You are on page 1of 45

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM QUY TRÌNH

AN TOÀN ĐIỆN - NĂM 2016

PHẦN 1
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM QUY TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN
CHUNG CHO TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC VỀ ĐIỆN

Câu 1. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Người cấp phiếu công tác là người
của Đơn vị nào sau đây:
a. Người của đơn vị trực tiếp quản lý vận hành các thiết bị điện, đường dây
dẫn điện được giao nhiệm vụ cấp phiếu công tác.
b. Người của Đơn vị công tác.
c. Người của Đơn vị phối hợp công tác.
d. Người của Đơn vị cấp trên.
Câu 2. Theo Quy trình ATĐ của EVN, định nghĩa Đơn vị công tác như sau:
a. Là Đội công tác.
b. Là Tổ công tác.
c. Là Nhóm công tác (ít nhất có hai người) thực hiện công việc bảo dưỡng,
thay thế, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp lưới truyền tải điện.
d. Đơn vị công tác là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây
lắp v.v. Mỗi đơn vị công tác phải có ít nhất 02 người, trong đó phải có 01 người
chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.
Câu 3. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Đơn vị quản lý vận hành là đơn vị
nào sau đây:
a. Đơn vị quản lý vận hành là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý,
vận hành các thiết bị điện, đường dây dẫn điện.
b. Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc xây lắp lưới điện.
c. Là đơn vị trực tiếp thực đầu tư lưới điện.
d. Là đơn vị trực tiếp mua bán diện.
Câu 4. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Điện hạ áp và cao áp được quy ước
như thế nào:
a. Điện áp dưới 1.000 V là điện hạ áp.
b. Điện áp từ 1.000 V trở lên là điện cao áp.
c. Điện áp dưới 1.000 V là điện hạ áp và Điện áp từ 1.000 V trở lên là điện
cao áp.
d. Cả a, b, c đều sai.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 1
Câu 5. Theo Quy trình ATĐ của EVN, công nhân, kỹ thuật viên, kỹ sư trực
tiếp sản xuất phải được kiểm tra kiến thức về quy trình an toàn điện như
sau:
a. 1 năm 1 lần.
b. 2 năm 1 lần.
c. 3 năm 1 lần.
d. 3 năm 2 lần.

Câu 6. Theo Quy trình ATĐ của EVN, biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm
việc phải cắt điện là thực hiện công việc nào sau đây:
a. Thực hiện việc cắt điện, kiểm tra không còn điện.
b. Đặt biển báo, tiếp đất di động.
c. Đặt biển báo, tiếp đất di động, rào chắn và/hoặc cảnh giới.
d. Thực hiện việc cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc, kiểm
tra không còn điện, đặt tiếp đất, đặt rào chắn, treo biển báo, tín hiệu.

Câu 7. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có
rào chắn đối với cấp điện áp từ 1kV đến 15kV là:
a. 0,6 m.
b. 0,7 m.
c. 1 m.
d. 2 m.

Câu 8. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có
rào chắn đối với cấp điện áp trên 15kV đến 35kV là:
a. 1 m.
b. 1,5 m.
c. 2 m.
d. 2,5 m.

Câu 9. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có
rào chắn đối với cấp điện áp trên 35kV đến 110kV là:
a. 1,5 m.
b. 2 m.
c. 2,5 m.
d. 3,5 m.

Câu 10. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có
rào chắn đối với cấp điện áp 220kV là:

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 2
a. 1,5 m.
b. 2 m.
c. 2,5 m.
d. 3,5 m.
Câu 11. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có
rào chắn đối với cấp điện áp 500kV là:
a. 4 m
b. 4,5m
c. 5 m.
d. 6 m.
Câu 12. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ
rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp từ 1kV đến 15kV là:
a. 0,35 m.
b. 0,7 m.
c. 1,0 m.
d. 1,5 m.
Câu 13. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ
rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp trên 15kV đến 35kV là:
a. 0,6 m.
b. 0,7 m.
c. 1,0 m.
d. 2,5 m.
Câu 14. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ
rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp trên 35kV đến 110kV là:
a. 1,5 m.
b. 2,5 m.
c. 4,0 m.
d. 4,5 m.
Câu 15. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ
rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 500kV là:
a. 4,5 m.
b. 2,5 m.
c. 4,0 m.
d. 3,5 m.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 3
Câu 16. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ
rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 220kV là:
a. 2,5 m.
b. 2,0 m.
c. 1,5 m.
d. 4,5 m.
Câu 17 . Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi kiểm tra không còn điện thực
hiện quy định nào sau đây:
a. Người thực hiện thao tác cắt điện đồng thời phải tiến hành kiểm tra không
còn điện ở các thiết bị đã cắt điện.
b. Kiểm tra không còn điện bằng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với
điện áp danh định của thiết bị điện đã căt điện; phải kiểm tra thiết bị thử điện ở
nơi có điện trước, sau đó mới thử ở nơi không còn điện; phải thử ở tất cả các pha
và các phía vào, ra của thiết bị điện.
c. Cấm căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không
còn điện, nhưng nếu đèn, rơ le, đồng hồ báo tín hiệu có điện thì phải xem như
thiết bị vẫn có điện.
d. Cả a, b, c.
Câu 18. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định kiểm tra không còn điện
phải:
a. Dùng thiết bị thử điện chuyên dùng phù hợp với điện áp danh định của
thiết bị điện cần thử.
b. Dùng sào cách điện gõ vào thiết bị điện để kiểm tra còn điện hay không.
c. Cả a, b, d.
d. Căn cứ tín hiệu đèn, rơ le, đồng hồ để xác nhận thiết bị điện không còn
điện.
Câu 19. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định tiếp đất nơi làm việc có cắt
điện như sau:
a. Thử hết điện ngay trước khi tiếp đất, tiếp đất ở tất cả các pha của thiết bị
về phía có khả năng dẫn điện đến.
b. Đảm bảo khoảng cách an toàn đối với phần còn mang điện.
c. Đảm bảo toàn bộ đơn vị công tác nằm trọn trong vùng bảo vệ nối đất.
d. Cả a, b, c.

Câu 20. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi chỉ làm việc tại dây dẫn một
pha của đường dây trên không điện áp 220 kV thì tại nơi làm việc chỉ cần
tiếp đất dây dẫn của pha đó với điều kiện khoảng cách giữa dây dẫn các
pha không nhỏ hơn:

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 4
a. 5 m.
b. 4 m.
c. 3 m.
d. 2 m.

Câu 21. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định việc đặt tiếp đất khi làm
việc trên đường dây theo yêu cầu nào sau đây:
a. Khi làm việc tại khoảng cột vượt sông lớn thì phải tiếp đất tại cột vượt và
cột hãm liền kề ở cả hai phía.
b. Đối với nhánh rẽ vào trạm, nếu dài không quá 200 m phải làm một bộ tiếp
đất ở phía nguồn điện đến và đầu kia phải cắt dao cách ly vào máy biến áp.
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.

Câu 22. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định số người thực hiện và bậc
an toàn khi lắp và tháo tiếp đất như sau:
a. Do hai người thực hiện, trong đó một người phải có bậc an toàn điện từ
bậc 3 trở lên, người còn lại từ bậc 2 trở lên.
b. Do hai người thực hiện, trong đó một người phải có bậc an toàn điện từ
bậc 4 trở lên, người còn lại từ bậc 2 trở lên.
c. Do hai người thực hiện, trong đó một người phải có bậc an toàn điện từ
bậc 4 trở lên, người còn lại từ bậc 3 trở lên.
d. Do hai người có bậc an toàn điện từ bậc 3 trở lên thực hiện.

Câu 23. Theo Quy trình ATĐ của EVN, nguyên tắc lắp và tháo tiếp đất:
a. Khi lắp tiếp đất phải đấu một đầu dây tiếp đất với đất trước, sau đó dùng
sào cách điện để lắp đầu còn lại vào thiết bị hoặc dây dẫn.
b. Khi tháo tiếp đất phải tháo đầu đấu vào thiết bị trước.
c. Khi lắp tiếp đất phải đấu một đầu dây tiếp đất với đất trước, sau đó dùng
sào cách điện (hoặc đeo găng tay cách điện đối với thiết bị điện hạ áp) để lắp
đầu còn lại vào dây dẫn. Tháo tiếp đất làm ngược lại.
d. Không có quy định cụ thể.

Câu 24. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định về dây tiếp đất di động
như sau:
a. Là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim trần nhiều sợi, mềm (có thể
được bọc bằng nhựa trong); tiết diện phải chịu được tác dụng điện động và
nhiệt học nhưng không nhỏ hơn 16 mm2.
b. Là dây bằng đồng hoặc hợp kim; tiết diện phải chịu được tác dụng điện
động và nhiệt học nhưng không nhỏ hơn 16 mm2.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 5
c. Là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim trần nhiều sợi, mềm (có thể
được bọc bằng nhựa trong); tiết diện phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt
học nhưng không nhỏ hơn 25 mm2.
d. Là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim trần nhiều sợi, mềm (có thể
được bọc bằng nhựa trong); tiết diện phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt
học nhưng không nhỏ hơn 35 mm2.

Câu 25. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định các biện pháp tổ chức
chung để đảm bảo an toàn khi làm việc ở thiết bị điện là:
a. Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần thiết); đăng ký công tác; làm
việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.
b. Cho phép làm việc tại hiện trường (nơi hoặc vị trí thực hiện công việc);
giám sát an toàn trong thời gian làm việc.
c. Những biện pháp tổ chức khác như: Nghỉ giải lao; di chuyển địa điểm
(nơi hoặc vị trí) làm việc; nghỉ hết ngày làm việc và bắt đầu ngày tiếp theo; thay
đổi người khi làm việc; kết thúc công việc, trao trả nơi làm việc, khoá phiếu và
đóng điện; trách nhiệm của các đơn vị có liên quan khi thực hiện công việc.
d. Cả a, b, c.

Câu 26. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định khi thực hiện công việc mà
thiết bị hoặc vị trí công tác phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị
nơi làm việc, phải cắt điện thì đơn vị công tác đăng ký với đơn vị quản lý
vận hành bằng:
a. Giấy đăng ký công tác.
b. Giấy giới thiệu.
c. Giấy phối hợp cho phép làm việc.
d. Phiếu công tác.

