You are on page 1of 148

Mục lục

MỤC LỤC

Mở đầu ......................................................................................................................3

Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học ...........................................................9

1.1 Khái niệm .......................................................................................................... 9

1.1.1 Một số giải thích về phương tiện .................................................................. 9

1.1.2 Định nghĩa .................................................................................................12

1.1.3 Ký hiệu ................................................................................................................ 14

1.1.4 Cấu trúc ký hiệu .........................................................................................15

1.1.5 Các quan điểm và khái niệm hiện nay về Phương tiện dạy học ......................16

1.2 Phương tiện – Công cụ - Sự trình diễn ...............................................................17

1.3 Phân loại Phương tiện dạy học...........................................................................19

1.3.1 Phân loại theo hệ thống ký hiệu sử dụng .....................................................20

1.3.2 Phân loại theo cách thức tạo dựng và trình diễn...........................................20

1.3.3 Phân loại theo phương thức tác động ..........................................................20

1.3.4 Phân loại theo cách thức lưu trữ..................................................................21

1.3.5 Phân loại theo trình độ phát triển tư duy .....................................................21

1.4 Phương tiện trong các mô hình dạy-học .............................................................24

1.5 Ngôn ngữ và phương tiện dạy học .....................................................................27

Chương 2 : Các chức năng của máy tính và Phương tiện trong quá trình dạy học

.................................................................................................................................30

2.1 Chức năng là đối tượng nhận thức .....................................................................31

2.2 Chức năng điều khiển việc học tập.....................................................................31

2.2.1 Điều khiển từ bên ngoài..............................................................................32

2.2.2 Tự điều khiển.............................................................................................38

2.3 Chức năng như một công cụ..............................................................................40

2.3.1 Công cụ minh họa ......................................................................................41

2.3.2 Công cụ xây dựng mô hình, mô phỏng ........................................................42

2.3.3 Công cụ thông tin liên lạc ...........................................................................46

1
Mục lục

2.3.4 Công cụ lưu trữ và cung cấp thông tin .........................................................47

2.3.5 Công cụ thiết kế, sắp xếp ...........................................................................49

2.3.6 Công cụ tổ chức .........................................................................................54

2.4 Chức năng tổng hợp .........................................................................................57

Chương 3 : Vòng đời của Phương tiện dạy học ...................................................59

3.1 Giai đoạn Phát triển ..........................................................................................60

3.2 Giai đoạn Lựa chọn ...........................................................................................64

3.3 Giai đoạn Thử nghiệm, đánh giá ........................................................................66

3.4 Giai đoạn Ứng dụng ..........................................................................................69

3.4.1 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh điều khiển hoạt
động học............................................................................................................70

3.4.2 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh tổ chức việc dạy
học ....................................................................................................................71

3.4.3 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh kinh tế đào tạo..72

3.4.4 Học tập kết hợp - Blended Learning............................................................73

Chương 4 : Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học.........76

4.1 Giai đoạn phát triển hiện tại ..............................................................................76

4.2 Môi trường công việc-Văn hóa nghề nghiệp ........................................................78

4.3 Đào tạo và đào tạo tiếp tục – Văn hóa đào tạo ...................................................79

4.4 Xu hướng phát triển của phương tiện dạy học ....................................................82

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................88

PHỤ LỤC ..................................................................................................................90

2
Mở đầu

Mở đầu

• Về khái niệm „Công nghệ dạy học“

Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là một loại hàng hóa có thể mua bán qua
phương thức chuyển giao công nghệ. Vì lợi ích chung của người mua công nghệ (ví dụ,
các nước mới phát triển, còn xa lạ với kinh tế thị trường) và người bán (ví dụ, các nước
phát triển, già dặn kinh nghiệm thương trường) nhu cầu định nghĩa công nghệ một cách
chặt chẽ (như thường thấy về những quy định chi tiết của một mặt hàng), được nhiều
chuyên gia và tổ chức quốc tế quan tâm. Một trong những định nghĩa được tổng hợp qua
nhiều tư liệu hiện hành là

Công nghệ là một hệ thống phương tiện, phương pháp


và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động
vào một đối tượng nào đó, đạt một thành quả xác định
cho con người.[*]

Ví dụ, trong sản xuất công nghiệp, như đã biết, nhờ phương tiện máy móc, phương pháp
gia công và kỹ năng thích hợp, con người có thể biến tài nguyên thiên nhiên thành những
sản phẩm với chất lượng và giá cả mong muốn.

Với định nghĩa này, dạy học cũng là một công nghệ, chuyển giao được và được định
nghĩa như sau:

Công nghệ dạy học là một hệ thống phương tiện,


phương pháp và kỹ năng (thậm chí, nghệ thuật), tác động
vào con người, hình thành một nhân cách xác định. [*]

Cũng từ định nghĩa ấy, đã hình thành một quan điểm mới khi xem xét một đối tượng nào
đó: quan điểm (hay tiếp cận) công nghệ. Theo quan điểm này ta quan tâm hai thuộc
tính cơ bản của đối tượng, đó là tính khả thi (làm được) và tính hiệu quả (làm tốt) :
khả thi phụ thuộc phương tiện và phương pháp, hiệu quả còn phụ thuộc kỹ năng.
(trong đó có bí quyết) của người tạo ra cũng như sử dụng phương pháp và phương tiện.
Làm được và làm tốt là hai mức độ đôi khi cách nhau rất xa.
[*] Nguyễn Xuân Lạc : Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học-Công nghệ, 3
ĐHBKHN, 2006
Mở đầu

Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy trong cả hai định nghĩa về Công nghệ và Công nghệ
dạy học đều bao gồm 3 thành phần cơ bản sau:

- Phương pháp (Phương pháp dạy học, phương pháp thiết kế và sử dụng phương
tiện dạy học…)

- Phương tiện (Phương tiện dạy học)

- Kỹ năng (Kỹ năng dạy học)

Trong đó yếu tố Phương pháp dạy học chúng ta đã được nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể
trong môn học Lý luận dạy học, , yếu tố Kỹ năng sẽ được hình thành trong quá trình
thực hành giảng dạy của mỗi giáo viên. Trong môn học này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu về thành phần còn lại của Công nghệ dạy học, đó chính là Phương tiện
dạy học, Phương pháp xây dựng và sử dụng phương tiện cũng như phương pháp
thiết kế bài giảng với phương tiện dạy học hiện đại (trong các seminar tương ứng).

Một số lưu ý về Công nghệ dạy học hiện đại

Một công nghệ (phương tiện, phương pháp và kỹ năng) dạy học chỉ có tác dụng tốt khi
được sử dụng theo quan điểm hệ thống và quan điểm công nghệ.

Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống con trong hệ thống công nghệ dạy học nói
chung, nó chỉ có ý nghĩa (phát huy tác dụng tốt) trong những điều kiện hoàn toàn xác
định, trong đó tiên quyết là:

• phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu,…) thích hợp và điều kiện vận hành
tương ứng,

• người dạy có tay nghề (kiến thức, phương pháp và kỹ năng về tin học cũng như
chuyên môn,…) đủ để làm chủ quá trình dạy học, như ứng tác linh hoạt khi phát
hiện thiếu hoặc thừa thời gian dạy học so với kế hoạch đã định,…

• người học phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với những thuận
lợi do công nghệ hiện đại đem lại.

Cũng như công nghệ dạy học truyền thống, công nghệ dạy học hiện đại phải được sử
dụng đúng lúc, đúng chỗ và đúng độ (trình độ, mức độ,…), trong mối tương quan
với các yếu tố truyền thống sao cho quá trình dạy học không chỉ khả thi mà còn hiệu
quả.

4
Mở đầu

• Sơ lược về Phương tiện dạy học

Ngày nay khái niệm „Các phương tiện mới“ được nói đến nhiều, tuy nhiên trong ngôn ngữ
hàng ngày thì khái niệm này được hiểu rất khác nhau:

- Công nghệ thông tin và truyền thông số (Information-Communication Technologie


–ICT)

- Phương tiện thông tin số (các ứng dụng đa phương tiện – Multimedia applications)

- Cả hai cách hiểu trên

Khi nói đến các „Phương tiện mới“ chúng ta cũng phải đề cập đến các „Phương tiện cũ“.
Thông thường chúng ta hay hiểu khái niệm „mới“ là công nghệ và phương tiện số, khái
niệm „cũ“ thường gắn với công nghệ và phương tiện „tương tự“. Bên cạnh đó, khái niệm
„mới“ còn thể hiện một cách rõ ràng ở việc lưu trữ, xử lý... dưới dạng số, từ đó đưa ra
nhiều khả năng mới trong việc truy cập thông tin. Việc số hóa các loại ký hiệu khác nhau
như chữ viết, tiếng động, đồ họa, tranh ảnh, ảnh động... đã tạo ra khả năng kết hợp các
loại ký hiệu này trong cùng một ứng dụng và người ta gọi đó là các ứng dụng Đa
phương tiện (Mutimedia Applications). Ngoài ra điều này còn cho phép chúng ta có thể
tiếp tục tiến hành các thao tác xử lý khác nhau trên các loại dữ liệu này với những thiết bị
(với máy ảnh số, máy quét, máy tính..) và phần mềm thích hợp cũng như quản lý được
việc lưu trữ dữ liệu (trên đĩa CD, ngân hàng dữ liệu, trên mạng Intranet-Internet..). Chính
những khả năng này đã làm cho công nghệ thông tin và truyền thông số (ICT) giữ được
vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng
minh rằng mỗi khi có những sự thay đổi lớn về công nghệ và kỹ thuật thì cũng luôn kéo
theo sự thay đổi về con người kinh tế, cấu trúc xã hội...nhưng với nhịp độ chậm hơn
nhiều, và trong lĩnh vực đào tạo cũng như vậy.

Do việc dạy và học luôn gắn liền với quá trình xử lý thông tin nên việc tìm ra cách ứng
dụng hợp lý công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục thực sự cần
thiết và đang được tiến hành. Ở một vài cơ sở đào tạo, giáo viên và học sinh không có
được những câu hỏi đánh giá về việc ứng dụng những công nghệ dạy học mới. Giống như
hiện nay người ta không còn nói nhiều về những lĩnh vực công việc với sự trợ giúp của
máy tính, và người ta cũng sẽ không đề cập nhiều nữa đến việc dạy và học với sự trợ
giúp của máy tính hoặc công nghệ Web. Người ta sẽ sử dụng những khả năng này một
cách rất tự nhiên. Trong giai đoạn tìm kiếm và thử nghiệm hiện nay, người ta sẽ tìm ra
những hình thức ứng dụng có hiệu quả nhất. Việc tìm kiếm này cũng chỉ ra những khó
khăn trong lĩnh vực đào tạo. Thứ nhất : với sự trợ giúp của các phương tiện mới, người

5
Mở đầu

học sẽ được cung cấp nhiều thông tin (nội dung học tập) hơn, nhưng điều này sẽ không
đồng nghĩa với việc người học „tự động“ có được nhiều tri thức. Việc chuyển đổi từ thông
tin thành tri thức và từ tri thức thành sự giáo dục phải do bản thân người học thực hiện.
Để làm được điều này, người học phải được động viên, loại bỏ những căng thẳng, lo lắng,
và phải có được những điều kiện xã hội thích hợp. Nếu chỉ riêng một khối lượng lớn
thông tin thì không thể tạo nên được một „văn hóa học tập“ mới

Đào tạo
Hiểu biết
Thông tin

Các khả năng, yêu cầu đặt ra cho giáo viên

Do những sự phát triển như vậy người giáo viên nên sẵn sàng để có thể dự đoán và đánh
giá được những thay đổi cơ bản. Họ cần phải có cái nhìn tổng quát, sâu sắc và có thể tự
định hướng. Bên cạnh đó họ phải có hiểu biết về những mối quan hệ cơ bản, họ không
chỉ là những chuyên gia đánh giá, quan sát mà bản thân họ cũng phải là những người
thực hiện. Ngoài ra người giáo viên cũng cần có những kiến thức cũng như khả năng ứng
dụng, phát triển những phương tiện mới, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học.

Người giáo viên nên có khả năng để

• Phác thảo, thực hiện Quá trình dạy và học với sự kết hợp, sử dụng các phương
tiện, ICT một cách sư phạm và hiệu quả

• Phát triển phương tiện phù hợp với những tình huống giảng dạy cụ
thể

• Lựa chọn những phương tiện thích hợp từ những quảng cáo

• Chỉnh sửa phương tiện với những tình huống giảng dạy cụ thể

• Quản lý phương tiện dạy học

• Tư vấn cho người học việc sử dụng kết hợp các phương tiện và
ICT trong quá trình tự học

6
Mở đầu

• Thử nghiệm, đánh giá phương tiện trong những tình huống ứng dụng

Nội dung môn học : 2 phần

• Bài giảng Công nghệ dạy học

Trình bày cho người học những cơ sở, kiến thức nền tảng liên quan đến Phương tiện
dạy học cũng như khả năng ứng dụng Công nghệ thông tin-Truyền thông trong dạy
và học (hình vẽ).

• Seminar Công nghệ dạy học

Cung cấp các phương pháp, kỹ năng, công cụ để người học có khả năng tự thiết kế,
xây dựng và phát triển các phương tiện dạy học mới.

7
Mở đầu

Bài giảng Công nghệ dạy học


(Phương tiện dạy học - Ứng dụng của ICT trong Giáo dục – Đào tạo)

1. Phương tiện dạy học


Phương tiện dạy học
Khái niệm Phương tiện; phân loại Phương tiện; vị trí của Phương tiện
là gì ?
trong các mô hình dạy học; mối quan hệ Ngôn ngữ - Phương tiện

2. Các chức năng của máy tính và PT trong dạy và học


Chức năng của PT
Các chức năng của máy tính trong dạy và học: Đối tượng nhận thức,
trong dạy và học ?
Thể hiện, Mô phỏng, Truyền thông, Điều khiển quá trình học tập...

3. Các giai đoạn của Phương tiện dạy học


Phương tiện „tồn tại“
Lựa chọn, Phát triển, Quản lý, Thử nghiệm, Ứng dụng Phương tiện
như thế nào ?
dạy học, Công cụ và Công nghệ.

4. Sự thay đổi và phát triển của Phương tiện dạy học


Xu hướng phát triển
Sự phát triển trong môi trường học tập và công việc, khái niệm „Học
của phương tiện DH?
tập suốt đời“, sự thay đổi tương ứng của Phương tiện dạy học

Seminar Công nghệ Dạy học

1. Thao tác với văn bản và hình ảnh

2. Xây dựng và sử dụng phim hoạt hình (animation) trong


dạy – học

3. Hypertext-Hypermedia

4. Ứng dụng WWW và Internet trong dạy – học

8
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

1.1 Khái niệm

Người ta đã tranh luận và nói rất nhiều về các loại phương tiện và cuối cùng cũng xác
định rằng mỗi loại đều đề cập một vài điểm khác nhau, một sự thống nhất cho tất cả là
không thể thực hiện được. Chúng ta đều có thể thấy rõ rằng một từ có thể cung cấp
nhiều ý nghĩa khác nhau. Người ta chỉ có thể hiểu được khi đưa ra một cách rõ ràng ý
nghĩa ứng dụng của từ hoặc có thể nhận biết từ những tình huống giao tiếp thông
thường. Sự mâu thuẫn này không phải xuất phát từ nguyên nhân có nhiều khái niệm về
phương tiện mà xuất phát từ việc chúng ta không hiểu hết nội dung ẩn chứa bên trong
các khái niệm đó.

Việc có nhiều khái niệm về phương tiện chính là do con người quan sát, xem xét phạm vi
đối tượng của hành động và suy nghĩ với những mục đich rất khác nhau (vd: phát triển,
ứng dụng, mua bán..) cũng như những quan điểm khác nhau (vd: quan điểm lý luận dạy
học, quan điểm kỹ thuật, kinh tế, luật pháp..). Những sự khác nhau này đã thể hiện rõ
nét trong những thể hiện về mặt tư duy, hay trong bản thân mỗi khái niệm.

Vì phương tiện đóng một vai trò trung tâm trong những phần tiếp theo môn học, do đó
chúng ta cần có sự thống nhất và xây dựng được một định nghĩa chuẩn, thích hợp về
„phương tiện“. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần kiểm tra, liệu đã có một khái
niệm về Phương tiện mà có thể thích hợp cho công việc của chúng ta hay chưa. Sau đó
chúng ta sẽ đơn giản hóa khái niệm này đồng thời với việc thống nhất với những khái
niệm khác. Với 4 cách giải thích, diễn giải sau đây chúng ta mong muốn từng bước sẽ
tiếp cận gần với khái niệm „Phương tiện dạy học“ một cách sư phạm và phù hợp với mục
đích của chúng ta.

1.1.1 Một số giải thích về phương tiện

9
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

• Giải thích 1 (theo ngôn ngữ giao tiếp)

Từ ngữ/Khái niệm Đề cập đến ? Ý nghĩa

Phổ biến
• „Phương tiện thông tin đại chúng“ Phổ biến
thông tin Phát tán

Xuất bản
• „Phương tiện in ấn“
In ấn
Lưu trữ

Giải trí
• „Phương tiện giải trí“ Mục đích

ứng dụng
• „Phương tiện giảng dạy“ Giảng dạy
nghe
• „Phương tiện nghe nhìn“ Hình thức
cảm nhận
xem, nhìn

• Giải thích 2 (theo ngôn ngữ giao tiếp)

Từ ngữ/Khái niệm Ý nghĩa đề cập

• „Sách“ • Một thể loại sách ?


• Tiêu đề một quyển sách cụ thể ?
• Một quyển sách đơn lẻ ?
• Văn bản với đồ họa, hình ảnh ?

• „Opera“ • Một loại nhạc kich ?


• Một buổi biểu diễn nhạc kich cụ thể ?
• Một bản nhạc kịch in trên giấy ?

• „Truyền hình“ • Các tổ chức truyền hình?


• Các chương trình truyền hình?
• Một bản tin cụ thể?
• Sự kết hợp của âm thanh, ký tự, hình ảnh?

10
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

• „Máy tính“ • Phần cứng?


• Phần mềm?
• Ứng dụng?
• Nội dung màn hình?

• Giải thích 3 (theo nguồn gốc Latinh)

medium [lat] = Mitte/Mittler

1. Mitte = ở giữa, trung tâm (vị trí, địa điểm)

A Medium B

Auftrieb
FA
lo
vo
lu
vu
Fg

lo>lu
vo>vu

2. Mittler = chức năng

a. Mittler = truyền đạt, chuyển giao

A Medium B

Auftrieb
FA
lo
vo
lu
vu
Fg

lo>lu
vo>vu

b. Mittler = làm trung gian, trao đổi, kết nối

A Medium B

Auftrieb
FA
lo
vo

lu vu
Fg
lo>lu
vo>vu

11
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Giải thích 4 (theo cách thức trình bày văn bản)

„khi đọc một quyển sách , chúng ta sẽ hiểu được


nội dung của vấn đề cần trình bày
ý kiến của tác giả về vấn đề đó
từ ngữ được sử dụng để trình bày
văn phong được sử dụng để diễn đạt“
(Từ điển Bách khoa toàn thư về Khoa học giáo dục, Tr25)

Tác giả
Đối tượng
thể hiện thực tế
Mục tiêu

Phương pháp

Độc giả Nội dung


Văn bản

Hình 1.1: Sự tác động qua lại giữa độc giả và tác giả

1.1.2 Định nghĩa

Phương tiện là

1. Một hệ thống ký hiệu được người gửi xây dựng và ghi nhớ từ các hệ thống ký hiệu
khác (ký tự, âm thanh, biểu tượng, đồ họa, tranh ảnh..) nhằm Truyền đạt một nội
dung đến người nhận,

2. Nội dung chứa trong các ký hiệu đó để trao đổi, tranh luận với người nhận về :
• thể hiện tư duy của người gửi
• mục tiêu cần đạt được theo ý của người gửi
• phương pháp người gửi đã lựa chọn

12
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học là

một cấu trúc ký hiệu được lưu trữ, do người dạy chủ động tạo lập và lựa chọn
sử dụng nhằm

• truyền đạt nội dung đến người học

• trao đổi, tranh luận với người học về nội dung đó

Người gửi (Giáo viên)

Phương tiện

Cấu trúc ký hiệu + Nội dung

Vật mang Hình thức Thể hiện Mục tiêu Phương pháp

Ghi nhớ

Truyền đạt Trao đổi

Người nhận (Người học)

Hình 1.2 : Cấu trúc của Phương tiện/Phương tiện dạy học

Ví dụ: Giáo viên


FA

Sự thể hiện tư duy


Folie trắng Fg
Vật lưu trữ
Auftrieb Auftrieb
FA FA
lo lo
vo vo
lu lu
Đồ họa, Fg
vu vu
Fg
hiểu biết
chữ viết, lo>lu lo>lu

biểu tượng
vo>vu vo>vu về ...
Các cấu trúc Mục tiêu
.....
ký hiệu
lo > lu
vo > vu
F A > Fg
F Phương pháp
Vật mang
Hình thức
Người học

13
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

1.1.3 Ký hiệu

Một Ký hiệu bao giờ cũng là sự thống nhất của

- Hình thức quy ước của ký hiệu


- Vật mang ký hiệu

• Hình thức của ký hiệu

Là sự thể hiện của ký hiệu mà đã được thống nhất giữa người gửi và người
nhận ký hiệu đó. Thông tin được chứa đựng trong hình thức của ký hiệu, đây
là thành phần bất biến của ký hiệu

Ví dụ:
OOO O = có nghĩa là chữ „O“

= có nghĩa là „Phố chính“

• Vật mang ký hiệu

Là hình ảnh vật lý của ký hiệu, trên đó hình thức quy ước của ký hiệu được
thể hiện, đây là thành phần thay đổi của ký hiệu

Ví dụ:

In màu trên giấy, Folie..... Phù điêu kim loại trên tường

14
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

1.1.4 Cấu trúc ký hiệu

Cấu trúc ký hiệu là sự Tổ hợp và Sắp xếp theo quy tắc của các ký

hiệu được lấy từ một hay nhiều hệ thống ký hiệu,


tín hiệu khác nhau nhằm Truyền đạt thông tin.

• Ký hiệu dạng ký tự

• có hình thức ký hiệu thống nhất

• có ý nghĩa thống nhất

• có nguyên tắc kết hợp được định nghĩa rõ ràng

Ví dụ:

a a
Bông hoa
a A A A A
Bông hoa này rất đẹp

• Ký hiệu dạng hình ảnh

• chỉ có sự thống nhất về hình thức của ký hiệu

• thường chứa đựng ý nghĩa trong mối quan hệ với những ký hiệu hình ảnh
khác

• hầu như không có quy tắc kết hợp được định nghĩa sẵn

Ví dụ

Thẳng

Cong

15
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

1.1.5 Các quan điểm và khái niệm hiện nay về Phương tiện dạy học

Khái niệm “Phương tiện dạy học” được xây dựng ở trên xuất phát từ quan điểm lý luận
dạy học. Với khái niệm này chúng ta nên hiểu :

a, những điều mà giáo viên có thể xây dựng và chọn lựa cho học sinh theo quan
niệm, sự nhận thức về lý luận và phương pháp

b, những điều mà sau đó người học với những giác quan, trí tuệ của họ có thể
cảm nhận được, từ đó phát hiện những tin tức, nội dung chứa đựng bên trong và
có thể cùng nhau trao đổi, thảo luận.

Phương tiện là các cấu trúc ký hiệu được bố cục và trong đó có chứa đựng nội dung,
mang lại sự thống nhất về những hình ảnh tư duy giữa người tạo ra phương tiện và người
nhận phương tiện đó. Nhờ đó trong khái niệm phương tiện của chúng ta chỉ bao hàm
những thành phần nội dung cơ bản, không chứa đựng những yếu tố kỹ thuật. Theo định
nghĩa trên những hệ thống kỹ thuật thuần túy để xử lý, lưu trữ, quản lý, truyền tải ký
hiệu và nội dung của nó như máy tính, Internet, đĩa CD... không phải là phương tiện.

WEIDENMANN đưa ra một khái niệm về Phương tiện dạy học, trong đó không bao hàm
yếu tố nội dung trong khái niệm về phương tiện

“Phương tiện dạy học là tất cả những cái có thể truyền tải nội dung, tin tức trong
tình huống dạy và học”

(WEIDENMANN, B,:Lernen mit Bildmedien. Beltz Verlag (1994))

Trong khái niệm này việc truyền đạt nội dung được sử dụng như một đặc điểm của việc
xây dựng khái niệm. Việc xây dựng khái niệm này chỉ rằng, liệu các cấu trúc ký hiệu
mang nội dung và/hoặc kỹ thuật truyền đạt cấu trúc ký hiệu đó có phải là phương tiện
hay không ??

Trong việc xây dựng khái niệm chúng ta tiếp tục chỉ ra rằng, cấu trúc ký hiệu được xây
dựng theo mục đích lý luận dạy học - phương pháp hoặc được lựa chọn và mang nội
dung cần được lưu trữ. Đã có một lý do thực tế cho vấn đề này. Giáo viên cần xây dựng
phương tiện của mình sao cho có khả năng ứng dụng lại và chuyển giao cho người khác.
Khả năng ứng dụng lại, sử dụng cùng chứng minh rằng phương tiện tồn tại như một công
việc sáng tạo mang tính lý luận-phương pháp, được lưu trữ, định hướng đối tượng và có
thể chuyển nhượng.

16
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Trong khái niệm của McLUHAN, cấu trúc ký hiệu được xây dựng và chứa đựng nội dung
không được hiểu là phương tiện mà chỉ có thành phần nội dung được coi là phương tiện

„Phương tiện là tin tức, thông điệp“

(McLUHAN,M.P.:The Global Village. Der Weg der Mediengeselschaft in das 21.


Jahrhundert. Bruce und M.Meckel (1995))

Trong quan niệm khá hợp lý này, chỉ có những yếu tố tạo nên sự thống nhất giữa thế giới
tư duy của người tạo nên nội dung và người tiếp nhận nội dung được đặt ở vị trí trung
tâm.

Một số khái niệm khác cũng khá gần với khái niệm của chúng ta

Khái niệm của ARMBRUSTER

„Một cách chung nhất phương tiện được định nghĩa thông qua một bộ mã hoặc
một hệ thống ký hiệu , một nội dung trình bày (chủ đề/lời bình luận), một hình
thức trình bày xác định của bản tin và được truyền đạt trên một kênh truyền từ
người gửi đến người nhận“

(ARMBRUSTER, B.: Einstieg in den Problemkreis Mediendidaktik über Begriffdefinitionen.


In : ARMBRUSTER, B.; HERTKORN, O.: Allgemeine Mediendidaktik. Greven Verlag, Köln
(1978), S.45)

Quan điểm của ORTNER

„ Bản thân Phương tiện cũng có ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên ảnh hưởng đó
không xuất phát từ khía cạnh kỹ thuật mà xuất phát từ các thông tin và trước hết
từ yếu tố con người ...“

(ORTNER, G.O.: Bildungsmedien in Europa. In : Beiträge des 28. Symposiums der GPI,
Berlin (1993)).

1.2 Phương tiện – Công cụ - Sự trình diễn

Theo định nghĩa của chúng ta thì các Folie phim trong (OH-Folie), băng Video, hoạt hình
ghi trên đĩa CD chính là phương tiện và các dụng cụ sử dụng cho việc tạo ra chúng được
gọi là công cụ

17
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Ví dụ:

• Với phim trong (OH-Folie), trong trường hợp đơn giản thì dụng cụ chính là bút viết

• Khi tạo các Folie bằng máy tính và máy in thì dụng cụ là máy in và máy tính (phần
cứng), các chương trình vẽ và soạn thảo thích hợp (phần mềm)

Để người học có thể tiếp thu được những phương tiện được tạo ra, chúng ta cần phải
trình diễn, giới thiệu chúng. Kỹ thuật mà chúng ta cần để thực hiện chuyện đó nên được
gọi là „sự trình diễn“ (Präsentant)

Ví dụ:

• Với phim trong (OH-Folie) là máy chiếu phim trong (Overhead)

• Với hoạt hình máy tính (Computer-Animation) là máy chiếu Data Projector, máy
tính (phần cứng) và chương trình xem phim (Animation-Player) (phần mềm)

Người chế tạo/Người gửi (Giáo viên)

Chế tạo

Công cụ Phương tiện

Cấu trúc ký hiệu + Nội dung

Vật mang Hình thức Thể hiện Mục tiêu Phương pháp

Vật lưu trữ


Vật trình diễn

Trao đổi
Trình bày

Người dùng/ Người nhận (Học sinh)

Hình 1.3: Cấu trúc Phương tiện với công cụ và sự trình bày

Sự khác biệt, phân biệt giữa công cụ, phương tiện và sự trình diễn cũng được xác định cả
ở trong lĩnh vực kỹ thuật tương tự và lĩnh vực kỹ thuật số

18
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Người Công cụ Phương tiện Vật trình diễn Người


chế tạo sử dụng

Cấu trúc ký hiệu + Nội dung


+
Vật lưu trữ

Máy ảnh Tờ giấy Sách

Bút viết Phim trong Overhead

Máy quay phim Phim Máy chiếu phim

Máy tính, phần mềm Máy tính +


Bộ nhớ điện từ
làm hoạt hình Player

Hình 1.4: Sự phân biệt giữa Phương tiện - Công cụ - Sự trình bày

1.3 Phân loại Phương tiện dạy học

Để có được cái nhìn tổng quát về sự đa dạng của phương tiện, chúng ta có thể sắp xếp,
phân loại chúng theo những tiêu chí khác nhau (vd: mục tiêu ứng dụng) hoặc theo những
đặc điểm cụ thể (vd: kiểu lưu trữ).

Theo SCHRÖTER (SCHRÖTER, G.: Medien im Unterricht. Donauwörth. Ludwig Auer Verlag
(1981), S.37) :

- Sự phân loại phương tiện theo từng nhóm dựa theo quan điểm hình thức (vd: từ
văn bản, hình ảnh, văn bản+hình ảnh) gọi là thứ tự phương tiện.

- Sự phân loại theo từng nhóm theo quan điểm mục đích sử dụng (vd: giới thiệu,
làm trung gian) gọi là phân loại phương tiện.

- Phân loại với sự đánh giá và thứ tự của nhóm gọi là nguyên tắc phân loại phương
tiện (Medien-Taxonomie)

19
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Theo quan điểm của lý luận dạy học, có những sự phân loại, sắp xếp như sau:

1.3.1 Phân loại theo hệ thống ký hiệu sử dụng

Phương tiện Phương tiện Phương tiện


âm thanh văn bản hình ảnh

Phương tiện Văn bản – Hình ảnh

Phương tiện Văn bản – Hình ảnh – Âm thanh


(Hyper/Multimedia)

Hình 1.5: Phân loại Phương tiện theo hệ thống ký hiệu sử dụng

1.3.2 Phân loại theo cách thức tạo dựng và trình diễn

• Phương tiện sơ cấp

Là những phương tiện mà không cần các thiết bị để tạo dựng và trình diễn.

• Phương tiện thứ cấp

Là những phương tiện cần sử dụng thiết bị chỉ để tạo dựng hoặc để trình diễn

Ví dụ: Các tranh tĩnh, sơ đồ, bản vẽ kỹ thuật...

• Phương tiện cao cấp

Là những phương tiện cần sử dụng thiết bị cho cả việc xây dựng và trình diễn

Ví dụ: Các trình chiếu Power Point, các mô phỏng, các đoạn phim hoạt hình...

1.3.3 Phân loại theo phương thức tác động

• Phương tiện độc lập

Là những phương tiện có thể được sử dụng riêng lẻ, không cần kết hợp với các loại
phương tiện khác (ví dụ: các cuốn sách..)

• Phương tiện tích hợp

Là những phương tiện được sử dụng tích hợp vào trong bài giảng của giáo viên (ví dụ:
các video-clip, tranh ảnh tĩnh động..)

20
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

• Phương tiện kết hợp

Là những phương tiện được sử dụng kết hợp cùng với các loại phương tiện khác (ví dụ:
ngoài sách giáo khoa, chúng ta có thể sử dụng kết hợp các phần mềm dạy học, các phần
mềm mô phỏng... phục vụ cho quá trình dạy-học)

1.3.4 Phân loại theo cách thức lưu trữ

Phương tiện tương tự (analog Media) Phương tiện số (digital Media)

Đa phương tiện
Video sư phạm
ảnh động,
âm thanh

Băng âm thanh

Tấm chiếu
đồ họa,
ký tự
Tính tương tác
Tính khả dụng
Tính kết hợp
Phim
ảnh động,
ngôn ngữ Đa phương tiện
kỹ thuật

OH-Folie
ảnh, đồ họa,
chữ viết

Hình 1.6: Phương tiện tương tự -Phương tiện số

1.3.5 Phân loại theo trình độ phát triển tư duy

Theo sự tiếp cận về „Hình nón tư duy“ của E.DALE và FLECHSIDG * thì phương tiện được
phân chia thành các loại như sau:

21
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Sự hình thành và phát triển tư


duy được diễn ra theo các giai
đoạn sau:

Ký tự
biểu tượng Ngôn ngữ Hoạt động trừu tượng hóa
Biểu tượng
Sơ đồ

Tranh tĩnh
(ảnh, đồ họa ...) Xây dựng khái
hình tượng Tranh động niệm trực quan
(Film, hoạt hình, ...)

Diễn tả âm thanh

Mô phỏng
(mô hình) Các hành động
định hướng Thí nghiệm riêng lẻ
hành động
Các trò chơi trí tuệ
Các buổi tham quan

Đối tượng thực tế


hiện thực
(các đối tượng, quá trình, ...)

Hình 1.7: Các loại phương tiện theo „Hình nón tư duy“ theo E.DALE

• Phương tiện định hướng hành động

Là tất cả vật thay thế (sự giới thiệu lại) của hiện thực, ở đó những hành động thử
nghiệm có thể được thực hiện (ví dụ: Các mô hình cho quá trình mô phỏng)

• Phương tiện hình tượng

Là tất cả vật thay thế (sự giới thiệu lại) của hiện thực, là những vật có thể được cảm
nhận bằng trực quan, âm thanh, xúc giác...(ví dụ: tranh ảnh tĩnh-động, sự ghi nhớ
bằng âm thanh, tranh nổi..)

• Phương tiện biểu tượng


Là tất cả vật thay thế (sự giới thiệu lại) của hiện thực, phục vụ cho các hệ thống ký
hiệu với sự sắp xếp ý nghĩa thống nhất (ví dụ: ký tự, ngôn ngữ, biểu tượng..)

* FLECHSIG, Karl-Heinz: Was ist Multimedialität? In: LEARNTEC´94 (Beck,U.; Sommer,W.(Hrsg.). 22


Tagungsband Euro. Kongreß für Bildungstechnologie. Springer Verlag (1995), S.85-94)
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Tổng kết: các khả năng phân loại phương tiện

• Theo hệ thống ký hiệu sử dụng

Phương tiện Phương tiện Phương tiện Phương tiện


âm thanh văn bản hình ảnh hình ảnh- văn bản

• Theo cách tạo dựng và trình diễn

Phương tiện Phương tiện Phương tiện


sơ cấp thứ cấp cao cấp

• Theo phương thức tác động

Phương tiện Phương tiện Phương tiện


độc lập tích hợp kết hợp

• Theo cách thức lưu trữ

Phương tiện Phương tiện


tương tự số

• Theo trình độ phát triển tư duy

Phương tiện Phương tiện Phương tiện định


biểu tượng hình tượng hướng hành động

23
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

1.4 Phương tiện trong các mô hình dạy-học

• Phương tiện trong mô hình lý luận dạy học của HEIMANN và SCHULZ (Lý
luận dạy học theo lý thuyết học tập)

Các điều kiện về Các điều kiện


con người văn hóa-xã hội

Nhà trường

Mục tiêu
Nội dung

Phương Phương
pháp tiện
Giờ học

Tác dụng Tác dụng


con người văn hóa – xã hội

Hình 1.8: Mô hình dạy-học của HEIMANN và SCHULZ

• Phương tiện trong mô hình lý luận dạy học của FRANK (1967) (Mô hình theo
lý thuyết thông tin)

Phương pháp
dạy học

như thế nào


Tài liệu Mục tiêu dạy
giảng dạy cái gì để làm gì

Dạy học

bằng cái gì ở đâu


Phương tiện Cấu trúc xã hội
ai

Cấu trúc tâm lý

Hình 1.9: Mô hình dạy-học của FRANK (1967)

* PETERßEN, W.H.: Lehrbuch Allgemein Didaktik. München, Ehrenwirth (1983), 24


Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

• Phương tiện trong mô hình của VON CUBE (1982) (Mô hình theo lý thuyết điều
khiển học)

Mục tiêu
học
Mục tiêu đặt ra

Mục tiêu đạt được


Người điều khiển,
người giáo dục,
Phương thức dạy người đào tạo như Kết quả
người lập kế hoạch

Con người,
phương tiện
Kiểm tra học tập

Điều khiển Đối tượng Tương tác của


điều khiển: các nhóm
người học

Nhiễu tác động (bên trong lẫn bên ngoài)

Hình 1.10: Mô hình dạy-học của VON CUBE (1982)

• „Mối quan hệ lý luận dạy học cơ bản“ của HORTSCH

Chủ thể Khách thể

Giáo viên Người học

Người học Đối tượng nhận thức

Chủ thể Khách thể

Hình 1.11: Mối quan hệ lý luận dạy học cơ bản của HORTSCH

• Phương tiện trong mô hình định hướng hoạt động của IHBE (1982)

25
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Mục tiêu dạy Giáo viên


Dạy học
Phương
tiện

Mục tiêu học


Kết quả học

Phương Đối tượng


tiện nhận thức Kết quả
=
Học tập Câu hỏi về
đối tượng Kết quả thực tế

t0 t1

Vật thay thế,


Hiện thực,
phản ảnh của
nguyên bản và
hoặc hiện thực

Phương tiện định hướng hành động


Phương tiện hình tượng
Phương tiện biểu tượng

Hình 1.12: Mô hình dạy-học của IHBE (1982)

Một số khái niệm về dạy và học

Học tập là một quá trình, thông qua đó từng các nhân sẽ xây dựng hành
động và cấu trúc đặc điểm cho môi trường của họ, kết hợp với các
kinh nghiệm đã có sẵn để có thể sẵn sàng trong tư duy, hành
động vượt qua tình huống yêu cầu.

(theo CLAUß, G..: Die hierarchische Struktur menschlichen Lernens und


Konsequenzen für die Lehrprogrammierung. In: Pädagogik. Volk und
Wissen Verlag. I Beiheft (1973) S.18-19)

Học tập là sự giải thích, thảo luận tích cực về các thông tin, từ đó dẫn đến
những thay đổi tương đối lâu dài trong hành vi và/hoặc hiểu biết
của từng cá nhân.

(theo KÖRNDLE)

26
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Dạy học là sự chuẩn bị, xây dựng những điều kiện thuận lợi nhất cho việc
học tập thành công

(„Chuẩn bị điều kiện“ có nghĩa là: đặt mục tiêu học tập, giải thích
hoặc tìm kiếm những điểm chung, lựa chọn nội dung học tập-đối
tượng nhận thức, hình thành phương pháp, chuẩn bị cho việc tự
trao đổi, định hướng phương pháp học tập, chỉ dẫn, tư vấn, đảm
bảo các cấu trúc cơ sở hạ tầng về phòng ốc, phương tiện, tổ chức,
kỹ thuật...)

