You are on page 1of 12

Cắn hở là gì?

Nguyên nhân và cách điều trị

Tham vấn y khoa:


Bác sĩ TRƯƠNG MỸ LINH

Một tình trạng răng miệng phổ biến cần điều trị chỉnh nha là khớp cắn hở. Khớp
cắn hở là một dạng sai khớp cắn hay còn gọi là “khớp cắn xấu”. Tình trạng này
gây ra một loạt các vấn đề về răng miệng như: khiến răng sắp xếp không đúng;
gây ra các vấn đề khi ăn nhai; và một loạt các vấn đề liên quan khác bao gồm:
đau, vấn đề vệ sinh răng miệng và sâu răng và viêm nướu. Sau đây bài viết sẽ
giúp các bạn hiểu rõ hơn: Cắn hở là gì, nguyên nhân và cách khắc phục tình
trạng này?

Mục lục
 1. Cắn hở là gì?
 2. Phân loại 
 3. Nguyên nhân gây ra tình trạng
 4. Dấu hiệu của cắn hở là gì?
 5. Chẩn đoán 
 6. Ảnh hưởng của khớp cắn hở
 7. Điều trị cho khớp cắn hở

1. Cắn hở là gì?
Khớp cắn hở xảy ra khi răng trên và dưới không chạm vào nhau ở phía trước hoặc sau
của miệng khi hàm đã đóng hoàn toàn, để lại khe hở giữa các răng. 

Tình trạng này có thể xảy ra ở các răng phía trước hoặc phía sau miệng. Tuy nhiên cắn
hở răng trước phổ biến hơn nhiều. Trong khớp cắn thích hợp, các răng trên và dưới
phải nối với nhau theo chiều ngang. Trong đó răng trên chồng lên răng dưới một chút
khi miệng đã khép lại hoàn toàn. Với khớp cắn hở, răng trên và dưới không tiếp xúc với
nhau ở phía trước hoặc phía sau miệng, ngay cả khi hàm đang ngậm.

2. Phân loại 
 Cắn hở răng trước

Khớp cắn hở răng trước xảy ra khi các răng cửa ở hàm trên và hàm dưới không phủ
lên nhau. Nó có thể ảnh hưởng đến tất cả các răng cửa hoặc chỉ một vài răng. Điều trị
thường là cần thiết vì bệnh nhân không thể hoặc khó xé thức ăn bằng răng cửa. 

Điều trị có thể giúp giảm các vấn đề về giọng nói, nhưng không chắc chắn. Điều này là
do khả năng nói được hình thành từ khi còn nhỏ. Nếu răng vĩnh viễn đã mọc, khó có
thể thay đổi được.
 Cắn hở răng sau

Xảy ra khi các răng phía sau, bao gồm cả răng hàm và răng tiền hàm, không chạm vào
nhau khi cắn xuống. Sai khớp cắn này không liên quan đến cắn sâu và cắn chìa. Trong
một khớp cắn bình thường, các răng sau ở hàm trên nên nằm hơi lệch về phía ngoài
của các răng ở hàm dưới. Điều trị thường là cần thiết vì bệnh nhân không thể nhai
đúng cách.
 Cắn hở do răng và do xương

Khớp cắn hở do răng là kết quả của trở ngại mọc răng. Trong khi tình trạng này do
xương là do sự phát triển bất thường trên khuôn mặt (di truyền). Điều này có thể bao
gồm sự phát triển không đều của các răng hàm hoặc xương hàm.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng


Có hai nguyên nhân cơ bản gây ra khớp cắn hở: do xương hoặc răng. Đôi khi vấn đề là
do cả hai nguyên nhân.

 Di truyền

Nguyên nhân về xương bắt nguồn từ sự phát triển xương. Xảy ra khi hai hàm của bạn
mọc lệch nhau thay vì mọc song song với nhau và thường bị ảnh hưởng bởi di truyền

 Thói quen răng miệng xấu

Nguyên nhân răng miệng xuất phát từ những thói quen xấu về răng miệng làm gián
đoạn hướng phát triển của răng:

Mút ngón tay cái / núm vú giả / môi dưới : Khi trẻ ngậm ngón tay cái hoặc núm vú
giả (hoặc một vật lạ khác như bút chì), sẽ làm xô lệch vị trí răng. Điều này có thể gây ra
cắn hở. Tuy nhiên nếu các thói quen này dừng trước 3,4 tuổi, trước khi răng vĩnh viễn
mọc lên, thì tình trạng này có thể đảo ngược.