Câu 27. Quy trình ATĐ của EVN, định nghĩa về “Phiếu công tác” như thế
nào:
a. Phiếu công tác là giấy cho phép đơn vị công tác làm việc với thiết bị điện
và phòng ngừa để không ảy ra tai nạn điện. Phiếu công tác do người được giao
nhiệm vụ của đơn vị quản lý vận hành cấp.
b. Là giấy của đơn vị công tác cấp cho đơn vị quản lý vận hành.
c. Là giấy của đơn vị công tác cấp cho đơn vị quản lý vận hành và cho phép
đơn vị quản lý vận hành bắt đầu làm việc với lưới truyền tải điện.
d. Là giấy của đơn vị công tác cấp và đơn vị quản lý vận hành.

Câu 28. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi làm việc theo phiếu công tác
phải thực hiện theo yêu cầu nào sau đây:
a. Cả b, c, d.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 6
b. Mỗi Phiếu công tác chỉ được cấp cho 01 đơn vị công tác để làm 01 công
việc.
c. Trường hợp cấp 01 Phiếu công tác cho 01 đơn vị công tác để làm việc lần
lượt ở nhiều vị trí trên cùng một đường dây thì những nơi cùng làm việc theo 01
phiếu công tác này phải được nhân viên vận hành thực hiện biện pháp kỹ thuật
chuẩn bị nơi làm việc và được người cho phép chỉ dẫn cho người chỉ huy trực
tiếp từ ban đầu khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc ở vị trí đầu tiên.
d. Khi đơn vị công tác di chuyển đến vị trí làm việc tiếp theo phải thực hiện
các quy định về di chuyển nơi làm việc.
Câu 29. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi cấp phiếu công tác phải thực hiện:
a. Lập thành 02 bản, do Người cấp phiếu ký và trực tiếp giao cho Người cho
phép mang đến hiện trường để thực hiện việc cho phép làm việc. Tại hiện
trường, sau khi kiểm tra đủ, đúng các biện pháp an toàn theo yêu cầu công việc
và của Người cấp phiếu, Người cho phép giao 01 bản cho Người chỉ huy trực
tiếp và giữ lại 01 bản;
b. Phiếu công tác được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho người chỉ huy trực
tiếp đơn vị công tác giữ, 01 bản giao cho người giám sát giữ.
c. Phiếu công tác được lập thành 01 bản do người chỉ huy trực tiếp đơn vị
công tác giữ.
d. Phiếu công tác được lập thành 02 bản, do người cấp phiếu giữ.
Câu 30. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trường hợp khi tiến hành công
việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì Phiếu công tác phải được lưu trữ
thế nào:
a. Lưu trữ trong thời gian 01 tháng.
b. Lưu trữ trong thời gian 03 tháng.
c. Lưu trữ trong hồ sơ quản lý kỹ thuật.
d. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
Câu 31. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định thời gian lưu trữ “Phiếu
công tác”:
a. “Phiếu công tác” được lưu giữ ít nhất 01 tháng.
b. “Phiếu công tác” được lưu giữ ít nhất 03 tháng.
c. “Phiếu công tác” được lưu giữ ít nhất 15 ngày.
d. “Phiếu công tác” được lưu giữ ít nhất 45 ngày.
Câu 32. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định các công việc nào sau đây
thực hiện theo Phiếu công tác:
a. Các công việc khi tiến hành tại thiết bị điện và vật liệu điện, ở gần hoặc
liên quan đến thiết bị điện và vật liệu mang điện.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 7
b. Các công việc khi tiến hành tại thiết bị điện và vật liệu điện, ở gần hoặc
liên quan đến thiết bị điện và vật liệu mang điện (hoặc có thể xuất hiện điện áp
≥ 42 V) phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc và cho
phép làm việc tại hiện trường.
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 33. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong Phiếu công tác có bao nhiêu
chức danh:
a. 04 chức danh.
b. 05 chức danh.
c. 06 chức danh.
d. 03 chức danh.
Câu 34. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong Phiếu công tác có những
chức danh nào sau đây:
a. Người cấp phiếu công tác, người chỉ huy trực tiếp, người cho phép, nhân
viên đơn vị công tác.
b. Người cấp phiếu công tác, người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực
tiếp, người giám sát an toàn điện, người cho phép, nhân viên đơn vị công tác.
c. Người cấp phiếu công tác, người lãnh đạo công việc, người cho phép,
nhân viên đơn vị công tác.
d. Người cấp phiếu công tác, người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn
điện, người cho phép và nhân viên đơn vị công tác.
Câu 35. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi thực hiện công việc theo phiếu
công tác qui định về người cho phép đơn vị công tác vào làm việc như sau:
a. Phải là nhân viên vận hành làm nhiệm vụ trong ca trực.
b. Được người cấp phiếu giao nhiệm vụ thực hiện việc cho phép làm việc tại
hiện trường.
c. Có bậc 4 an toàn điện trở lên và được công nhận chức danh “Người cho
phép” theo quy định.
d. Cả a, b và c.
Câu 36. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi thực hiện công việc theo phiếu
công tác người giám sát an toàn điện có trách nhiệm nào sau đây:
a. Nắm vững các quy định và những yêu cầu về an toàn điện tại nơi làm việc
để giám sát đơn vị công tác đảm bảo an toàn về điện; Có mặt tại nơi làm việc từ
khi người cho phép thực hiện việc cho phép làm việc.
b. Cùng người chỉ huy trực tiếp tiếp nhận nơi làm việc, kiểm tra và thực hiện
(nếu có) các biện pháp an toàn đã đủ và đúng, ký tên vào Phiếu công tác.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 8
c. Có mặt liên tục tại nơi làm việc để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện
(cho đến khi hoàn thành phần nhiệm vụ được phân công) và không làm bất cứ
việc gì khác ngoài nhiệm vụ giám sát an toàn điện.
d. Cả a, b, c.

Câu 37. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi thực hiện công việc theo phiếu
công tác những trường hợp phải cử người giám sát an toàn điện riêng cho
đơn vị công tác (không phải là người chỉ huy trực tiếp) bao gồm:
a. Đơn vị công tác làm các công việc (như: nề, mộc, cơ khí v.v) ở nhà máy
điện, trạm điện và người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác không có chuyên môn
về điện.
b. Đơn vị công tác làm các công việc căng, kéo dây, lấy độ võng đường dây
giao chéo ở phía dưới và gần đường dây đang vận hành.
c. Đơn vị công tác làm việc ở những nơi đặc biệt nguy hiểm về điện.
d. Cả a, b, c.
Câu 38. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định về bậc an toàn điện của
người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn điện khi thực hiện công việc
theo phiếu công tác:
a. Có bậc an toàn điện: 4/5 hoặc 5/5.
b. Có bậc an toàn điện: 3/5 hoặc 5/5.
c. Có bậc an toàn điện: 5/5.
d. Cả a, b, c.
Câu 39. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định về bậc an toàn điện của
người lãnh đạo công việc khi thực hiện công việc theo phiếu công tác:
a. Có bậc an toàn điện: 5/5.
b. Có bậc an toàn điện: 4/5.
c. Có bậc an toàn điện: 3/5.
d. Cả a, b, c.

Câu 40. Theo Quy trình ATĐ của EVN, người lãnh đạo công việc có trách
nhiệm nào sau đây:
a. Tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn và giám sát an toàn điện bổ sung.
b. Duy trì điều kiện, biện pháp đảm bảo an toàn điện khu vực hoặc vị trí cho
phép công tác.
c. Chịu trách nhiệm phối hợp hoạt động của các đơn vị công tác, khi công việc
do nhiều đơn vị công tác của cùng một tổ chức hoạt động điện lực thực hiện theo
các phiếu công tác để đảm bảo an toàn.
d. Cả a, b, c.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 9
Câu 41. Theo Quy trình ATĐ của EVN, nếu xảy ra tai nạn, người chỉ huy
trực tiếp có trách nhiệm:
a. Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn khác
và không đến gần với thiết bị hư hỏng.
b. Sơ cấp cứu người bị tai nạn và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất.
c. Thông báo ngay cho các tổ chức có liên quan về trường hợp tai nạn.
d. Trường hợp xảy ra tai nạn phải tìm mọi biện pháp và chỉ huy nhân viên
trong đơn vị công tác cứu chữa người bị nạn đạt hiệu quả cao nhất.

Câu 42. Theo Quy trình ATĐ của EVN, định nghĩa “Lệnh công tác” là:
a. Lệnh công tác là lệnh viết ra giấy hoặc trực tiếp ra lệnh bằng lời nói (hay
qua điện thoại, bộ đàm) để thực hiện công việc ở thiết bị điện và vật liệu điện
mà không phải thực hiện việc cho phép làm việc.
b. Là giấy của đơn vị công tác cấp cho đơn vị quản lý vận hành.
c. Là giấy của đơn vị công tác cấp cho đơn vị quản lý vận hành và cho phép
đơn vị quản lý vận hành bắt đầu làm việc với lưới truyền tải điện.
d. Là giấy của đơn vị công tác cấp và đơn vị quản lý vận hành.

Câu 43. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định thời gian lưu trữ “Lệnh
công tác”:
a. “Lệnh công tác” được lưu giữ ít nhất 01 tháng.
b. “Lệnh công tác” được lưu giữ ít nhất 03 tháng.
c. “Lệnh công tác” được lưu giữ ít nhất 15 ngày.
d. “Lệnh công tác” được lưu giữ ít nhất 45 ngày.

Câu 44. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trường hợp khi tiến hành công
việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì Lệnh công tác phải được lưu trữ
thế nào:
a. Lưu trữ trong thời gian 01 tháng.
b. Lưu trữ trong thời gian 03 tháng.
c. Lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
d. Lưu trong hồ sơ quản lý kỹ thuật.

Câu 45. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong Lệnh công tác có bao nhiêu
chức danh:
a. 02 chức danh.
b. 03 chức danh.
c. 04 chức danh.
d. 05 chức danh.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 10
Câu 46. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trách nhiệm của người giám sát an
toàn điện khi thực hiện công việc theo lệnh công tác là:
a. Nắm vững các quy định và những yêu cầu về an toàn điện tại nơi làm việc
để giám sát an toàn điện cho đơn vị công tác đảm bảo an toàn về điện.
b. Cùng người chỉ huy trực tiếp kiểm tra và thực hiện (nếu có) các biện pháp
an toàn đã đủ và đúng, nếu làm việc theo lệnh viết thì phải ký tên vào lệnh công
tác.
c. Có mặt liên tục tại nơi làm việc để làm nhiệm vụ giám sát an toàn điện
(cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ được phân công) và không làm bất cứ việc gì
khác.
d. Cả a, b, c.

