You are on page 1of 26

MÁY, THIẾT BỊ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

CÂU HỎI VÀ GỢI Ý GIẢI ĐÁP


CÂU : Sơ đồ, nguyên lý làm việc, kết cấu và công thức tính năng suất của máy vận
chuyển kiểu vít tải.
GƠI Ý TRẢ LỜI
Sơ đồ:

+ Công dụng: Vít tải dùng để vận chuyển các loại vật liệu khác nhau: dạng bột, hạt, cục... Vít tải có thể
vận chuyển theo các phương thẳng đứng, nằm ngang và nghiêng.

+ NLLV: Vít tải là loại máy chuyển liên tục không có bộ phận kéo. Bộ phận làm việc của máy là
cánh xoắn hàn trên trục, trục vít chuyển động quay quanh trục của nó trong máng vít (thường
bằng kim loại) mà nửa phía dưới máng có tiết diện tròn ôm sát cạnh ngoài của cánh vít. Khe hở
giữa cạnh ngoài của cánh vít và bề mặt trong của máng từ 2-3 mm. Khi trục vít quay vật liệu di
chuyển trượt theo cánh vít trong máng. Vật liệu di chuyển không bám vào cánh xoắn mà trượt
theo bề mặt của cánh là nhờ trọng lượng của nó, lực ma sát, các lực ly tâm, lực chuyển động
theo…
+ NLKC: Để vận chuyển, vít tải gồm: có 01 trục trên đó gắn các cánh xoắn có đường kính
ngoài D (m), đường kính trục là d (m), có các bước vít S (m) bằng nhau, trục quay với số vòng
quay n (vòng /phút). Trục được đặt trong 1 máng bằng thép mỏng khoảng 02 mm, máng vít có
thể ôm tròn xung quanh trục vít xoắn hoặc nửa dưới ôm sát cạng ngoài của cánh vít (khe hở
giữa cánh vít và bề mặt trong của máng khoảng 2-3mm). một đầu của vít tải có cửa nạp liệu,
đầu còn lại là cửa thoát tải. Trục được truyền chuyển động từ 01 động cơ qua hộp số hoặc qua
bộ truyền đai hoặc bộ truyền động xích

CÂU 2: Tại sao trong máy nghiền búa va đập tự do (nghiền hạt thành bột) cần có bộ phận
tách không khí thu bột (cyclon), kết cấu và nguyên lý làm việc của cyclon.
Sơ đồ:
Công dụng: Dùng tách không khí thu bột phổ biến trong các máy nghiền búa vá đập tự do và
dung lọc trong các dây chuyền sản xuất có bụi bột bay ra môi trường xung quanh
Các máy nghiền búa va đập tự do luôn được gắn với cyclone [bộ phận tách KK (gió) thu bột] vì:
Khi làm việc các hàng búa như các cánh quạt nên tạo ra sự chuyển động của bột và KK trong
máy. Hỗn hợp không khí và bột khi ra khỏi các máy nghiền búa va đập tự do thường có tốc độ
lớn(>20m/s) vì vậy phải gắn Cyclon (bộ phân tách không khí thu bột)’
NLLV: Hỗn hợp không khí và bột chuyển động với vận tốc lớn nên người ta cho nó vào trong 1
thùng hình trụ phần dưới là hình côn theo phương tiếp tuyến. Do chuyển động theo phương
tiếp tuyến nên HHKK và bột chuyển động áp sát bề mặt trong của thùng. Khi chuyển động áp
sát bề mặt trong của thùng do ma sat nên tốc độ của dòng HHKK và bột sẽ giảm dần. Trong
quá trình chuyển nđộng do các hạt bột có trọng lượng kích thước lớn hơn không khí nên có xu
hướng đi xuống tạo nên chuyển động xoáy chôn ốc. Và các hạt bột sẽ lắng xuống dưới , còn
không khí (gió) nhẹ hơn nên di chuyển di lên theo đường ống giữa thùng (phần hình trụ) và
thoát lên trên, ra ngoài.
NTKC: Cyclon gồm thùng tách gó thu bột có phần trên là thép mỏng cuốn tròn (dạng hình trụ),
gắn với phần hình trụ là phần hình côn, đầu côn nhỏ hướng xuống dưới. Trong giữa chủ yếu ở
phần hình trụ là mộ t ống rỗng cả trên và dưới phía trên được ghàn liền với tấm hình vành
khuyên có đường kính ngoài bằng đường kính của phần hình trụ (D) và đường kính trong bằng
đường kính (d) của ống hình trụ. Để định vị cho ống trong trùng tâm với thùng bên ngoài phía
dưới của ống có đường kính d được gắn với 3 “bulong” dài với thân thùng phần hình trụ sao
cho có thể điều chỉnh được cho đường ống cân, trùng tâm
CÂU 3: Sơ đồ, nguyên lý làm việc, kết cấu và công thức tính năng suất của máy vận
chuyển kiểu băng tải.
Sơ đồ:
Công dụng:
NLLV: Tấm băng chuyển động được nhờ lực ma sát xuất hiện khi tang dẫn quay. Động cơ
cùng với hộp giảm tốc và các nối trục là cơ cấu truyền động của máy. Để nạp vật liệu rời vào
băng tải phải dùng phiểu. Từ băng tải vật liệu tháo ra sẽ đi vào phễ (6). Muốn làm sạch tấm
băng cần có bộ phận nạo (7).
Tấm băng được căng sơ bộ nhờ bộ phận căng (10) lắp ở tang cuối máy hoặc lắp ở nhánh
không tải (bộ phận căng thẳng đứng). Tất cả các cụm máy nêu ở trên đều được lắp trên một
khung đở.
Khi máy làm việc tấm băng dịch chuyển trên các giá đở trục lăn (4), (11), mang theo vật liệu
từ phễu nạp liệu đến phễu tháo. Chỉ trong những trường hợp cá biệt khi vận chuyển những vật
liệu nhẹ thì người ta cho băng trượt trên những tấm dẫn hướng bằng gỗ hoặc bằng thép.
Quá trình tháo liệu của băng tải thường được tiến hành ở tang đầu máy. Cũng có lúc cần
thiết cần tháo liệu giữa chừng thì người ta dùng các thiết bị tháo liệu - xe tháo liệu kiểu tang
(hình 2.4) hoặc thiết bị táo liệu kiểu tay gạt.