Đẩy lưỡi: Cắn hở có thể xảy ra khi một người nói hoặc nuốt và đẩy lưỡi vào giữa răng
cửa trên và răng cửa dưới. Điều này cũng có thể tạo ra khoảng trống giữa các răng.

 Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD hoặc TMJ). 

Rối loạn TMJ gây đau hàm mãn tính. Đôi khi mọi người dùng lưỡi để đẩy răng ra xa và
đặt hàm ở vị trí thoải mái. Điều này có thể gây ra cắn hở.

Các nguyên nhân khác

 Kiểu nuốt không đúng


 Tư thế lưỡi kém
 Viêm khớp dạng thấp
 Chấn thương hàm
 Thiếu chỗ để răng trưởng thành mọc
 Các vấn đề liên quan đến nha khoa khác

Dù nguyên nhân là gì, khớp cắn sai có thể được điều chỉnh với sự giám sát cẩn thận
của bác sĩ chỉnh nha. 

4. Dấu hiệu của cắn hở là gì?


Dấu hiệu đáng chú ý nhất của khớp cắn hở là bạn không thể ngậm hoàn toàn miệng.
Do đó răng cửa hoặc răng sau ở hàm trên và dưới của bạn không chạm vào nhau 

Các dấu hiệu khác mà bạn có thể có của khớp cắn hở gồm:

 Các vấn đề với nhai hoặc nuốt


 Cằm lẹm rõ rệt
 Các vấn đề về giọng nói, chẳng hạn như nói ngọng
 Răng sắp xếp lệch lạc
 Đau khi cắn hoặc nhai
 Khó cắn thức ăn bằng răng cửa
 Nụ cười kém hấp dẫn

5. Chẩn đoán 
Nếu bạn lo lắng về khớp cắn của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ chỉnh nha để kiểm tra
răng và khớp cắn. Bác sĩ chỉnh nha sẽ chẩn đoán bằng cách khám trực tiếp kết hợp
cùng với hình ảnh chụp X quang hoặc 3D.

Chụp X-quang sẽ cho phép bác sĩ chỉnh nha của bạn nhìn thấy cấu trúc xương bên
trong cũng như mối liên quan giữa xương, răng để kiểm tra khớp cắn hở và xác định
nguyên nhân của nó. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ chỉnh nha sẽ đưa ra các lựa chọn điều
trị cho trường hợp của bạn. Bạn sẽ phải cùng thảo luận với bác sĩ để đưa ra lựa chọn
điều trị phù hợp với tình trạng của mình.

6. Ảnh hưởng của khớp cắn hở


Khớp cắn hở có thể gây ra các biến chứng cho răng, miệng và sức khỏe tổng thể của
cơ thể, kèm theo nụ cười kém hấp dẫn.

Tình trạng sai khớp cắn như khớp thế này sẽ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian; làm tăng
nguy cơ mắc các vấn đề như: bệnh nướu răng hoặc mòn răng quá mức.

Các vấn đề khác liên quan đến cắn hở:

 Trở ngại trong lời nói, chẳng hạn như nói ngọng
 Thiếu tự tin / xấu hổ với nụ cười của bạn
 Các vấn đề hoặc đau khi nhai hoặc cắn
 Rối loạn chức năng khớp thái dương hàm (TMD)
 Nhức đầu và đau tai
 Khó ngủ
 Ngáy
 Bệnh nướu răng và nha chu
 Sâu răng do vi khuẩn phát triển quá mức
 Vấn đề tiêu hóa do khó nhai

Do những vấn đề liên quan này, điều quan trọng là phải giải quyết cắn hở càng sớm
càng tốt. Trẻ em có khớp cắn hở nên được đánh giá chỉnh nha khi 7 tuổi, khi răng vĩnh
viễn phía trước đã mọc hoàn toàn. Hiệp hội các bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ khuyến nghị
tất cả trẻ em nên đến gặp bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn khi 7 tuổi.

Người lớn cũng vậy, việc điều trị khớp cắn hở hoàn toàn có thể khắc phục nhờ chỉnh
nha. Không bao giờ là quá muộn để điều chỉnh các vấn đề răng miệng của bạn.

