống ngôn ngữ.

28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.4.b, Quan hệ kết hap (syntagm atic relation)
Quan hệ kết hợp là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành
chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Cơ sở cùa nó chính là tính
hinh tuyến của ngòn ngữ. Tính chẫt này bát buộc các đơn vị ngôn
ngữ phải nối tiếp nhau lẩn lượt tro n g ngữ lưu đế cho ta những
kết hợp gọi là ngữ đoạn (syntagm es), ví dụ : Bàn này ; Bàn này
bàng gỗ ; Bàn này băng gổ lỉm ; Dã làm rỗi ; Còn vui han nữa ;
Sẽ nhớ m ãi...
Thực chất, quan hệ kết hợp lã quan hệ cùa tính tương cận, Nó
liên kết các yếu tố lại để tạo th àn h những đơn vị lớn hơn ; chẳng
hạn, liên kết các hình vị đ ể tạo từ ; liên kết các từ đê’ tạo nhóm
từ ; liên k ết các từ, nhóm từ để tạo câu ; liên kẽt các câu để tạo
đoạn vãn bản hoặc văn bản..
Ta có th ể hỉnh dung q u an hệ kết hợp là quan hệ giữa các yếu
tố, các đơn vị, nối tiếp n hau trẽn m ột trụ c nằm ngang theo tuyến
tín h gọi lã trụ c kết hợp. T rên trục này chỉ có những đơn vị đồng
hạng (hiểu với nghĩa là thuộc cùng cấp độ, có chức phận như nhau)
thì mới trực tiếp kết hạp với nhau. Đó là m ột nguyên tấc.
C hảng hạn, từ trự c tiếp kết hợp với từ (hoặc nhóm từ có chức
phận tương đương) chứ không phải là trự c tiếp k ết hợp với câu
hoặc hình vị của từ khác
2.4.C. Quan hệ liền tuông (associative relation)
Ở đây, chúng ta hãy dùng tên gọi này với nội dung bao gổm cả
cái m à tro n g m ột sđ tà i liệu vể ngôn ngữ học gọi là quan hệ hệ
h ìn h hay quan hệ đối vị (paradigm atic relation).
T rên kia chúng ta đ ã th ẫy quan hệ kết hợp là quan hệ hiện
diện trê n tuyến tín h , dựa vào sự nổi tiếp nhau của hai hay nhiêu
yếu tổ trê n trụ c kết hợp.
Q uan hệ liên tư ở ng là q u an hệ "xâu chuỗi" m ột yếu tố x u ấ t hiện
với những yếu tố khiếm diện d ứng sau lu n g nọ và vè nguyên tắc
có th ể thay th ế cho nó. v í dụ
1 - Đ ứng sau ỉưng từ chè tro n g ngữ đoạn d ang uống chè là
m ột loạt từ : cà phé, bia, rưou, thuốc, nước... Chúng hoàn toàn đủ
khà n ăn g vé nguyên tác để thay vào vị trí cùa chè.

29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2 Dứng sau lung dạng thức paõoTaere của động từ tiến g Nga
là các dạng thức paốoraio, paõoTaere...
p a ơ o T Q T ii

Chúng sẫn sảng thay th ê cho nhau ”khi cẫn thiết"


Có thê’ biểu diễn hai ví dụ này dưới d ạn g như sau

cà phê — paõoTaio
đang uống chẽ Oh paốoraeT
bia [■— paóoraeiub
rượu Ị— p a õ o ra ere
thuốc — paõoraeM

nuớc — p a Ố O T a ìO T

Mỗi dãy yếu tổ, đơn vị được lập th àn h nhờ q uan hệ liên tưàng,
gọi là m ột dãy liên tuỏng hoặc hệ đối vị (paradigm e). T a có thể
hình dung dãy này theo chiểu của m ột trụ c th ả n g đứng, vuông
góc với trụ c kết hợp ; và gọi nó là trụ c liên tưởng.
Sự liên tư ở ng có th ể được tiến h à n h d ự a trê n tin h tương
đổng (chủ yếu là tư ơ ng đổng vê m ặ t được biểu hiện) hoặc tính
tương p hản (đối lập, trá i n ghía). Như vậy, q u a n hệ liên tưởng
m ang tín h nội dung, dự a vào nội dung, ý n g h ĩa hơn là q u a n hệ
kết hợp. M ặt khác nếu q u àn hệ k ết họp là q u an hệ h iệ n diện
giữa hai hay nhiéu yếu tố tro n g các ngữ đoạn hiện th ự c th ì quan
hệ liên tư ở ng lại là khiếm diện. Nó khiếm diện vì nó là sợi dây
liên hệ giũa m ột yếu tổ x u ã t h iện với n h ữ n g yếu tổ "đứng sau
lung" yếu tố này, tr ú ngụ tro n g đ ầu óc, tro n g tr í tu ệ cù a người
sử dụng ngôn ngữ.
Quan hệ liên tưởng cho phép người nói (người tạo lập vàn bản)
khi muốn nói m ột cái gỉ đó, được quyễn lựa chọn lấy yẽu tó thích
ứ ng tro n g dãy liên tưởng có th ể có. Tuy nhiên, sự lựa chọn nãy
cũng còn phải tuỳ thuộc vào khả n ăn g tổ hợp giữa các yếu tố đuọc
lựa chọn để đưa vào kết hợp tro i.g ngũ đoạn nữa. C hứng tỏ rằn g
mỗi m ột kết hợp, m ột ngữ đoạn, m ột p h át ngôn được hình th àn h ,
đéu đã có sự chi phối, chế ước lẫn nhau và thống n h ấ t với n h au

30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


giữa quan hỏ ktẾ 't hợp và quan hệ liên tưàng. Điẽu này th ể hiện rõ
n h ấ t và phát huy tác dụng trong khi tạo lập văn bản giao tiếp nói
chung, đăc biệt là trong sáng tác vãn chương, nghệ thuật, thơ ca.
Vi dụ, trong câu thơ Suối khô dòng lê chò m ong tháng ngày
của Tản Dà, hản óng đã phải lựa chọn trong dãy liên tưởng như •
k h ô -tu ỗ n -c ạ n -u ó t-d ả m ... chảng han, dể lấy ra môt từ thoả đáng
n hát. Từ khô được lựa chọn vỉ nó xứng với cái ý tác giả muốn
nói ; đống thời bào đảm sự tương hợp vé mọi quy tác ngôn ngũ
với các yếu tố đứng truóc và sau nó trong ngữ đoạn.

5. N hận ra các đơn vị, các yếu tố, các lớp h ạng yếu tố của ngôn
ngữ cùng những quan hệ phức tạp, đa dạng giữa các yếu tố, các
lớp h ạng này, là ta đã p h á t hiện ra được cấu trú c của nó. Mặt
khác, qua đó, tính hê thống cùa ngón ngữ cũng được làm sáng tỏ.

Tuy nhiên, nhận thức vé hệ thông và cẫu trú c của ngôn ngữ
không phải chi là "biết để m à b iết” Điéu này cho phép ngôn ngữ
học nhìn nhận đối tượng nghiên cứu cùa minh một cách toàn diện
và sâu sác hơn. Chinh từ chó thấy được ngôn ngử bao gốm nhiéu
loại đơn vị, yếu tó khác nhau, tạo thành nhiêu tiểu hệ thông, nhiéu
bộ phận khác nhau có tác động, quan hệ qua lại với nhau m à trong
ngôn ngữ học đà xây dựng nhữ ng bộ môn nghiên cứu khác nhau,
đi sâu vào nghiên cứu từ n g m ật, từ n g bộ phận, từ ng tiểu hệ thống
đó. C hảng hạn, ngữ âm học và âm vị học nghiên cứu cơ cáu âm
thanh - m ặt biểu hiện - của ngôn ngữ ; ngữ pháp học nghiên cứu
cơ cáu ngữ pháp cùa ngôn ngữ ; từ vựng học nghiên cứu thành
phấn từ vựng cùa ngôn ngữ... Đến nay thì ngôn ngữ đã được
nghiên cứu ở nhữ ng góc độ chi tiế t hơn với nhiêu bộ môn cụ th ể
hơn nữa như ngữ nghía học, phong cách học, ngữ pháp vãn bản,
từ nguyên học... và nhiễu bộ môn liên ngành khác như : ngôn ngữ
học xá hội, ngôn ngũ học tâm li... Các bộ môn đó có thê’ nghiên
cứu trê n góc độ chung đối với các ngôn ngữ, và thuộc vê các bộ
môn đại cương (tức là nghiên cứu nhữ ng vấn đẽ chung, khái q uát
cho nhiêu hoặc cho các ngôn ngữ) Ngược lại, chúng cũng có th ể
nghiên cứu trong từ ng ngôn ngữ cụ thê’ như : ngử âm học tiếng
Việt, từ vựng học tiếng Việt, ngũ pháp học tiếng Việt...

31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Một cău trúc phức tạp cùa những dan vị không dõng loại có
quan hệ qua lại VỚI nhau ; dó là cái diền h ìn h đối VÓI ngôn ngữ
(A Rephorm atxki). v ì vậy, khi xét m ột sự kiện ngôn ngữ nào đó,
ta phài luôn luôn đặt nó tro n g hệ thống. Tại đây, cấu trú c của hệ
thống sẽ "thấm định" phẩm ch ất của sự kiện đó trong mói quan
hệ với hàng loạt sự kiện khác, yếu tố khác, v í dụ x ét m ột yếu
tố a. Nó là cái gi ? Đ ặt vào tiếng Nga, tro n g tương quan với các
từ He, HO, u ... nó là m ột từ : liên từ o. Còn tro n g tương q uan với
các yếu tố như OÜ, y, ¿, OM, u... (như) tro n g pyKOũ, pỵicy, pyKe,
pynu... chảng hạn) thì a lại là m ột hỉnh vị để th ể hiện các ý nghĩa
giống cái, cách 1, số ít cùa danh từ.
Việc xác nhận ngôn ngữ m ang tư cách của m ột hệ thống cho
ta m ột sự nhìn nhận trở lại đối với nguyên lí vé tính võ đoán.
Chính tính hệ thống của ngôn ngữ đã chế ước tín h võ đoán. Vé
điểm này. F.de, Saussure có nêu m ột n hận xét quan trọ n g : Tát
cả những gì có liên quan đến ngôn ngữ vái tín h cách là m ột hệ
thống đèu đòi hòi (...) được n h ìn nhận trên quan d iém sau dăy,
m ỗt quan diềm dã không dược các n h à ngôn ngữ học chú ý m áy :
sụ hạn ché tín h võ đoán (...). N guyên lí này, nếu có hiệu lục vỏ
hạn độ, sẽ dán tới tìn h trạng hết sức phức tạp ; n hư ng tr í tuệ đã
đu a được nguyên lí trậ t tụ và đều d ặ n uào m ột số bộ p h ậ n trong
khói các tín hiệu, và ch in h đó là vai trò của cải có nguyên do
tương dốiW .
Cuối cùng, cũng cấn nói thêm : hệ thống ngôn ngữ khõng phải
là m ột cái gi đấy cứng nhắc và hoàn toàn b ất biến. Là m ột hệ
thống thuộc loại hệ thống chức năng, ngôn ngữ phải có những
biến đổi đê’ đáp ứng với yêu cẩu làm công cụ giao tiếp của
con người.
T rong tiến trin h p h á t triể n của m ình, hệ thống nãy hiện ra tư
cách là cái của ngày hôm nay, đang tổn tại và hành chức, nhưng
chính nó cũng lại là sản phẩm , là tà i sàn cùa ngày hôm qua, từ
các th ế hệ xa xưa tru y én lại. Nó vừa là kết quả của hiện tại, lại

32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


vua lã kết quả cùa quá khứ Bởi vậy, người ta có thể nghiẽn cứu
ngôn ngữ ở một trạn g thái cụ th ể, vào môt đoạn thời gian nào
đó, được giả định như là "đứng im" không có thay đổi gỉ, hệ thống
ngõn ngữ được coi như là hoàn toàn ổn định .. Nghiên cứu như
th ế gọi là nghiên cứu đỗng đại (synchronic) Ngược lại, người ta
có th ể nghiên cứu ngôn ngữ (các yếu tố, các bộ phận của nó) đã
có nhữ ng biến đối gì, biến đổi như th ế nào... trong các trạ n g thái
xét theo tiến trình lịch sử... Hướng nghiên cứu này gọi là nghiên
cứu theo quan điếm lịch đại (diachronic).
Đóng đại và lịch đại không đối nghịch nhau m à thống n h ấ t biện
chứng với nhau. Nếu ta coi mỗi trạ n g th ái ngôn ngữ như một "lát
cát" đỗng đại thì lịch đại chính ià một dãy liên tục m ang tinh kế
th ừ a cùa chính những lá t cát đống đại đó. Ngược lại, đối với lịch
đại, mỗi lát cát đống đại chi là một sự phân cát ít nhiéu m ang
tín h chát ước lượng m à thôi.

33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương III

NGUỒN GÓC VÀ DIÊN TIẾN CỦA NGÔN NGỦ


Các dạng ngôn ngữ đâ và đang hiện diện trê n hành tin h của
chúng ta, hết sức đa dạng và sinh động. Mỗi ngôn ngữ cụ th ể như
th ế lại có m ột nguổn góc trực tiếp hoặc gián tiếp 'cù a nó, với những
chiéu hướng biến động, p h á t triể n không phải bao giờ cũng hoàn
toàn như nhau, Tuy nhiẽn, đó là những vẩn đề được nghiên cứu
riêng cho từ ng ngôn ngữ một
Ở đây, chúng ta sẽ chì nói đến những "chuyện chung’ của ngốn
ngữ trong xã hội loài người nói chung.

I. NGUỒN GỐC CỦA NGÔN NGỬ

1. Không phài chỉ có chúng ta hôm nay mới tự hỏi . ngôn ngữ
của con nguời ra đời từ đâu ? nhờ ai, nhờ cái gì ?... Việc đ ặ t những
vãh đé đại loại như th ế và iòi giải đáp cho chúng, thự c ra đã có
không ít và có từ lâu, th ậm chl từ xa xưa.
Khi đức tin vào sức m ạnh sáng tạo vạn n ăn g ndi Thượng Đế
bị đổ vỡ (vỉ chảng bao giờ có Thượng Đ ế cả) th ỉ không ai còn nghỉ
ràn g Thượng Đ ế đã tạo ra loài người chúng ta và cho ta ngôn ngữ
để ta biết nói như biết thở vậy,
Người ta cũng đã cố gắng đi tìm nguồn gốc ngôn ngữ ở trá n
gian, nơi ngôn ngữ đang tổn tại và hoạt động. T hế là các giải
thuyết nhu : thuyết tu ọ n g th an h , thuyết vé tiếng kêu động vật,
th u y ết vể tiếng kêu trong phổi hợp lao động, th u y ết cảm th á n bộc
lộ tâm lí tìn h cảm, th u y ết quy ước xã hội... lẩn lượt x u á t hiện.
Ngày nay, bình tĩnh m à xét, các giả thuyết đó đéu có phán đúng
của nó, n h u n g tiếc thay, chi đúng được với m ột vài sự kiện hoặc
hiện tượng ngôji ngữ m à thôi. N hin nhận như th ế vé nguổn góc
ngôn ngữ, th ậ t chẳng khác nào thẫy m ột vài cây đã vội kẽt luận
cho rừ ng bởi vi "thãy cây m à chẳng tháy rừng".
34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2 Vối sự ra đời của triế t học duy vật biện chứng, vấn đê nguòn
gốc ngôn ngữ được xem xét và phân tích Jiiôt cách toàn diện hơn,
khoa học và hợp lí hơn • con người là chú thê sáng tạo và sử đụng
ngôn ngữ ; vậy phái tĩm hiểu sự ra đời của ngôn ngữ gán liên với
nghiên cứu nguón góc con người cả trong quá trìn h phát sinh
giống nòi lẫn quá trìn h p hát sinh và phát triể n của mỗi cá thể.
Các kết quà nghiên cứu vé triết học, sinh vật học, khảo cổ học,
sinh lí học th ấ n kinh và ngôn ngữ học. . kết luận ràng lao động
đã làm phát sinh, ph át triể n loài người và làm p h át sinh ngôn
ngữ tro n g quá trìn h đó.
2. a. H àng triệu năm trước đây, tô’ tiên của chúng ta vốn là
m ột loài vượn người sổng trê n cây tro n g những cánh rừ n g tién
sử. Do nhiễu biến động của tự nhiên, những cánh rừ ng ấy bị tiêu
diệt. Thức ăn trên tấ n g cây cao ngày càng trở nên khó kiếm. Loài
vượn người ấy buộc lòng phải rời ngọn cây cao (vốn là nơi trú ẩn,
sinh sóng từ lâu đời) xuống đ ất đi lang th an g kiếm ãn
T rên m ặt đất, sự di động chù yếu không còn là leo trèo như
trên cây nữa ; đã thế, kè th ù lại nhiéu hơn Việc tỉm kiếm thức
ăn và tự vệ để sinh tổn... đã buộc loài vượn người này tậ p dần
được cách đi băng hai chi sau và dứng thẳng m in h lén. Cái bản
lể tro n g quá trìn h chuyển biến từ vượn th àn h người chính là việc
đứng th ản g mình lẽn và đi bằng hai chân đó, Dê’ có được dáng
đứng th ản g lên, loài vượn người xua kia đã phải "tập đi" hàng
nghìn năm chứ không đơn giản như m ột em bé tập đi bây giờ, chỉ
độ m ột th án g là xong.
T hế là hai tay con vượn người được giải phóng. Đôi chân bây
giờ hoàn toàn đảm đương việc đi lại Đôi tay ngày càng trò nên
khéo léo hơn, biết sử dụng các vật sẵn có làm công cụ tự vệ, kiếm
ãn ; và quan trọng hơn nó biết chế tạo ra cõng cụ lao động. Con
vượn người đã chuyển dẩn th àn h con người vượn rói th àn h người
(người nguyên thủy).
D áng đứng th ản g cũng làm cho tăm m át của tô’ tiên chúng ta
được rộng và xa hơn ; đổng thời lổng ngực nở hơn và những cơ
quan của bộ máy p h át âm có điéu kiện phát triển hơn.
M ặt khác, có công cụ tro n g tay, những con người tiến sử đó
kiếm được nhiễu thức ăn hơn và chuyển dấn từ đời sồng ãn thực
35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


vật lcây, quà, củ, rễ...) san g đời sông ăn th ịt. Thêm vào đó, việc
tỉm ra và sử dụng được lửa cũng đã khiẽn họ chuyến từ ãn sõng
sang ăn chín Một hệ quà quan trọng đã diễn ra, thức ãn chín,
mém khiến xương hàm người ta không cấn phải to thô n h u trước
nữa ; lói cầm (phấn trước xương hàm dưới) vểnh ra rõ dấn.
Tuy nhiên, trong số các biến đổi vé m ặt sinh học cùa con ngưòi,
sụ tiến bộ cùa bộ náo là quan trọng nhất. Nhờ lao động, nhò ân
thịt, bộ não của tổ tiên chúng ta cũng phức tap d ẫn lẽn ; những
phán vò não trực tiếp liên quan đến tiếng nói như thùy trá n , thùy
thái dương và phần dưới thũy đinh, phát triể n m ạnh. K ết cục là
so với những người bà con anh em họ của tổ tiên chủng ta, bộ
não con người ngày nay (tính theo tỉ lệ giữa trọ n g lượng của não
vối trọng lượng toàn thân) lớn hơn khi đột 10 lần, hơn đưòi uơi
6 lẩn, han khi đen 2 lần và han vượn 4 lấn
Như vậy, lao động đã tạo ra con người và tạo ra n hữ ng tiên
đé thứ n hất về m ật sinh học để ngôn ngữ có th ể p hát sinh. Có
th ể nói lao động để chuẩn bị và "tạo cơ sở vật c h á t” để loài người
có những cơ quan thích hợp cho việc sản sinh tiến g nói.
2.b. Cũng chính lao động đã tạo ra nhân tô' xã hội để ngôn ngữ
ph át sinh. Lao động đã liên k ết con ngưôi th à n h n hữ ng bầy đàn.
những cộng đổng và vé sau th àn h xã hội có tổ chức. Muốn cùng
chung sức để làm việc gi đó, người ta cắn phải th ỏ a th u ận với
nhau là sẽ làm gì, làm như th ế nào... N hững điéu "biết được’ vé
th ế giới xung quanh, nhữ ng kinh nghiệm tro n g lao động cấn phài
được thông báo cho n hau từ người này sang nguòi khác, từ thế
hệ này sang th ế hệ khác...
Đến đây th ỉ con người (dù là người cổ nhất) đã khác con vật
vê chất. Người ta đã đến lúc th ấy "cẩn phải nói với nhau m ột cái
gì đó" bôi vì họ đ ã có cái càn phải nói với nhau và có ph u a n g tiẽn
đ ề nói uái nhau. Phương tiện ấy chúng ta gọi là ngôn ngữ Vậy
không có ai khác, chính lao động đã sán g tạo ra con người và ngôn
ngữ của con người. Lao động đã làm cho bộ óc của con nguời cố
xưa biết hoạt động "theo kiểu người" và có một công cụ vừa để
tiến h ành nhữ ng hoạt động đó, vừa làm phong phú hóa nó, n âng
nó lên "trịnh độ cùa con người". Đó là ngôn ngữ.
36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.C Tự bản chất cùa mình, từ khi mới phát sinh, ngôn ngữ vốn
là công cụ, là phương tiện để con ngưòi giao tiếp với nhau Thế
nhưng, lúc đẩu nó chưa phài là ngôn ngữ như chúng ta đ ang có
hôm nay ; m à là thứ ngôn ngữ chưa phân th àn h âm tiết rõ ràng,
bởi vì cái lưỡi, cái cầm và hàm dưới, hệ dãy thanh... chưa phù hợp,
th u ầ n thục với công việc mới mẻ, đấy phức tạ p - công việc p hát
tiếng nói này ; thậm chí cổ bộ phận còn đang trên đường hoàn
thiện dấn.
Tuy vậy, người ta không đợi cho mọi bộ phận cáu âm phát triể n
th ậ t hoàn chinh rổi mới nói với nhau. N hững tiếng nói còn lẫn,
còn nhòe, và ú ở đó đ ã được phổi hợp với các động tác, dáng vẻ
của cơ thể, m ặt mũi, vai, tay, chân (n h ất là đôi tay) để "phát biểu"
ý nghĩ, tỉn h càm của họ. T hoạt đẩu tiếng nói của con ngudi chưa
khác các điệu bộ bao nhiêu. (Điêu này còn để lại nhữ ng tàn dư
cùa nó tro n g m ột số ngôn ngữ m à hiện nay ta còn thấy được.
C hảng hạn, tro n g ngôn ngữ dân tộc Êvê, người ta ktíông dùng
m ột từ di mà lại dùng nhiểu từ khác nhau, miêu tả các kiểu đi
kbác nhau.
dỗ bô hô bô hô : đi n ặn g né, phục phịch
dô dè dê : đi m ột cách vững vàng
dô bu la bu la đi n hanh bừa đi
dô pi a pi a : đi ró n rén
dô gô vu gô vu : đi khập khiễng, đẩu chúi xuống...)
Dần dẩn, con người sử dụng tiếng nói th àn h thạo hơn và bò
xa nhữ ng cách 'phát biểu" bằng cừ chi, động tác ; bởi lẽ ngôn ngữ
th àn h tiếng của họ ngày càng mạch lạc hơn, hoàn th iện hơn, trở
th àn h hệ thống tín hiệu thứ hai, hệ thống "tín hiệu loan báo các
tín hiệu".
H oạt động tín hiệu là hiện tượng chung cho mọi loài động v ật
trê n hành tinh chúng ta ; nhưng con ngưòi, với ngôn ngữ của
m ình đã có thêm m ột phương thức mới, khác hẳn vễ chát. Nhờ
có ngôn ngữ này m à từ đây, ngay tro n g đêm đen, con người nghe
được (tức là n hận được) m ột tín hiệu có n g h ĩa '’m ặt tròi" chảng
hạn, th ì an h ta đâ nghĩ tới , đã hlnh dung ra m ặt trời rồi, không
cần phải đợi cho đến khi nhìn tậ n m át nữa.
37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Đói với động vật, chỉ có nhữ ng kích thích trự c tiẽp vê th ị giác,
th ín h giác, khứu giác, xúc giác mới trỏ th àn h tín hiệu kích thích
được. Ngược lại, đối vói con người, ngoài nhữ ng th ứ đó, người ta
còn có các từ tro n g ngôn ngữ để th ay th ế cho chúng. Đến đây thỉ
cái gọi là ngón ngữ thực sự hình th àn h và không bao giờ rời xa
loài người nữa.

II. DIỄN T IẾN CỦA NGÔN NGỨ

ở trên, chúng ta đã phân tích và thấy rà n g ngôn ngữ x u ất hiện


cùng với quá trìn h hình th àn h ý thức, gán liền với lao động, với
sự x uất hiện cùa con nguôi và xã hội loài người. Vậy, xem xét quá
trìn h diễn tiến của ngôn ngữ tro n g sự diễn tiến của xã hội loài
người sẽ là điều hợp lí.
Về m ặt dân tộc học, nguôi ta đ ã phân ìoại các đơn vị tổ chức
xã hội loài người th àn h các bậc : th ị tộc, bộ lạc, bộ tộc và cuối
cùng là d ãn tộc. Bên cạnh đó, học thuyết vé các hình th á i kinh tế
xã hội lại phân chia lịch sử xã hội theo m ột cách khác và được các
hình thái kinh tế xã hội ứng xử với các giai đoạn p h á t triể n như :
công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản
chủ nghĩa.
T rên thực tế, khó lòng có th ể vạch ra từ n g bậc tro n g sự diễn
tiến cùa ngón ngữ m ột cách "phân 4oạn" n h u vậy. Tuy nhiên, tro n g
chừng mực n h ấ t định, người ta vẫn có th ể đựa vào những
ran h giới phân đoạn đó nhiều hoặc ít, tùy theo, vì chẳng còn có
cách nào hơn.
1. Chế độ công xã nguyên thủy ứng với loại cộng đổng th ị tộc
và bộ lạc (còn gọi chung là các nhóm dân tộc học) tro n g đó bộ lạc
là đơn vị cơ sở.
Mỗi bộ lạc như th ế cư trú trên m ột lãnh thổ, mọi người trong
bộ lạc có quan hệ kinh tế với nhau, m ang nhữ ng đặc điểm đời
sóng - vãn hóa chung và nói cùng một th ứ tiếng.
Vế m ặt ngôn ngữ, thời kỉ này có hai xu hướng dường n h u trá i
ngược nhau, nhưng nhiễu khi lại đan xen vào n hau xu hướng
chia tách, phân tán và xu hướng liên minh, hợp n h ấ t

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


a) Xu hướng chia tách thường xảy ra khi một bộ lạc tăn g trường
dãn sô' không ngừng vã đến m ột lúc nào đó, do nhiéu điêu kiện
khác nhau (nhưng nhu cáu sinh sống là chủ yếu) buộc người ta
tự nhiên phải tách ra thành những bộ phận, những nhóm, cu trú
p hân tá n trên nhiéu địa bàn khác nhau. Do điêu kiện sống xa
nhau, thậm chí biệt lập, rấ t ít tiếp xúc hoặc không có tiếp xúc
nữa, các bộ phận cư dân đó về sau đã hỉnh th àn h nên (một cách
tự nhiên) những bộ lạc độc lập
T rong quá trin h đó, những khác biệt vẻ m ật ngôn ngữ đã nảy
sinh rồi được cùng cố qua nhiếu th ế hệ và trò th àn h ngón ngữ
khác nhau có cùng nguổn gốc, hoặc trở thành những phương ngữ,
thổ ngữ khác nhau cùa m ột ngôn ngữ chung. Các nhà dân tộc học,
sử học, ngôn ngữ học cùng với nhữ ng ngành khoa học hữu quan,
khi nghiên cứu sự thân thuộc vê m ặt cội nguồn giữa các tộc người,
giữa các ngôn ngữ hiện đang tổn tại hoặc giữa các phương ngữ
cúa m ột ngôn ngữ, đã thấy rấ t rõ điéu đó. Chảng hạn : Các nhóm
phương ngữ : Mày, Rục, Sách, Arem, M ãliểng của tiếng C hứt 5 các
nhóm phương ngữ : Thổ, Poọng, Đan Lai, Li Hà, Cuối Chãm, Cuối
Niêu cùa tiẽng Thổ ở khu vực Đông N am Trường sơn - Việt Nam ;
Các phương ngữ của tiếng P apua ở Cháu Phi, các phương ngữ cùa
tiếng Litva ở Liên Xô hẳn đã là kết quả của quá trìn h chia tách
và khuếch tá n như vậy.
Có th ể nói, ngôn ngữ cùa các bộ lạc, tự nó đã là nhữ ng m ẩm
m ống để hình th àn h các phương ngữ, thổ ngữ tro n g giai đoạn xã
hội p hát triển cao hơn sau này.
b) Xu hướng hợp n h ấ t có lẽ hay xảy ra vào giai đoạn chót của
chế độ công xã nguyên th ủ y đang chuyển dấn san g xă hội có giai
cấp. Lúc này, có nhữ ng liên m inh bộ lạc được hỉnh th àn h (hoặc
là bằng cách m ột bộ lạc này chinh phục các bộ lạc khác, hoặc là
m ột số bộ lạc tự nguyện liên m inh với nhau vi nhữ ng nguyên nhân
nào đó).
Liên m inh bộ lạc là điêu kiện hết sức th u ận lợi để các ngôn
ngữ (dù không gấn gũi nhau lám vé m ặt cội nguồn, hoặc hoàn
toàn không có quan hệ th ân thuộc đi chàng nữa) tiếp xúc chật
chẽ với nhau và tác động, ảnh hưởng lản nhau. Thường có hai lốí
lác động
30'

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thứ nh át, m ột ngôn ngữ bộ lạc chiến th án g các ngôn ngũ khác
và trở th àn h ngôn ngữ chung tro n g cộng đổng toàn liên minh. Tuv
vậy, nó vẫn chịu ành hưởng cùa các ngôn ngữ không chiến tháng
khác và th ay đổi ỉt nhiêu bộ d ạn g của m ình đi ; n h ất là ở mặt
ngữ âm và từ vựng. Tiẽng L atin cùa người La Mã tro n g các vùng
bị người La Mã chinh phục, là như vậy
Thứ hai, tiếp xúc ngôn ngữ dẫn đến pha trộn ngôn ngữ và thậm
chí có th ể làm nảy sinh m ột ngôn ngữ mới. T hế nhưng, đây không
phải là sự pha trộ n cơ giới, đảo đêu ; cũng không phải là sự tạo
thành m ột ngôn ngữ hoàn to àn mới, khác hẳn các ngôn ngữ tham
gia tiếp xúc, pha trộn ; bởi vỉ ngôn ngữ mới này vẫn giữ cơ cấu
hình thái của m ột trong nhữ ng ngôn ngữ thuộc th à n h phẫn pha
trộ n đó làm cơ sở nén tả n g cho m ình. C hính nhò cái cơ sở (gọi là
cơ táng) đó m à người ta vẫn xác định được ngôn ngữ mới thân
thuộc với ngôn ngữ nào hơn và thuộc vào nhóm nào tro n g phổ hệ
của họ ngôn ngữ.
Lối tiếp xúc, ành hưởng như thế, ngay gẩn đây, người ta vẫn
còn có th ể kiểm chứng được tro n g không hiếm ngôn ngữ hiện
đang tổn tại. v í dụ :
1/ T iếng Việt trong quá trìn h tiếp xúc lâu đời với tiẽn g Hán,
đã vay mượn vào vốn từ của m ình m ột khối lượng rấ t 1ỚD các từ
và yếu tố tạo từ cùng với m ột số ản h hưởng khác vể m ặt ngữ
pháp ; như ng không vỉ th ế m à nó thuộc cùng m ột nhóm gán gũi
vẽ cội nguổn với tiếng Hán.
Ớ châu Âu, quan hệ giữa tiếng Anh với tiếng P h áp ; tiếng
R um ani với các ngôn ngữ Slave vã tiến g Hi Lạp, tiến g H ung, người
ta cũng th ẫy nhữ ng tình hình tư ơ ng tự : tiếng Anh vẫn thuộc só
các ngôn ngữ Giecman, còn tiến g Pháp, tiếng Rum ani vẫn thuộc
vễ các ngôn ngữ Roman.
2/ Theo A.G O dricua, người S án Chấy*’) ở Việt N am vốn là
người Dao gốc Quý Châu - T ru n g Quốc, di cư đến Q uảng Đông
rỗi di cư san g Việt N am sống chung với người Tày, Nùng. Tại đây,

(1) Sán Chấy là lên tự nhân của ngưòi C ao Lan vá nguôi Sán Chì.

