You are on page 1of 2

Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh đổi

Để có được một thứ ưa thích, ta phải bỏ ra một thứ khác mà mình thích. Nói một cách tổng thể hơn, quá trình ra
quyết định đòi hỏi phải đánh đổi mục tiêu này để đạt được một mục tiêu khác.
Ví dụ: Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều bạn chọn theo học các môn Tự nhiên, các bạn ấy có thể dùng thời gian học
phân bổ đều cho tất cả các môn học. Tuy nhiên các bạn ấy lại đánh đổi thời gian để học các môn Xã hội để tập trung
vào việc học các môn Tự nhiên để đạt được điểm thi cao nhất có thể trong kì thi THPTQG.
Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó
Là sự đánh đổi liên quan đến lợi ích và tổn thất, vì vậy trong quá trình ra quyết định, ta so sánh giữa chi phí và lợi
ích của các hành động khác nhau. Chi phí cơ hội của một thứ là thứ mà bạn phải từ bỏ để có được nó.
Ví dụ: Một sinh viên ngành Luật, sau khi tốt nghiệp Cử nhân Luật có thể học liên thông lên Thạc sĩ Luật. Tuy nhiên,
khi quyết định học liên thông, tức là bạn sinh viên đó đã đánh đổi rất nhiều chi phí cơ hội khác như là: đi làm để lấy
thêm kinh nghiệm, học để lấy chứng chỉ hành nghề…
Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên
Con người hành động hợp lý chỉ quyết định tăng thêm hành động khi thấy lợi ích cận biên còn cao hơn chi phí cận
biên.
Ví dụ: Khi một người lao động xem xét việc đi học thêm một khóa ngoại ngữ, anh ta sẽ so sánh chi phí với mức thu
nhập anh ta có thể kiếm được trong một khóa đó.
Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các động cơ khuyến khích
Con người ra quyết định dựa trên sự so sánh chi phí và lợi ích, nên hành vi của họ có thể thay đổi khi chi phí hoặc
lợi ích hoặc cả hai cùng thay đổi.
Ví dụ: Ở 2 cửa hàng khác nhau, cùng bán một mặt hàng, có cùng mệnh giá. Tuy nhiên bên A chỉ bán mặt hàng đó
không, còn bên B lại tặng kèm thêm một quà tặng nho nhỏ. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua mặt hàng đó ở bên B
vì họ nghĩ rằng ở bên B họ sẽ có được nhiều khuyến khích.
Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi người điều được lợi
Thương mại cho phép các bên chuyên môn hóa vào lĩnh vực mà mình sản xuất tốt nhất và nhờ vậy được hưởng thụ
hàng hóa và dịch vụ phong phú hơn. Hoặc các bên cạnh tranh nhau chung một lĩnh vực để thu hút mặt hàng trên thị
trường.
Ví dụ: Nhật Bản và Hoa Kỳ luôn là bạn hàng của nhau, nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh với nhau.
Nguyên lý 6: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế
Đây là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các doanh nghiệp là những người quyết định sản xuất hàng hóa, dịch vụ
nào, sản xuất bao nhiêu, như thế nào và phân phối cho ai.
Ví dụ: Công ty A quyết định bán mặt hàng kem mới nên đã nhập về kho 500 cây kem trong lần đầu nhập và đối
tượng mua hàng mà công ty A nhắm đến là trẻ em và người lớn.
Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường
Thúc đẩy hiệu quả và công bằng của xã hội là nguyên nhân để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế chung. Tức là,
hầu hết các chính sách mà nhà nước đưa ra nhằm vào mục tiêu vừa làm cho “chiếc bánh” kinh tế lớn lên vừa làm
thay đổi cách thức phân chia “chiếc bánh” đó.
Ví dụ: Ở Mỹ, có nhà khoa học tìm được nhiều phát minh quan trọng tạo ra nguồn lực có giá trị mà ai cũng có thể sử
dụng được. Lúc này Chính phủ Mỹ đã có những chính sách trợ cấp cho các nhà khoa học này, nhằm tăng phúc lợi
kinh tế.
Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó
Thực chất, tốc độ năng suất lao động của một nước quyết định tốc độ tăng thu nhập bình quân của nước đó.
Ví dụ: Trên thực tế, Nhật Bản có thu nhập bình quân lớn hơn so với Việt Nam và mức sống ở Nhật Bản cũng cao
hơn hẳn so với Việt Nam.
Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền
Khi Chính phủ phát hành ra một lượng tiền lớn, giá trị của đồng tiền sẽ giảm đi, gây lạm phát trầm trọng và kéo dài.
Ví dụ: Ở Zimbabwe (Châu Phi), để mua được một ở bánh mỳ cần tới 30.000 tỷ đô Zimbabwe.
Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp
Mọi người cho rằng chính sách cắt giảm lạm phát thường gây ra sự gia tăng tạm thời của thất nghiệp. Đồ thị minh
họa cho sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp là đường Phillips
Ví dụ: Khi xảy ra lạm phát, giá cả thị trường sẽ tăng cao do đồng tiền mất giá. Một nhà hàng muốn duy trì được chất
lượng các sản phẩm của mình buộc phải sa thải bớt nhân viên để đảm bảo đủ vốn mua được nguyên liệu cần thiết và
đủ cả tiền lương cho nhân viên mà vẫn có thể sinh lời.

You might also like