Câu 47. Theo Quy trình ATĐ của EVN, người chỉ huy trực tiếp khi thực
hiện công việc theo lệnh công tác có trách nhiệm nào sau đây:
a. Chuẩn bị, kiểm tra chất lượng của các dụng cụ, trang bị an toàn sử dụng
trong khi làm việc; kiểm tra sơ bộ tình trạng sức khỏe, trang bị phương tiện bảo
vệ cá nhân của nhân viên đơn vị công tác;
b. Cùng người giám sát an toàn điện kiểm tra và thực hiện (nếu có) các biện
pháp an toàn đã đủ và đúng, nếu làm việc theo lệnh viết thì phải ký tên vào lệnh
công tác.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.

Câu 48. Theo Quy trình ATĐ của EVN, nhân viên đơn vị công tác khi thực
hiện công việc theo lệnh công tác có trách nhiệm nào sau đây:
a. Đảm bảo tốt thể chất và tinh thần để làm việc. Chủ động báo cáo với
người chỉ huy trực tiếp tình trạng sức khỏe của mình để được giao công việc phù
hợp.
b. Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc.
c. Tự kiểm tra và đảm bảo đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
d. Cả a, b, c.

Câu 49. Theo Quy trình ATĐ của EVN, đối với công việc làm nhiều ngày
thì khi nghỉ hết ngày làm việc phải thực hiện theo quy định nào sau đây:
a. Đơn vị công tác phải thu dọn nơi làm việc, lối đi; riêng biển báo, rào chắn,
nối (tiếp) đất giữ nguyên.
b. Người chỉ huy trực tiếp phải giao lại Phiếu công tác và những việc liên
quan cho người cho phép, đồng thời hai bên phải cùng ký vào phiếu.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 11
Câu 50. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Giấy phối hợp cho phép làm việc
được lập thành:
a. 01 bản.
b. 02 bản.
c. 03 bản.
d. 04 bản.

Câu 51. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong trường hợp thiết bị hoặc nơi
làm việc có từ 02 đơn vị quản lý vận hành trở lên thì đơn vị cấp Phiếu công
tác là:
a. Đơn vi quản lý vận hành thiết bị sẽ làm việc.
b. Đơn vị công tác.
c. Đơn vị quản lý vận hành có thiết bị liên quan đến nơi làm việc hoặc thiết
bị sẽ làm việc.
d. Đơn vị khác.

Câu 52. Theo Quy trình ATĐ của EVN, đơn vị cấp Giấy phối hợp cho phép
làm việc là:
a. Đơn vi quản lý vận hành thiết bị sẽ làm việc.
b. Đơn vị công tác.
c. Đơn vị quản lý vận hành có thiết bị liên quan đến nơi làm việc hoặc thiết
bị sẽ làm việc.
d. Đơn vị khác.

Câu 53. Theo Quy trình ATĐ của EVN, đơn vị quản lý vận hành có thiết bị
liên quan đến nơi làm việc hoặc thiết bị sẽ làm việc có trách nhiệm cấp:
a. Giấy đăng ký làm việc với thiết bị điện.
b. Giấy phối hợp cho phép làm việc.
c. Giấy giới thiệu.
d. Lệnh công tác.

Câu 54. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định người lao động phải được
cơ quan y tế kết luận đủ sức khỏe làm việc trên cao khi làm việc với thiết bị
điện trên cột (hoặc vị trí đặt thiết bị có thể rơi, ngã) có độ cao nào sau đây:
a. Cao từ 2,0 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.
b. Cao từ 2,5 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.
c. Cao từ 4,0 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.
d. Cao từ 3,0 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 12
Câu 55. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định cấm làm việc trên cao khi
tình trạng thời tiết tại khu vực làm việc như sau:
a. Khi có gió từ cấp 6 trở lên.
b. Khi có gió từ cấp 4 trở lên hoặc có mưa to nặng hạt, nước chảy thành
dòng trên người và thiết bị.
c. Khi có gió tới cấp 6 (39 – 49km/h), hay trời mưa to nặng hạt hoặc có
giông sét, trừ trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền yêu cầu.
d. Không phụ thuộc vào thời tiết chỉ do người chỉ huy trực tiếp quyết định.

Câu 56. Theo Quy trình ATĐ của EVN, các dụng cụ được phép mang theo
người khi làm việc trên cao là:
a. Các dụng cụ nhẹ như kìm, mỏ lết, búa con...
b. Puly, tăng đơ, cáp thép.
c. Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc nơ vít, cờ lê,
mỏ lết, búa con, v.v... nhưng phải đựng trong bao chuyên dùng.
d. Tùy theo tính chất công việc và phân công nhiệm vụ của người Chỉ huy
trực tiếp.

Câu 57. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định an toàn khi làm việc trên
thang di động:
a. Cấm mang theo những vật quá nặng lên thang, trèo lên thang cùng một
lúc hai người và đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
b. Không đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
c. Không mang theo những vật quá nặng lên thang hoặc không trèo lên
thang cùng một lúc hai người.
d. Tùy theo tính chất, yêu cầu của công việc.

Câu 58. Theo Quy trình ATĐ của EVN, người lao động phải tự kiểm tra
dây đeo an toàn theo quy định nào sau đây:
a. Theo lệnh của Lãnh đạo đơn vị.
b. Hàng ngày, trước khi làm việc trên cao.
c. Định kỳ 06 tháng.
d. Trách nhiệm kiểm tra thuộc người chỉ huy.

Câu 59. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định về thử nghiệm dây đeo an
toàn theo yêu cầu nào sau đây:
a. Dây an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng
hoặc thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng. Trọng lượng thử với dây cũ 225 kg,
dây mới 300 kg thời gian thử 5 phút.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 13
b. Dây an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng hoặc
thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng. Trọng lượng thử với dây cũ 215 kg, dây
mới 300 kg thời gian thử 5 phút.
c. Dây an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng hoặc
thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng. Trọng lượng thử với dây cũ 225 kg, dây
mới 300 kg thời gian thử 2 phút.
d. Dây an toàn phải được thử 6 tháng 1 lần bằng cách treo trọng lượng hoặc
thiết bị thử dây an toàn chuyên dùng. Trọng lượng thử với dây cũ 250 kg, dây
mới 300 kg thời gian thử 5 phút.
Câu 60. Theo Quy trình ATĐ của EVN, việc quản lý, sử dụng dây đeo an
toàn theo yêu cầu nào sau đây:
a. Tổ, đội sản xuất có trách nhiệm quản lý chặt chẽ dây đeo an toàn.
b. Nếu xảy ra tai nạn do dây bị đứt, gẫy móc hoặc do không thử đúng kỳ hạn
thì tổ trưởng, đội trưởng, quản đốc phân ưởng (hoặc cấp tương đương) và cán bộ
phụ trách an toàn của đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 61. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định nào để đảm bảo an toàn
khi tiến hành công việc trên máy cắt có bộ điều khiển từ xa:
a. Cả b, c, d.
b. Có lệnh cho phép tách máy cắt khỏi vận hành của cấp điều độ có quyền
điều khiển.
c. Thực hiện theo Phiếu công tác; cắt nguồn điều khiển máy cắt; cắt các dao
cách ly trước và sau máy cắt.
d. Treo biển cảnh báo “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” vào khóa
điều khiển máy cắt.
Câu 62. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khi làm việc trên đường
dây cao áp đang vận hành người làm việc không được tiếp xúc với sứ cách
điện và khoảng cách cho phép nhỏ nhất từ người và dụng cụ mang theo đến
dây dẫn với cấp điện áp 220kV là:
a. 2,0 m
b. 2,5 m
c. 3,0 m
d. 3,5 m
Câu 63. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khi làm việc trên đường
dây cao áp đang vận hành người làm việc không được tiếp xúc với sứ cách
điện và khoảng cách cho phép nhỏ nhất từ người và dụng cụ mang theo đến
dây dẫn với cấp điện áp 500 kV là:

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 14
a. 4,0 m.
b. 4,5 m.
c. 5,0 m.
d. 6,0 m.

Câu 64. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định thực hiện các bước cơ
bản cứu người bị điện giật nào sau đây để tăng khả năng sống sót:
a. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện và cứu chữa nạn nhân tại chỗ.
b. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.
c. Lập tức chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
d. Cả 03 phương án đều đúng.

Câu 65. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Khi cắt điện tách nạn nhân ra khỏi
mạch điện, người cứu nạn cần chú ý đến các việc nào sau đây:
a. Cả b và c đều đúng.
b. Nếu mạch điện bị cắt, cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị
ngay nguồn sáng khác để thay thế;
c. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người đó
rơi uống.
d. Cả b và c đều sai.

Câu 66. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi tách nạn nhân ra khỏi mạch
điện hạ áp (nếu không thể cắt điện) cần thực hiện yêu cầu nào sau đây:
a. Cả b, c, d.
b. Đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện),
đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện.
c. Nếu không có các phương tiện trên thì dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện
hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy
khô v.v để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra.
d. Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi
cứu cũng bị điện giật.
Câu 67. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi tách nạn nhân ra khỏi mạch
điện cao áp (nếu không thể cắt điện) cần thực hiện yêu cầu nào sau đây:
a. Người cứu phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt
hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.
b. Nếu không có dụng cụ cách điện theo quy định thì dùng sợi dây kim loại
tiếp đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị
cắt điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
c. Cả a, b, d.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 15
d. Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi
cứu cũng bị điện giật.

Câu 68. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định chu kỳ thử điện áp xoay
chiều đối với Găng cách điện:
a. 6 tháng.
b. 3 tháng.
c. 1 tháng.
d. 12 tháng.

Câu 69. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định chu kỳ thử điện áp xoay
chiều đối với Ủng cách điện:
a. 6 tháng.
b. 3 tháng.
c. 1 tháng.
d. 12 tháng.

Câu 70. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định chu kỳ thử nghiệm Dây
đeo an toàn:
a. 6 tháng.
b. 3 tháng.
c. 1 tháng.
d. 12 tháng.

