You are on page 1of 5

1.

Nêu khái niệm chung về đo lường :


1. Đo lường là một quá trình đánh giá định lượng đại lượng cần đo để có kết quả
bằng số so với đơn vị đo.
2. Kết quả đo lường là giá trị bằng số của đại lượng cần đo A x, nó bằng tỉ số của đại
lượng cần đo X và đơn vị đo X o. Nghĩa là Ax chỉ rõ đại lượng đo lớn hơn hay nhỏ
hơn bao nhiêu lần đơn vị của nó.
3. Đại lượng (đo được): là thuộc tính của một hiện tượng, vật thể hoặc một vật chất
có thể phân biệt về mặt định tính và xác định được về mặt định lượng.
4. Đơn vị (đo lường): đơn vị đo lường, gọi tắt là đơn vị, là một đơn vị đặc biệt được
xác định và chấp nhận theo qui ước mà các đơn vị khác cùng loại được so sánh với
nó để diễn tả độ lớn tương đối của chúng theo đại lượng này. Tên và ký hiệu của
đơn vị được ấn định theo quy ước. Ví dụ đơn vị độ dài là mét (m), đo khối lượng
là kilôgam (kg), đo thời gian là giây (s)...
5. Giá trị (của đại lượng): giá trị của đại lượng, hay viết tắt là giá trị, là độ lớn của
một đại lượng riêng biệt thường được diển tả bằng đơn vị đo nhân với một số. Ví
dụ độ dài của một cây gậy là 5,5m.
2. Trình bày và phân loại các cách thực hiện phép đo :
Phép đo: là tập hợp các thao tác để xác định giá trị của đại lượng. Bản chất của phép
đo chính là so sánh đại lượng cần đo (gọi tắt là đại lượng đo) với một đại lượng cùng loại
được chọn làm đơn vị. Ví dụ đo chiều dài theo đơn vị mét. Trang thiết bị kỹ thuật để thực
hiện việc so sánh này gọi là phương tiện đo.
Căn cứ vào phương pháp nhận kết quả đo, ta chia phép đo thành phép đo trực tiếp và
phép đo gián tiếp.
a. Phép đo trực tiếp là phép đo trong đó giá trị của đại lượng đo đọc trực tiếp được
ngay trên bộ phận chỉ thị của phương tiện đo.
Ví dụ: đo điện áp dùng vôn mét...
b. Phép đo gián tiếp là phép đo trong đó giá trị của đại lượng đo được tính toán qua
mối liên hệ đã biết giữa nó và các đại lượng liên quan có giá trị biết được bằng phép đo
trực tiếp. Độ chính xác của phép đo gián tiếp phụ thuộc vào phép đo trực tiếp liên quan.
Ví dụ: đo tổng trở mạch dòng điện (dùng vôn mét và am pe mét).

3. Trình bày có bao nhiêu đại lượng đo :


Theo bản đại lượng đo ta chia thành :
- Đại lượng đo năng lượng : tức là đại lượng đo mà bản thân nó mang năng lượng.
Ví dụ: Sức điện động, dòng điện, điện áp, công suất, điện năng ...

1
- Các đại lượng đo thông số: Đó là các thông số của mạch: điện trở, điện dung, điện
cảm, hệ số từ trường...
- Các đại lượng đo phụ thuộc thời gian: chu kỳ, tần số, góc pha...
- Các đại lượng đo không điện: Để đo được bằng phương pháp điện, nhất thiết phải
biến đổi chúng thành điện nhờ các bộ chuyển đổi đo lường sơ cấp. Nhờ các bộ chuyển
đổi đo lường sơ cấp này mà ta nhận được tín hiệu tỉ lệ với đại lượng cần đo.

4. Để phục vụ cho việc đo thông số mạch điện phục vụ cho bảo vệ


và đo đếm điện năng trong hệ thống điện cao áp xoay chiều người ta
sử dụng các thiết bị gì?
Để phục vụ cho việc đo thông số mạch điện phục vụ cho bảo vệ và đo đếm điện năng
trong hệ thống điện cao áp xoay chiều người ta sử dụng các thiết bị phụ là máy biến áp đo
lường . Nó gồm máy biến dòng điện và máy biến điện áp đo lường.
Máy biến dòng và máy biến điện áp đo lường gọi tắt là TI và TU là những dụng cụ
biến đổi dòng điện và điện áp cần đo có trị số lớn thành những dòng điện và điện áp có
giá trị tương ứng được tiêu chuẩn hoá để phục vụ cho nhu cầu đo để mở rộng giới hạn
các phương tiện đo, đối với TI dòng thứ cấp định mức : 1A ; 5A, đối với TU điện áp định
mức thứ cấp : 100V; 110V; 100/ √ 3 ; 110/ √ 3 ; 120V... và đồng thời làm nhiệm vụ
cách ly dụng cụ đo với điện áp của của mạch cần đo để đảm bảo an toàn cho người sử
dụng và các trang thiết bị khác.

