You are on page 1of 1

EXERCISES SUPPORT

Cơ bản

Bài tập Cơ Bản


Bài 1. Viết chương trình PLC sử dụng các công tắc đóng ngắt thông thường cho phép 3 công tắc
trong phòng có thể điều khiển cùng một bóng đèn.
Gợi ý: Sử dụng các ngõ vào thường đóng hoặc thường mở liên kết với nhau.

Địa chỉ: CT1: I0.0 CT2: I0.1 CT3: I0.2 Đèn: Q0.0

Bài 2. Viết một chương trình với ngõ ra là đèn Q0.0 sẽ lên mức 1 (True) khi công tắc I0.0 và I0.1
được đóng hay khi công tắc I0.2 được đóng.

Gợi ý: Sử dụng các ngõ vào mắc song song và nối tiếp nhau.

Bài 3. Viết chương trình với ngõ ra là Q0.1 sẽ lên mức 1 (True) khi I0.0 được bấm ON, hoặc nếu
I0.1 bấm On và I0.2 OFF, hoặc ngược lại I0.1 OFF và I0.2 ON.

Gợi ý: Sử dụng các ngõ vào NO, NC mắc song song và nối tiếp nhau. (Khoá liên động).

Bài 4. Viết chương trình điều khiển động cơ quay thuận và quay ngược. Động cơ chỉ quay thuận
và quay ngược khi một nút nhấn được bấm. Khi 2 nút nhấn được bấm thì động cơ không làm
việc.
Địa chỉ: On1: I0.0 On2: I0.1 ĐC quay thuận: Q0.0 ĐC quay ngược: Q0.1

Bài 5. Điều khiển một đối tượng (như là: động cơ, đèn, chuông, quạt …) chạy và dừng bằng một
công tắc gạt.

Gợi ý: Công tắc gạt sẽ khác nút nhấn (tức là công tắc gạt sẽ tự giữ khi được gạt).

Bài 6. Điều khiển một đối tượng (như là: động cơ, đèn, chuông, quạt …) chạy và dừng bằng 2
nút nhấn ON và OFF
Gợi ý: Một công tắc gạt = nút nhấn ON + OFF

Bài 7. Nhấn cả 2 nút ON 1 và ON 2 thì động cơ chạy. Nhấn 1 trong 2 nút STOP 1 và STOP 2 thì
động cơ dừng.

Bài 8. Điều khiển đảo chiều quay Motor bằng 3 nút nhấn For (chạy thuận), Rev (chạy ngược),
Stop (dừng). Mỗi thời điểm chỉ chạy một chiều.
Địa chỉ: Motor thuận: Q0.0 Motor ngược: Q0.1 For: I0.0 Rev: I0.1 Stop: I0.2

Hội Quán PLC Việt Nam


Email: hoiquanplcvietnam@gmail.com
Fb: facebook.com/HoiQuan.PLC.VietNam/ Page 1

You might also like