40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ngôn ngữ cùa họ, tiếng Sán Chấy, là m ột ngôn ngứ pha trộ n gõm
cđ tá n g Dao vãi tiếng Tày Nũng.
N hư vậy, điểm nổi rõ vé m ặt ngôn ngữ trong thòi kr công xã
nguyên thủy, thời kì của các thị tộc, bộ lạc là iuôn luôn diễn ra
quá trin h chia tách và liên minh, tiếp xúc Một m ặt, sự chia tách
làm gia tàng số lượng các ngôn ngữ khác nhau hoặc các phương
ngữ, thổ ngữ khác nhau trong m ột ngôn ngữ ; m ặt khác, sự tiếp
xúc lại dẫn đến tìn h trạ n g gán nhau, và tới một mức nào đó sẽ
dẫn đến pha trộ n ngôn ngữ.
2. Thay th ế chế độ công xã nguyên thủy là chế độ xã hội có
giai cẫp, gán liễn với sự th iết lập nhà nước (trước hết là những
nh à nước cổ đại) theo kiểu nào đó của phương Đông hoặc
phương Tây.
Tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ th ể ở từ ng nơi mà các nhà nước
đó đã được xây dựng bàng nhữ ng cách khác nhau, bởi nhữ ng
nguyên n hân ít nhiều khác nhau. Các nhà nước cổ đại ở Hi Lạp,
La Mã, Ai Cập, Ấn Độ, T ru n g Hoa và vùng Cận Đông !à sản phẩm
của nhữ ng bộ lạc hoặc liên m inh bộ lạc chiến th án g để thống tr ị
các tộc người khác tro n g cộng đổng. Một số nơi khác (rã t có th ể
như nước Văn L ang ở Việt N am thời xưa chảng hạn) lại xây dựng
n h à nưdc trê n cơ sở của m ột Hèn m inh tự nguyện, th iết lập chính
quyền tru n g ương thống n h ất, khà dĩ tậ p tru n g sức m ạnh toàn
cộng đổng đê’ đối phó với thiên tai hoặc các cuộc xâm lăng, thôn
tín h của ngoại nhân.
N hà nước ra đời đòi hỏi tro n g cộng đổng phải có m ột ngôn ngữ
thống n h ấ t làm ngôn ngữ n h à nước. Ngôn ngữ đó có th ể là m ột
ngôn ngữ bản địa của người chiến th á n g như tiếng L atin từ sau
năm 49 truớc công nguyên ở đế quốc La Mã, tiếng Xôngai trong
lãnh thổ của nhà nước Xôngai (à châu Phi) trước đây ; cũng có
thê’ lã ngôn ngữ của bộ lạc làm h ạ t nhân, tru n g tâm cho nhà nước
như tiếng Việt tro n g lãnh thổ nước Văn Lang thòi xưa. M ặt khác,
ở m ột số nơi, cùng với sự hình th àn h nhà nước là quá trìh h x u ất
hiện, xây dựng chữ viết (hoặc !à tự sán g tạo, hoặc là vay mượn
cái biên, hoậc là tiếp th u hẳn một hệ thống của ngoại tộc).
41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Người nám được và sử dụng chữ viết lúc đó chủ yếu là cac trí
thức trong tầ n g lớp thốn g trị, các tâ n g lữ thuộc các tôn giáo hoậc
thương nhân (như ở Cận Đông và vùng Địa T rung Hải), v ì vậy,
trong giai đoạn này ngôn ngữ n h à nước khòng phải ở nơi nào cũng
đổng thòi là ngôn ngữ của to àn dân. Thậm chí, khi nhà nước đâ
đ ạ t tới trìn h độ quản lí tổ chức và tập tru n g cao (như tro n g chế
độ phong kiến vê sau chẳng hạn) thì cái gọi là ngôn ngữ nhã nước,
ngôn ngữ có tín h chính thống thường cũng có nghĩa là ngôn ngữ
viết, phân biệt với ngôn ngữ nhãn dân (là ngôn ngữ dùng trong
giao tiếp rộng rãi hàng ngày) và có khi nó xa cách với ngôn ngữ
n hân dân
Điéu này còn diễn ra cho tận đến lúc ngôn ngữ dãn tộc dẩn
d ân chiẽm ưu th ế tro n g mọi phạm vi giao tiếp cùa cả nước.
Dấu sao thì sự ra đôi cùa nhà nước cũng đã có ản h hường đến
ngôn ngữ Nó là nhân tó vừa đòi hỏi, vừa th ú c đẩy việc ù m kiếm,
xây dựng m ột ngôn ngữ chính thức, thống n h ấ t vé phương diện
quốc gia, dù có đổng thời là ngôn ngữ toàn d ân hay không.
3. N ét nồi bật tro n g thòi kì hỉnh th àn h dân tộc là hình thành
m ột ngôn ngữ dân tộc thống nhất.
D án tộc vốn là m ột phạm trù lịch sử, x u ất hiện vào m ột giai
đoạn n h ất định, vói nhữ ng điều kiện và hoàn cành n h ấ t định
Một tro n g những điêu kiện q uan trọ n g b át buộc, đề bảo đảm
m ột cộng đỗng người hình th àn h m ột dân tộc (ví dụ như điéu kiện
về lãnh thổ, vé kinh tế, vé cấu tạo tâm lí và văn hóa vật chất,
vãn hóa tỉnh thán.,.) là cộng đổng đó phảỉ có m ột ngôn ngử chung.
Tuy nhiên, ngôn ngữ chính thức, thống n h ấ t của nhà nước với
ngôn ngữ thống n h ấ t của dãn tộc không phải bao giờ cũng trù n g
nhau. Tỉnh trạ n g này hiện nay chúng ta vẫn còn quan sá t được ở
n hiễu nước châu Phi tạ i đó, có chiéu ngôn ngữ cùa các dân tộc
bản địa, nhưng ngôn ngữ n h à nước lại là một thứ tiếng châu Âu
nào đó, được phô' biến từ thời thực dân. v í dụ tiếng Anh à N igiêria
tiếng Pháp ở Mali và Ghinê...
Dân tộc được hình thành, làm tà n g cường thêm sự thông n h át
vé nhiều m ật, tro n g đó có thống n h át ngôn ngũ. N hững dị biêt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


của ngón ngữ m ang tính xã hội hoặc lãnh thổ giữa các bộ lạc, bộ
tộc bị triệ t thoái dấn ; còn những n ét chung, thống n hẫt càng
ngày càng được phát hiện, xây dựng và cùng có để thành tài sản
chung của tấ t cả mọi người.
Thông thường, ngôn ngủ dân tộc có thê’ được xây dựng trên cơ
sà của m ột phương ngữ có sẫn (thường là phương ngữ ở vùng
tru n g tâm kinh tế, chính trị, văn hóa trong quan hệ nhà nước)
hoặc xây dung trên cơ sở của các tác động qua lại dẫn đến sự tổng
hòa, có chọn lọc từ các phương ngữ khác nhau v í dụ, có thê’ coi
tiếng Việt với phương ngữ Bác (mà tru n g tâm là hai vùng đổng
bàng sông Hổng, sông Mã) thuộc trường hợp thứ n h ấ t ; còn tiếng
N ga với sự tổng hòa các phương ngữ Bắc Nga và Nam Nga cùng
m ột phấn tiếng Slave cổ, thuộc về trường hợp thứ hai.
Tính thống n h ất cùa ngôn ngữ dân tộc, tuy vậy, vẫn buộc phải
chấp nhận tình trạn g còn tổn tại những phương ngữ địa lí và
phương ngữ xã hội. Đó là sự thực hiển nhiên mà chúng ta hoàn
toàn có th ể quan sát được thống n h ẫ t trong cái đa dạng, và đa
dạng trên m ột căn bản thống nhất. Tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng
Khmer, tiếng Lào, tiếng Thái Lan cũng như tiếng Nga, tiếng Pháp,
tiếng A nh... đéu như thế.
Sự hỉnh thành ngôn ngữ dân tộc thống n h ẫt cũng sẽ thường
dẫn đến việc xây dựng ngôn ngữ văn học (hiểu theo nghĩa rộng,
không phải chỉ là ngôn ngữ tro n g văn học nghệ th u ật) Đó là thứ
ngôn ngữ có quy chế, được tra u dổi dù có chmh thức hay không.
T hật ra, quá trìn h hình th àn h ngôn ngữ dân tộc và xây dựng
ngôn ngữ văn học (của dân tộc) không phải bao giờ cũng đi đôi
với nhau hoặc tiếp lién nhau T rong khi ở Hi Lạp cò' đại, ngôn
ngữ văn học được xây dựng từ rấ t sớm (thế ki III trước Công
nguyên) thỉ trước đây và ngay cả thời gian không xa so với hiện
nay, ở nhiễu nơi người ta dùng hằn m ột ngôn ngữ khác (cùng với
chữ viết của nó) để làm ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nhà nước.
Ngôn ngữ văn học như th ế cũng đồng thời chi có nghỉa là ngôn
ngữ viết. Ngôn ngử đó thường là của những dàn tộc khác có nẽn
văn hóa, văn hoc hết sức rực rỡ. Chảng hạn một số nước châu Âu
43

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


dùng tiếng L atin ; vùng Bác Phi và Tiểu Ấ, một số nước d ing
tiếng A Rập ; còn vùng Lào, Thái Lan, Cam puchia dùng tiến g Pali.
S an sk rit ; Việt Nam dùng tiến g H án.
Khi ngôn ngữ dân tộc dẩn d án khảng định được vai trò và vị
trí cùa m inh, nó cũng sẽ được nhân dân tích cực tra u dổi, làm
cho có quy chế, có chuẩn mực cả ở hình thức nói lẫn hình thức
viết. Do vậy, nó được dùng tro n g mọi lĩnh vực giáo dục, vàn hóa,
vãn học nghệ th u ật, thông tin đại chúng... Từ đây, ngôn ngữ dân
tộc cùa nhân dàn được lựa chọn, được quy chế hóa đ ể trở thành
ngôn ngữ vãn học của dàn tộc m ình.
4 Xem xét diễn tiến của ngôn ngữ loài người nói chung cũng
như của một ngôn ngữ nói riêng, hẩu như người ta hiếm gập
những trư ờ ng hợp biến đổi và p h át triể n đơn tuyến. N hững điêu
trìn h bày trê n đây, quả thực đã có phẩn đơn giàn hóa vẩn đẽ đi
rất nhiều đ ế cho phù hợp với mục đích của chúng ta chì quan
sát nhữ ng đường hướng khái q u át và giản luợc n h ấ t m à thôi
Dù sao thì ngôn ngữ cũng không bao giờ không biến đổi. Chỉ
có điéu, khi khào sát diễn tiến của b ất kì ngôn ngữ nào cũng vậy,
cẩn lưu ý rà n g :
a) Nó không p hát triể n , biến đổi theo phương thức đột biẽn và
cách m ạng, m ặc dù luôn luôn biến đổi không ngừng.
b) T rong các quá trỉn h biến đổi, do n hữ ng tác động ản h hưởng
nhiếu chiéu, nhiều kiểu của nhiều nhân tố tro n g và ngoài ngôn
ngữ, th ì ba m ật : ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp của nó vẫn không
biến đổi đổng đéu như nhau. Đ ể thực hiện được chức n ăng làm
cõng cụ giao tiẽp và phản ánh, bảo đảm cho mọi người sử dụng
có th ể h iểu được nhau, m ật từ vựng cùa ngôn ngữ bao giờ cũng
thay đổi n hanh nhạy n h ấ t, m ặt ngũ âm biến đổi chậm hơn rá t
nhiéu so với từ vựng, còn ngữ pháp là bộ phận biến đồi chậm n hát
và Ít nhiéu nó m ang tín h cách của m ột nhân tố, m ột th àn b phán
bảo thủ.
Đối với việc nghiên cứu quá trìn h p h át triế n lịch sử của ngôn
ngữ nói chung hay từ ng m ật, từ n g bộ phận của nó nói riêng, n h ân
thức đó là m ột tro n g nhữ ng điêu rá t có ý nghỉa và cấn th iét
44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương IV

PHÂN LOẠI CẢC NGÔN NGỮ

I. CÁC NGÔN NGỮ TRỂN THẾ GIỚI


VÀ C ơ SỞ PHÂN LOẠI

1 H iện nay chưa có m ột ngôn ngữ chung cho tấ t cả mọi người


trê n trá i đất, m à chỉ có nhữ ng ngôn ngữ riêng, cụ th ể của mỗi
dân tộc, mỗi cộng đồng người.
Theo thống kê mới đây, trê n th ế giới có khoảng 5.650 ngôn
ngữ. Tuy nhiên, con số này chưa phải là tuyệt đối chính xác, vì
nó còn liên quan đến tiêu chí : th ế nào là m ột ngôn ngữ độc lập.
T rong số ngón ngữ vừa nêu, có khoảng 1400 "ngôn ngữ” chưa phải
là nhữ ng ngôn ngữ độc lập hoặc đang có nguy cơ bị tiêu biến.
Vê m ật độ phân bố, số lượng ngôn ngữ ở mỗi khu vực trên trái
đất, cũng như số người sử dụng mỗi ngôn ngữ, rấ t không đồng
đéu. Chảng hạn, chỉ riên g khu vực rừng núi Dóng Nam Ấ đã có
tới 180 ngôn ngữ khác nhau (có th ể nói đó là một m ật độ rẫ t
dày), ở châu ú c, khoảng 250 ngôn ngữ chỉ có khoảng hơn 40.000
người sử dụng.
T rong xu th ế ngày càng mở rộng quan hệ giữa các dán tộc, các
quốc gia từ trước đến nay và từ nay về sau, việc dạy và học tiếng
luôn luôn đống hành với nhữ ng việc thuôc loại phải đi trước một
bước. M ặt khác, nghiên cứu lịch sử m ột dân tộc cũng không th ể
tách rời tịch sử ngôn ngữ cùa dân tộc đó. Bởi vậy, ngôn ngữ học
đã lưu tâm nghiên cứu, so sánh, phân loại các ngôn ngữ để giúp
tỉm ra những con đường tối ưu cho công việc đó.
2. Việc phân loại các ngôn ngữ có th ế dựa vào những tiêu chí
bẽn ngoài chúng như số lượng người nói, chủng tộc, ranh giới
địa lí. . T hế nhưng, nhữ ng cách làm đó ngay từ đẩu đã bộc lộ sự
thiếu nghiêm chình, thiếu khoa học và không đem lại lợi ích gi.
45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Vì vậy, người ta phải dựa vào những tiêu chí ỏ ngay trong bản
thân ngôn ngữ.
3. Khi phân loại các ngôn ngữ, người ta buộc phải so sánh
chúng với nhau, bởi vì "chúng ta nhận thức m ọi đièu trong thế
giói này, không có con dường nào khác là thông qua so sánh"
(K.D, Usinxkij).
N hững phương pháp cơ bàn thường được áp dụng trong so sánh
ngôn ngữ là
3.a. Phương pháp so sánh lịch sử. Phương pháp này chủ yếu
áp dụng cho nghiên cứu, phân loại các ngôn ngữ theo cội nguón.
Mục đích của nó là ph át hiện những n ét phàn ành quan hệ thân
thuộc, gấn gũi vẽ nguổn góc giữa các ngôn ngữ để quy chúng vào
những phổ hệ ngôn ngữ cụ thê’ khác nhau.
3.b. Phuang pháp so sánh loại hình. Phương pháp n ày chủ yếu
áp dụng cho nghiên cứu, phân loại các ngón ngữ theo loại hình.
Mục đích chính của nó là nghiên cứu n hữ ng đặc trư n g của các
loại hình ngôn ngữ và nghiên cứu nhữ ng đặc trư n g vễ m ặt loại
hình của các ngôn ngữ, để quy các ngôn ngữ cụ th ể vào những
loại hình khác nhau.
3.C. Phương pháp so sánh đối chiếu.Phương pháp này áp dụng
cho việc đổi chiẽu các ngôn ngữ khác nhau, b ấ t kể chúng có quan
hệ nào vé m ật cội nguồn hoậc loại h ỉn h hay không. Nó không
nhằm p hát hiện quan hệ cội nguổn hay sự tương đồng vé loại hình
giữa các ngôn ngữ đó ; m à nhầm vào m ục đích p h á t hiện những
tưong đông uà khác biệt chù yếu trẽn diên đòng dại ỏ m ột hay
nhièu bình diện, bộ p h ậ n của các ngôn ngũ đó.
Ví dụ, người ta có th ể đối chiếu ngay tiếng Anh ỏ nước Anh
với tiếng Anh ở H oa Ki và th ấy ràn g có nhiéu dị biệt tro n g việc
dùng giới từ. Không phải là ít trườ ng hợp, khi người Anh dùng
giới từ in thỉ người Mỉ lại dùng 071
in the street on the Street
in the train... on the train...
Về từ vựng ngữ nghĩa cũng vậy Cũng là tiến g Anh cả, nhưng
nếu người Anh dùng subw ay với nghĩa là "đường ngấm dành riêng
46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


cho người đi bộ” th ì người MI lại dùng nó với nghĩa là "đường XP
điện ngẩm". T rong khi đó, đ ể chí "đường xe điện n g ẩm ' ngưỉri Anh
dùng từ underground hoặc tube. Cùng là cái via hè, người Anh
gọi là pavem ent, còn ngudí Mĩ lại gọi là sidewalk.
Đối với phương pháp so sánh đổi chiếu, cần chú ý phân biệt
ngôn ngữ là đối tượng ngbiẽn cứu (A) với ngôn ngữ là phương
tiện nghiên cứu (B). N ếu A là đềi* tượng nghiên cứu th ì B chỉ là
cái đưa ra đổi sánh với A để làm sán g tỏ những điêu m à người
nghiên cứu cẩn quan tâm trong A m à thôi. Chảng hạn, người ta
có th ể đói chiếu hệ thống ngữ âm tiếng Việt với m ột hệ thống ngữ
âm X nào đó để dạy tiếng Việt cho người dùng tiếng X là ngôn
ngữ m ẹ đẻ ; hoặc có th ể đối chiếu nhữ ng vấn để 'ngữ pháp nhu
thời g ian của thời, các ý nghỉa của các th ể., trong tiếng Anh, tiếng
N ga với tiếng Việt, để góp p h án dạy tiếng Anh, tiến g Nga cho
người Việt được tố t hơn.

II. PHÂN LOẠI CẤC NGÔN NGỮ THEO CỘI NGUỒN

1. T ié n d é c h o c á c h p h â n lo ại n à y
Việc phân loại các ngôn ngữ theo cội nguổn dựa trên những
tiên để chính sau đây :
l.a . T rong lịch sử, có nhữ ng ngôn ngữ m à vỉ m ột lí do nào đó
dã bị chia tách ra th àn h nhiễu ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị
chia tách đó thường được gọi là ngôn ngữ m ẹ hay ngôn ngữ ca sá.
N hư vậy, vễ nguyên tác, có th ể tỉm tòi ngược dòng thời gian lịch
sử của nhữ ng ngôn ngữ được giả định là vốn cùng "sinh r a ” từ
m ột ngôn ngữ mẹ, để quy chúng vào nhữ ng nhóm, nhữ ng chi,
nhữ ng ngành, nhữ ng dòng... khác nhau, tùy theo mức độ quan hệ
th â n thuộc nhiêu hay ít
Ví dụ, các ngôn ngữ q uanh sa mạc S ah ara thuộc họ ngôn ngữ ■
Sêm it hiện nay, là kết quả của sự chia tách m ột ngôn ngữ chung
từ thời xa xưa. Còn ỏ Việt N am , có th ể quy tiếng Việt và tiếng
Mường vào m ột nhóm gọi là nhổm các ngôn ngữ Việt Mường
cùng với các tiếng như tiến g Chứt, tiếng Nguổn...
l.b . Ba m ặt : ngữ âm , từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ và các
tiểu hệ thống cùa nó biến đổi không đổng đễu, co' những m ặt
47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


những yẽu tố, những bộ phận được bảo toàn rấ t lâu dài ; nhưng
cũng có những yếu tố, những bộ phận đã biến đổi với nhùng múc
độ khác nhau. "Hầu nhu trong mỗi từ hoặc mỗi hình thứ c cùa từ
lúc nào cũng có m ột cái gì đó mới và m ột cái gì đó cũ".
1 C. Sự biến đổi ngữ âm (điễu cấn tỉm kiếm đấu tiên tro n g khi
nghiên cứu quan hệ cội nguỗn của ngôn ngữ) không phải là những
biến dổi hỗn loạn m à thưòng có lí do, có quy lu ật và theo hệ thống.
Vi dụ tiếng Việt cổ có âm (ml) ; hiện nay ô tấ t cả mọi trườ ng hợp,
âm này đã biến đổi th àn h âm (nh) ở Bác Bộ và ầm (l) ờ Bác Trung
Bô, Nam Bộ. Hãy so sánh :
m lài nhài lời
m lã nhỡ lõ
m lài nhài (quạt) lài
m lát nh á t (chém) lá t
l.đ. Tién đề quan trọ n g n h ấ t là tín h võ đoán tro n g quan hệ
ngũ âm với ý nghĩa. Chẳng hạn giữa khái niệm "cây" và âm 'CÂY'
trong tiếng Việt không hé có mói quan hệ tự nhiên nào quy định
lẫn nhau. Vỉ vậy, nếu hai, ba ngôn ngữ m à không có quan hệ gi
với nhau vé cội nguổn th ì đ ế gọi tên cùng m ột vật, hiện tượng,
chúng thường có nhữ ng từ khác nhau. (Từ tree của tiếng Anh với
từ căy của tiếng Việt là như vậy).

Bởi thế, ta có quyén giả định rà n g : nhữ ng từ gẩn gũi nhau vé


âm thanh, có liên q uan hoặc gắn bó với n hau ở ý nghĩa thường
luôn luôn b át nguổn từ cùng m ột gốc nào đổ. Có th ể đưầ ra một
số ví dụ tro n g các tiến g Việt, Mường, C hứt, Môn, K hm er để so
sánh như sau :

V iệ t M ường C hứt M ôn K hm er
m ột mộc môch m ual m uôi
ba pa pa pi băy
nước d ak đak dak tu k
tay thai si tai dăy
đàu tlôk kulôk kduk kbal
tóc thak usuk sok so f
48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2. K hi so s á n h c á c n g ô n n g ữ c â n p h ả i ỉư u ý n h ữ n g gi.
Nếu không th ận trọng giữa các sự kiện ngôn ngữ đưa ra đê’ so
sán h có th ể chúng ta dễ mắc phài sai lám vì bị chúng đánh lừa ở
cái vẻ giống nhau hoặc khác nhau bề ngoài Bởi th ế khi so sánh,
cẩn phải luôn luôn để ý tới những điểm sau đây :
2.a Việc so sánh được tiến hành không th ể chỉ căn cứ vào riêng
m ột m ật ngữ âm hay ngữ pháp, vỉ
a .l. N hững đặc điểm tro n g cơ cấu ngữ âm hay ngữ pháp của
các ngôn ngữ, mặc dù nhiều nhưng cũng chỉ là hữu hạn. Do đó,
có th ể có những đặc điểm , hiện tượng cũng hiện diện trong nhiêu
ngôn ngữ khác nhau m à chắc chán nhữ ng ngôn ngữ đó lại không
có quan hệ gì với nhau vé m ặt cội nguốn. Như V. B.Kasevich cho
biết chảng hạn, nhiễu ngôn ngữ ở Đông N am Ấ và Tây Phí đêu có
th an h điệu ị và thậm chí chúng còn có cả những điểm giống nhau
đến kỉ lạ vể ngữ pháp ; như ng rõ ràn g là không có lí do gỉ đề
khảng định ràng chúng có quan hệ họ hàng (cội nguỗn) vói nhau.
a.2. Đôi khi ngược lại, có nhữ ng ngôn ngữ chấc chắn có quan
hệ họ hàng với nhau, như ng tro n g cấu trú c cùa chúng lại có những
khác biệt rẫ t đáng kế. So sánh tiếng Nga, tiến g B ungari, tiếng
Asam và tiếng H inđu, người ta thấy tiếng B ungari và tiếng As am
có tín h phân tlch trội hơn tiẽng Nga và tiếng H inđu mặc dù tiếng
Nga vôi tiếng B ungari, tiến g H inđu với tiếng Asam, từ n g đôi một
có quan hệ thân thuôc, cội nguồn.
2.b. Các từ cảm th án , từ tượng th an h , từ trù n g âm ngẫu nhiên
(thường là rất ít, ví dụ động từ cát trong tiếng Việt và cut trong
tiến g Anh ; từ m ata tro n g tiếng Mă Lai với từ m ati trong tiếng
H i Lạp đếu có nghĩa là "m ắt”...) ; từ vay mượn (ngôn ngữ nào cũng
có) đêu phài gạt ra ngoài, khi tiến hành công việc khảo sát ở đây.
Chúng không có giá trị làm cãn cứ cho các đánh giá và kết luận
Nếu dựa vào chúng, người nghiên cứu sẽ bị dẫn vào những kết
luận sai lạc hết sức nguy hại ; thậm chí thiếu đúng đán.
2.C. N ghiên cứu cội nguồn ngôn ngữ phải chú ý trước hết tới
vốn từ cơ bản. Dó là bộ phận từ vựng bén vững nhất, có lịch sử
xà xưa nhât, được mọi người, mọi nơi, vào mọi lú c đều có thè’ sử
49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


dụng (Ví dụ các từ chi số đếm, chi bộ phận th ân thể, chi hành
động cơ bản của con người, chì quan hệ gia đình, chi các hiên
tượng tự nhiên, chi những sự vật th iế t yếu tro n g đời sống con
người...). Vì thế, điéu quan trọ n g là chúng có th ể bảo lưu được,
hoặc phàn ánh được những yếu tố, những đặc điểm chác chấn là
cổ xưa.
2.d. Các sự kiện đưa ra lãm cứ liệu so sán h không đòi hỏi phải
giống nhau hoàn toàn vẽ mọi m ặt (nhiêu khi sự gióng nhau hoàn
toàn lại không có ích gì, vì chảng nói lên được cái gi cả). Cái mà
người nghiên cứu phải tìm tòi ở đây là khảo sá t xem chúng (các
ngốn ngữ) có những tương ứng với nhau tro n g h àng loạt trường
hợp hay không Chính các th ế tương ứng đó lại là nhữ ng chứng
cứ rõ ràng nhất, tốt n h ấ t vé quan hệ họ hàng giữa các ngôn ngữ.
Ví dụ, âm đẩu /2f/ và /ft/ cùa tiếng Việt tương ứng với âm đấu /k
và /tl/ cùa tiếng Mường trong hàng loạt từ sau đây, là rấ t giá tri
V iệ t ễà gạo góc gái.
M ư ờ ng ka kău kôk kấy
V iệt trứng trèo trả tre..
M ư ờ ng tlâng tleo tlả tle
2.e. Khi xác lập được những dãy sự kiện tro n g hai ngõn ngữ
và chứng minh được rằn g những dăy đó có q uan hệ nguổn gốc vối
nhau, thì điẽu này vẫn chưa đủ đế nói là hai ngôn ngữ có quan
hệ họ hàng T a phải luôn luôn cảnh giác ở chỗ này vì dễ bị
nhầm lẫn.

H àng loạt từ gổc H án tro n g tiẽng Việt khi so với tiếng Hán là
như vậy. Chúng có m ặt tro n g tiếng Việt là do vay mượn, tiếp xúc
chứ không phải do tiếng H án với tiếng Việt là có cùng m ột cội
nguồn. Ví dụ cận-gần; k ín h -g u a n g ; ca n -g a n ; kiếm -gươm ;
kíp -g ấ p ...

3. Đ ể so s á n h v à p h â n lo ạ i n g ô n n g ữ th e o n g u ố n g ố c th ì
p h ả i làm n h ữ n g gì
Có r ấ t nhíéu việc phải làm, m à những công việc đó đòi hòi phài
có sự t f mỉ, th ận trọng cán thiết, trên đại th ể , có th ể quy vé ba
việc quan trọ n g n hất, ứng với ba bước sau đây
50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


3 a Chọn sự kiện (cái đưa ra để so sánh) và lập thành những
dãy tưong ứng với nhau. Cái được đưa ra đế lập thành các dây
tương ứng đó phải là từ hoặc hình vị ; bài vì đây là những đơn vị
tối th iểu , được xét ở cà hai m ặt ý nghĩa và âm thanh.
Điểu quan trọng n h á t là phải xem xét những tương ứng tim
được, có hiện diện đẽu đận trong hàng loạt trường hợp hay không.
Ví dụ -N gười ta đã phát hiện các tương ứng phụ âm 161 và /d/ ;
/tw / và /tsv/ ; /p/ và /pf/... giữa tiếng Anh và tiếng Đức qua các
dãy từ như
A n h : thick, thing, bathy.. twice, twelve, twenty,...
D ứ c : die, ding, bad,...zw eim an, zwölf, zwanzig,...
Khi so sánh các loại từ có ãm đầu /k/ hoặc /tl/ của tiếng
Mường với hàng loạt từ có âm đáu lỉl hoặc /Ệ/ trong tiếng Việt
người ta kết luận được ràn g tiếng Mường và tiếng Việt có tương
ứng /kV và /tl/ - tbl
Cấn lưu ý một tỉn h hình đặc biệt là : hiện tượng vay mượn từ
giữa các ngón ngữ thì rấ t hay gặp ; nhưng vay mượn một hình
thức ngữ pháp thi cực kì hiếm hoi. Vì thế, nếu tìm được nhũng
tương ứng thuộc lĩnh vực ngũ pháp (hinh th ái học) giữa hai ngôn
ngủ, thì sự tương ứng đó rấ t có giá trị. Chẳng hạn, so sánh hệ
hình thái tiếng Anh với tiến g Đức, ta thãy rõ là có những tương
ứng đẽu đặn sau đây :
T iế n g A n h T iế n g Đ ức
sin g -sa n g -su n g sin g -sa n g -g esu n g en
d r in k -d r a n k -d r u n k tr in k -tr a n k -getru nken
sin k -s a n k -s u n k s in k -s a n k - gesunken

HI - I x l - I A / lil - /a/ - /u/


sm a ll-sm a lle r-sm a llest k le in -klein er-klein ste
q uick-q u icker-q u ickest schnell-schneller-schnellste
rich -rich er-rich est reich-reicher-reichste

<p er est Ộ - er ste

51

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


i b Xác định niên đại và phục nguyên.
b 1. Sau khi lập được nhữ ng th ê tương ứng của các yếu tô. các
dạng, người ta tiến tới xác định xem dạng nào cổ hơn dạng nào ;
hay là cà hai cũng bát nguón từ m ột d ạng thứ ba cổ hơn. Có lảm
như th ế mới tá i lập được dạng cổ của chúng. Mỗi d ạng được xác
định là cổ hơn và vừa tá i lập được, phương pháp so sán h lịch sử
gọi là một nguyên hình ; và khi ghi chúng lên m ặt giấy, ngưdi ta
thường đánh một dẫu (*) ở đảng trước v í dụ : ’taner, *bl, 'kl, *kr...
Thực ra, phục nguyên các nguyên hình là các công việc tốn
nhiẽu công sức n h ấ t và đòi hỏi phải ti mi. T a có th ể quan sát quá
trìn h phục nguyên Ấn Âu của số từ bày q u a các từ tương ứng
cùa tiếng H i Lạp, L atin và S an sk rit ; để có m ột hình dung sơ qua
vé sự phức tạp đẩy thú vị của nó.
1 + Trước hết, nhìn vào các từ tương ứng ta th ấy dạng của
chúng như sau :
S a n s k r it : Sapta
Hi L ạ p : hepta
L a tin Septem.
Lập bảng đói chiếu th àn h phán àm th a n h các từ và theo nguyên
tá c số đông ta được :
s u p t ã
h e p t a
s e p t e m
N hìn theo cột dọc, sô đông sẽ cho phép ta phục nguyên được
dạng cô’ của chúng là 'S ep ta.
2 + Bây giờ ta xem x ét các khả n ăn g biến đổi âm vị học có cho
phép ta phục nguyên được như th ế hay không.
/s/ /h/ (+)
/a/ — /e/ (+)
/e/ — /a/ (+)
M - /m / (-)
T rên thực tế, không th ể có khả năng ở dạng gốc có àm cuỗi
zero, rối vẽ sau zero biến đổi th àn h /m/. Vậy chi có th ể nghi tới
khả n ăng vốn xưa nó có /m / rối ãm này bị rụ n g đi. Vỉ th ế dạng
phục nguyên cẩn sửa lại là 'S eptam
52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


3 + Cuối cùng, ta phài kiếm tra xem những biến đổi đượr t . 1
giá định là như th ế . , như th ế có phù hợp hay không với nhùng
biến đổi m ẫu mực, đã được khảng định là chấc chán có trong các
ngôn ngù đó.
/s/ Ấn Ậu /b/ Hi Lạp (+)
/e/ Ấn Âu /a/ Sanskrit (+)
/a/ Ấn Âu Latin (+)
/m / Ấn Âu S anskrit (-)
Hi Lạp (-)
Người ta thường thấy tiếng Hi Lạp và S anskrit thưòng không
có hiện tượng rụng /m / ở cuối từ. Vậy cái dạng vừa được sửa chữa
'S ep tam là không chấp nhận được. Tuy nhiên, nhìn rộng hơn,
người ta đã phát hiện ra hiện tượng /a/ trong tiếng Hi Lạp và
S an sk rit đôi khi lại có nguốn gốc từ âm /m / Ấn Âu m à ra. Đó là
m ột âm m ang tính ch ất nửa nguyên âm, nửa phụ âm , và chính
nó đâ biến th àn h /em / tro n g tiến g Latin. Đến đây, th ế là rõ. Dạng
tái lập (phục nguyên) cuối cùng phải là 'Septem .
b.2. Từ chỗ phục nguyên được dạng cổ, so sán h với các dạng
có sau, ta mới vạch ra được các sự kiện ngôn ngữ đã diễn biến
trong lịch sử nhu th ế nào. M ật khác, lại phải có gắng phục nguyên
được càng nhiễu sự kiện ngôn ngữ và càng toàn diện ở các m ặt
của cãu trú c ngôn ngữ càng tố t ; đẽ’ tiến tới mục tiêu lí tưởng là
phục nguyên được cấu trú c hoàn chinh của ngôn ngữ mẹ (ngôn
ngữ nguyên sơ) ban đáu
3.C. Càn cứ vào kết qu ả của hai bước làm việc trên đây và cân
nhác tới nhiếu phương diện khác bàng những phương pháp và thù
tục cụ th ể (nhiêu khi r ấ t phức tạp) người ta mới xác định được
mức độ th ân thuộc nhiéu hay ít giữa các ngôn ngữ, để làm một
việc có th ế coi là cuối cùng trong nghiên cứu cội nguỗn, ià quy
chúng vào nhóm nào tro n g các chi (nhánh) thuộc ngành và dòng
nào tro n g các ngữ hệ (họ ngôn ngũ)
Một ngữ hệ thư òng được biểu diễn dưới dạng sơ đồ hình cây
và được gọi là cây ngữ hệ hoặc cây ngữ tộc. Chảng hạn, người ta
đã dựng cây ngũ hệ Ấn Áu ; hoặc M Ferlus đã dựng cây ngữ hệ
cùa ngữ hệ N am phương như sau
5:3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


(Dòng) N am Thái — (N gành) N am đảo
(A ustronesilen)

__N gành (Daik (Daique)

3 L.
Chịú ảnh hưởng cùa
các ngôn ngữ N am Á
Chịu ảnh hưởng của
tiếng H ấn

(Dòng)
N am Ấ

_Aslien
— Môn
K hm er - Mường
- P ear (Bắc)
-B an a
Môn — • K atu Mường
K hm er ■Việt Mường — (Trung
■K ham ú N am )
- Palong Mường
"K hasi (Úy 16)
• Các ngôn ngữ Poong,
khác (Mang, Thổ
M rabri) Chứt
(.nhiều ngón
ngữ)
■ P a k a tan ,
P hô n -so u n g
T hà vựng

54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


4, K ết q u ả p h â n lo ại.
Kết quả của việc phân loại các ngôn ngữ theo cội nguôn cho ta
các ngữ hệ T rong mỗi ngữ hệ lại phân chia ra các dòng. Từ các
dòng, chia ra các ngành, rói các ngành chia ra các chi nhánh Mỗi
chi (nhánh) lại còn có th ế chia ra các nhóm gốm những ngôn ngữ
cụ thể.
H iện nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiéu ngữ hệ
mà tro n g số đó, có những ngữ hệ lớn thường hay được nhác
đến như
4.1. Ngữ hệ Ấn Âu Ngữ hệ này gốm những dòng chính như :
dòng An Độ, dòng Iran , dòng Bantíc, dòng Slave, dòng G erm an,
dòng Roman, dòng Hi Lạp, Anbani..
Tiếng Nga, Ba Lan, Chec, Slovac, Bungari.,, thuộc dòng Slave
Tiếng Anh, Đức, H à Lan... thuộc dòng G erm an. Tiếng L atin, Italia,
Pháp, Tây Ban N ha, Bổ Dào N ha, Rum ani... thuộc dòng Roman
4.2. Ngữ hệ Sêm ít có các đòng chính như dòng Sêm ít, dòng
Ai Cập, dòng Kusit, dòng Becbe, dòng S át-H am ít.
4.3. Ngữ hệ Thô’ (Nhĩ Kì) gốm các ngôn ngữ như • Thổ Nhỉ Kì,
Kiếcghiđí, T ácta, Azecbaizan..
4.4. Ngữ hệ H án T ạn g có các dòng chính như : dòng H án,
dòng T ạ n g - Miến...
4.5. Ngữ hệ N am phương gồm các dòng chính như i dòng Nam
Thái (A ustro Thái), dòng N am Ấ (A ustroasiatique) T rong dòng
Nam Á có các ngành : N ahali, Munđa, Nicôba và Môn - Khmer.
Theo M. Ferlus và m ột số n h à nghiên cứu khác trong và ngoài
Việt N am , tiến g Viêt. tiếng Mường nàm tro n g nhóm Việt - Mường,
ngành Môn - K hm er thuộc dòng Nam Ấ cùng với các nhóm ngôn
ngữ Ba Na, Kha Mú, Ka Tu. Khnier.. trong ngữ hệ Nam phương
(A ustrique).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


