You are on page 1of 5

CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 2 ĐỀ SỐ: 01 TBA

ĐỘI SỬA CHỮA THÍ NGHIỆM

QUY TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN DÀNH CHO QLVHSC TRẠM BIẾN ÁP


C©u 1 : Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định chu kỳ thử điện áp xoay chiều đối với Ủng cách điện:
A. 6 tháng. B. 3 tháng. C. 1 tháng. D. 12 tháng
C©u 2 : Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định chu kỳ thử điện áp xoay chiều đối với Găng cách
điện:
A. 6 tháng. B. 3 tháng. C. 1 tháng. D. 12 tháng
C©u 3 : Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định các yêu cầu nào khi cắt điện để làm công việc:
A. Phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi các phần có điện từ mọi
phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chì, tháo đầu cáp, tháo dây dẫn (trừ trạm GIS).
B. Cấm cắt điện để làm việc chỉ bằng máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có bộ truyền động tự động.
C. Cả A, B, D.
D. Phải ngăn chặn được những nguồn điện cao, hạ áp qua các máy biến áp lực, máy biến áp đo lường,
máy phát điện khác có điện ngược trở lại gây nguy hiểm cho người làm việc.
C©u 4 : Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định chu kỳ thử điện áp xoay chiều đối với Sào cách điện:
A. 6 tháng. B. 9 tháng. C. 12 tháng. D. 24 tháng.
C©u 5 : Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi thao tác thiết bị theo phiếu nếu thao tác sai hoặc gây sự cố
phải xử lý thế nào:
A. Ngừng ngay công việc.
B. Kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành.
C. Ngừng ngay việc thực hiện theo phiếu thao tác và báo cáo cho người ra lệnh biết. Việc thực hiện tiếp
thao tác phải tiến hành theo một phiếu mới.
D. Báo cáo người giám sát.
C©u 6 : Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định người lao động phải được cơ quan y tế kết luận đủ
sức khỏe làm việc trên cao khi làm việc với thiết bị điện trên cột (hoặc vị trí đặt thiết bị có thể
rơi, ngã) có độ cao nào sau đây:
A. Cao từ 2,0 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.
B. Cao từ 2,5 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.
C. Cao từ 4,0 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.
D. Cao từ 3,0 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.
C©u 7 : Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi thực hiện công việc theo phiếu công tác những trường hợp
phải cử người giám sát an toàn điện riêng cho đơn vị công tác (không phải là người chỉ huy
trực tiếp) bao gồm:
A. Đơn vị công tác làm các công việc (như: nề, mộc, cơ khí v.v) ở nhà máy điện, trạm điện và người
chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác không có chuyên môn về điện.
B. Đơn vị công tác làm các công việc căng, kéo dây, lấy độ võng đường dây giao chéo ở phía dưới và
gần đường dây đang vận hành.
C. Đơn vị công tác làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện.
D. Cả a, b, c.
C©u 8 : Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định tiếp đất nơi làm việc có cắt điện như sau:
A. Thử hết điện ngay trước khi tiếp đất, tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị về phía có khả năng dẫn
điện đến.
B. Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện.
C. Đảm bảo toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ nối đất.
D. Cả a, b, c.
C©u 9 : Theo Quy trình ATĐ của EVN, công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực tiếp sản xuất phải được kiểm tra
kiến thức về quy trình an toàn điện như sau:
A. 1 năm 1 lần. B. 2 năm 1 lần. C. 3 năm 1 lần. D. 3 năm 2 lần.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, trường hợp khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc
10 : tai nạn thì Lệnh công tác phải được lưu trữ thế nào:
A. Lưu trữ trong thời gian 01 tháng. B. Lưu trữ trong thời gian 03 tháng.
Page 1 of 5
C. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao D. Lưu trong hồ sơ quản lý kỹ thuật.