Trình bày
theo hình
này cũng
đúng

NLKC: + Bộ phận chuyển nguyên vật liệu là một bộ truyền động đai dẹt nằm ngang hoặc
nghiêng không quá 300.
+Bánh đai chủ động có đường kính D1 bằng Bánh đai bị động có đường kính D2 (D 1=D2)
số vòng quay n1=n2. ; Dây đai dẹt có có bề rộng và bố trí tuỳ theo loại vật chuyển. Băng
tải: 2 bên có thành hoặc không có thành 2 bên tuỳ vào vận chuyển các loại vật liệu khác
nhau. Thường phía dười của nhánh trên đặt các con lăn để dây đai của băng tải không bị
trùng xuống. Cửa cửa thoát tải đặt cuối băng đai, nguyên vật liệu sẽ tự chảy xuống khi sợ
dây đai bắt đầu ôm bánh đai cuối băng tải và chuyển động quanh phần bánh đai chuyển
sanh nhánh không làm việc.
Công thức tính năng suất:
1. Băng tải có 2 thành bên khoảng cách b, chiều cao lớp vật liệu là a, vận tốc v.:
Q= a. b. v. ɤ . k [kg/s]
Trong đó: a: chiều cao lớp vật liệu trên băng (đai dẹt) (m); b: chiều rộng lớp vật liệu trên băng
(m)- khoảng cách hai thành bên của băng tải; v: vận tốc của băng (m/s); ɤ: Khối lượng thể tích
của vật liệu vận chuyển (kg/m3 ), k: kệ số điền đầy diện tích axb

2. Băng tải vận chuyển các khối có trọng lượng kích thước bằng nhau và cách đều nhau:
Q= i.v. ɤ. 1/a. [kg/s]
Trong đó: i: thể tích của khối vật chuyển (m3); v: vận tốc của băng (m/s); ɤ: Khối lượng thể tích
của vật liệu vận chuyển (kg/m3 ), a: Khoảng cách giữa 2 khối vật chuyển

CÂU 4: Định lượng kiểu tang ( trống), trình bày nguyên lý làm việc, nguyên lý kết cấu,
công thức tính năng suất của máy định lượng kiểu tang (trống), trên tang có 8 rãnh (Hình
vẽ). Chiều dài tang L (m), đường kính tang D (m); đường kính trục lắp các cánh d (m), số
vòng quay n (vòng /phút), ɤ khối lượng thể tích (kg/m3)
Sơ đồ:

Công dụng: Dùng trong định lượng các sản phẩm dạng hạt dạng bột cục, lát… và dung để định
lượng trong các dây chuyền sản xuất, các máy sấy thùng quay .
NTLV: Nguyên liệu (SP) từ thùng cung cấp qua cửa cung cấp chảy vào và chứa đầy các rãnh
trên tang. Khi tang quay do bề mặt các cánh sát với bề mặt trong của thân bộ phận định lượng
nên SP chứa đầy trong rãnh và di chuyển trong thân. Khi tới vị trí cửa thoát SP trong rãnh tự
chảy xuống qua cửa thoát tải. Khi đi vào vùng thân máy trong rãnh không còn SP cho đến khi
tới vị trí cửa cung cấp vật liệu lại tiếp tục vào trong rãnh và tiếp theo chu kỳ trên. Trên tang có Z
rãnh, nên sau 1 vòng quay Z rãnh sẽ vận chuyển vật liệu ra cửa thoát tải 1 lần.
NLKC: Gồm có 1 tang hình trụ có z rãnh, đường kính ngoài của tang D, tiết diện của 1 rãnh là
Fz và L chiều dài của tang. Tang được đặt trong 1 thân của máy định lượng cũng hình trụ sao
cho bề mặt ngoài của tang sát với bề mặt trong của thân. Phía trên có cửa nạp liệu thông với
thùng cung cấp (phía trên), phía dưới là cửa thoát tải nối với thùng ở dưới
CÔNG THỨC TÍNH NĂNG SUẤT CHUNG:
Năng suất của máy định lượng kiểu tang có hốc với bánh cóc điều chỉnh được xác định theo
công thức :
Q = 60 F.l.z.n..k , ( kg/h ) ;
Trong đó :
F - diện tích mặt cắt ngang của hốc chứa liệu trên tang định lượng , ( m 2 );
l - chiều dài hốc chứa trên tang , ( m ) ;
z- số hốc đổ liệu ứng với mỗi vòng quay của trục dẫn động ;
- khối lượng thể tích của hạt hoặc bột , (kg/m3)
k- hệ số chứa đầy ; k = 0,8 .
Trường hợp Máy định lượng 8 rãnh như hình vẽ công thức năng suất Q 8 là:

8 = 60. F8 . L. 8 . n . ɤ. k [kg/h]

Trong đó F8 tiết diện của một rãnh ; F8 = Fc/8= (π D2- π d2)/4*8 = π(D2- d2)/4*8
D: Đường kính của tang định lượng ( đường kính ngoài của cánh trên tang)
D: Đường kính trục (trong)
L - chiều dài hốc chứa trên tang , ( m ) ;
Z- số hốc đổ liệu ứng với mỗi vòng quay của trục dẫn động ;
ɤ - khối lượng thể tích của hạt hoặc bột , (kg/m3)
k- hệ số chứa đầy ( tuỳ sản phẩm)

CÂU 5: Sơ đồ, nguyên lý làm việc, kết cấu và công thức tính năng suất của máy vận
chuyển kiểu gầu (hộc) tải.
Sơ đồ:

NLLV: Là thiết bị vận chuyển vật liệu rời (dạng hạt, cục, bột…) theo phương thẳng đứng. Gàu
được gắn trên băng đai (hoặc xích) được băng đai chuyển động, múc vật liệu vào đầy gàu từ
phía chân gàu tải và di chuyển thẳng đứng từ dưới lên phía trên, tới puli phía trên dây đai di
chuyển sang nhánh bên các gàu sẽ nghiêng dần sang phía bên nhánh xuống, dưới tác dụng
của trọng lực và lực quán tính vật chuyển sẽ được đổ vào đường ống thoát tải. tuỳ theo tốc độ
chuyển động của băng đai mà vật liệu được đổ ra theo trọng lực hay lực ly tâm. Đầu trên của
gàu tải: puli (hoặc đĩa xích) chuyển động nhờ động cơ qua các bộ truyền ( thường là hộp số và
truyền động xích
NLKC: Gàu tải gồm có những bộ phận sau:
-Bộ phận chuyển của nó là một dải băng chuyển động quanh 2 puli (bánh đai) [ chuyển động vô
tận] hay xích. Trên đai dẹt hoặc xích có lắp những hộc (gàu) . Mỗi mét chiều dài băng lắp 2-3
gàu
- Chân gầu tải gồm có tang (hoặc đĩa xích ), trục lắp tang, vỏ và thùng nạp liệu.
- Đầu gầu tải có trục dẫn động (tang hoặc đĩa xích ), vỏ của bộ phận truyền động và bộ phận
tháo liệu.
- Thân máy gồm nhiều đoạn ống có tiết diện tròn hoặc chữ nhật ghép nối với nhau bằng bích
nằm ở khoảng giữa, đầu và chân gàu tải bao kín bộ phận kéo.
Vật liệu cần vận chuyển được gàu xúc và chuyển lên đầu dây chuyền. Dưới tác dụng của trọng
lực và lực quán tính vật liệu được dỡ vào gàu từ bộ phận tháo liệu rồi từ đó chảy vào nơi cần
vận chuyển đến. Gàu tải có thể chuyển vật liệu lên độ cao 5070 m, năng suất đến 700m 3/h,
diện tích chiếm chổ nhỏ.

Công thức tính năng suất:


Q= i.v. ɤ. 1/a . 3,6 [T/h]
Trong đó: i: thể tích chứa vật chuyển trong 01 gàu (m3); v: vận tốc của băng (m/s); ɤ: Khối
lượng thể tích của vật liệu vận chuyển (kg/m3 ), a: Khoảng cách giữa 2 gàu trên băng đai hoặc
xích (m).

CÂU 6: Sơ đồ, nguyên lý làm việc, của bơm pít tông tác động 1 chiều, công thức tính thể
tích làm việc và tính lưu lượng của bơm pít tông tác động 1 chiều sau 1 vòng quay?
Sơ đồ:

1. Xy lanh; 2. Thanh Truyền; 3. Pít tông (piston); …


NLLV: Bộ phận làm việc chính là cặp pít tông –xy lanh kết hợp với các van hút van đẩy. Trong
bơm loại này có 2 van : 1 van hút và 1 van đẩy. Sau mỗi vòng quay của tay quay thanh biên kết
nối với thanh chuyền nên kéo pít tông di chuyển từ B đến A và nửa vòng quay sau đó thì pit
tông chuyển động từ A đế B (một lượt sang phải và một lượt sang trái), chất lỏng được hút và
đẩy ra khỏi xilanh một lần. Khi pít tông dịch chuyển từ B sang A (Hình trên) thể tích khoảng
không trong xy lanh tăng lên, tạo nên một áp suất nhất định (áp xuất chân không do thể tích
trong xy lanh tăng). Do vậy, van đẩy sẽ bị kéo xuống đóng kín lại còn van hút sẽ bị kéo lên-van
mở, nước sẽ từ thùng chứa (nguồn nước) hút vào đường ống hút, qua van đi vào xy lanh. Khi
pít tông dịch chuyển từ A sang B pít tông nén trực tiếp vào chất lỏng trong xy lanh, áp suất nén
của chất lỏng sẽ tác dụng lên bề mặt van hút –van hút được đóng, còn van đẩy sẽ được mở và
chất lỏng sẽ qua van đẩy vào ống đẩy ra ngoài. Bơm tác dụng đơn có loại nằm ngang, có loại
thẳng đứng.
NLKC: để hút đẩy chất lỏng, Bơm pít tông gồm có cặp Pít tông-xy lanh. Pít tông được nối qua
thanh truyền tới thanh biên và tay quay (cơ cấu biên tay quay). Tay quay quay quanh tâm O,
thanh biên 1 đầu chuyển động theo tay quay, đầu còn lại nối với thanh truyền kéo pít tông di
chuyển từ B sang A và từ A sang B. Đầu b của xy lanh có buồng bơm có van hút và van đầy,
phí dưới buồng bơm là van hút và đường ống hút, phía trên buồng bơm là va đẩy và đường
ống đẩy. Cơ cấu biên tay quay hoạt động nhờ động cơ và các bộ truyền (thường là hộp số)
Công thức:
+ Thể tích làm việc của bơm tác dụng đơn
V=F.s [m3]
+ Lưu lượng (BTD Đơn): Q=F.S.n/60
Trong đó: V: thể tích làm việc của bơm (m 3); F; diện tích tiết diện trong của xy lanh (m 2); s:
hành trình của pít tông (m); Q: lưu lượng (năng suất) của bơm (m 3/s)