5.Trình bày các cấp chính xác của máy biến điện áp và máy biến
dòng điện
+ Cấp chính xác tiêu chuẩn :
Đối với TU : 0,1-0,2-0,5-1,0-3,0
Đối với TI :0,1-0,2-0,5-1,0-3,0-5,0
+ Giới hạn của sai số tỷ số và sai số góc:
Đối với TU : Sai số tỷ số và sai số góc ở tần số định mức không được vượt quá giá trị
qui định cho từng cấp chính xác ở bất kỳ điện áp nào giữa 80% đến 120% điện áp định
mức với tải nằm giữa 25% và 100% tải định mức ở hệ số công suất :0,8L
Đối với TI : Sai số tỷ số và sai số góc ở tần số định mức không được vượt quá giá trị
qui định cho từng cấp chính xác ở bất kỳ dòng điện nào từ 10% đến 100% dòng điện
định mức với tải nằm giữa 25% và 100% tải định mức ở hệ số công suất :0,8L

2
6.Nêu cấu tạo Công tơ điện xoay chiều một pha
Loại công tơ thuộc cơ cấu cảm ứng có kết cấu chính gồm 2 phần:
- Phần tĩnh có 2 mạch từ trên đó có quấn cuộn dây dòng điện và cuộn dây điện áp.
- Phần động là 1 đĩa nhôm nhẹ đồng chất, được gắn chính tâm trên một trục quay và
nằm trong khe từ của phần tĩnh và của một nam châm vĩnh cửu.
Chuyển động quay của trục đĩa được truyền và thể hiện lên bộ số.
Ngoài ra trong công tơ còn có một số chi tiết phụ để điều chỉnh cho công tơ phản ánh
đúng lượng điện năng tiêu thụ ở các chế độ khác nhau của tải.

7. Nêu các loại sai số của phương tiện đo:


Đối với phương tiện đo điện, tuỳ thuộc vào hệ cấu tạo, chủng loại phương tiện đo điện
và mức độ chính xác của từng loại, sai số cơ bản hay giới hạn sai số cơ bản cho phép của
chúng thường được biểu thị theo một trong ba loại sau:
- Sai số tuyệt đối.
- Sai số tương đối.
- Sai số quy đổi.

8. Có bao nhiêu cách phân loại đo lường?


Có nhiều cách phân loại song có thể chia thiết bị đo lường thành hai loại chính là thiết
bị đo chuyển đổi thẳng và thiết bị đo kiểu so sánh.
+ Thiết bị đo chuyển đổi thẳng
Đại lượng cần đo đưa vào thiết bị dưới bất kỳ dạng nào cũng được biến thành góc
quay của kim chỉ thị. Người đo đọc kết quả nhờ thang chia độ và những quy ước trên mặt
thiết bị, loại thiết bị này gọi là thiết bị đo cơ điện. Ngoài ra lượng ra còn có thể biến đổi
thành số, người đo đọc kết quả rồi nhân với hệ số ghi trên mặt máy hoặc máy tự động làm
việc đó, ta có thiết bị đo hiện số.
+ Thiết bị đo kiểu so sánh
Thiết bị so sánh cũng có thể là chỉ thị cơ điện hoặc là chỉ thị số. Tuỳ theo cách so sánh
và cách lập đại lượng bù (bộ mã hoá số tương tự) ta có các thiết bị so sánh khác nhan
như: thiết bị so sánh kiểu tuỳ động (đại lượng đo x và đại lượng bù xù luôn biến đổi theo
nhau); thiết bị so sánh kiểu quét (đại lượng bù xù biến thiên theo một quy luật thời gian
nhất định và sự cân bằng chỉ xảy ra tại một thời điểm trong chu kỳ).

3
9. Trình bày các chi tiết cơ khí chung của cơ cấu cơ điện và tác
dụng của từng chi tiết .
Các chi tiết cơ khí chung của chỉ thị cơ điện
1. Trục và trụ
Trục và trụ là bộ phận quan trọng trong các chi tiết cơ khí của các cơ cấu chỉ thị cơ
điện, đảm bảo cho phần động quay trên trục có gắn các chi tiết của phần động như kim
chỉ thị, lò so phản, khung dây.
2. Bộ phận phản kháng
Bộ phận phản kháng bao gồm lò so phản kháng hoặc dây căng hoặc dây treo. Mục
đích để tạo ra mômen phản kháng.
3. Kim chỉ thị góc quay a
Kim chỉ thị góc quay a được gắn với trục quay. Độ di chuyển của kim trên thang chia
độ tỉ lệ với góc quay a. Ngoài ra có thể chỉ thị góc quay bằng ánh sáng.
4. Thang chia độ : Thang chia độ là mặt khắc độ thang đo, để xác định giá trị đo
5. Bộ phận cản dịu : Bộ phận cản dịu có tác dụng rút ngắn quá trình dao động của
phần động, xác lập vị trí nhanh chóng trong cơ cấu chỉ thị. Thông thường có hai
loại cản dịu được sử dụng, đó là cản dịu kiểu không khí và cản dịu kiểu cảm ứng.

10. Trình bày cách đo dòng điện và điện áp bằng phương pháp so
sánh?
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp so sánh được tóm tắt như sau:

Điện áp cần đo UX được so sánh với điện áp bù Uk là điện áp rơi trên điện trở Rk.
Rk là điện trở mẫu có độ chính xác rất cao và rất ít thay đổi theo nhiệt độ. Trong quá

4
trình so sánh nếu AU = 0 ta có so sánh cân bằng, nếu AU ^ 0 ta có so sánh không cân
bằng hay là so sánh kiểu vi sai. U được xác định bằng dụng cụ có độ nhạy cao hay dụng
cụ tự động phát hiện sự chênh lệch hay còn gọi là cơ quan zero.
Các loại phương pháp so sánh khác nhau chỉ khác nhau ở cách tạo đại lượng bù Uk.
Độ chính xác của điện áp bù và các yêu cầu khác cùng với độ nhạy, ngưỡng độ nhạy của
dụng cụ cân bằng hay cơ quan zero đều do sai số yêu cầu của phép đo quyết định.

You might also like