động của đơn vị.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, đối với công việc làm nhiều ngày thì khi nghỉ hết ngày làm việc
11 : phải thực hiện theo quy định nào sau đây:
A. Đơn vị công tác phải thu dọn nơi làm việc, lối đi; riêng biển báo, rào chắn, nối (tiếp) đất giữ nguyên.
B. Người chỉ huy trực tiếp phải giao lại Phiếu công tác và những việc liên quan cho người cho phép,
đồng thời hai bên phải cùng ký vào phiếu.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần có điện
12 : đối với cấp điện áp 500kV là:
A. 3,5 m. B. 4 m. C. 4,5 m. D. 5 m.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện cao áp (nếu không thể
13 : cắt điện) cần thực hiện yêu cầu nào sau đây:
A. Người cứu phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi
mạch điện.
B. Nếu không có dụng cụ cách điện theo quy định thì dùng sợi dây kim loại tiếp đất một đầu và ném
đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
C. Cả a, b, d.
D. Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong chế độ bình thường quy định lập và thực hiện theo phiếu
14 : thao tác trường hợp nào sau đây:
A. Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp từ 1000V trở lên.
B. Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp trên 1000V.
C. Tất cả các thao tác trên thiết bị điện.
D. Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp nhỏ hơn 1000V.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, người lãnh đạo công việc có trách nhiệm nào sau đây:
15 :
A. Tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn và giám sát an toàn điện bổ sung.
B. Duy trì điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn điện khu vực hoặc vị trí cho phép công tác.
C. Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các đơn vị công tác, khi công việc do nhiều đơn vị công
tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện theo các phiếu công tác để đảm bảo an toàn.
D. Cả a, b, c.
C©u Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 quy định chi tiết thi hành Luật Điện
16 : lực về An toàn điện hướng dẫn huấn luyện và cấp thẻ an toàn điện theo yêu cầu nào sau đây:
A. Người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp và sửa chữa
đường dây điện hoặc thiết bị điện phải được huấn luyện về an toàn điện và được cấp
thẻ an toàn điện.
B. Việc huấn luyện về an toàn điện phải được thực hiện theo định kỳ một năm
một lần và có kiểm tra, sát hạch xếp bậc an toàn điện.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định thời gian lưu trữ “Phiếu công tác”:
17 :
A. Phiếu công tác” được lưu giữ ít nhất 01 tháng..
B. Phiếu công tác” được lưu giữ ít nhất 03 tháng.
C. Phiếu công tác” được lưu giữ ít nhất 15 ngày.
D. Phiếu công tác” được lưu giữ ít nhất 45 ngày.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần có điện
18 : đối với cấp điện áp 220kV là:
A. 1,5 m. B. 2,5 m. C. 3 m. D. 3,5 m.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi tiến hành công việc trên các đường cáp ngầm nhất thiết
19 : phải đặt tiếp đất như sau:
A. Phải đặt tiếp đất ở một đầu của đoạn cáp. B. Phải đặt tiếp đất ở hai đầu của đoạn cáp.
C. Đặt tiếp đất ở điểm giữa đoạn cáp. D. Không nhất thiết phải đặt tiếp đất .
Page 2 of 5
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, người lao động phải tự kiểm tra dây đeo an toàn theo quy định
20 : nào sau đây:
A. Theo lệnh của Lãnh đạo đơn vị. B. Hàng ngày, trước khi làm việc trên cao.
C. Định kỳ 06 tháng. D. Trách nhiệm kiểm tra thuộc người chỉ huy.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, các dụng cụ được phép mang theo người khi làm việc trên cao
21 : là:
A. Các dụng cụ nhẹ như kìm, mỏ lết, búa con...
B. Puly, tăng đơ, cáp thép.
C. Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc nơ vít, cờ lê, mỏ lết, búa con, v.v...
nhưng phải đựng trong bao chuyên dùng.
D. Tùy theo tính chất công việc và phân công nhiệm vụ của người Chỉ huy trực tiếp.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định trong điều kiện bình thường khi thực hiện thao tác
22 : theo lệnh người giám sát thao tác và người thao tác phải thực hiện yêu cầu nào sau đây:
A. Trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì phải ngừng ngay công việc để kiểm tra
lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới tiếp tục tiến hành.
B. Đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ đồ, nếu chưa rõ thì phải hỏi lại người ra lệnh.
C. Tất cả các thao tác đều phải thực hiện đúng theo trình tự nêu trong Phiếu thao tác.
D. Cả A, B, C.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, đơn vị quản lý vận hành có thiết bị liên quan đến nơi làm việc
23 : hoặc thiết bị sẽ làm việc có trách nhiệm cấp:
A. Giấy đăng ký làm việc với thiết bị điện. B. Giấy phối hợp cho phép làm việc.
C. Giấy giới thiệu. D. Lệnh công tác.
C©u Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN01:2008/BCT), đối với xe chuyên
24 : dùng khi di chuyển trong khu vực trạm, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe
đến phần mang điện của trạm cấp điện áp 500 kV là:
A. ≥ 4,5 m. B. ≥ 5,0 m. C. ≥ 5,5 m. D. ≥ 6,0 m.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có rào chắn đối với cấp điện áp
25 : 220kV là:
A. 1,5 m. B. 2 m. C. 2,5 m. D. 3,5 m.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định chu kỳ thử nghiệm Dây đeo an toàn:
26 :
A. 6 tháng. B. 3 tháng. C. 1 tháng. D. 12 tháng.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định khi thực hiện lệnh thao tác như sau:
27 :
A.  Chỉ được cho là hoàn thành nhiệm vụ khi người giám sát thao tác báo cáo cho người ra lệnh thao tác
đã thao tác xong.
B. Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi nhân viên nhận lệnh báo cáo cho nhân viên ra lệnh biết
kết quả đã hoàn thành hoặc quá giờ hẹn thao tác.
C. Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi nhân viên nhận lệnh báo cáo cho nhân viên ra lệnh biết
kết quả đã hoàn thành đồng thời quá giờ hẹn thao tác.
D. Cả A, B, C.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, Khi cắt điện tách nạn nhân ra khỏi mạch điện, người cứu nạn
28 : cần chú ý đến các việc nào sau đây:
A. Cả b và c đều đúng.
B. Nếu mạch điện bị cắt, cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để
thay thế;
C. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người đó rơi uống.
D. Cả b và c đều sai.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định cách xử lý khi chưa hiểu rõ lệnh thao tác trong phiếu
29 : thao tác:
A. Khi chưa hiểu rõ lệnh thao tác trong Phiếu thao tác, cần đề nghị nhân viên ra lệnh thao tác làm sáng
tỏ. Chỉ thực hiện thao tác khi có phiếu thao tác mới.
B. Khi chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyền đề nghị người ra lệnh giải thích. Chỉ khi người ra lệnh
xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì người giám sát thao tác và người thao tác mới
được tiến hành thao tác.
Page 3 of 5
C. Khi thấy có điều không hợp lý trong Phiếu thao tác, cần đề nghị nhân viên ra lệnh thao tác làm sáng
tỏ. Chỉ thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước thao tác.
D. Cả A, B, C.
C©u Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN 01:2008/BCT), khi có nhiều đơn vị
30 : công tác cùng thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến nhau thì:
A. Mỗi đơn vị công tác phải thực hiện nối đất di động độc lập tại vị trí làm việc.
B. Chỉ cần một đơn vị thực hiện công việc đầu tiên nối đất đi động.
C. Chỉ cần nối đất tại hai đầu đường dây.
D. Cứ 2 km đặt 01 bộ tiếp đất lưu động.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc phải cắt điện là thực hiện
31 : công việc nào sau đây:
A. Thực hiện việc cắt điện, kiểm tra không còn điện.
B. Đặt biển báo, tiếp đất di động.
C. Đặt biển báo, tiếp đất di động, rào chắn và/hoặc cảnh giới.
D. Thực hiện việc cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc, kiểm tra không còn điện, đặt tiếp
đất, đặt rào chắn, treo biển báo, tín hiệu.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định về bậc an toàn điện của người lãnh đạo công việc khi
32 : thực hiện công việc theo phiếu công tác:
A. Có bậc an toàn điện: 5/5. B. Có bậc an toàn điện: 4/5.
C. Có bậc an toàn điện: 3/5. D. Cả a, b, c.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, việc quản lý, sử dụng dây đeo an toàn theo yêu cầu nào sau
33 : đây:
A. Tổ, đội sản xuất có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn.
B. Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn thì tổ trưởng, đội trưởng,
quản đốc phân ưởng (hoặc cấp tương đương) và cán bộ phụ trách an toàn của đơn vị phải chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
C. Cả a và b đều sai.
D. Cả a và b đều đúng.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn đến phần có điện
34 : đối với cấp điện áp 110kV là:
A. 3,5 m. B. 4 m. C. 1,5 m. D. 5 m.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định các công việc nào sau đây thực hiện theo Phiếu công
35 : tác:
A. Các công việc khi tiến hành tại thiết bị điện và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện
và vật liệu mang điện.
B. Các công việc khi tiến hành tại thiết bị điện và vật liệu điện, ở gần hoặc liên quan đến thiết bị điện
và vật liệu mang điện (hoặc có thể xuất hiện điện áp ≥ 42 V) phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật
chuẩn bị chỗ làm việc và cho phép làm việc tại hiện trường.
C. Cả a và b đều sai.
D. Cả a và b đều đúng.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định về thử nghiệm dây đeo an toàn theo yêu cầu nào sau
36 : đây:
A. Dây an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn
chuyên dùng. Trọng lượng thử với dây cũ 225 kg, dây mới 300 kg thời gian thử 5 phút;
B. Dây an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn
chuyên dùng. Trọng lượng thử với dây cũ 215 kg, dây mới 300 kg thời gian thử 5 phút.
C. Dây an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn
chuyên dùng. Trọng lượng thử với dây cũ 225 kg, dây mới 300 kg thời gian thử 2 phút.
D. Dây an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng hoặc thiết bị thử dây an toàn
chuyên dùng. Trọng lượng thử với dây cũ 250 kg, dây mới 300 kg thời gian thử 5 phút.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi thực hiện công việc theo phiếu công tác qui định về người
37 : cho phép đơn vị công tác vào làm việc như sau:
A. Phải là nhân viên vận hành làm nhiệm vụ trong ca trực.
B. Được người cấp phiếu giao nhiệm vụ thực hiện việc cho phép làm việc tại hiện trường.
Page 4 of 5
C. Có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh “Người cho phép” theo quy định.
D. Cả a, b, c.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi làm việc theo phiếu công tác phải thực hiện theo yêu cầu nào
38 : sau đây:
A. Cả b, c, d.
B. Mỗi Phiếu công tác chỉ được cấp cho 01 đơn vị công tác để làm 01 công việc.
C. Trường hợp cấp 01 Phiếu công tác cho 01 đơn vị công tác để làm việc lần lượt ở nhiều vị trí trên
cùng một đường dây thì những nơi cùng làm việc theo 01 phiếu công tác này phải được nhân viên
vận hành thực hiện biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc và được người cho phép chỉ dẫn cho
người chỉ huy trực tiếp từ ban đầu khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc ở vị trí đầu tiên.
D. Khi đơn vị công tác di chuyển đến vị trí làm việc tiếp theo phải thực hiện các quy định về di chuyển
nơi làm việc.
C©u Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khi làm việc trên đường dây cao áp đang vận hành
39 : người làm việc không được tiếp xúc với sứ cách điện và khoảng cách cho phép nhỏ nhất từ
người và dụng cụ mang theo đến dây dẫn với cấp điện áp 500 kV là:
A. 4,0 m. B. 4,5 m. C. 5,0 m. D. 6,0 m.
C©u Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN 01:2008/BCT), qui định làm việc
40 : khi đã được cân bằng điện thế, nhân viên Đơn vị công tác phải chú ý:
A. Khi đang ở trên trang bị cách điện đã được cân bằng điện thế với dây dẫn, cấm trao cho nhau bất cứ
vật gì.
B. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi nhân viên đó đã được cân bằng điện thế với dây
dẫn.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.

Page 5 of 5

You might also like