CÁC MÁY
TRÌNH BÀY NHIỆM VỤ, YÊU CẦU KỸ THUẬT, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ NGUYÊN LÝ KẾT
CẤU CỦA MÁY ….XXXXX TRONG DÂY CHUYỀN CHẾ BIẾN YYYYYYYY
Yêu cầu kỹ thuật chung:
1. Tính đa năng và tiến tiến (cụ thể cho từng máy)
2. Chí phí năng lượng riêng nhỏ (năng suất cao, chi phí công suất thấp); 3. Cơ giới hóa và tự
động hóa cao; 4. Điều chỉnh chăm sóc dễ dàng; 5. Gọn nhẹ, đẹp; 6. An toàn cho người và cho
máy
1. MÁY XAY THÔ (MINCER- GRINDER)
Sơ đồ:
:
Nhiệm vụ- công dụng: Máy xay thịt là máy dùng để cắt thịt thành các hạt thịt có kích thước
yêu cầu.Thường dùng nó để xay thịt trước khi đưa vào máy cắt nhuyễn hoặc là sử dụng cắt
cho một số loại xúc xích (xúc xích tươi), thịt xay đóng hộp...
Nguyên lý làm việc và
Máy làm việc theo nguyên tắc cắt bằng lưỡi dao có tấm kê khi thịt được giữ trong các lỗ trên
tấm lưới (tám kê) cắt (Hình chiếu đơn giản bên phải). Tuỳ theo nhu cầu cắt to, nhỏ khác nhau
mà lắp các tấm kê cắt có kích thước lỗ khác nhau, trong trường hợp này ứng với mỗi lần cắt
phải thay tấm có đường kính lỗ khác nhau từ lớn đến nhỏ. Để cắt 1 lần, trên một số máy người
ta thiết kế với 2 cụm dao cắt.
Khi làm việc: Đặt thịt vào khay rồi đưa thịt vào trong máy qua đường ống từ khay xuống đầu
trong của vít chuyển. Vít vừa vận chuyển vừa nén ép thịt đến bộ dao cắt: đó là dao cắt thịt và
tấm kê cắt phía ngoài (kèm theo một bộ các tấm kê cắt bằng thép dày 6-10mm, với các lỗ
khoan có đường kính 2mm hoặc 5mm, 8mm, 10mm, 12mm….). Khi thịt được vít tải chuyển ép
điền vào trong lỗ trên tấm kê cắt sẽ được dao cắt cắt và sau đó tiếp tục được ép ra ngoài.
Trong chế biến điều quan trọng là thịt phải được cắt nhanh bởi vì nhiệt độ của thịt tăng nhanh
trong tiến trình xay sẽ có ảnh hưởng không tốt cho sản phẩm chế biến.

Nguyên tắc kết cấu:


Gồm máng chứa thịt (máng cung cấp) có đường ống hình trụ thẳng đứng từ thùng chứa tới đầu
trong của trục vít. Trục máy là trục vít tải và ép thịt vào buồng cắt, đầu trong của trục được liên
kết với động cơ qua hộp số giảm tốc. Trên trục người ta tạo cánh vít có bước vít giảm dần từ
trong ra tới bộ phận cắt, đường kính trong của cánh xoắn tăng dần để tạo cho càng về cuối quá
trình lực nén càng mạnh (giải thích từ công thức tính năng suất của vít tải). Đầu ngoài của trục
để lắp 1 hoặc hai cụm dao cắt. Mỗi cụm dao cắt gồm lưỡi dao quay cùng với trục và tấm kê cắt
gắn chặt với thân máy (Hình trên). Vỏ - thân máy kín toàn bộ, đảm bảo an toàn cho người và
chom máy, đồng thời đảm bảo cho việc vệ sinh sạch sẽ và an toà vệ sinh thực phẩm.
Bộ phận cắt (Hình trên) gồm: 1 tấm kê cắt sơ bộ, một hoặc 2 thân dao trên có lắp 3 hoặc
4 dao cắt được cả 2 phía. Đao có thể được thiết kế chỉ cắt được một phía áp sát tấm kê hoặc 2
phía cắt chính và cắt sơ bộ khi thịt vừa chui qua khe hở của tấm cắt sơ bộ. Ngoài cùng là một
vòng chặn và được xiết chặt nhờ một vành chặn có ren.
Máy xay thô
Trục vít-tải, ép

Các chi tiết

2. MÁY XAY THỊT NHUYỄN (CUTTER) TẠO NHŨ TƯƠNG


Sơ đồ:
Công dụng: dùng để cắt và trộn các nguyên liệu như thịt mỡ, nước đá vảy…. và các phụ gia
gia vị thành một hỗ hợp nhuyễn dạng nhũ tương trong chế biến xúc xích dạng nhũ tương như
xúc xích Frankfurt, Bolognia….
NLLV; Cắt bằng lưỡi dao không có tấm kê (Hình) theo hình vẽ các lưỡi dao lắp trên trục dao,
trục quay quanh trục tâm, còn thùng chứa (cung cấp) quay quanh trục tâm thùng thùng chứa
(thẳng đứng) nên không có tấm kê cắt. Để cắt tốt thì các dao cắt phải có tốc độ cắt lớn:
Ví dụ: Máy cắt tạo nhũ tương MADO với số vòng quay của trục dao là 3000 vòng/phút; vận tốc
lớn nhất của dao cắt khoảng 45m/s
NLKC: để cắt và trộn các nguyên liệu như thịt mỡ, nước đá vảy…. và các phụ gia gia vị thành
một hỗ hợp nhuyễn dạng nhũ tương các máy gồm có 03 cụm chi tiết có kết cấu như sau
Máy Mado tại xưởng chế biến thịt cá:
Dao cắt: Gồm 4 lưỡi dao cong theo đường tròn lệch tâm, 4 lưỡi dao lắp trên trục nằm ngang,
phía trên chảo cắt, có tâm trùng với tâm của nửa hình tròn hình chiếu đứng theo mặt phẳng cắt
từ trên xuống cắt qua tâm của chảo cắt. Các lưỡi dao không lắp cùng trên một mặt phẳng mà
các lưỡi dao lắp cách nhau 4 mm, ở 2 phía của mặt phẳng cắt thẳng đứng từ trên xuống cắt
qua tâm của chảo cắt. Trục quay với tốc độ 3000 vòng/phút
Dao cắt với tốc độ cao quyết định chất lượng của thành phẩm, bởi vậy cạnh sắc dao cắt
thường có dạng cong và phổ biến là dao cong theo đường tròn lệch tâm.

“Chảo cắt”: Có hình dạng như 2 nửa đường tròn ghép lại trên 1 đường kính. Thực tế nó là một
nửa của hình EPIXICLOIT (nửa hình tạo bởi 1 đường tròn quay quanh một điểm trên đường
tròn- Hình).
ÊPIXICLOIT

Chảo có đường kính trong 580 mm, cắt nhuyễn (xay nhuyễn ) với tối đa 10 kg thành phẩm dạng
nhũ tương được trộn đều. Chảo quay với 02 số vòng quay; n 1 quay khoảng 10 vòng /phút và n2
khoảng 20 vòng/phút. Chảo cắt (thùng chứa) với 3 chức năng chính: (1). Là thùng chứa sản
phẩm; (2). Là thùng cung cấp vì dao chỉ quay quanh tâm trục nên chảo quay sẽ mang sản
phẩm đến cho dao cắt cắt; (3). Chảo cắt như một thùng trộn thẳng đứng chuyển động quay
quanh trục của nó, và trục với các lưỡi dao quay quanh trục của nó tại một vị trí trong thùng
“trộn”.
Nắp che chắn: Vừa có chức năng che chắn, và trên nắp còn có 3 cánh để hướng cho sản
phẩm vào khu vực dao cắt. Ngoài ra bên cạnh bản lề chính còn có bản lề phụ có gắn cảm biến
phí trong máy để đảm bảo an toàn cho người sử dụng