II PHÂN LOẠI NGÔN NGỮ THEO LOẠI HÌNH

1. P h ư ơ n g p h á p v à m ụ c d ic h
Mỗi cách phân loại ngôn ngữ dùng m ột phương pháp so sánh
khác nhau P hân loại theo cội nguỗn thì như trên đã nói dùng
phương pháp so sánh lịch sử làm căn bản, đê’ tìm cội nguồn và
quan hệ cội nguổn của các ngôn ngữ
N ghiên cứu phân ioại các ngôn ngử theo loại hình thì dùng
phương pháp so sánh loại hình. Từ đây đã hình th àn h bộ môn loại
hỉnh học. Một trong những mục đích quan trọ n g ở đây là xác định
các kiểu loại hình (typs) ngôn ngữ dựa trên nhữ ng dẫu hiệu cãu
trú c cơ bàn của chúng, rổi phân loại, sáp xếp các ngôn ngừ vào
các loại hình ấy.
Một "loại hình ngôn ngữ" thường được biểu hiện là m ột cái mẫu
trừ u tượng, tro n g đó bao gốm m ột hệ thống các đặc điếm có liên
quan vối nhau, chi phối lẫn nhau, cái này đòi hòi phải có cái kia
hoặc giả định sự vắng m ặt của cái kia. .. (Ví dụ, nếu m ột loại hình
ngôn ngũ nào đó có phạm trù cách hoăc giống th ì người ta suy ra
được rằn g th ế nào nó cũng có phạm trù só)
Muốn xác định loại hình và phân loại theo loại hình, nguôi ta
phài áp dụng các thủ pháp làm việc của loại hình học, phân tích
so sánh các sự kiện đê' phát hiện sự d ằng cấu (isomorphism ) trong
các ngôn ngữ.
Nếu so với nghiên cứu ngôn ngữ khu vực và sự tiếp xúc ngốn
ngữ th ì rõ ràn g là so sánh loại hinh có những yêu cẩu riêng
Nghiên cứu ngôn ngữ khu vực và sự tiẽp xúc ngôn ngữ áp dụng
phương pháp so sánh vừa có nét giống với so sánh lịch sử, lại vừa
có n ét giống với so sánh loại hỉnh. Mục đích cùa nó không thuắn
túy chi là di tìm quan hệ nguổn gốc hay quan hệ đẳng cãu vẽ mặt
loại hình. Nó đi tìm kiếm và p hát hiện sự giống nhau cũng nbư
những xu th ế phát triể n gặp nhau giữa các ngôn ngữ tro n g vùng
nhờ sự tiếp xúc văn hóa hoặc vị trí gán nhau giữa các dân tộc
tro n g khu vực.
2. K ế t q u ả p h â n lo ạ i
H iện nay, b ảng phân loại các ngôn ngữ gồm bốn loại hmh . loại
hình hòa kết, chắp dính, đơn lập, đa tổng hợp ; đã được đa sổ các
nhà nghiên cứu chẫp nhận
56

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2.1. Loại hình ngõn ngữ hòa két (ßexional)
Loại hình ngôn ngữ này có một tên gọi khác nữa, cũng tương
đối phổ biến là loại hỉnh k huất chiết Nó bao gốm chủ yếu các
ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn Âu, ngữ hệ Sêm ít và một só ngôn ngữ
ở châu Phi.
Loại hình này th ể hiện ba đặc trư n g cơ bản sau đây :
-aL T ro n g hoạt động ngôn ngữ, từ có biến đổi hình thái, tức là
từ nọ đòi hỏi từ kia sự hợp dạng Điêu này cũng có nghĩa rằng, ở
đây, ý nghỉa ngữ pháp cùa từ, các quan hệ ngữ pháp cùa từ, được
th ể hiện ngay tro n g bàn th ân từ v í dụ một câu tiếng Nga
}ỉ HUTato Hoeyio KHuzy.
H ình thái HUTato của động từ HUTarb là đê’ phù hợp với (hợp
dạng với) ngôi, số cùa chủ ngữ íl.
H ình thái KHUzy của d anh từ KHUia !à để phù hợp với đòi hỏi
cùa động từ, th ể hiện ý nghĩa bổ ngữ, cách bốn, số ít, gióng cái
^Các biến đổi i- m e ; h e -h im , theỵ-them ...
w o rk-w o rked ; play-played...
trong tiếng Anh, cũng để phục vụ cho yêu cấu hợp dạng như vậy
Ngoài sự biến đổi bằng các biến tố ở cuối từ cho hợp dạng, các
ngôn ngữ hòa kết còn có nhiều hiện tượng được gọi lã "biến tó
bên trong" cũng với mục đích như vừa nêu trên . Chẳng hạn có
th ể kể ra :
- Biến đối số ít - số nhiéu của danh từ
m a n - m en ; goose geese... (tiếng Anh)
d p y ỉ- dpy3bsi ; HeJioeeK—juodbu (tiếng Nga)
- Biến đối thời hiện tại - quá khứ của động từ
take -to o k ; see- saw... (tiếng Anh)
sing sang, trin k -tra n k.... (tiếng Dức)
- Biến đổi th ể hoàn th àn h - th ề chưa hoàn thành
u36eiaTb~ u3Õ exaTb ; ẽecarb ~ G exarb (tiếng Nga)
b) Sự đồi lập cãn tó - phụ tó tro n g các ngôn ngữ hòa kết !à
rấ t rõ rệt. M ật khác, chúng được kết hợp với nhau rấ t chặt đến
nỗi càn tố cùng không th ể đứng m ột m ình, m à chỉ tổn tại và hoạt
57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


đông được khi đi kèm với phụ tố m ang những ý nghỉa ngữ pháp
nh ẫt định. Ngược lại, phụ tó lại cũng chi th ể hiện được các ý nghĩa
ngữ pháp (m ột cách xác định) khi chúng kết hợp với cân tổ. Vi
dụ trong tiếng Nga, cãn tố pyK- phải đúng trong kết hợp với
phụ tố - a (hoặc -e - y- UM! và ngược !ại các phụ tổ đó cũng phải
trong kết hợp với cãn tổ p y K để cho các hình thái : pyKa, pyKe,
pyKOM... thì chúng mới tốn tại và hoạt động được.
c) T rong các ngôn ngữ thuộc loại hình hòa kết, một ý nghỉa
ngữ pháp cđ thể được biểu hiện bàng nhiêu phụ tổ ; và ngưọc lại,
nhiều ý nghĩa ngữ pháp có thê’ được biểu diễn đổng thời bằng một
phụ tố. Tức là ở đày, sự tương ứng giữa phụ tố với ý nghỉa ngữ
pháp không phài là m ột đối m ột m ột cách chặt chẽ.
Chẳng hạn, phụ tố a trong từ pyKa trên kia, chi m ột mình nó
đã đổng thời biểu diễn các ý nghĩa : cách một, só ít, giống cái cùa
danh từ : Còn ý nghĩa giống cái có th ể được biểu diễn bằng a trong
pyKa (cách 1, số ít) bàng y trong pyKy (cách 4 sổ ít), bàng oũ trong
pyKoũ(cách 5 số ít)
Khi nghiẽĩi cứu các ngôn ngữ hòa kết, người ta còn chia chúng
thành hai nhóm (hai tiể u ¡oại hình) gọi là nhóm các ngôn ngữ hòa
kết phân tích và nhđm các ngôn ngữ hòa kết tổng hợp.
Các ngôn ngữ hòa kết phân tích (điền hình là tiếng Anh ; và
tro n g chừng mực đáng kể, kể cả tiếng Pháp nữa) giảm bớt sự biến
đổi hỉnh thái cùa từ và tâ n g cường sử dụng từ hư, tr ậ t tự từ, ngủ
điệu... để diễn đạt các q uan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp.
Nói cách khác, chúng gia tă n g các phương tiện bên ngoài từ đế
th ể hiện các ý nghĩa đó.
Ví dụ 1. Dùng từ hư tro n g tiếng Pháp, tiếng Anh :
l ’a m i-le s am i ; la m aison les m aisons... (tiếng Pháp)
shall, w ill + V (động từ)... (tiếng Anh)
Ví dụ 2 Dùng tr ậ t tự từ tro n g tiếng Pháp, tiếng Anh
papier de décor - décor de papier... (tiếng Pháp I
tap w ater - water tap ; garden flow er — flowergarden...
(tiếng Anh)
Ví dụ 3. D ùng ngữ điệu tro n g tiếng Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


any

- D on't give it to body

(Đừng đưa cái đó cho ai cả)


- D on’t any

\ give it to \ b o d y

(Dừng đưa cái đó cho tấ t cả mọi người - ngụ ý ràn g chỉ đưa
cho m ột vài người thôi).
Các ngôn ngữ hòa kết tổng hợp, ngược lại, m ang đầy đủ ba đậc
trư n g loại hình cơ bản nêu trẽn ; và tả n g cường tính tổng hợp với
tã t cả sức m ạnh và sự nổi trội của chúng.
N hóm các ngôn ngữ hòa kết tổng hợp bao gổm các ngôn ngử
dòng Slave nói chung, cùng với tiếng Đức, tiếng Latin, tiếng Hi
Lạp cố, tiến g S anskrit, nhiéu ngôn ngữ dòng Roman (trừ tiếng
Anh, tiến g Pháp), các ngôn ngữ họ Sêm ít như tiếng Arập, tiếng
Do .Thái cổ... Đ iến hình n h ấ t cho nhóm ngôn ngũ này mà chứng
ta quen biết là tiếng Nga.
2.2. Loại h ìn h ngôn ngữ cháp d ín h (agglutinate)
Nếu tro n g m ột ngôn ngữ có hiện tượng cứ nối tiếp thêm một
cách máy móc, cơ giới vào căn tố nào đó một hay nhiễu phụ tố ;
m à mỗi phụ tô đó lại chỉ luôn luôn m ang m ột ý nghĩa ngữ pháp
n h ấ t định thôi ; thi người ta bào hiện tượng đó là hiện tượng cháp
dính ; hoặc hiện tượng th ế hiện tín h chấp dính
Loại hình ngôn ngữ chấp dính bao gốm những ngôn ngữ có tính
chắp dính. Loại hình này có ba đặc điểm cơ bàn nhất là
a) Q uan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của từ được biểu
diễn ngay tro n g bản th â n từ bàng phương tiện phụ tố. Điéu này
cũng giống với các ngôn ngữ hòa kết. v í dụ một ngôn ngữ họ Thô'
dùng hậu tố -la r hoặc -d o r để th ể hiện ý nghĩa ngữ pháp số nhiêu
của danh từ
adam (người đàn ông) adam lar (những người đàn ông)
kadin (người đàn bà) - ka d in la r (nhừng người đàn bà)
col (bàn tay) - coldor (những bàn tay)
59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


bl Căn tổ nói chung háu nhu không biến đổi hình thái và co
thê’ tỗn tại, hoạt động độc lập được khi không có phụ tó di kem
Diéu này khác với căn tố của ngôn ngữ loại hình hòa kẽt : cân tỏ
ở đây có th ể hoạt động tách biệt với phụ tố. So sánh :
adam - adam ỉar
col - coldor
eu - evler
c) Mỗi phụ tố cháp dính luôn luôn chỉ biểu diễn m ột ý nghỉa
ngữ pháp ; và ngược lại, mỗi ý nghĩa ngữ pháp bao giờ củng được
biểu thị bằng một phụ tó riêng. Bởi thế, tro n g hoạt động ngôn
ngữ, độ dài cùa từ có th ể tương đối lớn ; vì các phụ tó cứ được
nổi tiếp vào cản tố m ột cách "tự động'' để biểu diễn cho đù những
ý nghĩa ngù pháp cần th iế t phải diễn đạt.
Ví dụ : ev căn phòng
evi cãn phòng cùa tôi
euiden từ căn phòng của tôi (ra)
evlend en từ nhữ ng càn phòng của tôi (ra)
Các ngôn ngữ họ Thd (như tiến g Thổ N hi Kì, K azak, Kiecghidi,
T uorm enia, Azecbaizan, Kazan -T acta..,). Các ngôn ngữ thuộc ngữ
hệ U gô- P h ần Lan, tiếng Ban Tu ở châu Phi... là những ngôn ngữ
đ iển hỉnh cho loại hình cháp dính. Ngoài ra, tiếng Mông Có,
N h ật Bàn, T riẽu Tién, m ột số ngôn ngữ của thổ dân châu úc,
châu Mỉ, cũng được m ột vài n h à nghiên cứu xếp vào loại hình này
2.3. Loại h ìn h ngôn ngữ dan lập (isolate)
Bên cạnh tên gọi don lập thường dùng, loại hỉnh ngôn ngữ này
còn dược gọi là ngôn ngữ p h i hình thái, ngôn ngữ không biến
h ình, ngôn ngữ đan tiết, phản tiết... tùy theo ngưòi ta nhấn mạnh
vào đặc trư n g này hay đặc tru n g kia của chúng.
T iếng Việt, tiến g H án và các ngôn ngữ vùng Dông Nam Á được
coi là tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập ; đặc biệt tà tiếng
Việt và tiếng H án cổ đại. Ngoài ra loại hỉnh này cũng bao góm cả
tiến g A ra n ta ở châu ú c, tiếng Êvê, tiếng Joruba ở châu Phi
Loại hình ngôn ngữ đơn lập th ể hiện 4 đặc điểm chính
GO

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


a> Trong hoạt động ngôn ngữ, từ không biến đổi hình thái ,
tức là chúng không đòi hỏi ở nhau sư hợp dạng nhu trong các
ngôn ngữ hòa kết So sánh Tôi nh ìn ho
Họ n h ìn tói
(Các từ tói, ho làm chủ ngữ hay bổ ngữ đểu không biẽn đổi
hỉnh thái, động từ cũng không biến đổi theo ngôi, số của chủ ngữ
T rong khi đó, ở tiếng Anh chác chấn phải có sự biến đổi / - me,
they - them. ; tiếng Nga phài có sự biến đổi n-Metiíi. OHU-UX .,)
b) Các quan hệ ngữ pháp, ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ
yếu bằng từ hư và tr ậ t tự từ v í dụ :
- D ùng từ hư
người n h ữ n g nguôi (V iệt)
rien - k o m p u n g rien - n e n hơ i (K h m er)
học - d a n g học - học rổ i (Việt)
- D ùng trậ t tự từ
cửa trước - trước cửa (V iệt)
tiền m ôn - m ôn tièn (H án)
M dai top oi bãư : Mẹ (vừa) mới cho bú (Khmer) ; Kon dzum
top m dai oi băư ■ Con có khóc mẹ mới cho bú.
c) N hiễu ngôn ngữ tro n g loại hình đơn lập (điển hình là tiếng
H án, tiếng Việt) có m ột ioại đơn vị đặc biệt thường được gọi là
h ìn h tiết. Hình tiết là đơn vị có nghĩa (hoặc luôn luôn có khả nàng
m ang nghĩa m à vỏ âm th an h của nó lại trù n g khít với một âm
tiết (đdn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất). Chính bởi vậy mà nó có
khả n ăng khi thì được sừ dụng, đi vào hoạt động với tư cách một
từ khi thì lại chi được dùng với tư cách yếu tổ cẫu tạo từ (hỉnh
vị). Ví dụ
T iế n g V iệ t tre - tre pheo ; vàng - cá - cá vàng...
T iế n g H á n hsien sheng - tiên sinh (người) sinh trước
hsien sheng - tiên sinh tự xưng gọi người
đáng kính, sinh trước - ngài.
Thế cho nên, hệ quả là các ngôn ngữ tro n g loại hình này, việc
xác định ranh giới từ trong ngử lưu càng trở nên phức tạp và khó
khăn hơn ; câu chuyện vé phán định từ ở đây, cho đến nay vẫn
61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


còn có nhiéu điéu phải bàn đi tính lại. Chảng hạn trong tiến g Viét.
đứng trước các chuỗi hai hình tiết như hờn giận, yêu thuong,
thương nhớ, trước sau, to béo, cao lán, nhường nhịn, d i lại, ra
Vào... người ta thường phải biện luận không ít trước khi khẳDg
định m ột thái độ đối xử với chúng là một từ hay hai.
d) H iện tượng cáu tạo từ bằng phụ tố rấ t ít hoặc hấu như khống
ph át triể n trong các ngôn ngữ đon lập (ví dụ tiếng Việt, tiếng
Mường). (Nói ràng rá t ít, không có nghĩa là hoàn toàn không có.
T a có thê’ quan sá t tháy một số phụ tố trong các tiếng nhu .
Khmer, Chàm, Kơ Ho, P a K ô-Taôih, Mnông - Preh. .. nhưng chúng
ít và hoạt động yếu).
Vì th ế quan hệ d ạng thức (quan hệ về m ặt hình thái) giữa các
từ yếu đến mức dường như là chúng tốn tại rấ t "rời rạc", rấ t "tự
đo” trong câu. Có lẽ tên gọi ròi rạc hay don lập (isolate) trước hết
đ ã x uất phát từ tin h hình đó. Chảng hạn, trong tiếng Việt, ta thẫy
hàng loạt những trườ ng hợp như : cha mẹ - me cha ; trước sau -
sau trước ; làng xóm -xó m làng • bé nhỏ - nhó bé ... hoặc người
bạn học.
- » (Người bạn học) ó dảy. II (Người bạn) học ớ đăy.

M ật khác cũng bởi tín h hình th ái của từ yếu như thế, quan hệ
hình thái yếu như thế, cho nên mới có người quan niệm rằn g ngồn
ngữ đơn lập là ngôn ngữ không có từ loại. Chảng hạn, xem trong
tiếng Việt.
- dẽo cày - di cay ngoài dòng - cày ruộng
- m ua cá — cá khô —* Trên trời, dưới cá, chỗ nào c ú n g c á , góc
chợ nào c ú n g cá.
- N hà này c ú n g gố lim c ả .
(D anh từ cá, cụm danh từ gỗ lim vừa đứng ở vị tri của danh
từ lại vừa đứng được ở vị trí điền hỉnh của động từ.)
2.4. Loại hình ngôn ngữ da tổng hợp (polysynthetíc)
Các ngôn ngữ đa tổn g hợp còn đươc gọi tên là ngôn ngữ hỗn
nhập hay ngôn ngữ lập khuôn, vì chúng có hai đậc điểm nổi bật
n h u sau :
62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


a) Có một loại đơn vị đăc biệt, vừa là từ vừa là cãu, được câu
tạo trên cơ sà động từ. T rong đơn vị đó, có th ể có m ặt luôn cả
bổ ngữ, trạ n g ngữ ; và nhiéu khi gốm cả chủ ngủ. Đơn vị đó, người
ta gọi là dan vi lập khuôn.
Như vậy ở đây có thê’ xem ca cãu ngữ pháp của phát ngôn cũng
đồng thòi là cơ cấu ngữ pháp của từ.
Ví dụ N itam penda Tôi sẽ yêu nó.
A takupenda Nó sẽ yêu anh.
Trong hai phát ngôn này (cũng đống thời là hai đơn vị lập
khuôn - tiếng Suakhili) đểu có động từ (penda làm cơ sở. Chúng
(phát ngôn) bao gỗm cà chủ ngữ a( nó), nì (tôi) lẫn bổ ngữ ku
(anh), m (nó) và yếu tô' chi thời cùa động từ . ta (sẽ).
b) Đặc điểm thứ hai như một hệ quả rú t ra từ đặc điếm thứ
n h ất : Các ngôn ngữ đa tổ n g hợp vừa có nét giống với ngôn ngữ
chấp dính ở chỗ : chúng cũng tiếp nổi các hình vị vào với nhau ;
lại vừa có n ét gióng với các ngôn ngữ hòa kết ở chỗ : khi kết hợp
các hình vị với nhau, có thê’ có biến đổi vỏ ngữ âm (dạng thức)
của hình vị. So sánh :
A takupenda nó chủ ngữ = a
N itam penda nó bổ ngữ = m
T rên thực tế, tính đa tổ n g hợp (hân nhập, lập khuôn) cùa loại
hình ngôn ngữ này th ể hiện ờ một số lượng không nhiéu các đơn
vị lập khuôn. Nói cách khác, người ta ít gặp loại đơn vị này vì
chúng chi chiếm khoảng 2 - 3% tổng số từ mà thôi. Chính vì lẽ
đó m à đã có những ý kiến phê phán việc tách các ngôn ngữ đa
tổng hợp như trên th àn h m ột loại hình riêng.
N hững nhà nghiên cứu chủ trương xác lập loại hình này và
tách nó riêng biệt ra, thường quy vào đây các ngôn ngữ Sucôt,
Cam sat, Suakhili, một số ngôn ngữ vùng Capcaz và m ột số ngôn
ngữ Ẩ cố.
3. G hi c h ú th ê m c h o c á c h p h â n lo ạ i th e o lo ạ i h ìn h
ở mức lí tưởng, mỗi loại hinh ngôn ngữ phài là một cái mẫu
tro n g đó bao gốm m ột hệ thống thuẫn khiết các đặc điểm đặc thù
cho loại hinh đó Thế nhưng thực tẽ tinh hinh bức tran h phân loại

63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


lai không đơn gĩản vậy. Trước hết. ranh giới loại hinh khóng I L u
là m ột bức tường th àn h "bất khả xám phạm". Không phài răng
m ột ngôn ngữ đã thuộc một loại hình th i tấ t cà mọi yếu tố trong
hệ thông và cấu trú c cùa nó đêu phải m an g đặc điếm của loại
hình đó ; m à ngược lại, một ngôn ngữ thuộc loại hình này vẫn có
thê' "để lọt" vào tro n g m ình những hiện tượng, nhữ ng yếu tố mang
đạc trư n g của loại hình khác ; chỉ có điểu, những hiện tượng và
yếu tố đó gổm m ột số lượng nhỏ, đổng thời không đủ "tính trội’
để "phá vỡ nhữ ng đặc trư n g loại hình đ iển hỉnh cùa nó"m à thôi
Ta có th ể th ấy điều đó qua phân tích vài ví dụ.
Ví dụ 1. T rong tiếng Nga, m ột ngôn ngữ hòa kết điển hinb,
người ta vẫn gập hiện tượng m ang tính phân tích, hoạt động theo
cơ chẽ phân tích tính, th ể hiện ý nghía ngữ pháp "một cách
đơn lập"
/ĩv ế ív
TU Hurarb
M bt 3ry KHUiy

Ví dụ 2. H iện tượng thêm đuôi -c u biểu th ị ý nghỉa phản thân


cho động từ tiếng Nga ; hoặc thêm đuôi -e d để biểu diễn ý nghỉa
quá khứ cho động từ tiếng Anh. Chúng ta đểu biết rõ cả
yMuearbCíi, oceeiuaTbca ... uianted, loved, sarted...
Người ta bảo đó là những hiện tượng m ang tín h chắp dính lọt
vào tro n g hai ngôn ngữ thuộc loại hình hòa kết này ; bởi vi yếu
tố -CR và -ed được tiếp hợp vào động từ ”m ột cách cháp dính*
Tuy có n hữ ng điéu như trên, nhưng việc phân loại ngôn ngữ
theo loại hình vẫn không bị ảnh hưởng gì. Ngay cả việc tách ra
nhóm các ngôn ngữ hòa kết phân tích và nhóm các ngôn ngữ hòa
kết tổng hợp cũng vậy : các ngôn ngữ hòa kết phân tích th ì bớt
đặc tru n g và mức độ tổn g hợp tính, tă n g cường đặc trư n g phân
tích tinh ; còn các ngôn ngử hòa kết tổng hợp th ì lại giảm bớt tói
đa các biểu hiện phân tích tính và tă n g cưòng triệ t để các đặc
tru n g tổng hợp tính. Không phải vỉ m ột vài hiện tượng ”khác lạ*
hoặc ”đ ể lọt vào” m à có thê’ làm phá vỡ được những đặc tru n g loại
hình của m ột ngôn ngữ
64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


TÀI LIỆU THAM KHẨO CHÍNH (PHẦN I)

1. J Aitchison. Ngôn ngữ học đại cưang. ST P aul’s house warwichk


lane. London EC4.1972 (tiếng Anh).
2. V.G Gak. N gữ pháp lí thuyết tiếng P háp, Nxb Đại học, Moskva,
1979 (tiếng Nga).
3. B.N. Golovin. Dân luận ngôn ngữ học, Nxb Đại học, Moskva,
1983 (tiếng Nga).
4. H oàng Thị Châu. Tiếng Việt trên các m iên đ á t nước. Nxb Khoa
học xã hội, H à Nội, 1989.
5. L. HjelmsJev. N gôn ngữ. Bản dịch tiếng Việt - Đại học Tổng
hợp, H à Nội, 1973.
6. V I. Kodukov. D ẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, Moskva,
1979 (tiếng Nga).
7. G.A. Klimov. Âm. vị và h ìn h vị. Nxb Khoa học, Moskva, 1967
(tiếng Nga).
8. V.A. K ochergina. Dân luận ngón ngữ học, Nxb Đại học Tổng
hợp Moskva, 1979 (tiếng Nga).
9. T riệu Nguyên N hiệm. N gôn ngữ và các hệ thống biếu trung.
Bản dịch tiếng Việt - Dại học Tổng hợp H à Nội.
10. A, A. R ephorm atskij Dán luận ngón ngữ học, Nxb Giáo dục,
Moskva, 1967 (tiếng Nga).
11 N. V Stankevich. Loại hình các ngôn ngữ, Nxb Đại học và
then, H à Nội, 1982.
12. JU . Stepanov. N hữ ng ca sò của ngôn ngữ học dại cưang, Bàn
dịch tiếng Việt, Nxb Đại học và then, H à Nội, 1984.
13 Viện hàn lãm khoa học Liên Xô N hững phương pháp nghiẻn
cứu cội nguỗn ngón ngữ, Tập 3, Ngôn ngữ học đại cương (Bản
dịch tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học Viện Khxh Việt Nam).

65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


NHỮNG TÀI LIỆU SINH VIÊN CẰN ĐỌC

14. M ác-Ă ngghen-L énin bàn vê ngôn ngữ. Nxb Sự th ật, H à Nội,
1962.
15. V.B. Kasevich. N hữ n g yếu tó co sỏ của ngôn ngữ học dại cương
(Bản dịch tiếng Việt), Đại học Tổng hợp H à Nội, 1982
Đọc từ mục 1 đến mục 38, mục 52 đến m ục 67.
16. F. de. Saussure. Giáo trình ngồn ngữ học đạ i cương, Nxb Khoa
học xã hội. H à Nội, 1973. Đọc các mục :
P hẩn dản luận : chuong I đến chưong V
P hấn thứ n h ấ t : chương I, chuong II
Phán thứ hai chương V, chương VI
P hẩn thứ năm : chương II, IV, V

66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phan thu hai

CO SO' NGU’ AM HOC


VA
NGIJ AM TIENG VIET

*
* *

• Doi tuong, phdOng phdp nghien ciiu va


lam quan trong cua ngd dm hoc
• A m tie,I va dac diem cua dm tiet lieng Viet
• A m to va phdn loai cac dm to
• A m 17 if/ cac he thong dm vi cua lieng Viet
• Cac /lien lUOng iigdn dieu : trong dm , ngU
dieu, lhanh dieu
• Nlulng hien along bien doi ngU dm : thick
nghi, dong h 6a, di hda
• Chit viet vi) chi'nh ta

67

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


C hương V

ĐỐI TƯỢNG, PHƯONG PHÁP NGHIÊN c ứ u VÀ


TÂM QUAN TRỌNG CỦA NGỮ ÂM HỌC

I. ĐỐI TƯỢNG CỦA NGỮ ÂM HỌC

1. N gữ âm là gỉ ?
Ngôn ngữ, như chúng ta đã đê cập đến ở phần I, là phương
tiện giao tiếp quan trọ n g n h ẵt của con người. Tuy nhiẽn cán phải
nhấn m ạnh ràng, ngay từ khi mới x u ấ t hiện, ngôn ngữ đ ã tổn tại
dưới hình th ú c ăm than h . Con người giao tíẽp được với nhau chinh
là nhờ ở hình thứ c vật chất này. M ặt âm th a n h đã làm nên tích
ch ất hiện thự c của ngôn ngữ. Bởi vậy, nói đến ngỏn ngữ là ntíí
đến ngôn ngữ bằng ăm thanh. Hiện nay chưa có dân tộc nào dùng
m ột ngôn ngữ phi âm th an h để trao đổi tư tưởng.
T rong ngôn ngữ học, người ta gọi hình th ứ c âm th a n h của ngôn
ngữ là ngữ âm . N g ữ ăm , vì vậy, là cái vò vật chất của ngôn ngữ,
là h ìn h thức tòn tại của ngôn ngữ.
Ngữ âm là âm th an h như ng không phải b ất kì âm nào do con
người p h át ra cũng là ngữ âm . Tiếng nẫc, tiến g ho, tiến g ợ không
phải là ngữ âm vỉ chúng không phải là phương tiện biểu đ ạt của
ngôn ngữ, không có chức n ă n g giao tiếp.
2. N g ữ âm h ọ c (phonetics) ỉà khoa học nghiên cứu m ặt ngữ
âm của ngôn ngữ. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu của ngữ âm
học không chỉ là nhữ ng dòng âm th an h cụ th ể cửa tiến g nói mà
còn là nhữ ng đơn vị ngữ âm, những quy lu ật tố chức, kết hợp các
âm . Ngoài ra, ngữ âm học còn nghiên cứu cả chữ viết - một
phương tiện ghi lại ngôn ngữ bàng vãn tự. Ngữ âm học được phâa
th àn h ngữ âm học đại cương và ngữ âm học cục bộ. N g ữ ă m học
đ ạ i cưang nghiên cứu những quy lu ật ngữ ầm chung cho tấ t cả
68

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


*"1 >’ ngôn ngữ trẽn th ế giới iquy lu ật kết hợp, quy lu ật biên
'lúi, phát triể n của các âm.. ), những nguyên lí cáu tạo chung của
các âm (như nguyên lí cấu tạo nguyên âm, phụ âm), những phương
pháp nghiên cứu ngữ âm, lí luận chung vé cách viết và chính
tả, V V .

N g ũ ăm học cục bộ nghiên cứu ngữ âm cùa một ngôn ngữ cụ


thế, ví dụ ngữ âm tiếng Anh, ngữ âm tiếng Việt, ... Ngữ âm học
cục bộ có th ể chia nhỏ thành
+ N gữ ăm học miêu tá nghiên cứu ngữ âm ở trạ n g th ái hiện
đại (đưong đại) cùa nó, ví dụ ngữ âm học tiếng P háp hiện đại,
ngữ âm học tiếng Nga hiện đại.
+ N g ữ ăm hoc lịch sủ nghiên cứu quá trìn h p hát triể n lịch sử
của hệ thống ngữ âm , chảng h ạn quá trình tlă m -» tràm ;
Tlem —» Trèm -» Chèm ; Tlem —» Từ Liêm , blời -» giời
-» trời ... tro n g tiếng Việt.
M ặt âm th an h cùa ngôn ngữ, tứ c ngữ âm, không phải là một
hiện tượng đơn giản. Do tín h chãt phức tạp cùa nó, người ta buộc
phải xem xét nó từ nhiéu góc độ khác nhau. Theo tru yến thống
ngôn ngữ học, nó được nghiên cứu từ các m ặt dưới đây.
2.1. Từ m ậ t sinh vật học (cău ăm )
Mỗi m ột âm do con người p h át ra đẽu là kết quả cúa m ột hoạt
động nh ất định của bộ máy phát âm cùa con người ; hơn nữa nó
là đối tượng của sự tr i giác thính giác có quan hệ với những quá
trin h n h ấ t định nấy sinh từ cơ thê' con người. Nghiên cứu ngữ ảm
từ m ật sinh lí học tức là nghiên cứu xem những cơ quan nào tham
gia vào việc tạo ra âm th an h ngôn ngữ và quá trìn h tạo lập đó
diễn ra như th ế nào. Đại th ể, có thê’ hỉnh dung quá trìn h phát
âm như sau : 1) mệnh lệnh được truyén đi từ vó não, từ tru n g
tâm điéu khiển nói nâng nằm ò bán cáu não ; 2) sự truyén đạt
m ệnh lệnh này theo dáy th ấn kinh đến các cơ quan thực hiện trực
tiếp • 3) sự hoạt động cùa bộ máy hô hấp (phổi, phế quản, khí
quàn) cũng như cơ hoành và toàn bộ lổng ngực ; 4) hoạt động
phức tạp cùa các cơ q uan phát âm (dây thanh, lưỡi, môi, ngạc,
hàm dưới. ) Toàn bộ những hoạt động cúa bộ máy hô hấp và
cùa các cơ quan phát âm tạo ra một âm tương ứng được gọi là
sự cáu âm.
tì9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Bộ m áy p h át âm của con người có th ể phân chia th à n h ba bộ
phận chinh.
a) Co quan hô hăp. Đây là các cơ quan ở lỗng ngực như hoành
cách, p hế quản, th an h quản, phổi.,. Nhiệm vụ của các cơ quan hô
hấp là cung cấp mức không khí cẩn th iế t để tạo ra các dao động
âm th a n h và tru y én âm ra ngoài.
b) Thanh hàu, Đó là cơ quan p h á t ra âm th an h . T hanh háu có
cáu tạo như m ột cái hộp da bốn m iếng sụn hợp lại. Bên trong có
dây th an h . Dây th an h có th ể ru n g động theo hưởng câng lên hay
chùng xuống, mở ra hay khép vào vì nó gổm hai m ãn g mỏng giổng
như đối môi. Dảy th an h chính là nguồn âm . Dây th a n h của phụ
nữ, trẻ em thường m ảnh và căng hơn của đàn ông, người già, do
đó âm p h át ra nghe cao hơn.
T hanh h ẩu là khoang cộng hưởng đẩu tiê n của bộ máy phát âm
c) Các khoang cộng huóng à p h ía trẽn th a n h hầu : khoang yết
hẩu, khoang mũi, và khoang m iệng
Từ tro n g th an h háu, âm được p h át ra rá t nhỏ nhưng nhờ cò
các khoang cộng hưởng ở trẽ n m à được khuếch đại to lên nhiểu .
Khoang m iệng là m ột hộp cộng hưởng động, ở đây có các cơ
quan ngôn ngữ q uan trọ n g như mõi, ngạc, lợi, răn g và đặc biệt là
lưỡi. Lưai có th ể vận động linh h oạt theo mọi hướng : tiến ra
trước, lùi lại sau, n âng cao lẽn, hạ xuống thấp, do đó m à làm cho
khoang m iệng luôn luôn th ay đổi. Lưỡi có vai trò quan trọ n g như
vậy nên đã có h àn g loạt th à n h ngữ nói vé nó : Lưỡi không xuang
nhiễu đường lắt léo; Uốn ba tấc lưỡi; Uốn lưỡi bẩy lăn hãy nói
(th àn h ngữ Pháp) ; v.v... T hậm chí, ở nhiều ngôn ngữ tô luãi đă
được d ùng để biếu hiện ý nghía "ngôn ngữ, tiến g nói”, chảng hạn
tiến g P h áp langue, tiến g Anh tongue, tiến g Nga fi3bíK. Càng
với lưỡi, h o ạt động của môi, hàm dưới,, cũng làm cho hình dáng
và th ể tích của khoang m iệng thay đổi, vì vậy đã tạo ra được sự
m uôn m àu muôn vẻ cho các âm p hát ra.
( xem hình sau - các cơ quan chính tro n g bộ máy p h át âm )
70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