Câu 71. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định chu kỳ thử điện áp xoay
chiều đối với ghế cách điện là:
a. 9 tháng.
b. 12 tháng.
c. 24 tháng.
d. 36 tháng.
Câu 72. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định chu kỳ thử điện áp xoay
chiều đối với Sào cách điện:
a. 6 tháng.
b. 9 tháng.
c. 12 tháng.
d. 24 tháng.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 16
Câu 73. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định chu kỳ thử điện áp xoay
chiều đối với Thảm cách điện:
a. 6 tháng.
b. 9 tháng.
c. 12 tháng.
d. 24 tháng.

Câu 74. Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN
01:2008/BCT), khi sử dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động,
phải thực hiện theo quy định nào:
a. Các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động phải được kiểm tra, bảo
quản theo quy định của nhà sản xuất và quy định pháp luật hiện hành. Cấm sử
dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động khi chưa được thử nghiệm,
đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu bất thường.
b. Chỉ cần thử nghiệm những dụng cụ, phương tiện cách điện trực tiếp tiếp
xúc lưới truyền tải điện có điện.
c. Những dụng cụ, phương tiện cách điện với các chức năng bổ trợ an toàn
thì chỉ thí nghiệm khi cấp mới.
d. Không có quy định.

Câu 75. Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN
01:2008/BCT), trước khi sử dụng các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao
động, người sử dụng phải:
a. Kiểm tra và chỉ được sử dụng khi biết chắc chắn các trang thiết bị này
đạt yêu cầu.
b. Chỉ cần kiểm tra định kỳ theo thời hạn quy định, khi sử dụng không cần
phải kiểm tra.
c. Trách nhiệm kiểm tra không thuộc về người sử dụng mà thuộc về người
chỉ huy trực tiếp.
d. Trách nhiệm kiểm tra không thuộc về người sử dụng mà thuộc về người
thủ kho bảo quản dụng cụ của Đơn vị.

Câu 76. Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN
01:2008/BCT), những công việc nào sau đây thực hiện theo lệnh công tác:
a. Làm việc ở xa nơi có điện.
b. Làm việc ở gần nơi có điện.
c. Làm việc có điện.
d. Làm việc trong vùng ảnh hưởng của đường dây có điện.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 17
Câu 77. Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN
01:2008/BCT), những công việc nào sau đây thực hiện theo phiếu công tác:
a. Làm việc ở xa nơi có điện.
b. Làm việc ở gần nơi có điện.
c. Lắp biển báo nguy hiểm mà không trèo lên cột quá 3 mét.
d. Sửa chữa móng cột.

Câu 78. Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN
01:2008/BCT), khi có nhiều đơn vị công tác cùng thực hiện công việc liên
quan trực tiếp đến nhau thì:
a. Mỗi đơn vị công tác phải thực hiện nối đất di động độc lập tại vị trí làm
việc.
b. Chỉ cần một đơn vị thực hiện công việc đầu tiên nối đất đi động.
c. Chỉ cần nối đất tại hai đầu đường dây.
d. Cứ 2 km đặt 01 bộ tiếp đất lưu động.

Câu 79. Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN
01:2008/BCT), qui định làm việc khi đã được cân bằng điện thế, nhân viên
Đơn vị công tác phải chú ý:
a. Khi đang ở trên trang bị cách điện đã được cân bằng điện thế với dây dẫn,
cấm trao cho nhau bất cứ vật gì.
b. Cấm di chuyển trên các trang bị cách điện sau khi nhân viên đó đã được
cân bằng điện thế với dây dẫn.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.

Câu 80. Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện
(QCVN01:2008/BCT), đối với xe chuyên dùng khi di chuyển trong khu vực
trạm, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang
điện của trạm cấp điện áp đến 35 kV là:
a. ≥ 1 m.
b. ≥ 1,5 m.
c. ≥ 2,0 m.
d. ≥ 2,5 m.

Câu 81. Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện
(QCVN01:2008/BCT), đối với xe chuyên dùng khi di chuyển trong khu vực
trạm, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang
điện của trạm cấp điện áp trên 35 kV đến 110 kV là:
a. ≥ 1,5 m.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 18
b. ≥ 2,0 m.
c. ≥ 2,5 m.
d. ≥ 3,0 m.

Câu 82. Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện
(QCVN01:2008/BCT), đối với xe chuyên dùng khi di chuyển trong khu vực
trạm, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang
điện của trạm cấp điện áp trên 110 đến 220 kV là:
a. ≥ 2,5 m.
b. ≥ 3,0 m.
c. ≥ 3,5 m.
d. ≥ 4,0 m.

Câu 83. Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện
(QCVN01:2008/BCT), đối với xe chuyên dùng khi di chuyển trong khu vực
trạm, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của xe đến phần mang
điện của trạm cấp điện áp 500 kV là:
a. ≥ 4,5 m.
b. ≥ 5,0 m.
c. ≥ 5,5 m.
d. ≥ 6,0 m.

Câu 84. Theo quy định tại thông tư 31/2014/TT-BCT thời gian huấn luyện
để cấp thẻ an toàn điện như sau:
a. Cả b, c, d.
b. Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng.
Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ.
c. Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít
nhất 08 giờ.
d. Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay
đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của
người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6
tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.

Câu 85. Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 quy định
chi tiết thi hành Luật Điện lực về An toàn điện hướng dẫn huấn luyện và
cấp thẻ an toàn điện theo yêu cầu nào sau đây:
a. Người lao động làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp và sửa chữa
đường dây điện hoặc thiết bị điện phải được huấn luyện về an toàn điện và được
cấp thẻ an toàn điện.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 19
b. Việc huấn luyện về an toàn điện phải được thực hiện theo định kỳ một
năm
một lần và có kiểm tra, sát hạch xếp bậc an toàn điện.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016 20
PHẦN 2
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM QUY TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN
DÀNH RIÊNG CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH, SỬA CHỮA,
THÍ NGHIỆM, XÂY LẮP TRẠM BIẾN ÁP

Câu 1. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong chế độ bình thường quy định
lập và thực hiện theo phiếu thao tác trường hợp nào sau đây:
a. Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp từ 1000V trở lên.
b. Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp trên 1000V.
c. Tất cả các thao tác trên thiết bị điện.
d. Tất cả các thao tác trên thiết bị có điện áp nhỏ hơn 1000V.

Câu 2. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định việc thao tác thiết bị điện
cao áp phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây:
a. Thao tác đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp, ít nhất phải do hai người
thực hiện, một người thao tác và một người giám sát thao tác.
b. Người thao tác phải có bậc 3 an toàn điện trở lên, người giám sát thao tác
phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.

Câu 3. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định về bậc an toàn của nhân
viên khi thực hiện Phiếu Thao Tác:
a. Nhân viên trực tiếp thao tác phải có trình độ an toàn điện từ bậc 3/5,
nhân viên giám sát phải có trình độ an toàn điện bậc 4/5 hoặc 5/5.
b. Nhân viên trực tiếp thao tác phải có trình độ an toàn điện từ bậc 2/5, nhân
viên giám sát phải có trình độ an toàn điện bậc 3/5 hoặc 5/5.
c. Nhân viên trực tiếp thao tác phải có trình độ an toàn điện từ bậc 4/5, nhân
viên giám sát phải có trình độ an toàn điện bậc 4/5 hoặc 5/5.
d. Cả a, b, c.

Câu 4. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định về thời gian lưu trữ Phiếu
thao tác (PTT):
a. PTT thực hiện xong phải được lưu ít nhất 03 tháng. Trường hợp thao tác
có liên quan đến sự cố, tai nạn thì các PTT có liên quan phải được lưu trong hồ
sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
b. Những PTT đã thực hiện xong phải được lưu trữ 60 ngày.
c. Những PTT đã thực hiện xong phải được lưu trữ 1 tháng.
d. Cả a, b, c.
PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
21
Câu 5. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định cách xử lý khi chưa hiểu rõ
lệnh thao tác trong phiếu thao tác:
a. Khi chưa hiểu rõ lệnh thao tác trong Phiếu thao tác, cần đề nghị nhân viên
ra lệnh thao tác làm sáng tỏ. Chỉ thực hiện thao tác khi có phiếu thao tác mới.
b. Khi chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyền đề nghị người ra lệnh giải
thích. Chỉ khi người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì
người giám sát thao tác và người thao tác mới được tiến hành thao tác.
c. Khi thấy có điều không hợp lý trong Phiếu thao tác, cần đề nghị nhân
viên ra lệnh thao tác làm sáng tỏ. Chỉ thực hiện thao tác khi đã hiểu rõ các bước
thao tác.
d. Cả a, b, c.
Câu 6. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định trong điều kiện bình
thường khi thực hiện thao tác theo lệnh người giám sát thao tác và người
thao tác phải thực hiện yêu cầu nào sau đây:
a. Trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì phải ngừng
ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới tiếp tục
tiến hành.
b. Đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ đồ, nếu chưa rõ thì phải
hỏi lại người ra lệnh.
c. Tất cả các thao tác đều phải thực hiện đúng theo trình tự nêu trong Phiếu
thao tác.
d. Cả a, b, c.
Câu 7. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi thao tác thiết bị theo phiếu nếu
thao tác sai hoặc gây sự cố phải xử lý thế nào:
a. Ngừng ngay công việc.
b. Kiểm tra lại toàn bộ rồi mới tiếp tục tiến hành.
c. Ngừng ngay việc thực hiện theo phiếu thao tác và báo cáo cho người ra
lệnh biết. Việc thực hiện tiếp thao tác phải tiến hành theo một phiếu mới.
d. Báo cáo người giám sát.
Câu 8. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định khi thực hiện lệnh thao tác
như sau:
a. Chỉ được cho là hoàn thành nhiệm vụ khi người giám sát thao tác báo
cáo cho người ra lệnh thao tác đã thao tác xong.
b. Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi nhân viên nhận lệnh báo cáo
cho nhân viên ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành hoặc quá giờ hẹn thao tác.
c. Lệnh thao tác được coi là thực hiện xong khi nhân viên nhận lệnh báo cáo
cho nhân viên ra lệnh biết kết quả đã hoàn thành đồng thời quá giờ hẹn thao tác.
d. Cả a, b, c.
PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
22
Câu 9. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ rào
chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 220kV là:
a. 1,5 m.
b. 2,5 m.
c. 3 m.
d. 3,5 m.
Câu 10. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ
rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 500kV là:
a. 3,5 m.
b. 4 m.
c. 4,5 m.
d. 5 m.
Câu 11. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định khoảng cách nhỏ nhất từ
rào chắn đến phần có điện đối với cấp điện áp 110kV là:
a. 3,5 m.
b. 4 m.
c. 1,5 m.
d. 5 m.
Câu 12. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định các yêu cầu nào khi cắt điện
để làm công việc:
a. Phần thiết bị tiến hành công việc phải được nhìn thấy rõ đã cách ly khỏi
các phần có điện từ mọi phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chì, tháo đầu
cáp, tháo dây dẫn (trừ trạm GIS).
b. Cấm cắt điện để làm việc chỉ bằng máy cắt, dao phụ tải và dao cách ly có
bộ truyền động tự động.
c. Cả a, b, d.
d. Phải ngăn chặn được những nguồn điện cao, hạ áp qua các máy biến áp
lực, máy biến áp đo lường, máy phát điện khác có điện ngược trở lại gây nguy
hiểm cho người làm việc.
Câu 13. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định khi sửa chữa thanh cái có
phân đoạn, yêu cầu đặt tiếp đất như sau:
a. Khi sửa chữa thanh cái có phân đoạn thì trên mỗi phân đoạn phải có một
bộ tiếp đất.
b. Chỉ cần đặt một bộ tiếp đất chung.
c. Không cần đặt tiếp đất thanh cái.
d. Tùy theo trường hợp cụ thể mà người chỉ huy trực tiếp quy định số lượng
và vị trí cần đặt tiếp đất.
PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
23
Câu 14. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi tiến hành công việc trên các
đường cáp ngầm nhất thiết phải đặt tiếp đất như sau:
a. Phải đặt tiếp đất ở một đầu của đoạn cáp.
b. Phải đặt tiếp đất ở hai đầu của đoạn cáp.
c. Đặt tiếp đất ở điểm giữa đoạn cáp.
d. Không nhất thiết phải đặt tiếp đất.