(Theo HEID, H.: Weiterbildung-die neue Herausforderung? Über die


Qualität von Argumenten, mit denen das Weiterbildungserfordernis
bergründet wird. Universität St. Gallen. Aulavorträge Nr.58 1996)

1.5 Ngôn ngữ và phương tiện dạy học

Ngôn ngữ (cả văn nói và văn viết) là một phương tiện truyền thông rất hữu dụng của dạy
và học. Sự truyền tin với sự giúp đỡ của ngôn ngữ được gọi là „ truyền thông bằng lời“.
Ngoài ra trong dạy và học người ta còn sử dụng nhiều hình thức truyền thông có ý nghĩa
khác như : với sự trợ giúp của tranh ảnh, của điệu bộ, cử chỉ.. Người ta gọi những hình
thức truyền thông đó là „truyền thông phi ngôn ngữ“.

• Ngôn ngữ theo nghĩa hẹp (ngôn ngữ nói và viết)

Ngôn ngữ là tập hợp có quan hệ chủ thể của các ký hiệu,
sự áp dụng của chúng được xác định thông qua
các quy tắc về:
- cú pháp
- ngữ nghĩa, nội dung
- tính thực tế

27
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

• Ngôn ngữ theo nghĩa rộng (các loại ngôn ngữ)

Ngôn ngữ
(được coi như phương tiện truyền thông trong dạy và học)

Ngôn ngữ Ngôn ngữ Ngôn ngữ Ngôn ngữ Ngôn ngữ
nói viết tranh ảnh cơ thể trang phục

truyền thông bằng ngôn ngữ truyền thông phi ngôn ngữ
Biểu tượng
ngôn ngữ

Hình 1.13: Các loại ngôn ngữ

• Các khía cạnh của ký hiệu

Hiện tượng

Các mối quan


hệ về đặc
Cú pháp Cây Nội dung điểm, tính chất

Tính thực tế

Hình 1.14: Các khía cạnh của ký hiệu

• Các chức năng của ký hiệu

Mô tả cái gì đó Chức năng mô tả


(Mô tả đối tượng của sự phản ánh tư duy, đặt VD: « Đây là cái cây“
tên cho đối tượng)

28
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học

Mang ý nghĩa gì đó Chức năng ý nghĩa


(ý nghĩa là sự thể hiện tư duy) VD : « Cái cây là ... »

Nhấn mạnh điều gì đó Chức năng biểu cảm


(chia xẻ cảm xúc, giá trị..) VD : « Cái cây này đẹp »

Đề cập đến cái gì đó Chức năng thông báo


VD : « Hãy bảo vệ cây xanh »

• Tập hợp ký hiệu dùng chung

Thế giới xung quanh

nhìn nhìn
nghe Người 1 Người 2 nghe
sờ với sở thích, với sở thích, sờ
cảm giác mục tiêu, kinh nghiệm mục tiêu, kinh nghiệm cảm giác
ngửi thể hiện tư duy A1 thể hiện tư duy A2 ngửi
nếm của thế giới của của thế giới của nếm
trong anh ta anh ta trong
các hoạt động các hoạt động

Tập hợp ký hiệu dùng chung


Hệ thống ký hiệu ngôn ngữ viết

Người 1 viết đọc Người 2


với sở thích, với sở thích,
mục tiêu, kinh nghiệm nguồn ánh sáng mục tiêu, kinh nghiệm
thể hiện tư duy A1 thể hiện tư duy A2
của thế giới của của thế giới của
anh ta anh ta

nguồn âm
nói nghe
Hệ thống ký hiệu ngôn ngữ nói

Tập hợp ký hiệu dùng chung

Hình 1.15: Tập hợp ký hiệu dùng chung

29
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Chương 2 : Các chức năng của máy tính và phương tiện


trong quá trình dạy học

Máy tính điện tử ra đời đã đánh dấu một bước phát triển to lớn của khoa học và công
nghệ. Chức năng ban đầu của máy tính điện tử giống như tên gọi của nó là hỗ trợ con
người trong việc giải các bài toán với tốc độ tính toán và độ chính xác cao. Sau này sự
xuất hiện của máy tính cá nhân (Personal Computer – PC) cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin – truyền thông đã tạo ra một cuộc cách mạng trong mọi lĩnh
vực của cuộc sống như: giải trí, khoa học, nghệ thuật, y khoa, giáo dục, kinh doanh..,
máy tính trở thành một công cụ không thể thiếu trong mọi công việc của con người.

Ví dụ:

ƒ Máy tính cá nhân cho phép các nghệ sỹ hình dung và thao tác với các hình ảnh; ca sỹ
có thể sử dụng máy tính để học, sáng tác và ghi nhạc.

ƒ Các nhà kinh doanh sử dụng máy tính trong việc theo dõi tài chính và dự báo tiềm
năng của công ty; ngoài ra máy tính còn thực hiện việc kiểm kê các mã vạch và máy
quét, kiểm tra thẻ tín dụng của khách hàng, thanh toán điện tử.

ƒ Ở gia đình các máy tính “tý hon” được tích hợp trong các mạch điện tử và phụ trách
thực hiện các công việc như: điều khiển nhiệt độ trong phòng, kích hoạt hệ thống bảo
vệ, báo giờ..

ƒ Rất nhiều người làm việc tại nhà và liên lạc với các đồng nghiệp thông qua mạng máy
tính. Ngoài ra máy tính cá nhân còn cho phép mọi người kết nối với mạng truyền
thông toàn cầu Internet để tìm kiếm và chia sẻ thông tin

Ngày nay với xu thế áp dụng các phương tiện hiện đại và phương pháp dạy học mới vào
quá trình dạy-học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì chức năng của máy tính và các
ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông trong lĩnh vực giáo dục–đào tạo ngày càng
quan trọng và đa dạng. Các chức năng này nhiều khi đan xen với nhau và thực sự khó
phân biệt. Dựa trên quan điểm là xem xét những chức năng mà phương tiện, máy tính
cũng như các ứng dụng thông tin-truyền thông đáp ứng cho việc dạy và hoc, chúng ta có
thể phân chia thành các nhóm như sau (Hình 2.1)

30
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Chức năng của máy tính và phương tiện


trong quá trình dạy-học

Chức năng là đối Chức năng điều Chức năng Chức năng
tượng nhận thức khiển(„giáo viên“) công cụ tổng hợp

Công cụ Công cụ tạo Công cụ Công cụ cung Công cụ Công cụ


minh họa mô hình, thông tin, cấp, lưu trữ sắp xếp, tổ chức
mô phỏng liên lạc thông tin thiết kế

Hình 2.1: Chức năng của máy tính và phương tiện và máy tính trong dạy-học

2.1 Chức năng là đối tượng nhận thức

Bản chất của chức năng này là người học muốn tiếp thu những kiến thức về cấu tạo,
chức năng của máy tính; khả năng làm việc, thao tác với máy tính. Khi đó máy tính, các
phương thức làm việc có sự trợ giúp của máy tính sẽ là đối tượng nhận thức của người
học mà người học muốn chiếm lĩnh (ví dụ: các môn học trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, tin học văn phòng..).

Từ những yêu cầu trên của người học, chúng ta thấy rằng có hai cách thức tiến hành
mang tính nguyên tắc và sư phạm như sau:

ƒ Để tiếp thu những kiến thức về cấu tạo và tính năng của máy tính, chúng ta phải
tìm hiểu, đi từ cái tổng thể đến cái chi tiết.

ƒ Để có thể có được khả năng ứng dụng các hiểu biết này vào những tình huống cụ
thể, chúng ta phải đi từ vấn đề cụ thể, từ đó nắm bắt được những vấn đề
mang tính hệ thống, tổng quát.

2.2 Chức năng điều khiển việc học tập (như một “giáo viên”)

Bản chất của chức năng này là hỗ trợ khả năng tự học của học sinh. Khi đó máy tính và
các phần mềm dạy học sẽ đóng vai trò như một giáo viên thực hiện chức năng điều khiển
quá trình học tập của học sinh bao gồm: truyền đạt kiến thức, kiểm tra đánh giá kết
quả...Ở đây chúng ta sẽ phân biệt hai hình thức điều khiển quá trình học tập của học sinh
như sau:

31
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

- Điều khiển từ bên ngoài

- Học sinh tự điều khiển

2.2.1 Điều khiển từ bên ngoài

Cơ sở của hình thức này là người học muốn có sự hướng dẫn trong quá trình tự học. Khi
đó các chương trình dạy học (Teaching Program) sẽ được sử dụng và được gọi chung
bằng thuật ngữ “CBT Program – Computer Based Training Program”. Trong các chương
trình dạy học này thì mục tiêu học, cách thức học và nội dung học tập đã được chuẩn bị
sẵn cho người học, người học không thể tự thay đổi được, đó chính là bản chất của việc
điều khiển từ bên ngoài. Quá trình học của người học được điều khiển theo từng bước với
phương pháp dạy đã được xác định trước.

§−a th«ng tin

C©u hái, bµi tËp

Lµm bµi tËp, tr¶ lêi


c©u hái

NhËn xÐt

§−a th«ng tin míi

Hình 2.2: Phương pháp dạy theo cấu trúc tuyến tính/cấu trúc bước

Phương pháp dạy đầu tiên dựa theo các mô hình điều kiện của tâm lý học hành vi của
nhà tâm lý học người Mỹ là B.F.Skinner và điều khiển chương trình theo cấu trúc tuyến
tính hay còn gọi là cấu trúc bước (chương trình Skinner) (hình 2.2). Sau đó phương pháp
dạy đã có sự thay đổi, mang tính sư phạm cao hơn với cơ sở lý thuyết của lý luận dạy học
và dựa theo hình thức chỉ dẫn có sự trợ giúp của giáo viên. Các chương trình dạy học
được xây dựng theo cấu trúc phân nhánh theo mô hình của Crowder (chương trình
Crowder) (hình 2.3).

32
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Menu

Th− viÖn
vÝ dô ChØ dÉn

Lùa chän bµi tËp


Th− viÖn
bµi tËp
C©u hái Trî gióp

Trả lời

Ph¶n håi trong tr−êng hîp


tr¶ lêi sai

sai
Chính xác Ph©n lo¹i c¸c lçi

đúng

Các thành phần truy nhập


Ph¶n håi trong tr−êng hîp tr¶ lêi thông tin
®óng
Thư viện tài liệu học tập

§¸nh gi¸ ®iÓm Các thành phần đưa thông


tin ra
Các thành phần đối thoại
học tập
Các thành phần xử lý dữ
liệu học tập
Hình 2.3 : Sơ đồ một bước học trong chương trình dạy học theo cấu trúc phân nhánh

Ngày nay các chương trình dạy học luôn được cải tiến về nội dung kiến thức, các yếu tố
kỹ thuật liên quan, đặc biệt là các phương thức điều khiển phân nhánh ngày càng phức
tạp nhằm tạo nên sự đa dạng trong việc kiểm tra, đánh giá, đồng thời giúp người học có
thể lựa chọn những con đường, cách thức thích hợp để nắm bắt và tiếp thu kiến thức một
cách nhanh chóng và hiệu quả. Việc chuyển đến bước học tiếp theo trong chương trình
của người học không chỉ phụ thuộc vào kết quả của bước học trước đó mà còn phụ thuộc

33
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

vào nhiều yếu tố liên quan khác như : thời gian học, số lỗi mắc phải, số lần cần sự trợ
giúp...Với sự trợ giúp của máy tính trong việc xử lý, ghi nhớ và liên kết dữ liệu thì chúng
ta hoàn toàn có thể thực hiện được việc này. Một số phương thức điều khiển phân nhánh
thường gặp được liệt kê trong bảng 2.4

Phương thức điều khiển phân nhánh Các yếu tố quyết định cho bước học
tiếp theo

Phương thức điều khiển phân nhánh phụ Kết quả trả lời cuối cùng
thuộc vào kết quả
(Kết quả trả lời sẽ được lưu giữ và so sánh với câu
trả lời mẫu. Kết quả của việc so sánh sẽ quyết định
bước học tiếp theo của người học)

Lưu giữ - So sánh - Quyết định

Phương thức điều khiển phân nhánh phụ Kết quả trả lời và các đặc điểm khác của hành
thuộc vào quá trình động

Mức độ 3 (Ngoài các câu trả lời thì thời gian cần thiết cho các
câu trả lời đó, các lỗi mắc phải hoặc việc sử dụng sự
Mức độ 2
trợ giúp...sẽ được lưu lại. Phương pháp đánh giá sẽ
Mức độ 1
liên kết các yếu tố này lại và đưa ra quyết định cho
bước học tiếp theo).
Lưu giữ - Kết hợp – Quyết định

Phương thức điều khiển phân nhánh phụ Từ một trong các phương án trả lời và các đặc
thuộc vào mô hình điểm khác của hoạt động học, « Mô hình
Các modul người hoc » sẽ được xây dựng
học có sẵn
(Từ các dữ liệu đã được lưu trữ về hoạt động học
Các môdul
học đã được hiện tại và quá khứ, một mô hình của người học
sử dụng
được xây dựng để trợ giúp cho quá trình quyết định
bước học tiếp theo)
Lưu giữ - Xây dựng mô hình – Quyết định

Bảng 2.4: Một số phương thức điều khiển phân nhánh

34
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

• Các hình thức kiểm tra trong chương trình dạy học

A. Bài tập với các câu trả lời có sẵn

Các câu trả lời lựa chọn đúng/sai

Các câu trả lời lựa chọn Các câu trả lời lựa chọn đơn giản
(Single/Multiple Choice) (1 từ n)

Các câu trả lời lựa chọn phức tạp


(m từ n)

Sắp xếp 2 hay nhiều đoạn văn bản


với nhau

Bài tập với


các câu trả Sắp xếp các đoạn văn bản và hình ảnh
Các câu trả lời sắp xếp
lời có sẵn thích hợp

Sắp xếp các đoạn văn bản và hình ảnh


vào những vị trí xác định

Đánh dấu các đoạn văn bản xác định theo


một thứ tự
Các câu trả lời đánh dấu
Đánh dấu các thành phần của ảnh,
đồ họa

B. Bài tập với các câu trả lời tự do (phải tự đưa ra câu trả lời)

Đưa ra từ chìa khóa

Đưa ra các thông số

Đưa ra các giá trị bằng số

Điền vào chỗ trống trong văn bản


Bài tập với
các câu trả lời Câu trả lời điền khuyết
tự do (phải tự
Hoàn chỉnh các trình bày đồ họa
đưa ra câu trả
lời)

Câu trả lời dạng Text Tự trả lời dưới dạng Text hoặc số

Câu trả lời dạng đồ họa Tự đưa ra các biểu đồ, đồ thị

35
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Một số loại hình chương trình dạy học sử dụng hình thức điều khiển từ bên ngoài :

• Các chương trình luyện tập-kiểm tra (Trainings-Testprogram)

Các chương trình này được xây dựng nhằm hỗ trợ cho quá trình ôn tập, củng cố hoặc
kiểm tra kiến thức. Do đó nó chủ yếu dựa theo các hình thức học máy móc như luyện từ
vựng (trong học ngoại ngữ), luyện tập khả năng tính toán và các hình thức tương tự, ở
đó không nhất thiết cần có sự có mặt của giáo viên. Về bản chất các chương trình luyện
tập là một chuỗi các bài tập, câu hỏi được sắp xếp theo trình tự nhất định và người học
cần giải các bài tập đó. Sau mỗi lần đưa ra câu trả lời, người học sẽ nhận được kết quả
phản hồi. Nếu câu trả lời sai, người học cũng sẽ nhận được phương án trả lời đúng. Cấu
trúc một vòng của chương trình luyện tập được thể hiện trong hình 2.5

Bµi tËp

Bµi tËp

Bµi tËp

Tæng kÕt

Hình 2.5 : Cấu trúc một vòng của chương trình luyện tập-kiểm tra

Các bài tập thường được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Thông thường khi kết thúc một
vòng luyện tập thì kết quả học tập sẽ được tổng hợp và thông báo, qua đó người học
cũng nhận được số lượng câu hỏi hoặc bài tập mà không giải đáp được.

Cấu trúc của các chương trình kiểm tra cũng tuân theo nguyên tắc tương tự giống
chương trình luyện tập. Các chương trình này còn có chức năng ghi nhớ kết quả của quá
trình kiểm tra để có thể phản hồi lại người học. Sự lựa chọn bài tập, câu hỏi của các
chương trình kiểm tra không tuân theo nguyên tắc ngẫu nhiên mà sẽ được xác định phù
hợp với mục đích của khóa học.

• Các chương trình giảng dạy (Tutorial Program)

Các chương trình Tutorial có nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới cho người học, đặc biệt
thích hợp cho việc học một cách đơn lẻ. Quá trình truyền đạt kiến thức có thể tuân theo

36
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

các cấp độ học khác nhau. Các mục tiêu học tập đặt ra không chỉ nằm trong phạm vi kiến
thức chuyên môn, ngoài ra về cơ bản thì các mức độ cao hơn của việc nắm vững, áp
dụng kiến thức chuyên môn cũng có thể đạt được. Trong chương trình, các thành phần
giảng dạy, truyền đạt kiến thức, các bài tập, câu hỏi kiểm tra... có thể được kết hợp một
cách đa dạng. Việc chương trình sẽ tiếp tục thực hiện như thế nào sau khi hoàn thành
một nhiệm vụ phụ thuộc vào quyết định mang tính sư phạm. Cấu trúc này hầu như
không khác biệt so với hình thức mô tả của quan điểm giảng dạy với những cách thức
truyền đạt khác nhau. Cấu trúc này được bổ sung thêm các khả năng về truy nhập thông
tin thông qua menu chương trình, các siêu liên kết (hyperlinks) và chức năng từ điển tra
cứu (lexicon). Ngoài ra người học khi sử dụng chương trình còn được thông tin về mục
tiêu và nội dung học tập, kết thúc chương trình có thể bằng một bài kiểm tra hoặc một
bài tóm tắt. Các chương trình Tutorial luôn phải dựa trên các quan điểm về lý luận dạy
học và tuân theo các chuẩn mực sư phạm. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản của nó với
các ứng dụng siêu văn bản, siêu phương tiện (Hypertext, Hypermedia) thông thường.

• Các hệ thống giảng dạy thông minh (Intelligent Tutorial Systems-ITS)

Trên cơ sở của việc giảng dạy được chương trình hóa trong thập kỷ 60-70 thì đến những
năm 80 ý tưởng nghiên cứu một hệ thống giảng dạy thông minh (Intelligent Tutorial
Systems-ITS) đã xuất hiện. Mục đích của các hệ thống này là tạo ra sự tương thích tối ưu
giữa máy tính với kiến thức có sẵn, sự tiến bộ trong học tập và khả năng trí tuệ của người
học. Các hệ thống này sử dụng phương thức điều khiển phân nhánh phụ thuộc vào mô
hình, đồng thời sự cố gắng của người học trong việc giải quyết các vấn đề trở thành trung
tâm của quá trình học tập (khác với việc truyền đạt kiến thức một cách thuần túy ở các
chương trình Tutorial). Mục tiêu của việc phát triển các hệ thống này là :

- Máy tính cần « hiểu » cái gì nó làm, cái gì nó dạy. Việc này dựa trên các hệ chuyên
gia trong các lĩnh vực kiến thức chuyên môn khác nhau.

- Máy tính cần được trang bị một hệ thống có thứ tự các phương pháp khác nhau để có
thể đưa ra những hướng dẫn và trợ giúp cho người sử dụng. Những hướng dẫn và trợ
giúp này không đưa ra ngay các bước giải quyết vấn đề hoặc toàn bộ lời giải mà sẽ
đặt ra các câu hỏi mang tính chỉ dẫn cho người học, qua đó sẽ dẫn người học đến
cách làm chính xác.

- Để có thể tiếp tục trợ giúp cho người học khi họ không thể giải quyết các vấn đề, hệ
thống này cần thông qua « mô hình người học » để tiến hành phân tích hiệu quả học
tập, các kết quả đơn lẻ của người học từ trước đến nay.

37
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

- Hệ thống cần có sẵn các tiêu chí rõ ràng cho việc sử dụng các thông tin trợ giúp.
Thậm chí từ những sai sót của người học, hệ thống có thể đưa ra các phân tích chính
xác về các vấn đề liên quan đến việc tiếp thu kiến thức của người học.

Một hệ thống đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu như trên, trong trường hợp lý tưởng có
thể thay thế hoạt động của giáo viên. Nó có thể nhận biết chính xác người học làm việc
như thế nào, có sự can thiệp kịp thời khi người học mắc sai lầm hoặc yêu cầu được trợ
giúp. Để có thể xây dựng được hệ thống dạy học đáp ứng được yêu cầu trên, con người
cần đến một công nghệ đặc biệt, đó là « Trí tuệ nhân tạo ». Việc nghiên cứu về trí tuệ
nhân tạo trong các phòng thí nghiệm và các ứng dụng trong thực tế đòi hỏi chi phí rất
cao, điều này cũng ảnh hưởng đến giá thành các phần mềm có sử dụng trí tuệ nhân tạo.

Có nhiều cấu trúc khác nhau để xây dựng một hệ thống giảng dạy thông minh, tuy nhiên
các cấu trúc này đều bao gồm các thành phần cơ bản sau :

- Hệ thống kiến thức cơ bản : giới thiệu các yếu tố, quy luật, các phương pháp
nghiên cứu.. của thế giới khách quan.

- Các thành phần đối thoại với người học : trên cơ sở đối thoại với người học, các
thành phần này sẽ phân tích và xây dựng một mô hình về kiến thức và trình độ của
người học.

- Các thành phần giảng dạy : bao gồm một hệ thống các phương pháp sư phạm
nhằm điều khiển quá trình truyền đạt kiến thức trên cơ sở các kết quả của việc đối
thoại với người học.

- Các thành phần giao tiếp-liên lạc

Một vấn đề mang tính nguyên tắc của tất cả các sản phẩm có sử dụng trí tuệ nhân tạo là
máy tính cần phải xử lý hệ thống các ký hiệu, ký tự theo một quy định hình thức nghiêm
ngặt (xử lý thông tin theo hình thức-cú pháp). Việc xử lý thông tin dựa theo ý nghĩa của
các ký hiệu (xử lý thông tin theo ngữ nghĩa, nội dung) rất quen thuộc đối với con người
lại không thích hợp với máy tính. Việc kết hợp hai phương thức xử lý thông tin này là xu
hướng phát triển của các hệ thống trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của nó trong việc xây
dựng các hệ thống giảng dạy thông minh.

2.2.2 Tự điều khiển

Cơ sở của hình thức này là trong quá trình tự học người học muốn được tự điều khiển
việc học của mình. Người học sẽ tự quyết định và xây dựng mục tiêu học, lựa chọn nội
dung, phương pháp học phù hợp với yêu cầu và khả năng cho riêng mình. Khi đó máy

38
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

tính sẽ cung cấp một phần mềm dưới hình thức « Môi trường học tập điện tử » (Digital
Learning Environment). Môi trường học tập điện tử là một phần mềm dạy học có hỗ trợ
khả năng tự học, tự điều khiển của người học từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch,
thực hiện đến việc kiểm tra quá trình học tập. Trong môi trường học tập điện tử, người
học sẽ được cung cấp các điều kiện học tập thích hợp với các modul nội dung học tập
được cấu trúc theo lôgic hành động dưới những hình thức thể hiện khác nhau như văn
bản, đồ họa, hình ảnh, hoạt hình, âm thanh... ; các khả năng hành động mang tính chức
năng như khái quát, tìm kiếm thông tin chi tiết, luyện tập, tự điều khiển... để người học
có thể tham gia vào các chủ đề hoặc lĩnh vực công việc một cách đầy đủ, trọn vẹn

Việc xây dựng các « Môi trường học tập điện tử » dựa trên các quan điểm lý luận dạy học
hành vi và tâm lý học tư duy. Ví dụ về các yếu tố và thành phần cơ bản của một « Môi
trường học tập điện tử » được thể hiện trong hình sau (hình 2.6)

Ng−êi häc víi nhu cÇu vµ


kh¶ n¨ng häc
Mµn h×nh lµm viÖc M« h×nh m« pháng

Tõ ®iÓn tra cøu Modul s− ph¹m


(chØ dÉn, luyÖn tËp,
®iÒu khiÓn häc tËp...)
C«ng cô lµm viÖc

“CÆp s¸ch“ c¸ nh©n Modul néi dung

Hình 2.6: Ví dụ về các thành phần cơ bản của môi trường học tập điện tử

• Các modul nội dung

Nội dung học tập được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình
ảnh, hoạt hình, âm thanh...và được liên kết theo một cấu trúc xác định.

• Các modul sư phạm

Thực hiện các chức năng tư vấn học tập, luyện tập, tự điều khiển, yêu cầu trợ giúp,
điều khiển từ bên ngoài.

• Các mô hình mô phỏng

Trợ giúp cho việc thí nghiệm, tương tác trong quá trình học cũng như hỗ trợ cho việc
học tập theo tình huống.

39
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

• Từ điển tra cứu

Trợ giúp cho việc tra cứu và giải thích các khái niệm

• Công cụ làm việc

Trợ giúp quá trình giải các bài tập trong quá trình học tập như: soạn thảo văn bản,
tính toán số liệu, vẽ đồ họa...

• Thành phần định hướng

Trợ giúp việc định hướng trong việc lập kế hoạch và thực hiện một quá trình học
hoàn chỉnh như: lựa chọn nội dung, lựa chọn các chức năng sư phạm, chỉ dẫn tìm
kiếm thông tin...

• „Cặp sách cá nhân“

Hỗ trợ việc lựa chọn, xây dựng, lưu trữ các thông tin cá nhân của từng người học
như: nội dung học tập, kết quả học tập, các chức năng đang sử dụng (vd: tìm kiếm,
trao đổi thông tin...). Các thông tin này là hoàn toàn riêng biệt và độc lập cho từng
người học.

Ví dụ:

Môi trường học tập điện tử thuộc lĩnh vực cơ khí


dưới dạng trang Web tại trường Đại học Kỹ thuật
Tổng hợp Dresden (CHLB Đức)
(http://mlu.mw.tu-dresden.de/module/index.htm)

2.3 Chức năng như một công cụ

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ như hiện nay, cùng với những
yêu cầu mới trong lĩnh vực Giáo dục-Đào tạo thì máy tính còn được sử dụng như một
công cụ không thể thiếu trong việc trợ giúp giáo viên cũng như người học thực hiện các
công việc trong quá trình dạy-học như : xử lý, lưu trữ, cung cấp dữ liệu; thông tin liên
lạc; minh họa trình bày thông tin; mô hình hóa, mô phỏng; xây dựng, tổ chức, tiến hành
các điều kiện cần thiết cho các hình thức dạy và học khác nhau (Online, Offline, E-
Learning..).

40
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

2.3.1 Công cụ minh họa

Người học trong quá trình học tập của mình muốn thu nhận thông tin về một đối tượng
nào đó thông qua các sự chỉ dẫn, giải thích theo những mức độ trừu tượng khác nhau
như: chữ viết, ký hiệu, hình ảnh (tĩnh, động), âm thanh...Để đáp ứng được mục tiêu này
của người học , máy tính sẽ đưa ra các hình thức sau đây:

• Chữ viết kết hợp hình ảnh

- Folie đơn (VD: OH Folie)

- Tập hợp các Folie (có thể kết hợp âm thanh) (vd: Một bài trình bày bao gồm nhiều
Slide của PowerPoint): hỗ trợ tích cực cho việc phát triển quá trình tư duy liên tục,
cho việc giải thích mang tính quan hệ đối với người học.

- Siêu văn bản (Hypertext)/Siêu phương tiện (Hypermedia): đơn giản hóa các mối
quan hệ phức tạp của các thành phần kiến thức (thông qua các siêu liên kết để
tạo nên con đường nhận thức). Nội dung kiến thức sẽ được xây dựng, mô tả, hình
thành theo từng bước xác định.

• Hoạt hình máy tính (2 chiều, 3 chiều, có thể kết hợp với âm thanh)

Hoạt hình máy tính được sử dụng để tạo ra các hiệu quả đặc biệt trong việc mô tả lại
những hiện tượng, quá trình động mà trong thực tế không thể quay thành phim
Video do :

ƒ Quá trình thực tế diễn ra quá nhanh (ví dụ: quá trình truyền dữ liệu trong máy
tính), hoặc diễn ra quá chậm (ví dụ: quá trình di chuyển của các lục địa).

ƒ Quá trình trong thực tế quá nhỏ (ví dụ: quá trình dich chuyển của các điển tử)
hoặc quá lớn (ví dụ: quá trình di chuyển của các hành tinh trong quỹ đạo của
chúng).

ƒ Quá trình xảy ra trong điều kiện không thể quan sát được (VD: hoạt động của
động cơ diesel), hoặc đã xảy ra trong quá khứ (VD: nguyên lý làm việc của động
cơ hơi nước ở thế kỷ 18)

ƒ Các mô hình chức năng không thể hiện được những thông tin cần thiết

Với hoạt hình máy tính thì các quá trình, hiện tượng này được mô tả một cách đơn giản
hơn thực tế nhưng vẫn giữ được bản chất, hỗ trợ cho quá trình tiếp thu kiến thức của
người học.

41
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

• Video-Clips

Video-Clips (các đoạn phim ngắn) được sử dụng trong giờ học để mô tả, giới thiệu
cho người học một đối tượng, một quá trình trong thực tế, làm tăng tính trực quan
của nội dung, từ đó xây dựng động cơ, hứng thú trong học tập.

• Hoạt hình máy tính kết hợp Video-Clip

Sự kết hợp giữa các Video-Clip (mô tả thực tế) và các hoạt hình máy tính (mô tả một
cách trừu tượng bản chất của đối tượng nhận thức) có thể hỗ trợ quá trình trừu
tượng hóa của người học, giúp người học có thể nhanh chóng nắm bắt được bản
chất của các sự vật, hiện tượng, từ đó nâng cao khả năng tư duy.

2.3.2 Công cụ xây dựng mô hình, mô phỏng

Cơ sở của chức năng này là thông qua những thao tác mang tính chất thí nghiệm trên mô
hình (thực hiện mô phỏng) người học sẽ thu nhận được những hiểu biết, kiến thức về đối
tượng được mô hình hóa và khả năng tác động đến đối tượng đó.

a, Mô phỏng (simulation)

Mô phỏng (theo nghĩa thuật ngữ) là “thực nghiệm quan sát được và điều khiển
được trên mô hình” của đối tượng khảo sát *

Trong lĩnh vực khoa học, mô phỏng là con đường nghiên cứu thứ ba, song song với
nghiên cứ lý thuyết thuần túy và nghiên cứu thực nghiệm trên đối tượng thực. Phương
pháp Mô phỏng được sử dụng khi không thể, không cần hoặc không nên thực
nghiệm trên đối tượng thực.

Mô phỏng, đặc biệt là mô phỏng trên máy tính tạo điều kiện thuận lợi cho người học,
người nghiên cứu về các mặt:

- Nhận thức (trực quan hóa, dễ tiếp cận và đo lường, lặp lại được nhiều lần, thử
nghiệm ý tưởng sáng tạo và tiên đoán...).

- Công nghệ (thiết bị, phương pháp, kỹ năng : khả thi, hiệu quả về mặt thời gian,
kinh tế..).

b, Mô hình

• Khái niệm mô hình

Nền tảng của phương pháp mô phỏng là Mô hình của đối tượng nào đó trong thực tế.

[*] Nguyễn Xuân Lạc: Bài giảng Công nghệ dạy học CAI (2005), Trường Đại học Bách Khoa 42
Hà Nội, Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Tr.5
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

“Mô hình được hiểu là một thể hiện bằng thực thể hay bằng khái niệm một số thuộc tính
và quan hệ đặc trưng của một đối tượng nào đó-còn gọi là nguyên hình-nhằm mục đích
nhận thức sau:

- Làm đối tượng quan sát cho nguyên hình hoặc/và

- Làm đối tượng nghiên cứu (thực nghiệm hay suy diễn) về nguyên hình” *

Như vậy Mô hình :

- Là sự thay thế của đối tượng thật (nguyên hình)

- Phản ánh những chức năng, cấu trúc, thành phần bản chất của nguyên hình

- Bản thân không phải là đối tượng thật

- Là sự giới thiệu của chúng ta về đối tượng thật

- Luôn luôn đơn giản hơn đối tượng thật

• Đặc tính của Mô hình

- Đặc tính Đối tượng : sự thể hiện của chủ thể

- Đặc tính Đơn giản : sự đơn giản hóa của chủ thể

- Đặc tính Mục đích : sự thể hiện cho chủ thể

- Đặc tính Sử dụng : sự thể hiện cho ai đó

- Đặc tính Sao chép : sự thể hiện của ai đó

• Phân loại Mô hình

- Phân loại theo lý thuyết xây dựng cho mô hình

Hiện nay chưa có một lý thuyết tổng quát về mô hình nói chung, mà chỉ có những lý
thuyết được xây dựng cho từng loại mô hình. Trên cở sở lý thuyết này, có thể phân mô
hình thành các loại sau

Mô hình trích mẫu (sampling model)

Là tập hợp những cá thể (thường gọi là tập mẫu) trích ra từ một tổng thể được xét. Ở
đây mô hình là một thực thể cùng chất với nguyên hình, lý thuyết mô hình là Lý thuyết
xác suất và thống kê toán học, cho phép chọn dung lượng tập mẫu theo độ chính xác và
mức độ tin cậy cho trước, từ đó đánh giá thống kê đúng đắn về tổng thể. Mô hình trích
mẫu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như : đánh giá chất lượng sản phẩm,
điều tra xã hội học...

[*] Nguyễn Xuân Lạc: Bài giảng Công nghệ dạy học CAI (2005), Trường Đại học Bách Khoa 43
Hà Nội, Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Tr.6
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Theo lý thuyết cho mô hình

Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình


trích mẫu đồng dạng tương tự toán học
(Lý thuyết (Lý thuyết (Lý thuyết
xác suất) đồng dạng) tương tự)

Hình 2.7: Phân loại mô hình theo lý thuyết xây dựng cho mô hình

Mô hình đồng dạng (similar model)

Hai thực thể được gọi là đồng dạng khi các đại lượng vật lý cùng tên của chúng tỷ lệ với
nhau, đồng dạng hình học nếu chỉ có tỷ lệ về chiều dài tương ứng, đồng dạng động hình
học nếu có tỷ lệ về các vận tốc tương ứng, đồng dạng động lực học nếu có các tỷ lệ về
lực tương ứng. Mô hình đồng dạng là một thực thể có các thông số vật lý cùng tên với
nguyên hình và được xác định theo Lý thuyết đồng dạng.

Mô hình tương tự (analog model)

Hai thực thể khác nhau về bản chất vật lý được gọi là tương tự khi trạng thái của chúng
được mô tả cùng một hệ phương trình vi phân và điều kiện đơn trị. Mô hình tương tự là
một thực thể có những thông số vật lý khác tên với nguyên hình và được xác định theo
Lý thuyết tương tự. Mô hình này thường được gọi tên theo chất liệu của mô hình và
nguyên hình, ví dụ: mô hình điện-cơ...

Mô hình toán học (mathematical model)

Ba mô hình vừa nêu trên đều là những mô hình thực thể (vật lý). Mô hình toán học là mô
hình khác dưới dạng một cấu trúc hay một hệ thức toán học. Ví dụ: mô hình tinh thể,
chuyển động của vật rắn...có thể được mô hình hóa bằng cấu trúc nhóm

- Phân loại theo mức độ trừu tượng

Theo mức độ trừu tượng

Vật thật Mô hình Mô hình


chức năng máy tính

Hình 2.8: Phân loại mô hình theo mức độ trừu tượng

44
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Ngoài hai cách phân loại nêu ở trên, còn có thể dựa vào tính chất (động, tĩnh), mục đích
hay ngành khoa học...để phân loại mô hình khi cần thiết. Trong quá trình học tập nghiên
cứu, người học luôn phải tiếp xúc và tiến hành thí nghiệm trên các mô hình. Thông qua
các thí nghiệm này người học có thể thu nhận được những kiến thức về đối tượng thật
trong thực tế. Ngày nay với sự phát triển của máy tính điện tử thì phương pháp mô
phỏng trên máy tính ngày càng được sử dụng rộng rãi với nhiều chương trình mô phỏng
khác nhau, thích hợp cho từng ngành kỹ thuật nhất định, ví dụ: trong ngành Điện-Điện tử
có các chương trình: MultiSim, CircuitMaker....,trong ngành Cơ khí có chương trình
SolidWork...

Khi tốc độ của quá trình mô phỏng tương đương với tốc độ của quá trình thực chúng ta
có khái niệm mô phỏng trong thời gian thực (Real Time Simulation). Tuy nhiên trong thực
tế nhiều khi chúng ta không nhất thiết cần đến điều này. Phương pháp dạy-học có sử
dụng mô phỏng máy tính là một trong những phương pháp dạy-học có hiệu quả cao về
nhiều mặt như : tăng cường tính trực quan sinh động trong giờ học, gây hứng thú học
tập và nghiên cứu, phát huy tư duy sáng tạo của học sinh.

Vấn đề
nghiên cứu
M« t¶ chÝnh x¸c vÊn ®Ò

X©y dùng m« h×nh


(M« h×nh hãa)

M« h×nh

M« pháng
(ThÝ nghiÖm trªn m« h×nh)

NhËn xÐt, ®¸nh gi¸

Hình 2.9 : Các bước của phương pháp mô hình

• Hai hình thức phân tích hệ thống khi mô phỏng

− Phân tích đầu vào-ra : Không nghiên cứu quy luật biến đổi bên trong của hệ
thống (mô hình Hộp đen), ví dụ : Mô phỏng lái ôtô, máy bay, tàu hỏa...

45
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Model
Input (=Hộp đen) Output

− Phân tích mô hình : Cần nghiên cứu quy luật biến đổi bên trong của hệ thống (mô
hình Hộp trắng), ví dụ : Mô phỏng các mạch điện tử, các mạch lôgic...