1 Mõi
2 Răng
3. Lợi.
4 Ngạc cứng
5 Ngạc mém í rèm ngạc)
6. Lười con
7. ũ ẩ u lười
8 M ặt lưỡi
9 Gốc (cuối) lưỡi
10. N áp họng
A . Khoang yết hấu
B K hoang miệng
c : Khoang mũi
T át cả các cơ quan p h át âm có thê’ chia th àn h hai loại các cơ
quan chù động và các cơ quan t.hụ động.
Thuộc loại chù động là những cd quan vận động được và đóng
vai trò chính khi cãu tạo các ãm, ví dụ : dây th an h , lưỡi, môi, lưỡi
con, ngạc mém
N hững cơ quan thụ động không vận động được và khi cấu âm
chúng giữ vai trò hỗ trọ, kèm theo sự vận động của cơ quan chủ
động, ví dụ lợi, rãng, ngạc cứng Các cơ quan này thường là
những "điếm tự a ” để cho các cơ quan chù động hướng tới.
r2.2. Từ m ặt vật lí học (âm học)
Âm th an h của ngôn ngữ có nhiéu điểm giống với các ảm thanh
khác tro n g tụ nhiên. Nó cũng [à kết quả cùa sự chấn động của
các phấn từ không khí tro n g tự nhiên vốn bát nguồn từ m ột vàt
th ể n h át định. C ũng như các âm thanh 'thường gập, âm thanh
ngôn ngữ cũng có nhữ ng thuộc tính v ật lí (âm học) cẩn được
nghiên cứu.
ai Dộ cao. Âm th an h phát ra bao giờ cũng ở một độ cao n h ất
định. Mức độ cao th ấ p cùa âm phụ thuộc vào sự chẵn động nhanh
hay chậm của các phần tu không khi tro n g một đơn vị thòi gian
n hât định Nói cách kh,ic, -tỏ cao cúa âm phụ thuộc vào tẫ n số
dao đông. Tân sổ dao động của ilày thanh quy định độ cao của
giọng nói con người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


b) Dộ m ạnh. Độ m ạnh của âm do biên độ dao dộng quyết định
Biên độ dao động càng lớn âm p h á t r a càng m ạnh. T rong ngôn
ngữ, phụ âm p h át ra thư ờ ng m ạnh hon nguyên âm. Dộ mạnh còn
được gọi là cường dộ.
c) Độ dài. Độ dài hay trư ờ n g độ của âm phụ thụpc-vào sự chỉn
động lâu hay chóng của các phần tử không khi. T rong tiếng Việt,
ví dụ, a tro n g hai dài hơn ¡1 tro n g hay.
d) Ă m sác. Âm sác là bản sắc, là sắc th á i riên g biệt cùa một
âm . Cùng m ột nốt nhạc như ng âm th a n h của các loại đàn khác
nhau sẽ cđ nhữ ng sấc th á i khác nhau. Đó là sự khác nhau vẻ âm
sác. Cùng m ột bài h át và h á t ở cùng m ột độ cao như n h au nhưng
tiếng h á t của T hanh H oa vẫn khác vởi tiến g h á t cùa T hu Hiền,
dó cũng là sự khác nhau vé âm sắc.
Âm sác khác nhau là do
- V ật tạo ra âm khác nhau, chẳng h ạn v ật b ằng đống như
chuông âm sẽ khác với vật b ằng gỗ như mõ.
- Cách làm cho vật p h át ra âm khác nhau, ví dụ d ù n g phim
đ ánh đàn, dung tay bật đàn, dùng cung kéo nhị, v.v...
- H iện tư ợ ng cộng hưởng khác n hau như tiếng nói của một
người ở n h à xây và ỏ n h à gỗ, v.v... Đây là lí do giải thích vỉ sao
các nhà h á t phải có m ột kiến trú c đặc biệt.
e) T iếng động và tiếng thanh. Các p hân tử không khí khi chán
động tạo ra 'các chuyển động âm th a n h nhịp nhàng, điêu hòa, có
chu kỉ ta sẽ có tiếng th án h ; ngược lại - các chuyển động không
nhịp nhàng, điéu hòa sẽ tạo ra tiến g động. Thường thường, các
nguyên âm cho nhiêu tiến g th a n h còn các phụ âm - nhiêu
tiến g động.
H ai m ặ t sinh v ật học và vật lí học vừa nêu trê n của việc nghiên
cúu ngữ âm đã làm th à n h cái m à các n h à ngôn ngữ học xưa nay
vẫn gọí là m ặ t tụ nhiên của nó X ét thuàn tú y vê p h u a n g diện này
có th ề coi ng ữ ăm học là m ột bộ p h ậ n của ngôn ngữ học nghièn
cứu n h ữ n g phươ ng thức cấu tạo và những thuộc tin h ă m học của
lời nói của con người. Tuy nhiên, ngữ âm khống phải là m ột hiện
tư ợ ng có tín h tự nhiên th u ần túy. Ngôn ngữ là m ột hiện tượng
72

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


\-i hội. Ngữ âm - m ật biếu đạt của nó - cũng có tính chất xã hói
V| vậy, cấn phải nghiên cứu ngữ âm từ một m ặt khác nữa.
4.2.3. Từ m ặt chức nàng xá hội.
Dối với người Viẽt. đối với xâ hội Việt Nam, hai tiêng rác và
rác là hai vỏ âm thanh cùa hai từ hoàn toàn khác nhau vé nghía
H ai tiếng này có ba yếu tổ giổng nhau là c và "dẫu sác" Sự
khác nhau giữa chúng chi là à chỗ trong rác, li được p hát âm dài
còn trong rác thỉ nó đuợc p hát áni ngán hơn. Nhu vậy, đôi với
người Việt, đối với xã hội Việt Nam, đặc trư n g vê trường độ (độ
dài) r ấ t được coi trọng Nhờ nó, ta có th ể phân biệt được hàng
loạt cặp từ kiểu tám - tám , bát - bắt, cán - cắn v.v... o đây đặc
trư n g vé trườ ng độ có một chức nãng xã hội rõ rệt : phân biệt ý
nghĩa của các từ. Tuy nhiên đôi với nguời Nga, tìn h hinh không
phải như thế. Một từ như pa/c (tam ghi và đọc theo chữ Việt là
rác) d áu có được phát âm với m ột nguyên âm ngắn đi chãng nữa
(kiểu như rác) thì ý nghĩa cùa từ vẫn không thay đổi ; người Nga
vẫn hiểu là ”con tôm'' Do đó, đối với người nói tiếng Nga, đặc
trư n g vể trườ ng độ không có chức năng phân biệt nghĩa của từ
Như vậy là cùng m ột đặc trư n g âm học (trường độ) nhưng xã hội
này coi trọng, xà hội khác lại xem thường. Đó là tín h chất xã hội
cùa ngữ âm. T ính ch ãt xâ hội cùa ngữ âm giúp ta giài thích được
vì sao sô lượng nguyên âm và phụ âm ở các ngôn ngữ trẽn th ế
giới không như nhau tiến g Nga có 34 phụ ám và 5 nguyên âm,
tiếng Việt có 22 phụ âm và 16 nguyên âm, V . V . .
Tính chất xã hội làm cho hệ thống ngữ âm của các ngôn ngữ
trên th ế giới trở nên đa dạng, nhiéu vẻ. v ì vậy, khí xem xét các
hiện tượng ngũ âm, người nghiên cứu không thê’ không quan tảm
thích đ áng đến chức n ãn g xả hội cùa chúng
Tóm lại, đối tượng của ngữ âm học là ngữ ảm vôi sự xem xét
từ ba m ặt của nó : m ặt sinh vât học (cấu âm), m ật vật li học (âm
học) và m ặt chức nãng xã hội (ngôn ngữ học).

II. PHƯƠNG PH ÁP NGHIÊN c ứ u CỦA NGỮ ẢM HỌC

Do ngử âm học nghiên cứu cả m ật tự nhiên lản m ặt xã hội cúa


ngũ âm cho nên nó đã sử dụng hai loại phương pháp nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


chủ yếu khác nhau : m ột loại thích dụng với các khoa bọc tự nhiên,
m ột loại thích dụng với các khoa học xã hội. [15]
Loại thứ n h ấ t là phương pháp quan sát, m iêu tả các hiện tượng
ngữ âm. Sự quan sá t có th ể tiế n h ành b àng m ắt, bằng ta i của
người n ghiên cứu. v í dụ, khi q u an sá t m ột nguời nào đó p hát âm
hai tiếng tu hú người nghiên cứu nhìn thấy hai môi người phát
âm trò n lại và nhô vể phía trước, Đd là sự quan sát trự c tiếp,
Q uan s á t còn có th ể tiến h àn h bằng phương pháp gián tiếp tức là
qua máy. Ngữ âm học thực nghiệm đã dùng h àn g loạt máy móc
hiện đại đ ể q uan sá t âm th a n h lời nói. C hung quy lại có th ể phân
th à n h bốn loại phương tiện chính là
+ Các phương tiện ghi hình cung cấp n hữ ng đưòng ghi trên
giấy hay trê n phim ành. N hững đưdmg ghi này không th ể chuyền
lại th à n h âm th an h m à chỉ có th ề xem bàng m át.
+ Các phương tiện ghi âm lên m ặt sáp, m ặt nhựa, băng từ tính...
để khi cấn có th ể chuyển các đường ghi thành âm thanh trở lại.
+ Các phương tiện ghi vị trí của các cơ quan cẫu âm (m áy ảnh,
máy quay phim bàng tia X),
+ Các phư ang tiện ghi và phân tích âm th an h b ằn g máy quang
phổ, máy hiện sóng v.v...
P hư ơng pháp quân sá t bằng máy cho ta nhữ ng cứ liệu chính
xác. Nó giúp người nghiên cứu quan sá t được nhữ ng sác th ái quá
nhỏ bé của âm th an h m à thín h giác con người không có khả năng
n hận biết, phân biệt. Tuy nhiên nó không phải là phương pháp
duy n h ấ t và không phải tro n g trư ờ n g hợp nào cũng có th ề thay
th ế được phương pháp q uan s á t trự c tiếp.
P hư ơng pháp th ứ hai vốn th ích dụng với các khoa học xã hội
là phư ơng pháp suy lu ậ n . T rong ví dụ đã dẫn ở 1.3, từ chỗ ngtídi
V iệt có p h ân biệt n ghỉa cùa hai từ rác và rấc, n h à nghiên cứu suy
ra được rà n g tro n g tiến g Việt trư ờ n g độ có tác dụng phân biệt
nghĩa, có m ột chức n ă n g xã hội. PhươEg pháp suy luận dựa trê n
sự đối chiếu, so sánh các từ để tim ra cái có ý nghỉa ngôn ngữ học.
T rong hai loại phưang pháp nghiên cứu kế trên , phương pháp
q uan sát, m iéu tả thư ờng đi trước và là bước chuấn bị cho phương
pháp suy luận. Song đi trước không có nghĩa là quyết định Đế
74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tìm ra hệ thống nguyên âm, phụ*âm của một ngôn ngữ nào đo.
người nghiên cứu không th ể không tiến hành bước thứ hai : bước
suy luận. Với ý nghĩa đó mà nói thỉ chính phương pháp suy luận
mới là phương pháp chủ yếu của ngữ âm học.

III. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGỮ ÂM HỌC


Kgữ âm học có m ột ý nghỉa thực tiễn rấ t lớn N hững thành
tự u cùa nó đã được sử dụng trong nhíéu lỉnh vực khác nhau.
Ngữ âm học đưa ra những cơ sã khoa học để xây dựng âm
chuẩn cho m ột ngôn ngữ, đ ặt chữ viết cho các dân tộc chưa có
chữ viết và cải tiến hệ thống chữ viết của các dân tộc đâ có chữ
viết từ trước.
Kiến thức ngữ âm học r ấ t cẩn cho việc dạy và học ngoại ngữ.
N ếu người dạy ctí nhữ ng tr i thức vững chắc về ngữ âm học và
người học cũng có những khái niệm tối th iểu vé môn này th ỉ kết
quà học tập sẽ tổ t hơn, bởi vỉ người học không đơn th u án "bát
chước" lối ph át âm của người nước ngoài m à tiếp thu nó m ột cách
có ý thức, dựa trên sự so sán h cấu âm cùa tiếng ngoại quốc với
tiếng mẹ đẻ của mình.
N hững tri thức khoa học vẽ ngữ âm học c<5 thê’ giúp ích cho
việc dạy p hát âm , dạy học theo đúng âm chuẩn, dạy chính tà, phân
tích cách tổ chức âm th an h của m ột tác phẩm thơ, v.v,,.
Ngoài ra ngữ âm học còn có m ột vai trò n h ất định tro n g việc
khôi phục lại ngôn ngữ cho những người bệnh mác chứng m ất
ngôn do chấn thương sọ não, những trẻ em câm điếc từ nhỏ ;
tro n g việc kiểm tr a sự m inh xác của đường dây trong ngành thông
tín, tro n g việc đ ặt lời cho ca khúc phù hợp với nhạc để không tạo
nên sự méo mó, sai lạc cho lời ca,
Vói các bộ môn khác của ngôn ngữ học như ngữ pháp học và
từ vựng học, ngữ âm học cũng có m ột tác dụng hỗ trợ n h ất định
để làm sán g tò những hiện tượng có liên quan đển các bộ môn
này (ví dụ, quy luật tổ chức ngữ âm trong các từ láy V . V . ) .

75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


C hương VI

ÂM TIẾT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT

I. KHẤI NIỆM ẢM TIẾ T

Chuỗi lời nói m à con người p h át ra gồm nhiéu khúc đoạn dài
ngán khác nhau. Đơn vị phát âm ngán n h ẫ t là ăm tiét (syllablei
Dù lời nói có chậm lại đến đâu chăng nữa thì cũng chl tách được
đến âtn tiết là hết. Một câu nhu Vườn hồng có lói n h u n g chua ai
vào. có cả thảy 8 âm tiết.
Cấn chú ý rần g đáy nói về tính chất không th ể phân chia được
của âm tiết vé phương diện phát âm còn vễ phương diện thính
giác thì khác Khi nghe m ột âm tiế t nhu ba, người Việt có thê’
phân nó th àn h các yếu tổ nhỏ hơn 6 và a. Sự phân tích ấy hoàn
toàn dựa trê n kinh nghiệm đối chiếu các tiến g với nhau, ví dụ
đối chiếu ba với na, ca. xa... và với bô, be, bi, ...
Sở dĩ vẽ phương diện p h át âm, âm tiế t có tín h ch ất toàn vẹn,
không th ể phân chia được là bởi vì nó được p h át âm bàng môt
đợ t căng của cơ th ịt của bộ máy p h át âm. Cứ mỗi lán cơ th ịt của
bộ máy p h á t âm càng lên rối
chùng xuổng là ta có m ột
âm tiết. Lời nói của con
người là m ột chuỗi đợt cãng
chùng như thế. Có thê’ biểu
diễn quá trìn h ấy bàng một
đường gợn sóng như hỉnh
bên. - » f
Cay Irú c
Khi p hát âm mỗi m ột
âm tiết, các cơ th ịt cùa bô
m áy p h át âm đễu trả i qua
ba giai đoạn : tà n g cường độ

76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


càng, đinh điểm cảng th ản g và giảm độ căng. Tương ứng với ba
giai đoạn này là sự phát triển cùa độ vang : tăn g cường độ vang,
độ vang cao n h ất và giàm dấn độ vang. Trên sơ đồ đường cong
hình sin biểu thị quá trìn h p hát âm âm tiết, đỉnh đường cong (cực
đại) tương ứng với giai đoạn thứ hai còn chỗ hõm xuống (cực tiểu
thì tương ứng với độ câng thấp n h ất. Đình hình sin là d in h ăm
tiết, chỗ hõm xuống là bién giới ả m tiết. Biên giới giữa các âm
tiết, vỉ vậy, là biên giới giữa hai đợt cãng.
Đ ứng ở vị trí đinh âm
tiế t thường là các nguyên
âm (nhu i và e tro n g ví
dụ dưới), đôi khi cũng có
th ể là m ột phụ âm, ví
dụ table "cái bàn"
(trong tiến g Anh và tiếng
Pháp, ở đây [1] nằm ở
đinh âm tiết). Đ ứng ở vị
trí biên giói là các phụ
âm hoặc bán nguyên âm,
chảng hạn : bàn, học,
m àu, hai.
Dựa vào cách kết thúc, các âm tiế t được chia thành hai loại
lớn : mở và khép. Mổi loại nhu th ế còn được phân th àn h hai loại
nhò hơn. Như vậy có th ể nói vể bốn loại âm tiế t như sau :
- N hững âm tiế t kết thúc bằng m ột phụ âm vang (như : "m",
"n" "ng" ”nh;...) được gọi là những ăm tiết nửa khép, ví đụ : ánh
trăng răm .
N hững âm tiế t kết thúc bàng m ột phụ âm không vang dược
gọi là nhữ ng ăm tiết khép, ví dụ : học tập tốt.
N hững âm tiế t kết thúc bàng một bán nguyên âm được gọi
là nhữ ng ăm tiết nửa mở, ví dụ kéu gọi.
- N hững âm tiế t kết thúc bàng cách giữ nguyên âm sác của
nguyên ảm ỏ đỉnh âm tiẽ t được gọi là các ảm tiết mờ, ví dụ : vo
ve, th ủ th i.
77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


II. DẶC DIỂM CỦA ÀM TIẾT TIẾNG VIỆT

Để chi khái niệm âm tiết tro n g ngôn ngữ học, theo truyêD thổng
người Việt thường dùng từ tiế n g ^ ì hoặc tiếng một. Tiếng, tức âm
tiết, cùa tiếng Việt có nhữ ng đặc điểm đáng chú ý dưới đây:

1) C ó tí n h d ộ c lậ p c ao .
T rong dòng lời nói, âm tiế t tiến g Việt bao giờ cũng được thể
hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngát ra th àn h từng khúc
đoạn riêng biệt. Khác với âm tiế t cùa m ột số ngôn ngữ, âm tiết
tiếng Việt thư òng không bị nhược hóa (reduction) hay m át đi
T rong tiếng N ga chảng hạn, khi nói nhanh [Mariya Ivanovna) có
th ể trở th ành [m ar’van ;oJ 117}. Ở ngôn ngữ này, như L. R Zinder
n hận xét : K hi nói n h a n h , tá t cà những cái gì không có trọng ăm
đêu có th ế nhuọc hóa đến cùng cực [17].
T rong m ột sổ ngôn ngữ Âu châu, ngoài hiện tượng nhược hóa
còn có cả hiện tượng nối âm ịliaison). Bốn âm tiế t của tiến g Anh :
this is a book khi kết hợp lại th àn h câu sẽ được p h át âm nói dính
với nhau thành This is a book (Đây là m ột quyển sách). Trong
■Ị_J
tiếng Pháp tinh hình cũng h ệ t như th ẽ
Ví dụ . Les am is (N hững người bạn)
LJ
Vont ìls ? (Họ có đi không ?)
I__I

ơ tiếng Nga, hiện tượng nối ám không phổ biến nhưng không
phải không có, ví dụ : B o r OH (Anh ấy đây này).

T rong tiếng Việt không bao gid có hiện tượng nối âm như trên
Các âm tiết không hé bị "biến d ạng” ở trong lời nói.
im áng không nói th àn h i m ảng
pháp y không nói th àn h p h á py
thức ãn không nói thành thứ căn
các anh khôrig nói /h à n h cá canh

78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Khác với ãm tiết tron g các ngôn ngữ Âu châu, âm tiết nào của
tiêng Việt cũng m ang m ột thanh điệu n hát định (xin xem kĩ ở
p hân thanh điệu sê trinh bày sau). Chính đặc điểm này đã làm
cho sự thế hiện của từ ng âm tiết trong chuỗi lời nói càng được
nêu bật hàn lên.
Do có sự thê’ hiện rõ ràn g như vậy cho nên việc vạch ra ranh
giới giữa các âm tiết tron g tiếng Việt dễ dàng hơn nhiều việc phần
chia ran h giói ám tiế t trong các ngôn ngữ Âu châu. Trong tiếng
N ga chảng hạn, khi nghe một người nào đó phát âm một từ gổm
nhiều âm tiết như MecreHKO (nơi, th ị trấn ), người mới học tiếng
N ga khó xác định được ranh giới âm tiế t đi qua đâu : ngất thành
MelcreỈHKo, MetÌTeÌHKo, MeclreHiKo hay MelcreHỈKo.
Vỉ vậy đ ể xác định rõ ran h giới âm tiết trong những từ phức
tạp, các n hà nghiên cứu thường phải viện đến phương pháp nghiên
cứu khách quan, đặc biệt là cách phân tích lòi nói bàng quang
phổ. T rong tiếng Việt, trá i lại, các âm tiế t được p h át ra hết sức
khúc chiết, ràn h rọt, rõ món một, cho nên người nghe có th ể nhận
biết m ột cách dễ d àng ran h giới của chúng và số lượng âm tiết
tro n g m ột câu nói. Muốn biết được một câu vãn hay một câu thơ
có bao nhiêu âm tiết, ta có th ể xác định bầng cách nghe xem có
bao nhiêu hơi, bao nhiêu "tiếng m ộ t” được p h át ra. Tính chẫt tách
bạch từ ng âm tiế t còn được phản ánh trê n vãn tụ : ngưòi ta viết
rời từ n g âm tiế t (chữ) chứ không viết liên th àn h từ như kiểu chữ
Nga, chữ Anh, chữ Pháp.
N hững diêu vừa trìn h bày trê n đây vé sự th ể hiện cùa âm tiế t
tiếng Việt chứng tỏ rằng, so với âm tiế t tro n g các ngôn ngữ Âu
châu âm tiế t tiếng Việt có tính độc lập cao hơn hẳn.
2. C ó k h á n â n g b iể u h iệ n ý n g h ĩa
T rong các ngôn ngữ Âu châu, âm tiế t chi là m ột đơn vị ngữ
âm th u ầ n túy. Âm tiế t nếu bị tách ra khỏi từ chứa nó thì tỉ é nẽn
vô nghía hoàn toàn. Một từ , ví dụ K u p a c a của tiếng Nga (giáp bào)
nếu tách riẽng tbành các âm tiết KU, pa, ca thì đó chi là những dơn
vị ngữ âm đơn thuẩn. T rong tiếng Việt, ngược lại, có m ột tình
hình đ áng chú ý là t u y ệ t d ạ i d a số các â m t i ế t đ ẽ u có nghía. Số
lượng*âm tiế t tự th â n m ang nghĩa chiếm tuyệt đại đa số. Nói cách
khác ở tiếng Việt gần như toàn bộ các âm tiế t đéu hoạt động như
79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


từ. Có th ể dẫn ra hàng loạt ví dụ : m át, dàu, tay, bung, m áy. nu/ 11 .
gió, nhà, săn, vườn, học, ãn, ngủ, dẹp, tót...
Ngoài những ám tiết có nghĩa h iển nhiẽn như trên , tro n g tiếng
Việt hiện đại còn m ột sđ âm tiế t m à hiện nay được coi là vô nghỉa
như pheo (trong tre pheo), núc (bếp núc), lè (xanh lè), V . V .. Song
nếu lùi lại quá khứ th ỉ n hữ ng âm tiế t này trướ c đây đêu có nghia
cả : pheo = tre, núc = bếp, lè = xanh. D ấu vết ý nghĩa này vẫn
còn lại tro n g các ngôn ngữ dân tộc, chẳng hạn, tro n g tiến g Mưdng.

N hư trê n đă nói, tuyệt đại đa số các âm tiế t đễu là từ đơn. Một


số âm tiế t tuy chưa hẳn là m ột từ hoàn to àn độc lập như các từ
đơn nhung tro n g nhữ ng hoàn cảnh n h ấ t định chúng vẫn có khả
n ãn g hoạt động như m ột từ thự c sự. Âm tiế t ngai tro n g khổ thơ
sau đây là m ột vi dụ

Bao bà m ẹ từ tă m làm mẹ
Yêu quý con n h u dẻ con ra
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưới cho nhà con n g ơ i
(Tố Hữu)

Âm tiết trong các ngôn ngữ Âu châu khống bao giờ có k h ả nãng
ãy nếu đó không phải là m ột từ đơn thực sự.

C hính vì mỗi âm tiế t của tiến g Việt đêu có khả n ăn g biểu hiện
ý nghĩa cho nên người Việt mới có điễu kiện tạo ra được cách chơi
chữ theo lôi tách từ kiểu : có h ộ i m à không cà n g h ị, có n g h ị mà
không có q u y ế t (tách đôi các từ hội nghị, n g h ị quyết). T rong thơ
ca hiện tượng tách từ ghép đê’ mỗi âm tiế t tổ n tạ i như m ột từ đơn
khá nhiều và thư ờ ng tạo ra m ột sự biểu hiện ý n ghĩa độc đáo,
ch ản g hạn , N guyễn Du không viết.

M ật sao d à y d ạ n g ió sư ơ n g
Thăn sao ong bướm, chán chường bấy thản

M à viết

M ặt sao d à y g ió đ ạ n sư ơ n g
Thăn sao bướm chán ong chường bấy thản
(Truyện Kièuj
80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Cách chẻ đôi các từ : dày dạn, gió sưang, ong bướm, chán
chường rõ ràn g có tác dụng nhấn m ạnh hơn hẳn vào tính chất
tiễu tụy, tàn tạ của nàng Kiểu trước sóng gió của cuộc đôi. Các
cách nói bướm 'à ong lai, bưórn chán ong chường, ra ngẩn vào
nga, v.v... vì vậy rá t hay đuợc các nhà thơ sử dụng.
Ap lực vễ ngữ nghỉa của cáđ âm tiế t tiếng Việt nhiéu khi mạnh
đến mức làm cho những âm tiết nước ngoài vốn vô nghĩa vào trong
tiến g Việt cũng được "ban” cho m ột lượng ngữ nghía n h ấ t định.
Đây là nhữ ng trư ờ ng hợp rú t gọn theo kiểu

Ita li . Ý
K ennadi : Ken

Đối với người Italia, riêng âm tiế t đầu trong tổ hợp bốn ãm
trên không có ý nghĩa chỉ tên nước. Ngược lại, âm tiế t "Ý” đã được
"Việt N am htía” hoàn to àn có th ể m ang ý nghĩa của cả tổ hạp này.
Ngoài ra, cách nói t ắ t theo kiểu dổn nghia của cả từ đa tiết
hoặc của cả tổ hợp từ chi vào m ột âm tiết -nhất định như
cố -cậ n -d ă n (cổ đại, cận đại, dân gian), ca o -xà -lá (cao su, xà
phòng, thuốc lá), gạo m ậu (gạo m ậu dịch) v.v... Suy cho cùng cũng
là bát nguổn từ đậc điểm vừa nêu của âm tiẽ t tiếng Việt.
Tđm lại, tro n g tiến g Việt, âm tiế t khổng chi là một đon vị ngừ
â m đơn th u ầ n như âm tiế t tro n g các ngôn ngữ Ãu châu mà còn
la m ột đơn vi từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. ở đây mối quan hệ
giữa ăm, và n g h ía trong ăm tiết cũng chật chẽ và thường xuyên
nh u trong từ của các ngôn ngữ Ău châu [13]. Và đd chính là một
nét dặc trư ng loại h ìn h chủ dạo của tiếng Việt.

3. Có một cấu trúc ch ặt ché


3.1 Âm tiế t tiến g Việt không phải là một khối không th ế chia
c ấ t được m à là m ột cấu trúc. Mô hình cãu trúc tổng quát của tă t
cả các âm tiế t tiếng Việt là [15] :
Mỗi âm tiế t tiến g Việt, ở dạng đẩy đủ n h ấ t có 5 phấn.
81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Thành phẩn thứ n hất có chức năng phân biệt các âm tiết với
nhau về cao độ.
Dó là thanh diệu. Mỗi âm
THANH DIỆU
tiết đéu mang một trong sáu
thanh điệu. VẦN
ÂM
N hững âm tiết như em ai Ảm Ảm Âm
DẰU
di xem mặc dù không có dẫu đệm chính cuối
th an h nhưng vẫn m ang một
thanh điệu n hất định. Trong
ám tiết loạt, ta có thanh nặng
T hành phần th ứ hai có chức n ăng mở đấu m ột âm tiế t Các
âm tiết khác nhau có th ể phân biệt với nhau bầng những cách mô
đấu khác nhau. Đổ là ăm đàu. Âm đáu bao giô cũng do các phụ
âm đảm nhiệm. Trong những âm tiết như : anh em ơi ta có phụ ảm
đấu /p/ (âm tác thanh hẩu), còn trong âm tiết loại thì đó là lỉl.
T hành phần thứ ba có chức năng làm thay đổi âm sấc của âm
tiết sau lúc mở đấu, cụ th ể là làm trá m hóa âm tiẽt. Đó là ăm
đệm.. T hành phẩn này do bán nguyên âm /w/ đảm nhiệm . Trong
loạt , bán nguyên ảm này được viết bằng con chữ o . 0 những
âm tiế t như 'dẹp , xin h khồng có sự tổn tại của /w/, ngưòi ta gọi
đó là âm đệm zêrô.
T hành phần thứ tu quyết định âm sắc chủ yếu của âm tiết, là
hạt nhân của âm tiết. T hành phẫn này bao giò cũng do m ột nguyên
â m đảm nhiệm . Nó có tẽ n là ăm chính. T rong âm tiế t loạt, /a/
giữ vai trò này.
T hành phán cuói cùng đảm nhiệm chức n ản g kết thúc âm tiết
Nó có th ể là m ột phụ âm nhu /t/ tro n g loạt, /n/ trong lan hoặc
m ột bán nguyên âm như /ụ/ tro n g kêu, ty trong gọi Người ta
gọi th àn h phẩn này là ăm cuối. Cũng như âm đệm, âm cuổi có
th ể là zêrô nhu tro n g các ảm tiế t có ba chú bé.
3.2. N ãm th àn h phấn cáu tạo âm tiết tiếng Việt không phải
bình- đẳng như nhau về mức độ độc lập và vê khả nãng kẽt hợp
82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


N hiễu sự kiện ngôn ngữ chứng tỏ ràn g th anh diệu và ảm dấu
phán còn lại cùa âm tiết (phán ván) mốt cá£h_iãng-
tá°- Ngưòi ta có th ể tỉm được nhiễu bàng chứng vé sự phân li, vé
m ột đường ran h giới khá rõ ràn g giữa các th àn h phấn này. Trong
so nhữ ng bầng chứng đó, bằng chứng vể cách nói lái cùa người
Việt ỉà hiển nhiên hơn cà. Ở cách nói lái căy còn —* con cầy, thua
anh ràng -* răng anh thừa, ngiíài ta thấy rõ khả năng tách thanh
điệu ra khỏi phần còn lại cùa âm tiết. Còn những trường hợp nói
lái kiểu hiện dại —» hại điên (càng hiện dại bao nhiêu càng hại
điện báy nhiéu), cá dua —» cua đá (Còn Cò có con cá dua là con
cua đá) thì chúng ta lại nhận thấy có sự giao hoán các âm đắu
giữa hai âm tiết.

T rái lại, các yếu tố cùa phẩn vấn bao gồm âm ttệm j- ầra chính +
âm cuối thì kết hợp với nhau', khá ch ật chẽ Người ta ít tìm thấy
nhữ ng bằng cnứng h iển nhiên vé sự phân li cúa chúng. Thực
nghiệm cũng đã chỉ ra ràn g giữa âm chính vã âm cuói thường có
sự bù trừ , đắp đổi cho nhau về trường độ, nghĩa là nếu âm chính
dài thl âm cuói ngấn và ngược lại [6]. So với hai th àn h phần thanh
điệu và âm đẩu, các th àn h phẩn âm đệm, âm chính và âm cuối
có tính độc lập th ấp hơn hẳn
C ăn cứ vào mức đô đốc lấp khống nhu n hau, vào khả nãng kết
hợp lỏng, ch ặt khác nhau cùa c à c j h ànb phẩn cấu tạo âm tiết,
người ta nói rằn g âm tiết tiến g Việt có cấu trúc hai bậc [15], [6].
- Bâc 1 là bậc của nhữ ng yếu tó kết họp với nhau lỏng iéo, có
tín h độc lập cao. Đó là th an h điệu, âm đáu và phẩn vẩn.
- Bậc 2 là bậc của những yếu tô kết hợp với nhau khá chặt
chẽ co tín h độc lập th ấp Đó là những yếu tó của phắn vẩn : âm
đệm âm chính và âm cuối.
Có th ể mô tả cấu trúc hai bậc cùa âm tiết tiếng Việt qua một
sơ đồ hình cây như sau

83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


I I ...ÂiĩTíỉệm Âm chính Am cuối

Cách dạy trẻ em học "đánh vân" hiện nay ở lớp 1 là tu â n theo
cấu trú c hai bậc này cuộn các yếu tố bậc hai lại th àn h vẩn truâc
(o + a + rí = oan), sau đó mới thêm âm đáu và th an h điệu vào
(t + oan = toan, toan + huyền = toàn).
T rong các ngôn ngữ Âu châu, các yếu tổ cấu tạo âm tiế t khdng
xếp thành hai bậc như trong tiếng Việt. Mối quan hệ giữa các yẽu
tố chi là nhữ ng dấu cộng đơn th u ần theo m ột h àng ngang.

84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương VII

ÂM TỐ VÀ PHÂN LOẠI CÁC ÂM T ố

I. DỊNH NGHĨA

Am tố (sound) là đơn vị ngữ âm nhỏ n hát, không thê’ phân chia


được nữa. Ãm tiết na chẳng hạn, gổm hai âm tố mà trên chũ viết
được ghi bầng hai chữ cái n và a, tương tự như vậy, docna (bảng)
cùa tiếng N ga gốm năm âm tô ; pen (cái bút) của tiếng Anh gốm
ba âm tố.
Chữ viết của các ngôn ngữ thường không giống n hau và có hiện
tượng dùng nhiéu con chữ khác n hau để ghi cùng m ột âm hoặc
trái lại, dùng một con chữ ghi nhiểu âm khác nhau, v ỉ vậy, để
ghi âm tố, người ta đã thống n h ấ t dùng con chữ in Latin lấy từ
bàng kí hiệu phiên âm quốc tế đ ặt tro n g hai ngoặc vuông ví dụ
[n], và theo nguyên tác mỗi con chữ chỉ dùng đê’ ghi một
âm. Tuy nhiên, trong lời nói, ám tố không phải bao giờ cũng được
phát âm với m ột tư th ế điển hình m à thường có những sắc thái
khác nhau, nhữ ng nét "rườm" Đè' ghi lại sác th ái ấy, người ta đả
sử dụng m ột số dáu phụ đ ật bên cạnh các kí hiệu phiên âm, chảng
hạn, dáu ngửa đặt trẽ n nguyên âm chì tín h chất ngắn (ví dụ : [ã],
dãu hai chãm chỉ tín h ch ất dài (ví dụ : [a:]), dẫu khuyên tròn nhỏ
chi tính ch ất trò n môi (ví dụ [b°]) V . V . . . .

II PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẤ CẤC ÂM T ố

1. N g u y ê n âm v à p h ụ âm
Dựa theo cắch thoát ra của luỗng không khỉ khi phát âm, các
âm tố thường được phân làm hai loại chính nguyên âm (vowel)
vã phụ âm (consonant).

(1) Từ đây vò sau, tác già sẽ sù dung các kí hiêu phiên am khi cắn thìếl.

85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Khi dây th an h dao động, âm được tạo nên nếu đi ra ngoài tự
do, cd m ột âm hưởng êm ái, dễ nghe ta sẽ có các nguyên ăm, ví
dụ : [i], [e], [a], [u], [o], Vễ m ặt âm học, các nguyên âm bao giờ
cũng ỉà tiẽng th an h bởi vì khi p h át âm các nguyên âm, sự chẫn
động cùa các phấn tử không khí th o á t ra cố m ột chu kì khá đều
đận. Vé m ặt cấu âm, khi p h át âm m ột nguyên âm, bộ máy phát
âm lảm việc đễu hòa, càng th ẳn g từ đẵu đến cuổi. Sự hoạt động
đêu hòa ấy cùa bộ máy p hát âm làm cho luồng hai th o á t ra cố
cưônịr độ yếu như ng không hế bị càn lại.
T rái lại, luổng không khí từ phổi đi ra nếu bị cản trở ở một
điểm nào đó, chẳng hạn, sự khép ch ặt của hai môi khi p h át âm
[b], [m], sự tiếp xúc giữa đáu lưỡi với lợi như khi phát âm [t], [d),
gây nên tiếng nổ hoặc tiến g x át và gây nên m ột âm hưởng "khd
nghe", ta sẽ có các phụ ăm . Vé m ặt âm học, các phụ âm thuòng
tạo nên m ột tấ n số chán động không ổn định và, do đó, là tiếng
động. Vễ m ặt cấu âm, khi p h át âm các phụ âm, bộ máy p h á t âm
làm việc không đêu hòa, khi cảng khi chùng, tạo cho luống khống
khi p hát ra m ột cường độ m ạnh hơn các nguyên âm.
Ngoài hai loại âm tố chù yếu trê n đây còn có loại âm tố thứ
ba m ang tín h ch ất tru n g gian, đó là các bán nguyên ăm hay các
bán p h ụ ảm . N hững âm tố này vừa m ang tín h ch ất nguyên âm
vừa m ang tín h chất phụ âm. H ai âm [-Í] và [-u] tro n g hải cáu lã
thuộc ỉoại này.