Câu 15. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định trách nhiệm của đơn vị
làm công việc theo nội dung nào sau đây:
a. Lập biện pháp kỹ thuật thi công đối với từng hạng mục công việc.
b. Các quá trình đảm bảo an toàn trong công tác.
c. Cách bố trí và phạm vi hoạt động của máy, thiết bị dùng trong quá trình
công tác.
d. Lập phương án thi công (trong các trường hợp: công việc dài ngày, kết
cấu lưới điện phức tạp, nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm cao về an toàn điện
v.v) và thống nhất với các đơn vị quản lý vận hành có liên quan về tiến độ và tổ
chức các đơn vị công tác phù hợp với công việc, điều kiện thực tế của hiện
trường công tác.

Câu 16. Theo Quy trình ATĐ của EVN, người vào trạm biến áp một mình
có yêu cầu như sau:
a. Bậc an toàn điện 5/5, đồng thời phải có tên trong danh sách đã được
lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành duyệt.
b. Chỉ cần Bậc an toàn điện 5/5.
c. Bậc an toàn điện 4/5, đồng thời phải có tên trong danh sách đã được lãnh
đạo đơn vị quản lý vận hành duyệt.
d. Phải có tên trong danh sách đã được lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành
duyệt.

Câu 17. Theo Quy trình ATĐ của EVN, nhân viên đơn vị công tác và người
chỉ huy trực tiếp vào trạm làm việc, nếu làm công việc ở thiết bị điện thì:
a. Nhân viên phải có bậc an toàn điện 2/5 trở lên và người chỉ huy trực tiếp
phải có bậc an toàn điện 4/5 trở lên.
b. Nhân viên phải có bậc an toàn điện 3/5 trở lên và người chỉ huy trực tiếp
phải có bậc an toàn điện 4/5 trở lên.
c. Nhân viên phải có bậc an toàn điện 1/5 trở lên và người chỉ huy trực tiếp
phải có bậc an toàn điện 4/5 trở lên.
d. Nhân viên phải có bậc an toàn điện 3/5 trở lên và người chỉ huy trực tiếp
phải có bậc an toàn điện 5/5.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
24
Câu 18. Theo Quy trình ATĐ của EVN, những công việc cho phép mở cửa
lưới an toàn khi thiết bị vẫn có điện (phải đảm bảo khoảng cách an toàn
theo quy định), bao gồm:
a. Lấy mẫu dầu máy biến áp (chú ý kiểm tra tiếp đất vỏ máy trước).
b. Tiến hành lọc dầu ở những máy biến áp đang vận hành.
c. Đo dòng điện bằng ampe kìm.
d. Cả a, b, c.

Câu 19. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi sử dụng kìm đo cường độ dòng
điện, nếu đo ở thiết bị điện cao áp thì phải do hai nhân viên thực hiện có
bậc an toàn điện là:
a. 2/5 trở lên.
b. 4/5 trở lên.
c. 3/5 trở lên.
d. 5/5 trở lên.

Câu 20. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định để đảm bảo an toàn thì
hành vi nào sau đây bị cấm:
a. Cấm làm việc ở trên các giàn giáo tạm thời khi bên dưới có thiết bị có
điện cao áp (mặc dù đã đảm bảo khoảng cách an toàn).
b. Cấm làm việc ở trên thang di động khi bên dưới có thiết bị có điện cao áp
(mặc dù đã đảm bảo khoảng cách an toàn).
c. Cấm làm việc ở các đoạn cáp ngầm hay dây dẫn nổi không làm tiếp đất.
d. Cả a, b, c.

Câu 21. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định công việc làm có cắt điện
nhưng không nối đất thực hiện theo yêu cầu nào:
a. Những công việc như đo, kiểm tra điện trở nối đất, đo các thông số của
thiết bị mà bắt buộc phải không được tiếp đất, củng cố lại tiếp đất của thiết bị
hoặc của hệ thống nối đất toàn trạm thì được phép tạm thời tháo gỡ dây nối đất
trong thời gian tiến hành các công việc này.
b. Những công việc được phép tạm thời tháo gỡ dây nối đất phải có Phiếu
công tác và ghi rõ tháo nối đất nào, do nhân viên vận hành nào thực hiện.
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.

Câu 22. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi tiến hành công việc với máy cắt
có bộ điều khiển từ xa phải đảm bảo theo yêu cầu nào sau đây:
a. Có lệnh cho phép tách máy cắt khỏi vận hành của cấp điều độ thuộc
quyền điều khiển.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
25
b. Cắt nguồn điều khiển máy cắt.
c. Cắt các dao cách ly trước và sau máy cắt.
d. Cả a, b, c.

Câu 23. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi cắt tụ điện để sửa chữa thì phải
phóng điện các tụ điện bằng thanh dẫn kim loại có tiết diện là:
a. Tối thiểu 25 mm2, tối đa 250 mm2.
b. Tối thiểu 20 mm2, tối đa 250 mm2.
c. Tối thiểu 15 mm2, tối đa 250 mm2.
d. Tối thiểu 10 mm2, tối đa 250 mm2.

Câu 24. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi phóng điện tích dư của tụ điện
cần phải:
a. Có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư
hỏng tụ.
b. Phóng trực tiếp xuống đất không qua điện trở hạn chế.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.

Câu 25. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định an toàn khi làm việc với
hệ thống ắc quy.
a. Cấm hút thuốc, sử dụng bật lửa, lò sưởi trong buồng chứa ắc-quy, cửa
buồng ắc-quy phải đề rõ: “Buồng ắc-quy! Cấm lửa - Cấm hút thuốc”.
b. Buồng chứa ắc-quy phải có đủ các hệ thống quạt gió , thông hơi; không
để đồ đạc làm ngăn cản các cửa thông gió , các lối đi giữa các giá trong buồng
ắc-quy.
c. Phải chuẩn bị chất trung hoà phù hợp với hệ thống ắc-quy.
d. Cả a, b, c.

Câu 26. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi dùng thiết bị thí nghiệm lưu
động phải thực hiện đúng các quy định nào sau đây:
a. Các bộ phận cao áp phải che kín.
b. Nếu thiết bị thí nghiệm để hở thì phải bố trí riêng một bên đặt thiết bị hạ
áp, một bên đặt thiết bị cao áp và giữa hai bên phải c ngăn cách.
c. Cả a, b, d.
d. Dao cách ly, cầu chì và các thiết bị điện hạ áp phải để ở nơi thuận tiện, dễ
kiểm tra, điều khiển.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
26
Câu 27. Theo Quy trình ATĐ của EVN, biện pháp an toàn khi thí nghiệm cáp:
a. Khi thử cáp, cả hai đầu đoạn cáp phải treo biển cảnh báo: “Cấm đóng
điện! Có người đang làm việc”. Nếu đầu cáp bên kia nằm trong nhà mà nơi đó
có người đang làm việc khác thì trong thời gian thí nghiệm phải cử người đứng
gác, đồng thời phải đặt rào chắn và treo biển “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết
người”.
b. Phải đeo găng tay cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cao su
cách điện.
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 28. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định cho phép những người nào
sau đây sử dụng mê gôm mét để đo:
a. Cả b, c, d.
b. Nhân viên vận hành hoặc người được nhân viên vận hành giám sát.
c. Nhân viên thí nghiệm.
d. Nhân viên vận hành, sửa chữa, thí nghiệm có bậc 3 an toàn điện trở lên
được sử dụng mê-gôm-mét một mình để đo trên mạch đã cắt điện và phải có
Lệnh công tác.
Câu 29. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong điều kiện bình thường để đảm
bảo an toàn con người không được tiếp xúc trực tiếp với điện áp xoay chiều
lớn hơn:
a. 42 V.
b. 45V.
c. 25V.
d. 44V.
Câu 30. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định về thực hiện Phiếu công tác
thì người ký, cấp “Phiếu công tác” của đơn vị quản lý vận hành phải căn cứ
phương thức vận hành để ghi đầy đủ các hạng mục:
a. Người phụ trách công tác, số lượng nhân viên đơn vị công tác, địa điểm,
nội dung, thời gian công tác, người giám sát an toàn điện và điều kiện thực
hiện công việc.
b. Người phụ trách công tác, số lượng nhân viên đơn vị công tác, địa điểm,
thời gian công tác, người giám sát an toàn điện và điều kiện thực hiện công
việc.
c. Người phụ trách công tác, số lượng nhân viên đơn vị công tác, địa điểm,
nội dung, người giám sát an toàn điện và điều kiện thực hiện công việc.
d. Người phụ trách công tác, địa điểm, nội dung, người giám sát an toàn
điện và điều kiện thực hiện công việc.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
27
PHẦN 3
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM QUY TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN
DÀNH RIÊNG CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH, SỬA CHỮA,
XÂY LẮP ĐƯỜNG DÂY