Model
Input (=Hộp trắng) Output

• Một số điểm lưu ý khi làm việc với mô hình

- Luôn luôn kết hợp giữa học trên mô hình và trên vật thật

- Tạo ra mô hình một cách có ý thức

- Mô hình cần phải có tính « trong suốt »

- Không quá tin tưởng vào các mô hình

2.3.3 Công cụ thông tin liên lạc

Trong quá trình học tập cộng tác (Collaborative Learning), nhu cầu trao đổi thông tin như
bài tập, kết quả công việc, giải đáp thắc mắc ...giữa những người học, giữa người học với
giáo viên là rất cần thiết. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ
truyền thông, máy tính và các dịch vụ của Internet/Intranet được sử dụng để phục vụ cho
yêu cầu này. Một số hình thức truyền thông và dịch vụ trên mạng được sử dụng trong
dạy-học hiện nay :

• WWW (World Wide Web), E-mail, List-/Mailserver

- WWW phục vụ cho việc chia sẻ thông tin một cách công khai

- E-mail phục vụ chuyển giao thông tin cá nhân

- List-/Mailserver phục vụ việc phân chia có mục đích các thông báo, E-mail đến
các cá nhân, nhóm mà có địa chỉ E-mail được ghi nhớ, liệt kê trong Mailserver.
Việc soạn thảo, lưu trữ, đọc các thông báo này diễn ra trong các gian đoạn
khác nhau (truyền thông không đồng bộ - asynchronous Communication)

• Diễn đàn thảo luận (Discussion Forums)

Đây chính là hình thức của một diễn đàn thảo luận ảo, ở đó tất cả mọi người đều có
quyền tham gia vào một chủ đề thảo luận, cùng giải quyết một vấn đề. Mọi ý kiến,

46
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

câu hỏi, câu trả lời, kết quả công việc, các chỉ dẫn... có thể được đưa ra, phản hồi ở
bất kỳ thời điểm nào (truyền thông không đồng bộ - asynchronous Communication)

• Chat

« Chat » được xem như là một hình thức liên lạc thời gian thực (truyền thông đồng
bộ - synchronous communication). Người học, giáo viên có thể liên lạc, trao đổi với
nhau thông qua các đoạn văn bản một cách trực tiếp, thâm chí có thể bằng đối thoại
(voice chat) hoặc hình ảnh (Webcam). Tuy nhiên nếu số lượng người tham gia quá
đông, có thể gây nên hiện tượng « hỗn loạn ». Ngày nay việc sử dụng hình thức hội
thảo bằng Video (Video Conference) đã tạo ra khả năng cho những người tham gia
có thể trao đổi thông tin bằng chữ viết, vừa có thể trực tiếp nhìn thấy và trao đổi
bằng lời nói.

Tất cả các hình thức liên lạc trên luôn được tích hợp trong các ứng dụng đồng bộ của việc
dạy-học, ví dụ : trong các môi trường học tập điện tử, cổng học tập điện tử (Edu Portal),
lớp học ảo (virtual Class)...

2.3.4 Công cụ lưu trữ và cung cấp thông tin

• Ngân hàng dữ liệu (databank)

Ngân hàng dữ liệu là một thuật ngữ tổng quát cho bất kỳ kho thông tin nào. Thao tác, sử
dụng các ngân hàng dữ liệu có thể làm phong phú thêm nội dung của giờ học. Điều này
có ý nghĩa không chỉ đối với việc truyền đạt trực tiếp của giáo viên mà còn trong việc xây
dựng các chương trình tự học nhằm đảm bảo các chương trình này mang tính sư phạm
cao. Mỗi kiến thức chuyên môn được mô tả dưới dạng bảng và được lưu trữ, quản lý
trong ngân hàng dữ liệu với sự trợ giúp của máy tính, các dữ liệu liên quan được xử lý
đồng thời. Để có thể sử dụng được các dữ liệu này thì trên mỗi ngân hàng dữ liệu cần hỗ
trợ việc tìm kiếm thông tin chính xác một cách có mục đích. Ngày nay với việc sử dụng
các chương trình xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu như SQL Server, Access...thì quá trình
truy nhập, tìm kiếm dữ liệu sẽ dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Mạng thông tin toàn
cầu Internet cung cấp cho chúng ta một kho dữ liệu khổng lồ thông qua các Web Server.
Mỗi cá nhân hay tổ chức đều có thể tìm kiếm thông tin trên đó (có thể miễn phí hoặc phải
trả tiền đối với các thông tin quan trọng). Các « máy tìm kiếm » (search machine) cùng
với các thuật toán sẽ trợ giúp việc tìm kiếm thông tin một cách chính xác nhât.

Một vài ví dụ về ngân hàng dữ liệu có ích cho việc day-học :

- Các thư viện điện tử trực tuyến (vd : http ://www.pdictionary.com/ ...)

47
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

- Ngân hàng dữ liệu cho các lĩnh vực : tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, môi trường...

- Từ điển Bách khoa toàn thư (http ://wikipedia.org/wiki/ )

- Các trang Web hỗ trợ tìm kiếm (www.google.com , www.zapmeta.com ...)

- Tổng hợp các tài liệu giảng dạy trực tuyến (www.zum.de )

- Các tạp chí điện tử chuyên ngành

• Hệ thống cơ sở tri thức-hệ chuyên gia (Expert System)

Các hệ thống cơ sở tri thức (còn gọi là hệ chuyên gia) là một hình thức khác của việc
quản lý thông tin. Kiến thức, hiểu biết về một lĩnh vực nhất định sẽ được lưu trữ dưới
dạng các luật (hay còn gọi là luật sản xuất). Một hình thức phổ biến của luật là « Nếu A
thì B ». Từ các thành phần như vậy, một hệ thống các luật (hay còn gọi là cơ sở tri thức)
được xây dựng

Ví dụ : Luật 1 : Nếu A thì B

Luật 2 : Nếu B thì F

Luật 3 : Nếu B và F thì C

...
C©u hái
Th«ng tin
bæ sung

ThuËt to¸n t×m kiÕm

C¸c ®¸p ¸n cã thÓ C¬ së tri thøc víi


c¸c luËt s¶n xuÊt

Yªu cÇu ®−a §¸nh gi¸


thªm th«ng tin

KÕt qu¶

Hình 2.10 : Đối thoại với hệ chuyên gia

48
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Với sự trợ giúp của các thuật toán tìm kiếm thích hợp, chúng ta có thể tìm kiếm các cơ sở
tri thức lần lượt qua từng luật đến khi nhận được thông tin mong muốn. Một ưu điểm
vượt trội của hệ thống cơ sở tri thức là ta có thể tìm kiếm được các thông tin được lưu trữ
một cách không rõ ràng (bằng việc sử dụng các luật). Đôi khi trong một vài trường hợp,
để có thể tìm ra được câu trả lời chính xác, người ta cần đưa thêm các thông tin và tiến
hành « đối thoại » với hệ thống (hình 2.10). Trong lĩnh vực dạy-học có sự trợ giúp của
máy tính, đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm áp dụng các cơ sở tri thức, hệ chuyên gia
trong việc xây dựng các hệ thống giảng dạy thông minh (ITS)

2.3.5 Công cụ thiết kế, sắp xếp

Như đã đề cập ở trên, ngày nay dạy học không chỉ được hiểu một cách đơn giản là truyền
đạt kiến thức mà còn là quá trình tạo ra các điều kiện thuận lợi giúp cho việc học tập
được thành công. Chức năng sắp xếp, thiết kế của máy tính trong quá trình dạy –học
được hiểu là máy tính, các phần mềm, ngôn ngữ lập trình, các dịch vụ trên mạng...được
giáo viên sử dụng như là một công cụ nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi về mặt phương
tiện cho quá trình giảng dạy của mình cũng như học tập của người học. Việc sắp xếp,
thiết kế này diễn ra trong giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn tiến hành giảng dạy trên lớp cũng
như trong cả quá trình tự học của học sinh.

• Giai đoạn chuẩn bị

Trong quá trình chuẩn bị tài liệu giảng dạy, giáo viên sử dụng máy tính và các phần mềm
tiện ích khác nhau để : soạn thảo văn bản (MS Word), xử lý đồ họa (MS Paint, ACDSee..),
xây dựng các trình chiếu điện tử (MS Power Point), xây dựng các hoạt hình (Ulead Studio,
3D Max..), xây dựng các mô phỏng.... Để có thể xây dựng được các phần mềm học tập
phức tạp như môi trường học tập điện tử, các chương trình dạy học..giáo viên phải sử
dụng đến các hệ thống soạn thảo chuyên nghiệp như : ToolBook, Authorware,
Macromedia Director, các ngôn ngữ lập trình : Visual Basic, C, C++, Java ...

• Giai đoạn tiến hành giảng dạy và học tập trên lớp

Một phòng học với các thiết bị cần thiết (PC, Datashow, Overhead, Speaker, kết nối mạng
Internet/Intranet..) sẽ đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất để thực hiện quá trình
giảng dạy. Một mặt giáo viên có thể tiến hành từ các trình chiếu đơn giản với hình ảnh và
chữ viết (OH-Folie) đến những trình chiếu sinh động hơn (hoạt hình, mô phỏng, các đoạn
phim ngắn..). Mặt khác nó còn tạo điều kiện cho giáo viên trên cơ sở kế hoạch giảng dạy
đã chuẩn bị sẵn có thể xây dựng các tình huống học tập khác nhau một cách phù hợp
hơn bằng cách lựa chọn các phương tiện thích hợp. Nhờ đó việc giảng dạy trở nên thích
49
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

ứng và linh hoạt hơn, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi áp dụng nhiều hình thức, phương
pháp dạy học khác nhau (học nhóm, thảo luận tổ...). Để có thể sử dụng máy tính theo
cách như trên trong quá trình giảng dạy thực tế, một trong các điều kiện sau đây cần
được thỏa mãn :

ƒ Giáo viên cần chuẩn bị sẵn cho mình một « kho » các dữ liệu, tài liệu, phương tiện
liên quan đến nội dung giảng dạy. Các dữ liệu, tài liệu này được lưu trữ dưới dạng
số, có thể được truy nhập trực tiếp (nếu lưu trữ trên máy tính của giáo viên) hoặc
qua hệ thống mạng (nếu các tài liệu này được lưu trữ trong các máy chủ trên
mạng Internet/Intranet).

ƒ Các tài liệu này cần được sắp xếp (arrangement) trên màn hình máy tính và được
mô tả dưới dạng các biểu tượng sao cho với mỗi nội dung giảng dạy, giáo viên có
thể truy cập đến tài liệu tương ứng một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

ƒ Giáo viên luôn sẵn sàng để thích ứng với việc thay đổi kế hoạch, trình tự giảng
dạy (khi cần thiết)

Ngày nay với sự ra đời và phát triển của các hình thức học tập trực tuyến, học tập qua
mạng (E-learning) thì các tài liệu giảng dạy của giáo viên, tài liệu học tập của học
sinh...thường được lưu trữ trên các máy chủ và được truy nhập thông qua hệ thống
mạng. Có thể kể ra đây một vài trang Web có cung cấp các tài liệu học tập như :
www.zum.de, www.sodis.de, www.bildungsserver.de , http://web.mit.edu/ ...

Một vài hình thức « kho dữ liệu » tự xây dựng phục vụ cho việc dạy học :

a, Môi trường dạy học điện tử (Digital Teaching Environment)

• Tự sắp xếp quá trình dạy-học (Learning-Teaching Arrangement)

Cùng với sự phát triển của các môi trường dạy học được cá nhân hóa, sự xây dựng « hồ
sơ cá nhân » trong các môi trường học tập điện tử (xem 2.2.2) thì một hình thức phần
mềm dạy-học mới đã xuất hiện. Trong cả hai trường hợp (dạy-học), người sử dụng đều
được tạo khả năng tự xây dựng cho mình những ứng dụng phù hợp với mục tiêu và nhu
cầu cá nhân (cấu trúc cá nhân – Individual Structur). Người sử dụng cũng được cung cấp
những công cụ để có thể từ những kho dữ liệu đã có sẵn (thường đã được số hóa) lựa
chọn ra được những phương tiện thích hợp, sau đó sắp xếp, tổ chức lại theo cách riêng và
đáp ứng được yêu cầu của mình.

50
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Hình 2.11: Môi trường dạy học điện tử cho giáo viên

Đằng sau sự phát triển này cũng xuất hiện một mong muốn, những phương tiện đã được
xây dựng cho một mục đích cụ thể đều có thể được sử dụng lại trong những ứng dụng,
những tình huống khác nhau sau đó (khả năng sử dụng lại – reusable). Với sự phát triển
ngày càng mạnh mẽ của E-learning, kèm theo đó là những vẫn đề về tài chính thì khả
năng sử dụng lại của các phương tiện không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mà còn có ý nghĩa
đối với nền kinh tế và xã hội. Để đảm bảo khả năng sử dụng lại của những nội dung đã
được chuẩn bị một cách sư phạm, chúng ta cần giải quyết những vấn đề mang tính tổng
hợp. Từ đó, những câu hỏi về việc phân chia giữa các modul nội dung, mô tả các modul
nội dung đó với các file « Metadata » được đặt ra, để các modul này có thể được xác
định như một thành phần nhỏ nhất (đối tượng học tập – Learning Object) và có thể được
tích hợp, sắp xếp trong một ứng dụng mới. Để làm được những điều này chúng ta cần có
các chuẩn về dữ liệu.

Chuẩn hóa (ví dụ : chuẩn SCORM)

Chuẩn SCORM (Shareable Coursware Object Reference Model), được phát triển bởi tổ
chức ADL (Advanced Distributed Learning) thuộc chính quyền liên bang Mỹ, là một chuẩn
khởi xướng đầu tiên và có rất nhiều triển vọng, vì nó tích hợp các chuẩn về công nghệ
dạy học của nhiều tổ chức chuẩn trên thế giới (ví dụ : LTCS, IMS, ARIANDE, AICC).
Chuẩn SCORM mô tả một đơn vị học tập « Shareable Content Object -SCO », được xác
định và định nghĩa từ những thành phần nhỏ nhất có thể trao đổi và sử dụng lại được

51
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

(còn gọi là các Assets) (ví dụ : các thành phần văn bản, đồ họa, âm thanh,....), và từ các
SCO này có thể kết hợp thành các đơn vị học tập lớn hơn (Content Aggregation). Với các
file Metadata tương ứng, các Assets và SCO sẽ được quản lý bởi một phần mềm đóng gói
gọi là « Content Repository – kho nội dung »

b, Hệ thống quản lý nội dung

Với một khối lượng dữ liệu lớn, đa dạng về nội dung, số lượng người truy cập ngày càng
tăng thì cần có một hình thức tổ chức quản lý các nội dung học tập này một cách thích
hợp, đó chính là hệ thống quản lý nội dung (Content Management System-CMS).

Hệ thống quản lý nội dung (CMS) có thể được hiểu là «một phần mềm ứng dụng
hoặc là tập hợp các ứng dụng nhằm đơn giản hóa quá trình thiết kế, kiểm tra,
cung cấp, quản lý các nội dung học tập qua mạng, thông thường là các trang
Web» [*]

Với sự trợ giúp của các chuẩn (vd : SCORM), chúng ta không chỉ có thể truy nhập đến và
sử dụng lại các nội dung chứa được quản lý bởi CMS một cách riêng lẻ mà chúng ta còn
có thể tích hợp cũng như sử dụng các nội dung này trên nhiều hệ thống quản lý học tập
(Learning Management System - LMS) khác nhau.

• Đặc điểm chính của hệ thống quản lý nội dung

- Phân chia chặt chẽ và chính xác giữa nội dung và sự thể hiện :

Trái ngược với các trang Web tĩnh thì các nội dung trong CMS như văn bản, hình
ảnh, video, âm thanh...được lưu trữ một cách riêng rẽ.

- Quản lý theo từng thành phần (Component Management)

Trong CMS các thành phần nội dung riêng lẻ được cung cấp bởi những nhà phát
triển nội dung và được lưu trữ trong các ngân hàng dữ liệu (Content Component
Database). Từ những thành phần riêng lẻ đó những nhà cung cấp có thể tổng hợp
theo những chủ đề nhất định.

- Quản lý theo trình tự công việc (Workflow Management)

CMS cung cấp một cơ chế nhằm tạo khả năng xác định và quản lý trình tự công việc
(quá trình các bước thực hiện công việc). Các nội dung đã được tổng hợp theo chủ
đề sẽ được kiểm tra và cung cấp cho việc quảng bá trực tuyến. Sau một khoảng thời
gian quảng bá trực tuyến, các chủ đề này lại được đặt dưới hình thức lưu trữ.

52
[*] http://www.learningcircuits.org/glossary.html
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

• Các chức năng điển hình của hệ thống quản lý nội dung

Xö lý
néi dung

Ph©n chia, Kh¶ n¨ng


tÝch hîp sö dông l¹i
néi dung néi dung

CMS
Qu¶n lý, Cung cÊp
tæ chøc vµ x©y dùng
néi dung néi dung

ChuÈn bÞ, Tr×nh bµy,


cËp nhËt qu¶ng b¸
néi dung néi dung

Hình 2.11: Các chức năng điển hình của CMS

- Xây dựng và cung cấp nội dung

- Trình bày và quảng bá nội dung

- Tổ chức quản lý nội dung

- Phân chia và tích hợp nội dung

- Xử lý nội dung (theo trình tự công việc)

- Tạo khả năng sử dụng nhiều lần của nội dung (reusable learning object-RLO)

Như vậy ta thấy rằng một hệ thống quản lý nội dung không có những hỗ trợ đặc biệt
trong điều khiển quá trình học tập

• Ứng dụng CMS trong thực tế đào tạo

Cho đến nay việc ứng dụng các hệ thống quản lý nội dung trong thực tế đào tạo chưa có
được sự chú ý đáng kể. Tuy nhiên trong tương lai sẽ có sự thay đổi vì ngày càng có nhiều
nội dung học tập được xây dựng theo công nghệ Web và cần được quản lý, cập nhật, cấu
trúc lại cho phù hợp với các mục đích khác nhau. Các nhà thiết kế và xây dựng cơ sở hạ
tầng (Learning Platforms) cho hệ thống E-learning đã chú ý đến xu hướng này, qua đó họ
mong muốn trong tương lai sẽ tích hợp hệ thống quản lý nội dung vào hệ thống quản lý

53
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

học tập (Learning Management System), nội dung này sẽ được trình bày trong phần tiếp
theo.

2.3.6 Công cụ tổ chức

Nội dung chính của chức năng này là máy tính sẽ được sử dụng trong quá trình tổ chức
và đảm bảo các điều kiện khung cho dạy và học, qua đó cũng hỗ trợ những nhiệm vụ
khác nhau của việc quản lý việc dạy – học trực tuyến. Cụ thể là máy tính sẽ hỗ trợ cho
việc quản lý, lập kế hoạch, tổ chức các điều kiện về con người, cơ sở vật chất, nội dung
cho dạy và học.

Trong lĩnh vực E-learning thì chức năng này đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó trợ
giúp giải quyết những vấn đề mang tính hệ thống nhằm tổ chức, quản lý sự truy nhập
đến những nội dung học tập trên mạng (tài liệu học tập, chương trình dạy học, các khóa
học...) của những người sử dụng đã đăng ký theo các mức độ quyền hạn khác nhau
(người học, giáo viên, nhà phát triển nội dung, nhà quản lý, người quản trị hệ thống...).
Một số hệ thống thực hiện chức năng này :

• Hệ thống quản lý học tập (Learning Management System-LMS)

Hệ thống quản lý học tập (LMS) hay còn được gọi với thuật ngữ Learning Platform thực
chất là một phần mềm cho phép tự động hóa việc quản lý học tập. LMS đóng vai trò
trung tâm trong việc kết nối người sử dụng, nội dung học tập và các dich vụ, tổ chức
khác của hệ thống E-learning. Mô hình của LMS được thể hiện ở hình 2.12

Ng−êi sö dông Néi dung


LMS
(häc sinh, gi¸o viªn, (c¸c khãa häc, c¸c
ng−êi x©y dùng vµ ch−¬ng tr×nh d¹y häc,
cung cÊp néi dung..) m«i tr−êng häc tËp

Tæ chøc ®iÖn tö...)

(®¨ng ký, lËp kÕ ho¹ch häc tËp..)

Hình 2.12: Mô hình của LMS

LMS thường được cài đặt tại một trung tâm tính toán, nó sẽ làm trung gian giữa người sử
dụng và những nội dung học tập. Trong LMS các nội dung học tập này được xây dựng để
có thể tương thích với công nghệ Web, được lưu trữ theo hình thức phân chia trong các
máy chủ nội dung (Content Server).

54
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Ngoài chức năng làm trung gian giữa người học và các nội dung học tập, LMS còn cung
cấp rất nhiều dich vụ khác nhau, hỗ trợ cho quá trình học tập trực tuyến, học tập từ xa
như : trao quyền sử dụng và quản lý người dùng, lập kế hoạch và quản lý nội dung, hỗ
trợ phát triển các dịch vụ, đảm bảo quá trình truyền thông liên lạc trực tiếp và gián
tiếp...Chức năng của LMS được thể hiện trong hình 2.13

Quản lý vai trò, quyền


của người sử dụng
Quản lý quá trình
Quản lý nội dung
học

Quản lý kỹ năng Quảng bá


Learning
Management
System (LMS) Điều khiển
Báo cáo

Phục vụ giao tiếp, Quản lý tài nguyên Tư vấn


truyền thông (Thiết bị, phòng ốc,
con người)

Hình 2.13: Các chức năng của LMS


Ngày nay có rất nhiều hệ thống quản lý học tập được xây dựng và phát triển như những
sản phẩm thương mại hoặc không thương mại. Những giải pháp mang tính thương mại
như : các hệ thống CLIX, IBT Server, SABA, WebCT...Những giải pháp phi thương mại
được phát triển cho những mục đích chung và được gọi là những giải pháp mã nguồn mở
(VD : Moodle). Để có một cái nhìn tổng thể về các hệ thống quản lý học tập cũng như
việc lựa chọn các hệ thống này, chúng ta có thể tham khảo trong tài liệu [10].

Trong quá trình xây dựng và phát triển các hệ thống E-learning, người ta đã tích hợp hệ
thống quản lý nội dung (CMS) và hệ thống quản lý học tập (LMS) thành một hệ thống
duy nhất và được gọi là Hệ thống quản lý nội dung học tập (Learning Content
Management System – LCMS)

• Cổng đào tạo điện tử (Edu Portal)

Trước khi tham gia vào một khóa học hay chương trình đào tạo trực tuyến, chúng ta cần
xem xét tất cả các thông tin về khóa học đó. Một giải pháp dựa trên nền tảng Internet
được đưa ra nhằm giải quyết vấn đề này, đó chính là Cổng đào tạo điện tử (Edu
Portal) . Thông qua cổng điện tử, các cơ sở đào tạo, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo
trực tuyến muốn thông tin, quảng bá những sản phẩm (các khóa học), dịch vụ cũng như
những khả năng của mình. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện tìm kiếm các thông tin, sử dụng

55
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

các quảng cáo trực tuyến, hoặc đăng ký tham gia một khóa học...Một cổng đào tạo thông
thường sẽ được kết nối với ít nhất một hệ thống quản lý nội dung học tập LCMS. Những
hiệu quả mà cổng đào tạo điện tử đưa ra cho chúng ta :

− Với người sử dụng : có thể tìm hiểu thông tin về các khóa học cho một lĩnh vực
kiến thức hoặc nghề nghiệp do các cơ sở đào tạo (nhà nước hoặc tư nhân) cung
cấp.

− Với những nhà cung cấp dịch vụ đào tạo : đây cũng là một hình thức để tăng
cường tính cạnh tranh (chất lượng sản phẩm, sự tin tưởng của người dùng với sản
phẩm...).

− Với những nhà xây dựng và phát triển hệ thống : có khả năng sử dụng chung một
cơ sở hạ tầng (cùng kết nối trên một hệ thống mạng)

Một số ví dụ về cổng đào tạo điện tử :

− http://mlu.mv.tu-dresden.de

− http://www.bildungsportal.sachsen.de (Hình 2.14)

− http://web.mit.edu

− http://www.bdspkt.net/

− http://el.edu.net.vn (Cổng đào tạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo)

56
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Cổng đào tạo bang Sachsen-CHLB Đức


(Internetportal)
http://www.bildungsportal.sachsen.de

Danh sách Các khóa học hiện Tư vấn Các câu hỏi
Trường ĐH tại, trên Internet đào tạo và trả lời

Hệ thống quản lý học tập


Đăng ký Giao tiếp, Tổ chức, Quản lý
thông tin truyền thông trợ giúp trung tâm

Các nội dung học tập được phân chia


trên các máy chủ quản lý nội dung

Uni Freiberg TU Dresden Uni Leipzig


TU Chemnitz HS Mittweida ...

Hình 2.14: Mô hình cổng đào tạo tại bang Sachsen (CHLB Đức)

2.4 Chức năng tổng hợp

Trong thực tế thì các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy-học
được trình bày ở trên có thể kết hợp với nhau để tạo ra những ứng dụng phức tạp và
hoàn thiện. Một số ứng dụng cụ thể như :

• Cổng đào tạo điện tử (Edu Portal) (hình 2.15)

• Môi trường dạy-học điện tử (hình 2.16)

57
Chương 2: Các chức năng của máy tính và phương tiện trong quá trình dạy học

Người sử dụng
(Người học, giáo viên, ...)
...
Cổng đào tạo
Cổng truy nhập điện tử

LMS
Hệ thống quản lý Hệ Hệ
học tập trung tâm thống thống
(LMS) thực sao
hiện lưu

Các máy chủ quản lý nội


dung thành phần (CS)
tại các trường đại học với
Hệ thống quản lý nội CS+CMS CS+CMS CS+CMS CS+CMS
an an an an
dung (CMS)
TUC TUD Uni L HSMW

Tác giả ...


(Người phát triển nội dung)
Tại các Tại các các trong
Khoa Viện Giáo sư Dự án

Hình 2.15: Mô hình chung của cổng đào tạo điện tử

Người học Giáo viên


với nhu cầu Hiểu biết, Tìm tòi , với nhu cầu thay đổi về mặt
với khả năng Tự điều khiển Phương tiện và Phương pháp

Các Modul
(Màn hình)

Hồ sõ cá nhân Văn bản


Công cụ Hình ảnh, đồ họa
Hoạt hình Công cụ
Môdul Videoclips để Sắp xếp
sư phạm và Trình diễn
Mô phỏng
Nội dung dạy học
Từ điển
Môi trường học tập Phương tiện Môi trường dạy học
dùng chung
(Kho dữ liệu)

Hình 2.16: Môi trường dạy – học điện tử

58
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

Chương 3 : Vòng đời của Phương tiện dạy học

Theo quan điểm quản lý công nghệ thì mỗi công nghệ đều có một « vòng đời » - chu kỳ
công nghệ, diễn ra qua ba giai đoạn : ra đời, phát triển – trưởng thành và suy thoái [20].
Trong công nghệ dạy học, mỗi phương tiện dạy học đều được phát triển, xây dựng tại
một thời điểm nhất định và phục vụ cho một mục đích cụ thể. Hình thức sử dụng, phạm
vi ứng dụng của các phương tiện khác nhau cũng rất khác nhau. Khoảng thời gian từ khi
phương tiện được xây dựng cho đến khi bị loại bỏ (không còn được ứng dụng trong bất
kỳ hình thức nào nữa) được gọi là « vòng đời » hay « thời gian tồn tại » của một phương
tiện dạy học. « Vòng đời » của một phương tiện dạy học được phân chia thành nhiều giai
đoạn khác nhau, nối tiếp nhau và được đặc trưng bởi các hoạt động cụ thể. Các hoạt
động này có thể khác nhau về yếu tố thời gian cũng như yếu tố công việc. Điều này phụ
thuộc vào : hình thức của phương tiện (ví dụ : Folie, hoạt hình, môi trường học tập điện
tử...), mục đích sử dụng đã định hướng trước (ví dụ : sử dụng trong dạy-học, sử dụng
tích hợp, cho mục tiêu thương mại...). Ngoài ra « vòng đời » của phương tiện dạy học
còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như : các kinh nghiệm, các lý thuyết, các quan điểm của
xã hội về học tập, tình hình trang thiết bị và điều kiện học tập tại các cơ sở đào tạo, các
yêu cầu về chính sách giáo dục, mong muốn của người học và giáo viên...Tất cả các yếu
tố này tạo nên một « môi trường sống » của phương tiện dạy học.

Trước khi bắt đầu các giai đoạn của phương tiện dạy học, chúng ta cần đưa ra những cân
nhắc, suy nghĩ về mặt nhận thức cho một quá trình học đã được định hướng trước, tức là
phải trả lời được các câu hỏi :

- Cái gì ? : nội dung dạy-học

- Làm gì ?: mục tiêu, mục đích dạy-học

- Cho ai ?: người học, các điều kiện về con người và xã hội cho dạy-học

- Như thế nào ?: các hình thức tổ chức học tập, các chức năng sư phạm, các
phương pháp dạy-học

- Ở đâu ?: địa điểm học, các điều kiện cho học tập

- Khi nào ?: thời gian dạy-học

- Bằng cái gì ?: phương tiện dạy-học tương ứng

Trả lời các câu hỏi trên chính là việc chúng ta xây dựng một bản đề cương, một bản phác
thảo ban đầu cho quá trình học tập. Trong bản phác thảo này sẽ bao gồm những chỉ dẫn

59
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

cho việc sử dụng các phương tiện dạy học một cách thích hợp nhất. Đó chính là những
quyết định về phương tiện dạy học (có dùng phương tiện dạy học hay không, sử
dụng phương tiện gì và sử dụng như thế nào ?). Để có được những phương tiện thích
hợp đó, chúng ta có hai khả năng :

− Lựa chọn từ một kho phương tiện dạy học có sẵn, hoặc

− Tự phát triển, xây dựng mới phương tiện đó -> các giai đoạn của phương tiện dạy
học bắt đầu diễn ra

Lựa chọn Chỉnh sửa / Thử nghiệm


Quyết Loại
định về Ứng dụng
phương bỏ
tiện
Phát triển mới Thử
nghiệm
Phác thảo Thiết kế, xây dựng
thử nghiệm thử nghiệm
thường xuyên tổng thể

Tài liệu hướng dẫn / Quản lý / Hỗ trợ / Bảo hành

Bản phác
thảo ban đầu Giải pháp phát triển Giải pháp thử nghiệm Giải pháp ứng dụng
cho quá trình
dạy-học Giải pháp quảng bá

Hình 3.1: Tổng quát về vòng đời của phương tiện dạy học

3.1 Giai đoạn Phát triển

Việc phát triển một phương tiện dạy học mới xuất phát từ những quyết định chọn lựa
phương tiện của bản phác thảo ban đầu cho quá trình dạy học. Bản phác thảo ban đầu
này sẽ là nền tảng cho những công việc phát triển tiếp theo. Việc phát triển này bao gồm
những công việc gì, được diễn ra như thế nào, điều đó phụ thuộc chủ yếu vào hình thức
của phương tiện (từ Folie, hoạt hình, môi trường học tập điện tử...), vào hình thức tổ
chức học tập (giảng dạy truyền thống, học theo cá nhân, học theo nhóm...), vào các chức
năng cần có (đặt vấn đề, truyền đạt kiến thức, củng cố, kiểm tra, đánh giá...). Cách thức
xây dựng một bản giấy trong (OH-Folie) phục vụ thuyết trình trong giờ học (phương tiện
tích hợp) hoàn toàn khác (về thời gian thực hiện, các bước cần tiến hành..) với cách thức
xây dựng một môi trường học tập điện tử phục vụ cho quá trình tự học (phương tiện độc
lập), tuy nhiên chúng lại có cùng chung những xuất phát điểm. Quá trình phát triển một
phương tiện dạy học phục vụ giảng dạy được phác họa trong hình sau :

60
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

Phác thảo quá trình giảng dạy Bản phác thảo giảng dạy
với
trả lời các câu hỏi:

Ai học (người học)


Học cái gì (nội dung)
Học để làm gì (mục tiêu, mục đích) Quyết định và
Học như thế nào (phương pháp) những ý tưởng
Học bằng cái gì (phương tiện) ban đầu về
Học ở đâu (địa điểm) Phương tiện DH
Học khi nào (thời gian)

Phát triển Thử Ứng dụng


nghiệm
Phác thảo Thiết kế và xây dựng

Hình 3.2: Quá trình phát triển một Phương tiện dạy học

Có thể nhận thấy rằng, khi bắt đầu phát triển một công cụ mới luôn có những công việc
mang tính chủ đạo. Mục tiêu của các công việc này chính là tạo ra bản phác thảo, mô tả
những ý tưởng ban đầu về phương tiện định xây dựng. Sau đó những «nguyên liệu» cần
thiết (văn bản, đồ họa, tranh ảnh, video, hoạt hình...) sẽ được tập hợp để bắt đầu thiết
kế và xây dựng phương tiện. Quá trình thiết kế và xây dựng (đặc biệt đối với những
phương tiện, ứng dụng phức tạp) luôn gắn liền với các công việc sáng tạo, thiết lập, lưu
trữ, soạn thảo tài liệu hướng dẫn (cách thức sử dụng, yêu cầu về thời gian, các tài liệu
nguồn, đối tác..), quản lý (cấu trúc lưu trữ, cơ sở dữ liệu...), thử nghiệm, xây dựng
thương hiệu. Quá trình xây dựng ý tưởng bao gồm các thao tác, hoạt động riêng lẻ và có
kết quả là bản phác thảo về phương tiện, còn quá trình thiết kế và xây dựng bao gồm các
thao tác có thể đan xen nhau và có kết quả chính là các phương tiện, ứng dụng hoàn
thiện (hình 3.3)

Quyết định để phát triển một phương tiện mới, độc lập phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Trước hết là tính sẵn có của phương tiện. Việc phát triển một phương tiện mới chỉ nên
thực hiện khi không có sẵn những phương tiện thích hợp với yêu cầu, hoặc việc chỉnh sửa
những phương tiện sẵn có đòi hỏi rất lớn về thời gian, công sức cũng như chi phí tài
chính.

61
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

Phát triển
Phác thảo Thiết kế và xây dựng

Phác thảo Thiết kế Xây dựng hoàn thiện


= suy nghĩ trước về = Các thiết kế về hình = hoàn thiện về mặt kỹ
thiết kế và chức năng dáng và chức năng của thuật với những phương
của phương tiện trên cơ phương tiện dựa trên tiện, quy trình, quy tắc có
sở kế hoạch giảng dạy những phác thảo ban đầu sẵn
Bản phác thảo, Bản thiết kế thứ 1-n Phương tiện, ứng
kịch bản dụng hoàn chỉnh

Hình 3.3 : Các công việc trong quá trình phát triển phương tiện dạy học mới

Ngày nay, với sự phát triển của Internet, đã xuất hiện rất nhiều những quảng cáo cho
phương tiện dạy học. Giáo viên và người học có thể truy cập vào các kho dữ liệu được
quản lý để tìm kiếm cho mình những phương tiện dạy-học thích hợp. Những quyết định
và hành động tương ứng cho việc phát triển một phương tiện dạy học được cho dưới
dạng lưu đồ như sau (hình 3.4)

Nhận biết yêu cầu

Mô tả

Không
Phương tiện Tìm kiếm
có sẵn ?
Có Giai đoạn lập kế
Có Tìm thấy? hoạch, chuẩn bị
giảng dạy
Không
Đặc điểm
phù hợp? Không
Chỉnh sửa,
Có thay đổi Phát triển

Quản lý

Giai đoạn lên


Ứng dụng-thử nghiệm lớp thực hiện
giảng dạy

Hình 3.4: Lưu đồ quyết định phát triển phương tiện dạy học

62
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

Trong thực tế, việc phát triển một phương tiện dạy học không nhất thiết phải là sự phát
triển mới. Nhìn chung chi phí để phát triển một phương tiện dạy học mới rất cao, do đó
với mỗi một yêu cầu, một ứng dụng sẽ có những mức độ phát triển phương tiện tương
ứng (bảng 3.5)

Mức độ phát triển Nhiệm vụ cụ thể

Phát triển mới Đề xuất một giải pháp mới cho tính trực quan trong dạy-
học, sắp xếp lại những trình bày bằng phương tiện đã có,
đưa ra những yếu tố mới, những phương pháp mới để
nâng cao tính trực quan.

Phát triển theo hướng Sử dụng những phương tiện sẵn có, bổ sung thêm các
làm cho phù hợp thành phần mới, cho phù hợp với sự thay đổi của các điều
kiện ứng dụng.

Phát triển theo hướng Sử dụng các phương tiện sẵn có, chỉnh sửa hình thức thể
chỉnh sửa hiện, rút gọn một cách hợp lý những thành phần không
cần thiết

Phát triển theo hướng Sử dụng các phương tiện sẵn có, đã qua chỉnh sửa, thay
nguyên lý đổi

Bảng 3.5: Các mức độ phát triển phương tiện dạy học

• Một vài lưu ý, định hướng cho quá trình phác thảo, thiết kế và xây dựng
phương tiện dạy học :

- Bản phác thảo cho phương tiện càng được chuẩn bị kỹ lưỡng, chi tiết sẽ càng đảm
bảo cho việc thiết kế và xây dựng được tiến hành thuận lợi. Những „chi phí“ về
thời gian và tư duy trong giai đoạn phác thảo sẽ được „đền bù“ trong giai đoạn
thiết kế và xây dựng

- Bản phác thảo hoàn chỉnh cần được thực hiện sao cho phương tiện có thể được
xây dựng, tạo ra bởi bất kỳ nhà sản xuất nào.

- Trong giai đoạn phác thảo, những suy nghĩ ban đầu về thiết kế, tác dụng, tình
huống sử dụng của phương tiện đều phải được thực hiện một cách sư phạm

63
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

- Trước khi bắt tay vào thiết kế và xây dựng phương tiện trên máy tính, chúng ta
nên tiến hành kiểm tra lại một số điểm sau :

+ Sự chi tiết của bản phác thảo

+ Định dạng, chuẩn của các dữ liệu sử dụng ; các công cụ phần mềm tương ứng

+ Tính sẵn có của các « nguyên liệu phụ trợ » (vd : văn bản, đồ họa, bảng biểu,
tranh ảnh...), sắp xếp chúng theo một trật tự, cấu trúc nhất định.

3.2 Giai đoạn Lựa chọn

Khi phương tiện dạy học được phát triển thì các công việc phác thảo (nội dung, phương
pháp,..), thiết kế, xây dựng đều mang tính đối tượng (đối tượng hóa). Đặc tính đối tượng
hóa này mở ra khả năng sử dụng lại của chính bản thân các công việc đó (được thực hiện
một lần nhưng sử dụng lại nhiều lần), đồng thời ứng dụng nó cho những mục đích khác
(nếu phù hợp).

Chính vì thế trước khi phát triển một phương tiện dạy học mới, chúng ta cần tìm kiếm
trong số những phương tiện đã có để xác định : sự tồn tại của phương tiện mong muốn,
tính hợp lý của nó với mục đích sử dụng, khả năng phải chỉnh sửa, sự xuất hiện các chi
phí đầu tư...

Trước khi tiến hành tìm kiếm và chọn lựa, chúng ta nên làm rõ :

- Chúng ta tìm kiếm cái gì ? (mô tả cụ thể chức năng của phương tiện, loại hình
của phương tiện, ...)

- Các điều kiện ứng dụng sẵn có (nêu rõ các điều kiện về kỹ thuật, con người, cơ
sở hạ tầng, tài chính..có sẵn hoặc có thể được trang bị để các phương tiện tìm được
có thể ứng dụng được thường xuyên)

Trong quá trình tìm kiếm và chọn lựa, chúng ta nên làm rõ :

- Các chi phí xuất hiện

- Các yêu cầu về điều kiện ứng dụng (thông tin chi tiết các điều kiện về kỹ thuật, cơ
sở hạ tầng cho việc ứng dụng : các tiêu chuẩn về thiết bị phần cứng, phần mềm, kết
nối mạng....)

- Những sự chỉnh sửa, hỗ trợ cần thiết

Một số địa chỉ có thể tìm kiếm và lựa chọn phương tiện :

64
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

- Kho lưu trữ phương tiện của các cơ sở đào tạo, các nhà xuất bản...

- Ngân hàng dữ liệu (databank)

- Internet....

