You are on page 1of 2

Biến đổi khí hậu & cuộc sống

Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu 90% do con người gây ra, 10%
là do tự nhiên.
Mỗi ngày trôi qua, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống con người ngày một rõ ràng hơn. Chúng ta có thể
nhận biết một cách đơn giản qua các sự việc như năm 2008 mùa đông lại ngắn lại; các đợt nóng trong mùa hè tăng lên và
kéo dài, hạn hán, mưa lũ gần đây diễn biến thất thường không theo quy luật mấy chục năm về trước và khó dự đoán.

Nguyên nhân
Các nhà khoa học đã đưa ra báo cáo cho thấy hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra có nguyên nhân do hoạt động sản xuất
của con người. Trong vòng 200 năm trở lại đây, đặc biệt là trong mấy chục năm vừa qua khi công nghiệp hoá phát triển,
nhân loại sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, thải vào bầu khí quyển một lượng lớn khí CO2, ni-tơ ô-xít, mê-tan (CH4)...
Những khí này được gọi chung là khí nhà kính, gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ bề mặt trái đất nóng
lên. Thực tế, một nửa lượng khí nhà kính mà con người thải ra sẽ được biển và đại dương hấp thụ, nhưng lượng khí CO2
tích tụ trên bầu khí quyển đã tăng lên từ năm 2001. Hiện tượng này cho thấy khả năng hấp thụ khí tự nhiên đã đến mức
giới hạn. Một vài nghiên cứu gần đây còn cho thấy những đối tượng hấp thụ CO2 tự nhiên như đầm lầy, rừng nhiệt đới
thực tế đã bắt đầu thải ra CO2.
Trong thế kỷ XXI, nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm 5 độ C, tương đương với sự thay đổi nhiệt độ từ thời kỳ băng hà, thời
kỳ phần lớn châu Âu và Bắc Mỹ còn nằm dưới lớp băng dày 1 km. Trong khi đó, ngưỡng biến đổi khí hậu nguy hiểm với
cuộc sống là tăng thêm 2 độ C.

Hậu quả
Biến đổi khí hậu cụ thể là nhiệt độ trái đất gia tăng, làm băng ở Nam cực, Greenland tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh,
mực nước biển tăng cao, rừng nhiệt đới bị thu hẹp, dịch bệnh nhiều hơn... Tất những yếu tố này tác động trực tiếp đến
cuộc sống cá nhân con người, nhất là người nghèo.
Theo IPCC, đến cuối năm 2100, biến đổi khí hậu sẽ làm mực nước biến tăng lên từ 19-58 cm, và sẽ làm hàng triệu người
rơi vào tình trạng không nhà cửa.

Ứng xử thế nào?


Để làm chậm lại quá trình biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải tiết kiệm năng lượng, sử dụng các hình thức năng lượng
khác như nhiên liệu sinh học, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử... thay thế nhiên liệu hóa thạch.
Trong nông nghiệp và lâm nghiệp sử dụng nhiều phân bón hữu cơ để tránh phát thải khí mê-tan.
Hãy góp sức bảo vệ môi trường, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu theo một vài cách đơn giản như sau:
• Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện.
• Mua những sản phẩm gia dụng ít thải ra khí nhà kính và gây ô nhiễm không khí. Hãy quan tâm đến những tem năng
lượng trên sản phẩm đó.

• Làm sạch không khí trong nhà và vệ sinh bảo dưỡng các thiết bị làm nóng và làm lạnh tại gia thường xuyên cũng giúp
tiết kiệm năng lượng.
• Tiến tới sử dụng năng lượng xanh: gió, mặt trời

• Tái sử dụng mọi thứ có thể như: giấy báo, dụng cụ chứa, giấy. Mua và sử dụng những sản phẩm làm từ công nghệ tái chế
sạch. Hạn chế sử dụng máy móc tối đa. Sử dụng nước hiệu quả và tiết kiệm.
• Tại công sở: tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

You might also like