Câu 1. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định Khi cùng làm việc ở nhiều
vị trí trên một đoạn đường dây không có nhánh rẽ phải làm tiếp đất ở hai
đầu khu vực làm việc, khoảng cách xa nhất giữa hai bộ tiếp đất không lớn
hơn:
a. 2 km.
b. 1 km.
c. 200 m.
d. 1200 m.
Câu 2. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định Khi cùng làm việc ở nhiều
vị trí trên một đoạn đường dây. Nếu đoạn đường dây nói trên đi bên cạnh
(song song) hoặc giao chéo với đường dây cao áp có điện thì khoảng cách
xa nhất giữa hai bộ tiếp đất không lớn hơn:
a. 500 m.
b. 200 m.
c. 500 m
d. 2 km.
Câu 3. Theo Quy trình ATĐ của EVN, qui định về dây tiếp đất di động như
sau:
a. Dây tiếp đất là dây chuyên dùng, bằng đồng hoặc hợp kim trần nhiều sợi,
mềm (có thể được bọc bằng nhựa trong).
b. Tiết diện phải chịu được tác dụng điện động và nhiệt học nhưng không
nhỏ hơn 16 mm2.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
Câu 4. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi làm việc trên cao, cấm các hành
vi:
a. Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, nói chuyện, đùa nghịch, sử
dụng điện thoại.
b. Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung,
ném, mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
c. Cho vào túi quần, áo các dụng cụ, vật liệu để đề phòng rơi xuống đầu
người khác.
d. Cả a, b, c.
PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
28
Câu 5. Theo Quy trình ATĐ của EVN, công việc kiểm tra đường dây, phải:
a. Có ít nhất 2 nhân viên, trong đó một nhân viên có bậc an toàn điện 1/5 trở
lên.
b. Đi kiểm tra đường dây, thiết bị bằng mắt không được phép làm việc 01
người (không sử dụng Phiếu công tác cho việc kiểm tra đường dây bằng mắt này).
c. Đi kiểm tra đường dây, thiết bị bằng mắt thì được phép làm việc 01
người (không sử dụng Phiếu công tác cho việc kiểm tra đường dây bằng mắt
này). Phải xem như đường dây đang có điện, kiểm tra tiến hành trên mặt đất,
ban đêm phải có đèn soi, chú ý dây dẫn bị chùng võng và đứt, rơi.
d. Có ít nhất 2 nhân viên, trong đó một nhân viên có bậc an toàn điện 4/5 trở
lên.

Câu 6. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi đi kiểm tra, phát hiện thấy dây
dẫn đứt, rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng, phải có biện pháp để không cho
mọi người tới gần với khoảng cách nhỏ nhất nào sau đây:
a. 10 m.
b. 5 m.
c. 8 m.
d. 15 m.

Câu 7. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi trèo lên cột cao trên 3 m, phải:
a. Kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột trước khi trèo lên cột.
b. Thực hiện đúng các quy định về an toàn điện và làm việc trên cao.
c. Cấm trèo và làm việc ở phía đặt tay xà có sứ đỡ dây dẫn trên cột đơn.
d. Cả a, b, c.

Câu 8. Theo Quy trình ATĐ của EVNNPT, Khi làm việc trên cao phải thực
hiện như sau:
a. Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột, sao
cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.
b. Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp
hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng
xa chân cột.
c. Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp
hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng
xa chân cột.
d. Cả a, b, c.

Câu 9. Theo Quy trình ATĐ của EVN, nếu tiến hành đo nối đất đường dây
đang vận hành thì phải đảm bảo các điều kiện sau:

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
29
a. Trời không có mưa, giông, sét.
b. Nếu đường dây có bảo vệ bằng dây chống sét thì khi tháo dây nối đất
phải đeo găng tay cách điện, hoặc trước khi tháo, đấu dây nối đất ở cột phải nối
tắt tạm thời đầu dây nối đất đó vào một cọc nối đất bằng một đoạn dây dẫn có
tiết diện tối thiểu 10 mm2.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
Câu 10. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi công tác trên đường dây cao áp
đã cắt điện thì:
a. Cả b và c đều đúng.
b. Phải có ít nhất hai người thực hiện.
c. Cho phép một người tiến hành các công việc như treo (in) biển báo, sửa
chân cột, đánh số cột v.v mà không trèo lên cột cao quá 3,0 m và không sửa
chữa các cấu kiện của cột.
d. Cả b và c đều sai.
Câu 11. Theo Quy trình ATĐ của EVN, biện pháp an toàn khi tháo, dỡ, rải
dây, nối dây, căng dây lấy độ võng, lắp phụ kiện dây dẫn điện có liên quan với
đường sắt, đường bộ:
a. Giao chéo với đường sắt, đường sông phải báo trước cho cơ quan quản lý
đường sắt, đường sông và mời đại diện của họ tới điểm công tác để phối hợp,
đảm bảo an toàn cho hai bên và cộng đồng.
b. Giao chéo với đường bộ phải cử người cảnh giới cầm cờ đỏ (hoặc đèn đỏ
nếu là ban đêm), đứng cách nơi làm việc với khoảng cách hợp lý về hai phía để
báo hiệu. Nếu có nhiều xe qua lại thì phải bắc giàn giáo.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
Câu 12. Theo Quy trình ATĐ của EVN, việc chặt cây ở gần đường dây phải
thực hiện những quy định như sau:
a. Người chưa huấn luyện và kiểm tra, chưa có kinh nghiệm không trực tiếp
chặt cây.
b. Người chỉ huy trực tiếp phải thông báo cho nhân viên đơn vị công tác biết
về nguy hiểm khi trèo lên cây, khi cây và dây thừng tiếp xúc hoặc vi phạm
khoảng cách an toàn với dây dẫn.
c. Cấm chặt cây khi có gió cấp 4 (20~28 km/giờ) trở lên, trừ trường hợp đặc
biệt khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền. Cấm cưa cây sẵn hàng loạt rồi
làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây kia. Cấm đứng ở phía cây đổ và
phía đối diện. Để tránh cây khỏi đổ vào đường dây phải dùng dây thừng buộc và
kéo về phía đối diện với đường dây.
d. Cả a, b, c.
PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
30
Câu 13. Theo Quy trình ATĐ của EVN, việc chặt cây ở gần đường dây cao
áp (có nguy cơ gây ra tai nạn điện, phóng điện) phải có:
a. Phiếu công tác.
b. Lệnh công tác.
c. Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.
d. Không sử dụng phiếu công tác hoặc lệnh công tác.

Câu 14. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi làm công việc trên đường dây
cao áp đang vận hành, người làm việc không tiếp xúc với sứ cách điện thì
khoảng cách cho phép nhỏ nhất từ người và dụng cụ mang theo đến dây
dẫn quy định là:
a. 1,0 m đối với đường dây có điện áp đến 110 kV.
b. 2,0 m đối với đường dây có điện áp đến 220 kV.
c. 4,0 m đối với đường dây có điện áp đến 500 kV.
d. Cả a, b,c.

Câu 15. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi lắp đặt dây dẫn ở chổ giao chéo
với đường dây cao áp đang vận hành cần thực hiện yêu cầu nào sau đây:
a. Khi lắp đặt dây dẫn trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận
hành thì phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây đang công tác.
b. Trường hợp đặc biệt, nếu không thể cắt điện đường dây ở phía dưới trong
thời gian dài để căng (kéo) dây đường dây phía trên thì cho phép làm giàn giáo
cách ly đường dây phía dưới theo phương án phê duyệt riêng.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.

Câu 16. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi lắp đặt dây dẫn ở chổ giao chéo
với đường dây cao áp đang vận hành cần thực hiện yêu cầu nào sau đây:
a. Chỉ được phép lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp
đang vận hành khi dây dẫn lắp đặt đi dưới dây dẫn của đường dây này.
b. Khi lắp đặt dây dẫn trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận
hành thì phải cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây đang công tác.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.

Câu 17. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi làm việc trên đường dây đã cắt
điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ
nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch đối với cấp điện áp 35 kV là:
a. 3 m.
b. 4 m.
PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
31
c. 5 m.
d. 6 m.