Ví dụ : http://www.softwarehouse.de/

http://www.sodis.de/

http://www.artos.de/

http://www.zum.de/

http://www.sn.schule.de/

http://www.bildungsportal.sachsen.de

Việc chọn lựa các phương tiện dạy học thường diễn ra trước khi tiến hành lên lớp giảng
dạy. Nếu trong quá trình lên lớp thực tế có những thay đổi so với kế hoạch giảng dạy thì
có thể xuất hiện những tình huống khó khăn nhất định như : phương tiện đã được lựa
chọn không thích hợp với những tình huống sư phạm mới, sự thay thế những phương tiện
đó lại không sẵn có...Ngày nay với sự phát triển của công nghệ (các phương tiện dạy học
được số hóa và lưu trữ trong các ngân hàng dữ liệu) và cơ sở hạ tầng tại các cơ sở đào
tạo (các phòng học đều được kết nối mạng) thì vấn đề này đã được giải quyết đáng kể
(giáo viên có thể tìm kiếm ngay những phương tiện tương thích trong ngân hàng dữ liệu
hoặc trong môi trường dạy học điện tử - Digital Teaching Environment - thông qua
kết nối mạng tại chỗ làm việc của mình). Như vậy chúng ta có thể thấy rằng việc lựa chọn
phương tiện không những được tiến hành trước giờ học mà còn có thể diễn ra ngay trong
quá trình tiến hành giảng dạy trên lớp, phù hợp với các tình huống sư phạm (hình 3.6)

Lựa chọn
phương tiện dạy học

theo cách thông thường với môi trường dạy học điện tử
(trong quá trình chuẩn bị lên lớp) (trong quá trình giảng dạy trên lớp)

Lựa chọn phương tiện dạy học trên cơ Lựa chọn phương tiện dạy học trên cơ
sở bản phác thảo quá trình giảng dạy sở các tình huống sư phạm trên lớp

Hình 3.6: Các tình huống lựa chọn phương tiện dạy học

65
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

3.3 Giai đoạn Thử nghiệm, đánh giá

Mỗi phương tiện dạy học trước khi đưa vào sử dụng trong giảng dạy cần phải được thử
nghiệm, đánh giá nhằm rút ra được những kết luận về :

- Độ chính xác, phù hợp về nội dung chuyên môn

- Sự phù hợp trong thiết kế về mặt phương pháp sư phạm

- Sự chính xác và ổn định về chức năng kỹ thuật

- Hiệu quả học tập mong muốn đạt được

Nhóm các phương pháp Nhóm các phương pháp


đánh giá theo kinh nghiệm đánh giá theo hình thức
VD: Tiến hành các nhóm thử nghiệm VD: Các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra

Có hai hình thức (loại hình) thử nghiệm, đánh giá khác nhau :

1. Thử nghiệm, đánh giá theo giai đoạn (đánh giá ngay trong quá trình thiết kế,
xây dựng phương tiện) nhằm đưa ra được được những thông tin, những chỉnh sửa
kịp thời giúp cho phương tiện được thiết kế, xây dựng đạt yêu cầu tốt nhất. Ngày
nay hình thức này được biết đến với thuật ngữ « Thiết kế lấy người sử dụng làm
trung tâm – User Centered Design – UCD )

2. Thử nghiệm, đánh giá phương tiện khi đã hoàn thiện: đưa ra những kết
luận, đánh giá đối với những phương tiện đã được hoàn thiện

Phương tiện dạy học chỉ là một thành phần trong quá trình dạy học, tác dụng riêng lẻ do
nó mang lại hầu như không thể xác định rõ ràng hoặc phải trải qua những sự thử nghiệm
lâu dài. Do vậy một sự đánh giá tổng thể mang tính sư phạm mà phương tiện dạy học
được tích hợp trong đó, là cần thiết và thích hợp. Một phương tiện dạy học có thể được
sử dụng và có tác dụng hoàn toàn khác nhau trong những tình huống học tập khác nhau,
với những kinh nghiệm, trình độ nhận thức khác nhau của người học.

• Nhóm các phương pháp đánh giá theo hình thức

Các nhiệm vụ, khía cạnh đánh giá :

- Sự chính xác về nội dung chuyên môn

- Sự phù hợp về mặt phương pháp sư phạm

66
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

- Tính ổn định về mặt chức năng kỹ thuật

Các hình thức đánh giá :

- Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá

- Chạy thử nghiệm

- Các ý kiến nhận xét, đánh giá

Ví dụ : Một số tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá

- Không có lỗi

- Tính ổn định

- Khả năng thân thiện với người sử dụng (user friendly)

- Giao diện màn hình (interface)

- Các tính năng trợ giúp

- Các chức năng đối thoại

- Các tài liệu hướng dẫn sử dụng.....

Ưu điểm : Đơn giản, chi phí thấp, không yêu cầu những tình huống dạy học thực tế

Nhược điểm : Không đưa ra được những kết luận về hiệu quả học tập (do không ứng
dụng trong các tình huống thực tế), chủ yếu là những đánh giá mang tính chủ thể

Ứng dụng thực tế : Các phương tiện dạy học (đặc biệt là các phương tiện dạy học tự
xây dựng) được đánh giá trong quá trình sử dụng hàng ngày. Giáo viên sẽ đánh giá tác
dụng của phương tiện dạy học trong những ràng buộc của quá trình giảng dạy (địa điểm,
nội dung, đối tượng ..), từ đó đưa ra những quyết định về khả năng sử dụng tiếp, những
chỉnh sửa, những thay đổi trong thiết kế hoặc thậm chí quyết định về việc phát triển
phương tiện mới.

• Nhóm các phương pháp đánh giá theo kinh nghiệm

Khía cạnh đánh giá : Hiệu quả học tập

Hình thức : Sử dụng các nhóm so sánh

Ưu điểm : Có thể xác định được hiệu quả học tập thông qua người học

67
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

Kiểm tra Thử nghiệm Kiểm tra Kiểm tra lại


ban đầu tiếp theo
Nhóm
thử nghiệm
Đánh giá trình độ Đánh giá trình độ Đánh giá trình độ
tất cả học sinh tất cả học sinh tất cả học sinh
Nhóm
kiểm tra

Sự khác biệt = Hiệu quả học tập

Hình 3.7: Phương pháp đánh giá theo kinh nghiệm

Nhược điểm :

ƒ Chi phí thực hiện cao

ƒ Để có thể so sánh, chúng ta phải đồng thời xây dựng mục tiêu, nội dung, phương
pháp cho cả hai tiến trình giảng dạy : có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học và
không có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học

ƒ Mục tiêu học tập cần được đặt ra sao cho có thể đánh giá được bằng những tham
số cụ thể (ví dụ : các câu trả lời bằng chữ và số, tần xuất mắc lỗi, thời gian sử
dụng...). Với những phương tiện dạy học phục vụ cho quá trình tự học chủ động
(ví dụ : môi trường học tập điện tử) thì mục tiêu học tập là hoàn toàn khác nhau
đối với mỗi người học.

Trong thực tế, để đánh giá hiệu quả học tập của phương tiện dạy học người ta sử dụng
một phương pháp khác thích hợp hơn thông qua kinh nghiệm giảng dạy của mỗi giáo
viên. Phương pháp đó được gọi là « Phương pháp giả kinh nghiệm » (hình 3.7)

Ưu điểm : Có thể xác định hiệu quả học tập mà không cần sử dụng các phương pháp
thống kê

Nhược điểm : phụ thuộc vào con người, chỉ ứng dụng được trong một số điều kiện
(khoa học, kinh tế..) cụ thể

Điều kiện áp dụng : khả năng tự điều khiển, tự đánh giá của giáo viên

68
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

Giảng dạy/lên lớp Kiểm tra/đánh giá Tổng kết


định kỳ

Lớp/nhóm A
Đánh giá Đánh giá
∆t kết quả theo kết quả sau
thời gian thời gian dài

Lớp/nhóm B

Sự khác biệt = Hiệu quả học tập

Hình 3.8: Phương pháp đánh giá „Giả kinh nghiệm“

3.4 Ứng dụng

Mỗi phương tiện dạy học đều được xây dựng, phát triển và ứng dụng cho một tình huống
sư phạm nhất định. Tình huống ứng dụng tương ứng đó được mô tả như một « Kịch bản
ứng dụng – Application Scenario».

Kịch bản ứng dụng « Application Scenario» bao gồm những thành phần, điều kiện
và khía cạnh cơ bản cho việc áp dụng phương tiện trong quá trình dạy học (những yếu tố
này được thiết lập cho cả những ứng dụng đã diễn ra và cả những ứng dụng được dự
tính), để từ một trạng thái đầu vào (ví dụ : kết quả học tập ban đầu) với sự trợ giúp của
phương tiện có thể đạt tới trạng thái đầu ra mong muốn (ví dụ : hiệu quả học tập cần đạt
được).

Trạng thái ban đầu Quá trình thay đổi Trạng thái mục tiêu
(Điều kiện, vấn đề ban đầu) (Sự thay đổi, giải pháp)

Ví dụ: Ví dụ:
Kịch bản ứng dụng
- Kiến thức đầu vào của (Application Scenario) - Sự phát triển kiến thức
người học. của người học
mô tả:
- Áp lực dạy học lớn - Đối tượng học - Áp lực dạy học giảm

- Học tập phụ thuộc vào - Mục tiêu/nội dung - Học tập không phụ
thời gian và địa điểm - Phương pháp thuộc vào thời gian và
địa điểm
- ..... - Hình thức tổ chức
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - ......

- ....

69
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

Sự mô tả cụ thể các điều kiện ứng dụng dưới hình thức của kịch bản ứng dụng tạo khả
năng có thể sử dụng lại những kịch bản có kết quả tốt trong những tình huống, trường
hợp tương tự. Khi những tình huống ứng dụng tương tự xuất hiện và lặp lại thường
xuyên, người ta có thể dựa trên thành phần cơ bản, chung nhất của chúng để xây dựng
nên những kịch bản ứng dụng cơ sở, nền tảng (Standard Scenario). Từ những kịch bản
ứng dụng cơ sở này có thể có rất nhiều những biến thể khác nhau được tạo ra (những
phiên bản khác nhau của kịch bản). Những kịch bản ứng dụng cơ sở được xây dựng theo
nhiều khía cạnh cũng như phạm vi vấn đề khác nhau

3.4.1 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh điều khiển
hoạt động học

(Ai/cái gì sẽ điều khiển một cách chủ đạo quá trình học có sử dụng phương tiện) (hình
3.9)

- Học tập với sự điều khiển của giáo viên : Giáo viên dẫn dắt, điều khiển quá
trình quá trình học tập của người học với sự trợ giúp của phương tiện dạy học
riêng lẻ, ví dụ với sự hỗ trợ của môi trường dạy học điện tử.

- Học tập với sự điều khiển của chương trình : Quá trình học tập được điều
khiển bởi chương trình dạy học (CBT, WBT) (xem phần 2.2.1 - Điều khiển từ bên
ngoài).

- Học tập với sự điều khiển của các tài liệu giảng dạy : Quá trình học tập
được điều khiển bởi các tài liệu giảng dạy của giáo viên (bài giảng, sách giáo
khoa..), đồng thời kết hợp với các phương tiện khác được lưu trữ trên đĩa CD hoặc
được có thể tìm kiếm trên mạng (xem phần 1.3.3.3 - Phương tiện kết hợp).

- Người học tự điều khiển quá trình học tập : thông qua các môi trường học
tập điện tử (xem phần 2.2.2 - Tự điều khiển)

- Học tập theo nhóm (học tập cộng tác) : người học làm việc trong các nhóm
riêng biệt, sử dụng các dịch vụ truyền thông như E-mail. Chat, diễn đàn (forum)...
để trao đổi với những thành viên khác trong nhóm (xem phần 2.3.3 - Chức năng
công cụ thông tin liên lạc).

- Học tập có sự trợ giúp của người hướng dẫn (Tutor) : người hướng dẫn sẽ
hỗ trợ cá nhân hoặc một nhóm người học bằng sự động viên, tư vấn, chỉ dẫn
...trong quá trình học tập bằng việc sử dụng những dịch vụ truyền thông như E-

70
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

mail, Chat, diễn đàn...(các dịch vụ này được tích hợp sẵn trong Cổng đào tạo điện
tử) (xem phần 2.3.6 – Chức năng công cụ tổ chức)

Học tập với sự điều khiển của


chương trình Học tập với sự điều khiển
(Chương trình dạy học) của giáo viên
với các phương tiện riêng lẻ từ
Học tập với sự điều khiển của Môi trường dạy học điện tử
các tài liệu giảng dạy
với các phương tiện riêng lẻ

Người học tự điều khiển


quá trình học tập Cổng Học tập có sự trợ giúp của
(tự học với Môi trường người hướng dẫn (Tutor)
đào tạo sử dung E-mail, diễn đàn, quản lý
học tập điên tử)
nội dung, quản lý người dùng...

Học tập theo nhóm


(học tập cộng tác)
sử dụnng E-mail. diễn đàn...

Các hình thức


học ảo
Giảng dạy
giáp mặt

Hình 3.9: Các kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học theo khía cạnh
điều khiển hoạt động học

3.4.2 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh tổ chức việc
dạy học

- Tích hợp : Giáo viên sử dụng phương tiện dạy học trong giờ giảng của mình tại
những thời điểm nhất định nhằm hỗ trợ cho việc truyền đạt nội dung bài giảng (ví
dụ : tạo động cơ học tập bằng các Video Clip ; tăng tính trực quan thông qua các đồ
họa, tranh ảnh, hoạt hình ; thực hiện thí nghiệm thông qua các mô phỏng) (xem phần
1.3.3.2 – Phương tiện tích hợp).

- Bổ sung : nhằm bổ sung cho giờ giảng của giáo viên, hỗ trợ việc củng cố kiến thức,
luyện tập, tự kiểm tra trình độ của người học, các phương tiện như : chương trình dạy
học, môi trường học tập điện tử, các mô hình mô phỏng, các chương trình kiểm tra
đánh giá... sẽ được sử dụng. Các hình thức học tập ảo này không phải là sự thay thế
toàn bộ mà chỉ là sự bổ sung tùy ý cho việc chuẩn bị trước cũng như ôn luyện sau giờ
giảng của giáo viên (ví dụ : đảm bảo các yêu cầu về kiến thức cần thiết trước khi tiến
hành các thí nghiệm hiện đại, đắt tiền).

71
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

- Thay thế : Giờ lên lớp của giáo viên sẽ được thay thế. Các phương tiện sẽ hỗ trợ việc
truyền đạt nội dung giờ học dưới những hình thức ảo. Thay thế cho những giờ học
thực sẽ là những khóa học ảo như Môi trường học tập điện tử (tự học, tự điều khiển)
hoặc các chương trình dạy học (điều khiển học tập từ bên ngoài). Thông thường trong
những giai đoạn học tập ảo như vậy của người học bao giờ cũng có sự hỗ trợ, hướng
dẫn kèm theo (Tutor).

Giờ giảng của giáo viên


Tích hợp

Giờ giảng của giáo viên


Bổ sung

Thay thế Các khóa học , giờ học ảo.....

Hình 3.10: Các kịch bản ứng dụng phương tiện dạy học theo dưới khía cạnh
tổ chức việc dạy học

Các kịch bản tích hợp và bổ sung của phương tiện dạy học thường được ứng dụng trong
giai đoạn đào tạo ban đầu, còn kịch bản thay thế lại được ứng dụng và phát triển rộng rãi
trong giai đoạn đào tạo tiếp tục, đào tạo nâng cao dưới hình thức các khóa học ảo, giờ
dạy ảo...

3.4.3 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh kinh tế đào
tạo

Hiện nay do kinh phí để phát triển các ứng dụng đa phương tiện (Multimedia Application)
ngày càng cao nên các cơ sở đào tạo, đào tạo tiếp tục đã tìm cách giảm chi phí này
xuống thông qua sự hợp tác trong các quá trình phát triển, quảng bá, xây dựng thương
hiệu...Có các hình thức sau đây (hình 3.11)

- Hợp tác : cùng phối hợp trong việc phát triển và ứng dụng phương tiện dạy học

- Môi giới : quảng cáo, xây dựng thương hiệu...thông qua các nhà môi giới đào tạo

72
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

Cơ sở đào tạo A Cơ sở đào tạo B


Hợp tác
Các khóa học ảo Các khóa học ảo

Các khóa học ảo, giờ học ảo

Các khóa học ảo Các khóa học ảo

Cơ sở đào tạo C Cơ sở đào tạo D

Cơ sở đào tạo A
Môi giới
Các khóa học ảo

Nhà
Các khóa học ảo môi giới

Các khóa học ảo


Cơ sở đào tạo C

Hình 3.11: Các kịch bản ứng dụng phương tiện dạy học dưới khía cạnh
kinh tế đào tạo

3.4.4 Học tập kết hợp - Blended Learning

Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin
và truyền thông, sự phát triển của các loại hình phương tiện dạy học (chương trình dạy
học, môi trường học tập điện tử, cổng đào tạo trực tuyến..) mà các hình thức giảng dạy
giáp mặt truyền thống trong đào tạo và đào tạo tiếp tục có thể được thay thế hoàn toàn
bằng các hình thức dạy-học ảo. Người học tiếp nhận tài liệu của các giờ học, khóa học ảo
như văn bản, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ, hoạt hình, phim, câu hỏi ôn tập, các ví dụ minh
họa, bài tập, các bài kiểm tra...cũng như kế hoạch học tập thông qua mạng máy tính
hoặc Internet. Việc tiếp thu kiến thức, tiếp thu các nội dung học tập được đặt lên hàng
đầu. Người học sẽ được hỗ trợ trong suốt quá trình học tập thông qua người hướng dẫn
(Tutor) và bằng các hình thức truyền thông trực tuyến như Chat, diễn đàn ....

Tuy nhiên hình thức thay thế này lại không nhận được nhiều sự ủng hộ do những lý do
khác nhau. Một trong những lý do cơ bản nhất là thông qua việc dạy học ảo chúng ta có
thể tiếp thu được một số kiến thức nhất định, tuy nhiên sự tiếp thu kiến thức này lại
không được gắn kết với quá trình xã hội hóa và quá trình hình thành những tình cảm, tri
giác, cảm giác ...mà điều này lại rất quan trọng trong dạy-học. Một điều dễ nhận thấy là

73
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

sự hình thành ban đầu những khả năng của người học như bao quát tổng thể, lập kế
hoạch hành động, đưa ra những giải pháp đánh giá cũng như tự đánh giá, khả năng tự
quyết định...không thể được thực hiện thông qua những chương trình học tập trên máy
tính hoặc trên mạng. Những khả năng này đòi hỏi sự cố gắng của mỗi cá nhân trong các
hành động chung mang tính tập thể khi tiến hành các buổi tranh luận, trong các quá trình
tìm kiếm lời giải cho những vấn đề học tập và trong việc đánh giá, thể hiện cũng như
diễn đạt ý kiến cá nhân. Chính vì thế mà hiện nay trong lĩnh vực đào tạo nghề người ta
đã và đang đưa ra cũng như phát triển những giải pháp, phương pháp giảng dạy nhằm
tăng cường khả năng hành động của người học như hình thức đóng vai, học tập theo tình
huống (case study) hay phương pháp dự án...

Các khóa học, giờ học ảo thuần túy luôn không có được sự gặp mặt trực tiếp, sự giao tiếp
mang tính xã hội cũng như sự tương tác giữa những thành viên tham gia, bên cạnh đó
khả năng giảng dạy, năng lực sư phạm của giáo viên cũng không được thể hiện rõ. Các
thành viên trong khóa học luôn mong muốn được làm quen, trao đổi, tiếp xúc với nhau
cũng như với giáo viên. Ngoài ra họ còn mong muốn rằng, việc tìm hiểu, nghiên cứu
những nội dung học tập của mình (quá trình tư duy và hình thành tri thức) được gắn kết,
kết nối với những người khác thông qua việc thông tin trực tiếp (liên lạc, giao tiếp, sự
thống nhất, thỏa thuận về những nội dung kiến thức đó) cũng như những sự hợp tác
cùng nghiên cứu nội dung học tập (sự cộng tác, cùng hình thành tri thức) (hình 3.11)

Quá trình tư duy

Hình thành tri thức

Nội dung học tập

Sự thống nhất về kiến thức Cùng hình thành tri thức

Giao tiếp, liên lạc Hợp tác, cộng tác

Hình 3.12: Mối liên hệ giữa các thành viên trong khóa học ảo

Từ những nguyên nhân nêu trên, hiện nay các nhà sư phạm đã đưa ra một mô hình kết
hợp giữa dạy học giáp mặt và dạy học ảo, mô hình này được gọi là Dạy học kết hợp –
Blended Learning. Trong thực tế giảng dạy, mô hình kết hợp này được thực hiện dưới
nhiều cách thức khác nhau nhằm phát huy được toàn bộ ưu điểm của cả hai hình thức
dạy học (giáp mặt, ảo). Mô hình này cũng cần phải dựa trên những nền tảng, cơ sở về

74
Chương 3: Vòng đời của Phương tiện dạy học

mặt lý luận dạy học để đạt được hiệu quả sư phạm tốt nhất. Ví dụ về các giai đoạn của
hình thức học tập kết hợp được thể hiện trong hình 3.12

Giáp mặt Ảo Giáp mặt Ảo Giáp mặt

Khởi đầu Câu hỏi Ứng dụng Đánh giá


Cơ sở lý thuyết
Định hướng Tư vấn Làm việc nhóm kết quả
Làm việc độc lập
Tổng quan Thảo luận theo Project Kết thúc

1 ngày 6 tuần 3 ngày 8 tuần 3 ngày

Sự chuyển đổi Sự chuyển đổi Sự chuyển đổi giữa


giữa các giai giữa các giai tự các giai đoạn hướng
đoạn dạy học học và học theo dẫn học và hình
giáp mặt và ảo nhóm thành kiến thức

Hình 3.13: Ví dụ về các giai đoạn của hình thức học tập kết hợp

Khi các giai đoạn ảo trong hình thức học tập kết hợp ngày càng chiếm nhiều thời gian thì
những giai đoạn giáp mặt như giao tiếp, thông tin liên lạc, tương tác giữa giáo viên và
người học cần phải giữ vững và phát huy được chức năng định hướng, dẫn dắt của mình.
Trong lĩnh vực đào tạo hàn lâm (Academic) và đào tạo nghề (vocational), tùy theo những
hoàn cảnh nhất và điều kiện nhất định thì hình thức học tập kết hợp này sẽ được áp dụng
với sự cân bằng thích hợp giữa các giai đoạn học tập giáp mặt và học tập ảo để có thể
đảm bảo được chất lượng dạy học cũng như đạt được những mục tiêu đào tạo đặt ra.

75
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

Chương 4 : Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

4.1 Giai đoạn phát triển hiện tại

Những thành tựu của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ngày càng
được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, trong học tập cũng như
trong môi trường công việc của con người. Đã có rất nhiều thay đổi trong các phương
thức làm việc cũ, đồng thời nhiều phương thức làm việc mới cũng đã xuất hiện. Sư thay
đổi này không chỉ diễn ra một lần mà nó là cả một quá trình lâu dài. Những hình thức,
cấu trúc cũng như nội dung từ trước đến nay của hệ thống giáo dục đào tạo của chúng ta
đã bộc lộ những bất cập, những đủ khả năng đáp ứng được những thay đổi đó. Nền kinh
tế và hệ thống giáo dục đang đứng trước hai câu hỏi lớn, mang tính chiến lược :

1. Nền giáo dục nào có thể tạo cho con người khả năng vượt qua và chế ngự được
sự thay đổi của những yêu cầu, điều kiện mới trong cuộc sống cũng như trong
công việc ? (Câu hỏi về nội dung của dạy và học – Dạy và học cái gì ?)

2. Con người có thể tiếp nhận và duy trì, giữ vững quá trình giáo dục, đào tạo đó
như thế nào ? (Câu hỏi về hình thức, phương pháp dạy và học – Dạy và học
như thế nào ?)

Những vấn đề này mang tính xã hội rộng lớn và rất phức tạp Nó không thể được giải
quyết bằng những biện pháp mang tính cá nhân, đơn lẻ. Quá trình tìm kiếm lời giải cho
vấn đề này cần dựa trên một cái nhìn chiến lược, chắc chắn và lâu dài. Nó đòi hỏi tất cả
các thành phần của hệ thống đào tạo, đào tạo tiếp tục phải điều chỉnh để thích ứng được
với những thay đổi về : cấu trúc, kế hoạch và nội dung đào tạo, lý luận dạy học, xã hội
học, kỹ thuật và công nghệ dạy học, kinh tế...Chúng ta đang trong giai đoạn đi tìm lời giải
cho vấn đề đó.

ƒ Chiến lược tìm kiếm

Trong giai đoạn tìm kiếm hiện nay, có hai phương thức tiến hành khác nhau. Hai phương
thức này cuối cùng đều đạt được mục tiêu đặt ra nhưng lại đi theo hai con đường khác
nhau (hình 4.1)

- Phương thức thứ nhất : chịu sự ảnh hưởng của vấn đề mang tính tổng thể đã nêu
ở trên, tiến hành thử nghiệm nhằm xác định được vị trí, vai trò của các công nghệ
dạy học mới trong bối cảnh thay đổi của tất cả các thành phần của nền giáo dục đào
tạo. Phương thức này sẽ rất lâu dài và khó khăn vì nó phải dựa trên một nền văn

76
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

hóa dạy và học mới, bỏ qua những cách thức đã thực hiện trước đây (Chiến lược
định hướng vấn đề, thay đổi hình thức).

- Phương thức thứ hai : xuất phát từ việc công nghệ thông tin và truyền thông
không chỉ giải quyết những thay đổi trong môi trường công việc mà đồng thời trở
thành công cụ để giải quyết những vấn đề trong đào tạo. Dưới áp lực của nền kinh
tế, đặc biệt của hệ thống đào tạo tiếp tục cần phải tìm ra những giải pháp khả thi
trong thời gian ngắn với sự tham gia của công nghệ thông tin và truyền thông. Từ
những giải pháp này, kết hợp với sức ép của tình hình thực tế sẽ tạo ra sự thay đổi
của những thành phần khác (Chiến lược định hướng kỹ thuật). Tuy nhiên với
phương thức này (phương thức chiếm ưu thế hiện nay) lại tồn tại những bất cập lớn.
Với sự tin tưởng vào một sự « màu nhiệm » của các phương tiện kỹ thuật nên người
ta đã đầu tư lớn cho những trang thiết bị hiện đại, trong khi đó lại không chú ý đến
những giải pháp mang tính tổng thể. Thực tế đã chỉ ra rằng, rất nhiều sự đầu tư
theo phương thức như vậy đã không mang đến những hiệu quả như mong muốn. Sự
ứng dụng những công nghệ, phương tiện mới không được gắn kết với những đổi mới
về cấu trúc, nội dung và lý luận dạy học, một mình kỹ thuật máy tính hiện đại không
thể tạo nên một môi trường dạy học hiện đại.

Chiến lược tìm kiếm

Định hướng kỹ thuật Định hướng vấn đề

Mẫu tìm kiếm: Mẫu tìm kiếm:


„Chúng ta có một kỹ thuật hiện đại. „Chúng ta có vấn đề về đổi mới.
Chúng ta có thể làm gì với kỹ thuật này? Kỹ thuật nào trợ giúp để giải quyết nó ?“

Mục tiêu
- Đổi mới/Thay đổi các
điều kiện dạy – học
- phát triển, hình thành
văn hóa học tập mới

Hình 4.1: Chiến lược tìm kiếm giải pháp đổi mới quá trình dạy học

ƒ Giai đoạn chuyển đổi

Giai đoạn phát triển hiện tại của việc ứng dụng những phương tiện mới cũng như công
nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực đào tạo được thể hiện thông qua sự
chuyển đổi từ giai đoạn tìm hiểu, thăm dò những khả năng ứng dụng hiệu quả sang giai
đoạn tìm kiếm những điều kiện nhằm đảm bảo tính lâu dài, bền vững (ứng dụng trong
77
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

những điều kiện thông thường, không yêu cầu kiến thức đặc biệt về máy tính, có thể tạo
ra sự đổi mới, điều kiện học tập tối ưu...) cho những hình thức ứng dụng này. (hình 4.2)

Giai đoạn tìm hiểu Giai đoạn


Thí nghiệm Chuyển đổi Đảm bảo tính bền vững
Dự án Phát triển văn hóa học tập mới

Δt
Đổi mới về kỹ thuật Gián đoạn Đổi mới về mặt kinh tế

Hình 4.2 : Giai đoạn phát triển hiện nay của Phương tiện dạy học

Quá trình phát triển tiếp theo của những ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông
trong lĩnh vực giáo dục đào tạo chịu ảnh hưởng, chi phối của nhiều yếu tố khác nhau và
rất khó để dự đoán trước. Để có thể phác họa được xu thế phát triển của nó, trong phần
tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu những sự thay đổi và phát triển trong môi trường công
việc cũng như trong quá trình đào tạo, đào tạo tiếp tục.

4.2 Môi trường công việc-Văn hóa nghề nghiệp

ƒ Phân tích thị trường lao động (ví dụ tại Đức)

Tỷ lệ %
Tương lai
60

Thông tin
50
Sản xuất
40

30

20
Dịch vụ
10
Nông nghiệp
0
1880 1890 1900 1910 1920 1930 1940 1950 1960 1970 1980 1990 2000 2010

Hình 4.3 : Xu hướng phát triển các ngành nghề tại Đức từ 1880 đến 2010 [*]

Sự phát triển năng lực nghề nghiệp cá nhân theo xu hướng từ làm việc lâu dài trong một
nhà máy chuyển sang lao động và làm việc ở nhiều vị trí, công việc, cơ quan khác nhau
(làm việc theo thời gian, theo các dự án, tính năng động cao)

ƒ Chiến lược của xí nghiệp

− Yêu cầu của thị trường : « Cá nhân hóa » các sản phẩm và hiệu quả lao động
[*] Institut für Arbeitsmarkt- und Berufsforschung, BMWI – AG Info, Febr. 1996, Info 2000: 78
Deutschlands Wege in die Informationsgesellschaft. Internet:http//www.bmwi-info2000.de
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

− Xí nghiệp : Rút ngắn chu trình sản xuất

Các nhân tố mang tính chiến lược trong quá trình sản xuất của xí nghiệp

Kỹ thuật Tổ chức Con người

- Vai trò của con người trong việc tạo ra những giá trị trong sản xuất
tăng lên
- Yêu cầu về học tập liên tục để phục vụ sản xuất (tích hợp học tập
trong sản xuất) theo những hình thức
„Tổ chức công việc theo yêu cầu học tập“
„Xí nghiệp học tập – organizational Learning “

Yêu cầu cá nhân hóa của các sản phẩm và hiệu suất công việc trong thị trường lao động
cũng như sự thay đổi những yêu cầu về trình độ chuyên môn đã dẫn đến sự chuyển đổi
sau :

- Chuyển đổi từ tổ chức lao động theo học thuyết Taylor sang các giải pháp sản xuất
theo công đoạn nhỏ.

- Chuyển đổi từ sự lệ thuộc tuần tự theo cấp bậc (mô hình kim tự tháp) sang hình thức
phi tập trung hóa và chuyển đổi lại của trách nhiệm cũng như sự quyết định đến vị trí
làm việc (mô hình « Hòn đảo »).

- Chuyển đổi từ việc phân chia giữa làm việc và học tập sang việc gắn kết gần hơn về
thời gian, nội dung, vị trí giữa học tập và làm việc (phạm vi công việc = phạm vi học
tập).

- Chuyển đổi từ các quá trình đào tạo phức hợp, theo nhóm dựa trên thị trường đào
tạo sang hình thức đào tạo định hướng sản phẩm, định hướng hành động, đào tạo
theo nhu cầu và đào tạo theo modun.

4.3 Đào tạo và đào tạo tiếp tục – Văn hóa đào tạo

ƒ Cơ sở quyết định

Câu hỏi đặt ra

− Người học cần đạt được trình độ năng lực nào (nội dung học tập) để vượt qua được
những thay đổi trong cuộc sống và trong công việc ?

79
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

− Người học sẽ đạt được mục tiêu đó như thế nào (phương pháp học) ?

Giải pháp

chính là cơ sở của một quan điểm sư phạm, một học thuyết lý luận dạy học, đồng thời
cũng xác định chức năng chính của phương tiện dạy học

Năng lực, trình độ có thể đạt được thông qua

A B
thông qua việc truyền đạt, tiếp thông qua những hoạt động với
thu, tái hiện lại „nội dung dạy“, đối tượng học tập. Các hoạt
những hình mẫu đã có sẵn. Nội động trở thành nội dung của hoạt
dung dạy học ở vị trí trung tâm động dạy và học
của hoạt động dạy và học
Mô hình Mô hình
„Học tập thông qua sự giáo huấn“ „Học tập thông qua hành động“

Chiến lược giáo huấn/chỉ dẫn Chiến lược hành động/tương


(tư duy về nội dung) tác (tư duy về năng lực)
xác định chức năng và thiết kế của xác định chức năng và thiết kế của
phương tiện dạy học phương tiện dạy học

Hiện nay do sự phát triển nhanh chóng của tri thức trong tất cả các lĩnh vực khoa học kỹ
thuật, chúng ta đang phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa thời gian đào tạo (ngày càng
rút ngắn) và sự quá tải của nội dung học tập. Để giải quyết mâu thuẫn này chúng ta cần
phải có một cái nhìn chiến lược trong việc đổi mới quá trình dạy học, đặc biệt là hình
thành khả năng tự học.

ƒ Xu hướng của dạy và học trong lĩnh vực đào tạo nghề

- Chuyển từ học tập định hướng chủ yếu theo nội dung (hình thành tri thức) sang học
tập định hướng hình thành năng lực (hình thành khả năng).

- Chuyển từ học tập theo phương thức đơn lẻ - tổng thể sang phương thức tổng thể -
đơn lẻ (thu nhận kiến thức tổng thể, các mối quan hệ ...).

- Chuyển từ việc giảng dạy phân chia rời rạc sang hình thức học tập phức hợp, đa
dạng, có sự gắn kết của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực.

- Người thày không chỉ là người truyền đạt kiến thức thuần túy mà trong một hoàn
cảnh nào đó còn phải là người sắp xếp, thiết kế, chuẩn bị những điều kiện thuận lợi

80
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

nhất cho việc học tập, đồng thời cũng là người tư vấn giúp đỡ của quá trình hình
thành nhân cách.

ƒ Học tập suốt đời (Lifelong Learning)

Sự thay đổi mạnh mẽ trong cuộc sống cũng như trong môi trường làm việc đã khiến cho
việc học tập được tổ chức và điều khiển một cách độc lập chủ động có một vai trò to lớn.
Con người cần phải chủ động hơn, có tinh thần trách nhiệm cao hơn cũng như cần phải
có khả năng cho việc tự học. Đối với nền kinh tế, điều này có 2 ý nghĩa :

- Con người cần phải chuẩn bị để học cách tự học.

- Cần phải chuẩn bị cho họ một hệ thống những điều kiện về cấu trúc, nội dung, pháp
lý, phương tiện.. để có thể học tập suốt đời.

Một hệ thống những điều kiện cần phải phát triển như vậy có ý nghĩa to lớn. Nó yêu cầu
những vấn đề phức tạp về nội dung, cấu trúc, đặc biệt trong phạm vi giao nhau giữa quá
trình đào tạo ban đầu, tự đào tạo và đào tạo tiếp tục, cần phải được giải quyết. Qua đó
chúng ta thấy rằng việc « Học tập suốt đời » trong chỉ bị giới hạn trong khoảng thời gian
sau khi được đào tạo tại trường lớp mà nó là sự hợp nhất giữa việc « Học tập ban đầu »
sống (hình thành những năng lực cơ bản) và « Học tập theo yêu cầu của công việc và
cuộc sống ».

Đào tạo tiếp tục (tổ chức bên ngoài))


Tự đào tạo (học tập độc lập, chủ động)
Giáo dục
Học tập Làm việc

Cuộc sống

“Học tập bắt buộc” “Học tập theo nhu cầu”


Giáo dục ban đầu Học tập tiếp tục
(Tuổi vị thành niên) (Tuổi trưởng thành)

„Học tập suốt đời“ ?


Học tập suốt đời !

Vai trò, ý nghĩa ngày càng tăng của việc tự học, học tập chủ động. độc lập (tự đào tạo)
đòi hỏi :

- Các khóa học có sử dụng phương tiện và được xây dựng dưới dạng modul nhằm tạo
điều kiện cho người học có được một phương pháp học tập độc lập theo những nhu

81
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

cầu, mong muốn học tập của mỗi cá nhân (ứng dụng cấu trúc không gian, môi
trường học tập. Xem phần 2.2.2 và 2.3.5).

- Một sự tiếp cận, truy cập đến các phương tiện số không phụ thuộc thời gian và địa
điểm nhằm tạo cho việc dạy và học có sự chủ động và linh hoạt cao (các ứng dụng
trực tuyến trên mạng, các cổng đào tạo điện tử, các hệ thống quản lý học tập. Xem
phần 2.3.6).

4.4 Xu hướng phát triển của phương tiện dạy học

Những sự thay đổi trong lĩnh vực đào tạo và môi trường làm việc vừa được nêu ở trên đã
chỉ ra những hiệu quả tổng hợp mà con người sẽ hướng vào khi sử dụng những phương
tiện dạy học số cũng như công nghệ thông tin và truyền thông. Rất khó để có thể dự
đoán trước rằng với một hoàn cảnh cụ thể thì những giải pháp riêng biệt về kỹ thuật cũng
như phương tiện sẽ được chọn lựa như thế nào. Tuy nhiên những hiệu quả được đưa ra
như vậy vẫn được sử dụng để đánh giá, nhận xét những giải pháp đã và sẽ có trong
tương lai.

ƒ Định hướng phát triển

Những hiệu quả mục tiêu về mặt nguyên tắc sẽ xác định những định hướng cơ sở cho sự
phát triển tiếp theo của các loại hình phương tiện cũng như cách thức, hình thức ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực dạy-học. Những định hướng
phát triển này được khái quát như sau :

- Mở ra một con đường hình thành tri thức mới một cách sư phạm cho quá trình học
tập kết hợp với tối ưu hóa, mở rộng những con đường đã có.

-> Đa phương tiện sư phạm + Tính tương tác

- Cho phép và hỗ trợ quá trình tự học theo nhu cầu (nội dung) và khả năng (phương
pháp) của mỗi cá nhân.

-> Cá nhân hóa (Nội dung và phương pháp)

- Đảm bảo việc dạy học có sử dụng phương tiện một cách sư phạm được thực hiện
linh hoạt và thích hợp hơn

-> Tính thích nghi + Tính linh hoạt

- Giảm bớt những rào cản về không gian và thời gian của dạy và học trong việc tiếp
cận với nội dung học tập, các dịch vụ hỗ trợ, các đối tác trong học tập (người học,
các nhóm, người hướng dẫn, giáo viên).

82
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

-> Tính linh hoạt về không gian và thời gian

- Tăng hiệu quả sử dụng những chi phí đầu tư cho đào tạo của xã hội, của cơ sở đào
tạo và của bản thân mỗi cá nhân.