3. MÁY GHÉP MÍ LON (ĐÓNG HỘP, GHÉP MÍ HỘP)


Sơ đồ:
Nguyên tắc hoạt động: Hộp sẽ đứng yên CHUYỂN ĐỘNG QUAY ĐỒNG TÂM VỚI ĐẾ
TRÊN VÀ ĐẾ DƯỚI trong quá trình ghép mí còn các con lăn sẽ quay THEO xung quanh hộp.
Máy dùng để ghép mí các hộp kim loại hình trụ. CON LĂN THỨ NHẤT ĐỊNH HÌNH MỐI
GHÉP (TAO MỐI GHÉP), CON LĂN THỨ 2 ÉP CHẮT MỐI GHÉP- MÔ TẢ KẾT CẤU CỦA
2 CON LĂN…

Nguyên lí làm việc: quá trình ghép mí được thực hiện ở 2 giai đoạn như sau
- GIAI đoạn 1 là quá trình TẠO MỐI GHÉP cuộc các lớp mí của nắp và thân vào nhau. Quá trình
này được thực hiện bởi con lăn ghép mí THỨ NHẤT lần một. con lăn ghép mí lần 1 có rãnh sâu.
Khi kết thúc giai đoạn 1, mí ghép đã được hình thành sơ bộ gồm 5 lớp kim loại trong đó có 2 lớp
của thân và 3 lớp của nắp.
-gai GIAI đoạn 2: việc ép chặt các lớp mí của hộp và thân lại với nhau được thực hiện bởi con lăn
ghép mí thứ 2. Con lăn ghép mí lần 2 có rãnh cạn hơn con lăn ghép mí lần 1. Khi con lăn ghép mí
lần 1 hoàn thành nhiệm vụ là cuộn các lớp mí hộp lại với nhau thì con lăn ghép mí lần 2 sẽ tiến
vào thuwch hiện quá trình ép chặt các mí lại với nhau. Sau 2 gđ ghép mí thì hộp đc hình thành ,
tách không gian trong hộp với môi trường bên ngoài. Trong quá trình ghép mí thì các con lăn
ghép mí tham gia các chuyển động sau:
I. Nguyên lý hoạt động:
- Hoạt động theo nguyên tắc bẻ mối ghép (tạo mối ghép) và ép chặt các mối ghép nhờ các con
lăn.
- Lắp hộp vào sao cho nắp hộp khít với đế trên và đáy hộp khít với đế dưới (đế trên – hộp – đế
dưới đồng tâm), động cơ hoạt động làm cho đế trên chuyển động quay, do là một khối đồng
tâm nên thân hộp và đế dưới cũng quay theo. Đầu tiên người ta dùng con lăn thứ nhất bẻ nắp
hộp vào giữa phần ghép trên thân hộp. Sau đó dùng con lăn thứ 2 ép chặt lại. Sau khi ép lại thì
có 4 mối ghép chặt lại là đạt yêu cầu.

II. Nguyên lý kết cấu:


- Cụm thứ nhất: Đế trên: Mỗi kích thước đường kính của hộp sẽ có đế khác nhau (để khi lắp thì
nắp hộp sẽ được lắp khít vào đế). Đế dưới: khi lắp hộp vào thì đáy hộp sẽ khít với đế dưới.
Mục đích khi lắp hộp vào thì tâm của đế trên, hộp và đế dưới trùng nhau (đồng tâm) nó sẽ tạo
thành 1 khối và khi đế trên chuyển động quay thì cả thân hộp và đế dưới chuyển động quay
theo, quay tròn đều
- Cụm thứ 2 (Các con lăn): Con lăn thứ nhất có rãnh ở trên cong đều xuống và ở dưới cắt ngang
(con lăn tạo mối ghép hay bẻ), con lăn thứ hai thì ngược lại rãnh ở trên là đường ngang dưới thì
cong đều xuống ra ngoài (làm nhiệm vụ nén ép chặt mối ghép lại).

4. MÁY PHÂN LOẠI LÀM SẠCH- SÀNG LẮC


Sơ đồ:

 Sàng phẳng:
- Sàng phẳng là một loại thiết bị phân loại-làm sạch được sử dụng từ thời cổ. Sàng phẳng có thể là
công cụ đơn giản làm bằng các loại vật liệu tre trúc hoặc có thể là một máy sàng hiện đại có khả
năng phân loại chính xác các loại vật liệu rời theo các kích thước khác nhau.

I. Nguyên lý hoạt động:


- Nguyên tắc làm việc của sàng phân loại là phân chia khối vật liệu theo kích thước nhờ một
bề mặt TẤM SÀNG kim loại có đục lỗ hoặc lưới. LƯỚI SÀNG CHUYỂN ĐỘNG LẮC
NHỜ CƠ CẤU BIÊN TAY QUAY
- Vật liệu chuyển động trên mặt sàng và được phân chia thành hai loại:
+Phần lọt qua sàng là những hạt có kích thước nhỏ hơn kích thước lỗ sàng.

+Phần không qua sàng có cỡ lớn hơn kích thước lỗ sàng, do đó sẽ nằm lại trên bề mặt của
sàng.

- Quá trình chuyển động sàng giúp cho có quá trình phân loại-làm sạch xảy ra tốt hơn do tạo
cơ hội để cho hạt tiếp xúc với lỗ sàng. Trong trường hợp làm việc liên tục, sàng được đặt
nghiêng một góc từ 2 - 7°, hạt sẽ có khuynh hướng di chuyển xuống phía dưới. Quá trình
di chuyển như vậy giúp cho hạt có kích thước nhỏ sẽ chui qua lỗ sàng. Phần hạt không qua
sàng sẽ được hứng ở phía đầu thấp của sàng.
- Tùy theo bố trí hệ thống truyền động, chuyển động của sàng có thể khác nhau làm cho
chuyển động của hạt trên sàng cũng khác nhau. Thông thường sàng được thiết kế sao cho
hạt có cả chuyển động xuống và lên nhưng với khoảng đi xuống dài hơn khoảng đi lên.
- Số vật liệu qua lỗ sàng. Lượng vật liệu nhỏ hơn lỗ sàng càng nhiều, năng suất sàng càng
giảm do cần nhiều thời gian hơn để tách phần vật liệu này.
- Ðối với một sàng đã có sẵn, diện tích mặt sàng và tốc độ chuyển động của sàng hầu như
không điều chỉnh được, do đó để điều chỉnh khả năng làm việc của sàng, người ta thay đổi
lượng nhập liệu.