Câu 18. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi làm việc trên đường dây đã cắt
điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ
nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch đối với cấp điện áp 110 kV
là:
a. 3 m.
b. 4 m.
c. 5 m.
d. 6 m.
Câu 19. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi làm việc trên đường dây đã cắt
điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, khoảng cách nhỏ nhất
giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch đối với cấp điện áp 220 kV là:
a. 3 m.
b. 4 m.
c. 5 m.
d. 6 m.
Câu 20. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi làm việc trên đường dây đã cắt
điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành phải thực hiện quy
định:
a. Đặt tiếp đất cho đường dây sẽ làm việc trên đó, cứ 500m đặt một bộ tiếp
đất (ít nhất phải có hai bộ ở hai đầu khoảng làm việc).
b. Người chỉ huy trực tiếp phải kiểm tra đúng tuyến dây đã được cắt điện,
đồng thời phải có đầy đủ các loại biển báo an toàn để treo ở các cột hai đường
dây đi chung và thực hiện đầy đủ những biện pháp an toàn khi trèo cao.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.
Câu 21. Theo Quy trình ATĐ của EVN, cấm làm việc trên đường dây đã
cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành trong các
trường hợp sau:
a. Khi gió cấp 3 trở lên.
b. Khi có gió cấp 4 (20~29km/giờ) trở lên, sương mù dày và ban đêm.
c. Ra dây dẫn trên cột, cuộn dây dẫn thành cuộn trên cột, dùng thước đo
bằng kim loại.
d. Cả b và c đều đúng.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
32
Câu 22. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định bậc an toàn điện khi lắp
đặt dây dẫn ở chổ giao chéo với đường dây cao áp đang vận hành như sau:
a. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có bậc 5 an toàn điện. Nhân
viên đơn vị công tác phải là những công nhân đường dây chuyên nghiệp có bậc
3 an toàn điện trở lên.
b. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có bậc 4 an toàn điện. Nhân
viên đơn vị công tác phải là những công nhân đường dây chuyên nghiệp có bậc
3 an toàn điện trở lên.
c. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có bậc 5 an toàn điện. Nhân
viên đơn vị công tác phải là những công nhân đường dây chuyên nghiệp có bậc
2 an toàn điện trở lên.
d. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có bậc 3 an toàn điện. Nhân
viên đơn vị công tác phải là những công nhân đường dây chuyên nghiệp có bậc
3 an toàn điện trở lên.
Câu 23. Theo Quy trình ATĐ của EVN, công tác lắp đặt dây dẫn ở chổ giao
chéo với đường dây cao áp đang vận hành thì dây lèo hai đầu khoảng dây
dẫn giao chéo của đường dây thi công phải được tháo ra và chỉ được nối lại
theo lệnh:
a. Nhân viên đơn vị công tác.
b. Người cho phép vào làm việc.
c. Người lãnh đạo công việc (hoặc người chỉ huy trực tiếp).
d. Người cấp phiếu công tác.
Câu 24. Theo Quy trình ATĐ của EVN, cấm làm những công việc trên
đường dây cao áp đang vận hành trong trường hợp nào sau đây:
a. Khi có gió cấp 4 trở lên, hoặc trời âm u, có sương mù, mưa và đêm tối.
b. Khi có gió cấp 5 trở lên, hoặc trời âm u, có sương mù, mưa và đêm tối.
c. Khi có gió cấp 6 trở lên, hoặc trời âm u, có sương mù, mưa và đêm tối
d. Cả a, b, c đều sai.
Câu 25. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong công việc quản lý, vận hành,
sửa chữa đường dây cao, hạ áp, cấm chặt cây gần đường dây trong các
trường hợp sau:
a. Khi có gió cấp 4 (20~29km/giờ) trở lên, trừ trường hợp đặc biệt khi có
lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền
b. Cưa cây sẵn hàng loạt rồi làm đổ cây bằng cách cho cây này làm đổ cây
kia.
c. Đứng ở phía cây đổ và phía đối diện. Phải dùng dây thừng buộc và kéo về
phía đối diện với đường dây.
d. Cả a, b, c.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
33
Câu 26. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi sơn xà và phần trên của cột
ngoài quy định về khoảng cách nhỏ nhất từ người, dụng cụ mang theo đến
dây dẫn và người công tác đã được huấn luyện kiểm tra an toàn điện, phải
thực hiện:
a. Cấm đứng thẳng để di chuyển người dọc theo xà
b. Nếu phía trên có dây dẫn, dây chống sét thì phải đảm bảo khoảng cách an
toàn theo quy định và khoảng cách đến các phần mang điện khác.
c. Khi sơn, tránh để sơn rơi lên dây dẫn, sứ và chổi sơn phải làm bằng cán
gỗ không dài quá 10cm.
d. Cả a, b, c.
Câu 27. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Khi gỡ tổ chim trên đường dây đang
vận hành ngoài quy định về điều kiện thời tiết, khoảng cách nằm ngang theo
quy định, khoảng cách nhỏ nhất từ người, dụng cụ mang theo đến dây dẫn và
người công tác đã được huấn luyện kiểm tra an toàn điện, thì phải thực hiện:
a. Làm vào ban ngày khi trời nắng, khô ráo.
b. Không để rơm rạ, cỏ, cành cây rơi xuống sứ và dây dẫn.
c. Cấm gỡ tổ chim khi có gió làm bay rơm rạ, cỏ rác của tổ chim vào dây
dẫn.
d. Cả a, b, c.
Câu 28. Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN01-
2008), vệ sinh sứ cách điện, phải:
a. Do một người thực hiện có kinh nghiệm và bậc an toàn là 5 thực hiện và
phải sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp.
b. Do một người thực hiện có kinh nghiệm và bậc an toàn là 4 thực hiện và
phải sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ phù hợp.
c. Do ít nhất hai người thực hiện và phải sử dụng các trang thiết bị, dụng
cụ phù hợp.
d. Do hai người có bậc 3/5 an toàn thực hiện.
Câu 29. Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN01-
2008), khi thi công thay dây hoặc căng dây dẫn đường dây mà phía trên có
giao chéo với đường dây cao áp khác đang mang điện vận hành thì:
a. Phải cắt điện đường dây giao chéo phía trên đường dây cần sửa chữa.
b. Cho phép không cắt điện đường dây giao chéo phía trên và phải có biện
pháp để dây dẫn cần thay không văng lên đường dây đang có điện đi ở bên
trên.
c. Phải cắt điện đường dây giao chéo phía trên đường dây cần sửa chữa và
phải có biện pháp để dây dẫn cần thay không văng lên đường dây đang có điện
đi ở bên trên.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
34
d. Do người khảo sát hiện trường quyết định.
Câu 30. Theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện (QCVN01-
2008), khi làm việc trên dây chống sét của đường dây cao áp cột sắt nằm
trong vùng ảnh hưởng của đường dây khác đang mang điện vận hành, để
khử điện áp cảm ứng thì:
a. Tháo tách lèo nối đất của dây chống sét với thân cột ở hai đầu khoảng
néo.
b. Tháo tách lèo nối đất của dây chống sét với thân cột ở một đầu khoảng
néo.
c. Phải đặt một đoạn dây nối tắt giữa dây chống sét với thân cột định tiến
hành công việc.
d. Không cần thực hiện thêm biện pháp an toàn nào cả.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
35
PHẦN 4
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM QUY TRÌNH AN TOÀN ĐIỆN
DÀNH RIÊNG CHO NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC KHÔNG
CHUYÊN SÂU VỀ ĐIỆN (BẢO VỆ, LÁI XE LÀM VIỆC GẦN NƠI CÓ
ĐIỆN…)

Câu 1. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Đơn vị công tác là đơn vị nào sau
đây:
a. Là Đội công tác.
b. Là Tổ công tác.
c. Là Nhóm công tác (ít nhất có hai người) thực hiện công việc bảo dưỡng,
thay thế, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, thí nghiệm, xây lắp lưới truyền tải điện.
d. Đơn vị công tác là đơn vị thực hiện công việc sửa chữa, thí nghiệm, xây
lắp v.v. Mỗi đơn vị công tác phải có ít nhất 02 người, trong đó phải có 01 người
chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm chung.

Câu 2. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Đơn vị quản lý vận hành là đơn vị
nào sau đây:
a. Đơn vị quản lý vận hành là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc quản lý,
vận hành các thiết bị điện, đường dây dẫn điện.
b. Là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc xây lắp lưới điện.
c. Là đơn vị trực tiếp thực đầu tư lưới điện.
d. Là đơn vị trực tiếp mua bán diện.

Câu 3. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Điện hạ áp được quy ước như thế
nào:
a. Điện áp dưới 1.000 V.
b. Điện áp từ 1.000 V.
c. > 1.000 V.
d. Cả a, b, c đều sai.

Câu 4. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Điện hạ áp và cao áp được quy ước
như thế nào:
a. Điện áp dưới 1.000 V là điện hạ áp.
b. Điện áp từ 1.000 V trở lên là điện cao áp.
c. Điện áp dưới 1.000 V là điện hạ áp và Điện áp từ 1.000 V trở lên là điện
cao áp.
d. Cả a, b, c đều sai.
PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
36
Câu 5. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Điện cao áp được quy ước như thế
nào:
a. Điện áp dưới 1.000V.
b. Điện áp từ 1.000 V trở lên.
c. > 1.000 V.
d. Cả a, b, c.

Câu 6. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có
rào chắn đối với cấp điện áp từ 1kV đến 15kV là:
a. 0,6 m.
b. 0,7 m.
c. 1 m.
d. 2 m.

Câu 7. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có
rào chắn đối với cấp điện áp trên 15kV đến 35kV là:
a. 1 m.
b. 1,5 m.
c. 2 m.
d. 2,5 m.

Câu 8. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có
rào chắn đối với cấp điện áp 110kV là:
a. 1,5 m.
b. 2 m.
c. 2,5 m.
d. 3,5 m.

Câu 9. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có
rào chắn đối với cấp điện áp 220kV là:
a. 1,5 m.
b. 2 m.
c. 2,5 m.
d. 3,5 m.

Câu 10. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách an toàn khi không có
rào chắn đối với cấp điện áp 500kV là:
a. 4 m.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
37
b. 4,5 m.
c. 5 m.
d. 6 m.

Câu 11. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn
đến phần mang điện đối với cấp điện áp trên 15 kV đến 35kV là:
a. 0,35m.
b. 0,6 m.
c. 1,5 m.
d. 2,5 m.

Câu 12. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn
đến phần mang điện đối với cấp điện áp trên 35 kV đến 110kV là:
a. 0,35m
b. 0,6 m.
c. 1,5 m.
d. 2,5 m.

Câu 13. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn
đến phần mang điện đối với cấp điện áp 220 kV là:
a. 2 m.
b. 1,5 m.
c. 2,5 m.
d. 4 m.

Câu 14. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khoảng cách nhỏ nhất từ rào chắn
đến phần mang điện đối với cấp điện áp 220 kV là:
a. 2 m.
b. 5 m.
c. 2,5 m.
d. 4,5 m.

Câu 15. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Khi đến nơi làm việc, sau khi nghe
phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố cần
phòng tránh, trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác theo phiếu công
tác:
a. Có thể hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ.
b. Nếu thấy các điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc chưa đủ và đúng
phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
38
c. Chỉ thực hiện theo lệnh của người chỉ huy trực tiếp.
d. Cả a và b đều đúng.

Câu 16. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong Lệnh công tác có bao nhiêu
chức danh:
a. 02 chức danh.
b. 03 chức danh.
c. 04 chức danh.
d. 05 chức danh.

Câu 17. Theo Quy trình ATĐ của EVN, quy định người lao động phải được
cơ quan y tế kết luận đủ sức khỏe làm việc trên cao khi làm việc với thiết bị
điện trên cột (hoặc vị trí đặt thiết bị có thể rơi, ngã) có độ cao nào sau đây:
a. Cao từ 2,0 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.
b. Cao từ 2,5 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.
c. Cao từ 4,0 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.
d. Cao từ 3,0 m so với mặt đất (mặt bằng) trở lên.

Câu 18. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi làm việc trên cao, cấm các
hành vi:
a. Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, nói chuyện, đùa nghịch, sử
dụng điện thoại.
b. Đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc từ trên cao xuống bằng cách tung,
ném, mang vác dụng cụ, vật liệu nặng lên cao cùng với người.
c. Cho vào túi quần, áo các dụng cụ, vật liệu để đề phòng rơi xuống đầu
người khác.
d. Cả a, b, c.