-> Tính hiệu quả trong đầu tư

ƒ Cơ sở hạ tầng

Tốc độ phát triển, phạm vi triển khai, tính bền vững của việc ứng dụng phương tiện mới
cũng như công nghệ thông tin, truyền thông trong lĩnh vực đào tạo, đào tạo tiếp tục được
xác định bởi những điều kiện về cơ sở hạ tầng. Những thành phần, yếu tố bản chất của
các điều kiện này là :

- Kỹ thuật : hệ thống mạng thích hợp trong các cơ sở đào tạo – đào tạo tiếp tục,
trong các thư viện... để truy cập đến các máy chủ nội dung (Content Server), đến các
hệ thống quản lý nội dung (CMS), hệ thống quản lý học tập (LMS), đến các cổng đào
tạo điện tử với những ứng dụng đa phương tiện ; ngoài ra còn có thể kể đến những
kỹ thuật trình diễn trên mạng được trang bị trong nhiều phòng dạy học.

- Phương tiện : tập hợp các ứng dụng có giá trị, có bản quyền, được modul hóa, dễ
dang tìm kiếm, khả năng đáp ứng cao lưu trữ trên các máy chủ nội dung/máy chủ
phương tiện.

- Con người : sự đảm bảo về mặt nhân sự trong việc quản lý, đảm bảo tính ổn định
lâu dài cũng như khả năng chuyển giao các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phương tiện dạy
học.

- Trình độ : trình độ (đặc biệt là trình độ, khả năng trong lĩnh vực E-learning) của
những người phát triển nội dung, phát triển phương tiện, của những người sử dụng
(chính là những giáo viên) và sự hỗ trợ của họ về các mặt lý luận dạy học, tâm lý học
tập, thông tin, các công cụ soạn thảo, các định dạng và chuẩn…

- Công cụ : quỹ tài chính nhằm đảm bảo những chi phí về thiết bị và con người cho
việc ứng dụng lâu dài.

- Quảng bá thương hiệu : các mô hình kinh tế nhằm tạo thương hiệu cho các ứng
dụng, tạo sự liên kết với những nhà môi giới, tạo nguồn tài chính tái đầu tư.

83
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

Cơ sở đào tạo-đào tạo tiếp tục

Giảng đường
Kết nối Internet Nơi làm việc
Phòng máy tính Máy chủ
của trường

Máy chủ
trung tâm
Intranet

Thư viện

Tại nhà
Phòng học

Hình 4.4 : Mô hình cơ sở hạ tầng cho ứng dụng Phương tiện dạy học mới
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro khi đầu tư, trước khi quyết định phát
triển một cơ sở hạ tầng mới thì một bản phác thảo, giải pháp ứng dụng cần phải được
xây dựng một cách chi tiết và với một tầm nhìn chiến lược lâu dài.

ƒ Lịch sử - xu hướng phát triển của các hệ thống dạy-học

Lịch sử phát triển của các hệ thống dạy-học bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước
trong các thí nghiệm về tâm lý học hành động với những chương trình điều kiện hóa bằng
các thiết bị cơ khí. Máy dạy học đầu tiên được thiết kế trong những năm đó bởi nhà tâm
lý học người Mỹ Sidney Leavitt Pressey nhằm cung cấp sự phản hồi tức thì cho các bài
kiểm tra đa lựa chọn (multiple choice). Việc sửa lỗi tức thì được xem như là một chức
năng của dạy học, cho phép người học luyện tập đến khi nhận được kết quả đúng. Trong
thời điểm này phương pháp dạy học hướng vào khách thể hành động (dạy học lấy người
học làm trung tâm) chưa được hình thành và phổ biến rộng rãi.

Đến những năm 50, sự quan tâm đến lĩnh vực này đã có sự thay đổi do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Đầu tiên phải kể đến là sự kiện Liên bang Xô Viết đã phóng thành công
vệ tinh nhân tạo đầu tiên (vệ tinh Sputnik 1) lên quỹ đạo Trái Đất vào ngày 4 tháng 10
năm 1957, khởi đầu cuộc chạy đua vũ trụ giữa các cường quốc trên thế giới. Điều này đã
dẫn đến sự đua tranh trên phạm vi toàn thế giới trong việc phát triển khoa học công nghệ
và trình độ đào tạo. Việc giảng dạy được chương trình hóa đã bắt đầu xuất hiện trên
phạm vi rộng lớn với ý tưởng : sao chép, mô phỏng lại các thao tác dạy học của chủ thể
hành động (người giáo viên) và « chuyển vào » các đối tượng thay thế (máy dạy học,
sách tham khảo). Nền tảng của quá trình này vẫn là các mô hình điều kiện dựa trên các
chương trình của Pressey, Skinner, Crowder và sử dụng các thiết bị dạy học cơ điện tử (ví
84
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

dụ : máy dạy học BASF 5000 và Unitutor). Tuy nhiên đến những năm 80 thì hiệu quả
mong đợi của việc chương trình hóa dạy học đã không xảy ra, nguyên nhân của sự không
thành công này là do :

- Xuất phát điểm xây dựng các chương trình dạy học hoặc đi theo các mô hình điều
kiện của tâm lý học hành vi, hoặc đi theo các mô hình của lý luận dạy học giáo huấn.

- Sự hạn chế về khả năng xử lý thông tin của các máy dạy học cơ điện tử và của quá
trình xây dựng chương trình dạy học từ các đoạn phim và âm thanh.

- Sự không ủng hộ của các giáo viên và cơ sở đào tạo trong việc thay đổi phương pháp
giảng dạy truyền thống.

- Nền kinh tế không hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài chính và con người để tiếp tục ứng
dụng các chương trình và thiết bị dạy học dưới các điều kiện thông thường của giáo
viên.

Đến những năm 90 thì sự gián đoạn này kết thúc khi mà hiệu quả của việc xử lý thông tin
điện tử được chỉ ra, khi mà máy tính cá nhân (Personal Computer-PC) được sử dụng rộng
rãi, sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, môi trường làm việc có sự
thay đổi mạnh mẽ. Những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của việc chương trình hóa
quá trình giảng dạy một mặt là do các vấn đề về kỹ thuật, mặt khác là do nền tảng về lý
luận dạy học và tâm lý học không thay đổi trong khi việc giảng dạy với sự hỗ trợ của máy
tính (CAI-Computer Aided Instruction) đã xuất hiện và phát triển mạnh mẽ. Những yêu
cầu mới của môi trường sống, điều kiện làm việc đòi hỏi một sự thay đổi về cấu trúc,
chương trình trong lĩnh vực đào tạo-đào tạo tiếp tục, một văn hóa học tập mới trong đó
vấn đề tự học, học tập suốt đời ...được đặt lên vị trí quan trọng. Sự thay đổi cách nhìn
của việc dạy đối với việc học đã dẫn đến một bước ngoặt mang tính quyết định, trong đó
tâm lý học tư duy và lý luận dạy học theo lý thuyết học tập đóng vai trò quan trọng. Giờ
đây ngoài nhiệm vụ truyền đạt các nội dung học tập, dạy học còn được hiểu như là quá
trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc học tập đạt kết quả. Sự thay đổi khách thể
(đối tượng) trong quá trình dạy học đã làm xuất hiện những loại hình phần mềm dạy học
mới. Các phần mềm này trước hết hướng đến việc điều khiển quá trình học, sau đó còn
giúp tạo ra những điều kiện thuận lợi cho học tập ở các môi trường trong và ngoài lớp (tự
học, đào tạo tiếp tục, học tập suốt đời..). Ngày nay các loại hình phần mềm như vậy xuất
hiện và tồn tại dưới hình thức của môi trường học tập, làm việc điện tử (Digital Learning
Environment), cổng đào tạo điện tử (Edu Portal), hỗ trợ cho hình thức đào tạo ảo (Virtual
Learning-Teaching).

85
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

Trong quá trình phát triển của các hệ thống dạy-học thì sự ra đời của một loại hình phần
mềm dạy học mới luôn bắt nguồn từ các loại hình phần mềm cũ trước đó. Chính vì vậy
mà chúng ta có khái niệm : phần mềm thế hệ trước, phần mềm thế hệ sau, các phiên bản
(version) của phần mềm. Sự phát triển kế tiếp nhau của các thế hệ phần mềm không có
nghĩa là phần mềm thế hệ sau sẽ xóa bỏ, phủ định phần mềm thế hệ trước. Ngày nay các
phần mềm khác nhau có thể luôn tồn tại đồng thời trong những ứng dung phức tạp, tổng
hợp.

Ví dụ : các chương trình dạy học (teaching program) vẫn có thể tồn tại độc lập hoặc có
thể được tích hợp như một thành phần của môi trường học tập điện tử (Digital Learning
Environment), nhờ đó vừa đưa ra khả năng tự học, tự điều khiển của người học, vừa đưa
ra cách học dựa trên một phương thức điều khiển có sẵn.

86
Chương 4: Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học

ThiÕt bÞ kü thuËt CÊu tróc d¹y-häc Lo¹i h×nh phÇn mÒm

CÊu tróc tuyÕn tÝnh hoÆc Ch−¬ng tr×nh


cÊu tróc b−íc (§iÒu khiÓn
bªn ngoµi)
M¸y d¹y häc cña PRESSEY
Mét b−íc cña ch−¬ng VD : C¸c ch−¬ng
tr×nh d¹y häc tr×nh d¹y häc cña
CÊu tróc ph©n nh¸nh h×nh thøc "D¹y
M¸y d¹y häc BASF 5000
häc ®−îc ch−¬ng
tr×nh hãa " vµ
"D¹y häc víi sù trî
gióp cña m¸y tÝnh "
M¸y luyÖn tËp Unitutor

CÊu tróc Modul M«i tr−êng


(Tù ®iÒu khiÓn)

VD : C¸c m«i tr−êng


häc tËp ®iÖn tö trªn c¬
së t©m lý t− duy vµ lý
M¸y tÝnh c¸ nh©n hoÆc C¸c modul cña „M«i tr−êng
luËn d¹y häc hµnh
phßng m¸y tÝnh häc tËp“
®éng

CÊu tróc kÕ thõa Tù s¾p xÕp vµ


tæ chøc

VD : Learning Plattform
phôc vô cho viÖc d¹y vµ
häc trªn m¹ng trong hÖ

S¾p xÕp tõ C¸c ph−¬ng tiÖn thèng gi¸o dôc vµ ®µo


c¸c modul vµ modul cã s½n t¹o “¶o” – Virtual
M¹ng Internet/Intranet
( trªn Internet) Training

Hình 4.5: Các hệ thống dạy – học (Cấu trúc dạy học – Loại hình phần mềm)

87
Tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài

[1] BRUNS, Beate; GAJEWSKI, Petra : Multimediales Lernen im Netz. Leitfaden für
Entscheider und Planer. 3. Auft, Berlin : Springer Verlag 2002

[2] Daniel, J. : Mega-Universities ans Knowlegde Media : Technology, Strategies for


Higher Education Koganpage, 1996

[3] EGON, Dick : Multimediale Lernprogramme und telematische Lernarrangements.


Nürnberg : BW Bildung und Wissen Verlag und Software GmbH 2000, S.17-63, S.83,
S.103-130

[4] Forsyth, I : P. : Teaching and Learning Materials and the WWW. Kogan Page,
1996

[5] IHBE, Wolfgang : Vorlesung Bildungstechnologie I WS 2005/2006 Technische


Universität Dresden, Fakultät Erziehungswissenschaften, Institut für Berufpädagogik

[6] IHBE, Wolfgang; SIMMERT, Hartmut : Lebenslanges Lernen und


computergestützte Umgebungen für Lernen und Lehren. In : Wissenschaftliche Zeitschrift
der Technischen Universität Dresden. 47 (1998), Heft 4, S.76-81

[7] IHBE, Wolfgang : Umgebung und Arrangements-Dispositiver Gestaltungsansatz


und Prototypen, Vieweg Verlag, Heft 6, Dezember 1997

[8] IHBE, Wolfgang : Lebenslanges Lernen – Neue Medien und Bildungstechnologie


. In : Wissenschaftliche Zeitschrift der Technischen Universität Dresden. 50 (2001), Heft
5/6, S.35-42

[9] J.ISSING, Ludwig; KLIMSA, Paul: Information und Lernen mit Multimedia und
Internet. Lehrbuch für Studium und Praxis, 3. Auflage: Verlagsgruppe Beltz,
Psychologische Verlags Union, Weinheim 2002

[10] PETER, Baumgartner; HARTMUT, Häfele; KORNELIA, Maier-Häfele : E-


Learning Praxishandbuch. Auswahl von Lernplattformen. München : Studien Verlag 2002,
S.13- 46

88
Tài liệu tham khảo

[11] KERRES, Michael : Multimediale und telemediale Lernumgebungen. Konzeption


und Entwicklung. 2. Aufl, München : Oldenbourg Verlag 2001

[12] SIMMERT, Hartmut : In sieben Schritten zum eigenen Web-Projekt. 6.Auft,


Beiträge TU Dresden 2003

[13] SIMMERT, Hartmut : Anfertigen und Anwenden von Videos und Animationen für
Lernen und Lehren-Grundwissen für Lehrer. 11.Auft, Beiträge TU Dresden 2003

[14] Mohammad : Konzeption und prototypische Entwicklung einer Lernumgebung


zum Thema “Gestaltung und Anwendung von digitalen Medien“. Wissenschaftliche
Abschlussarbeit zur Erlangung des akademischen Grades “Master of Science in Vocational
Education“, Technische Universität Dresden, Fakultät Erziehungswissenschaften, Institut
für Berufpädagogik, 01.08.2001, S.22-S.26

Tài liệu tham khảo trên Internet

[15] http://www.learningcircuits.org/glossary.html

[16] Lernen mit dem Computer.


http://www.stangltaller.at/ARBEITSBLAETTER/LERNEN/ , 20.8.2004

[17] http://vi.wikipedia.org/wiki/

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[18] Nguyễn Xuân Lạc : Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học -
Công nghệ, ĐHBKHN, 2006

[19] Nguyễn Xuân Lạc : Bài giảng Công nghệ dạy học CAI (2006), Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội, Khoa Sư phạm Kỹ thuật

[20] Nguyễn Xuân Lạc : Bài giảng Công nghệ học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội,

[21] Tài liệu trong : Hội thảo về Digital Campus, E-learning và E-Library. Hà Nội,
17/8/2004

[22] Tài liệu trong : Workshop on Application of ICT in Postgraduate Education in


Mechatronics. Hà Nội, 3/1/2004

89
Phụ lục

PHỤ LỤC 1 : XÂY DỰNG VÀ ỨNG DỤNG VIDEO VÀ PHIM HOẠT HÌNH
TRONG DẠY HỌC

1. Những khái niệm cơ bản

1.1 Đặt vấn đề

Từ trước đến nay phim đã được xếp vào các phương tiện nghe nhìn tiêu biểu cho quá
trình dạy và học và do đó được coi là phương tiện dạy học. Với những phim đã được cung
cấp thì việc được lưu trữ bằng hình thức gì (VD : trên băng từ, trên các vật mang tương
tự hoặc kỹ thuật số..) đã không còn quan trọng mà điều quan trọng đối với những phim
này là yêu cầu về chất lượng, khả năng sử dụng, làm việc và tích hợp với các phương tiện
khác.

Trước đây khi mà việc chỉnh sửa và trình diễn phim bằng kỹ thuật số chỉ có thể thực hiện
trên các máy tính với cấu hình mạnh (Main Frame), các máy tính lớn hoặc máy trạm
(Workstation) hoặc chỉ với các thiết bị phần cứng đắt tiền đi kèm, thì cùng với những đột
phá trong việc nâng cao hiệu suất của máy tính, máy tính cá nhân đã ra đời và được sử
dụng rất rộng rãi và hiệu quả. Tuy nhiên cần phải nói rằng việc xây dựng và làm phim với
sự trợ giúp của máy tính luôn là một công việc có yêu cầu rất lớn về mặt kỹ thuật, trình
độ và thời gian. Điều này được thể hiện trong việc : với một máy tính tốt và các công cụ
(phần mềm cần thiết), chúng ta không phải đã có thể làm chủ được những kỹ năng thực
sự cho việc xây dựng và làm phim.

Với những khả năng kỹ thuật hiện nay thì trong lĩnh vực sư phạm, các hình thức mới của
phim đều được xem như một phương tiện dạy học và được sử dụng rất hiệu quả. Nhiều
giờ học được tổ chức với tâm điểm là việc sử dụng những bộ phim được sản xuất một
cách chuyên nghiệp cho một chủ đề nhất định.

Tuy nhiên trong nhiều tình huống dạy và học thì hình thức ứng dụng này đã không đạt
được hiệu quả mong muốn. Mục tiêu được đặt ra là tất cả các phương tiện cần thiết cho
giảng dạy nên được chuẩn bị sẵn. Và khi đó những đoạn phim ngắn cùng với những
phương tiện dạy học khác (Folie, mô phỏng...) sẽ được chuẩn bị cho những nội dung
giảng dạy cụ thể, giúp cho quá trình dạy học đạt được hiệu quả mong muốn. Để làm
được điều này chúng ta cần phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật số. Trong tương lai
lĩnh vực làm phim với những công cụ và kỹ thuật hiện đại sẽ trợ giúp rất lớn trong thực tế
giảng dạy và sẽ tạo điều kiện cho những thay đổi tích cực của dạy và học.

90
Phụ lục

1.2 Sử dụng phim như là phương tiện dạy học

Phim dạy học đã ra đời rất lâu, tương tự như những thể loại phim khác. Tuy nhiên việc
xây dựng phim dạy học là một công việc không hề dễ dàng và không thể coi nhẹ. Điều đó
không chỉ liên quan đến các vấn đề về tài chính. Thông qua các thiết bị lưu trữ công
cộng, những đoạn phim đã và đang được xây dựng cho nhiều chủ đề khác nhau và việc
phổ biến rộng rãi chúng có thể được đảm bảo. Nhiều trường học và giáo viên cũng tự
chuẩn bị cho mình một « kho » những đoạn Video phục vụ cho công việc giảng dạy.

Những bộ phim dạy học được xây dựng một cách chuyên nghiệp đều đưa ra sự chỉ dẫn
về độ phù hợp của nó (ít hay nhiều) đối với một chủ đề nhất định. Chính vì vậy để những
người theo dõi (người học) có thể hiểu được ý nghĩa nội dung của phim thì người trình
bày (giáo viên) cần có những sự dẫn dắt, giải thích về chủ đề mà mình muốn đề cập.
Những thể loại phim khác (ví dụ : phim trò chơi, các chương trình, bản tin truyền hình với
những nội dung khoa học thường thức...) thì đều được xây dựng xoay quanh một đề tài
cụ thể. Sự khác biệt này xuất phát từ việc tác giả của những phim dạy học không thể
nhận biết được toàn bộ những tình huống dạy học riêng biệt để có thể có được những
kịch bản phim chính xác. Chính vì thế mà những bộ phim này cần được xây dựng trên
những bản phác thảo có phạm vi ứng dụng rộng. Những hiểu biết và kinh nghiệm sư
phạm của người viết kịch bản cũng như nhà sản xuất (cả những người tư vấn) sẽ là
những tiền đề quan trọng để từ đó những bộ phim với những nội dung cần truyền đạt có
thể được xây dựng. Tuy nhiên những nhà sản xuất luôn không có được sự phản hồi trực
tiếp từ phía người học về tính hiệu quả và khả thi của những mục tiêu muốn truyền đạt.

Tuy nhiên khi được xem như một phương tiện giảng dạy, chúng ta đưa ra những yêu cầu
chi tiết, tỉ mỉ hơn đối với phim, so sánh những khả năng và sự đặc biệt của nó đối với
những phương tiện giảng dạy sẵn có khác, từ đó thấy rõ rằng những bộ phim hoàn thiện
với những chủ đề cụ thể mới chỉ đáp ứng một phần những yêu cầu về tính trực quan của
phim. Những hình thức ứng dụng có ý nghĩa tiếp theo của phim chính là sự tích hợp của
những đoạn phim ngắn trong bản phác thảo cho giờ giảng, đáp ứng được những yêu cầu
của giáo viên một cách hiệu quả. Hơn nữa việc sử dụng phim trong giờ học bao giờ cũng
đi kèm với sự đầu tư, yêu cầu cao về kỹ thuật, ví dụ : những trang thiết bị kỹ thuật để
trình diễn phim không nằm trong những trang bị thông thường đối với một phòng học.
Những trang bị kỹ thuật hiện nay vẫn dựa trên những giải pháp không phụ thuộc vào
máy tính, ở đó theo qui định phải có vô tuyến cùng với đầu máy Video-Player, và các thiết
bị này có thể di chuyển được. Tuy nhiên trên thực tế rất ít các phòng học có được những
thiết bị này (chưa kể đến máy chiếu Projector lại càng thiếu) hoặc có nhưng luôn không

91
Phụ lục

sẵn sàng để sử dụng. Chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn đối với giáo viên khi có ý
định sử dụng các đoạn phim trong giờ lên lớp của mình.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ số,
thì thực trạng này cần phải được thay đổi, các phương tiện dạy học kỹ thuật số cần được
sử dụng một cách rộng rãi. Rất nhiều thiết bị mới, hiện đại ra đời và được sử dụng rỗng
rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như : máy ảnh, máy quay phim kỹ thuật số, các
máy chiếu – Projector ngày càng nhỏ gọn và hiện đại, máy tính điện tử với những chức
năng thông minh, các thiết bị lưu trữ với dung lượng ngày càng lớn...

Sự phát triển này có ảnh hưởng rất lớn đối với nền giáo dục. Trước hết nó đòi hỏi việc
nghiên cứu để có thể ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật này trong dạy và học một
cách sư phạm. Ngoài ra nó cũng đặt ra những yêu cầu mới về trình độ của những nhà sư
phạm trong lĩnh vực công nghệ dạy học. Đó là những yêu cầu về khả năng lựa chọn, phát
triển, thay thế, quản lý những phương tiện dạy học số trong những môi trường dạy-học
điện tử, được trợ giúp bởi máy tính và mạng máy tính (internet, intranet), từ đó dẫn đến
những tư duy cũng như phương pháp làm việc hoàn toàn mới trong lĩnh vực dạy học.

1.3 Một số khái niệm cơ bản

ƒ Phim

Phim được hiểu là sự thể hiện, mô tả một quá trình hay một tình huống, trong đó mỗi
ảnh đơn lẻ không thể cảm nhận được bằng mắt người. Phim thường được lưu trữ trên
một vật mang để có thể sử dụng lại được. Hiện nay người ta cũng sử dụng khái niệm
« Ảnh động », « Ảnh chạy » để nói về phim

ƒ Video

Video được mô tả như là sự lưu trữ một cách nguyên bản của phim, với sự trợ giúp
của kỹ thuật lưu trữ bằng nam châm từ. Ngày nay khái niệm Video được ứng dụng
rộng rãi cho phim. Do đó nó có thể là phim với một chủ đề hoàn thiện hoặc một đoạn
phim ngắn, là thành phần của các ứng dụng đa phương tiện hoàn chỉnh. Video có thể
được lưu trữ dưới dạng tương tự (vd : băng từ) hoặc dạng số (vd : đĩa CD, DVD..)

Trong thực tế giảng dạy thì Video được lưu trữ trên băng từ theo định dạng VHS vẫn
được sử dụng rộng rãi. Định dạng Video này vẫn có những ưu điểm nổi bật đối với
dạy và học, trước hết là do tính phổ biến của các thiết bị trình diễn (ở hầu hết các cơ
sở đào tạo đều có vô tuyến và đầu máy Video-Player), sử dụng đơn giản, thuận tiện,
băng từ lưu trữ có thể xóa và sử dụng lại nhiều lần. Tuy nhiên định dạng này cũng có

92
Phụ lục

những nhược điểm, đó là do sự lưu trữ tuần tự trên băng dẫn đến tốn thời gian khi
tìm kiếm một cảnh cần thiết ; ngoài ra do được lưu trữ trên băng từ nên chất lượng
hình ảnh cũng như âm thanh sẽ bị giảm đi đáng kể qua việc sao lưu nhiều lần. Những
chuẩn Video mới tốt hơn (S-VHS, Betacam) nhưng sẽ dẫn đến việc chi phí cao hơn
cho thiết bị.

Nếu Video được số hóa và lưu trữ trên ổ cứng của máy tính thì chất lượng của dữ liệu
này sẽ phụ thuộc vào chất lượng của băng Video gốc, tính chính xác của quá trình
biến đổi tương tự-số. Quá trình biến đổi đưa ra những yêu cầu về khả năng làm việc
của các thiết bị phần cứng để có thể đạt được chất lượng cũng như độ lớn của hình
ảnh theo yêu cầu.

ƒ Hoạt hình (animation)

Hoạt hình là một phim được xây dựng từ những hình ảnh đồ họa (được vẽ hoặc tính
toán) đơn lẻ. Khái niệm « Hoạt hình » có nghĩa là : làm sôi động, náo nhiệt, là sự thay
đổi của thị giác bằng kỹ xảo. Sự thay đổi này bao gồm cả thay đổi về vị trí, địa điểm
của đối tượng và người quan sát, cả thay đổi về ánh sáng, màu sắc ...của đối tượng.

Những hình ảnh của một hoạt hình cần phải được tạo dựng hoặc vẽ riêng lẻ. Cũng
giống như việc tạo dựng một bộ phim đồ họa kỹ xảo, việc làm hoạt hình đòi hỏi rất
nhiều thao tác khác nhau. Ngày nay nhờ những kỹ thuật hoạt hình tiến tiến mà công
việc này có thể trở nên đơn giản và dễ dàng hơn nhiều. Trong những năm gần đây
trong lĩnh vực làm phim kỹ xảo đã có sự hỗ trợ của máy tính và các phần mềm thích
hợp, điều này không những góp phần đơn giản hóa quá trình làm phim mà còn trợ
giúp tạo ra nhiều hiệu quả khác nhau.

ƒ Âm thanh

Trong giai đoạn xây dựng thì âm thanh trong phim luôn được chú ý một cách đặc
biệt. Nó bao gồm lời thoại, âm nhạc, tiếng động ; có thể là âm thanh gốc (được ghi
âm ngay tại nơi làm phim) hoặc là những âm thanh được tái tạo lại nhờ các kỹ thuật
tạo âm. Do hoạt hình là một công việc, một sản phẩm nghệ thuật nên nó có thể chỉ
bao gồm các âm thanh được tạo ra bằng kỹ thuật. Chất lượng của âm thanh phụ
thuộc vào một số yếu tố. Khi âm thanh được xử lý dưới dạng analog (với các thiết bị
âm thanh thông thường) thì chất lượng của âm thanh sẽ phụ thuộc vào việc thu âm
và đặc tính của thiết bị sử dụng. Khi âm thanh được số hóa, nó có thể được xử lý với
các phần mềm chuyên dụng mà không sợ bị suy giảm chất lượng. So với các dữ liệu
Video thì các dữ liệu âm thanh nhỏ hơn rất nhiều, do đó hiện nay chúng ta luôn có

93
Phụ lục

thể thao tác, xử lý các âm thanh với chất lượng của đĩa CD (44,1 Khz, 16bit, Stereo)
hoặc chất lượng DVD (48 kHz, 16 bit, Stereo).

2. Quá trình phác thảo và xây dựng phim Video

Tạo ra một Video có chất lượng là một công việc đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian.
Chính vì thế trước khi xây dựng Video chúng ta nên tiến hành tìm kiếm để xác định xem
với những chủ đề hay nội dung nhất định đã có sẵn những Video thích hợp hay chưa. Khi
tiến hành sưu tầm, tổng hợp các phương tiện phục vụ giảng dạy, các cơ sở đào tạo có
quyền sử dụng các kho dữ liệu của thành phố, bang hoặc quốc gia. Cùng với sự phát
triển và tiến bộ trong lĩnh vực phần cứng và công nghệ trình chiếu, trong tương lai các
loại phim kỹ thuật số, phim kỹ xảo ... có thể được lưu trữ trên các máy chủ (Server) trung
tâm, tạo điều kiện dễ dàng cho việc tìm kiếm, xử lý. Nhờ đó các giáo viên có thể lựa chọn
những dữ liệu phù hợp cho bài giảng của mình

Cùng với yêu cầu ngày càng tăng và sự phổ biến rộng rãi của phim thông qua lĩnh vực
điện ảnh và truyền hình thì việc sản xuất phim đã phát triển thành một ngành công
nghiệp. Quá trình phát triển này không chỉ đem lại một số lượng phim khổng lồ mà còn
đem lại những công nghệ và chất lượng mới, và điều này cũng ảnh hưởng đến việc sản
xuất những bộ phim dùng trong giảng dạy.

Để xây dựng được một bộ phim hay một đoạn phim ngắn có chất lượng, người ta phải
trải qua nhiều công đoạn khác nhau như : xây dựng ý tưởng, viết kịch bản, quay phim,
phân chia cảnh, tạo dựng âm thanh...Để thực hiện được những công việc này một cách
chuyên nghiệp, người ta phải được đào tạo bài bản và sẽ có những nghề tương ứng với
nó như : đạo diễn, nhà quay phim, kỹ sư ánh sáng, kỹ sư âm thanh, kỹ sư tạo dựng kỹ
xảo...Tuy nhiên đối với giáo viên trong phạm vi nào đó, họ vẫn có thể tự mình hoặc cùng
với sinh viên xây dựng những đoạn phim ngắn với chất lượng hợp lý để sử dụng trong giờ
học. Việc sử dụng các đoạn phim ngắn trong giảng dạy sẽ trợ giúp cho việc mô tả một
cách chi tiết, nâng cao tính trực quan, đồng thời tiết kiệm được sự giải thích cũng như
những đồ họa tương ứng mà vẫn bảo đảm đạt được mục tiêu sư phạm đặt ra. Sau đây
chúng ta sẽ nghiên cứu các bước thao tác cụ thể để tạo dựng Video.

2.1 Xây dựng ý tưởng

Đây là một bước rất quan trọng trước khi xây dựng kịch bản, bao gồm : tiêu đề của phim,
mục đích sư phạm (cái gì cần được thể hiện, vị trí trong giờ học chuyên môn, trong
chương trình dạy học hoặc trong môi trường học tập điện tử..., mối liên hệ với những
phương tiện sư phạm khác...), mô tả sơ lược về nội dung. Các mối liên hệ về chuyên
94
Phụ lục

môn, tính khoa học hoặc nội dung cần phải được xác định rõ ràng. Bản phác thảo ý tưởng
nên được trình bày rõ ràng, mạch lạc trong 1-2 trang.

2.2 Kịch bản

Kịch bản của phim sẽ được viết dựa trên cơ sở của các ý tưởng ban đầu. Một kịch bản
hoàn chỉnh mô tả những sự chuẩn bị trước mang tính tư duy của phim. Các ý tưởng này
phải được thể hiện ít nhất dưới dạng văn bản, ngoài ra có thể được trình bày bằng đồ
họa, tranh ảnh, các bản phác thảo..theo mục đích cụ thể nhằm hỗ trợ người đọc trong
việc lĩnh hội những ý tưởng đó. Tác giả của kịch bản sẽ trình bày cụ thể những cái mà
anh ta cảm nhận dưới cách nhìn của mình và trong những hình thức tương tự có thể, để
sau đó người học cần tiếp thu thông qua thị giác (nhìn) và thính giác (nghe). Kịch bản
càng được trình bày cụ thể và chi tiết thì những công việc sau đó sẽ được tiến hành càng
đơn giản và nhanh chóng. Kinh nghiệm thực tế chỉ ra rằng, khi tiến hành quay phim và
phân chia cảnh cụ thể, sẽ có thêm nhiều những ý tưởng mới và bộ phim không hoàn toàn
chính xác so với kịch bản. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng chúng ta không cần
đến kịch bản. Thông qua kịch bản, đạo diễn phim có thể biết được những việc làm,
những thông tin cần thiết nhất mà anh ta cần chuẩn bị trước khi tiến hành xây dựng phim
như : trang phục, ngoại cảnh, góc độ quay, lời thoại của diễn viên...Ngoài ra kịch bản còn
giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian cũng như nhận biết được những sai sót thường
gặp.

Kịch bản của một phim sử dụng trong dạy học bao gồm những thành phần cơ bản sau :

ƒ Bản phác thảo sư phạm

Mô tả đầy đủ mục tiêu, mục đích sư phạm, đối tượng giảng dạy, kế hoạch giảng dạy,
các phương tiện sư phạm khác kèm theo (sách, Folie...), dự định các tình huống sử
dụng (trong bài giảng của giáo viên, thuyết trình của học sinh, trong các phần mềm
dạy-học..)

ƒ Mô tả ngắn gọn nội dung chuyên môn của phim

ƒ Mô tả các cảnh của phim

Trong bước này từng cảnh riêng lẻ của phim sẽ được mô tả, từ cảnh đầu tiên đến
cảnh kết thúc, qua đó thứ tự của các cảnh phải được chú ý. Các cảnh phải được mô
tả sao cho sau đó người quay phim có thể tìm thấy được sự tạo dựng ưng ý. Ngoài ra
âm thanh tương ứng của từng cảnh cũng cần phải được mô tả, lời thoại cần được
khởi thảo và thời gian cho từng cảnh cũng cần được xác định trước. Bước này bao

95
Phụ lục

gồm tất cả những thông tin cho việc tạo dựng phim và được mô tả dưới dạng bảng,
gồm 5 điểm chính như sau

o Số lượng các cảnh

o Nội dung phim

o Thời gian của từng cảnh

o Âm thanh của phim

o Các điểm lưu ý thêm

ƒ Định dạng của phim

Trong bước này chúng ta sẽ xác định rõ phim sẽ được lưu trữ ở định dạng nào và trên
loại vật mang gì (băng từ, CD, DVD...)

ƒ Kế hoạch về thời gian

Khoảng thời gian để thực hiện từng bước ở trên, từ khi xây dựng ý tưởng đến khi
hoàn thiện sản phẩm.

2.3 Quay từng cảnh của phim

2.4 Capture – Số hóa phim

2.5 Chuẩn bị âm thanh cho phim

2.6 Soạn thảo, chỉnh sửa phim

2.7 Thêm các tiêu đề, hiệu ứng, lời giải thích

2.8 Biên dịch phim thành những định dạng mong muốn

2.9 Hoàn thiện sản phẩm

3. Quá trình phác thảo và xây dựng hoạt hình máy tính

Hoạt hình máy tính được sử dụng để minh họa những hiện tượng, quá trình động mà
trong thực tế không thể quay thành phim được. Điều này có thể do những lý do sau:

ƒ Quá trình trong thực tế xảy ra quá nhanh (VD: quá trình truyền dữ liệu giữa các
máy tính) hoặc quá chậm (VD: sự dịch chuyển của các lục địa)

ƒ Quá trình trong thực tế quá nhỏ (VD: sự dịch chuyển của các điện tử) hoặc quá
lớn (VD: chuyển động của các hành tinh)

96
Phụ lục

ƒ Quá trình xảy ra trong điều kiện không thể quan sát được (VD: hoạt động của
động cơ diesel), hoặc đã xảy ra trong quá khứ (VD: nguyên lý làm việc của động
cơ hơi nước ở thế kỷ 18)

ƒ Các mô hình chức năng không thể hiện được những thông tin cần thiết

Do việc xây dựng một đoạn phim kỹ xảo thông thường đòi hỏi những chi phí về thời gian
và thiết bị kỹ thuật, không phù hợp đối với giáo viên, vì vậy chúng sẽ được thay thế bằng
các hoạt hình được thực hiện trên các máy tính (PC) với các phần mềm làm hoạt hình
thông dụng. Khi đó chúng ta chỉ cần quan tâm đến việc làm quen với các chức năng của
phần mềm như : vẽ, tạo hiệu ứng động... và tạo bản phác thảo cho phim.

Một phim hoạt hình hoàn chỉnh không chỉ được trình diễn trên màn hình máy tính mà còn
có thể được lưu trữ trên các băng Video hoặc được tích hợp trong một đoạn phim (bộ
phim) khác. Cũng giống như Video, để xây dựng một hoạt hình chúng ta cũng cần phải
tuân theo một số bước sau đây.

3.1 Một số khái niệm

• Hoạt hình 2 chiều (2D-Animation)

Do tất cả các phim đều được trình diễn trên cùng một môi trường nên các phim hoạt hình
cũng được xây dựng theo 2 chiều. Sự truyền đạt về mặt không gian cũng như các yếu tố
khác như độ bóng, độ tròn, ánh sáng...được thể hiện rất hiệu quả thông qua sự mô tả
khéo léo và chi tiết của người tạo dựng hình ảnh. Đặc điểm cơ bản của hoạt hình hai
chiều là nó được phác thảo và xây dựng trong hệ tọa độ hai chiều (x,y) (không gian vẽ
của các chương trình làm hoạt hình). Các tác động lên đối tượng như quay, di
chuyển...cũng chỉ được thực hiện trong không gian này. Các đối tượng trong hệ thống 2
chiều có thể được tạo dựng bằng các công cụ đồ họa điểm (pixel) hoặc đồ họa vectơ.

• Hoạt hình 3 chiều (3D-Animation)

Trước khi biên dịch thì các đối tượng và đặc tính của chúng sẽ được mô tả thông qua một
mô hình toán học. Qua đó các chiều của đối tượng sẽ được đưa vào trong tọa độ không
gian. Ngày nay việc sắp đặt, xây dựng các chiều (không gian hóa), xác định các đặc tính
cho đối tượng (màu sắc, độ bóng..) được hỗ trợ bởi các hệ thống rất hiệu quả thông qua
giao diện đồ họa. Ngoài ra các nguồn ánh sáng, đặc tính máy quay (góc quay, tiêu cự...)
cũng có thể được xác định. Làm việc với các hệ thống 3 chiều đòi hỏi ở người xây dựng
một sự tưởng tượng, hình dung rất tốt về mặt không gian. Tất cả các đối tượng nhìn thấy
được cần phải thiết kế một cách quy chuẩn và được liên kết với các cảnh phức tạp. Các

97
Phụ lục

đối tượng này chỉ cần xây dựng một lần, sau đó sẽ được sử dụng trong các dạng khác
nhau của hoạt hình.

3.2 Các công việc chuẩn bị trước

3.2.1 Phác thảo và xây dựng kịch bản

Tương tự như Video, đây cũng là một công việc rất quan trọng trước khi chúng ta xây
dựng hoạt hình. Trên cơ sở những suy nghĩ ban đầu chúng ta có thể viết kịch bản cho
phim. Đối với những hoạt hình dài với nhiều cảnh khác nhau thì kịch bản của hoạt hình
cũng có hình thức giống như kịch bản của Video (dạng bảng). Tuy nhiên một hoạt hình
hoàn chỉnh thường dựa vào một cảnh nào đó mà có thể được lặp đi lặp lại một số lần
nhất định. Do đó để làm hoạt hình các quá trình có tính chu kỳ (VD: động cơ quay,
nguyên lý làm việc của các bánh răng...) với độ dài bất kỳ, ta chỉ cần tạo dựng trong một
cảnh (chu kỳ), và với cảnh đó đó chỉ yêu cầu một kịch bản duy nhất. Cũng giống như khi
xây dựng Video, việc viết kịch bản cho phim hoạt hình cũng đòi hỏi tác giả phải có khả
năng tư duy, hình dung trước về bộ phim với những cách nhìn của mình, có thể giới thiệu
được một cách chính xác cái gì sẽ xuất hiện khi nào trên màn hình.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là : “Cái gì nên được thể hiện trên màn hình?”. Câu hỏi này
phải được trả lời theo khía cạnh nội dung thuần túy chứ không phải theo cách nhìn của
việc xây dựng hoạt hình. Câu trả lời nên được trình bày ít nhất trên một tờ giấy khổ A4.
Những kiểu trình bày chung chung như : “Quá trình truyền thông tin trong một
Videoconference” không thể đưa ra chính xác được nội dung cần mô tả hay quan sát. Các
quá trình phức tạp cần được mô tả tỉ mỉ để cuối cùng có thể xác định được cái gì nên
được trình bày, mô tả trên màn hình.