2. M iêu t à v à p h â n lo ạ i c á c n g u y ê n âm
Khi miêu tả và phân loại các nguyên âm , người ta thường dựa
vào nhữ ng tiêu chuắn chinh là vị trí của lưỡi, độ md của miệng
và hỉnh dáng của môi.
2.1 .Theo vị trí của lưỡi có th ể phân các nguyên âm th à n h :
Các nguyên âm dòng (hàng) trước., tức là khi p h át âm đáu lưỡi
đưa vể phía trước, ví dụ [i], [e] của tiếng Việt, tiếng La Ha,
tiẽng M ường,...
- Các nguyên âm dòng giữa. Khi phát âm các nguyên âm nãy,
phẩn giũa của lưỡi nâng lên phía ngạc. Các nguyên âm [8], [%]
tro n g chớ, chứ cùa tiếng Việt thuộc ¡oại này.
86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


■ Các nguyên âm dòng sau : Dây là những nguyên âm kiểu [a],
[“ ]> [o], [a] của tiếng Việt Mường. Đặc trưng của lối cấu âm các
âm này là phẩn sau của lưỡi n ãng lên hướng ngạc mém.
2.2. Theo độ m à của m iện g , các nguyên âm được phân thành
— Các nguyên âm có độ mở rộng như : [a], [â] của tiếng Việt,
tiếng Tày Nùng, tiếng La Ha, tiếng Dao, tiếng Mường.
- Nguyên âm có độ mỏ hẹp như [i], [u] trong các ngôn ngữ
Việt, Mèo, P à H ung, La H a, Mường, Dao,. .
Ngoài ra còn ctí th ế có loại hơi rộng hoặc hơi hẹp nếu phân
chia m ột cách chi tiết hơn nữa.
2.3. Theo hình dáng của đỗi m òi, người ta phân biệt các nguyên
âm khổng trò n môi như [i], [e], [a] với các nguyên âm tròn môi
như [u], [0 ], [3 ],
Ngoài ba tiêu chuẩn chính như trên c<5 th ể kể ra m ột sổ tiêu
chuấn khác, ví đụ tiêu chuẩn vé trường độ, vê tín h m ũ i hóa. Theo
tiêu chuẩn trườ ng độ sẽ có sự đối lập nguyên âm dài với nguyên
âm ngán, ví dụ : [a] và [ â] tro n g cam và căm. Theo tính mũi
hóa, có sự phân biệt [a] và [a] nhu Jean và Janne tro n g
tiếng Pháp.
Theo cách phân tích trê n đây, chúng ta có th ể n hận diện vị trí
cùa các nguyên âm thường gặp qua m ột hình th an g nguyên ãm
như sau :

87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


T rong hình th an g nguyên âm quổc tể vừa dẫn, ba vạch đứng
thể hiện ba dòng nguyên âm : trước, giữa, sau. P h ía bên trái mỗi
vạch đứng là các nguyên âm không trò n môi, bên phài các
nguyên âm trò n môi. Theo chiêu từ trê n xuống dưới, càng xuổng
phía dưới, độ mở m iệng càng rộng hơn. Sau đây là một vài ví dụ
vé m ột số nguyên âm (hoi khác lạ với người Việt).
[Y] phát âm như [Í] nhưng trò n môi. v í dụ, trong tiếng Pháp
tu [ty] (mày), tiếng Đức : fü n f [fynf] (5).
[y>] phát âm nhu [e] nhưng trò n môi. v í dụ, deux (hai) của
tiếng Pháp.
[œ] : ph át âm mở hơn [e] và tròn môi. v í dụ . fleu r (hoa), neuf
(mới) cùa tiếng Pháp.
[ gấn như nguyên âm tro n g xích, tịch theo cách phát âm
của m iền Nam nước ta. [ t ì có trong tiến g Nga, ví dụ TU (mày).
[a ] như nguyên âm trong brush (bàn chải) của tiến g Anh.
[P] phát âm như [a] nhưng trò n môi. v í dụ : dog (con chổ) của
tiếng Anh.
Khi miêu tả một nguyên âm, người ta thường dựa vào tá t cả
những tiêu chuẩn đã dẫn ra ò trên , v í dụ [i] là m ột nguyên âm
có độ mở hẹp, hàng trước, không trò n môi ; [â] độ mở rộng, bàng
sau, không tròn môi, ngấn ; [u] - h àng sau, trò n môi, độ mở hẹp,
v.v...
3. M iêu tả v à p h â n lo ạ i c á c p h ụ âm
Việc miêu tả và phân loại các phụ âm thường căn cứ vào hai
tiêu chuẩn chính là phương thức cấu âm và vị trí cấu âm.
3.1. Theo phuang thức cáu ăm , các phụ âm được phân th àn h .
- Các ăm tấc. Khi không khí đi ra bị cản trở hoàn toàn, phài
phá vỡ sự cản trở ãy để ra ngoài và gây nên tiếng nổ, ta cd phụ
âm tác. Thuộc loại tấc, ngoài những ăm nổ thuần túy như [p], [t],
[k] còn phải kể đến các âm mũi như [m], [n], [rjj, [j0 và ám bật
hơi như [t’] trong tha thẩn. Đặc trư n g của phụ âm mũi là khi
phát âm chúng, không khí th o át qua đường mũi (cùng với đường
miệng) đê ra ngoài. Đối với ám b ật hoi ngoài tiếng nổ xảy ra à

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


m iệng còn đóng thời có m ột tiếng xát nhẹ ở khe hở giữa hai mép
dây thanh.
Các ăm xát. Khi cấu ám các phụ ám xát, không khí đi ra bị
cản trở không hoàn toàn, phải lách qua một khe hở nhỏ giữa hai
cơ quan cấu âm, gây nên tiếng x át nhẹ. Ví dụ [v], jfj, [h] trong
các từ vỗ, phải, hò. C ũng thuộc ¡oại x át còn phài kế đền phụ ăm
bên như [1] của tiếng Việt. Cách cấu âm đặc trư n g của phụ âm
này là có sự cọ x á t của luồng không khí ở hai bên mép lưỡi khi
chúng th o át ra ngoài.
- Các ăm rung. Đó là các kiểu âm [R] trong các ngôn ngữ khác
nhau. Đ ặc điềm cáu âm của loại phụ âm này là ỏ chỗ lưỡi con
hoặc đẩu lưỡi chấn động liên tục làm cho luổng không khí bị chặn
lại và mở ra liên tiếp, gây nên m ột loạt tiếng rung
N goài cách phân loại các phụ âm th àn h ba kiểu tá c ,x á t,ru n g
còn có m ột cách phân loại khác cân cứ vào đặc điểm ầm học cùa
phụ âm . Đó ià cách phân chia th àn h các ăm vang và các ăm 'ôn.
- Các ăm vang, ví dụ [m], [ni, [1], [TỊ], [J1] của tiếng Việt trong
các từ m uôn năm , nghe, nhò, làm. Các phụ âm vang có đặc điểm
là tro n g th àn h phẩn cấu tạo của chúng tiếng th an h ỉà chính, là
cơ sở.
Các ăm ôn, vi dụ ft], [k], [b], [s]. Đặc trư n g cùa phụ âm ổn
là có nhiều tiếng động (tiếng ỗn) tro n g thành phấn cáu tạo cùa
chúng. Các phụ âm ốn có th ể phân nhò th àn h các âm hữu thanh
như [b], [d], [g], [z] và các âm vô thanh như [p] , [t], lk |, [s]. Sự
phân nhỏ này hoàn toàn căn cứ vào chỗ khi cấu âm dày thanh có
ru n g hay không.
3.2. Cân cứ vào vị trí cáu âm, các phụ ám được phân thành
năm loại chính.
- Các âm môi. Khi vật cản là hai môi, ta có các âm môi - môi,
ví dụ [m], [b] của tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh. Khi vật cản
là môi dưới và hàng rả n g eửa của hàm trẽn, ta co' các âm môi -
răng, ví dụ [v], [f] của tiếng Việt, tiẽng Tày, tiếng Mèo, tiếng Thái,...
- Các ăm đàu lưỡi : Nếu đẫu lưỡi áp chặt vào hàng răn g cửa
->»>* hàm trên, âm phát ra sẽ được gọi là ám đẩu lười rán g Ví
89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụ [t], [tỉ] cúa tiếng Việt. Đ ầu lưôi còn có thê’ áp vào lợi hoạc
q uạt lẽn phía ngạc tạo nên các âm đâu lười - lợi, ví dụ [dl, [nlj
[1] hoặc đáu lưỡi- ngạc như (£] [tì tro n g các từ sa, trường à cách
phát âm mién T rung hoặc m ién Nam
- Các ăm m ật luãi. Đó là những âm kiểu [c], [ji] trong các từ
cha, nhà. Ở đây m ặt luôi được n ân g lên phía ngạc cứng.
- Các ăm cuối luãi hoặc gốc luãi. N ét đậc trư n g cáu am của
các phụ âm cuối lưỡi là p hấn cuối lưỡi được n âng lên tiỄp xúc vâi
ngạc niêm (rèm ngạc), vf dụ [g], [k], pj]
- Các ăm thanh hầu. Không khí đi ra bị cản trở tro n g thanh
hâu sẽ tạo nên các âm th an h háu. Am [h] trong từ hói hả là thuộc
loại này.
N hững tiêu chuẩn phân loại trẽ n đây đ ã được sử dụng tđng
hợp để miêu tả một phụ âm nào đó. Phụ âm [Ịjl chảng hạn là phụ
âm gốc lưỡi, vang - mũi, tác, phụ âm [p ]- môi, ốn, vô th an h , tắc,
phụ âm [d] - đẩu lưỡi, ổn, hữu th an h , tác, v.v...
Tuy nhiên, ngơài những tiêu chuẩn chính như trên , khi miêu
tả các phụ âm, người ta còn chú ý đến xu hướng p h á t ăm của
chúng. Xu hướng này được th ề hiện ở chộ bộ phận p h át âm không
hoạt động bình thường như thường lệ m à nhích về m ột phía nào
đó, tạo ra m ột sác thái âm th an h mới.
Khi m ột âm gốc lưỡi, ví dụ [fj], [k], được p h á t âm với xu
hướng nhích vé trước, trở th à n h m ột âm m ậ t lưỡi - ngạc, người
ta gọi đó là hiện tượng ngạc hóa. Đây là h iện tượng [ỵ) ] —►tjü,
[k] -» [c] tro n g nhữ ng từ như bìn h bịch, chênh chếch (xem them
chương X)
Ngược lại, khi m ặt lưỡi nhích sâu vào phía ngạc mém hay khẩu
mạc, ta có hiện tượng mạc hóa. Đó là hiện tượng âm [1] tói so vói
âm [1] sáng trong tiếng Anh, ảm [1] cứng so với âm [P] mém trong
tiếng Nga
T rường hợp m ột âm vón không có cách cấu âm trò n môi nhưng
lại được phát âm với hai môi tròn lại, ví dụ [t] tro n g tủ, to, tổ,
được gọi là hiện tương môi hóa.

90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương VUI

ÂM VỊ VÀ CẤC HỆ THỐNG ÂM VỊ CỦA


TIỂNG VIỆT

I. DỊNH NGHÍA

1. Âm vị là gì ?
T rong m ột từ như ba của tiến g Việt, ngoài th an h điệu, có hai
đơn vị tối th iểu 6 và a. Nhờ hai đơn vị áy người Việt nhận diện
được từ ba và phân biệt được vỏ âm th an h của từ này vói âm
th an h của các từ khác như va, la, ca, bi, bô, be, v.v... N hu vậy mỗi
đơn vị ngữ âm tói th iểu như b và a đêu có hai chức năng : 1) Cấu
tạo nên vỏ âm th an h của các đơn vị có nghía (trong trườ ng hợp
này, đó là vỏ âm th an h của từ ba) và 2) phân biệt (khu biệt) vò
âm th an h của các đơn vị có nghỉa. Mỗi một đơn vị như vậy được
gọi là m ột âm vị. Ảm vị (phonem e), vì vậy. được định nghĩa là
đan v ị tối thiều của hệ thống ngữ âm cùn mõi ngón ngũ d ù n g dể
cấu tạo và p h ả n biệt vỏ â m thanh cùa các dơn vị có nghía cùa
ngôn ngữ. Để ghi âm vị, người ta thường đ ặ t kí hiệu'phiên âm ở
giữa hai vạch nghiêng song song, ví dụ /b/, /a/.
Đến đây m ột câu hỏi tiếp theo lại được đ ặt ra là vậy các đơn
vị khác nhau (tức các âm vị) phân biệt với nhau ở những đặc
trư n g nào ? Muôn trả lời được câu hỏi đó chúng ta phải xác định
nhữ ng đặc trư n g âm học và cấu âm tạo nên m ột âm vị cụ thể,
sau đó so sán h nhữ ng đặc trư n g cùa âm vị này vái những đặc
trư n g cùa âm vị khác đế tìm ra sự khác biệt. Hãy lấy âm vị /n/
lãm ví dụ. Âm vị này có ba đặc trư n g đáng chú ý là đấu lưỡi, tác
và vang. Tính ch ất đãu lưỡi làm sao cho /n/ khác với /ợ/ là một
phụ âm cũng có tin h chẵt tắc và vang như /n/ nhưng không có
tín h ch át đầu lưai m à có tính chất gốc lưdi. Tính chất tác làm cho
/n/ phân biệt với /1/ là một phụ âm xát, mặc dù cả hai đẽu là âm
91

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


vang và đấu lưỡi. Cuổi cùng, tín h chất vang phân b iệt /n/ với t/
vốn có tính ch ất ổn và cũng giổng In/ 6 tính chẵt tắc và đáu lười
Có th ề hình dung sự phân biệt của /n/ với to/, với /1/ và vói /t/
nhu sau
Ba đặc trư n g đẩu lưỡi, vang, tấc làm cho /n / phân biệt vỡi /(]/;
với /t/ và với /1/, do đó làm cho na phân biệt với nga, với ta, với
la, làm cho nay phân biệt với ngay, với tay và vói lay, v.v... được
gọi là nhùng đặc
trung khu biệt (nét đầư lưỡi gôc iưoi
khu biệt, dấu hiệu ,n / / ------------- v a n g -------------- \ ,ry
khu biệt, tiêu chí \ ----------- t i c ----------- /
khu biệt). Các đặc
trư ng khu biệt là
những đặc tru n g có
tác dụng giúp người
đ ầ u lưỡi
bản ngữ nhận diện
các âm vị, phân biệt /« / tẮc ________ \ /V
các âm vị với nhau
và do đó phân biệt
các đơn vị c<5 nghĩa
của ngốn ngữ.
tắc xác
Quá trin h phân
tích trê n đây cho /n/ vang --------- ^ ry
thấy nội dung của \
_____ aầaàu liÁỉi ____ /
âm vị /n/ được xác
định bằng ba đặc trư n g khu biệt. Do đổ, m ột cách khái quát, âm
vị còn được định nghía là m ột chùm hoặc m ột tổng t h í đặc trưng
khu biệt dược th ể hiện đông thời. [9]
2. Phân b iệt âm vị với ám tố

Ả m vị là m ột đơn vị trừu tượng còn âm tố là m ột đơn vị cụ


thể. Ả m vị dược th ề hiện ra băng các ăm tó và ăm tố là sụ th ể
hiện cùa ăm vị... Tiếng Việt có một âm vị /N/ như ng tro n g lòi nói
hàng ngày không phải lúc nào ta cũng phát ám những âm [n] cụ
th ể hoàn toàn như nhau : Khi thì nó m ạnh lên, khi th ì nó yếu di
khi thì nó lại được p hát âm hơi tròn môi (như tro n g no. n/i)
92

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


là những âm tố cụ th ể Cố th ể coi chúng như [nj], [n2], [n3]... và
cái lõi” chung cùa cà dãy là cái gốc (âm vị) /N/. Yếu tố gốc ẫy chi
có ba đặc trư n g khu biệt còn mỗi một yếu tô cụ thê’ thì ngoài ba
đặc trư n g này còn có cả những đặc trư n g khác nữa, ví dụ đặc
trư n g tròn môi như tro n g no, nõ. Điéu đó có nghỉa là ăm vị chỉ
gòm nhũng dặc trung khu biệt còn ãm tố thì gồm cà những dặc
trung kh u biệt lán nhũng dặc trưng không khu biệt.
C hính vi âm vị là cái chung, là cái m ang chức năng khu biệt
nên nói đến âm vị là nói đến m ặt xã hội. Trái lại, vì âm tố là sự
thê’ hiện của âm vị, là m ột yếu tó âm thanh cụ thê’ cho nên nói
đến âm tô là nói đến m ật tự nhiên của ngữ âm.
Nói đến ám vị là chí bó hẹp tro n g một ngôn ngữ n h ất định vi
vậy có thê’ nói /k/ và /y / là hai âm vị của tiếng Việt nhưng không
thể nói đó là hai âm vị của tiến g H án. Ngược lại, nóì đến ãm tố
là nói đến m ột cái gì chung cho mọi ngôn ngữ chứ không phải chỉ
cho ngôn ngữ này hay ngôn ngữ khác.
3. B iế n t h ể c ủ a âm vị
Âm vị được th ể hiện ra bằng các âm tố. N h ữ n g âm tố cùng th ề
hiên m ột ăm vị dược gọi là các biến th ề (variant) cùa ăm vị. Các
biến th ể thường được phân chia ra làm hai loại : các biến thê’ kết
hợp và các biến th ế tự do. Biến th ể k ết hợp là biến th ể bị quy
định bởi vị trí, bởi bối tíảnh ngữ âm.' [m] tro n g m àn và [m] trong
m ủ là hai biến th ế cùa âm vị /m/. Biến th ể thứ hai do đi trước
nguyên âm trò n môi [u] nên bị môi hóa. Đó là biến th ể kết hợp.
Biến th ể tự do, ngược lại, là biến th ế không bị quy định bỏi bối
cảnh ngữ âm . Từ m ẹ chằng hạn, có người p h át âm với một âm
mở to gần như [»] lại có người phát âm hẹp gấn như [e] và có âm
[i] nhẹ ở đáu tức là ự í\ Đó là những biến th ể tự do của âm vị lĩ/.

II. CẤC H Ệ THỐNG ÁM VỊ CỦA TIẾNG VIỆT

ở các ngôn ngữ Âu châu, tro n g cùng một từ một phụ âm, ví
du /m / có th ể khi thỉ đứng ò cuối (chảng hạn, d o M - "cái n h à” cùa
tiếng Nga) khi thì đứng ở đẩu âm tiế t (chẳng hạn d o M a - cách 2).
T rong trư ờ ng hợp này, đó là hai biến th ể vị trí cùa cùng m ột âm
VI phụ âm /mi. T rong tiếng Việt, chúng ta không có cơ sở gì để
93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


nói ràn g /m / tro n g mé và /m / trong ẽm là m ột âm vị bởi vì chủng
vừa khác nhau vê đậc điểm cấu âm (m ột âm mở ra, m ột âm đóng
lại) lại vừa khác nhau vẽ chức n ãng khu biệt. Hơn nữa, trong cùng
một từ, không bao giờ chúng ta thấy có hiện tượng đổi vị trí nhu
/m/ tro n g từ doM của tiếng Nga. Vì vậy Im / tro n g mê và /m / trong
êm là hai âm vị thuộc hai hệ thống khác nhau.
Do tỉnh hình trên , tro n g các thứ tiến g Âu châu, khi miêu tà và
phân loại các âm vị, ngưòi ta thư ông chí chia chúng ra làm hai
loại chính đổi lập nhau vé đặc trư n g âm học và cấu âm : hệ thổng
nguyên âm và hệ thống phụ âm.
Đối với tiếng Việt, tìn h hỉnh không đơn giản như vậy. Các âm
tiế t tiếng Việt, như đã trin h bày ở chương tru âc, đối lập nhau theo
nhiều thành tố : thanh điệu, âm đẩu, âm đệm, âm chính và âm
cuối. Và ở vị trí của m ôi th à n h tố d ỉu có m ộ t loạt ả m vi cùng
đảm nhiệm m ột chức năng như nhau. Như vậy, x ét theo chức
nâng khu biệt, tiếng Việt có không phải 2 m à 5 hệ thống âm vị
khác nhau hệ thóng âm đấu, hệ th án g âm đệm, hệ thống âm
chính, hệ thống âm cuổi và hệ thống th an h điệu.
1. H ệ th ố n g âm đ ẩ u
a) D anh sách các ăm d&u.
Tiếng Việt có tấ t cả 22 phụ âm làm nhiệm vụ âm đắu. Đ(S là
/b, ÎÏ1, f| V, t, t , dj n, z ,^ , s, 1, k, A]
Theo cách phân loại phụ âm đã trìn h bày ở chương trước, cổ
th ể mô tà hệ thống phụ âm đẩu tro n g m ột bảng ỏ tra n g sau.
T rong danh sách trê n chúng ta khống k ể đến hai âm [P] và
[R] vì chúng chi tổn tại tro n g nhữ ng từ phiên âm tiếng nước ngoài,
ví dụ . parabôn, pỂlixilin. R iêng âm [R] ctí tỗn tại ỏ m ột vài địa
phương như ng phạm vi rấ t hạn chế.
Ba âm q uật lưỡi (uốn lưỡi) , Tịí không cổ trong tiếng H à Nội
và m ột số vùng lân cận. Tuy nhỉẽn, các âm này rá t phổ biỄn ở
m iễn T rung và m iển Nam, vi vậy khống th ể không đưa chúng »ào
hệ thống.
P hụ âm / ? / tổn tại trong nhữ ng ftm tiế t như ai, ai, ùn, oản.
Cách đ ánh vẩn "tự nhiên" cùa tré theo kiểu ờ + ăn = ăn, ờ + oan =
oan, v.v... đã xác n hận sự tổn tại của âm vị này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


VỊ trí đẩu lưỡi m ặt gốc th a n h
môi lưỡi hàu
lưỡi
thức bẹt quật

bật hơi t’


ổn không thanh t “tè . c k ?
bãt
£ hơi hữu
b d
thanh

vang m n J> 0
vô thanh f s ĩ X h
ổn
hữu thanh V I ĩ. r
vang 1

b) S ụ thể hiện băng chủ viết của các ám dầu .


T rừ âm vỊ-lP l không được ghi lại trê n chữ viết, phán lớn các
phụ âm còn lại d iu có m ột cách th é hiện.

Âm vị Cách viết Ví dụ

Im/ m m u ọ t mà
Ibl b buồn bã
lv/ V vội vá
ph p h á t phới
lf/
¡tị t tan tác
l t ẳl th thom tho
Id ỉ d dảy đà
Inl n no nẻ
/sl X xa xăm
s sớm sùa
l$l
III l long lanh
/cl ch chuỗn chuồn
95

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tí ir truc trặc
rt/i nhanh nhẹn
■X kh khô khốc
7i h hối hả
r ra ruộng

Có m ột số trườ ng hợp đáng chú ý là


Phụ âm /z/ được viết bàng d. hoặc gi. Nói cách khác, hai cách
viết d. và gi ngày nay đéu được phát âm th àn h /z/, vi dụ da thịt,
gia đinh
- Âm vị /k/ được viết bàng k khi đi trước các nguyên âm li, d,
£, ie / ví dụ kì, kèn, kế, kiến ; bàng q khi đi trước âm đệm /w/
ví dụ : quàn, quen, quá ; bằng c trong nhữ ng trư ờ n g hợp còn lại,
ví dụ : con cày.
- /¿r/ được ghi bàng gh khi đứng trước li, e, £/, ví dụ : ghi, ghế,
ghen và bằng g tro n g những trường hợp còn lại, ví dụ . gáy gổ.
I ịị I được viết bằng ngh khi đi trước I i, e £, ie/ chảng hạn :
nghi, nghẹn, nghi, nghiến và bằng n g tro n g n hữ ng trư ờ n g hợp
khác, ví dụ : ngủ ngon.
c) Vai trò cùa ăm đàu
cl. Vai trò cùa ám dầu trong việc n h ậ n diện ảm tiết
Nguòi ta n hận diện âm tiế t dựa vào các th àn h phẩn cáu tạo
nên nó, tức là dựa vào nhữ ng cái phân b iệt các âm tiế t với nhau.
Số híợng âm vị đảm nhiệm m ột th àn h phẩn nào đó càng lớn thì
việc nhận diện m ột âm tiế t càng dễ. §0 với các th àn h p hán khác
như âm đệm, âm chính, âm cuối, th a n h điệu th ỉ âm đáu có số
lượng lớn n hất, do đó âm đấu có chức n ăn g khu biệt lớn hơn cả.
Dựa vào th àn h phân này người ta dễ nhận diện âm tiế t hon dựa
vào các th àn h p hẩn khác. Đây là m ột tro n g nhữ ng lí do giải thích
vì sao người Việt đã viết tá t dựa vào âm đẩu ví dụ MDQD (m ậu
dịch quốc doanh), HTX (hợp tác xã). Một điéu h iển nhiên là cách
viết t á t dựa vào âm đẩu như XHCN dễ n h ận diện âm tiế t hon
cách viết tá t dựa vào th an h điệu chẳng hạn ~ ? ~
96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


c2. Vai trò của ám dầu trong các vần tha Viét Nam
Ván (rhyme) là sự hòa âm giữa hai âm tiết ở những vị tri nhãt
đinh trong dòng thơ, khố thơ. Sự hòa âm này được tạo ra chủ yếu
nhờ sự đóng n h ấ t vận mẫu cùa hai âm tiế t hiệp ván, ví dụ
chõng - dông , dào - vào. Tuy nhiên, trong một sổ trường hợp,
sự đong n hất âm đấu cũng có th ể góp phẫn tạo ra m ột hòa âm
n h ất định, ví du

Da trời ai nhuôm m à lam


Tinh ta ai nhuộm , ai làm cho phai

(Nguyễn Bính)

Song vẩn không chỉ có sự đồng nhất mà còn có sự khác biệt


đê’ trá n h lập vần - m ột hiện tượng thường lảm cho người nghe
cảm thấy rấ t 'n g an g tai" Và ăm dầu có vai trò chính, vai trò chủ
dạo trong việc tạo ra m ặ t khác biệt trong vàn thơ Việt N am ví
dụ : dào - vào, ta - ca

2. H ệ th ố n g âm đ ệm

a) Khi phát âm nhữ ng âm tiế t như tuấn, ngoan, hai môi của
người p hát âm trò n lại. Yếu tố tròn môi tro n g nhữ ng âm tiế t kiểu
này được gọi là âm đệm /yv/.

Am đệm /w/ có cãu tạo gẩn giống như nguyên âm làm âm chính
/u/ tro n g nhữ ng âm tiế t như hút, lụ t như ng khác với âm chính /u/
ở vị trí và chức n ăn g m à nó đảm nhiệm ở tro n g âm tiết. Ãm chính
bao giờ cũng nằm ở đinh âm tiết, quyết định âm sắc chủ yếu của
âm tiết. Âm đệm, trá i lại, chí nằm ỏ sườn đường cong đi lên và
chi có chức năng tu chinh, hoàn thiện thêm , làm trấm hóa âm sác
của âm tiết. So sánh hai âm tiế t lụt và lu ậ t sẽ thẫy rõ điéu đó

ở nhữ ng âm tiế t như tán, ngan yếu tố tròn môi như tré n không
tổn tại. Người ta gọi đó là âm đệm zêrô.

97

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


b) T rong lời nói, độ mở cùa âm đệm l'ai phụ thuộc vào độ mở
của nguyên âm - âm chính đi sau. Nếu nguyên âm đi sau là nguyên
âm rộng như /a, ă, El thi âm đệm cũng được mở rộng, ví dụ, hoa
hoe, xoăn. Ngược lại nếu nguyên âm đi sau là nguyên âm hẹp như
/i, e ,v ,ỹ / thì /w/ cũng được thu hẹp lại ví dụ hủy, huê, tu&n.
c) Trên chữ viết, âm đệm Iỵị I có hai cách thê’ hiện phản ánh
hai biến th ể rộng, hẹp của nó Nó được ghi b àn g con chữ o khi
đi trước các nguyên âm rộng /a, ã, £/, ví dụ : họa hoàn, hoa hòe.
Nó được ghi bàng con chữ u khi đi trước các nguyên âm còn lại,
ví dụ huy, huệ, tuần, thuở.
Một điểm đáng chú ý nữa là khi đi sau phụ âm /k/ (với cách
viết là q), âm đệm /w/ bao giò cũng được viết bàng u ví dụ : qua,
que, quăn quy, quẻ,...

d) Âm đệm /w/ không phân bố sau các phụ âm môi /m, b, f, v/.

Một số trường hợp đi ra ngoài quy luật này đéu là các từ phiên âm
từ tiếng nước ngoài, ví dụ : ô tô b u ý t, thùng p h u y , khăn v o a n .
T rong tiếng Việt, hai âm có cấu âm như nhau hoặc gẩn nhau
thì không kết hợp với nhau. /w/ là m ột bán nguyên âm trò n môi,
vì vậy nó không đi với các phụ âm môi.
Sau các phụ âm /n ,y / sự x u ất hiện cùa /w/ cũng rấ t h ạn chế
(chi tro n g vài từ như noãn càu, noãn sào, goá).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


3. Hệ th ố n g âm c h ỉn h
a) Danh sách các nguyén ăm làm ăm chính.
Tiẽng Việt có tấ t cà 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi
làm âm chính. Đó là % e, E , u ỉ , r . ỷ . a, ã, u, o, J , í,
ỈỄ,ut,»r> up/
Theo những tiêu chuẩn phân loại nguyên âm đã trình bày
(chương VII) mà cụ th ể là dựa vào vị trí của lưỡi, độ mở cùa
miệng, hỉnh dáng của môi và thòi gian phát âm (trường độ), có
th ể mô tà các nguyên âm đơn tiếng Việt trong bàng dưới đây.

\ Vị trí lưỡi, Sau


hình dáng Trưởc.
X môi không tròn không
Độ mở môi tròn môi
tròn môi
của miệng
Nhỏ i ut u

Lớn vừa e V / ỉ 0

Lớn £/ ỉ a / ă a/ ĩ

Xét vé m ặt âm học, các nguyên âm hàng trước thuộc loại âm


sác bổng, hàng sau trẩ m ; các nguyên ám có độ mở lớn sẽ có
âm lượng lớn, độ mở nhỏ - âm lượng nhỏ,
Ba nguyên âm đôi /Ịg, ụp/ thuộc vê ba h àng trước, sau
không trò n môi và sau trò n môi. Các nguyên âm này đứng ngoài
sự đối lập vé độ mở (âm lượng) vì chúng được p hát âm "trượt"
chứ không cố định như các nguyên âm đơn.
b) S u thề hiện băng chữ viết của các ăm chính.
Có 10 nguyên âm chỉ có m ột cách th ể hiện bàng chữ viết.
Dó là : /e, E,uu , ¡r , f ì a, u, 0 , E, ĩ /
Cán chú ý rần g nguyên âm / ĩ ị được viết bằng chữ cái a tro n g
những từ cổ vấn anh hoặc ach, vi dụ : rành mạch, tanh tách,
nguyên âm / 5 / chi tón tại trong những từ có vấn ong hoặc oc, ví
au : ròng roc, long dong.
99

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Nãra nguyên âm có hai cách th ể hiện bàng chữ viết.
- Nguyên âm /i/ được viết bàng i và y, ví dụ ; chì li, ý kiến.
- Nguyên âm h ! được viết bằng oo khi đi trước /lị, k/ ví dụ :
xoong, moóc, loong toong và bàng o trong nhữ ng trư ò n g hợp còn
lại, ví dụ . goi to.
Nguyên âm /ă/ được ghi bằng a tro n g nhữ ng âm tiế t có ván
au hoặc áy, ví dụ dau tay, chau m ày và bàng ả, ví dụ : loát
choàt.
- Nguyên âm đôi /uo/ được ghi bàng ua ở nhữ ng âm tiế t có âm
cuối zêrô, ví dụ m ua rùa và bàng uô khi âm cuối không phải
zêrô, ví dụ luống cuống, buôn buốt.
- Nguyên âm đôi /uyr/ được ghi bằng ưa đối với nhữ ng âm tiết
có âm cuối zêrô, chảng hạrs lua thua và bằng ua tro n g những
trường hợp khác, chẳng hạn 5 VItòn tược.
Riêng nguyên âm đôi /ie/ có tới 4 cách th ể hiện. Nó được ghi
bàng yè ở những âm tiế t có âm đệm /w/ và có âm cuối không phải
zéro, ví dụ ■ tuyên truyền, hoặc âm cuối khác zêrô, âm đệm zêrô
và âm đẫu 171, ví dụ yên, yếu. T rong những âm tiẽ t có âm cuối
không phải zêrô, âm đệm zêrô và âm đầu không phải / ? / th ỉ nó
được ghi là iê, ví dụ chiếu diện. Với nhữ ng âm tiế t cố ảm cuối
zêrô, nguyên âm đôi này được viết bàng ia, ví dụ chia m ía ' Cũng
với âm cuối zêrô như ng có đệm /w/ th ì nó lại được ghi bằng ya,
chảng hạn khuya.
Toàn bộ sự th ể hiện của các nguyên âm - âm chính bằng chữ
viết là như sau :
li/ -h y /3 / o (ong, oc)
-
/e/ - ê m -
0
/ tị - e IỸI -
ă
/ Ĩ! - a (anh, ach) /a/ -
a
M - ư /ã/ -
ă, a (au, ay)
m u /ị§/ iỂ, yê, ia, ya
loi - Ô /lụy/ - ưa, ưa
h! o, oo (oong ooc) /uo/ - uô, ua
100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hj Su th ề hiện và quy luật biên dạng của các ăm chinh trưòc
ãni cuối.
0 những âm tiết có âm cuối zêrô, nguyên âm làm âm chính
bao giò cũng ở thê’ dài, ví dụ : dì v'ê nha.
Khi đi trước /íỊ, k/ (với cách viết là nil, ch hoặc ng, c), các
nguyên âm hàng trước, hàng sau tròn môi và nguyê« âm hàng
sau không tròn môi Ị'iU/ đéu bị ngáĩì lại. Ví dụ thích, tinh mịch,
chênh chẽch, lù n g sục, h ù n g hực (trừ hai trư ờ n g hợp ngoại lệ
là các vần eng éc, oong ooc - dẫu vết cùa cách p h át ảm cổ còn
só t lại).
Các nguyên âm đôi /ie,iu.y, uo/ bao giờ cũng ờ th ể dài vì khi
cấu âm chúng đòi hỏi phải có m ột thời gian n h ất định đủ đê’ lướt
được từ âm nọ đến âm kia. Các nguyên âm này đễu bát nguón từ
m ột yếu tố có độ mở hẹp trư ợ t xuống m ột yẽu tố cùng hàng có độ
mở lớn hơn. Khi âm cuối là zêrõ, hiện tượng trư ợ t càng đi xa han
và các yếu tố thứ hai cùa cà ba nguyên âm đôi đểu có xu hướng
tiến gấn đến [A]. Đây là lí do giải thích vì sao những người đật
chữ viết đã dùng cùng m ột con chữ a đê’ ghi các yếu tố th ứ hai
của cả ba nguyên âm đôi này. Ví dụ chua m ua m ía .

d.) Quy lu ậ t phản bó các ăm chính


d l ) Quy luật p h ả n bố ám ch ín h sau ảm đàu và ám đệm.
T rong nhữ ng âm tiế t có âm đệm zéro, nói chung mỗi nguyên
âm đéu có th ế đi sau tấ t cả các phụ âm đẩu, trừ hai trường hợp :
- Nguyên âm đôi /uo/ không đi sau phụ âm /f/.
N guyên âm đõi/ie/ không xuất hiện sau /y/.