Câu 19. Theo Quy trình ATĐ của EVN, những hành vi cấm về làm việc với
thang di động:
a. Mang theo những vật quá nặng lên thang.
b. Trèo lên thang cùng một lúc hai người.
c. Đứng trên thang để dịch chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
d. Cả a, b, c.

Câu 20.Theo Quy trình ATĐ của EVN, người lao động phải tự kiểm tra
dây đeo an toàn khi nào:
a. Theo lệnh của Lãnh đạo đơn vị.
b. Trước khi làm việc trên cao.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
39
c. Định kỳ.
d. Tuỳ từng công việc cụ thể.
Câu 21. Theo Quy trình ATĐ của EVN, Nhân viên vào trạm biến áp một
mình phải có:
a. Bậc an toàn điện 5/5, đồng thời phải có tên trong danh sách đã được
lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành duyệt.
b. Chỉ cần Bậc an toàn điện 5/5.
c. Bậc an toàn điện 4/5, đồng thời phải có tên trong danh sách đã được lãnh
đạo đơn vị quản lý vận hành duyệt.
d. Phải có tên trong danh sách đã được lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành
duyệt.
Câu 22. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi đi kiểm tra, phát hiện thấy dây
dẫn đứt, rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng, phải có biện pháp để không cho
mọi người tới gần với khoảng cách nhỏ nhất nào sau đây:
a. 10 m.
b. 5 m.
c. 8 m.
d. 15 m.
Câu 23. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong điều kiện bình thường để
đảm bảo an toàn con người không được tiếp xúc trực tiếp với điện áp xoay
chiều lớn hơn:
a. 42 V.
b. 45V.
c. 25V.
d. 44V.
Câu 24. Theo Quy trình ATĐ của EVN, để cứu người bị tai nạn điện phải
thực hiện các bước cơ bản nào sau đây:
a. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
b. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.
c. Cả a và b đều sai.
d. Cả a và b đều đúng.
Câu 25. Theo Quy trình ATĐ của EVN, khi cứu người bị tai nạn đang
chạm vào mạch điện hạ áp trong trường hợp không cắt được mạch điện,
cần lưu ý nào sau đây:
a. Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi
cứu cũng bị điện giật;

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
40
b. Được phép dùng tay tiếp xúc với người bị điện giật.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.

Câu 26. Theo Quy trình ATĐ của EVN, để cứu nạn nhân bị tai nạn điện
trong trường hợp cắt được mạch điện, khi cắt điện phải chú ý:
a. Cả b và d đều đúng.
b. Nếu mạch điện bị cắt, cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị
ngay nguồn sáng khác để thay thế.
c. Cả b và d đều sai.
d. Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người đó
rơi xuống.

Câu 27. Theo Quy trình ATĐ của EVN, để cứu người bị tai nạn điện hạ áp
trong trường hợp không cắt được mạch điện cần thực hiện:
a. Cả b, c, d.
b. Người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao
su (cách điện), đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra
khỏi mạch điện.
c. Nếu có kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ v.v thì sử dụng những dụng
cụ này để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn.
d. Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi
cứu cũng bị điện giật.

Câu 28. Theo Quy trình ATĐ của EVN, để cứu người bị tai nạn điện cao
áp trong trường hợp không cắt được mạch điện cần thực hiện:
a. Cả b và c đều đúng.
b. Người cứu phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt
hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.
c. Nếu không có dụng cụ cách điện phù hợp thì dùng sợi dây kim loại tiếp
đất một đầu và ném đầu kia vào cả 3 pha làm ngắn mạch để đường dây bị cắt
điện rồi tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
d. Cả b và c đều sai.

Câu 29 . Theo Quy trình ATĐ của EVNNPT, khi hô hấp nhân tạo cho nạn
nhân theo phương pháp đặt nạn nhân nằm sấp cần thực hiện theo hướng
dẫn nào sau đây:
a. Cả b, c, d.
b. Thực hiện động tác hô hấp nhân tạo 12 lần trong một phút.
c. Thường thực hiện khi chỉ có 01 người cứu.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
41
d. Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt
nghiêng về phía tay duỗi, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào).
Câu 30. Theo Quy trình ATĐ của EVNNPT, khi hô hấp nhân tạo cho nạn
nhân theo phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa cần thực hiện theo hướng
dẫn nào sau đây:
a. Cả b, c, d.
b. Khi thực hiện phải có ít nhât 02 người.
c. Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới thắt lưng đặt gối mềm hoặc quần, áo vo
tròn lại, để đầu hơi ngửa, kéo mồm há ra, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi ra,
một người ngồi bên cạnh giữ lưỡi.
d. Thực hiện động tác hô hấp nhân tạo (16÷18) lần trong một phút.

Câu 31. Theo Quy trình ATĐ của EVNNPT, khi hô hấp nhân tạo cho nạn
nhân theo phương pháp đặt nạn nhân nằm ngửa số lần thực hiện động tác
hô hấp nhân tạo trong 01 phút là:
a. 16 ÷ 18 lần trong một phút.
b. 13 ÷ 15 lần trong một phút.
c. 20 ÷ 22 lần trong một phút.
d. 21 ÷ 23 lần trong một phút.
Câu 32. Theo Q.chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện, khi nâng hoặc hạ
một tải trọng phải tuân thủ các nguyên tắc nào sau đây:
a. Cả b và c đều đúng.
b. Nhân viên đơn vị công tác không đứng và làm bất cứ công việc gì trong
vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
c. Dây cáp treo tải trọng phải có độ bền phù hợp với tải trọng.
d. Cả b và c đều sai.
Câu 33. Theo Q.chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện, khi nâng hoặc hạ
một tải trọng phải tuân thủ các nguyên tắc nào sau đây:
a. Nhân viên đơn vị công tác không đứng và làm bất cứ công việc gì trong
vùng nguy hiểm của thiết bị nâng.
b. Móc treo, ròng rọc treo cáp với tải trọng phải được khoá để tránh rơi.
c. Dây cáp treo tải trọng phải có độ bền phù hợp với tải trọng.
d. Cả a, b, c.
Câu 34. Theo Quy trình ATĐ của EVNNPT, Khi làm việc trên cao phải
thực hiện như sau:
a. Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột, sao
cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
42
b. Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp
hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng
xa chân cột.
c. Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp
hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng
xa chân cột.
d. Cả a, b, c.

Câu 35. Theo Q.chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện, Khi di chuyển
trong khu vực trạm điện, vận tốc di chuyển của các loại xe như sau:
a. Không được vượt quá: 05 km/giờ.
b. Không được vượt quá: 10 km/giờ.
c. Không được vượt quá: 15 km/giờ.
d. Không được vượt quá: 20 km/giờ.

Câu 36. Theo Q.chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện, khi di chuyển
trong khu vực trạm điện, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của
xe đến phần dẫn điện có cấp điện áp đến 35kV là:
a. 01 m.
b. 1,5 m.
c. 2,5 m.
d. 3 m.

Câu 37. Theo Q.chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện, khi di chuyển
trong khu vực trạm điện, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của
xe đến phần dẫn điện có cấp điện áp đến 110kV là:
a. 0,6 m.
b. 01 m.
c. 1,5 m.
d. 2 m.

Câu 38. Theo Q.chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện, khi di chuyển
trong khu vực trạm điện, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của
xe đến phần dẫn điện có cấp điện áp 220kV là:
a. 01 m.
b. 1,5 m.
c. 2,5 m.
d. 3 m.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
43
Câu 39. Theo Q.chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện, khi di chuyển
trong khu vực trạm điện, khoảng cách nhỏ nhất từ bất kỳ bộ phận nào của
xe đến phần dẫn điện có cấp điện áp 500kV là:
a. 3,5 m.
b. 04 m.
c. 4,5 m.
d. 5 m.

Câu 40. Theo Q.chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện, sử dụng xe
chuyên dùng trong công việc cần thực hiện theo quy định nào sau đây:
a. Khi làm việc có cắt điện một phần hoặc không cắt điện ở gần nơi có điện,
bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải được nối đất.
b. Xe chuyên dùng phải được kiểm tra định kỳ.
c. Cả a và b đều đúng.
d. Cả a và b đều sai.

Câu 41. Theo Q.chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện, Vận hành xe bên
vệ đường, địa hình nghiêng dốc v.v khi có bố trí người dẫn đường, chỉ dẫn
cho xe thì người lái xe phải:
a. Tuân theo chỉ dẫn của người dẫn đường.
b. Không cần theo người chỉ dẫn.
c. Tự xử lý tình huống.
d. Tuỳ từng trường hợp áp dụng.

Câu 42. Theo Q.chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện, cấm vận hành xe
cần cẩu, xe thang và xe nâng trong truờng hợp thời tiết nào sau đây:
a. Có gió mạnh từ cấp 3 trở lên.
b. Có gió mạnh từ cấp 4 trở lên.
c. Có gió mạnh từ cấp 5 trở lên.
d. Có gió mạnh từ cấp 5 trở lên.

Câu 43. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong Phiếu công tác có bao nhiêu
chức danh:
a. 04 chức danh.
b. 05 chức danh.
c. 06 chức danh.
d. 03 chức danh.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
44
Câu 44. Theo Quy trình ATĐ của EVN, trong Phiếu công tác có những
chức danh nào sau đây:
a. Người cấp phiếu công tác, người chỉ huy trực tiếp, người cho phép, nhân
viên đơn vị công tác.
b. Người cấp phiếu công tác, người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực
tiếp, người giám sát an toàn điện, người cho phép, nhân viên đơn vị công tác.
c. Người cấp phiếu công tác, người lãnh đạo công việc, người cho phép,
nhân viên đơn vị công tác.
d. Người cấp phiếu công tác, người chỉ huy trực tiếp, người giám sát an toàn
điện, người cho phép và nhân viên đơn vị công tác.

Câu 45. Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 quy định: Khi người
lao động không sử dụng thiết bị phòng tránh tác động của điện trường, thời
gian làm việc tại nơi có điện trường dưới 5 kV/m được quy định:
a. Không hạn chế thời gian làm việc.
b. 06 giờ làm việc trong một ngày đêm.
c. 05 giờ làm việc trong một ngày đêm.
d. 04 giờ làm việc trong một ngày đêm.

PTC2 – Bộ Câu hỏi trắc nghiệm Quy trình An toàn điện 2016
45

You might also like