Tiếp theo, nội dung chuyên môn của hoạt hình cần được trình bày chi tiết, chính xác để
từ đó việc rút gọn cần thiết về mặt sư phạm có thể được tiến hành (giới hạn và đơn giản
hóa sự mô tả đến mức gọn nhất có thể mà vẫn đảm bảo được tính chính xác về nội
dung). Kinh nghiệm chỉ ra rằng, các tác giả của phim hoạt hình trong quá trình chuẩn bị
chi tiết, tỉ mỉ nội dung của sự vật, hiện tượng được mô tả nên được tìm hiểu các mối liên
hệ bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Sau đó các tác giả này sẽ tự đóng vai là người
học để kiểm tra lại những gì mình đã trình bày. Ngoài ra, tác giả nên nhận biết rằng các
phương tiện dạy học khác (sách, tranh ảnh minh họa..) cũng đã là sự rút gọn, đơn giản
hóa về mặt chuyên môn của sự vật, hiện tượng. Do vậy, tác giả phải hiểu sâu nội dung
chuyên môn của chủ đề đến mức có thể. Những người ngay lúc bắt đầu đã làm việc với
các chương trình máy tính không thể có được một sự rút gọn tốt về mặt sư phạm, và có

98
Phụ lục

thể mô tả không chính xác về mặt chuyên môn. Bước tiếp theo chúng ta cần có được sự
hình dung về các tình huống ứng dụng của hoạt hình. Các câu hỏi có thể đặt ra là:

ƒ Với điều kiện nào và mục đích gì người học sẽ sử dụng hoạt hình ?

Nó sẽ rất khác nhau nếu hoạt hình được sử dụng trong giờ giảng với sự giải thích của
giáo viên, hoặc người học khi sử dụng các chương trình học tập, môi trường học tập
điện tử... sẽ tự mình quan sát hoạt hình đó cùng với những đoạn văn bản ...

ƒ Trước khi sử dụng hoạt hình thi nội dung của giờ học là gì?

ƒ Các hiểu biết/tri thức có thể được hình thành?

ƒ Những phương tiện nào đã được sử dụng từ trước đến nay?

ƒ Hiệu quả của việc quan sát, theo dõi hoạt hình đạt được đến mức độ nào?

Tóm lại kịch bản của hoạt hình bao gồm những điểm chính sau đây:

1. Bản phác thảo về quá trình giảng dạy

2. Mô tả nội dung chuyên môn

3. Mô tả các cảnh của phim

¾ Số lượng các cảnh

¾ Nội dung chính (cái gì sẽ được quan sát, thể hiện trong cảnh này?)

¾ Phân chia các đối tượng trong hoạt hình

¾ Mô tả từng đối tượng

¾ Bảng phân chia chuyển động theo trình tự thời gian

¾ Âm thanh (nếu có)

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng kịch bản cho hoạt hình cũng gần giống như kịch bản
cho Video. Các phần thêm vào là : phân chia các đối tượng trong hoạt hình, mô tả từng
đối tượng và bảng phân chia chuyển động theo thứ tự thời gian. Do vậy các điểm này sẽ
được tìm hiểu kỹ trong các mục tiếp theo.

3.2.2 Phân chia các đối tượng

Với sự trợ giúp của bản phác thảo này, việc mô tả các đối tượng trong hoạt hình sẽ chính
xác hơn như : vị trí, mối quan hệ giữa các đối tượng...Nhờ đó chúng ta sẽ có được sự
hình dung về tính tương quan và không gian của đối tượng.

99
Phụ lục

3.2.3 Mô tả từng đối tượng

Tất cả các đối tượng trong hoạt hình đều có thể được xây dựng và lưu trữ trước. Điều
này có ưu điểm là các đối tượng đó có thể được sử dụng từ những dự án khác nhau,
đồng thời cũng có thể tạo ra những đối tượng tương tự một cách dễ dàng.

Trong các hệ thống hoạt hình 2 chiều (2D-Animation system) kiểu vector, các đối tượng
sẽ được mô tả bằng một hàm toán học và trình diễn thông qua một mô hình tính toán
bên trong. Với các hệ thống đồ họa điểm (pixel), các đối tượng này sẽ được trình diễn
bằng những nội dung đồ họa của màn hình với độ phân giải được xác định trước.

Trong bước này chúng ta cần phải xác định các đặc tính như: màu sắc, kích thước..cho
từng đối tượng; màu nền của phim hoạt hình...Chúng ta nên lưu ý khi sử dụng màu sắc
sao cho phù hợp với yêu cầu và ý nghĩa của từng đối tượng.

3.2.4 Bảng phân chia chuyển động theo trình tự thời gian

Bảng phân chia chuyển động theo trình tự thời gian chứa đựng những thông tin cho quá
trình chuyển động của từng thành phần riêng lẻ của hoạt hình. Cấu trúc của bảng này
gồm 2 cột như sau:

ƒ Cột thứ nhất : sự phân chia thời gian theo dạng : Phút – giây –Frame

ƒ Cột thứ hai : mô tả chuyển động

Tại thời điểm đó, đối tượng nào sẽ chuyển động hoặc thay đổi như thế nào?

Một bảng phân chia chuyển động theo trình tự thời gian hoàn chỉnh sẽ mô tả một cách
chính xác các đặc tính chuyển động của một cảnh. Bảng này được chuẩn bị càng chi tiết
và cụ thể sẽ giúp cho các công việc tiếp theo thực hiện càng nhanh, đơn giản, tốn ít thời
gian và công sức cho việc chỉnh sửa. Cần phải mô tả một cách chính xác: tại Frame nào,
một đối tượng sẽ chuyển động từ vị trí nào tới vị trí nào và theo cách thức gì...

3.3 Xây dựng hoạt hình

3.3.1 Vẽ, cấu trúc hóa, biên dịch

Trên cở sở những công việc đã chuẩn bị trước chúng ta sẽ bắt đầu xây dựng hoạt hình
với sự trợ giúp của các công cụ thích hợp (phần mềm, phần cứng). Cách thức làm việc sẽ
phụ thuộc vào tính năng, khả năng, công dụng của từng phần mềm. Khi làm việc với các
hệ thống đồ họa 2 chiều, cùng với các công cụ thích hợp chúng ta có khái niệm “Vẽ đối
tượng”; với các hệ thống đồ họa 3 chiều ta lại có các khái niệm “Cấu trúc hóa”, “Mô hình
hóa” đối tượng. Chính điều này là cơ sở cho việc phân loại các hình thức xây dựng hoạt

100
Phụ lục

hình. Chúng ta cũng cần xác định rằng việc xây dựng hoạt hình cũng như các phương
tiện dạy học khác cần phải tuân theo một mục đích sư phạm rõ ràng.

3.3.2 Phân chia, tổng hợp

Trong bước này chúng ta sẽ tập hợp từng đoạn hoạt hình nhỏ thành một phim hoạt hình
hoàn chỉnh hoặc sẽ tiến hành ngược lại tùy theo những mục đích sư phạm khác nhau. Có
rất nhiều phần mềm khác nhau hỗ trợ thực hiện các thao tác này.

3.4 Hoàn thiện sản phẩm

ƒ Thêm tiêu đề, phụ đề

ƒ Lồng nhạc

ƒ Đóng gói sản phẩm

4. Các cơ sở kỹ thuật khi làm việc với Video kỹ thuật số

4.1 Các chuẩn truyền hình

Cho đến nay vô tuyến vẫn là thiết bị thu nhận quan trọng nhất đối với các chương trình
truyền hình, đồng thời cũng là thiết bị trình chiếu cho Video, VCD, DVD...Khác với màn
hình máy tính, máy chiếu Projector (Data-Videoprojector) vô tuyến hoạt động theo những
nguyên lý và tiêu chuẩn kỹ thuật khác và giáo viên nên tìm hiểu những đặc tính quan
trọng đó.

Tất cả các chuẩn truyền hình đều những điểm chung sau:

1. Làm việc theo nguyên tắc kết hợp các dòng (quét dòng), có nghĩa là mỗi hình ảnh
sẽ được xây dựng theo từng dòng, tuy nhiên đầu tiên dòng điện tử sẽ quét các
dòng lẻ, sau đó sẽ là các dòng chẵn. Như thế sẽ xuất hiện hai nửa ảnh gần giống
nhau, một được tạo bởi các dòng lẻ, một được tạo bởi các dòng chẵn. Đây không
phải là các phần của một hình ảnh, nhưng giữa hai nửa ảnh này có sự khác nhau
mà được nhìn thấy với các chuyển động nhanh.

2. Các chuẩn truyền hình được gọi là Composite-Format, nghĩa là nó sử dụng một
băng thông hẹp cho các thông tin về màu sắc còn các thông tin về độ sáng sử
dụng băng thông rộng hơn. Các thông tin về độ sáng sẽ được mang, truyền tải
bởi toàn bộ băng thông của tín hiệu mang (5MHz). Các thông tin về màu sắc
được điều chế trên nhiều tần số khác nhau, do đó sẽ xuất hiện những sai lệch
nhất định.

101
Phụ lục

Do ban đầu các chương trình truyền hình được truyền tải chỉ với hai màu đen trắng, đã
thỏa mãn được việc mã hóa các thông tin về độ sáng. Việc giải điều chế các thông tin về
màu sắc sẽ được tiến hành sau đó. Sau đây sẽ giới thiệu sự khác nhau giữa các chuẩn
truyền hình.

• NTSC

Khu vực sử dụng : Bắc Mỹ (VD: USA, Canada), Nam Mỹ, Nhật, Hàn Quốc

NTSC = National Television System Comittee. Hiệp hội này đã phát triển chuẩn NTSC cho
Mỹ năm 1953. Các đặc điểm chính:

- Số dòng màn hình : 525

- Tần số quét : 60Hz

- Điều chế tín hiệu màu đồng thời cả về pha và biên độ tức là cả tín hiệu U và V
đều được mã hóa đồng thời bằng phương pháp điều chế vuông góc.

Tần số mang màu được xác định một cách thống nhất là 3,58 MHz. Tuy nhiên dải tần số
này lại dễ bị ảnh hưởng bởi các nhiễu về màu sắc từ bên ngoài. Chính vì thế sau này tần
số này đã được nâng lên 4,43 Mhz và thích hợp với tần số của hệ PAL. Do đó hiện nay
tồn tại cả hai hệ NTSC : NTSC 3,58 và NTSC 4,43.

• DTV (Digital Television)

Là sự tổng hợp của nhiều thông số, được sử dụng tại Mỹ như là một chuẩn cho việc
truyền tải các chương trình truyền hình (thông qua Antene hoặc vệ tinh). DTV cho phép
tạo ra nhiều mức độ chất lượng và sự thay đổi tín hiệu, qua đó hình ảnh có thể được
truyền tải bằng phương pháp kết hợp các dòng hoặc theo từng dòng riêng lẻ. Tại Mỹ đã
có những sản phẩm đầu tiên sử dụng chuẩn DTV và do đó chuẩn này sẽ dần thay thế
chuẩn NTSC.

• CCIR (Comission Consultative Internationale de Radiodiffution)

Tiêu chuẩn này do châu Âu đề xướng, có các đặc điểm sau :

- Số dòng màn hình : 625 (thực tế là 575)

- Số cột tối đa : 833, trong đó 764 cột được sử dụng cho hình ảnh, phần còn lại
được sử dụng cho các tín hiệu đồng bộ và tín hiệu kiểm tra

- Tần số quét : 50Hz

102
Phụ lục

Chuẩn này cũng có những sự phát triển tiếp theo, cuối cùng là chuẩn CCIR601 với độ
phân giải của hình ảnh trên màn hình là : 672*552 = 370 944 Pixel.

• SECAM ( Sequentielle Couleur á Mémorie)

Khu vực sử dụng : Pháp và các nước thuộc địa, Hy Lạp

Chuẩn này được phát triển năm 1957 cho truyền hình màu bởi nhà phát minh Henry của
Pháp. Một số đặc điểm chính :

- Số dòng màn hình : 819 (ngược với chuẩn CCIR)

- Tần số quét : 50 Hz

- Việc phân tích thành phần màu sắc nằm trong tín hiệu khác nhau về màu sắc

- Thông tin màu được điều chế bởi sóng mang với tần số 4,79 và 4,9 MHz.

• PAL (Phase Alternation Line)

Khu vực sử dụng : Đức, Hà Lan, Anh, Áo, Hong Kong, Bỉ, Brasil, Trung Quốc, Phần Lan,
Ấn Độ, Việt Nam...Chuẩn này được phát triển bởi Walter Bruch năm 1962 trên cơ sở của
chuẩn CCIR. Các đặc điểm chính :

- Số dòng màn hình : 625

- Tần số quét : 50Hz

- Bao gồm chế độ tự động chỉnh sửa các lỗi về màu sắc. Tín hiệu màu được điều
chế bởi sóng mang với tần số 4.43MHz. Các tín hiệu U-V được mã hóa đồng thời
bởi phương pháp điều chế vuông góc.

• HDTV/PAL+/16 :9 (High Definition Television)

Chuẩn truyền hình HDTV có tỷ lệ màn hình tương tự như trong các rạp chiếu phim (tỷ lện
16:9 thay cho 4:3). Hình ảnh được truyền tải và trình diễn với độ phân giải cao hơn cả về
chiều ngang và chiều dọc. HDTV là một chuẩn truyền hình mà cho đến nay chưa bị vượt
qua về mặt chất lượng. Chuẩn HDTV chỉ được thể hiện một cách chính xác nhất thông
qua các thiết bị trình diễn màn hình lớn và với những chương trình sử dụng định dạng
này. Do sự không tương thích của chuẩn này với các hệ thống kỹ thuật hiện tại nên cho
đến nay chuẩn này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.

Tại châu Âu người ta đã tiến hành các thử nghiệm tìm kiếm những chuẩn tương đương
với HDTV nhưng tương thích với các hệ thống kỹ thuật cũ, đồng thời có thể loại bỏ được

103
Phụ lục

định dạng ảnh theo tỷ lệ 4:3 (ví dụ: chuẩn PAL+). Các máy quay phim kỹ thuật số (DV-
Camera) hiện nay đã hỗ trợ một phần cho các hệ thống này.

Một số kỹ thuật trong tương lai:

- Kỹ thuật 100Hz cho vô tuyến kỹ thuật số, hệ thống trình chiếu DVD

- Kỹ thuật màn hình LCD....

4.2 Các hình thức ghi Video

4.2.1 Các hình thức ghi Video trên băng

a, Ghi Video trên băng theo kỹ thuật tương tự (analog)

• VHS (Video Home System)

VHS (Video Home System) là một chuẩn để lưu trữ và trình diễn của các máy VCRs
(Video Cassette Recorders) được phát triển bởi hãng JVC (cùng với một số thỏa thuận về
kỹ thuật với hãng Sony) và đưa ra tháng 9/1976.

Trong thập kỷ 80 và 90 khi hai hãng Sony và Philips


chưa đạt được sự thống nhất giữa hai chuẩn của mình
(Beta của Sony và Video 2000 của Philips) thì VHS đã
trở thành chuẩn thông dụng cho tất cả những người tiêu
dùng sử dụng thiết bị VCR. Hiện nay với sự xuất hiện nhiều
chuẩn lưu trữ mới (đặc biệt là định dạng DVD), thì chuẩn
VHS dần dần bị thay thế. Băng từ sử dụng chuẩn Video 8

• Video 8

Đây là chuẩn ghi Video của hãng Sony, có nguyên lý giống như chuẩn VHS, tuy nhiên sử
dụng băng từ có độ rộng nhỏ hơn (8mm), tương thích với các hệ thống vô tuyến hệ
NTSC, PAL, SECAM. Độ phân giải của các máy quay sử dụng chuẩn Video 8 nằm trong
khoảng 2,5 MHz (190 đường) và 3,3 MHz (270 đường).

Chuẩn ghi này được giới thiệu năm 1985, khi mà Sony
đưa ra loại máy camera cầm tay (Handycam), loại máy
đầu tiên sử dụng băng Video 8. Từ đó Video 8 nhanh
chóng trở nên rất quen thuộc trong thị trường máy
quay cá nhân. Sau này chuẩn Video 8 đã có những bước
phát triển để có được độ phân giải lớn hơn (còn gọi là Hi8),
Băng từ dùng trong chuẩn VHS
âm thanh số hai kênh PCM (cho các thiết bị chuyên dụng)

104
Phụ lục

và cuối cùng là băng kỹ thuật số (Digital 8).

• S-VHS

Chuẩn S-VHS (Super-VHS) do hãng Panasonic phát triển năm 1987, là sự phát triển tiếp
theo của các hệ thống VHS, trong đó các tín hiệu màu sắc và độ sáng đã được lưu trữ,
ghi một cách riêng biệt.

Ưu điểm:

- Chất lượng hình ảnh tốt hơn chuẩn VHS

- Có thêm các rãnh để ghi mã thời gian

- Có thể thu nhận 400 dòng trong thời gian thực

- Độ sắc nét, độ sâu của hình ảnh gấp 2 lần so với chuẩn VHS

Nhược điểm

- Số rãnh dành cho ghi tín hiệu Audio còn ít (1 rãnh)

- Băng từ theo chuẩn S-VHS chỉ có độ dài tối đa 45 phút

• Hi8

Hi8 là sự phát triển kế tiếp của định dạng Video 8, và do hãng Sony đưa ra. Định dạng
này hoàn toàn tương thích với chuẩn S-VHS nhưng có độ phân giải về dòng thấp hơn.

Ưu điểm:

- Băng từ dùng cho chuẩn Hi8 có độ dài tối đa 120 phút.

- Các thông tin về âm thanh được tích hợp trên các rãnh lưu trữ hình ảnh

- Lưu trữ với tần số 5,5 MHz (450 đường)

• BETACAM

Là một chuẩn Video do hãng Sony phát triển, sử dụng trong lĩnh vực sản xuất phim
chuyên nghiệp

Ưu điểm:

- Độ chính xác cao về màu sắc

- Lưu trữ với độ phân giải trên 500 dòng, do đó hình ảnh rõ nét hơn

- Lưu trữ với các tín hiệu YUV-trong đó tín hiệu độ sáng (Y) và 2 tín hiệu về sự sai
khác màu sắc (U,V)

105
Phụ lục

- Tốc độ đọc nhanh, cho phép độ phân giải cao.

b, Ghi Video trên băng theo kỹ thuật số (digital)

• DV (Digital Video)

Do hãng Sony đưa ra, là chuẩn ghi cho các thiết bị DV (các thiết bị làm việc với hình ảnh
và âm thanh được nén bằng kỹ thuật số như Camcoder, Videorecorder). Đồng thời nó
cũng đưa ra những qui định cho việc chế tạo những thiết bị này như : máy móc, băng
từ...

Thuật ngữ DV cũng được sử dụng cho chuẩn truyền tải


dữ liệu tốc độ cao như IEEE 1394 (hay còn gọi là i.Link
hoặc Fire Wire) cũng như cho các chuẩn dữ liệu, các thiết
bị phần cứng, phần mềm.

Ưu điểm:

- Hầu như không có sự mất mát khi sao chép Băng từ dùng trong chuẩn DV

- Mỗi hình ảnh đơn lẻ được lưu trữ bằng 12 rãnh trên băng từ (theo hệ PAL)

- Tín hiệu âm thanh được mã hóa theo hai hình thức: 16 bit/48 kHz hoặc 12
bit/32 kHz

Băng từ dùng cho chuẩn DV có 2 loại: MiniDV (thời gian ghi tối đa 60 phút) và băng DV
chuẩn (thời gian ghi tối đa 270 phút).

• Digital 8

Là định dạng băng Video kỹ thuật số, được sử dụng để lưu trữ các hình ảnh và âm thanh
kỹ thuật số trên băng từ Hi8 thay vì băng DV. Ngoài sự khác biệt về độ rộng của băng từ
(băng Digital 8 có độ rộng 8mm, băng DV có độ rộng 6,35 mm), băng Digital 8 và băng
DV còn có sự khác biệt về số lượng đường rãnh trên băng dành cho việc lưu trữ hình ảnh:
băng Digital 8 sử dụng 6 rãnh cho một hình ảnh, băng DV sử dụng 12 rãnh cho một hình
ảnh. Tương tự như băng DV, các tín hiệu âm thanh trên băng Digital 8 cũng được lưu trữ
theo hai hình thức : 12 bit/32 kHz (4 rãnh) hoặc 16 bit/48 kHz (2 rãnh). Hiện nay chỉ có
hãng Sony đưa ra các thiết bị sử dụng băng từ Digital 8, các thiết bị này cũng có thể
dùng cả băng Hi8 và Video 8.

• DVCam

Đây là chuẩn ghi DV đặc biệt của Sony. Những sự thay đổi của chuẩn ghi này:

106
Phụ lục

- Tốc độ chạy băng : 28,2 mm/s

- Độ rộng của một rãnh trên băng : 15 µm

• DVCPRO – DVCPRO 50

Đây là các chuẩn ghi DV đặc biệt của hãng Panasonic, trong đó những thông tin về màu
sắc của hình ảnh được quản lý với chất lượng cao hơn.

• HDCAM

Định dang băng video kỹ thuật số HDCAM của Sony dựa trên chuẩn Digital Betacam. Nó
được sử dụng cho các ứng dụng, các chương trình truyền hình kỹ thuật số HDTV.

Đặc điểm:

- Độ phân giải của hình ảnh: 1920 x 1080 pixel

- Tỷ lệ màn hình 16:9

- Tần số quét màn hình: 59,94 hoặc 60 Hz

- Mỗi hình ảnh được lưu trữ bằng 12 rãnh trên băng từ

- Độ rộng mỗi rãnh trên băng từ: 20 µm

- Tỷ lệ nén các dữ liệu số: 4:1

- Tốc độ đọc dữ liệu: 140 MBit/s

• Micro-DV

Chuẩn ghi này được hãng Sony đưa ra năm 2001, có các đặc điểm sau:

- Dữ liệu được mã hóa theo chuẩn MPEG 2

- Thời gian ghi tối đa của băng từ: 60 phút

- Kích thước băng từ: bằng 1/3 kích thước băng Mini-DV

4.2.2 Các hình thức ghi Video trên đĩa

a, Ghi Video trên đĩa theo kỹ thuật tương tự

Với hình thức ghi Video này đã có nhiều hệ thống được phát triển, nhiều nghiên cứu được
tiến hành, trong đó nổi bật là nghiên cứu về đĩa Video laser của hãng Philips. Sản phẩm
này được công bố lần đầu tiên vào năm 1971 tại Berlin và đưa ra thị trường năm 1983.

107
Phụ lục

Các đặc điểm của đĩa Laser :

- Đường kính 30 cm

- Dung lượng đĩa ghi cả hai mặt: 72 phút (nguyên tắc ghi: mỗi hình ảnh được ghi
trên một rãnh của đĩa)

- Dung lượng đĩa ghi một mặt: 60 phút (nguyên tắc ghi như đĩa âm thanh)

Chính do những đặc điểm trên nên các hệ thống này chỉ phù hợp cho đoạn phim, bộ
phim ngắn trong các lĩnh vực như: đào tạo, quảng cáo, ....

b, Ghi đĩa theo kỹ thuật số

Do những nhược điểm của việc lưu trữ trên băng từ nên việc ghi, lưu trữ phim trực tiếp
lên đĩa luôn là mong ước của các nhà làm phim. Tuy nhiên điều này còn bị hạn chế bởi
dung lượng của đĩa cũng như tốc độ ghi-đọc dữ liệu. Lần đầu tiên vào năm 1999 hãng
Hitachi đã cho ra mắt một loại Camera có thể ghi trực tiếp hình ảnh theo định dạng
MPEG-2 lên một loại đĩa đặc biệt: DVD-RAM. Hiện nay nhiều hãng đang bắt đầu nghiên
cứu sản xuất các thiết bị ghi DVD, và hy vọng đó là những thiết bị ghi dữ liệu chuẩn trong
tương lai. Tuy nhiên hình thức lưu trữ này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Lý do đầu
tiên là chưa có được sự thống nhất về một chuẩn DVD (một bên định dạng Bluray do
hãng Sony đưa ra, một bên là định dạng HD-DVD của Toshiba). Do sự cạnh tranh giữa
các chuẩn DVD khác nhau cũng giá cả quá cao của các thiết bị đi kèm (trình chiếu, lưu
trữ dữ liệu..) mà hiện nay chưa một hệ thống nào được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục.

Hiện nay bên cạnh các phương tiện lưu trữ quang, trong một số thiết bị đặc biệt còn
được lắp đặt thêm các ổ cứng lưu trữ, ví dụ: các thiết bị ghi Video cá nhân (Personal
Video Recorder), cho phép chúng ta ghi lại các chương trình truyền hình theo định dạng
MPEG 2.

4.3 Các chuẩn truyền tín hiệu Video

4.3.1 Các chuẩn truyền tín hiệu tương tự

Trong tất cả các chuẩn truyền tín hiệu tương tự, tín hiệu âm thanh và hình ảnh được
truyền riêng biệt.

• Composite

- Đặc điểm: Tất cả các tín hiệu cho việc truyền tải hình ảnh (tín hiệu độ sáng, tín
hiệu màu sắc, tín hiệu đồng bộ..) được truyền trên cùng một dây cáp đơn lẻ.

- Ưu điểm: ít tốn kém;

108
Phụ lục

- Nhược điểm: chất lượng thấp

- Cáp sử dụng: cáp đồng trục

- Đầu nối: BNC, Cinch

• Y/C, S-Video (Seperated Video)

Đây là một dạng của việc truyền tín hiệu theo kiểu Component. Trong hình thức này mỗi
thành phần được hình thành từ hai tín hiệu khác nhau, đó là:

Y = tín hiệu độ sáng

C = tín hiệu màu sắc

Cáp sử dụng: cáp đồng trục đôi

Đầu nối: hai đầu BNC

Thông qua việc truyền tải đồng thời tín hiệu màu sắc, ánh sáng trên hai đường cáp riêng
biệt nên hình thức này cho chất lượng màu sắc tốt hơn so với chuẩn Composite.

• YUV, Y Cr Cb

Đây cũng là một dạng của việc truyền tín hiệu Component, mỗi thành phần được hình
thành từ 3 tín hiệu riêng biệt, đó là:

Y = độ sáng

U (hoặc Cr) = tín hiệu khác biệt về màu đỏ

V (hoặc Cb) = tín hiệu khác biệt về màu xanh da trời (Blue)

Cáp truyền: sử dụng cáp đồng trục có 3 đường riêng biệt

Đầu nối: 3 đầu nối dạng BNC riêng biệt

Nhờ việc phân chia các tín hiệu màu sắc như vậy mà hình ảnh được truyền đi với chất
lượng cao hơn. Trong dạng truyền tín hiệu này thì tín hiệu màu xanh lá cây (Green) bị bỏ
qua, tín hiệu màu này có thể được tính toán thông qua một thuật toán thích hợp.

• RGB (Red – Green – Blue)

Hình thức truyền tín hiệu Video này (với sự phân chia tín hiệu đối với các tín hiệu màu sắc
đỏ, xanh lá cây, xanh da trời cũng như các tín hiệu đồng bộ khác) có thể được ứng dụng
trực tiếp để điều khiển các hình ảnh trên màn hình. Tín hiệu RGB có được sau các cảm
biến hình ảnh (trong các máy quay cầm tay-Camcoder) hoặc sau quá trình giải mã màu
sắc từ các tín hiệu tổng hợp khác trong các máy thu Video (Video recorder)

109
Phụ lục

Với chiều dài cáp truyền lớn, thì các tín hiệu RGB tương tự thường dễ bị gây nhiễu hơn so
với các tín hiệu HF chuẩn (các tín hiệu tần số cao được sử dụng trong việc truyền hình
ảnh bằng Anten, cáp hoặc vệ tinh).

Cáp truyền : sử dụng cáp đồng trục có 5 đường riêng

Đầu nối: sử dụng 5 đầu nối BNC riêng rẽ hoặc đầu nối Scart của châu Âu.

4.3.2 Các chuẩn truyền tín hiệu kỹ thuật số

• IEEE 1394

Chuẩn IEEE 1394 được ra đời trên cơ sở giao diện truyền nối tiếp tốc độ cao do hãng
Apple phát triển. Với cáp truyền 4 chân hoặc 6 chân, các tín hiệu Video, Audio, tín hiệu
điều khiển thiết bị có thể được truyền đồng thời . Tốc độ truyền tín hiệu tối đa 400
MBit/s, nhờ đó bên cạnh việc truyền các dữ liệu Video , nó có thể được sử dụng để trao
đổi các dữ liệu của các thiết bị khác (ví dụ: ổ cứng). Tuy nhiên chuẩn này cũng có nhược
điểm là khoảng cách truyền dữ liệu ngắn (khoảng 4,5m).

• USB (Universal Serial Bus)

Chuẩn truyền dữ liệu nối tiếp do Intel đưa ra, hiện nay đã có phiên bản 2.0 với tốc độ
truyền dữ liệu lên tới 480 MBit/s.

4.4 Các định dạng dữ liệu Video và Codec tương ứng

Phim được lưu trữ trên các vật mang như ổ cứng, đĩa CD, DVD dưới các định dạng dữ liệu
khác nhau. Nếu như những dữ liệu này không được nén thì chúng ta phải cần rất nhiều
dung lượng lưu trữ, ví dụ : để lưu trữ một đoạn phim hệ PAL (tốc độ 25 ảnh/s, độ phân
giải 720 x 576 pixel, 24 bit màu) có độ dài 1s chúng ta cần đến 30 MB bộ nhớ, như vậy
một ổ cứng có dung lượng 40 GB chỉ có thể lưu trữ được khoảng 25 phút phim. Mặc dù
hiện nay dung lượng của các vật lưu trữ dữ liệu đã được tăng lên đáng kể nhưng cũng
không thể đáp ứng được yêu cầu cho những dự án làm phim lớn. Ngoài ra với những dữ
liệu có dung lượng lớn như vậy cũng ảnh hưởng rất nhiều khi chúng ta làm việc trên
mạng (những khó khăn khi truyền, nhận, xử lý dữ liệu trên mạng). Chính vì những lý do
như vậy mà những dữ liệu này cần phải được xử lý (nén dữ liệu). Cũng giống như các dữ
liệu đồ họa, trong những năm gần trong lĩnh vực làm việc với Video kỹ thuật số đã có rất
nhiều những định dạng dữ liệu khác nhau được phát triển, nhiều thuật toán nén/giải nén
(Codec = Compression/Decompression) được sử dụng.

110
Phụ lục

Việc nén và giải nén các dữ liệu Video kỹ thuật số đòi hỏi những khả năng tính toán cực
lớn. Với những máy tính, bộ vi xử lý trước đây thì công việc này không thể thực hiện
được. Từ đó đến nay để cắt các đoạn Video đưa vào máy tính, người ta đã phải sản xuất
các bảng mạch (Cardvideo) đặc biệt, có sử dụng những nguyên lý nén và giải nén theo
xác định. Điều này có ưu điểm là không cần sử dụng đến bộ vi xử lý chính, đồng thời
đảm bảo được chất lượng hình ảnh tương ứng. Người ta gọi đó là giải pháp nén-giải nén
bằng phần cứng “Hard -codecs”, vì nó được thực hiện bởi các phần cứng, cụ thể là Chip
xử lý Video (Video Chip) tương thích. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là những dữ liệu
được tạo ra chỉ tương thích (xử lý, trình diễn) được với những phần cứng đó.

Trong những năm gần đây, với sự phát triển ngày càng nhanh của máy tính cá nhân (PC)
về khả năng tính toán, tốc độ xử lý, khả năng lưu trữ..., trong phạm vi đào tạo cũng như
công việc cá nhân, một giải pháp mới đã được đưa ra: giải pháp xử lý bằng phần mềm
“Soft-Codecs” với chất lượng tương đương. Giải pháp này vẫn dựa trên bộ vi xử lý của
máy tính, để thực hiện các thuật toán nén/giải nén tương thích.

Tuy nhiên điều quan trọng nhất khi thao tác với các đoạn Video kỹ thuật số là phải chọn
ra được một định dạng dữ liệu không chỉ đem lại chất lượng theo yêu cầu mà còn đảm
bảo khả năng sử dụng lại (xử lý, trình diễn) cho những người sử dụng sau này. Trong
phần tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét những định dạng dữ liệu Video quan trọng, phổ biến
nhất cũng với những đặc điểm cơ bản của nó.

a, Định dạng AVI

Định dạng AVI sử dụng các Codec theo thời gian, có thể làm việc có hoặc không có âm
thanh, tốc độ mã hóa hình ảnh 1...1000, chất lượng 1....100. Các Codecs được hỗ trợ và
mở rộng:

ƒ Microsoft Video 1

Đây là Soft-Codec cũ của hãng Microsoft

ƒ Cinepac

- Softcodec của hãng Radius Inc, độ phân giải bất kỳ, 24 bít màu, hỗ trợ tốc độ
ảnh mã hóa 1/s, với tốc độ dữ liệu cao hơn thì chất lượng cũng không tăng.

- Âm thanh được mã hóa theo kỹ thuật PCM, cũng có thể không có âm thanh,

- Tối ưu cho các hoạt hình.

- Bộ giải nén được tích hợp sẵn trong các hệ điều hành Windows

111
Phụ lục

- Thích hợp cho định dạng AVI (Windows) và Quicktime (Apple)

ƒ Cinepak Pro

- Là phiên bản kế tiếp của Cinepac Codec

- Chất lượng nén được nâng cao, hỗ trợ người dùng tốt hơn bằng việc điều chỉnh
các ảnh mã hóa cũng như tốc độ dữ liệu.

- Cinepak Toolkit cùng với Cinepak Pro, 200K/s (tốc độ nhận dữ liệu: 202 K/s), tốc
độ ảnh 15 fps

- Hỗ trợ tốc độ ảnh mã hóa: 1/s

- Âm thanh được mã hóa theo kỹ thuật PCM

- Tối ưu cho các phim hoạt hình

ƒ Motion JPEG : phụ thuộc vào các phần cứng tương ứng

ƒ MS-CRAM:

Softcodec của hãng Microsoft, hỗ trợ độ phân giải bất kỳ, 24 bit màu.

ƒ Indeo

- Softcodec của hãng Intel, hỗ trợ độ phân giải bất kỳ, số lượng màu bất kỳ

- Từ 27/5/2000 Codec này được phát triển tiếp tục bởi hãng Ligos
(www.ligos.com/indeo)

ƒ MS-RLE (Run Lenght Encoding)

Softcodec của hãng Microsoft, hỗ trợ độ phân giải bất kỳ, 8 bit màu

ƒ DV Video Encoder/Decoder Typ1 – Typ 2

- Được xem là giải pháp Hard-Codec/Soft-Codec cho các hệ PAL, SECAM, NTSC

- Với hệ PAL: độ phân giải 720 x 576 pixel, 24 bit màu, tốc độ ảnh 25 fps

- Tốc độ dữ liệu trung bình: 3515,63 Kbps

- Tốc độ dữ liệu Video: 3390,63 Kbps

- Tốc độ dữ liệu Audio: 16 bit stereo : 125 Kbps (32 kHz), hoặc 187,5 (48 kHz)

ƒ MS-MPEG-4

112
Phụ lục

Sự biến đổi đặc biệt của chuẩn MPEG 4, do hãng Microsoft đưa ra, phiên bản 1 chỉ hỗ
trợ độ phân giải 352 x 288 pixel, từ phiên bản 2 trở lên hỗ trợ độ phân giải của cả hệ
PAL.

ƒ DivX

Sự thay đổi của Softdec MS-MPEG 4, cho chất lượng hình ảnh rất tốt ở nhiều độ phân
giải khác nhau (352 x 288 pixel, 480 x 208 pixel...). Tốc độ dữ liệu Video nên từ 1500
Kbit/s trở lên để tránh hiện tượng mất mát hình ảnh.

b, Định dạng FLI

Softcodec của hãng Autodesk, độ phân giải tối đa 320 x 240 pixel, hình ảnh dựa trên các
đặc tính của định dạng ảnh GIF (8 bit màu), không có âm thanh. Phần mềm Windows
Media Player chỉ hỗ trợ định dạng này khi MCI-driver được cài đặt trên máy tính.

c, Định dạng FLC

Là sự phát triển kế tiếp cuat FLI, 256 màu, độ phân giải cao hơn (VGA, S-VGA), không hỗ
trợ âm thanh

d, Định dạng ASF

ASF (Advanced Streaming Format) là Softcodec của hãng Microsoft, tương tự như MPEG4

e, Định dạng MPEG

- Codec của “Motion Picture Expert Group”

- MPEG 1: chuẩn nén đầu tiên của “Motion Picture Expert Group”, ra đời năm
1992, được phát triển cho Video-CD với tốc độ dữ liệu Video tiêu chuẩn 1,1
Mbit/s, tốc độ dữ liệu Audio 128 Kbit/s.

- MPEG 2: ra đời năm 1995 cho truyền hình kỹ thuật số, đĩa DVD, truyền tải vệ
tinh kỹ thuật số, tốc độ dữ liệu Video đạt 4-10 Mbit/s.

- MPEG 4: được phát triển trên cơ sở định dạng Quicktime với mục tiêu nâng cao
chất lượng của MPEG 1, dành cho việc truyền dữ liệu Video trên Internet

f, Định dạng Quicktime

Softcodec của hãng Apple, hỗ trợ nhiều độ phân giải, nhiều kiểu màu cũng như nhiều
định dạng Audio khác nhau, thậm chí cả các Codec theo thời gian tổng thể.

g, Định dạng Real Video

113
Phụ lục

Softcodec của hãng RealNetworks, tương thích mọi độ phân giải, mọi loại màu, tốc độ dữ
liệu thấp.

4.5 Các định dạng đĩa tiêu chuẩn

4.5.1 DVD-Video (Digital Versatile Disc/Digital Video Disc)

Ban đầu định dạng đĩa DVD được phát triển cho việc lưu trữ dữ liệu Video chất lượng cao
(DVD-Video), nó lưu trữ Video với định dang MPEG 2 và Audio với chất lượng không cao.
Tùy thuộc vào tốc độ dữ liệu sử dụng mà DVD có thể lưu trữ trọn vẹn một bộ phim giải trí
với các dữ liệu đi kèm như : dữ liệu đồng bộ, phụ đề với các ngôn ngữ khác nhau, menu
đồ họa..). Các đặc tính của DVD cũng cho phép lưu trữ dữ liệu Video định dang MPEG 1
với độ dài lên tới 15 giờ (ghi trên đĩa DVD-5). Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều
phương pháp để lưu trữ phim trên đĩa DVD như : DVD-RAM, DVD-R, DVD-RW, DVD+R,
DVD+RW...trong khi chỉ có rất ít các thiết bị có thể đọc cũng như ghi được tất cả các định
dạng trên.