II. Nguyên lý kết cấu:


- Thùng sàng: là vách thành sàng bao bọc bên ngoài vật liệu làm bằng tôn chấn hình, chiều
dài, chiều cao và độ dày mỏng của khung vách tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng.
- Lưới sàng: đây là bộ phận quan trọng nhất vì nó quyết định đến năng suất cũng như chất
lượng sản phẩm sàng. THƯỜNG LÀM BẰNG THÉP MỎNG KHOAN LỖ (HOẶC ĐỘT
LỖ) CÓ CÙNG ĐƯỜNG KÍNH Tùy theo yêu cầu vật liệu rời cần phân loại, có thể bố trí
các hệ thống sàng gồm nhiều lớp. Thí dụ, sàng 2 lớp sẽ phân chia nguyên liệu thành 3 loại
kích thước khác nhau, sàng 3 lớp sẽ phân chia vật liệu thành 4 cỡ kích thước... Kích của lỗ
sàng ở lớp trên lớn hơn ở lớp sàng dưới. ĐỂ PHÂN 2 LOẠI KÍCH THƯỚC KHÁC
NHAU THÌ CẦN 01 TẤM LƯỚI SÀNG, VÀ TẤM ĐÁY KHÔNG KHOA LỖ
- Phễu nạp liệu và ra liệu : sàng có 1 phễu nạp liệu nhưng phần ra liệu thì có nhiều phễu
khác nhau cho ra các thành phẩm khác nhau tuỳ theo nguyên liệu mà khách hàng yêu cầu
phân loại ra bao nhiêu thành phẩm.
- Thanh truyền: CƠ CẤU BIÊN TAY QUAY là bộ phận truyền động làm cho sàng chuyển
động.
- Khung đế: làm từ vật liệu chắc chắn giúp chịu được lực tác động từ sự chuyển động run lắc
của sàng, khung đế được bắt cố định dưới mặt đất nếu lắp đặt vị trí trên cao cần phải gia cố
chắc chắn.

5. MÁY NHỒI XÚC XÍCH ĐIỀU KHIỂN BẰNG THUỶ LỰC


Sơ đồ:
I. Nguyên lí hoạt động:
Máy nhồi xúc xích bán tự động hoạt động theo nguyên lí pit tông – xi lanh. Dưới sự vận hành của
hệ thống thủy lực (dầu/nhớt) được bơm liên tục bằng máy bơm và được điều chỉnh hướng vào xi
lanh thủy lực bởi van 3 ngã giúp cấp dầu/nhớt vào xi lanh thủy lực để đẩy/nén pit tông thủy lực
lên/xuống kéo theo pit tông nhồi lên/xuống nhằm thực hiện việc nhồi nguyên liệu.
II. Nguyên lí kết cấu:
- Van 3 ngã: Điều chỉnh hướng để dầu/ nhớt vào xi lanh thủy lực đẩy pit tông thủy lực
lên/xuống, kéo theo pit tông nhồi lên/xuống để thực hiện nhồi xúc xích.
- Ống nhồi: định hình thịt và nhồi thịt vào vỏ bọc.
- Xi lanh nhồi: chứa nguyên liệu cần nhồi và pit tông nhồi, là khung cho sự di chuyển của pit
tông nhồi.
- Pit tông nhồi: được gắn liền với pit tông thủy lực. Khi dầu/ nhớt được bơm vào xi lanh thủy lực
đẩy pit tông thủy lực lên, pit tông nhồi cũng bị đẩy lên và thực hiện nhồi nguyên liệu VÀO
VỎ BỌC để tạo xúc xích.
- Xi lanh thủy lực: chứa dầu/nhớt từ van 3 ngã vào và chứa pit tông thủy lực, là khung cho sự di
chuyển của pit tông thủy lực.
- Pit tông thủy lực: nằm trong xi lanh thủy lực, nối liền với pit tông nhồi. Chịu tác động của
dầu/nhớt bơm vào làm di chuyển lên/xuống, kéo theo chuyển động của pit tông nhồi.
- Van: điều chỉnh áp suất dầu/nhớt trong ống, tự động xả khi áp suất cao.
- Bơm bánh răng: Bơm nhớt liên tục, vận hành hệ thống thủy lực.
- Đồng hồ kiểm tra áp suất dầu/ nhớt trong ống.
- Thùng chứa: chứa dầu hoặc nhớt dùng cho hệ thống thủy lực.

6. MÁY CHÀ CÁNH ĐẬP


Sơ đồ:
Hình máy chà cánh đập

I. Nguyên lí hoạt động:


 Khi máy hoạt động motor truyền động làm trục chuyển động, cánh gạt được gắn chặt trên trục
chuyển động quay tròn theo trục, ngược chiều kim đồng hồ. Theo lực li tâm nguyên liệu bị
văng ra thành lưới làm vỡ cấu trúc tế bào và thịt quả được lấy ra ngoài hoàn toàn. Dung dịch
sau đó được thoát ra từ các lỗ dưới thành lưới. Vì thân máy có hình nón cụt nên phần dung
dịch chứa thịt quả theo hướng dòng chảy chảy ra bộ phận chứa đựng riêng biệt. Còn phần vỏ
hay hạt có kích thước to và nhẹ nên không chui được qua lỗ theo lực li tâm và cánh gạt bị hút
vô trong và thu ở bộ phận chứa phế liệu.