Khi đi sau âm đệm/w/ sự phân bố của âm chính có máy điểm


đáng chú ý là :
101

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Sau /w/ không xuất hiện các nguyên âm h àn g sau trò n môi
lu, o, 3, 3, uo/ và các nguyên âm hàng sau không trò n môi ị
Ui y/. Sỏ dĩ như vậy là vi âm đệm /w/ và các nguyên âm này rấ t
gun nhau vé đặc điểm cấu âm.
- Cũng theo quy luật trên , các nguyên âm hàng trước /i, e, E,
ie/ khi đã kết hợp với âm đệm / vW vốn là m ột bán nguyên âm
mOi thi cũng không bao giò kết hợp với các phụ âm cuổi là âm
môi /ra, p/.
d2) Quy luật phăn bỗ ăm c h ín h trong các vàn tho
Trong các vẩn thơ Việt N am , hai nguyên âm - âm chính ở hai
âm tiế t hiệp vấn với nhau thường dòng nhát, cùng hàng hoặc cùng
dộ m ỏ [2], [12], [1]. Một số ví dụ :
V.
- Đổng nhất
Thương ai bàng nỗi thương c o n
N hó ai bằng nỗi gái so n nhó chòng
(Ca dao)
Hai nguyên âm cùng hàng :
A n h cách em như đ á t lien xa cách bề
N ửa dỂm sâu nằm láng sóng phương em
E m thăn thuộc sao th à n h xa lạ th ế
Sáp gặp rỗi, sóng lại dầy xa th ê m
(Chế Lan Viên)
Thăn em n h u ót ch ín c â y
Càng tuai ngoài vỏ càng c a y trong lòng
(Ca dao)
- H ai nguyên âm cùng độ mở
Tói m uốn những dèm dông giá lạnh
Chiêm bao d ù n g ịu ẵ n quát bên. cô
B àng không tôi m uốn cô đừng gặp
M ột trẻ trai nào trong giác mơ.
(Nguyễn Bính)

102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


t- H ệ th ố n g âm cu ố i
a.) Danh sách các ăm cuối
Ngoài ãm cuối zêrô, tiếng Việt còn có tám âm cuối có nội dung
tích cực, trong đó 6 phụ âm /m, n, ỊJ, p, t, k/ và hai bán nguyên
âm /-y , j j . Vj trí cùa từ ng âm vị trong hệ thống âm cuối có th ể
trìn h bày khái quát trong bảng sau :

b) S ụ thề hiện bằng chữ viết


Âm vị zêrô không được ghi lại trê n chữ viết. Cán chú ý tới 4
trườ ng hợp sau
Phụ âm /k/ được ghi bàng ch khi x u ất hiện trong những âm
tiết có các vần ich, ẽch, ach, tức là khi nó đi sau /i, e, £/, ví dụ :
chếch, thích, sạch, ở các âm tiế t khác, nó được ghi bằng c, ví dụ .
dược, việc, bóc, lạc.
Phụ âm /ij/ được ghi bằng nh trong những âm tiết có các vẩn
inh ênh, anh, tức là khi nó đi sau /i, e, ĩf, ví dụ m ình, khênh,
bánh. Nó được ghi bằng ng tro n g nhữ ng trường hợp khác, ví dụ :
vừng vầng, không, hàng
B án nguyên âm /-« / được viết bằng o trong những âm tiế t có
các ván ao, eo, tức là khi nó đi sau /a, É/, ví dụ ■leo cao, trèo, vào.
Còn lại nó dược ghi bàng u, ví dụ : kêu cứu, tiu nghiu, bêu riếu.
B án nguyên âm l~ịị được ghi bàng y ò những âm tiết có vấn
ay ây ví dụ m áy bay. T rong những âm tiế t khác, nó được ghi
bàng í, vi dụ : nói, dài, rỗi.
103

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Có th ề hình dung toàn bộ sự th ế hiện bàng chữ viết của cac
âm cuổi như sau
/m/ - m /p/ - p
lnf - n /t/ t
/ Tịl - ng, nh /k/ - c, ch
/w' u, 0 /-ị/ ị y
c) Sự th ể hiện quy lu ậ t biến dạng của các ăm cuối
T ất cà các phụ âm cuối đéu là những phụ' ăm đóng. Âm /m/
trong /nam / chảng hạn, được p hát âm khép lại chứ không bật ra
theo kiểu [na - m] của tiếng Nga. Đây cũng !à m ột tro n g những
lí do giải thích vi sao tiến g Việt không có hiện tượng nối âm
T rong các ngôn ngữ Âu châu, do phụ âm cuối từ được p h á t âm
bật ra, do sự kết hợp của nó với nguyên âm đi trước khá lỏng lèo
nên khi gặp nguyên âm cùa từ đi sau, nó dễ dàng b ấ t q uan hệ để
tạo nên m ột âm tiết khác.
T rong sõ các phụ âm cuối thì / rj, k/ có sự biến dạng đặc biệt.
Khi đi sau các nguyên âm hàng trước, chúng bị kéo về phía trước
và trỏ th àn h / Ji,c/, ví dụ : tinh mịch, bách bệnh, Khi đi sau các
nguyên âm trò n môi, c h ú n g c ũ n g bị trò n m ôi lây, ví dụ học,
đ ú c , dòng.
Khi đi sau các nguyên âm dài, các bán nguyên âm /-U, i/ có bị
biến dạng ít nhiéu tùy thuộc vào độ mở cùa nguyên âm đi trước.
Nếu nguyên âm đi trước có độ mở hẹp th ỉ bán nguyên âm cuói
cũng có độ mở hẹp, vi dụ gùi, túi, n íu , cứu. Ngược lại, nếu
nguyên âm đi trước có độ mở rộng th ỉ âm cuối cũng được mở rộng
hơn, ví dụ . hai, bác.
d) Quy luật p h à n bố các ăm cuúi
d í) Quy luật phân bố ám cuối sau ảm ch ín h
Nói chung tấ t cả các phụ âm cuối đều phân bố sau tấ t cả các
âm chính, trừ m ột số trườ ng họp ià / JJ, k/ không đi sau íĩ/j/m , p/
không đi sau /Ui, 5, ế/, /n, t/ không đi sau / £, 5/. N hư vậy sau íĩị
/5/ chi có th ể là /ĩ]/ hoặc /k/ (trong các vẩn anh, ach, ong, oc).
104

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Hai bán nguyên âm cuối /-U. -i/ kết hợp với âm chính theo
nguyên tác xa nhau vé cấu âm. cu th ể là
Bán nguyên âm h ỵ thuộc hàng trước chi xuất hiện sau các
nguyên âm hàng sau (không tròn môi và tròn môi), ví du gửi.
nai, ấy, túi, ròi).
- Bán nguyên âm /- u / thuộc hàng sau tròn môi chi xuất hiện
sau các nguyên âm hàng trước và các nguyên ảm hàng sau không
tròn môi, ví dụ rêu rao, lâ u , keo.
d.2) Quy luật p h á n bố ăm cuối trong các văn tho
T rong các vần thơ, âm cuối trong cập âm tiết hiệp vần phân
bố theo nhữ ng nguyên tắc sau [1] [2] [12].
- Đồng n h ất hoàn toàn, ví dụ :
Gia đ ìn h m ìn h dã sa tán chua em
Chiêu thứ bảy em có vê p h ố nhỏ
Có ngập ng ù n g truóc khi m ó cùa
Lá sấu roi xúc dộng bẽn th ề m
(Thanh Thảo)
Các âm thuộc cùng nhóm vang mũi /m, n, rj/ đi với nhau
Ví dụ :
Sao dặc trời sao sáng suốt dẽm
Sao dẽm chung sáng chảng chia m iễn
Trài còn có bữa sao quên mọc
Anh. chàng d ẽm nào chảng nhó em
(Nguyễn Bính)
- Các âm cúng nhóm tác - vô thanh /p, t, k/ đi với nhau. Vi dụ .
N gày m ai anh đi em có buôn không
Con dường dõi m ìn h em đến lớp
Một m ìn h em giữa hai bờ nước
Cây phương, cây bàng cành cú n íu sang nhau
(T rấn Nhương)

ìor»

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương IX

CÁC HIỆN TƯỢNG NGÔN ĐIỆU


Ở trên chúng ta đã đễ cập đến khái niệm âm vị. X ua nay, theo
truyén thống ngôn ngữ học, các âm vị luôn luôn được th ể hiện kẽ
tiếp nhau trong lời nói bàng nhữ ng khoảng thời gian n h át định.
Nói cách khác, mỗi âm vị đều chiếm m ột khúc đoạn. Tuy nhiên,
đ ể tạ o n ê n t ừ bà c h ả n g h ạ n , đ ồ n g th ờ i với n h ữ n g â m vị n h ư /b/,
/a/ còn phải có thanh huyén - một hiện tượng được th ể hiện đổng
thòi với các âm vị trên. Đê’ tạo nên từ cecrpa đổng thời với các
âm vị Nga /sestra/ còn phải có hiện tượng n hấn giọng ở âm tiết
[ra]. N hững hiện tượng ngữ âm vừa nêu không được định vị trên
tuyến thời gian như các âm vị thông thường m à được th ề hiện
đòng thời vói các ăm vị đô. Đó là những hiện tượng ngôn điệu
(prosodic facts) hay điệu tính. N hững hiện tượng ngôn điệu chủ
yếu là ngữ điệu, trọng âm và th an h điệu.

I. NGỮ ĐIỆU

Ngữ điệu (intonation) là sự chuyển động của th a n h cơ bản của


giọng nói, là sự nâng cao hoặc hạ th ấp giọng nói tro n g câu.
Cùng với các chỗ ngừng, ngữ điệu cũng là m ột phương tiện
p h à n loại lài nói. v í dụ :

Tôi không ngờ duac răng anh

m ột con người tài ba n h ư th ế m à lại bị cô ấy đá


Song ngữ điệu được dùng không chỉ để phân đoạn lời nói. Chức
n ăng chính của nó là nối liền các bộ p h ậ n của lời nói lại với nhau
làm cho lòi nói trá nẽn liền mạch.
Ngữ điệu còn được sử dụng để biểu hiện tính chẫt của các loại
câu. ở đây nó đóng vai trò là một phương thức ngữ pháp thực
106

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


thụ. Qua ngữ điệu, người nghe có th ể biết được câu nói thuộc loại
RI trấ n th u ật, nghi vấn hay mệnh lệnh (cáu khiến), v.v . Ví dụ
~ A nh đ i ? (lên giọng - câu hói)
- A n h di ! (m ệnh lệnh)
T rong nhiễu ngôn ngủ, sự chuyển động lên của ngữ điệu thường
có chức n ăn g tiếp tục, tức là nó thông báo mệnh đé chưa kết thúc,
sự c h u y ế n đ ộ n g x u ố n g - có c h ứ c n â n g k ế t th ú c , tứ c là nó c h o b iế t
mệnh đé đã hết. Ngoài ra sự vận động theo hướng nằm ngang có
thể có ý nghĩa liệt kê. Ví dụ : Dáy bàn, ghé, tù, giường..
Cuối cùng, ngũ điệu còn có ý nghỉa đậc biệt trong việc biéu
hiện tát cả nhữ ng sác thái cảm xúc da dạng cùa lời nói. Qua ngữ
điệu, người nghe có thê’ biết được thái độ, tìn h càm của người nói .
phẫn nộ, yẽu thương, chế diễu, vui vẻ, buồn phiễn, lo lấng,
hờn dỗi...
T rong tiếng Việt, ngủ điệu thường được sử dụng đóng thời với
những từ tìn h thái như à, u, n h i, nhé.. Sử dụng tốt các phương
tiện này sẽ làm cho lời nói trở nên sinh động, có "hổn’ và nâng
cao được hiệu quả giao tiếp.

II. TRỌNG ÂM

T rọng âm (accent) là sự nêu b ật một trong những âm tiết của


từ bàng nhữ ng phương tiện ngữ điệu n h ất định.
Sự nêu b ật được tiến hành bằng cách nhấn m ạnh âm tiết (tức
là bằng cưòng độ ph át âm ) được gọi là trong ăm /ưc Sự nêu bật
được tiến hành bằng cách kéo dài thời gian phát âm đươc gọi là
trọng âm lượng. T rẽn thự c tế còn có cả những trường hợp nhấn
trọ n g âm vừa bầng cường độ lại vừa bàng thời gian phát ảm T rong
tiếng N ga chẳng hạn, âm tiế t m ang trọng âm vừa được p hát m ạnh
lại vừa được kéo dài hơn các âm tiế t khác.
Tùy từ n g ngón ngừ m à trọ n g âm có thê’ cố định hay tự do.
Trọng âm có đ ịn h là trọ n g âm bao giờ cũng rơi vào vị trí nhất
định cùa từ. v í dụ, tro n g tiếng Sec (Tiệp) trọng âm bao giờ cũng
ở âm tiết đáu từ, trong tiếng Balan - ở âm tiết trước ám tiết cuòi.
tro n g phần lớn các ngôn ngữ Chiur - ở ảm tiết cuối. T rọng âm
107

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tỏ đinh co chức nãng phân giới, tức là phán biệt ran h giới giữa
các từ Dựa vào trọng âm, người ta c<5 th ế biết được đến đâu hết
một từ và bát đáu một từ khác. Chảng hạn, nếu trọ n g âm luôn
iuôn rơi vào âm tiết đấu th i cứ đến âm tiết nhẫn trọ n g âm người
ta biết là đã sang môt từ mới ; nếu nó luôn rơi vào âm tiế t trước
âm tiết cuối thì khi đến trọ n g âm người ta biết còn m ột âm tiết
nữa sẽ hết từ.
Trọng ăm tu do là trọng âm không ở vào vị trí n h ấ t định cùa
từ : t r o n g từ n à y n ó ỏ á m t i ế t đ ẩ u , t r o n g t ừ k ia - ở â m t i ế t cuối,
t r o n g từ th ứ b a - ở â m t i ế t tr ư ớ c â m t i ế t cu ố i, V V.. v í d ụ , tro n g
p ó d u H C L , O T e é r , oxpáua. T r o n g c á c n g ô n n g ữ có trọ n g
tiế n g N g a
âm tự do, trọ n g âm có chức n âng khu biệt ý nghỉa cùa từ, nghỉa
là k h i th a y đ ổ i vị t r í c ủ a t r ọ n g â m sẽ d ẫ n đ ế n v iệ c t h a y đ ổ i hoặc
p h á vỡ ý n g h ĩa c ủ a từ , ví d ụ t r o n g tiế n g N g a M ỷ K ã (sự đ a u khố),
Myxá (bột).
Khái niệm trọng âm tự do không trù n g làm m ột với khái niệm
trọng ăm di dộng. Đặc điểm của trọng âm di động là tro n g khi
từ biến đổi hình thái, nó có th ể thay đổi vị trí, ví dụ, tro n g tiếng
Nga, nuuiý, núiueịub (tôi viết, anh viết) T rọng âm di động cũng
có th ể có ở các ngon ngữ có trọ n g âm tự do m à cũng có th ể có ờ
các ngôn ngữ có trọng âm cố định.
T rong các rtgôn ngữ Àu châu như tiếng Nga, tiến g Anh, tiẽng
Pháp, trọng âm có vai trộ đ áng kể T rong tiếng Việt và các ngốn
ngữ có thanh điệu khác, vai trò của trọng âm có bị "mò n h ạ t’ đi
trước sự tốn tai của th an h điệu. Tuy nhiên sẽ là không đúng nếu
nhu có thái độ cực đoan cho rằ n g tiếng Việt hoàn toàn không có
trọng âm.
T rong tiếng Việt, trọ n g âm được nêu bật chủ yếu bằng cách
tân g cường trường độ của nguyên âm*1). Nói cách khác, trọ n g âm
của tiếng Việt chủ yẽu là trọ n g âm lượng. Tiếng Việt có m ột số
từ không bao giờ m ang trọng âm (ví dụ từ cái - loại từ). Tuy
nhiên có những từ trọng âm được thê’ hiện khá rõ, ví dụ cà

108

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


k h ả n g cà k h iu , tó e tòe loe. Tuyệt đại đ a sô các thực từ đêu m a n g
trọng ám Có những cập từ đói lập trong đó trọng âm là tiêu chí
khu biệt duy nhát, vi dụ cho, d ế là động từ. (Tôi c h o anh quyên
sách ; Nó đẽ’ khăn lẽn bàn) với cho, d ề là từ hư (quét c h o sạch,
nói đ ể anh hiểu). C ó n h ữ n g từ đ a tiế t, n ếu đ ặ t sa i tr ọ n g â m th ì từ
đó bị phá vỡ ; mỗi âm tiết thành một từ riêng biệt, ví dụ bào vói —
nói theo và bảo (động từ) + với (giới từ).

III. THANH DIỆU VÀ CÁC THANH DIỆU


CỦA TIẾNG VIỆT

1. Đ ịn h n g h ĩa
T hanh điệu (tone) là sự nâng cao hoặc hạ thẫp giọng nói trong
một âm tiế t có tác dụng cấu tạo và khu biệt vỏ âm th an h cùa từ
hoặc hình vị. Sự khác nhau giữa cà và cá là sự khác nhau vê thanh
điệu : âm tiết cá được p h át âm cao, âm tiết cà được p h át âm thẫp.
Nhờ thanh điệu, các câu sau đây đã được hiểu theo các ý nghỉa
khác nhau : Con ba ba đău rỗi, Con bà ba dău rỗi, Con ba bà đáu
rỗi, Còn bà ba dâu rồi,...
Như vậy, nếu như ngữ diéu là dặc trung của câu, trọng ãm là
dặc trung của tù thì thanh diệu là dặc trưng cùa âm tiết. Không
phải ngôn ngữ nào cũng có th an h điệu. Tiếng H án, tiếng Việt,
tiếng Lào có th an h điệu. Các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Khm er
không có.
2. M iê u t ả c á c t h a n h d iệ u tiế n g V iệ t
T iếng Việt có 6 than h điệu T rẽn chữ viết, năm thanh được ghi
lại b à n " năm dấu huỵèn, ngã, hòi, sắc, nặng còn m ột th a n h
không được ghi lại b ằn g m ột dấu nào cả. Có th ể gọi đó là th a n h
không dấu.
a) T h a n h không d á u . Đây là th an h điệu cao, có đường n ét vận
động bàng phàng từ đấu đến cuối, v í dụ : đ i xe ca sang Gia Lâm .
b) T hanh huyên. So với th an h không dấu, th an h huyén là một
th an h thấp. Đường nét vận động cùa thanh này cũng bàng phảng
như th an h không dấu tuy vé cuổi có hơi đi xuống.
109

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Như vậy, sự khác nhau giữa th an h không dâu và thanh huyên
chú yếu là ở độ cao. Một số sinh viên nước ngoài học tiếng Việt
đã phát âm ba thành bà hoặc ngược lại, là do không phân biệt
được hai mức cao thãp của chúng.
c) Thanh ngã. Thanh ngã bát đáu ở độ cao gán ngang thanh
huyén nhưng không đi ngang mà vút lẽn kết thúc ở độ cao cao
hơn cả thanh không dẫu
ở thanh ngã, đường n ét vận động bị gãy ở giữa do trong quá
trìn h phát âm có hiện tương bị tác th an h hẫu (xem hình dưói).
Đây là chỗ khó phát âm đối với trẻ em và đối với người nước ngoài
học tiẽng Việt Thanh này hay bị phát âm th àn h thanh sắc : ngã -*
ngá, nước lã —» nước lá.
d) Thanh hỏi. Đây là m ột thanh thấp và có đưòng nét gãy à
giữa. Độ cao lúc bát đẩu của thanh hỏi gần ngang th an h huyér,
Sau khi đi ngang m ột đoạn, thanh này đi xuóng và lại đi lẽn cân
xứng với đường đi xuổng. Dộ cao lúc kết thúc bàng độ cao lúc ban
đẩu. Ớ trẻ em mới học nói, thanh hỏi thường được p hát âm thành
thanh nặng, ví dụ mớ cứa —* mơ cụa. ơ miễn T rung và m iền Nam
hai thanh ngã vả hói không được phân biệt vì vậy hay xảy ra tinh
trạng lẫn lộn "dấu ngã'' và "dẫu hòi" khi viết chính tà.
e) Thanh sắc. Lúc bất đẫu, độ cao của th an h sác gãn ngang
với thanh không dẫu nhưng thanh sác không đi ngang m à đi lên.
ơ những âm tiết có những âm cuối là /p, t, k/ như bát cóc, náp
thi thanh sác vút cao ngay, gây ấn tượng ngán, ở phương ngữ
miễn T rung có vùng phát âm một số âm tiế t m ang thanh sác
thành thanh hỏi, ví dụ ý chí —»ỷ chí.
g) Thanh nặng. T hanh nậng là một th an h thấp và có đường
nét xuống dấn. 0 những âm tiết có âm cuối /p, t, k/ như học tập,
m ật thanh nặng được p hát âm xuổng ngay, ở th an h nậng cũng
có hiện tượng tác thanh hấu trong quá trình p hát âm.
Dưới đây là biểu đổ vé sự th ể hiện của các th an h điệu
tiếng ViệtC).

(1) X in xem : AHHpeeB H fl. ropAHxa M.B. C u Q T e M a T O M 06 Bb e T H d M C K O i o

H3UKO.. BeCTHHK, JITK, 1957. No8.


110

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


3. P h â n lo ạ i c á c th a n h đ iệ u tiế n g V iệ t
T rong phấn miêu tà ở trên , chúng ta thấy các th an h điệu phàn
biệt với nhau theo hai đặc trư n g chú yếu độ cao và đường nét
vận động Dựa vào hai đặc trư n g này, có th ế phân loại các thanh
điệu theo hai cách :
- Các th an h có ám vực cao : không dẫu, ngã, sác.
- Các th an h có âm vực th ấ p huyén, hỏi, nặng.
T rong loại âm vực cao, th an h không dấu thuộc bậc cao vừa,
còn ngã, sác thì cao hẳn.
b) Theo dường nét vận động liay theo ăm diệu, các thanh được
chia ra
- N hững th an h có đường nét bằng phảng (truyễn thống gọi là
th an h bàng) : không dấu, huyén.
- N hững th anh có đường nét không bầng phảng (truyên thống
gọi ]à than h trác) ngã, hỏi, sấc, nặng
T rong số các th an h trá c có thê’ phân nhò thành
+ Các th an h có đường n ét gãy ngã, hòi.
+ Các th an h có đường n ét không gãy : sác, nậng.
N hững điếu vừa trìn h bày được tóm tá t trong bàng sau
111

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ảm điệu Trác
Bàng
Ảm vực Gảy Không gẫy

Cao *1
Khong dâù Nga

Thấp
Huyêh
2
VT‘ Hoý Nặng
/ \

4. Q uy lu ậ t p h â n b ố c á c t h a n h đ iệ u

a) Thanh diệu trong các kiểu âm tiết


Sự phân bô' thanh điệu tro n g âm tiế t liên quan ch ạt chẽ với
thành phán âm cuối.
0 những âm tiế t có âm cuối là phụ âm tấc vô th an h /p, t, k/
chi có th ế có thanh nặng hoặc th an h sác. Các th an h không dấu,
huyén, ngậ, hòi không th ể tổn tạ i được ó nhữ ng ám tiế t loại này,
Sở dỉ như th ế là vì
- Hai thanh không dãu vã huyên có đường n ét âm điệu bàng
phảng Đường nét này đòi hỏi phải có m ột trườ ng độ n h ấ t định
mới bộc lộ được T rong khi đó th ì nhữ ng âm tiế t có âm cuối /p, t,
k/ bị đóng chặt lại làm cho m ột phần trư ờ n g độ ở cuối thực chát
chi là m ột khoảng im lặng, v ì vậy hai th a n h này không có điểu
kiện để thể hiện đẫy đủ đặc trư n g b àng phảng của mình
Hai thanh ngã và hòi có n ét đặc trư n g ở tín h ch ăt gãy. Nếu
x u ất hiện trong điéu kiện trư ờ n g độ hạn chế thì chúng cũng khống
bộc lạ được đường nét vận động phức tạp này.
0 những âm tiết có âm cuối không vô thanh, tấ t cả các thanh
điệu đêu có thê’ xu ất hiện.
Như vậy, trong sáu thanh điệu th ì hai thanh sâc và n ặ n g có
phạm vi phân bô rộng n h ấ t : ở tấ t cả các kiểu âm tiết.
b) Thanh diệu trong các vàn tha.
112

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


T rong các vẩn thơ truyền thống Viêt Nam, thanh điêu tronp
hai âm tiẽt hiêp vẫn với nhau được phán bố theo nguyên tác cũng
ám diệu, cụ thề là cùng bàng hoặc cũng trác, v ì dụ
- Cùng bàng ■ Bỏ thuyền bỏ bến bỏ dòng tr o n g
Cô lài dò kia d i láy c h ỗ n g
Vàng báng cô em từ dạo áy
Dé buôn cho nhũng khách sang sô n g
(Nguyên Bính)
- Cùng trác : Sông Bến Hải bén bồi bẽn lở
Càu H iên Lương bén n h ớ bên thương
(Tố Hữu)
Một điểm cẩn chú ý là đối với những âm tiẽ t đều là ván thơ,
ờ trê n cùng m ột dòng như ng không hiệp vần với nhau (tức là mỗi
âm tiế t đéu bát vẩn với một âm tiết ở dòng khác) thì nguyên tác
cùng âm điệu không hoàn toàn b át buộc. 0 th ể song th ấ t lục bát,
trong câu th ấ t thứ hai, hai âm tiẽ t là vẩn thơ không bao giờ cùng
âm điệu. Ví dụ :
Thư thường lại người không tháy lại
Hoa dưang tàn d ã t r ả i rêu x a n h
Rêu xanh m áy lóp chung quanh...
(Chinh p h ụ ngâm )
Tuy nhiên, tro n g thê' lục bát, ở câu bát, hai âm tiết - ván thơ
bao giờ cũng cùng âm điệu, tức là cùng bàng, và đối lập nhau vé
âm vực. Ví dụ :
N ói ra sợ m á t lòng em
Van em em hãy g iữ n g u y ê n quẻ m ù a
N hư hôm em d i lê chùa
Cứ mặc nh u th ế cho v ừ a lòng anh
(Nguyễn Bính)
c) Thanh diệu trong các từ láy
T rong tiếng Việt hiện đại, như đã nói, thanh ngã là một thanh
cao và thanh hỏi là m ột th an h tháp. Tuy nhiên, vé m ạt lịch sử,
vi trí của hai thanh này ngược lại : thanh hòi cao, thanh ngã thấp
113

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Như vậy trước đây các th an h cao là . không dãu, hỏi, sác và L'ác
thanh thãp là huyên, ngã, nặng.
T rong các từ láy đôi cùa tiếng Việt, hai th an h điệu trong hai
âm tiết cùa từ được phân bố theo nguyên tắc cùng âm vực nhu
trên , cụ th ể là các than h không dấu, hỏi, sác đi với nhau, các
thanh huyên, ngã, nặng đi với nhau. Một số ví dụ
do dó nhàn nhạt
nhan nhản bì bõm
hăm háp kệch căm
đỏ dân bàng bạc
dì T hanh điệu trong các thành ngữ
Một đặc điểm nổi bạt của các th àn h ngữ tiếng Việt là tín h chát
đối. Trừ những th àn h ngữ được cấu tạo bàng ba âm tiết, những
thành ngữ từ bốn âm tiế t trở lên thưòng được chia th àn h hai vẽ,
đọc thành hai nhịp, ơ nhữ ng th àn h ngữ loại này, hai vế của một
thành ngữ ngoài sự đối xứng vé sổ lượng âm tiế t còn có sự đối
xứng khá đêu đặn vé th an h điệu. Quy lu ật đối xứng đó được thế
hiện ở chỗ : các ăm tiết cuối của m ói vé thường m a n g n hững thanh
dối lập nhau v ỉ ăm tiết. Mô hình đối xúng là .
b/ ...t
...t/ ...b
Ví dụ : - M àn tr ờ i/ chiếu đ ấ t
Đứng núi n à y / trông nú i n ọ
- G iật đàu c á / vá dầu tô m
- Việc nhà th ì n h á c / việc chú bác thì s iê n g
Tính chất đối xứng bầng/ trá c trê n đây đôi khi có th ế "lan" đễD
âm tiết thứ hai, thứ ba kề từ âm tiế t cuối trở lên.
Ví dụ ...bbb! ...tu
Treo đàu dé/bán th ịt chó.

- Dồ mò hôi/sói nước mát.


...bbt/...ttb
- DỜI cua cua máyỊdòi cày cày đào.
114

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương X

NHỮNG HIỆN TƯỢNG BIẾN Đ ổ i NGỮ ÂM


T rong lời nói, các âm tố được phát âm không phải một cách
biệt lập m à tạo th àn h từ n g chuỗi, từng hãng, ở đây các âm tố có
th ể bị ảnh hường bởi nhữ ng bối cành ngữ âm hoặc bởi sự tác động
lẫn nhau. T rong trư ờ ng hợp đẩu, những biến đổi ngữ âm là những
biến đối vị trí, tro n g trư ờ n g hợp sau - những biến đổi kết hợp [7],

I. NHỮNG BIẾN DỔI VỊ TRÍ

T rong các ngôn ngữ Âu châu, những biẽn đổi vị trí của các âm
tố thường bị quy định bỏi vị trí đói với trọng âm , vị trí ò đẩu hay
ở cuối từ.
T rong số các biến đổi vị trí, hiện tượng nhược hóa (reduction)
được coi là phổ biến hơn cả. Nhược hóa là làm yếu âm tố đi vê
cường độ và trư ờ n g độ. H iện tượng nhược hóa nguyên âm thường
do trọ n g âm quy định. T rong tiếng Nga chảng hạn, nguyên âm
to] ở trướ c hoặc sau trọ n g âm có th ể bị nhược hóa thành [9]
hoặc [a].
N hữ ng biến đổi của các âm tô' ở đấu hay cuối từ cũng là những
biến đổi vi tr i hay gập. N hũng biến đổi này thường xảy ra đối với
các phụ âm . T rong m ột số ngôn ngữ, ví dụ tiếng Nga, ở cuối từ,
các phụ âm hữu th an h thường được phát âm thành âm vô thanh
tư ơ ng ứ ng : [b] —» [p], [d] —» [t], [g] —» [k],..
T rong tiếng Việt, như đã nói, trọng âm không có vai trò 'th ố n g
tri" do đó sự chi phối của nó đói với các âm tó cũng không có
hiệu lực dáng kể, không gây nên hiện tượng nhược hóa mạnh nhu
tro n g các ngôn ngữ Âu châu
115

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Mô hinh âm tiết tiếng Việt với 5 thành tố đ ã tạo nên mõt câu
trú c rấ t chật chẽ. 0 tấ t cả các vị trí, các âm tố, nói chung, không
bị biến đổi, kể cả vị trí cuối từ là vị tri vốn rấ t dễ tạo nên sự biến
đổi âm tó tro n g các ngôn ngữ Âu châu. Vì vậy, so với các ngôn
ngữ này, tiếng Việt ít có những biến đổi vị trí.

II. NHỮNG BIẾN ĐỔI KẾT H ộ p

N hững biến đổi kết hợp nảy sinh khi các âm tổ k ết hợp lại với
nhau trong chuỗi lời nói.
Bản chất của nhữ ng biến đổi kết hợp sẽ được biểu m ột cách
dễ dàng khi ta chú ý đẾn ba giai đoạn cẫu âm m ột âm tố : tiến,
giữ và lui. Khi ran h giới giữa các giai đoạn này bị thay đái, xê
dịch thi sẽ lảm x u ất hiện những biến đổi âm tố khác nhau.
Nếu giai đoạn lui của âm đi trước ảnh hưởng đến giai đoạn
tiến cùa âín tố đi sau (hay giai đoạn tiến cùa âm đi sau phải thích
nghi với giai đoạn lui của âm đi trưóc) th ì sẽ x u ấ t hiện những
biến đổi kết hợp xuôi ; còn nếu giai đoạn tiến của âm 16 đi sau
ảnh hưởng đến giai đoạn lui của âm tó đi trước (hay giai đoạn lui
của âm tố đi trước phải thích nghi với giai đoạn tiến của âm tó
đi sau) thì sẽ có nhữ ng biến đổi kết hợp ngược. Sau đây là một
số hiện tượng biến đổi âm tố do sự kẽt hợp tạo nên.

1. H iệ n tư ợ n g th í c h n g h i (accom modation). H iện tượng thích


nghi p hát sinh khi có sự kết hợp giữa m ột phụ âm và m ột nguyên
âm. Đó là hiện tượng m ột tro n g hai âm tô' biến đổi đi để phù hợp,
thích nghi với âm bên cạnh, v í dụ, tro n g tiến g Việt [t] là m ột phụ
âm không tròn môi như ng khi đi với các nguyên âm trò n môi như
[u], [o] nó cũng bị tròn môi lây chẳng h ạn tu, tô. [k] là m ột phụ
âm gốc lưỡi, khi đi với các nguyên âm h àng trước như [i], [e] nó
cũng bị kéo vé phía trước ch ẳ n g 'h ạ n * kì, kế. Đó là nhữ ng hiện
tượng thích nghi ngược vì âm đi trước phải biến đổi cho gán với
âm đi sau m
116

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Một trong những ví dụ vé hiện tượng thích nghi xuõi là truong
hợp của những từ có các vấn inh, ich, anh, ach, énh, êch. Ö đãy
các phụ âm cuối / r|, k/ khi đi sau các nguyên âm hàng trước bị
kéo lên trư ác và trở thàn h / JỊ c/, ví dụ : chinh chích, bênh bệch,
sành sạch.
2 . H iệ n tư ợ n g d ồ n g h ó a (assim ilation) : Đổng hóa cũng là
hiện tượng thích nghi nhưng xẩy ra đối với các âm cũng loại
nguyên âm với nguyên âm, phụ ám với phụ âm. Haĩ nguyên âm
hoặc hai phụ âm gần nhau, một âm biến đi để có cấu âm gần với
âm kia hơn. T rong tiếng Nga [Sbit’] được phát âm thành [zbit’] ;
ở đây [S] là âm vô than h được p h át âm thành âm hữu thanh [z]
do đi trước âm hữu th an h [b]. Đó là hiện tương đống hóa ngược.
T rong tiếng Việt, hiện tượng đồng hóa thường gặp ở các thanh
điệu. Ví dụ : n ăm m uai —»năm m uai (âm tiết thứ hai được chuyển
từ th a n h huyền san g th a n h không dẫu để phù hợp với âm tiế t
th ứ n h ấ t) , m u ô n vạn —» m uôn vàn (âm tiế t th ứ hai chuyển từ
m ột th a n h trá c san g m ột th an h bàng để gấn với âm tiế t thứ
n h ẫ t), v.v...
3. H iệ n tư ợ n g d ị h ó a (katabolism ) : Hai nguyên âm hoặc hai
[Jhụ âm có cấu âm gần nhau, m ột âm biến đi để cho chúng trở
nên khác nhau. Đó là hiện tượng dị hóa. Một vài thí dụ cùa
tiếng N ga
[tram vai] —» [tranvai]
([m] và M déu là phụ ám môi, để cho khác nhau, [m] được
chuyền th àn h [n] là âm lưôi).
[bomba] —» [bonba]
([m ] và [b] đẽu là phụ âm môi, vì vậy [m] -» [n])
T rong tiếng Việt, hiện tượng dị hóa hay xẩy ra ở các từ láy và
theo m ột quy lu ật khá ch ặt chẽ. Quy luật đó là
p m, t -* n, k -» / ij/. Ví dụ :
p —» m dep đẹp -» dèm dẹp, chiếp chiếp -* chiêm chiếp
xốp xốp —• xóm xốp, sụp sup —» sùm sụp.
117

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


t -» n m ột m ột —» m ồn một, rét rét —» ren rét
nhạt n h ạ t —» ra/làn nhạt, bợt bạt —» 6ờn bợt
k —• /ịj/ . khác khác —» khang khác, tức tức —* tưng tức
xịch xịch - » 3tìn/í xịc/i, cạch cạch —» cành cạch.
H iện tượng dị hóa còn xẩy ra chỉ ở th a n h điệu, ví dụ
cAdm chậm -* chẫm chậm
đậm đậm —* đầm dậm
tú n g túng -» tung túng
dò dò —» do dỏ
Ngoài những hiện tượng biên đổi ngữ âm phổ biến đ ã nêu trên,
tro n g các ngôn ngữ trên th ế giới còn có th ể có nhữ ng biến đổi
khác nữa, ví dụ, hiện tượng thêm âm (ai ấy ai náy, người nào
người áy —> ngirò! nào ngưò; raáyj, hiện tu ợ n g bớt âm (ỉ>a mươi
m ốí -» ốõm mốí, p/iòí không -» phóng) v.v... T ấ t cả nhữ ng hiện
tượng này nói chung, đéu tổ n tạ i với mục đích làm cho cách phát
âm trở nên dễ dàng, th u ận tiện hơn.

tis
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương XI

CHỨ VIẾT VÀ CHÍNH TẨ

I. VAI TRÒ CỦA CHỮ VIẾT VÀ MỘT VÀI NHẬN XÉT VÊ


CÁC K IỂU CHỮ VIẾT

1. V ai tr ò c ủ a c h ứ v iế t
Ngôn ngữ âm thanh tro n g m ột thời gian rấ t dài đã trở thành
cồng cụ duy n h ấ t để con người có th ề truyén đ ạ t cho nhau những
kinh nghiêm sản x uất và đấu tra n h . Tuy nhiên việc sử dụng ngôn
ngữ âm thanh không phải không có những hạn chế n h ất định. Khi
hai người giao tiếp bằng lòi, ảnh hưòng cùa ngôn ngữ âm thanh
chỉ có hiệu lực tro n g m ột phạm vi n h ấ t định. Ngoài phạm vi ấy,
người này không thê’ nghe được tiếng nói của người kia. Như vậy
là ngôn ngữ âm thanh có sụ hạn chế n h ấ t d in h vè m ặ t không
gian. M ặt khác, "lời nói gió bay'', mỗi lời nói chỉ được thu nhận
vào đúng lúc nó được p h át ra. H ết thời điểm ấy, nó không tổn tại
nữa. C hính vì th ế m à đến ngày nay chúng ta không còn nghe được
tiếng nói cùa các bậc anh hùng dân tộc như T rẫn H ưng Đạo, Lê
Lợi, Nguyễn T rãi, Q uang T rung [3], Xét vé m ật này, ngôn ngữ
âm th an h cũng không uuọt qua dược cái hỗ ngăn cách cùa
thời gian.
Đê’ khắc phục hai m ặt hạn chế đó của ngôn ngữ âm thanh, con
người đã tìm ra một hinh thức thông tin mới : thông tin bàng
chữ. Như vậy, chữ viết ra đời do nhu cáu thông tin liên lạc xét
vé m ặt không gian và nhu cáu truyễn đ ạt những kinh nghiệm sản
x u ấ t và đấu tra n h xét vé m ãt thời gian.
119

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chữ viết là m ột hệ thống kí hiệu dò họa được sù dung dê có
dinh hóa ngỗn ngữ ăm thanh. Chức nâng của chữ viết, vi vặv, là
đại diện cho lời nói. So với lời nói th ì chữ viết xuất hiện sau- Vi
vậy chữ viết tã t phải phụ thuộc vào lời nói. Khi giữa lòi nói và
chữ viết không có sự phù hợp nữa th ì phải cải tiến chữ viết chứ
không phài cố tìm cách p h át âm theo chữ viết hiện hành, bài vì
làm như vậy là "ngược”, chẳng khác nào sửa đầu cho vừa mũ, sừa
chân cho vừa dép, sửa người cho vừa quần áo.

