You are on page 1of 2

Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động

lực thúc đẩy sự phát


triển kinh tế - xã hội.

Quan điểm này xác định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện
nay
Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, trong đó phải giải quyết hài hoà giữa sự phát triển kinh tế và văn hóa, đảm bảo cho đất
nước phát triển bền vững và lâu dài. Mọi hoạt động kinh tế phải đặt con người ở vị trí trung tâm của sự
phát triển, vừa phải chú ý đến hiệu quả kinh tế, vừa phải chú ý đến hiệu quả xã hội và văn hóa

Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Quan điểm này xác định phương hướng và đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam mà chúng ta tập
trung xây dựng trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Mục tiêu. Trình độ tiên tiến của nền văn hóa phải thống nhất với bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng
định tầm vóc, vị thế của văn hóa dân tộc trong giao lưu và hợp tác quốc tế

Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam
Quan điểm này nhấn mạnh đến tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về đảm bảo tính thống
nhất và tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Mục tiêu: thể hiện ở sự thống nhất về truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết của các dân tộc
anh em trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thống nhất ở việc đảm bảo sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của Nhà nước đối với việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa; thống nhất ở ý
chí và nguyện vọng chung của cộng đồng các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Thứ tư, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí
thức giữ vai trò quan trọng.

Quan điểm này xác định vai trò chủ thể xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa. Mọi người dân Việt
Nam phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đều có vinh dự,
trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ tham gia xây dựng và phát triển nền văn hóa nước nhà. Công nhân,
nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng
và phát triển văn hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đội ngũ trí thức gắn bó với
nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa

Thứ năm, văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài,
đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Quan điểm này nhấn mạnh tới phương pháp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Văn hóa là một mặt trận, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ và các nhà hoạt
động văn hóa phải là chiến sĩ trên mặt trận đó
Đây là phương tiện để biểu đạt đời sống tinh thần của mỗi dân tộc. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và toàn xã
hội cần có giải pháp hữu hiệu để bảo vệ và phát triển nền văn hóa của dân tộc mình, chống nguy cơ bị
đồng hóa về văn hóa.

You might also like