Các thông số của DVD-Video:

- Kích thước ảnh: 720 x 576 pixel (hệ PAL) hoặc 720 x 480 pixel (hệ NTSC)

- Tốc độ ảnh: 25 ảnh/s (hệ PAL) hoặc 29,97 ảnh/s (hệ NTSC)

- Tốc độ dữ liệu Video: 4 - 9,8 Mbps CBR (constant Bitrate) hoặc VBR (variable
Bitrate)

- Định dạng âm thanh: MPEG (192-384 kbps), PCM (16 bit, 48-96 kHz), DTS/AC3
(768 kbps, 8 đường tiếng riêng biệt)

4.5.2 Mini DVD

Mini DVD là một loại đĩa CD (CD-R, CD-RW) dùng để lưu trữ các dữ liệu Video định dạng
DVD, nó có tất cả các đặc điểm của định dạng DVD nhưng được sử dụng trên các vật
liệu rẻ hơn. Thông thường một đĩa mini DVD lưu trữ được khoảng 18 phút dữ liệu Video
dạng DVD, được mã hóa với tốc độ 4Mbps.

Các thông số của mini DVD:

- Kích thước ảnh: 720 x 576 pixel (PAL) hoặc 720 x 480 (NTSC)

- Tốc độ ảnh : 25 ảnh/s (PAL) hoặc 29,97 ảnh/s (NTSC)

- Tốc độ dữ liệu Video: High Variable Bitrate

- Các định dạng âm thanh: Stereo, 48 kHz, 192-384 Kbps

114
Phụ lục

4.5.3 VCD 2.0 (Video Compact Disc)

Đó chính là những loại đĩa CD (CD-ROM, CD-R, CD-RW) có lưu trữ các dữ liệu Video cùng
với Audio. Bình thường một đĩa VCD có thể lưu trữ được 650 MB dữ liệu Video (tương
đương 74 phút). Các dữ liệu Video và Audio được lưu trữ với định dạng MPEG 1, do đó
đĩa VCD có chất lượng tương đương với băng từ theo chuẩn VHS. Tốc độ trao đổi dữ liệu
tối đa (Audio + Video + Tín hiệu điều khiển) = 172 kByte/s.

Các thông số của VCD:

- Kích thước hình ảnh: 352 x 288 pixel (PAL) hoặc 352 x 240 (NTSC)

- Tốc độ ảnh : 25 ảnh/s (PAL), hoặc 29,97 ảnh/s (NTSC)

- Tốc độ dữ liệu Video: 1152 kbps (không đổi)

- Định dạng Audio: MPEG-1 Layer 2, 1 Stereo hoặc 2 Mono, 44,1 kHz

- Tốc độ dữ liệu Audio: 224 kbps

4.5.4 SVCD (Super Video Compact Disc)

SVCD cũng là những đĩa CD-ROM, CD-R, CD-RW, lưu trữ dữ liệu Audio và Video với chất
lượng tốt hơn đĩa VCD. Thông thường một đĩa SVCD tùy theo việc mã hóa của tốc độ dữ
liệu sử dụng mà có thể lưu trữ được 35-45 phút (650 MB) dữ liệu Video cùng với Audio có
chất lượng stereo. Dữ liệu Video và Audio được lưu trữ với định dạng tương tự như chuẩn
MPEG 2 với số lượng dòng tương đương với chuẩn truyền hình tương ứng nhưng độ phân
giải theo chiều dọc lại thấp hơn so với hình ảnh của vô tuyến. Nếu xem các dữ liệu MPG
này bẳng những phần mềm thông thường (ví dụ: Windows Media Player) thì hình ảnh sẽ
bị thay đổi, không trung thực, chính vì thế chúng ta phải sử dụng DVD-Player (Hard hoặc
Softwaredecoder).

Các thông số của SVCD:

- Kích thước ảnh : 480 x 576 pixel (PAL) hoặc 480 x 480 pixel (NTSC)

- Tốc độ ảnh: 25 ảnh/s (PAL) hoặc 29,97 ảnh/s (NTSC)

- Tốc độ dữ liệu Video: có thể thay đổi tới 2600 kbps

- Định dang Audio: MPEG-1 Layer 2, 2 stereo hoặc 4 Mono

- Tốc độ dữ liệu Audio: 32 – 384 kbps

115
Phụ lục

5. Các công cụ để xây dựng Video, hoạt hình kỹ thuật số

Ngày nay thị trường các công cụ để làm việc (số hóa, cắt, xử lý..) với Video kỹ thuật số
thật đa dạng với rất nhiều chủng loại phần cứng, phần mềm, cho phép chúng ta có thể
lưu trữ và xem các đoạn Video trên máy tính một cách dễ dàng. Đồng thời những công cụ
này cũng hỗ trợ cho chúng ta trong việc chuyển đổi các dữ liệu này từ tín hiệu máy tính
(VGA) sang các dạng tương thích với việc trình diễn trên truyền hình cũng như lưu trữ
trên các băng từ, đĩa CD, DVD...

Chất lượng của các phần mềm làm hoạt hình hiện nay được thể hiện qua các yếu tố sau:

− Các công cụ vẽ, xây dựng được tích hợp sẵn

− Các phương pháp làm hoạt hình được hỗ trợ

− Tốc độ tính toán

− Các khả năng kết xuất/nhận những đối tượng đơn lẻ, những hoạt hình khác

Trong tương lai, khả năng, hiệu quả của các phần mềm hoạt hình sẽ phụ thuộc vào
những yếu tố sau:

Khả năng tích hợp sẵn những thư viện đối tượng (các đối tượng thông dụng, các đối
tượng theo chuyên ngành..). Các thư viện này từ lâu đã được xây dựng trong lĩnh vực
thiết kế với máy tính CAD (Computer Aided Design), ở đó có sẵn rất nhiều những thành
phần, bộ phận, chi tiết ..của những máy móc. thiết bị thông dụng. Trong lĩnh vực hoạt
hình, các thư viện không chỉ là mô tả về mặt hình học của những đối tượng phức tạp mà
còn cần đưa ra sẵn những dạng chuyển động phức tạp.

- Các đối tượng ngoài việc được mô tả một cách chi tiết (hình dáng hình học, các
yếu tố về màu sắc, độ bóng...) còn cần có thêm các đặc tính lý hóa. Đó chính là
đặc tính về vật liệu chế tạo (độ dày, độ cứng..), những phản ứng khi chịu sự tác
động của lực, nhiệt độ, ánh sáng, dòng điện...Nhờ đó mà những đối tượng sẽ
được thể hiện sinh động hơn, gần với hiện thực hơn, qua đó tính trực quan sẽ
tăng lên rất nhiều. Những hoạt hình, mô phỏng máy tính được xây dựng một cách
chi tiết nên kết hợp với nhau bởi vì chúng có thể cùng dựa trên một mô hình cụ
thể.

- Các công cụ phức tạp cần có những trợ giúp tích cực để có thể nắm bắt, làm chủ

Khả năng làm việc ngày càng hiệu quả của các thiết bị phần cứng đã tạo điều kiện cho sự
ra đời những phần mềm làm hoạt hình có chất lượng, tuy nhiên những phần mềm này

116
Phụ lục

cũng chỉ có tác dụng trong một phạm vi hay thời điểm cụ thể, ví dụ: với các hoạt hình 2
chiều dựa trên công nghệ Web thì phần mềm làm hoạt hình bẳng Flash là rất hữu ích và
sẽ được mở rộng trong tương lai; còn trong lĩnh vực 3 chiều thì những mô hình VR cùng
với các phần mềm làm hoạt hình 3 chiều sẽ được sử dụng. Việc chọn lựa được công cụ
phù hợp luôn là một yêu cầu đặt ra cho mỗi giáo viên, để đạt được hiệu quả dạy học cao
nhất.

117
Phụ lục

PHỤ LỤC 2 : BẢY BƯỚC KHI XÂY DỰNG MỘT WEBSITE CÁ NHÂN

1. Lời nói đầu

Tài liệu này được biên soạn nhằm trợ giúp cho người học, những người mà chưa bao giờ
thực hiện một dự án xây dựng các trang Web và đang tìm kiếm những sự hỗ trợ về mặt
phương pháp trong việc tự mình nghiên cứu lĩnh vực này. Ngoài ra các giáo viên cũng có
thể tìm thấy ở đây một vài hướng dẫn về phương pháp làm việc hiệu quả, theo kế hoạch.

Mỗi lập trình viên hay chuyên gia thiết kế Web (Webautor) thường xuyên phát triển
„phong cách riêng“ của mình, không chỉ trong thiết kế và các chức năng của Web Site mà
còn trong phương pháp, cách thức làm việc. Với những kinh nghiệm thu được qua những
dự án thực hiện thì phương pháp làm việc, trình tự thao tác của họ cũng có sự thay đổi
và ngày càng hoàn thiện.

Trong tài liệu này không đưa ra sự trợ giúp cụ thể trong việc sử dụng các công cụ soạn
thảo Web đặc biệt (HTML-Editor như Macromedia Dreamweaver hoặc Microsoft
Frontpage..). Mỗi phần mềm, công cụ đó đều có những cơ sở triết học, ưu điểm cũng như
nhược điểm riêng. Khi lần đầu tiên xây dựng một Web Site và đưa lên mạng Internet,
chắc chắn chúng ta sẽ gặp những vấn đề, khó khăn thường gặp. Tài liệu này sẽ được
xem là một sự hướng dẫn, cách thực thực hiện mang tính nguyên lý.

Ngoài ra, phần 3 của tài liệu này sẽ trình bày, giới thiệu những định dạng dữ liệu quan
trọng nhất trên Internet. Đây không phải là toàn bộ các định dạng nhưng với những
người bắt đầu làm quen với soạn thảo Web, đây là những định dạng thông dụng.

2. Bảy bước để xây dựng một Web Site

2.1 Mô tả dự án (xây dựng bản phác thảo)

Đây là bước quan trọng và cũng khó khăn nhất khi xây dựng một Web Site. Ở đây chúng
ta cần suy nghĩ và xác định rõ bằng văn bản điều mà chúng ta muốn hoặc nên làm, cũng
như cách thức, phương tiện và thời gian thực hiện. Bản phác thảo sẽ giúp chúng ta trong
tất cả các bước tiếp theo, chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như gữ
vững được cái nhìn tổng quát về trang Web. Phần quan trọng nhất của công việc sư
phạm sẽ nằm trong bản phác thảo này. Ở đây chúng ta không chỉ xác định rõ chủ đề
(Thema), mà chúng ta còn cần phải xác định rõ các hình thức mô tả về mặt nội dung và
phương tiện, phạm vi và giới hạn của dự án. Nếu người nào trong khi viết chương trình
nắm rõ được nội dung và phạm vi thì sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn.

118
Phụ lục

Để xây dựng được bản phác thảo cho dự án, chúng ta sẽ đi theo các bước như sau:

a, Trình bày mục đích của dự án

b, Nêu rõ những mục đích mà chúng ta muốn đạt được

c, Mô tả cụ thể nội dung chuyên môn của các trang Web

d, Xây dựng bản phác thảo các trang của Web Site

Trong bước này chúng ta cần mô tả cụ thể nội dung của từng trang Web riêng lẻ, đưa ra
được bản phác thảo cho tất cả các trang. Từ đó người ta có thể nhận biết được sự phân
chia của màn hình giao diện, các khả năng định hướng dẫn đường (Navigation), sự bố trí
các đoạn văn bản, đồ họa, hình ảnh, video (cả về kích thước, định dạng, chất lượng)
...trên màn hình và sự kết nối (Hyperlink) giữa những trang Web đó. Chúng ta cũng cần
phải đánh dấu, xác định trước những khả năng tương tác ngẫu nhiên của người dùng, ví
dụ: tìm kiếm (search), điều chỉnh (configuration),...Với sự trợ giúp của bản phác thảo,
chúng ta sẽ biết được số lượng chính xác các trang Web (HTML-Data), hiểu rõ được sự
cần thiết của các loại dữ liệu hỗ trợ.

e, Tự xây dựng kế hoạch thực hiện, xác định thời điểm muốn hoặc cần phải hoàn thành
xong các bước 3 đến bước 6 (xử lý dữ liệu, lập trình, thiết kế, quảng bá).

2.2 Xác định nơi lưu trữ, cấu trúc và tên của dữ liệu

Ngay từ khi có ý tưởng, chúng ta cần phải xác đinh rõ chúng ta sẽ lưu trữ các dữ liệu ở
đâu. Đây thực sự là một việc làm cần thiết và quan trọng. Thực tế cho thấy rằng rất
nhiều học sinh, sinh viên không thể tìm lại được những dữ liệu mà mình đã sử dụng (mặc
dù đã lưu trữ lại), đơn giản là vì họ đã không xác định và kiểm tra lại được nơi mà mình
đã lưu trữ dữ liệu đó. Trong rất nhiều trường hợp, các máy tính được sử dụng cho rất
nhiều người, chính vì thế sau mỗi lần „log out“, tất cả cả những dữ liệu cá nhân, những
sự thay đổi và ghi nhớ cục bộ (local) sẽ tự động được xóa.

• Nơi lưu trữ-Cấu trúc thư mục lưu trữ

Ngay khi bắt đầu thiết kế, chúng ta nên quyết định nơi lưu trữ dữ liệu thuận lợi cho công
việc sau này. Nếu làm việc với máy tính cá nhân (private PC), chúng ta sẽ thiết lập một
thư mục thích hợp trên ổ cứng để lưu giữ toàn bộ dữ liệu cho Web Site. Với thu mục gốc
đó, chúng ta sẽ tiến hành tiếp tục phân chia thành 2 thư mục con : một thư mục để lưu
trữ các dữ liệu đầu ra (output data), các bức ảnh số hoặc những ảnh được scan..; một
thư mục để lưu trữ các dữ liệu tác nghiệp, các dữ liệu dạng HTML, những dữ liệu sau này

119
Phụ lục

sẽ được copy (upload) lên Web-Server (thư mục này thường được gọi là „thư mục xuất
bản“). Nếu Web Site có quá nhiều định dạng dữ liệu thì trong thư mục này chúng ta cũng
cần tạo thêm nhiều thư mục thích hợp khác để lưu trữ, qua đó sẽ giúp chúng ta có một
cái nhìn tổng thể, toàn diện về Web Site, mặt khác tạo điều kiện dễ dàng trong việc tìm
kiếm dữ liệu. Tất cả các dữ liệu và thư mục mà sau này sẽ thường xuyên cập nhật trên
Internet nên được lưu trữ trong một thư mục đặc biệt – „Thư mục xuất bản“. Không nên
lưu giữ những dữ liệu không cần thiết khác trong thư mục này. Với những người
thường xuyên thay đổi vị trí làm việc cần phải có một thiết bị lưu trữ di động (VD: USB,
Flash Disc..) để lưu trữ những dữ liệu về Web Site của mình.

• Một số lưu ý về tên dữ liệu trong thư mục

Nếu Web site của chúng ta được lưu trữ và chạy trên Unix-Server thì cần phải lưu ý một
số quy tắc đối với những máy tính chạy hệ điều hành Microsoft Windows, đó là các quy
tắc về tên của dữ liệu cũng như tên của thư mục lưu trữ. Do đó ngay từ lúc đầu khi đặt
tên cho dữ liệu và thư mục lưu trữ, chúng ta cần chú ý 4 nguyên tắc sau:

ƒ Chỉ sử dụng chữ cái, chữ số, ký hiệu in thường (không viết hoa). Trong các hệ
điều hành Unix thường phân biệt rất rõ ràng giữa viết in hoa và in thường.

Ví dụ: Trong file HTML có sự tác động (câu lệnh) đến một file ảnh „karte.gif“, nhưng
thực tế file này có tên là „Karte.gif“. Trong môi trường Windows, file ảnh này vẫn được
hiển thị chính xác, nhưng sẽ không được hiển thị trên Unix-Server. Từ vấn đề trên các
chuyên gia tin học đã có khuyến cáo rằng chúng ta nên đặt tên cho toàn bộ dữ liệu và
thư mục lưu trữ bằng những ký tự in thường. Điều này sẽ dễ dàng trong việc tìm lỗi trong
trường hợp các kết nối dữ liệu (links) thực hiện không chính xác.

ƒ Chỉ sử dụng những ký tự thông thường (VD: các ký hiệu trong bảng chữ cái Anh,
Mỹ),

ƒ Không sử dụng những ký tự, ký hiệu đặc biệt, không sử dụng dấu cách

ƒ Chỉ sử dụng một dấu chấm (.) trong tên của dữ liệu, thường chỉ để phân biệt với
phần mở rộng trong tên dữ liệu (VD: mydata.html)

2.3 Tổ chức, sắp xếp các dữ liệu bổ sung

Dữ liệu bổ sung là toàn bộ dữ liệu mà file HTML và Web – Browser cần đến để hiện thị
các nội dung ở những vị trí và với cách thức như mong muốn. Đó trước hết là các dữ liệu
đồ họa (Logo, Picture, hoạt hình Gif ...), dữ liệu âm thanh (Audio : mp3, rm, wma, ...)

120
Phụ lục

hinh ảnh (Video : mpeg 1-2, Real One Video, wmv..), ngân hàng dữ liệu và các loại dữ
liệu đặc biệt khác. Định dạng của các loại dữ liệu này sẽ được nghiên cứu kỹ trong phần 3
của tài liệu này. Các dữ liệu cần thiết cho Web site của chúng ta sau khi được xử lý và
thao tác sẽ được lưu trữ trong những thư mục thích hợp của Web Site.

Khi sử dụng những dữ liệu bên ngoài hoặc sao chép, chúng ta cần lưu ý đến vấn đề bản
quyền và tính hợp pháp của dữ liệu. Chúng ta cần phải nêu rõ nguồn gốc của những dữ
liệu đó, ví dụ: tác giả (tên, địa chỉ E-mail..), nhà xuất bản, nơi lưu trữ..

2.4 Lập trình

Ngôn ngữ lập trình thích hợp được sử dụng cho Web Site là HTML. Chúng ta không nhất
thiết phải học ngôn ngữ này nhưng nên hiểu được nguyên lý xây dựng và hoạt động của
các đoạn mã HTML (HTML-Code). Khởi động công cụ để bắt đầu xây dựng Web Site của
chúng ta. Việc sử dụng công cụ gì phụ thuộc trước hết vào sở thích, kinh nghiệm của
chúng ta, phụ thuộc vào các yêu cầu của Web Site, vào cách tiếp cận với một chương
trình có sẵn. Tuy vậy điều quan trọng là chúng ta thành thạo và có thể làm mọi việc cần
thiết với công cụ đó.

Bây giờ chúng ta bắt đầu xây dựng các trang HTML với những công việc cụ thể như : xây
dựng các dữ liệu mong muốn; soạn thảo các đoạn văn bản; thêm các bảng, đồ họa; thiết
lập các siêu liên kết (hyperlink); lưu trữ những công việc đã làm, các dữ liệu đã tạo ra
trong các thư mục thích hợp. Chúng ta cần lưu ý khi thiết lập các siêu liên kết đến các
trang Web hoặc đến các đồ họa, trước hết là việc sử dụng các tên dữ liệu và thư mục
chính xác, chúng ta cần kiểm tra các câu lệnh chính xác trong mã nguồn của trang Web

Ví dụ: một liên kết đến dữ liệu đồ họa

<img src=file://C:/Webproject/Photo/motors/diesel/schnitt01.jpg>

sẽ không được thực hiện chính xác vì trên mạng Internet không có ổ đĩa C

Những thông tin kỹ thuật trợ giúp xây dựng Web Site được cung cấp trong phần tài liệu
tham khảo phía sau. Ngoài ra chúng ta cũng có thể tham khảo trong phần trợ giúp của
các phần mềm. Trên Innternet cũng cung cấp rất nhiều thông tin cho việc xây dựng và
lập trình cho Web.

Ví dụ: www.srz-dresden.de/projekte/wsfs
www.selfhtml.de
www.w3schools.com

121
Phụ lục

Sau khi đã thiết kế các dữ liệu và siêu liên kết (Hyperlink) tương ứng, chúng ta có thể
kiểm tra trong các trình duyệt (VD: IE, Crazy Browser, Fire Fox Mozilla..) dưới hình thức
Offline.

2.5 Thiết kế, tổ chức, sắp xếp

Ngay từ khi bắt đầu có ý tưởng, chúng ta đã hình dung rất rõ ràng trong bản phác thảo
Web Site sẽ được thể hiện như thế nào. Nếu Web Site của chúng ta hoạt động đã ổn định
về mặt chức năng, công việc tiếp theo của chúng ta sẽ là thiết kế cho nó một hình thức
như mong muốn. Liên quan đến công giai đoạn này trước hết là định dạng các văn bản,
kích thước của các đối tượng, thiết lập các Hyperlink, màu nền.. Chúng ta nên phân chia
rõ ràng hai giai đoạn: lập trình và thiết kế về hình thức.

Một số gợi ý cho việc thiết kế, tổ chức và sắp xếp một Web Site:

ƒ Các đoạn văn bản cần được trình bày sao cho có thể đọc tốt trên màn hình. Các
ký tự nên sử dụng một kiểu duy nhất, thích hợp cho việc hiển thị (VD: Verdana).
Độ tương phản của màu chữ với màu nền cần được lựa chọn sao cho các đoạn
văn bản được hiển thị chính xác, không có lỗi khi đọc, thể hiện chính xác nội
dung.

ƒ Kích thước của các đối tượng đồ họa phụ thuộc vào nội dung mà người xem cần
nhận biết trên các đối tượng đó. Thông thường chúng ta chỉ sử dụng các đối
tượng đồ họa với kích thước nhỏ trên màn hình, khi người sử dụng Click lên đối
tượng đó sẽ nhận được kích thước nguyên bản.

ƒ Luôn luôn sử dụng một hình thức thiết kế duy nhất cho tất cả các trang trong Web
Site, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng (người học) khi tham
khảo thông tin.

ƒ Phân định rõ ràng những vị trí dành cho quảng cáo (thường là ở cùng một phía
của trang Web). Nếu nội dung của trang Web quá nhiều, chúng ta có thể sử dụng
các thanh cuộn (Scroll bar). Chỉ trong những trường hợp đặc biệt chúng ta mới
tiến hành phân chia nội dung trang Web theo cả chiều dọc và chiều ngang của
màn hình.

ƒ Sử dụng màu sắc một cách tiết kiệm và hợp lý theo mục đích cụ thể. Những nội
dung trình bày có thể yêu cầu những màu sắc cụ thể (VD: bản đồ, ký hiệu khí Gaz
trong các giờ học Hóa học..). Màu sắc có một thành phần xúc cảm (màu nóng,
màu lạnh, màu nguy hiểm..), có thể được sử dụng một cách có chủ định. Sử dụng

122
Phụ lục

những màu dịu đối với màu nền và văn bản sẽ không gây căng thẳng và mệt mỏi
cho mắt.

ƒ Luôn tin tưởng vào những khái niệm mà chúng ta đưa ra, nghĩa là một khái niệm
phải được thể hiện đồng nhất trên tất cả các trang.

ƒ Sự định hướng cần được thiết kế, tổ chức một cách rõ ràng, chính xác. Các thành
phần định hướng (Navigation), dẫn đường nên được sắp xếp tại cùng một vị trí,
nhằm hỗ trợ cho việc chọn lựa của người học. Các thành phần này được xây dựng
trên cấu trúc của nội dung và theo một hình thức thống nhất. , có thể sử dụng các
hình thức sau: Frame, Menu, Sub menu...

2.6 Xuất bản

„Xuất bản“ chính là công việc đưa Web Site đã được xây dựng lên một Web-Server để
mọi người có thể truy cập đến (ngoại trừ những trường hợp phải giới hạn bởi những công
cụ bảo mật).

Nếu không thể tự tạo ra một Web-Server, chúng ta cần phải tìm một người cung cấp.
Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ cho thuê Web-Server miễn phí. Bên cạnh đó
một số nhà cung cấp yêu cầu chúng ta phải trả tiền hoặc chấp nhận đăng những quảng
cáo trên Web-Site của chúng ta.

Sau khi đã tìm kiếm được một Web-Server, chúng ta kết nối với Web-Server đó (với tên
đăng ký và mật khẩu truy nhập hợp lệ) và copy toàn bộ dữ liệu về Web-Site của chúng ta
lên một thư mục trên Web-Server đó (đây chính là quá trình Upload lên Server). Chức
năng này được hỗ trợ bởi một số các công cụ soạn thảo HTML (VD: Front Page,
Dreamweaver..) hoặc chúng ta có thể sử dụng các chương trình truyền file (FTP-File
Transfer Protocol) riêng biệt, ví dụ : WS-FTP, SSH-FTP Client, Tool FTP trong Windows
Commander...

Sau khi Upload toàn bộ dữ liệu của Web-Site lên Web-Server, chúng ta cần phải xác định
quyền (phân quyền) cho những cá nhân hoặc nhóm sử dụng, truy nhập tới Web-Site của
chúng ta. Chúng ta có thể tiến hành công việc này bằng chính các phần mềm FTP hoặc
sử dụng tiện ích Telnet để kết nối với Web-Server và tiến hành phân quyền.

2.7 Quản lý, chăm sóc

Tất cả các Web-Site đều có thể trở nên lạc hậu bất kỳ lúc nào nếu không được quản lý và
„chăm sóc“ thường xuyên. Do đó chúng ta cần xác định những chu kỳ để „làm mới“ lại

123
Phụ lục

Web-Site của chúng ta. Điều này phụ thuộc trước hết vào loại thông tin mà Web-Site đó
cung cấp, phổ biến.

Ví dụ: Web Site về „Chức năng hoạt động của ống phóng tia điện tử“ không cần phải
thường xuyên cập nhật, „làm mới“ như những Web-Site thông tin về sinh viên, Web-Site
cung cấp những bản tin thời sự hàng ngày...

Để quản lý, „chăm sóc“ Web-Site, có nhiều vấn đề liên quan: người sử dụng có thể tìm ra
những khiếm khuyết, nhược điểm trong Web-Site của chúng ta; họ có thể đưa cho chúng
ta những ý kiến về việc thay đổi nội dung, hình thức tại một số trang Web cụ thể. Những
ý kiến này là hết sức hữu dụng bởi vì chính người sử dụng là những người đưa ra ý kiến
nhận xét chính xác nhất. Những ý kiến này sẽ giúp cho Web-Site của chúng ta ngày càng
hoàn thiện hơn.

3 Các chuẩn multimedia trên Internet

3.1 Chuẩn là gì ?

Chuẩn đang được sử dụng ở mọi nơi, trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Phần lớn chúng
ta không nhận thức được rằng chuẩn đang được sử dụng. Điều này chỉ được phát hiện
khi có các vấn đề nảy sinh mà chúng ta phải giải quyết. Ví dụ : các thiết bị điện của Anh
nối với điện áp 240 V sẽ sử dụng ổ cắm 3 chân, chuẩn này được sử dụng trên khắp nước
Anh. Bên ngoài nước Anh có nhiều kiểu khác nhau của ổ cắm và mức điện áp. Vậy thì
một chuẩn nào đó sẽ bao hàm tính chắc chắn và sự phù hợp, điều này giúp cho chúng trở
nên thuận tiện và tương thích với nhau. Về cơ bản, chuẩn là những thỏa thuận mang tính
văn bản, xác định những tiêu chuẩn, chỉ tiêu mà mỗi sản phẩm hay dịch vụ phải tuân
theo. Những thỏa thuận này có thể xuất hiện theo 2 hướng : một mặt thông qua sự phát
triển của bản thân các nhóm chuẩn, hoặc bởi các tiêu chí của chuẩn, một mặt thông qua
các sản phẩm mang tính thương mại đã được chấp nhận do sự chấp nhận và phổ biến
rộng rãi của chúng trên thế giới , ví dụ : chuẩn PDF của hãng Adobe cho các văn bản kỹ
thuật số có thể in được.

Tổ chức Quốc tế về chuẩn (The International Organisation for Standards) gọi tắt là ISO
được thành lập từ năm 1947 là một tổ chức phi chính phủ có nhiệm vụ đẩy mạnh, xúc
tiến sự phát triển của việc chuẩn hóa. Ngày nay tổ chức này đã có hơn 100 quốc gia
thành viên, mỗi quốc gia thành viên đều có nhóm chuẩn của riêng mình, ví dụ như British
Standards Institution (BSI) ..và đều góp phần vào công việc của ISO. Hơn 10000 chuẩn
của ISO đã được phổ biến, trên một phạm vi rộng lớn các đối tượng, từ kích thước của tờ

124
Phụ lục

giấy đến các ngôn ngữ lập trình. Ngoài ra các nhóm chuẩn quốc gia cũng có thể công bố
các chuẩn của bản thân họ. "The Internet Engineering Task Force" là một nhóm mang
tính quốc tế và mở có nhiệm vụ phát triển, duy trì và bảo vệ các chuẩn liên quan đến
Internet. Internet bao gồm các chuẩn được công nhận bởi IEEE. Các chuẩn quan trọng
nhất trong Internet là :

ƒ HTTP

ƒ HTML

ƒ FTP

ƒ SMTP

ƒ TCP/IP

Định nghĩa Chuẩn của ISO

"Chuẩn là các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính
xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định
nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quỏ trỡnh, và dịch vụ
phự hợp với mục đích của chúng".

(Nguồn: http://bb.edu.net.vn/mod/book/view.php?id=47 , 13-12-2005)

3.2 Sự cần thiết phải xây dựng chuẩn cho máy tính

Các chuẩn trong máy tính được đưa ra và phát triển nhằm giải quyết 3 vấn đề cơ bản
sau:

ƒ Khả năng tương tác (Interoperability) : cho phép các hệ thống có thể kết nối và
truyền thông với nhau (VD : TCP/IP)

ƒ Khả năng đóng gói (Portability) : cho phép các phần mềm làm việc trên các hệ
thống khác nhau (VD : Java)

ƒ Khả năng trao đổi (Data exchange) : cho phép dữ liệu được truyền giữa các hệ
thống khác nhau (VD : SGML, JPEG, RTF..)

Sử dụng chuẩn có thể gia tăng quá trình truyền thông, tăng sự bảo đảm (VD : dữ liệu có
thể chia sẻ một cách dễ dàng giữa các thành viên của một nhóm nghiên cứu).

125
Phụ lục

3.3 Một vài chuẩn Multimedia cho Internet

3.3.1 Chuẩn về đồ họa

Các máy chủ Web (Web-Server) có thể ghi nhớ và lưu giữ hiệu quả hơn các ảnh đồ họa
có kích thước nhỏ, từ đó người dùng có thể truy nhập cũng như download dễ dàng hơn.
Điều này cũng rất quan trọng khi chuẩn bị các file đồ họa cho các CD-Rom hay cho các
tài liệu Multimedia, kích thước các file ảnh này không được lớn hơn mức cần thiết. Nhờ đó
mà sẽ tiết kiệm được dung lượng nhớ khi trình diễn ảnh và mạng sẽ làm việc hiệu quả
hơn. Ngoài ra việc định dạng dữ liệu cũng cần thiết để bộ trình duyệt của tất cả các hệ
điều hành hiện tại có thể đọc, lưu trữ và trình diễn được. Chúng ta có thể lựa chọn chất
lượng ảnh, cách thể hiện màu, màu nền hoặc là phương thức lưu trữ ảnh tùy thuộc vào
từng định dạng ảnh cụ thể. Ngoài ra cách thể hiện của một file ảnh trên Internet còn phụ
thuộc vào hệ điều hành, hệ thống bảng màu cũng như bộ trình duyệt của mỗi máy tính.
Chúng ta có thể thấy được điều này khi cùng quan sát một file ảnh trên các máy tính có
các hệ điều hành, các hệ màu, cũng như các trình duyệt khác nhau.

• Với các file đồ họa điểm ảnh (Raster graphics), có ba dạng thông dụng nhất trên
Internet như sau :

- Dạng GIF (Graphics Interchange Format) dùng cho các loại Logo, các sơ đồ,
bảng biểu...

- Dạng JPEG (Joint Photographic Experts Group) dùng cho các tranh, ảnh

- Dạng PNG (Portable Network Graphics) dùng cho các ảnh có độ trong suốt từng
phần

• Với các file đồ họa vectơ (Vector graphics) chúng ta có thể sử dụng dạng sau :

SVG (Scalable Vector Graphics) dùng cho các loại ký hiệu, biểu đồ mà cần phải giữ
được chất lượng không phụ thuộc vào độ phân giải đã chọn.

a, Dạng ảnh GIF

Dạng ảnh GIF hỗ trợ 8 bit màu, do đó trong cùng một thời điểm chỉ có 256 màu được
hiển thị đồng thời. Tuy nhiên sự hiển thị của bảng màu này sẽ được chọn ra từ 16,7 triệu
màu (24 bit) có nghĩa là chúng ra có thể sử dụng được nhiều tập hợp 256 màu khác
nhau. Nhờ đó dạng ảnh này cũng thích hợp cho nhiều loại ảnh và được hỗ trợ bởi phần
lớn các trình duyệt. Trong dạng ảnh này các bề mặt màu được nén rất hiệu quả, nhờ đó
các chi tiết, ví dụ : các đồ họa dạng đường, Logo hoặc những hình ảnh có kèm theo văn
bản vẫn dữ được chất lượng. Với khả năng làm trong suốt màu (Transparence) của phiên

126
Phụ lục

bản 89a, các ảnh GIF rất phù hợp để làm ảnh nền cho các trang Web. Dạng ảnh GIF sử
dụng phương pháp nén không mất mát (trong quá trình nén ảnh dữ liệu không bị xóa),
do đó ta có thể thao tác và lưu trữ một ảnh GIF nhiều lần mà không sợ bị mất mát dữ
liệu.

Trong nhiều phần mềm đồ họa như Photoshop (Adobe), Paint Shop Pro (Jacs) chúng ta
cũng có thể sử dụng một vài phiên bản khác nhau của ảnh GIF. Các phiên bản này có thể
dẫn đến sự sai lệch nhỏ trong quá trình nén ảnh (tương tự như các file JPEG), tuy nhiên
nó lại thích hợp cho các file GIF có kích thước nhỏ.

Các phiên bản của ảnh GIF

- Phiên bản 87a : là phiên bản cũ của ảnh GIF và không hỗ trợ khả năng làm trong
suốt, đồng thời nó cũng không thích hợp cho việc làm các phim hoạt hình
(Animation)

- Phiên bản 89a : hỗ trợ khả năng làm trong suốt và được sử dụng để làm các hoạt
hình

b, Dạng ảnh JPEG (JFIF)

Dạng ảnh JPEG (là tên viết tắt của Joint Photogrphic Experts Group, một nhóm chuyên
gia đã phát triển chuẩn cho kỹ thuật nén này) thao tác với quá trình nén và thu nhỏ dữ
liệu (các dữ liệu của ảnh sẽ bị xóa và không khôi phục lại được). Đối với các file có chất
lượng cao và với quá trình nén lần đầu thì việc này không ảnh hưởng nhiều lắm, ngược lại
với các file ảnh có chất lượng thấp và sử dụng mức độ nén cao hơn thì sẽ bị ảnh hưởng.
Dạng ảnh JPEG hỗ trợ 24 bit màu, điều này giúp cho việc lưu giữ được những sự khác
nhau rất nhỏ về độ sáng và màu sắc của ảnh. Phần lớn các trình duyệt Web đều hỗ trợ
dạng ảnh này. Kỹ thuật nén của ảnh JPEG có thể dẫn đến sự mất mát về chi tiết trong
một bức ảnh, đặc biệt là những ảnh có kèm theo văn bản hoặc là ảnh vectơ. Thực tế cho
thấy mỗi khi lưu trữ dữ liệu dưới dạng JPG thì chất lượng thường bị giảm đi. Do đó chúng
ta nên lưu trữ dưới dạng JPG từ những bức ảnh nguyên bản, không nên từ những ảnh
trước đó đã ở dạng JPG. Khi chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số, chúng ta nên chọn chất
lượng của ảnh ở mức độ cao nhất (độ phân giải của ảnh ở mức độ cao nhất). Khi scan
một bức ảnh, tùy theo mục đích công việc đầu tiên ta cũng phải chọn định dạng của ảnh
cho phù hợp : chất lượng ảnh cao nhưng kích thước file ảnh lớn (ví dụ : dạng BMP) hoặc
chất lượng ảnh không cao nhưng kích thước file nhỏ (ví dụ : dạng TIF), sau khi đã hoàn
thành các thao tác trên ảnh mới chuyển sang dạng JPG. Dạng ảnh JPEG không hỗ trợ khả
năng làm trong suốt màu. Khi chúng ta lưu trữ một ảnh đã được làm trong suốt dưới

127
Phụ lục

dạng JPEG thì các điểm ảnh (Pixel) sẽ bị trùng với màu nền. Điều này được ứng dụng khi
chúng ta muốn tạo sự trong suốt giữa màu nền của một trang Web với một bức ảnh trên
đó.

Dạng ảnh “JFIF”

Lúc đầu JPEG không đưa ra được một định dạng thống nhất thực sự, điều này khiến cho
một vài chương trình xử lý ảnh không thể đọc được các file ảnh mà do các chương trình
khác tạo nên. Sau đó JPEG đã đưa ra một chuẩn thống nhất, đó là định dạng JPEG File
Interchange Format (JFIF). Ngày nay tất cả các file ảnh đều phải có đuôi là *.JIF, tuy
nhiên phần lớn các file vẫn tiếp tục sử dụng phần kết thúc là JPG.

c, Dạng ảnh PNG

Dạng ảnh PNG-8 sử dụng 8 bit màu. Cũng giống như dạng ảnh GIF, trong ảnh dạng
PNG-8 các bề mặt màu được nén rất hiệu quả, nhờ đó các chi tiết, ví dụ : các đồ họa
dạng đường, Logo hoặc những hình ảnh có kèm theo văn bản vẫn giữ được chất lượng.
Tuy nhiên dạng ảnh PNG-8 không được hỗ trợ bởi tất cả các trình duyệt, do đó chúng ta
cần lưu ý tránh dùng dạng ảnh này nếu chúng ta muốn những bức ảnh có thể được chấp
nhận bởi tất cả các trình duyệt. Để có thêm thông tin về khả năng hỗ trợ dạng ảnh này
của trình duyệt, chúng ta có thể tìm trong các tài liệu kèm theo trình duyệt mà ta đang sử
dụng. Dạng ảnh PNG-8 cũng sử dụng phương pháp nén không mất mát (trong quá trình
nén ảnh dữ liệu không bị xóa). Tuy nhiên do dạng ảnh PNG-8 chỉ hỗ trợ 8 bit màu nên sự
tối ưu hóa từ một bức ảnh nguyên bản 24 bit màu thành dạng PNG-8 có thể dẫn đến chất
lượng ảnh kém hơn. Cùng sử dụng một kỹ thuật nén, cùng một bức ảnh gốc nhưng kích
thước của ảnh dạng PNG-8 có thể nhỏ hơn 10-30%, tùy theo kiểu mầu của ảnh gốc, kích
thước của ảnh dạng GIF. Với dạng ảnh GIF thì số lượng màu trong ảnh sẽ bị giảm đi.
PNG-8 hỗ trợ khả năng làm trong suốt nền và màu nền, do đó những đường viền của ảnh
sẽ tương thích với màu nền của trang Web.

Dạng ảnh PNG-24 sử dụng 24 bit màu. Cũng giống như ảnh dạng JPEG, PNG-24 bảo
đảm tỷ lệ, những sự khác nhau rất nhỏ về độ sáng và màu sắc của ảnh. PNG-24 cũng sử
dụng kỹ thuật nén giống PNG-8 và GIF, do đó các ảnh dạng PNG-24 có kích thước lớn
hơn ảnh dạng JPEG.