2. C ác k iể u c h ữ v iế t
a) Chữ viết ghi ỷ
Là chữ viết cổ n h ất cùa íoài người, chữ viết ghi ý không có
quan hệ với m ặt âm th an h m à chi có quan hệ với m ậ t ý nghia
cùa ngón ngữ. Quan hệ giữa ý và chữ ở đây là trự c tiếp.
c h ữ ---------------------------------- ý
Ví dụ điển hình n h ất vé chữ viết ghi ý là các chữ sổ, các dâu
1, 2, 3, = , V, %, +, Khi ta viết, ví dụ, số 1, người Việt, người
Nga, người Pháp, người Anh, người K hm er đẽu hiểu, mặc dù người
mỗi nơi p hát âm m ột khác : người Việt p h á t âm là "một", người
Nga - [adin], người Anh - [wan] (one), người K hm er - [muoí].
Thông thường mỗi m ột chữ ghi ý đểu biểu th ị trự c tiếp nội
dung, ý nghĩa của m ột từ. Do đó, vé nguyên tắc, có bao nhiêu tù
phải đ ặ t ra báy nhiéu k í hiệu d ề ghi. Sổ lượng từ của một ngôn
ngữ tuy không vô h ạn nhưng rấ t lớn vì vậy số lượng kí hiệu để
biểu thị ý nghỉa cùa nó sẽ nhiẽu vô kể, tro n g khi đó th ì khà nàng
ghi nhớ cùa bộ óc con người lại có hạn. Đây là điêu bát tiện co
bản, là hạn chế chính cùa chữ viết ghi ý.
b) Chù viết ghi ăm
Chữ viết ghi âm không quan tâ m đến m ặt nội dung, ý nghía
cùa từ m à chỉ ghi lại chuỗi âm th an h của từ đó. Chữ viết ghi âm
là đại diện cùa ngữ âm chứ không phải cùa ý nghía. Q uan hệ giũa
chử và ý ở đây là m ột q uan hệ gián tiếp m à âm là tru n g gian.
c h ữ ----------------â m ------------------- ý
120

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chư V iet ghi ám đuợc chia ra làm hai loại : chữ ghì ám liẽl và
chừ ghi àm Vị (3 cirá tip'Ị_ moi kí hiệu biểu thị một
ãm tiết. Số lượng àrn tiẽt so với số lượng từ thi ít hơn nhiều, VI
vậy chữ ghi âm tiết đơn giản hơn hản chữ ghi ý. Đối với chữ ghi
ãm vị, mỗi kí hiệu biểu thị một âm VI Quan hệ giữa âm vị vã kí
hiệu là quan hệ 1 - 1 đối với m ột hệ thống chữ viết lí tưởng- Khi
quan hệ này bị thay đổi, ví dụ m ột âm vị có nhiều cách ghi hoặc
nhiễu âm vị chi có một cách ghi, thi phải đặt vấn đé cải tiến chữ
viẽt cho phù hợp với hệ thống âm vị.
So với chữ viết ghi ý, chữ viết ghi âm, n h ất là chữ ghi ảm vi,
tiến bộ hơn nhiều. Ưu th ế đặc biệt của kiểu chữ viết này là ở chỗ
số lượng kí hiệu ghi âm được giảm xuống nhiêu lẫn vi số lượng
âm vị của m ột ngôn ngữ thường chỉ nàm trong khoảng trẽn 10 và
dưới 100 (theo p .x Kuznêxov), do đó con người có thê’ tiết kiệm
được sức lực và thời gian trong việc học đọc, học viết.

II. CHÍNH TÀ VÀ MỘT s ố ĐẶC DIỂM


CỦA CHUẨN CHÍNH TÀ

Chính tả là sự chuẩn hóa hỉnh thức chữ viết cùa ngôn ngữ Đd
là m ột hệ thống các quy tắc vé cách viết các âm vị, âm tiết, từ,
cách dùng các dấu câu, lối viết h o a...
Chuẩn chính tả có những đặc điểm chính sau đây [14]
1. Đặc điểm đấu tiên của chuẩn chính tà là tính chãt bát buộc
gấn nhu tuyệt đối cúa nó Đặc điếm này đòi hòi người viêt bao
giờ cũng phải viết đúng chính tà. Chữ viết có thê’ chua hợp lí
như ng khi đã được thừ a nhận là chuẩn chính tả thỉ người cẩm
b ú t không'Hược tự ý viết khác đi Ai cũng biết rằn g viết ghê; ghen
không hợp lí và tiết kiệm bàng gế, gen nhưng chi có cách viết thứ
nh ất mới được coi là đúng chính tả. v ỉ vậy nói đến chuấn chính
tả là nói đến tinh chát pháp lệnh. Trong chính tả không có sự
phân biệt hợp lí không hợp lí, hay - dỏ m à chi có sự phàn biệt
121

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


dùng - sai, không lỗi - lói. Đối với chính tá yêu câu cao nhát là
cách viết thống nhãt, thống n h ăt trong mọi vân bản, mọi người,
mọi địa phương
2. Do chuẩn chính tả có tín h chất, bất buộc gấn như tuyệt đói
cho nên nó ít bị thay đổi như các chuẩn mực khác của ngôn ngữ
(như chuấn ngữ âm, chuẩn từ vựng, chuẩn ngữ pháp). Nói cách
khác, chuẩn chính tả có tính chất ốn đ ịn h , tín h chất cố hữu khá
rổ. Sự tốn tại n hất n h ất hàng th ế kì của nó đã tạo nên ấn tượng
vể m ột cái gì "bát di b ất dịch", m ột tâm lí rấ t bảo thủ. Chính vì
thế mặc dù biết ràng cách viết iẽti n g ỉ hợp ií hơn như ng đối với
chúng ta nó rấ t "gai mát", khó chịu vì trá i vâi cách viết từ bao
đời nay. Mặt khác, do tín h chất "trường tổn" nảy m à chính tả
thường lạc hậu so với sự p hát triể n của ngữ âm. Sự m àu thuẫn
giữa ngữ âm "hiện đại" và chính tả "cổ hủ" là m ột tro n g những
nguyên nhân chính làm cho chính tà trở nên rác rối.
3. Ngữ ám p hát triển , chính tả không th ể giữ m ãi tín h ch ất cố
hữu cùa mình m à dẩn d ẩn củng có m ột sự biến dộng n h á t định
Do đó, bên cạnh chuẩn mực chính tả hiện có lại có th ể x u ẫt hiện
một cách viết mới tổn tại song song với nó, ví dụ p h ẩ m zá, anh
zủng bên cạnh phẩm giá, anh dũng, trau dòi bên cạnh trau giòi,
dòng nước bên cạnh giòng nước, d à n h cho đống thời với g ià n h
cho, v.v . Tinh trạn g có nhiễu cách viết nhu vậy đòi hỏi phài tiến
hành chuẩn hóa chính tả.

III - TÌN H H ÌNH CHỮ VIẾT VÀ CHÍNH TẨ CỦA TA


H IỆN NAY

A. D á n h g iá c h u n g
Chữ viết của ta có tên là 'chữ quốc ngữ" Chữ quốc ngữ là chữ
ghi ãm vị, vì vậy, vé m ật lí thuyết nó tiến bộ mà về m ật thực tiễn
thì nó dễ học, dễ nhớ Hơn nữa, nếu so với các thứ chữ ghi âm
khác như chữ Anh, chữ Pháp thỉ chữ quốc ngữ dề học hơn hẳn do
giữa ám và chữ không có một khoảng cách quá xa
122

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tuy nhiên tro n g chữ viết và chính tả của ta hiện nay vẫn đang
có m ột số m ặt hạn chẽ đ áng lưu ý.
1. T rong chính tà hiện nay đang có những trường hợp cùng
m ột ă m vị n h u n g được viết tù y tiện theo hai cách khác nhau.
Đó là cách viết lung tu n g Hy và dlgi. v í dụ hy/hi sinh, niị/m ỵ
dăn, kìịkỳ, lí Hý, giãi/dãi, giòỉdò, giàn/dàn, giăy/dăy, giô/dô,
dãm /giăm , ... Đây là hai trường hợp được viết không thống n hất
ỏ nhíéu người, thậm chí ngay tro n g m ột người ỏ những lúc khác
nhau, nhữ ng vãn bản khác nhau..
Ngoài hai trư ờ n g hợp trên , còn một só trường hợp khác cũng
không có sự tương ứng 1 - 1 giữa âm vị và cách th ể hiện nhưng
có nguyên tắ c chính tả rõ ràng, do đó không gảy nên cách viết
lung tung, ví dụ g h và g; k, c và q,...
2. Một tỉn h hình đ án g quan tâm nữa là cách viẽt không thống
n h á t đối với nhữ ng âm tiế t khó xác định m ột chuẩn mực phát âm
cụ thể, tứ c là nhữ ng tiến g chưa có cách p h át âm ổn định và những
tiếng có đến vài ba biến th ể p h á t âm địa phương khác nhau, ví
dụ : trưng/chung bày, cay xè/sè, công sá/xá, bảyịbẩy, giàu/giàu,
línhllănh, th ậ t Ịthụ d thiệt, nhắtlnhửt,...
3. Một vấn để khác không liên quan đến ngữ âm nhưng cũng
n àm tro n g phạm vi chính tả là cách viết hoa tù y tiện.
Viết hoa tên người Phan Vũ Diém H ăng, Phan vù diễm
H ằng hay P han vũ D iẽm H ăng ?
Viết hoa tên đ ất H ải Phòng hay Hải phòng, K iên Giang
hay K iên g ia n g ?
Viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp . Bộ Giao thông
Vận tải, bộ Giao thông vận tải hay Bộ giao thông vận tải ? Trường
Đ ại học Tổng họp H à N ội, trường d ạ i học Tổng hợp H à N ội hay
T ruông đại học Tồng hợp Hà Nội ?
4. Văn đễ viết tên riêng nước ngoài (tên người, tên đất) và các
th u ậ t ngữ khoa học kĩ th u ậ t lại càng rối ren. Các tên này vào các
vân bản tiếng Việt thường được viết theo nhiều cách
123

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Dịch nghxa . bien Den (hoặc Hâc Hải), M ũi Hảo Vọng
- Chuyến tự MocKea -» Moskva
- Viết nguyên dạng chữ gđc : Ferdinand de Saussure
Phiên âm
+ Trực tiếp ; Napôlèông, Mêhicõ
+ Qua m ột ngôn ngữ khác : Ý dại lại, A nna K ha Lệ N in h (qua
H án - Việt), Sêchpia (Shakespeare) (qua Anh),...
5. Cuổi cùng là ván đê dùng hay không dùng dẫu nối : Hải -
Phòụg hay H ải Phòng, R u m a n i hay R u -m a -n i, Tachiana hay
T a -c h i-a -n a .
N hững cách viết không thống n h ã t như trê n đòi hỏi phải được
chuẩn hóa càng nhanh càng tốt.

B. M ột s ố q u y d ịn h v ể c h u ẩ n h ó a c h ín h t ả
Trên cơ sở những ý kiến thảo luận qua các hội nghị về chính
tả và th u ậ t ngữ trong nhữ ng năm qua, ủ y ban Khoa học xã hội
và Bộ Giáo dục đã thông qua m ột số quy định về chính tả đ ể kịp
thời thống n h ấ t chính tả tro n g sách giáo khoa cải cách giáo dục
và từ ng bước khắc phục tin h trạ n g viết lung tu n g hiện nay. Dưới
đảy là m ột sổ quy định đã được đông đảo các n h à nghiên cứu
ùng hộ(*).

1. Thống n h át viết nguyên âm - âm chính /i/ bằng chữ cái "i",


ví dụ : lí luận, k i thuật, m i thuật...
Chú ý ĩ - Khi cán phân biệt uy với u i như tú y với tú i tỉủ vần
uy vẫn viết th ư cũ.
- i hoậc y đứng m ột m ình hoặc đứng đẩu âm tiế t vẫn viết theo
thói quen CÜ, ví dụ . y (hán ta), ý kiến, yêu, àm i, í eo.

124

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


2. Khi tron g thực tẽ đang tỗn tại hai hình thức chinh tà ma
chua xác định được một chuẩn duy n h át thi có th ể chấp nhận cá
hai hinh thức ấy, ví dụ eo sèo Ị eo xèo ; sứ mạng ị sứ ménh.
3. Vé cách viết hoa tên riêng tiếng Việt,
- Tên người và tên nơi chốn viết hoa tấ t cả các âm tiết và
không dùng gạch nối, ví dụ Tràn Quốc Toàn, B inh Trị Thiên,
Phan Vũ D iềm Hằng.
- Tên tổ chức, co quan : chỉ viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp
từ dùng làm tên, ví dụ Dàng cõng sàn Việt Nam., Trường dại
học bách khoa H à Nội, ủ y ban báo vệ bà mẹ trẻ em.

4. Vé cách viết tên riêng không phải tiếng Việt.


- Nếu chữ nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ nguyên trên
chữ viết như tro n g nguyên ngữ, ví dụ : Paris.
- Nếu chữ viết nguyên ngữ dùng một hệ thống chữ cái khác
thĩ áp dụng lối chuyển tự chính thức sang chữ cái Latin, ví dụ :
Lom onoxov, Moskva.
- Nếu chữ viết nguyên ngữ không phải là chữ ghi âm bằng chữ
cái (ghi từ n g âm) thì dùng một cách phiên âm chính thức bàng
chữ cái L atin, ví dụ Tokyo.
- N hững tên riên g đã có hình thức quen thuộc thi nói chung
khõng cán thay đổi, ví dụ . Pháp, Anh, Hilạp, Bắc Kinh, Lỗ Tăn.
- Chỉ viết hoa âm tiế t đẩu từ, ví dụ . P uskin.

5. Vé việc dùng dấu nôi.


- D ùng dấu nối tro n g các liên danh như : cách m ạng khoa học -
k i thuật, m ón hóa - dược, Quảng N am - Đà Năng.
- D ùng dẫu nối khi chi giói hạn vễ không gian, thời gian, số
lượng ví dụ : chuyến tàu Hà N ội - Huế, thời kì 1945 - 1954, sàn
lượng 5 7 tán.
- Khi phân biệt ngày, tháng, năm . 2-9-1945, 30-4-1975.
125

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Trên đây mới chỉ là những quy định đổi với m ột số trườ ng hợp
đang gây nên tìn h trạ n g hỗn độn trong cách viết. T rong việc chuẩn
hóa chính tả và cải tiến chữ viết còn nhiêu vẩn đê nữa cấn tiếp
tục thảo luận, nghiên cứu, chẳng hạn, viết dlgi thống n h ã t bằng
2 , việc dùng ĩ thay p h , việc bò h tro n g gh, ngh,...và, xa hdn nữa,
việc thống n h ất dùng m ột tro n g ba cách viết c, k, q, dùng một
cách th ể hiện cho âm đệm /uí/, ... Đó là những công việc của
tuơng iaỉ.

126

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


TÀI LIỆU THAM KHẤO CHÍNH
(PHAN II)

1 Nguyễn P han Cảnh. Ngôn ngữ tha. Nxb Đại hoc và gdcn,
H, 1988.
2. Mai Ngọc Chừ. Tìm hiéu vần thơ Việt N am . Luận án PTS,
H 1986'
3 Nguyễn Thiện Giáp. Dán luận ngôn ngữ học (in rônêồ). Trường
Đại học Tổng hạp H à Nội ấn hành.
4. Lữ H uy Nguyên. N ói lái trong tiếng Việt. "Ngôn ngữ" Só 3-1971.
5. Đoàn Thiện T huật Dóng góp vào việc giói định từ đa tiết bàng
tiéu chí trọng ă m trong tiếng Việt. Thông báo khoa học Văn
học - ngõn ngữ, tập II, Trường Đại học Tổng hợp H à Nội 1966
6. G ordina M.v. Văn đê ăm vị trong tiếng Việt. 'N hững vãn đề
ngôn ngữ học”, M N 6, 1959 (tiếng Nga).
7. K ochergína V.A. Dán luận ngón ngữ học. Nxb Trường Đại học
T ổng hợp Moskơva (Những cơ sỏ của ngữ âm âm vị học),
1979 (tiếng Nga).
8. R eform atski A.A Dán luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, M ,
1967 (tiếng Nga).
9. Trubezkoj N X. N hữ n g co sờ ăm vị học. Nxb Sách nước ngoài,
M., 1960 (tiếng Nga).

N H Ữ N G TÀ I L IỆ U S IN H V IÊ N CẦN DỌC

10 Nguyễn Tài Cẩn. N gữ pháp tiếng Việt. Nxb Đại học và then,
H., 1975 (P h ẵn thứ n h ấ t Tiếng)
11. H oàng Thị Châu. Tiếng Việt trên các m ữ n d á t nước. Nxb Khoa
học xã hội, H., 1989
12. Mai Ngọc Chừ. van. tho Việt N am duới ánh sáng ngón ngữ
học. Nxb Đại học và gdcn, H., 1991
127

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


13. Cao Xuân Hạo. V? cưang vị ngôn ngữ hoc của tiếng "Ngón
ngữ" Số 2-1985.
14. H oàng Phê. Văn đ'ẽ cải tiến uà chuẩn hóa ch ín h tà. "Ngôn
ngữ" sổ 3 + 4-1979.
15. Đoàn Thiện T huật. N gữ âm. tiếng Việt. Nxb Dại học và then,
H., 1980.
16. Cù Đinh Tú,...N gữ ăm học tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục,
H„ 1978.
17. Zinder L.R. N gữ ám hoc dại cuong, Nxb Giáo dục, H., 1964

128

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Phan thứ ba

C ơ SỞ TỪ VỰNG HỌC

TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT

* *

• Tù vựng học và tù
• Cụm lừ c ố định
• Nghĩa của tù
• Quan hệ đông âm, đồng nghĩa và trái nghĩa
trong tù vựng
• Biến đổi trong từ vựng
• Các tóp lừ trong từ vựng

129

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Chương X II

TỪ VỰNG HỌC VÀ TỪ

I. TỪ VỰNG HỌC LÀ GÌ

1. Nói cho đơn giản th ỉ từ vựng học (lexicology) là bộ môn ngôn


ngữ học nghiên cứu từ vựng của ngôn ngữ.
Vậy đối tượng nghiên cứu của từ vựng học là từ vựng.
Từ vựng được hiểu là tập hợp tấ t cả các từ và đơn vị tương
đương với từ trong ngôn ngữ.
Dơn vị tương đương với từ là nhữ ng cụm từ cố định, cái m à
người ta vẫn hay gọi là các th à n h ngữ, quán ngữ, v í dụ : ngã vào
võng ằào, m úa tay trong bị, con gái rượu, tóc ré tre, của dáng
tội... trong tiếng Việt ; hoặc W olf in sheep’s c lo th in g iS ó i đội lốt
cừu); like a bat out o f hell (ba chân bón cảng)... tro n g tiến g Anh.
2. Nhiệm vụ và mục đích cd bản cùa từ vựng học là phải giải
đáp những vấn đễ chính như
a) Từ là gì ; nó được tạo nên bằng cái gì và như th ế nào ?
b) N ghĩa của từ là gì ; muốn phân tích cho ra được cái nghĩa
đó thì phải làm th ế nào ?
c) Thực chất các kiểu tậ p hợp từ vựng như : đống âm , đổng
nghĩa, trá i nghĩa, các trườ ng từ vựng... là gì và nghiên cứu nó
như th ế nào. / _/
đ) P hân chia các lớp từ vựng b ằng cách nào ; và n hữ ng con
đường ph át triể n của từ vựng ra sao...
T rong thực tế, nghiên cứu từ vựng có th ể x u ấ t p h á t từ những
binh diện khác nhau và dùng những phương pháp khác nhau. Nếu
khảo sá t những vấn để chung cho mọi (hoậc nhiẽu) từ vựng của
nhiễu ngôn ngữ, là ta nhìn ở bình diện của từ vựng học đại cuơng
130

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Xgượe Jai nếu chỉ quan tâm đến những vấn đế của một từ vựng
trong m ột ngôn ngữ nào đó, là ta đứng trên binh diện nghiên cứu
cụ thế. Ví dụ : từ vựng học tiếng Việt, từ vựng học tiếng H án, từ
vựng học tiến g A n h, .
Khi nghiên cứu m ột từ vựng đương đại (hiện đại) nào đó, người
ta phân tích, miêu tả theo cách nhìn đổng đại, và thường gọi tên
nhu từ vựng học (tiếng Việt, tiếng Nga...) hiện đại.
Ngược lại, nghiên cứu từ vựng với cách nhìn lịch đại sẽ xây
dựng nên bộ môn từ vựng học lịch sử, khảo sá t sự diễn biến cùa
từ vựng trong quá trin h p h át triể n - lịch sử của nó. ơ đây, phương
pháp so sánh lịch sử và các nhân tó ngoài ngôn ngữ, sẽ rấ t được
chú ý khai thác, sứ dụng.
3. Như đã nói từ đấu, các bộ môn từ vựng học, ngữ âm học
và ngữ pháp học là nhừng bộ rtiỗn tuơng đối độc lập. Tuy vậy,
chúng không tách biệt nhau hoàn toàn mà vẫn có liên quan
đến nì}au
Ngữ pháp học và từ vựng học đêu có đối tượng nghiên cứu là
từ ; đặc biệt, vãn đễ cẫu tạo từ như là một phấíi giao giũa hai bộ
môn này, khiến cho cả hai đều phải cùng thào luận. Đối tượng
nghiên cứu của ngũ âm học thi riêng hằn . chỉ chú ý đến m ặt âm
th an h cùa từ. T hế như ng ba bộ môn này nhiéu khi đã phải sử
dụng kết quả nghiên cứu cùa nhau. Việc phân tích nghĩa của từ
bằng phương pháp sử dụng ngữ cảnh, việc phân định ra n h giới
từ. . chảng hạn, làm sao có th ể bỏ qua không dựa vào các dấu
hiệu và quy tắc ngữ pháp, ngữ âm như : nguyên tác kết hợp từ,
chức nãng và tr ậ t tự ngữ pháp, hiện tượng chuyển đổi từ loại, các
hiện tượng trọ n g âm (nhất là trọng âm lực - dynamic accent),
hiện tượng m ất tín h th an h của âm cuối.. M ặt khác, nghiên cứu
các biến thể, biến dạng của từ, n h ấ t là nghiên cứu 'từ vựng lịch
sử và từ nguyên, chác chán phải sử dụng những hiểu biết vẽ ngữ
âm học, âm vị học Ngược lại, không hiếm những hiện tượng ngữ
pháp và ngữ âm (nhất là ngữ âm lịch sử) chí có th ể giải quyết
qua nhữ ng phân tích "một cách từ vựng học” như phân tích vé từ
cổ, từ lịch sử, từ ngữ địa phương ..
131

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ngoài ra, các bộ món khác, kế cả trong và ngoài ngôn ngữ học
như phong cách học, từ điển học, lịch sử vãn hóa vân m inh ..
cũng đêu ít nhiéu liên quan tới từ vựng họe,
4. Có những bộ môn hình th àn h trên ca sở nghiên cứu những
m ặt, những bộ phận khác nhau cùa từ vựng. Nếu không đòi hói
th ậ t nghiêm n gặt vê cách hiểu th ì có th ể xem như chúng được
tách ra từ từ vựng học vậy.
4.a. Trước h ết là từ nguyên học. Bộ môn này cđ mục đích tìm
hiểu, giải thích và xác định nhữ ng hình thức, những ý nghĩa có
tính chất cội nguổn của từ. Nó tiếp cận đối tượng nghiên cứu bàng
cách nhìn lịch đại là chủ yếu ; và nhiều khi còn phải vận dụng cà
cứ liệu cùa những ngành khoa học lân cận như : sử học, dân tộc
học, văn hóa và chính trị...
Một ví dụ , Miền T rung Việt N am có con sông gọi là sóng Mã.
T rong dân gian, người ta giải thích rằn g gọi nó là sông M ã vỉ nó
chảy xiết, nhanh và m ạnh như ngựa phi ; và sông Mă nghía là
"sông N gựa”.
Cách giải thích cảm tính, chủ quan, không chứng cớ như vậy,
gọi là từ nguyên học dân gian.
Từ nguyên học khoa học phài tỉm những chứng cd khoa học để
giải thích. T h ật ra, sông Mã là lối nói ”trại" đi cùa cái tên đich
thực . sông Mạ, được ghi bàng m ột chữ H án, đọc là Mã (ngựa)
Mạ trong tiếng Việt xua (nay còn lưu lại tro n g phương ngữ
m iển Trung) vốn có nghỉa là "mẹ". N hững con sồng lớn ở vùng
Đông Nam Ấ thường được gọi bàng cái tên có nghỉa "mẹ" (với ngụ
ý !à lớn, lớn nhất) như vậy. Chẳng hạn :
Tiếng Việt có sông Cái, rào cái = sông mẹ
Tiếng Thái Lan có M enam = sông m ẹ
Tiếng Môn cổ có M eklong = sông mẹ
(Mô hình tên gọi này còn th ể hiện qua cách đ ạ t tên cho m ột
só sự vật "lớn" khác tro n g tiến g Việt ngón tay cái, cột cái, m áy
cái, ngón chăn cái, dũa cái...)
13 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Vâv tén gọi sông Mạ không ngcài quy luât đặt địa danh nêu
trên trong toàn vùng, và cấn thiết hiểu sõng Mã = sông Mạ =
sông Cái (nghía ]à "sông ra t', "sông lớn") chứ khống phải là
“sông N gựa”.

Nghiên cứu từ nguyên là cóng việc đầy khó nhọc, nhưng hết
sức thú vị.

4 h Bộ môn danh học nghiên cứu các quy luật đ ặt tên tên
ngưòi, tên sông, tên núi non, tên vùng đất. v i vậy ở đây có hai
phấn nhân danh học và địa danh học.
N hãn danh học nghiên cứu các quy lu ậ t đ ặ t tên người, còn
địa danh học nghiên cứu quy lu ậ t đ ặ t tên núi non, sông suối,
biển, hổ...
4.C. Ngữ nghĩa học là bộ môn nghiên cứu các văn đễ vê nghĩa
của từ Nó liên quan trự c tiếp n h ấ t đến từ điển học là bộ môn
nghiên cứu những vấn đễ lí thuyết và kỉ th u ậ t xây dựng các loại
từ điển. Từ điển học liên quan rấ t chặt chẽ với từ vựng học và
ngữ nghía học. Có th ể phân chia từ điển th àn h hai loại lớn

c .l. Các từ điển bách khoa giái thích các khái niệm, trìn h bày
từ lai lịch của khái niệm đến các quan điếm khác nhau, cùng với
những thay đổi của khái niệm (nếu có) vé m ặt nội dung

Loại từ điển bách khoa cho tã t cả các lỉnh vực, gọi là bách khoa
toàn th u ; còn loại cho từ ng lĩnh vực m ột thỉ gọi là từ dién bách
khoa chuyên ngành, v í dạ • Từ diển bách khoa nông nghiệp ;-Tù
diển bách khoa y học.

C . 2 . Từ điển ngôn ngữ là loại từ điển được xây dựng bàng

những con đường "ngôn ngữ học" Chúng được phân loại ra
như sau :

Từ điển m ột ngôn ngữ, được biên soạn cho m ột ngôn ngữ cụ


th ể nào đó ở từ ng m ãt, từng lĩnh vực. v í dụ : từ điển giài thích ;
từ điến đồng nghĩa : từ điển chính tả ; từ điển từ nguvên ; từ
133

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


điển tấ n sô (chung hoậc cho từ ng lĩnh vực) ; từ điển ngược
íinversal dictionary)...
Từ điển nhiễu ngôn ngữ, được biên soạn trên cơ sở đối chiẽu
hai hay nhiéu ngôn ngữ. ơ đây cũng có th ể gốm từ điển đối chiếu
phổ thòng như : Tù đ ì Ể n A n h - Việt ; Từ đ iền N ga - Việt , TU
'd iễn Viẽt - P háp... từ điển đối chiếu chuyên ngành nhu T ù dién
■oán hoc A n h - V iệ t; T ù điền y hoc N ga - V ié t; Từ điền hoả học
A nh - Việt...

II. TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ

1. V ấn d é đ ịn h n g h ĩa từ
l.a. Mỗi chúng ta, đã tiếp th u và n hận ra cái gọi là từ thông
qua thực tiễn học tập và sử dụng ngôn ngữ.
Cái khó là ở chỗ phải nêu ra m ột định nghía có tín h lí thuyết
vê từ. Cho đến nay, trong ngôn ngữ học, các định n ghỉa vê từ đã
được đưa ra không ít Các định nghĩa ấy, ở m ặt này hay m ặt kia
đều đúng, như ng đễu không đù và không bao gổm h ết được tẫ t cà
các sự kiện được coi là từ tro n g các ngôn ngữ và ngay cả trong
một ngôn ngữ cũng vậy. C hảng hạn

Từ là m ột tổ hợp âm có nghĩa chăng ? Từ là m ột tổ họp các


âm phản ánh khái niệm chăng ? Từ là m ột đơn vị tiêm tà n g khả
năng trở th àn h câu chăng ? Từ là m ột kí hiệu ngôn ngữ ứng với
m ột khái niệm chãng

Tỉnh trạ n g phức tạp của việc định nghỉa từ, do chính b ản th â n
từ tro n g các ngôn ngữ, không phải trườ ng hợp nào cũng như nhau.
Chúng có th ể khác nhau vê

- Kích thước vật chất

- Loại nội dung được biếu th ị và cách biểu thị

- Cách thiíc tổ chức tro n g nội bộ cấu trúc


134

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


- Mối quan hệ với các đon vị khác trong hệ thống ngôn ngữ
như hình vị, câu ...

N ăng lực và chức phận khi hoạt động trong câu nói

Xét hai từ hợp tác xă và nếu trong tiếng Việt làm ví dụ, ta
sẽ tháy
Từ thứ n h ất có kích .thước v ậ t chất lớn hơn nhiéu so với từ thứ
hai : và cẫu trúc nội tại của nó cũng phức tạp hơn nhiễu.

Từ thứ n hất biểu th ị m ột khái niệm, có khả n ảng hoạt động


độc lập trong câu, làm được chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ. trong
câu ; còn từ thứ hai lại không biểư th ị khái niệm khống có được
nâng lực đế thực hiện những chức phận như từ th ứ nhất...

l.b. Vỉ những iẽ đó, không hiếm nhà ngôn ngữ học (kể cả F.de.
Saussure, s . Bally, G.Glison...) đã chối bỏ khái niệm từ, hoặc nếu
thừ a nhận khái niệm này th ì họ cũng lảng trán h việc đưa ra một
khái niệm chính thức.

Lại có những nhà nghiên cứu x u ất phát từ một lĩnh vực cụ th ể


nào đó, đã đua ra nhữ ng định nghỉa từng m ặt m ột như từ ăm vị
học, từ ngữ pháp, tù c h ín h tả, từ từ điền...

Dù sao, từ vẫn là đơn vị tổn tạ i tự nhiên tro n g ngôn ngữ ;


và chính nó là đơn vị tru n g tâ m của ngôn ngữ ; bởi vì đối với
mỗi chúng ta , nói như ý cùa E .S a p ir th ì việc n h ậ n th ứ c từ như
là cái gì đấy hiện th ự c vê m ặt tâ m lí, chẳng có khó k h ăn gì
đ áng kể.

1 Mong m uốn của các n h à ngôn ngữ học đ u a ra môt định


nghĩa chung, khái quát, đấy đủ vể từ cho tấ t cả mọl ngôn ngữ,
tiếc thay, cho đến nay vẫn chưa đ ạt được và có lẽ sẽ không th ể
đ ạt được. Chúng ta có thê’ đống tình với L.Serba khi ông cho rằng
từ tro n g ngôn ngữ khác nhau, sẽ khác nhau..., và không th ể có
được m ôt khái niệm vẽ từ nói chung.
135

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Tuy thế, để có cơ sở tiện lợi cho việc n ghiên cứu, người ta
vẫn thường chấp n hận m ột khái niệm nào đó về từ tuy không
có sức bao q u át toàn th ể n h u n g cũng chi để ìọt ra ngoài phạm
vi củ a nó m ột số lượng k h ô n g n h iểu các trư ờ n g hợp ngoại lệ.
C hảng hạn
Từ là dơn vị nhỏ nhát có nghia của ngôn ngữ được vận dụng
dôc lập, tái hiện tự do trong lài nói đ ể xăỵ d ự n g nên cău. Quan
niệm này gắn với quan niệm của B.Golovin tro n g cuốn sách Dẫn
luận ngôn ngữ học của ông. Nó cũng có nhiêu n é t gồn với quan
niệm của L.Bloomfield, coi từ là m ột h ìn h th á i tụ do nhỏ nhát.
Có nghĩa rằng từ là m ột hinh thá! nhỏ n h ấ t có th ể x u ấ t hiện độc
lập được.

l.d. Ngay cả nhữ ng quan niệm như thế, sự thự c cũng khỗng
phải là áp dụng được cho tấ t cả mọi ngôn ngữ và tẫ t cả mọi kiểu
từ. Chẳng hạn từ nếu vừa nổi bên trê n cũng như từ và, với, thì,
ú... tro n g tiếng Việt ; từ and, up, in, of... của tiến g A nh khống
thòa m ãn được điêu kiện "tái hiện tự do" trìn h bày tro n g quan
niệm này.