7. Điều trị cho khớp cắn hở


Nhiều phương pháp điều trị được đưa ra cho tình trạng cắn hở. Nha sĩ sẽ đưa ra các
khuyến nghị cụ thể dựa trên độ tuổi của người đó và việc họ có răng vĩnh viễn hay răng
sữa. Các phương pháp điều trị bao gồm:

7.1 Điều chỉnh hành vi

Nhiều trẻ em có khớp cắn hở trong giai đoạn răng hỗn hợp. Đó là khi răng sữa sắp
rụng và răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Việc điều chỉnh cho trẻ em có thể nhanh hơn nếu
răng vĩnh viễn chưa mọc hoàn toàn; trừ khi sự sai lệch hình thành do nguyên nhân di
truyền (xương). 

Ví dụ: cắn hở có thể tự điều chỉnh nếu thói quen thời thơ ấu (ví dụ như mút ngón tay
cái) giảm đi sớm ; xương hàm và răng vĩnh viễn phát triển bình thường.

Nếu răng trưởng thành mọc thành khớp cắn hở giống như răng sữa, bác sĩ chỉnh nha
có thể khuyên bạn nên niềng răng tùy chỉnh để kéo răng trở lại.

7.2 Điều trị cơ học chỉnh nha

Việc điều trị chỉnh nha thường được lựa chọn để khắc phục tình trạng cắn hở. Quá
trình điều trị chỉnh nha có thể mất từ 1- 3 năm. 

Các kế hoạch điều trị phổ biến cho cắn hở bao gồm:

 Headgear (Mũ đội đầu kéo cao)

Headgear được gắn vào đỉnh đầu, sau đầu và hàm trên.Thiết bị kiểm soát sự phát triển
của hàm và cải thiện sự sắp xếp của răng. Mũ đội đầu được sử dụng kết hợp với mắc
cài.
 Chụp cằm

Chụp cằm là một dụng cụ chỉnh hình phổ biến được sử dụng để điều chỉnh khớp cắn
hở. Thiết bị kiểm soát sự phát triển của phần dưới khuôn mặt và ngăn cằm phát triển ra
phía sau hoặc hướng xuống.
 Khí cụ con lăn

Con lăn giúp ngăn lưỡi đẩy vào răng cửa, điều này có thể tạo ra cắn hở và răng cửa
trên nhô ra (quá mức). Dụng cụ bao gồm một hạt nhỏ dạng con lăn giúp tăng cường cơ
lưỡi và được kết nối với hai mắc cài ở răng hàm trên.
 Bite Block

Các khối cắn có thể được đặt trên hai răng hàm sau ở hàm dưới (cả hai bên) để điều
chỉnh từ từ khớp cắn hở trước. Thiết bị di chuyển răng trở lại theo thời gian và loại bỏ
khoảng trống giữa răng trên và dưới.
 Khí cụ duy trì

Sau khi điều trị chỉnh nha, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một hàm tháo lắp hoặc
máng cá nhân để duy trì kết quả điều trị. Khớp cắn hở có thể tái phát sau chỉnh nha
nếu bạn không tuân thủ đúng việc điều trị duy trì. Do đó, việc sử dụng khí cụ duy trì là
bắt buộc nếu bạn không muốn tình trạng cắn hở trở lại.

7.3 Phẫu thuật hàm (Phẫu thuật chỉnh hình)

Đây là loại điều trị phức tạp, tốn nhiều chi phí hơn. Người lớn có khớp cắn hở do
xương thường cần phẫu thuật vì hàm và răng của họ đã phát triển đầy đủ. Trẻ em cũng
có thể phải phẫu thuật nếu răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ và xương hàm phát triển đầy
đủ. Trong khi phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật răng miệng sẽ đặt hàm trên và hàm dưới
của bệnh nhân vào đúng vị trí. Sau đó, cố định hàm tại vị trí thích hợp.  

Khớp cắn hở có thể điều trị được ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên việc điều trị dễ dàng
và ít đau hơn nhiều khi răng vĩnh viễn ở trẻ chưa mọc hoàn toàn. Trẻ em có khớp
cắn hở nên được đánh giá răng miệng khi chúng còn giữ lại một số răng sữa,
vào khoảng 7 tuổi. Đây là độ tuổi tốt để bắt đầu các điều trị nhất định – bao gồm
cả sửa đổi hành vi – để tránh cắn hở khi những đứa trẻ này lớn lên. Đối với
người lớn, giải quyết cắn hở phức tạp hơn. Nó có thể yêu cầu sự kết hợp của
điều trị hành vi và cơ học (chẳng hạn như niềng răng); hoặc thậm chí cần phẫu
thuật hàm.

You might also like