II. Nguyên lí kết cấu:


Gồm 3 khoang:
 Khoang 1: nơi làm việc chính gồm: lưới chà, cánh gạt, phễu tiếp liệu, trục
 Khoang 2: nơi đựng cho vật liệu đi ra
 Khoang 3: chứa motor truyền động

7. MÁY RANG CÀ PHÊ


Sơ đồ:
I. Nguyên lí kết cấu:
TRÌNH BÀY THEO HÌNH

-Lồng THÙNG RANG rang thường được làm bằng chất liệu inox có chức năng chứa hạt cà phê
khi rang, tuỳ theo công suất máy mà chọn độ dày lồng phù hợp, nhưng tối thiểu nên chọn là 8mm
giúp kiểm soát nhiệt độ giãn nở cà phê tốt hơn. Trong lồng rang có cánh trộn xoắn 2 lớp giúp đảo
đều hạt khi rang, lồng được uốn tròn đều, được tiện phẳng mặt đầu, hàn trục đồng tâm và khe hở
mặt đầu nhỏ.
-Motor trống máy quay cà phê: Bộ phận này quyết định trực tiếp đến vận tốc và công suất quay
rang cà phê, đảm bảo phù hợp để rang đều cà phê, giúp vị ngon nhất.
-Coolling làm nguội: Bộ phận coolling làm nguội được làm bằng chất liệu Inox, có mặt sàng
phẳng, cánh gạt phải chuẩn giúp quét sạch cà phê khi ra hàng.
- Lò đốt dẫn khí đốt được đặt bên ngoài.
II. Nguyên lí hoạt động: CÁC HẠT CÀ PHÊ TIẾP XÚC TRỰC TIẾP VỚI BỀ MẶT
PHÍA TRONG THÙNG RANG. THÙNG ĐƯỢC ĐỐT NÓNG PHÍA NGOÀI…
Thùng có hình dạng và quay với số vòng quay phù hợp sao cho các hạt cà phê luôn
chuyển động và tiếp xúc với bề mặt thùng được dốt nóng phía ngoài cho đến khi
chin….
-Cà phê nhân được đổ qua phễu vô lồng rang. Lồng rang hình trụ nằm ngang , xoay tròn liên tục
nhờ motor trống quay, lò đốt sẽ dẫn khí đốt nóng lồng rang và cả không khí trong ngoài lồng. Một
quạt hút không khí nóng đi luồn xuyên qua các hạt cà phê rồi xả qua ống khói đứng mang theo
bụi hơi nước, các vỏ lụa cháy. Lồng rang xoay tròn ngang sẽ trộn đều hạt cà phê, các hạt cà phê
hấp thu nhiệt khi tiếp xúc trực tiếp bề mặt lồng và một phần qua không khí nóng được quạt hút
thổi xuyên qua lồng. Đến đúng thời điểm rang mong muốn cà phê sẽ được xả vào bồn có cánh
xoay , phía dưới bồn có tấm lưới và đồng thời có mô tơ hút không khí làm nguội nhanh chóng.
Khi nguội cà phê sẽ được cánh gạt gạt ra ngoài .
PHẦN LÀM NGUỘI….
8. MÁY XÔNG KHÓI VÀ LÒ TẠO KHÓI
Sơ đồ:

a.NLKC
Buồng xông khói kín 2 lớp .
Giàn để sản phẩm xông khói (ở đây là các khay dạng lưới).
Lò tạo khói là một khối có:
 Hai vách ngăn: 1 vách ngăn từ dưới lên tới 2/3 và 1 vách ngăn từ trên xuống tới 2/3.
 Cửa cung cấp nguyên liệu đốt (thường là mạc cưa, dăm gỗ sồi).
 Bộ phận ghi lò.
 Điện trở đốt nóng.
 Động cơ có trục hàn các cánh.
b.NLLV
Xông khói nóng nhờ điện trở đốt mạc cưa trong điều kiện thiếu không khí.
Khi cắm điện, điện trở nóng đỏ lên. Mạc cưa từ cửa cung cấp đi theo trục chuyển động quay
xuống các cánh, cánh giúp vun mạc cưa ra xung quanh và chạm vào điện trở đốt nóng bị cháy
trong điều kiện thiếu không khí nên chỉ tạo khói. Khói bốc lên và di chuyển theo chiều mũi tên,
tại vách ngăn từ trên xuống khói bị chắn lại nên sẽ đi xuống làm bụi than (tro) rơi xuống và nó
tiếp tục đi lên qua ống dẫn khói vào buồng xông khói thực phẩm.

I. Cấu tạo:
- Cửa đưa vật liệu vào.
- Trục quay và cánh quạt.
- Ghi lò.
- Điện trở.
- Cửa đưa khói vào buồng xông khói.
II. Nguyên lý hoạt động:
- Dùng điện trở đốt nóng làm cháy vật liệu trong môi trường không có oxy nhằm tạo khói
xông.
- Mạt cưa, dăm bào (từ cây gỗ sồi) được đưa vào lò và rơi xuống ghi lò. Tại đây, mạt cưa và
dăm bào tiếp xúc với điện trở đã đốt nóng sẽ bị cháy nhưng do trong môi trường không có
oxy nên chỉ tạo ra khói, đồng thời phía trên bên mặt ghi lò có hệ thống trục và cánh quạt
quay đều giúp dàn trải mạt cưa, dăm bào làm tăng diện tích tiếp xúc từ đó tăng hiệu quả
làm việc. Dăm bào và mạt cưa sau khi cháy sẽ thành tro có kích thước nhỏ hơn nên sẽ rơi
xuống đáy lò thông qua các lỗ trên ghi lò.
- Khói từ mạt cưa, dăm bào bị cháy sẽ bay lên kèm theo bụi tro gặp một lớp màng chắn
không thể trực tiếp đến buồng xông khói mà phải đi xuống phía dưới. Khi khói đi xuống,
các bụi tro kèm theo do nặng hơn nên sẽ rơi xuống trước và lắng tại đáy nồi còn khói thì
nhẹ hơn nên sau khi đi xuống sẽ bay lên thông qua một đường dẫn ở đáy lò. Khói khi qua
buồng xông khói sẽ không còn bụi tro nữa.
9. MÁY MÁT SA (MASSAGER) THỊT
Sơ đồ:
Công dụng:
I. Nguyên lý hoạt động:
- Máy làm việc trên nguyên tắc va đập nhờ cánh quay trong điều kiện áp suất âm-chân
không.
- Cho phần thịt cần massage vào thùng chứa (thịt ở dạng nguyên cục đã được loại bỏ gân
và xâm gia vị) đóng nắp và cho máy hoạt động.
- Bơm chân không và các đường ống hút không khí ra ngoài tạo môi trường bên trong
thùng massage (van khí đóng), không khí được hút ra ngoài càng nhiều thì độ chân
không càng tăng lên làm cho các miếng thịt bị lơ lửng. Tùy theo từng loại thịt mà sẽ có
các chế độ hút chân không khác nhau.
- Cho các cánh chuyển động, cánh quay lắp trên trục quay với tốc độ chậm, chuyển động
và va đập vào từng tảng thịt, làm vỡ dập thớ thịt, do môi trường chân không nên các thớ
thịt bị kéo về mọi phía (nhưng không đứt), quá trình làm việc liên tục làm các miếng thịt
dãn ra, xốp hơn và giúp thấm đều gia vị.
- Kết thúc quá trình, cho máy dừng hoạt động, mở van hút cho không khí đi vào để cân
bằng áp suất bên trong và bên ngoài sau đó mở nắp và lấy thịt ra ngoài, kết thúc quy trình
massage thịt.