Gặp những trườ ng hợp tương tự như vậy (trư ò n g hợp của
những cái m à ta vẫn gọi là từ hư) người ta phải có n hữ ng biện
luận riêng.

Trước hết, tấ t cả chúng đêu cd n ghỉã của m ình ở d ạn g này


hay dạng khác, th ể hiện bằng cách này hay cách khác.

Thứ hai, khả năng "tái hiện tự đo" cùa chúng được th ể hiện
"một cách không tích cực". C ấn nhớ là tro n g ngôn ngữ, chỉ có
nhữ ng đơn vị cùng cấp độ thì mới trự c tiếp kết hợp với nhau. Xét
hai câu binh thường tro n g tiếng Việt và tiến g Anh.

E m sống với bó và mẹ.

He w ill leave here after lunch at two o'clock.


136

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ơ đáy, em, bó, me, sống, he, leave, here, lunch, two, o'clock chác
chán là các từ. Vảy thi E Ó I , và. w ill, after, at cũng phải là từ
- Thứ ba, không hiếm từ hư trong môt số n g ô n ngữ đã đưoc
chứng minh là có nguốn gốc từ từ thưc. Sự hao mòn ngữ nghĩa
cùng với sư biên đổi vé chức n âng cùa chúng đã xảy ra. Tuy vậy,
không vì thế m à tư cách từ cùa chúng bị xoá đi. v i dụ : trong
tiếng Hindu m e (trong) < m adhya (khoảng giửa) cùa tiếng
Sanscrit ; ke arth (để, vì) < artha (mục đích) của Sanscrit trong
tiếng H ausa : bisan (trên) < bisa (đinh, chóp) ; gaban (trước) <
gaba (ngực)., trong tiếng Việt của < cùa (danh từ) ; p kải <
phải (động từ) ; bị < bị (động từ)...
Việc xét tư cách từ cho những trường hợp như : nhà lá, áo len,
đêm trăng, chó mục, cao hố cốt... trong tiếng Việt còn phức tạp
hơn nhiêu. Trong các ngôn ngữ khác cũng không phài là không
có tình hình tương tự.
Mặc dù các n hà nghiên cứu đã cố gắng tìm tòi n h ữ n g tiêu
chí cơ bản, phổ biến đê’ n h ận diện từ (như : tín h định hỉnh hoàn
chinh, tín h th àn h ngữ, do A .S m irnitskij đưa ra chảng hạn)
nhưng khi đi vào từ n g ngôn ngử cụ th ể , người ta vẫn phải đưa
ra hàng loạt tiêu chí khác nữa, có th ể cụ thê’ hơn, khả dĩ sá t
hợp với thực tế từ n g ngôn ngữ hơn, và th ậm chí phải có cả
những biện luận riêng.

2. C ấu tạ o từ
2,a, Từ được cấu tạo nhờ các hinh vị. Nói cách khác, từ được
tạo ra nhờ m ột hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những
nguyên tác n h ãt định v í dụ :
Từ tiếng Anh antipoison = anti + poison
Từ tiếng Nga nucarejib = nuca + rejib
Vậy hình vị là gi ?
Q uan niệm thường thấy vé 'ninh vị, được p hát biểu như sau :
137

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


K in h vi ¡a dan vị ngôn ngữ nhó nhát có nghía vàlhoặc có giá
trị (chức năng) u'ê m ặt ngữ pháp.

Q uan niệm này xuất phát từ tru y én thống ngôn ngữ học châu
Âu vốn rấ t m ạnh vê hình thái học, dựa trê n hàng loạt các ngôn
ngữ biến hình. Chảng hạn trong dạng thức played cùa tiếng Anh
người ta thấy ngay là . p lay và -ed . H ình vị thứ n h ấ t gọi tên, chi
ra khái niệm vé một hành động, còn hình vị thứ hai biểu thị thời
cùa hành động đ ật tron g mối quan hệ với các từ khác trong câu
m à played x uất hiện.

Các hình vị được phân chia th àn h những loại khác nhau. Trước
hết là sự phân loại thành các hình vị tự do và hình vị h ạ n chế (bị
rà n g buộc).

H ình vi tự do là những hình vị m à tự nó có th ể x u ẫ t hiện với


tư cách nhữ ng từ độc lập. Ví dụ house, m an, black, sleep, walk...
cùa tiếng Anh ; nhà, người, dẹp, tốt, d ì, làm... cùa tiến g Việt.

H ình vị hạn chế là những hình vị chỉ có th ể x u ấ t hiện trong


tư th ẽ đi kèm, phụ thuộc vào hình vị khác, v í dụ -in g , -eđ, s ,
-ity... .của tiếng Anh ; - O M , -u x , -o ũ , -e... của tiến g Nga.

T rong nội bộ các hình vị hạn chế, người ta còn chia th à n h hai
loại nữa : các hình vị biến đổi d ạng thức (các biến tố) và các hỉnh
vị phái sinh.

H ỉnh vị biến tổ là n h ữ n g h ìn h vị làm biến đổi d ạ n g thức


c ủ a từ để biểu thị quan hệ giữa từ này với từ khác tro n g câu.
VI dụ

cats, p layed, w orked, sin g in g ... trong tiến g Anh.

ỠOMe, pyKy, HUTOO ... trong tiếng Nga.

H ình vị phái sinh là những hình vị biến đổi m ột từ hiện có


cho một từ mới. Vi dụ :
138

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


kin d - k in d n e s s , m erry m erryly, (to) work w orker., của
tiế n g A nh hoậc n h u trư ờ n g hợp ỞOM - doMHK , nucm -b - n u c a re Jib
của tiếng Nga.
Lỉnh vực nghiên cứu vẽ cấu tạo từ chú ý trước hết đến các hình
vị tự do vã hình vị phái sinh
Nếu cản cứ vào vị tri của hình vị tro n g từ, người ta có th ể
phân chúng thành hai loại lớn . gốc từ (cái m ang ý nghỉa tù vựng
chân thực, riêng cho từ ng từ) và phụ tố (cái m ang ý nghĩa ngữ
pháp, chung cho- từng lớp, nhiễu từ). Tuỳ theo phụ tô đứng ờ trước
gốc từ, trong gốc từ hay sau gốc từ, ngưòi ta gọi chúng lấn lượt
là tién tố, tru n g tố và hậu tố.
2.b. Từ trong các ngôn ngữ được cãu tạo bằng một số phương
thức khác nhau. Nói khác đi, người tã có những cách khác nhau
trong khi sử dụng các hỉnh vị đ ể tạo từ.
1 - Dùng m ột hình vị tạo th àn h m ột từ. Phương thức này thực
chất là người ta cấp cho m ột hỉnh vị cái tư cách đẩy đủ của một
từ ; vì thế, cũng khống có gỉ khác nếu ta gọi đây là phương thức
từ hoá hỉnh vị. Ví dụ các từ : nhà, người, đẹp, ngon, viết, ngủ...
cùa tiếng Việt ; các từ dày, tức, phle, kôn... của tiếng Khmer, các
từ : in, of, w ith, and.... HO, Ha, UHU... của tiếng Anh, Nga là những
từ được cẩu tạo theo phương thức này.
(T hật ra, nói "dùng m ột hình vị tạo th àn h m ột từ" hoặc "từ hoá
hình vị” là không hoàn toàn ch ặt chẽ vẽ lôgic, vì điéu đó ngụ ý
rầng hình vị phải là cái có trước từ . T rong khi đó, xét tới ngọn
nguổn và tổng th ể ngôn ngữ th ì từ phải là cái có trước, còn đơn
vị m ang tư cách hỉnh vị và những "hình vị được từ hoá" chì là các
kết quả có được ở hậu kỉ. Do vậy, đây chi là cách nói cho giàn
tiện trong việc phân loại và miêu tả mà thôi.)
2 - Tổ hợp hai hay nhiéu hình vị đê’ tạo th àn h từ.

2.a. Phương thứ c phụ gia.


139

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


a .l. Phụ thóm tiên tõ vào góc từ hoậc một từ có 'á n
Ví dụ : tién tố - y npu - Ỗe3 trong tiêng Nga
õexữTb - yõeitcaTb, npH ốeMarb ; Jicrerb - npHJiererb
Tién tố a n ti-. im~. u n -.,, trong tiếng Anh
foreign a n tiforeign ; possible impossible
Tiễn tố -ch, -m trong tiếng Khm er
lo (trên) -chZơ (đặt lên trên) ; hóp (ăn) m hôp (thức ăn). .
a.2. Phụ thém hậu tố.
Vỉ dụ H ậu tố -UK, -K a, -UịUK... của tiếng Nga tro n g các từ
doM U K, crỵdeHTKa , Ka MeHuiKK. ..
Hậu tố -er, -ness, -less, -ly, - ity ... của tiếng Anh tro n g các từ
p la y e r , k in d n e s s , hom e\ess...
a.3. Phụ thêm tru n g tó
Vị dụ T rung tố - U 3 H , - u e cùa tiến g Nga tro n g các từ
60 JIU3 HP KpacKBUũ T rung tổ - n của tiến g K hm er tro n g các từ
kuot (th át, buộc) -k h n u o t (cái nút), back (chia), -p h n a c k (phẩn
bộ phận)... T rung tố -el, -e m tro n g tiẽn g Inđônêxia ở các từ
gem bung (cãng, phổng lên), -g eìem b u n g (m ụn nước, cái bong
btíng) ; guru h (sẫm, sét) -g e m u ru h (oang oang)...
2,b. Ghép các yếu tố (hỉnh vị) góc từ.
Phương thức này cũng gọi là phương thức hợp th àn h
Ví dụ :

tro n g tiếng Nga : napoxod, MuponoHUManue...


tro n g tiếng Anh . hom eland, newspaper, inkpot
trong tiếng Việt : đường sát, cá vàng, sân bay...
Ở đây không phải chi kể những trư ờ n g hợp ghép các hỉnh vị
thực gốc từ, m à còn kế cà trường hợp ghép các hinh vị vón hiện
140

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


d i ệ n là n h ữ n g từ hư, n h ữ n g "từ n g ữ p h á p ” r.hư U3-3Ơ, eeepx ,
trong tiếng Nga ; bài vi, cho nén.... trong tiếng Việt.
2.C. Phương thúc láy
Thực chất của phương thức này là lập lai toàn bộ một phẫn
cùa từ, hinh vị ban đáu trong một sổ lán nào đó theo quy tác cho
phép, để cho một từ mới ví dụ nhu những từ
- co ro, lúng túng, giỏi giang, vành vạnh. . của tiếng Việt.
- thm áy thmảy, thlay thla, srâu sro... của tiếng Khmer.
Trên đây đã trinh bày một số phương thức cơ bàn để cấu tạo
từ trong các ngôn ngữ Sự th ậ t thì các phương thức ấy có những
biểu hiện còn đa dạng hơn và đôi khi chúng đan xen vào nhau.
Mật khác, cũng cấn lưu ý là các phương thức tạo từ không hiện
diện và hoạt đông đóng đéu trong mọi ngôn ngữ Chảng hạn, tro n g
các ngôn ngữ Ấn Âu, phương thức phụ gia có hiệu lực m ạnh bởi
một trong những lí do là ỡ các ngôn ngữ này, sự đối lập hỉnh vị
gốc từ với các phụ tó ià nét nổi b ật ; và chúng có những hệ hình
thái cực kỉ phát triển. Trong khi đó tiếng Việt, m ột ngôn ngữ đơn
lập, không biến hình lại chủ yếu dựa vào phương thức hợp th àn h
và phương thức láy. K ết cục là trong mỗi ngôn ngữ tồn tại một
tình trạn g gẩn như là đáp dổi bù trừ giữa các phương thức cấu
tạo từ : phương thức này ít hoạt động th ỉ gia tăng phương thức
kia để "bù lại"

3. T ừ tr o n g tiế n g V iệ t
Nếu không đòi hỏi th ậ t nghiêm n g ặ t và chấp n h ận m ộ t cách
nhìn đ ể làm việc th ì q u a n niệm vễ từ đã tr in h bày ở p h ấ n
trê n là có th ể dùng được cho tiến g Việt. Có thê’ p h á t b iểu lại
như sau
Từ là dan vị nhỏ nh á t có nghía, có kết cáu vồ ngữ ăm bèn vững,
hoàn chinh, có chức năng gọi tên, dược vận d u n g dộc lập, tái hiên
tự do trong lời nói dề tạo cău.
141

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Ví dụ ■ nhà, người, áo, củng, nếu, sẽ, thì,...
đường sẳt, săn bay, dạ dày, đen si, dai nhách,...
3.a. Đon vi cáu tạo. Đơn vị cơ sở đê’ cấu tạo từ tiến g Việt là
các tiếng, cái m à ngữ âm học vẫn gọi là các ăm tiết.

Mặc dù nguyên tác phổ biến là các từ được cẫu tạo từ các hình
vị, nhưng hình vị trong các ngôn ngữ khác nhau có th ể không
như nhau.
3.4.1. Tiếng của tiếng Vỉệt có giá trị tương đương như hỉnh vị
trong các ngôn ngữ khác, và người ta cũng gọi chúng là các hình
tiết (morphemsyllable) âm tiế t có giá tr ị hình th ái học.
- Vễ hình thức, nó trù n g với âm đoạn p h át âm tự nhiẽn được
gọi là âm tiế t (syllable).
Vể nội dung, nó là đơn vị nhỏ n h ấ t có nội dung được thể
hiện. Chí ít nó cũng có giá tr ị hình th á i học (cấu tạ o từ ). Sự có
m ặt hay váng m ặt của m ột tiến g tro n g m ột "chuỗi lòi nói ra" nào
đó, bao giò cũng đem đến tá c động n h ấ t định vé m ậ t này hay m ật
khác. Ví dụ :

đồ - đo đỗ - đỏ d ă n - dò rục - dỏ khé - đ ỏ sảm,..,


v ịt - chán vịt - chăn con vịt...
3.a.2. Xét vé ý nghỉa, vể giá tr ị ngữ pháp, vê n ăn g lực tham
gia cấu tạo từ... không phải tiến g (hình tiết) nào cũng như nhau.

Trước hết có th ể thấy ở binh diện nội dung •

a - Có những tiếng tự nó m ang ý nghĩa, được quy chiếu vào


m ột đói tượng, m ột khái niệm như : căy, trời, cồ, nước, san., hoà,
thuý, ái...

b - Có nhữ ng tiến g tự th â n nó khổng quy chiếu dược vào


m ột đối tượng, m ột khái niệm ; n h u n g có sự h iện diện củ a nó
tro n g cấu trú c từ hay không, sẽ làm cho tìn h h ìn h r á t khác
142

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


nhau. Đó là chưa kê’ khống ít trư ờ n g hợp đã tim ra nghĩa của
chúng tro n g quá khứ lịch sử của tiến g Việt Chúng, nhiễu khi là
kết quả của hiện tư ợ ng hao mòn ngữ nghĩa (desem antic) đến
mức tối đa nhu vẫn thư ờ ng gập. v í dụ (dai) nhách ; (xanh)
lè ; (áo) xống ; (tre) plieo ; (cò) rả ; (đường) sá ; (e) lệ ; (trong)
vàt : (náng) nói...

c - Có những tiếng tương tự như loại b. vừa nêu, nhưng chúng


lại xuất hiện trong những từ m à tã t cả các tiếng tham gia tạo từ
đêu như th ế cả (đéu không quy chiếu vào một khái niệm, một đối
tượng - nếu tách rời nhau). Ví dụ : mò - hôi - bò - hòn mi
chính - a - pa - tít... Các từ ở đây có th ể thuộc nguồn gốc Việt
như : mò hôi, bỗ hòn., nhưng cũng có thê’ thuộc nguổn góc ngoại
lai nhu m ì chính, a p a tít...

Sự tran h luận vẽ giá trị và ý nghĩa của tiếng, thực sự chỉ tập
tru n g ở những tiếng thuộc loại b. và V,. ; n h ấ t là loại c. Tuy nhiên,
tư cách và giá tr ị tương đương với hình vị trong tiếng Việt ván
có th ể chứng m inh được (mặc dù chưa thực sụ có sức thuyết phục
tuyệt đối cho tấ t cả mọi trư ờ n g hợp) qua các hiện tượng tách rời,
lặp, chen th àn h tỗ, hoậc r ú t gọn... v í dụ :

sung sướng - ăn sung mặc suóng

(quàn) xi m i li (quăn) xi

(...)

M ặt khác, cũng cấn th ấy ràn g các tiếng thuộc loại c. này không
chiếm số lượng nhiêu tro n g tiếng Việt ; và đa số trong số đó lại
thuộc nguồn gốc ngoại lai. Chúng thuộc phạm vi ở vùng biên chứ
không phải ở vùng tâm của tiếng Việt Hơn nửa, m ặc dù chưa có
nhữ ng chứng cứ đẩy đù vé m ật tâm lí ngôn ngữ học, nhưng chúng
ta cũng phải lưu ý đến m ột điéu là : trong ứng xừ ngôn ngữ, daòng
như người Việt luôn luôn có tâm lí chờ đợi ở mỗi tiếng (bất kể
143

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


tiếng đó như th ế nào) một nghĩa nào đẫy hoậc sân sàng cấp cho
nó một nghĩa nào đáy. Nếu không vậy thì làm sao người ta có thê'
chãp nhận được những tiếng, những câu như sau Trời dát khen
sao khèo khéo p h ò m cùa Hổ Xuân Hương ?

Nói tóm lại, trong Việt ngữ học hiện nay, nếu láy tiêu chi : có
chi ra, có quy chiếu vào đối tượng nào, khái niệm não hay không ;
thì người ta vẫn quen phân loại và gọi các tiếng thuộc loại a. kê’
trên là loại tiếng có nghĩa ; còn các tiếng loại b. và c. là tiếng
vố nghĩa.

3.a.3. Vé nâng lực hoạt động ngữ pháp, có th ể cãn cứ vào tiêu
ehí "có khả năng hoạt động tự do hay không" để chia các tiếng
thành hai loại.

X - Loại tiẽng tự do có thê’ hoạt động tự do trc n g lời nói với


tư cách từ. T hật ra thi chúng là những tiến g m à tự th â n một mình
đã đù khả nãng tạo th àn h từ. Chảng hạn làng, xã, người, đep,
nói, đi...

y - Loại tiếng không tự do : Loại này gồm hai nhóm

N hững tiếng không tự do như ng tụ th â n chúng có m ang nghỉa :


thuỳ, hoả, hàn, trường, đoản, san...

N hững tiếng không tự do m à tự th â n không m ang nghĩa


(lạnh) lẽo, (đen) nhành ; mò, hôi, cà, phê...

Tuy nhiên, ranh giới giữa các loại tiến g không phải là hoàn
toàn tuyệt đối. Cần phải lưu ý đến những trường hợp tru n g gian
giữa loại này với loại kia, phạm vi này với phạm vi kia.

3.b. Phương thức cáu tạo

Từ tiếng Việt được cáu tạo hoặc là bàng cách dùng m ột tiẽng
hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo lối nào đó
144

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


3 b 1. Phương thức tạo từ bàng một tiếng sẽ cho ta các từ đơn
Icòn gọi là từ đơn tiẽt I Vậy từ đơn à đây được hiếu là những từ
được cãu tạo bàng một tiếng
Vi dụ tói. bác, người, nhà, căy, hoa, tràu, ngụa,
di, chạy, cười, dũa, vui, buón, hay, dep,
vì, nếu, dã, dang, à, ư, nhi, nhẽ...
3 b.2. Thứ nhát, các thành tố cẫu tạo trong từ đễu rõ nghĩa,
nhưng nghĩa của mỗi thành tó nhu vậy không trùng với nghĩa của
đơn vị phức hợp mới được tạo thành, cũng không hoàn toàn trù n g
vói nghĩa cùa chính nó khi nó đứng độc lập một mình nữa.
Từ ghép dàng lập. Đây là nhũng từ mà các thành tố cấu tạo
có quan hệ bình đảng với nhau vé nghía. 0 đây, có thê’ lưu ý tới
hai khả năng.
Thứ nhát, các thàn h tổ cẫu tạo trong từ đéu rõ nghỉa. Khi dùng
mỗi thành tỗ như vậy để cău tạo tù đơn thi nghỉa cùa từ đơn và
nghĩa của các thành tố này không trù n g nhau
So sánh : ăn * ăn ờ *■ ăn nói * à *■ nói...
Thứ hai, m ột th àn h tó rõ nghĩa tồ hạp với thành tố không rổ
nghía T rong hẵu hết các trườ ng hợp, những yếu tố không rõ nghĩa
này vổn rõ nghĩa như ng sau bị bào mòn dẩn đi ở các mức độ khác
nhau. Bàng con đường tim tòi từ nguyên và lịch sử, người ta
thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ : chạ búa, bếp núc,
dường sá, tre pheo, cò rà, sầu muộn, chó má, gà qué, cá m ú, xe
cộ, áo xống...
Từ ghép đảng lập biểu thị ý nghía khái q uát và tổng hợp. Đây
là m ột trong những điếm làm cho nó khác với các từ ghép
chinh phụ.
Từ ghép chính phu. N hững từ ghép m à có thành tố cấu tạo
này phụ thuộc vào th àn h tố cẫu tạo kia, đễu được gọi là từ ghép
chính phụ T hành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá và
145

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


sác thái hoá cho thành tố chính. Ví dụ ; tàu hoả, duờng sất, sán
bay, hàng khùng, nông sản, cà chua, m áy cái, dua háu, cô gà, xău
bung, tốt mã, lão hoá, xanh lè, dỏ rục, ngay đa, thầng tấp,
sưng vù...
3.b.3 Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hoà phối ngữ
âm cho ta các từ láy (còn gọi từ lãp láy, từ láy âm).

Từ láy tiếng Việt có độ dài tổi th iếu là hai tiếng, tối đa là bốn
tiếng và còn có loại ba tiếng Tuy nhiên, loại đấu tiên là loại tiêu
biểu n hất cho từ láy và phương thứ c láy của tiếng Việt.

M ột từ sẽ được gọi là từ láy khi các yếu tố cấu tạo nên chúng
có th à n h phấn ngữ âm được lặp lại ; n h ư n g vừa có lập (còn gọi
là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đói), v í dụ : d ỏ d à n : điệp
p hẩn âm đắu, đối ò phán vẩn. v ì th ế, nếu chi có điệp m à không
có đối (chẳng hạn như : người người, n h à nhà, n g à n h ngành...
thì ta có d ạn g láy của từ chứ không p hải là từ láy. K ết hợp tiêu
chí vẽ số lượng tiẽn g với cách láy, có th ể p h â n loại từ láy
như sau :

Từ láy gỗm hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi) có các d ạng cấu
tạo như sau

Láy hoàn toàn. Gọi lã láy hoàn to à n n h ư n g th ự c ra bộ m ặt


ngữ âm của hai th à n h tố (hai tiến g ) không hoàn to à n trù n g kh ít
nhau, chỉ có điéu là p h ẫn đối củ a c h ú n g r ấ t nhỏ k h iến người ta
vẫn n h ậ n ra được hỉnh d ạn g của yếu tõ gốc tro n g yếu tổ được
gọi là yếu tố láy. Có thê’ chia các từ láy hoàn to àn th à n h b a lớp
nhỏ hơn :

a) Lớp những từ láy hoàn toàn, chi đối nhau ở trọ n g âm (m ột


trong hai yếu tố được nói nhấn m ạnh hoặc kéo dài) v í dụ : cào
cào, ba ba, cháu cháu, du dù, rè rẽ, lăm lãm , khăng khùng, k in
kin, 'lù lù, lâng lăng, đ ù n g đùng, hảy hảy, gườm, guàm
dăm đăm ..
146

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


b) Lớp từ láy hoàn toàn, đối nhau ở thanh điệu. Nguyên tắc
đỗi th an h điệu ở đây là í th an h bàng đối với thanh trắc trong mỗi
nhóm cùng âm vực ; và bàng đứng trước, trác đứng sau.

BẰNG TRẮC
T hanh không dấu (1) Hỏi (4) Sắc (5)

H uyền (2) Ngâ (3) N ặng (6)

Ví dụ : do dò, ra rả, hăy hầy, hau háu, hơ hớ, ngay ngáy, phai
phới, sừng sững, chòm chỗm, vành vạnh, lừng lững, han hớn, càu
cạu, thoang thoảng...
Tuy nhiên, ở đây vẫn có một số ngoại lệ như : còn con, dừng
d ư ng, m ày may, cuống cuòng...
c) Lớp từ láy hoàn toàn, đối ở phần vẩn nhờ sự chuyển đổi âm
cuối theo quy luật dị hóa (xem chương X)
m p ng - c
n - t nh ch
Ví dụ ăm áp, chiêm chiếp, căm cập, lôm lốp, hèm hẹp...
chan chát, kh in kh ít, sòn sột, than thót, ngùn n g ụ t...
khang khác, vàng vặc, rừng rực, phưng phức, phăng phác...
anh ách, chênh chếch, dành đạch, phanh phạch, rình rích...
T hanh điệu của các yếu tổ trong mỗi từ vẫn tu ân theo quy luật
của lớp b.
Láy bộ phận. N hững từ láy nào chỉ có điệp ò phán âm đâu,
hoặc điệp ở phấn vấn th i được gọi là từ láy bộ phận. Cãn cứ vào
đó, có th ể chia từ láy bộ phận th àn h hai lớp.
a) Lớp từ láy (điệp) âm đẩu, đói ỏ phẫn vần ; ví dụ như : bập
bĩnh, cà ké, ho he, tha thán, đẹp dè, làm lụng, nga ngác, say sưa,
xoàn xuýt, vồ vập, hấp háy...
T rong lớp này, có những từ xéi về m ặt lịch sử vốn không phải
ỉà từ láy, như ng vì quan hệ vé nghĩa giữa các yếu tố của chúng
M7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


m át dán đi, làm cho quan hệ ngữ âm ngẫu .n h iên giũa các yẽu tồ
đó nổi lên hàng đáu, và hiện giò người Việt n h ấ t loạt coi chúng
là từ láy Vi dụ : chừa chiên, tuồi tác, giữ gìn, săn sướng... Nghĩa
của những từ như vậy được tô' chức theo kiểu của các từ tre pheo,
chó má, đường sá, xe cộ, áo xỗng...
T rong khi xét sự đổi vấn ở đây, cũng cần lưu ý tới hiện tượng
đối ứng ở ảm chính. H iện tượng này không phài là quy lu ật toàn
th ể, nhưng khá đéu đặn ở m ột số nhóm từ
u đói với i : cũ ki, hú hí, xù xì, tù m tim , m ũ m mím ...
ô - ê ngô nghê, xô xè, hổn hén, thỗn thện...
0 - e ho he, vo ve, khò khè, võ vẽ, nhỏ nhè...
1 - a : h i hả, rỉ rả, x i xóa, h í hoáy...
u ả . tung tăng, hung hãng, vùng văng, thùng thảng...
11 ơ . ngu ngơ, rũ rờ, khù khờ, cũn cỡn...
ô - a bỗ bã, hóc hác, môc mạc...
ê - a nghé nga, khê khà, rè rà, xuê xòa, h ể hả...
b) Lớp từ láy (điệp) phấn vấn, đối ở âm đấu ; ví dụ như : băng
khuăng, ba vơ, lừng chừng, lù dừ, lã chã, càu nhàu, lỗ mô, thao
láo, hẫp táp, tủn m ủn, lụp xụp, lảng vảng, lúng túng, co ro, lan
m an, làng nhàng...
Gẩn nửa số lượng từ láy ván có âm đẩu của tiếng th ứ n h át là
ám l - và phẩn lớn chúng có chứa mtìt tiến g còn rõ nghĩa. Tuy
vậy, vần, có không ít từ m à cả hai tiến g đểu khổng rõ nghỉa ; ví
dụ : bài hoải, hấp táp, lập cập, bày hày, th ìn h lìn h , xiểng liếng,
xó rớ, lấc cấc...
Từ láy ba và bốn tiếng được cấu tạo thông qua cơ chế cẫu tạo
từ láy hai tiếng. Tuy vặy, từ láy ba tiếng dựa trê n cơ chế láy hoàn
toàn, còn từ iáy bốn lại dựa trê n cơ chế láy bộ phận là chủ yếu.
Ví dụ . k h it khin khịt, sát sàn sạt, dửng d ừng dung, tra trờ trờ,...
d ù n g đà đùng d in h , lỏi thôi lếch thếch, lin h tinh lang tang, rỏi
vội vàng váng...
148

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


T rên thực tế, sổ lượng từ láy ba tiêng và bổn tiếng không nhiéu
Mat khác, có thê’ coi chúng chi là hệ quà, là bước "tiếp theo' trẽn
cơ chế láy của từ láy hai tiếng mà thôi. Từ láy ba là láy toán bó
kèm theo sự biến than h và biến vân (ví dụ nhũn - nhũn nhun
n h ù n ; xóp - xốp xồm xốp...). Nhiéu khi ta gặp những "cặp bài
trùng" giữa từ láy hai tiếng và láy ba tiếng như ; sát sạt - sát sàn
sạt ; trụi lủi trụi thui lủi trụi thúi lụi ; n h ũ n nhũn nhũn
n h ũ n n h ũ n ; khét lẹt khét lèn lẹt. Từ láy bốn tiếng thì tinh
hỉnh cấu tạo có đa tạp hơn. Có th ế là
- "Nhãn đôi" từ láy hai tiếng nhưng biến vấn của tiếng thứ hai
th àn h e, a, ơ, à, cho phù hợp, hài hòa vé âm vực giữa các vần,
các th an h :
vá vãn vớ va vá vẩn.
lễ mè - l ỉ mà l'ê mề...
- N hãn đôi từ láy hai tiến g nhung biến đối sao cho hai tiếng
đẩu có th an h điệu thuộc âm vực cao, hai tiếng sau m ang thanh
điệu âm vực tháp bôi hòi bối hổi bòi hôi.
- N hân đôi từng tiếng của từ láy hai tiếng ■
hùng hổ - hùng hùng hổ hồ
vội vàng - vội vội vàng vàng
- Thực hiện cách thứ ba vừa nêu, nhưng biẽn âm đáu của tiếng
thứ n h ã t và thứ ba thàn h -1-
nhòm nhoàrti lồm nhõm loàm nlioàm
tha thán la tha lán thán.
Ngoài ra, còn có một số từ khác không cáu tạo theo các cách
nêu trẽ n ; hoặc từ một từ gốc có thê’ cấu tạo hai từ láy bốn tiếng
chứ không phải chi có một. Chẳng hạn : bù lu bù loa ; bông lông
ba la ; hoặc : báng nhắng - bàng nha bảng nháng ; báng nhàng
bặng nhặng...
Sự biếu đạt ý nghĩa của từ láy r ấ t phức tạp và rất th ú vị ; nhất
là ở nhiều nhóm từ cùng có khuôn cấu tạo lại có th ể có những
điểm gióng nhau nào đó vé nghỉa Điêu này cần được khào sát
riêng tí mỉ hơn.
1 49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


3 b.4 Trừ các kiểu từ đã trin h bày trẽ n đây, tiếng Việt còn có
m ột lớp từ m à ngưòi bản ngử hiện nay không thẫy giữa các thành
tố cấu tạo (các tiếng) cùa chúng có quan hệ gì vê ngữ âm hoặc
ngữ nghỉa. v ì vậy, từ góc độ phân loại, cần tách chúng ra và gọi
U các từ ngẫu hạp với ngụ ý các tiếng tổ hợp với n hau ở đây
m ột cách ngẫu nhiên Lớp từ này có thê’ bao gổm :
- N hững từ gổc th u ần Việt : bò câu, bò hòn, bồ nông, mỗ hóng,
mô hôi, kì nhông, cà nhác, mặc cả...
- N hững từ vay mượn gốc H án (hoậc phiên âm q u a âm Hán
Việt) thông qua con đường sách vở hoặc khấu ngữ (trong só này
có n h ỉn g từ m à từ ng th àn h tô' của chúng trước đây vổn rõ nghĩa,
nhưng nay không được người Việt nhận thức nữa).
Ví dụ : m â u th u ẫ n , h i s in h , tr ư ờ n g hợ p , k i n h tế, c â u lạc bộ, m ì
c h ín h , ta i XỂ, v à n th á n , lụ c tà u x ả ...
- N hững từ vay muợn gốc Ấn - Âu qua con đường sách vở hoặc
khẩu ngữ như : axít, m ít tinh, sa m i, tùng bé, m ùi xoa, xà phòng,
cao su, ca cao, hấc ín, sô cô la...
Bộ phận từ này trong những năm gán đây có xu hướng gia
tăn g do các mối quan hệ quốc tế mỏ rộng, tạo điéu kiện cho sự
tiếp xúc, vay mượn và du nhập từ ngữ, n h ấ t là troiig linh vực
thông tin, khoa học và kỉ th u ật.
3.C. Biến thề của từ. T rong hoạt động cùa minh, m ột sô' từ tiếng
Việt có thê’ có biến động vế cấu trúc. Tuy nhiên, cẩn nói rà n g đó
không phải là những biến dạng theo nguyên tác hinh th ái học như
các dạng thức khác nhau của từ tro n g ngôn ngữ biến hình. Ở đây,
chúng thường chỉ được coi là dạng lam thời biển động hoặc dạng
lời nói của từ . Có nghỉa ràng, nhữ ng biến động ấy không đều đặn,
không thường xuyên ở tă t cả mọi từ. Chúng chỉ lâm thời xảy ra
ở m ột số từ tro n g một số trườ ng hợp sử dụng m à thôi. D ại th ể,
cá nhữ ng dạng biến động như sau :
3.C.1 Biến một từ có cẫu trú c lớn, phức tạp hơn sa n g cáu trúc
nhỏ, đơn giàn hơn. Thực chãt đây là sự rú t gọn m ột từ dài th àn h
từ ngán hơn Ví dụ
1:,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


ki 16 gam. - ki lồ - k í-lò
(ông) cử nhăn - (ông) Cử
(ông) tú tài (ông) Tú
Xu huớng biến đổi này không có tính bắt buộc, không đêu đận
à mọi từ ; và nhiễu khi chỉ vi lí do tiết kiệm trong ngôn ngữ
•Không phải ngày nay tiếng Việt mới có hiện tượng rú t gọn như
vậy, m à những cặp từ song song tồn tại giữa m ột bẽn là từ đa
tiế t với một bẽn là từ đơn tiết chứng tò ràng hiện tượng này đã
có từ lâu. Chằng hạn
ve ve ve
buam bướm - bướm
dom dóm - dóm (Đòng không con
dóm lập lòe - Tản Đà)
R ất nhiễu tên gọi các tổ chức chính trị, xã hội, các danh nhân,
địa danh, . tro n g tiếng Việt ngày nay đã được rú t gọn lại như vậy.
Đ ảng cộng sàn Việt N am Dàng
Hợp tác xă Hợp
Các dạng nói gộp, rú t gọn các từ có yếu tô chung như sau đây,
thực chất cũng nàm tro n g xu hướng này.
tăm lí, sin h lí - tâm, sinh li
trang bị. th iết bị - trang thiét bị
Xu hướng biến đổi m ột từ đơn giản thành m ột từ có cấu trúc
phức tạp hơn, tro n g tiến g Việt hiện nay không thấy có. R ẵt có thê’
vì nó trái với nguyên tác tiết kiệm mà người sử dụng ngôn ngữ
thường xuyên phải tín h đến

3.C.2. Lâm thời p há vỡ cáu trú c cùa từ, phân bô lại các yếu tố
tạo từ với nhữ ng yếu tố khác ngoài từ chen vào. v í dụ :

khổ sở lo khổ lo sớ
ngặt nghẽo cười ngặt cươi nghẽo
danh lơi —
- ham danh chuộng lọi
ham chuộng J
151

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn


Sự biến đổi theo kiểu này r â t đa dạng' nhàm nhiêu mục dich
Cũng có khi người nói, với dụng ý ít nhiéu m ang tin h chơi chữ,
đâ phá vã cấu trú c từ dể dùng yếu tã tạo từ với tư cách như
một từ Ví dụ =■ tìm hiểu tìm m à không hiểu
đánh đ ồ đánh m ăi m à không đố...

152

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn

You might also like