II. Nguyên lý kết cấu:


- Cấu tạo bao gồm có thùng chứa kín, dày có tiết diện 45mm và phần nắp dày, đều được
làm bằng thép không gỉ (inox) có khả năng chịu được áp lực cao.
- Bên trong thùng từ động cơ cho đến trục người ta gắn 2 cánh quay, 1 cánh sát thùng và 1
cánh sát trục, cả 2 cánh đều được lắp nghiêng và hơi xoắn. Khi quay cánh sẽ quét được
hết tiết diện của thùng.
- Khi làm việc, cánh chuyển động theo chiều kim đồng hồ với tốc độ 20-22 vòng/phút, vừa
nghiêng vừa xoắn giúp va đập tốt vào miếng thịt đang trong trạng thái lơ lửng, thịt sẽ
được trượt trên bề mặt nghiêng của cánh nên được gọi là “massage”.
- Ngoài ra còn có bộ phận bơm chân không với các hệ thống đường ống để tạo môi trường
chân không bên trong thùng và các van hút không khí vào để cân bằng áp suất sau
massage.

10. MÁY SẤY PHUN SỮA (HOẶC CÀ PHÊ)

Sơ đồ
- Dùng vòi phun cao áp phun nguyên liệu thành dạng hạt mịn, CÁC HẠT DỊCH SẤY PHUN
TIẾP SÚC TRỰC TIẾP VỚI TÁC NHÂN SẤY NHIỆT ĐỘ CAO sau đó tách ẩm nguyên liệu
nhờ tác nhân sấy( không khí nóng).
Hoạt động:
- Không khí được hút từ ngoài vào qua màng lọc, được gia nhiệt và phân phối vào buồng sấy
- Bơm cao áp đưa nguyên liệu đến vồi phun. Dưới áp lực lớn, nguyên liệu được phun dưới dạng
hạt có kích thước nhỏ
- Các hạt tiếp xúc với không khí nóng xảy ra quá trình trao đổi nhiệt và ẩm. Hạt được tách nước
trở thành dạng bột mịn, rơi xuống đấy buồng sấy.
- Không khí nóng mang hơi nước và một ít bột được thổi qua cyclon, tại đây hơi nước thoát ra
ngoài qua đỉnh cyclon, phần bột rơi xuống bộ phận thu hồi.

NLKC;
- CỤM TẠO TÁC NHÂN SẤY
- CỤM PHUN SƯƠNG

- THÙNG SẤY
- CYCLON…
11. MÁY NGHIỀN (XAY) KIỂU ĐĨA (THỚT)
Sơ đồ:

Công dụng: Tuỳ theo bề mặt của đĩa (thớt) mà máy dung xay bột làm bún, bánh phở, bánh
tráng, các loại bánh khác…. Hoặc xay thành bột khô không có nhiều bột min. như nghiền hạt cà
phê đã rang.
NLLV:
Nghiền theo nguyên tắc chà sát. Làm việc khi 2 bề mắt của thớt áp vào nhau. Khi một thớt quay
thì tạo ra lực chà sát trên bề mặt của hạt được ngâm nước.
Vật liệu từ cửa cấp sẽ theo góc nghiêng chui vào giữa 2 thớt, hạt sẽ nằm trong rãnh trên hoặc
dưới. Khi một thớt chuyển động, sẽ tạo ra lực ma sát chà lên bề mặt làm các hạt tách ra các
hạn bột và sẽ được nước kéo ra ngoài. Trong quá trình nghiền người ta cho một tia nước nhỏ
thường xuyên vào cùng với hạt, có nước vào trong lúc nghiền để dễ dàng kéo tinh bột vừa
được giải phóng thành dòng bột lỏng ra ngoài.
Thông thường, cần ngâm các hạt trước khi nghiền để cấu của tinh bột lỏng lẻo, dễ bị cắt đứt,
chỉ cần lực rất nhỏ cũng có thể phá vỡ, kéo tinh bột ra khỏi hạt dù bề mặt nhẵn bóng.

NLKC: Gồm 02 Đĩa nghiền (02 thớt nghiền):


 Gồm 2 thớt: thớt trên và thớt dưới thường 01 thớt quay và 01 thớt đứng yên.
 Đường kính thớt D1=D2.
 Vận tốc v1=0, v2#0.
 Bề mặt có thể trơn khi nghiền bột mịn(có nước), cắt răng hay tạo rãnh.
 Có các rãnh chìm và khi lắp 2 thớt là việc thì các rãnh ngược chiều nhau.
 Ở vị trí tiếp xúc giữa 2 thớt phía trongb sát trục quay hai bề mặt của 02 thớt được cắt tạo
góc nghiêng để vật liệu đi vào khe hở giữa hai thớt(hình) .
 Đường ống để đưa lượng nước vào cùng với hạt (dù hạt đã được ngâm khoảng trên 6
giờ)
- Ngoài ra còn có: Bộ phận truyền động, động cơ, khung máy, và các bộ phận điều chỉnh, bộ
phận an toàn, bộ phận điều khiển…

You might also like