Giống như PNG-8, PNG-24 cũng hỗ trợ tính trong suốt của nền và màu nền nhưng ở mức
cao hơn PNG-8 (ví dụ khả năng đánh bóng, tô đậm)

128
Phụ lục

d, Dạng ảnh SVG

Đây là một dạng đồ họa hoàn toàn mới, đồ họa vectơ dựa trên XML. Nó giúp cho những
người thiết kế và phát triển Web có khả năng tích hợp nhiều loại đối tượng như : đồ họa,
hoạt hình và văn bản viết bằng ngôn ngữ HTML, các ứng dụng JavaScript, các bảng kiểu
và các chuẩn Web quy ước... Kích thước của dạng ảnh SVG phụ thuộc vào số lượng cũng
như độ phức tạp của các đối tượng được mô tả. Với số lượng ít các đối tượng thì kích
thước của ảnh SVG thực sự nhỏ hơn các ảnh dạng khác như : GIF, JPEG và PNG.

Để tạo ra các file đồ họa dạng SVG, chúng ta cần phải có các công cụ (Tool) thích hợp ,
ví dụ : Web Draw của hãng Jasc (có thể tham khảo bản thử nghiệm tại địa chỉ
http://www.jasc.com ), Corel Draw từ phiên bản 10 hoặc phải tự lập trình đồ họa bằng
ngôn ngữ XML.

Để có thể thể hiện ảnh dạng SVG trong trình duyệt, chúng ta cần có PlugIn, đó là một
chương trình với những chức năng đặc biệt để trợ giúp cho trình duyệt. Chúng ta có thể
tham khảo một chương trình như vậy của hãng Adobe tại địa chỉ
http://www.adobe.com/svg/viewer/install/main.html, chương trình này có thể download
miễn phí.

3.3.2 Chuẩn về Video

Việc sử dụng các phim Video trên Internet luôn luôn đặt ra một yêu cầu lớn về khả năng,
dung lượng truyền tải của các đường truyền và thiết bị đầu cuối. Với một hệ thống mạng
nội bộ hoặc Intranet được xây dựng tốt, chúng ta có thể thao tác xử lý có hiệu quả một
cách trực tiếp các dữ liệu Video. Cũng giống như các dữ liệu Graphics, chúng ta cần phải
xác định các kỹ thuật nén hợp lý để có thể truyền các dữ liệu Video trên mạng. Ngày nay
với các dữ liệu Video trên Internet, người ta thường sử dụng 4 dạng chuẩn dữ liệu sau :

ƒ MPEG (Motion Pictures Expert Group) cho các chuẩn nén thông dụng nhất hiện
nay

ƒ RM (Real Video/Real Media), ASF (Advanced Streaming Format) hoặc là WMV


(Windows Media Video) dùng cho các file Media có cấu trúc dòng (Streaming
Media)

ƒ Quick Time

129
Phụ lục

a, MPEG

Dữ liệu Video dạng MPEG cho kỹ thuật nén chất lượng cao của Video và Audio là kết quả
nghiên cứu của nhóm “Moving Picture Expert Group”, ngày nay vẫn đang được tiếp tục
phát triển. Cùng với sự phát triển người ta đã xác định các cấp độ khác nhau của dữ liệu
Video, các cấp độ này được phân biệt qua sự khác nhau về cấu trúc dữ liệu, độ phân giải,
tốc độ dữ liệu và khả năng tương tác. Điều quan trọng đối với chuẩn MPEG là độ rõ nét
và ổn định của việc giải mã các dữ liệu video để đảm bảo việc trình diễn những dữ liệu
đó. Chuẩn đầu tiên của MPEG là MPEG-1, chuẩn này khi đó được hầu hết các trình duyệt
và phần mềm Media hỗ trợ. nó còn là nền tảng cho chuẩn VCD (Video-CD). Sự phát triển
tiếp theo của chuẩn MPEG là dạng MPEG-2. MPEG-2 có tốc độ đọc dữ liệu nhanh hơn
MPEG-1, nó phù hợp với độ phân giải của các dữ liệu Video hiện tại (ví dụ : hình ảnh của
vô tuyến) và có thể lưu giữ các dữ liệu đó với chất lượng rất cao (ví dụ : chất lượng
DVD). MPEG-2 là cơ sở cho truyền hình vệ tinh kỹ thuật số và DVD-Video. Do các dữ liệu
Video dạng MPEG-2 thường có kích thước lớn nên không phù hợp cho Internet, tuy nhiên
với các mạng Intranet được xây dựng tốt, tốc độ cao thì MPEG-2 vẫn có thể được sử
dụng.

Với tốc độ đọc dữ liệu thấp thì dạng MPEG-4 phù hợp hơn so với MPEG-2. Hiện nay dạng
MPEG-4 chưa được nhiều trình duyệt và các phần mềm Media hỗ trợ nên để có thể sử
dụng được loại dữ liệu này cần phải có một bộ giải mã thích hợp. Chúng ta có thể tìm
thêm rất nhiều các thông tin về MPEG với địa chỉ :http://www.mpeg.com

b, RealVideo

Ngay từ đầu dạng RealVideo đã được xây dựng và phát triển cho các ứng dụng trên
Internet. Các dữ liệu dạng RealVideo thường có kích thước khá nhỏ (tùy thuộc vào tốc độ
nén). Để có thể trình chiếu các file RealVideo chúng ta cần phải có phần mềm Real-Player
hoặc các phần mềm PlugIn thích hợp cho các trình duyệt.

c, WMV/ASF

Dữ liệu Video dạng ASF (Advanced Streaming Format) được phát triển trực tiếp cho
Internet bởi hãng phần mềm nổi tiếng Microsoft. Các dữ liệu Video dạng ASF cũng thường
có kích thước nhỏ. Tuy chất lượng của các file dữ liệu kích thước nhỏ là tương đối tốt
nhưng với một vài mục đích thì điều này lại không phù hợp. Trong dự định phát triển các
dạng dữ liệu cho Windows Media thì dạng WMV (Windows Media Video) sẽ dần thay thế
cho dạng ASF

130
Phụ lục

d, Quick Time

QuickTime không chỉ là một kỹ thuật nén Video thông thường mà hãng máy tính Apple đã
phát triển QuickTime như một nền chuẩn cho tất cả các loại Multimedia như : Graphics,
Audio, Video, Virtual Reality (hiện tại ảo), 3D..

3.3.3 Chuẩn về Audio

Tương tự như Video, việc sử dụng các đoạn âm thanh (Audio-Clips) như : âm nhạc, các
bản tin Radio...trên Internet cũng đặt ra yêu cầu cao về tốc độ và dung lượng truyền tải
của hệ thống đường truyền và thiết bị đầu cuối. Thông thường các dữ liệu Audio trên
Internet đều ở dạng MP3, là một dạng file âm thanh có chất lượng gần với chất lượng của
đĩa CD nhưng có kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Để phục vụ các bản tin trực tuyến
(LiveRadio in Internet) thì các file âm thanh có cấu trúc dòng (Streaming-Format) với chất
lượng cao hơn sẽ được sử dụng.

3 dạng file âm thanh được sử dụng phổ biến trên Internet là :

ƒ MP3 (MPEG-1 Layer 3) dùng cho hầu hết các chuẩn nén hiện tại

ƒ RA (Real Audio/Real Media) dùng cho các file Media có cấu trúc dòng (Streaming
Media)

ƒ WMA (Window Media Audio) dùng cho các file âm thanh kích thước nhỏ và chất
lượng trung bình.

a, MP3

Trong quá trình nghiên cứu phát triển thuật toán nén dữ liệu Video của nhóm Moving
Picture Expert Group, một phương thức nén dữ liệu âm thanh đã được xây dựng bởi viện
Fraunhofer (Fraunhofer Institut-FhG). MPEG 1-Layer 3 (gọi tắt là MP3) là một bộ giải mã
âm thanh (Audio-Codec), đặc biệt thích hợp cho việc nghe các file âm thanh có chất
lượng như đĩa CD trên Internet hoặc Intranet. File âm thanh MP3 có kích thước nhỏ hơn
rất nhiều so với kích thước một bài hát trên CD, đây là một ưu điểm nổi bật của MP3, ví
dụ : một bài hát trên đĩa CD (Audio-CD) có kích thước khoảng 40-50 MB, sau khi được
nén dưới dạng MP3 kích thước sẽ giảm xuống còn 4-5 MB nhưng chất lượng âm thanh
vẫn còn được đảm bảo.,

Ngày nay các file âm thanh MP3 không những chỉ được sử dụng trên Internet mà đã được
dùng rộng rãi phục vụ cho nhu cầu nghe nhạc của mọi người với sự xuất hiện của các

131
Phụ lục

máy nghe nhạc MP3 bỏ túi. Điều này đã chứng tỏ tính thông dụng và ưu điểm của loại
file âm thanh này.

b, Real Audio

Tương tự như file Video, dạng file âm thanh RealAudio ngay từ đầu đã được xây dựng và
phát triển riêng cho Internet. Các file âm thanh RealAudio có kích thước cũng tương đối
nhỏ (tùy thuộc vào tốc độ nén dữ liệu). Tuy nhiên để có thể nghe được các file âm thanh
dạng này cần phải có phần mềm Real-Player hoặc phần mềm PlugIn thích hợp cho các
trình duyệt Web.

c, WMA

File âm thanh WMA được phát triển bởi hãng phần mềm nổi tiếng Microsoft. Bộ giải mã
âm thanh Windows Media là một bộ giải mã rất tốt, đáp ứng được cho các file âm thanh
Mono hoặc Stereo với chất lượng đặc biệt cao, trên một dải rộng của băng thông (từ 5
Kbit/s đến 160 Kbit/s), tần số lấy mẫu từ 8kHz đến 48kHz. Điều này cho phép chúng ta
có thể chọn lựa được sự kết hợp tốt nhất giữa băng thông và tần số lấy mẫu cho các file
âm thanh . Ngoài ra bộ giải mã này còn giúp chúng ta loại bỏ được những tạp âm trong
các file âm thanh bằng cách chọn tốc độ của dữ liệu là 0 Kbit/s.

Chúng ta có thể tạo các file WMA bằng bộ mã hóa Windows Media Encoder hoặc với
phiên bản hiện tại của phần mềm nghe nhạc Window Media Player (Windows Media
Player 10).

4. Một số thao tác đặc biệt trên Net

4.1 Sử dụng chương trình TELNET và SSH

Telnet là một chương trình cho phép chúng ta có thể kết nối và làm việc với một máy tính
trên mạng. Máy tính đó chỉ thực hiện chức năng như một thiết bị xuất nhập thông tin. Với
những máy tính đã cài giao thức TCP/IP thì luôn có sẵn chương trình Telnet. Cách chạy
chương trình Telnet như hình vẽ: Start-> Run-> Telnet->OK

132
Phụ lục

Tùy thuộc vào mỗi hệ điều hành mà giao diện của chương trình Telnet có khác nhau. Với
hệ điều hành Windows 9x/ME/NT, chúng ta phải vào phần “Connection, Remote-System”,
sau đó sẽ khai báo các trường “Hostname” địa chỉ Internet của máy tính mà chúng ta
muốn kết nối và làm việc hoặc địa chỉ IP (đối với các máy tính chạy hệ điều hành UNIX).

Với các máy tính chạy hệ điều hành Windows 2000 hoặc XP, sau khi màn hình giao diện
chương trình Telnet hiện ra, để kết nối với một máy tính trên mạng, chúng ta sẽ gõ theo
cú pháp sau (hình vẽ)

Tuy nhiên làm việc trên mạng với chương trình Telnet không đảm bảo tính an toàn và
bảo mật, do đó nhiều máy chủ đã sử dụng các chương trình có tính bảo mật cao hơn
(SSH-Secure Shell). Hiện nay có nhiều chương trình SSH-Clients được cung cấp miễn phí
với mục đích đào tạo, hướng dẫn.

4.2 Sử dụng chương trình FTP

FTP (File Transfer Protocol) là một bộ phận của các giao thức Internet. Với sự trợ giúp
của giao thức truyền dữ liệu này chúng ta có thể kết xuất thông tin qua mạng Internet.
Để có thể truy nhập đến một máy chủ FTP và download dữ liệu, chúng ta sử dụng một
trình duyệt Web. Với giao thức này trong trường địa chỉ, chúng ta sẽ sử dụng cú pháp
ftp://xxx... thay vì http://xxx.. thông thường. Trong trường hợp chúng ra muốn truy
nhập đến một trang Web cá nhân với sự trợ giúp của FTP, chúng ta cần phải có một
chương trình FTP và được hỗ trợ trong việc đăng nhập (log in) vào máy chủ. Hiện nay
chương trình FTP có thể được tích hợp vào nhiều phần mềm phổ biến như Norton
Commander (hoặc Windows Commander) hoặc có các chương trình FTP riêng biệt
như WS-FTP SSH, Secure-FTP-Client,... Các phần mềm này đều nhỏ gọn, dễ sử
dụng, đầy đủ chức năng (download, upload file..) và có các phiên bản được sử dụng miễn
phí.

133
Phụ lục

Màn hình giao diện chương trình FTP Màn hình giao diện chương trình
trong phần mềm Windows Commander WS-FTP Professional

5. Một số thuật ngữ

ASP (Active Server Pages)

Đây là những trang Web đặc biệt, được hoàn thiện trên một Web-Server của Microsoft
(VD: cho các yêu cầu truy nhập cơ sở dữ liệu) và kết quả được phản hồi dưới dạng file
HTML. Hình thức phát triển tiếp theo của ASP là JSP (Java Server Pages), là những ứng
dụng được phát triển từ những máy chủ trên những nền tảng (Plattform) riêng biệt.

Browser (trình duyệt)

Đây là những chương trình để truy cập, hiển thị các trang Web. Các trình duyệt sẽ lưu giữ
các trang Web được truy cập từ những Web-Server thích hợp, thông dịch các chỉ dẫn dưới
dạng HTML để hiển thị chính xác nội dung và hình thức của Web Site. . Các dữ liệu liên
quan khác như đồ họa, âm thanh... được lưu trữ và hiển thị một cách tự động. Sự điều
khiển được thực hiện thông qua những truy nhập trực tiếp hoặc các siêu liên kết
(hyperlinks). Đồng thời thông qua các cửa sổ nhập thông tin, các dữ liệu cũng được gửi
đến một Web Server hoặc cơ sở dữ liệu tương ứng (VD: các ứng dụng tìm kiếm dữ liệu).

Editor

Chương trình hỗ trợ việc xây dựng, soạn thảo, chỉnh sửa các trang Web

FTP (File Transfer Protocol)

Đây là một giao thức truyền dữ liệu đặc biệt cho các mạng diện rộng trên cơ sở của giao
thức Internet.

134
Phụ lục

HTML (Hypertext Markup Language)

Đây là một ngôn ngữ lập trình nhằm mô tả việc xây dựng và thiết kế các Web Site trên
Internet. Các dữ liệu HTML sẽ được thông dịch và hiển thị trực tiếp nhờ các trình duyệt và
theo các câu lệnh đã lập trình (HTML-Tags)

HTTP (Hypertext Transfer Protocol)

Đây là một giao thức truyền dữ liệu đặc biệt cho các mạng diện rộng trên cơ sở của giao
thức Internet. Giao thức này không những phục vụ cho việc truyền nhận các dữ liệu
HTML, mà còn cho các loại dữ liệu chuẩn hóa và không chuẩn hóa khác.

JSP (Java Server Pages)

Provider

Nhà cung cấp các dịch vụ trên Internet (VD: E-mail, WWW, FTP..). Một số nhà cung cấp
nổi tiếng như: MSN, AOL, T-Online, Yahoo...

URL (Uniform Recource Locator)

Địa chỉ một Web Site theo cú pháp:

[Protocol]://[Server]/[Data]

VD: http://www.vnn.vn

http://mail.yahoo.com

Web Server

Máy tính với một điạ chỉ Internet (IP Adresse) xác định mà người sử dụng có thể truy cập
đến thông qua mạng Internet hoặc Intranet một cách tự do-anonym (trường hợp phổ
biến) hoặc theo sự phân quyền (Authorize) nhất định để đọc các trang Web hoặc sử dụng
các dịch vụ khác (E-mail, Search, ...). Do phải phục vụ những yêu cầu như vậy nên máy
chủ phải thỏa mãn được những yêu cầu khắt khe: làm việc an toàn, ổn định một cách liên
tục (24/7) với hiệu năng cao, luôn được “chăm sóc” và “bảo vệ”.

XML (Extended Markup Language)

Đây là sự mở rộng của chuẩn HTML

135
Phụ lục

PHỤ LỤC 3 : HYPERTEXT - HYPERMEDIA


KHÁI NIỆM, CÁC KHẢ NĂNG VÀ VẤN ĐỀ NẢY SINH TRONG DẠY – HỌC
TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN

Từ khóa

Hypertext. Hypermedia, thu nhận tri thức, học tập, các vấn đề học tập

1. Đặc trưng của các hệ thống siêu văn bản và siêu phương tiện

Các hệ thống siêu văn bản (hypertext), siêu phương tiện (hypermedia) được đặc
trưng bởi việc trình bày các nội dung thông tin trong một cơ sở dữ liệu (hay còn gọi là
siêu văn bản cơ sở – Hypertextbasis) một cách không tuần tự (rẽ nhánh). Điều này
cho phép truy nhập thông tin một cách linh hoạt và chủ động. Sau đây, các đặc điểm cơ
bản của hệ thống này như: các nút truy nhập (nodes), các kết nối (links), các cấu trúc tổ
chức; khả năng truy cập thông tin; sự giống và khác nhau giữa các hệ thống siêu văn
bản, siêu phương tiện;... sẽ được trình bày

1.1. Các đặc điểm chung

1.1.1. Các hệ thống siêu văn bản, siêu phương tiện

Các hệ thống thông tin, học tập tiên tiến trên mạng được xây dựng và xuất phát từ một
thuật ngữ, một khái niệm cơ bản mà đã được tác giả Bush nêu ra năm 1945, sau đó được
Nelson thực hiện đầu tiên trên máy tính năm 1974, đó là thuật ngữ Siêu văn bản
(Hypertext). Mục tiêu khi đưa ra khái niệm này là nhằm tạo ra một sự trình bày thông
tin mới, hỗ trợ người dùng truy cập một phạm vi nội dung không theo cách thức tuần tự
thông thường mà có thể theo các con đường (nhánh) khác nhau. Với tư tưởng này thì nội
dung thông tin sẽ được phân chia thành những đơn vị cơ bản và được trình diễn dưới
hình thức của các nút truy nhập (nodes), các kết nối (links) giữa các nút truy nhập này
trong một cơ sở dữ liệu theo phương thức mạng liên kết (Net based). Chính điều này đã
tạo điều kiện cho việc truy nhập linh hoạt đến các thông tin bất kỳ và theo một trình tự
bất kỳ.

Thao tác với các hệ thống siêu văn bản, siêu phương tiện phù hợp với việc tìm kiếm,
khám phá một cách chủ động, với các xử lý mang tính tư duy, với sự cấu trúc lại và sáng
tạo thông tin thông qua việc sử dụng các giao diện đồ họa người dùng (graphic User
Interface) và các tương tác tương ứng. Sự truy cập vào các nút thông tin không hề bị hạn
chế về mặt nội dung và có thể thực hiện theo những mục tiêu, sở thích cũng như cách
136
Phụ lục

thức thích hợp. Điều này mở ra khả năng cho việc tiến hành những hoạt động tự học tích
cực, điều mà với những hệ thống hướng dẫn (Tutorial Systems) truyền thống (với phương
thức học tập đã định trước) không thể thực hiện được.

1.1.2 Các ứng dụng nội bộ và các hệ thống trên Net

Trong lĩnh vực dạy-học. các hệ thống Hypertext-Hypermedia thường tồn tại dưới hình
thức các ứng dụng nội bộ hoặc các ứng dụng trên mạng. Các ứng dụng trên mạng lấy
nền tảng là World Wide Web – WWW (hệ thống siêu văn bản toàn cầu được truy cập
thông qua Internet và sự kết nối các máy tính trên toàn thể giới), chính vì vậy bên cạnh
những chức năng của siêu văn bản nó còn bao gồm tất cả các chức năng, dịch vụ của
Internet.

Sự khác biệt giữa các hệ thống Hypertext và Hypermedia có liên quan đến những vấn đề
công nghệ, trước hết là sự khác biệt về phương thức mã hóa các thông tin trình diễn
trong cơ sở dữ liệu.

• Hệ thống siêu văn bản (Hypertextsystem)

Trong hệ thống siêu văn bản các thông tin về một nội dung nào đó thường được trình
bày chủ yếu dưới dạng văn bản, có kết hợp với hình ảnh và các đồ họa. Khi đó thì hình
thức của thông tin được trình bày trong cơ sở dữ liệu hoặc công nghệ nền tảng của việc
trình bày đó sẽ đóng vai trò chủ yếu. Nếu sự kết nối giữa các nút truy nhập thông tin bên
cạnh các dạng văn bản, đồ họa, tranh ảnh (tĩnh) còn bao gồm âm thanh, ảnh động, hoạt
hình, mô phỏng... thì chúng ta có khái niệm siêu phương tiện (Hypermedia).

• Hệ thống siêu phương tiện (Hypermediasystem)

Các hệ thống Hypermedia cho phép khả năng lưu trữ, trình bày, truy nhập cũng như thao
tác trên các thông tin tích hợp (bao gồm văn bản, âm thanh, tranh ảnh (tĩnh - động),
hoạt hình, video...) dưới dạng số hóa. Đó chính là sự khác biệt đầu tiên về mặt công nghệ
giữa các hệ thống đa phương tiện (Multimediasystems) truyền thống và các hệ thống
Hypermedia tiên tiến hiện nay

1.2. Cấu trúc của Hypertextbasis

Các thông tin trong một hệ thống Hypertext/Hypermedia được trình bày dưới hình thức
các nút thông tin (node) và các kết nối (links) giữa chúng trong một siêu văn bản cơ sở
(hypertextbasis). Tùy theo từng kiểu kết nối mà sẽ có những cấu trúc tổ chức tương ứng
khác nhau.

137
Phụ lục

1.3. Nút thông tin (node) và các kết nối (links)

Thuật ngữ “Nút thông tin“ mô tả những đơn vị nhỏ nhất của việc lưu trữ thông tin trong
các hệ thống Hypertext/Hypermedia. Tương tự như việc một văn bản được cấu thành từ
các chương và các phần khác nhau, siêu văn bản được xây dựng từ các nút thông tin và
được kết nối thông qua các liên kết điện tử. Nút thông tin bao gồm các đối tượng như :
văn bản, đồ họa (graphic), âm thanh, hình ảnh (tĩnh, động), hoạt hình (animation), mô
phỏng (simulation), video...Phạm vi nội dung của một nút thông tin có thể thay đổi một
cách bất kỳ: từ sự trình bày của những từ ngữ hoặc hình ảnh đơn lẻ...đến những văn bản
hoàn chỉnh hoặc những đoạn băng video. Nội dung của các nút thông tin được thể hiện
tuần tự trên màn hình. Các liên kết (links) thiết lập kết nối giữa các nút thông tin này. Nó
chính là cơ sở cho việc truy cập thông tin trong siêu văn bản cơ sở cũng như những
chương trình, văn bản, trang Web... được lưu trữ bên ngoài. Mọi liên kết đều có một
“điểm xuất phát” và một “điểm đích”. Một từ, một câu, một thành phần của đồ họa, một
biểu tượng... đều có thể mang chức năng tạo ra một kết nối đến một nút truy nhập thông
tin khác hoặc đến những thành phần của chính nút đó (hình 1.1)

Nút A Nút B
Liên kết

(a)
A B

C D

(b) (c)

Hình 1.1 : Các kết nối giữa hai nút (a), giữa thành phần của một nút và
một nút khác (b), giữa các thành phần đơn lẻ của bản thân một nút (c)

Các liên kết có thể nằm ngay trong thông tin của một nút truy nhập hoặc được đánh dấu
trong việc mô tả của nội dung nút truy nhập đó (vd: thông qua các từ được gạch chân).
Khi kích hoạt một liên kết (vd: click chuột), nút thông tin kết nối được “gọi” và nội dung
tương ứng sẽ được hiển thị trên màn hình.

1.4 Cấu trúc tổ chức

Các kết nối giữa những nút thông tin xác định cấu trúc tổ chức của một siêu văn bản cơ
sở. Các siêu văn bản cơ sở không có cấu trúc đều dựa trên các kết nối dạng tham chiếu

138
Phụ lục

giữa các nút thông tin, cho phép sự truy nhập từ nút thông tin này đến nút thông tin
khác. Các siêu văn bản cơ sở được cấu trúc hóa phản ánh những nguyên tắc tổ chức
mang tính ngữ nghĩa và tính thực tế. Ở đây người ta chia ra làm các loại cấu trúc sau:

• Cấu trúc tuyến tính (linear structure)

Cấu trúc tuyến tính thích hợp cho cho việc thiết lập một thứ tự các nút thông tin, và được
truy nhập bởi người sử dụng chỉ theo một trình tự được quy định sẵn. Cấu trúc tuyến tính
với ý nghĩa là “Sự chỉ dẫn được định trước - guided tours” phù hợp cho việc giới thiệu cho
người đọc một nội dung mới hoặc truyền đạt cho họ những thông tin đã được cấu trúc
trước.

• Cấu trúc thứ bậc (hierarchical structure)

Cấu trúc thứ bậc thường được sử dụng cho việc trình diễn những thông tin về một đối
tượng nhận thức nào đó theo những mức độ trừu tượng, sự phức tạp cũng như ý nghĩa
khác nhau.

• Cấu trúc mạng (net-structure)

Cấu trúc mạng phù hợp khi chúng ta muốn thể hiện sự đa dạng về mặt quan hệ ngữ
nghĩa giữa nội dung của các nút thông tin.

(a)

(b)
(c)

Hình 1.2: Siêu văn bản cơ sở với cấu trúc tổ chức dạng lai ghép (hybrid)
(a): Cấu trúc tuyến tính ( linear structure)
(b): Cấu trúc mạng (net-structure)
(c): Cấu trúc thứ bậc (hierarchical structure)

139
Phụ lục

Ngày nay các hệ thống Hypertext/Hypermedia thường sử dụng một cấu trúc lai ghép
“hybrid structure” (hình 1.2), là sự kết hợp đồng thời các cấu trúc trên, nhằm một mặt
truyền đạt cho người sử dụng những thông tin theo hình thức được điều khiển bởi hệ
thống, mặt khác cũng mở ra cho họ những khả năng tự mình tìm hiểu, khám phá nội
dung của các hệ thống này theo cách thức riêng của mình.

Tính chức năng của các hệ thống Hypertext/Hypermedia được thể hiện, đưa ra khi siêu
văn bản cơ sở phản ánh cấu trúc của một sự vật hiện tượng thực tế, khi hệ thống cung
cấp các trợ giúp cho việc định hướng và dẫn đường, hoặc những chức năng đặc biệt được
đơn giản hóa. Một vài hệ thống Hypertext/Hypermedia cho phép người dùng thay đổi cấu
trúc trong siêu văn bản cơ sở. Sự thay đổi này có thể là chỉnh sửa nội dung của các nút
thông tin hiện có, thêm các nút mới, chỉnh sửa các kết nối hoặc thiết lập các kết nối mới.

1.5 Truy nhập thông tin và sự định hướng – dẫn đường

Việc truy nhập thông tin được tiến hành thông qua các liên kết sẵn có giữa những nút
thông tin đó. Hình thức truy nhập trên các nút thông tin riêng lẻ trong cơ sở dữ liệu của
các hệ thống Hypertext/Hypermedia phụ thuộc một cách bản chất vào cấu trúc tổ chức
chung và cả việc kết hợp đặc biệt của các nút thông tin trong cấu trúc nội bộ của cơ sở
dữ liệu. Để có được sự truy cập thông tin một cách chủ động thì trong các hệ thống
Hypertext/Hypermedia chức năng định hướng, dẫn đường đóng vai trò quan trọng, không
thể loại bỏ. Chức năng này hỗ trợ người dùng truy nhập thông tin trong cơ sở dữ liệu của
các hệ thống Hypertext/Hypermedia tương ứng. Ở đây có thể liệt kê ra các hình thức định
hướng dẫn đường như sau (theo tác giả Kuhlen, 1991): Định hướng bằng đồ họa trong
các hệ thống có cấu trúc mạng hoặc cấu trúc thứ bậc, trước hết là những “con đường”
được xác định sẵn, chức năng quay trở lại, các ký hiệu chức năng với khả năng đánh dấu,
chú giải có sẵn của những nút tìm kiếm. Ba hình thức cơ bản của truy nhập thông tin
được phân chia như sau:

- Browsing (tìm kiếm bất kỳ)

- Tìm kiếm theo mục tiêu với các thuật toán tìm kiếm

- Tìm kiếm theo trình tự định sẵn

• Browsing

“Browsing” là hình thức truy nhập thông tin điển hình trong các hệ
Hypertext/Hypermedia. Theo tác giả Kuhlen (1991) thì thuật ngữ “Browsing” tương ứng

140
Phụ lục

với việc “lục lọi, tìm kiếm” và “đi xung quanh” trong cơ sở dữ liệu. Ở đây Kuhlen cũng
phân biệt giữa “Browsing” không định hướng và “Browsing” có định hướng.

- “Browsing” không định hướng : không xác định rõ kế hoạch và thông tin tìm kiếm,
người dùng sẽ tự mình tương tác với các nội dung thông tin.

- “Browsing” có định hướng : xác định rõ mục tiêu và thông tin tìm kiếm

• Tìm kiếm theo mục tiêu với các thuật toán tìm kiếm

Việc tìm kiếm thông tin theo mục tiêu với sự trợ giúp của các từ khóa (Keyword) và thuật
toán tìm kiếm (Search-Algorith) là hình thức truy nhập thông tin mở rộng trong các hệ
Hypertext/Hypermedia. Thông qua các bộ lọc thông tin (Filter) phạm vi tìm kiếm trong
một cơ sở dữ liệu rộng lớn sẽ được thu hẹp lại, từ đó việc truy nhập thông tin sẽ dễ dàng
hơn.

• Tìm kiếm theo trình tự đặt sẵn

Hình thức này được sử dụng rộng rãi trong nhiều hệ Hypertext/Hypermedia. Trình tự (con
đường) tìm kiếm xuất phát từ những nút thông tin đã được liên kết trong cơ sở dữ liệu,
các nút thông tin này sẽ đưa ra một thứ tự thao tác xác định. Sau khi kiểm tra một nút
thông tin xác định, người sử dụng (thông qua việc click phím “Forward”) sẽ được tự động
chuyển đến nút thông tin xác định khác. Việc “nhảy cóc” hoặc quay trở lại các nút thông
tin trước đó cũng có thể được thực hiện. Các trình tự được xác định sẵn với ý nghĩa là “Sự
chỉ dẫn được chỉ định trước – guided tours” được ứng dụng trước hết trong các môi
trường học tập (Learning entvironment), các hệ thống Hypertext/Hypermedia phức tạp
nhằm trợ giúp những người học chưa được luyện tập trong việc định hướng và dẫn
đường.

2. Các lý do, cơ sở cho việc ứng dụng Hypertext/Hypermedia trong dạy và học

Ngày nay các hệ thống Hypertext/Hypermedia được sử dụng với những chức năng khác
nhau trong rất nhiều lĩnh vực, ví dụ: các hệ thống lưu trữ và trình diễn thông tin trong
lĩnh vực kinh tế, công nghiệp, khoa học, quản lý; các môi trường học tập với sự trợ giúp
của máy tính, mạng máy tính trong lĩnh vực dạy và học... Trong phần này chúng ta sẽ tìm
hiểu, phân tích những cơ sở, lý do cho việc áp dụng rộng rãi đó.

2.1 Các lý do liên quan đến phạm vi của đối tượng nhận thức

Cơ sở dữ liệu của Hypertext/Hypermedia rất thích hợp để xây dựng các phạm vi đối tượng
nhận thức phức tạp, mở, cấu trúc không rõ ràng dưới hình thức phức hợp (đa hình thái -

141
Phụ lục

multimodal và đa mã hóa – multicode), đồng thời cho phép sự gắn kết về mặt tư duy từ
nhiều khía cạnh khác nhau (theo Spiro, Feltovich, Jacobson và Coulson, 1991). Các đối
tượng nhận thức trong thực tế thay đổi rất nhanh chóng, từ đó dẫn đến sự thay đổi về
nội dung học tập. Tuy nhiên với các chức năng soạn thảo (Autorenfunction) thích hợp,
các hệ thống Hypertext/Hypermedia cho phép cập nhật tức thì nội dung và cấu trúc của
cơ sở dữ liệu, từ đó thể hiện được chính xác sự thay đổi tương ứng của đối tượng nhận
thức.

2.2 Các lý do liên quan đến người học

Các lý do cho việc sử dụng hệ thống Hypertext/Hypermedia trong dạy-học xuất phát từ
các điều kiện chung về mặt tư duy nhằm đảm bảo việc học tập thành công, có hiệu quả.
Các hệ thống này thích hợp trong việc trợ giúp một phương thức học tập tự điều khiển
dựa trên hiểu biết sẵn có, sở thích cá nhân, mục tiêu của bản thân người học và được mô
tả như một hình thức học tập tiên tiến “advanced learning”.

Những giả thuyết và tiền đề chung về khả năng hỗ trợ việc tiếp thu kiến thức là cơ sở cho
mọi đặc điểm cơ bản của các hệ thống Hypertext/Hypermedia và qua đó là các khả năng
học tập mở (Open-learning): các thông tin phức hợp (đa mã hóa, đa hình thái) được trình
bày theo nhiều cấu trúc khác nhau (tuyến tính, thứ bậc, mạng) trong cơ sở dữ liệu và khả
năng truy nhập linh hoạt, có mục tiêu rõ ràng trên những thông tin đó.

• Sự hợp lý về tư duy

Các cơ sở cho việc ứng dụng Hypertext/Hypermedia trong lĩnh vực dạy học liên quan chủ
yếu đến giả thuyết cho rằng: quá trình tiếp thu tri thức sẽ hiệu qua hơn rất nhiều khi các
thông tin được trình bày theo cấu trúc mạng (net-structure). Tư tưởng này đã được tác
giả Bush đưa ra năm 1945. Ông cho rằng : “..một siêu văn bản của tổ chức tư duy con
người hoàn toàn tương ứng như là một mạng ngữ nghĩa với các khái niệm được kết nối,
liên hệ chặt chẽ với nhau...”. Xuất phát từ quan điểm này chúng ta thấy rằng: sự trình
bày thông tin theo cấu trúc mạng có thể được tích hợp nhanh hơn, nhiều hơn trong cấu
trúc tư duy của mỗi cá nhân người học.

• Giả thuyết về tính xây dựng

Tương ứng với thuyết xây dựng (constructivism), thu nhận tri thức được xem như là một
quá trình tự điều khiển của việc tạo dựng tri thức trong mỗi cá nhân, các hệ thống
Hypertext/Hypermedia với khả năng thích hợp cho việc học tự điều khiển thông qua quá
trình tìm kiếm thông tin trong cơ sở dữ liệu theo cách thức đặc biệt, cần hỗ trợ cho các

142
Phụ lục

quá trình mang tính xây dựng và tạo điều kiện cho việc thu nhận tri thức (theo Duffy &
Jonassen, 1992; Kommers, Jonassen & Mayes, 1991). Nhưng chúng ta cũng phải nhận
thấy rằng nếu chỉ dựa trên các khả năng của Hypermedia cũng không thể mang lại những
ưu điểm nổi bật cho quá trình tư duy mang tính xây dựng của việc tiếp thu tri thức. Để có
được việc học tập có hiệu quả thì đòi hỏi phải có thêm các phương pháp, biện pháp sư
phạm thích hợp, ví dụ : Môi trường học tập điện tử được xây dựng dựa trên phương pháp
dạy học nêu vấn đề.

• Tính linh hoạt về tư duy

Một lý do tiếp theo của việc ứng dụng Hypertext/Hypermedia nhằm hỗ trợ quá trình học
xuất phát từ những quan điểm lý thuyết của các tác giả Spiro, Feltovich, Coulson và
Anderson năm 1988 về tính linh hoạt của tư duy. Tính linh hoạt của tư duy chính là mục
tiêu và đặc điểm của quá trình học tiên tiến “advanced learning”. Các thử nghiệm đã chỉ
ra rằng với vai trò hỗ trợ khả năng tư duy linh hoạt, các hệ thống Hypermedia đã mang
lại những kết quả rất tốt, đặc biệt là việc truyền đạt thông tin (theo Jacobson, Spiro,
1995). Nó còn chỉ thêm rằng, những hiệu quả của các hệ thống Hypermedia thích hợp
phụ thuộc vào khả năng tư duy của người học và sự hỗ trợ của các phương pháp sư
phạm.

2.3 Các lý do liên quan đến sư phạm và lý luận dạy học

Từ khía cạnh sư phạm và lý luận dạy học, việc sử dụng công nghệ Hypertext sẽ có ý
nghĩa khi:

- các đối tượng nhận thức không thể có được cấu trúc rõ ràng;

- sự hiểu biết về một đối tượng nào đó cần sự mô tả từ nhiều lĩnh vực chuyên môn
khác nhau

- các hiện tượng cần được tổ chức và định hướng trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể
(vd : trong ngành Luật hoặc Dược...);

- các đối tượng nhận thức chỉ có thể được giới thỉệu, trình bày thông qua việc ứng dụng
các hình thức mã hóa thông tin.

Sự tham gia của các môi trường siêu văn bản, siêu phương tiện (Hypertext/Hypermedia-
environment) theo quan điểm sư phạm và lý luận dạy học còn có ý nghĩa hơn nữa khi cho
phép việc học tự điều khiển, mở, mang tính xây dựng; hỗ trợ sự trình bày thông tin tri
thức một cách phức hợp (đa hình thái, đa ma hóa); khuyến khích sự linh hoạt về tư duy;

143
Phụ lục

hỗ trợ quá trình học cộng tác (co-operative learning) và việc ứng dụng tri thức trong các
tình huống thực tế trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn.

2.4 Các lý do liên quan đến công nghệ

Đây là các lý do cũng rất được chú ý khi ứng dụng Hypertext/Hypermedia trong dạy và
học. Điều này liên quan đến tiềm năng của công nghệ siêu văn bản (Hypertext-
technology), công nghệ có thể thỏa mãn các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện một
cách hiệu quả các hình thức học tập tiên tiến. Các điều kiện này được đưa ra trước hết
từ những thay đổi chung về mặt xã hội; từ sự cần thiết của việc tổ chức, phân chia các
thông tin và tri thức sao cho các thông tin, tri thức này có thể được truy cập một cách
linh hoạt, dễ dàng. Bên cạnh đó là những thay đổi về phương thức, quan điểm dạy-học
(sử dụng các môi trường học tập, hỗ trợ cho việc học tập mở, định hướng cá nhân và học
tập cộng tác), về nội dung học tập (sự cần thiết của việc trình bày một cách chân thực và
thích hợp các đối tượng nhận thức phức tạp).

3. Các vấn đề học tập nảy sinh khi sử dụng Hypertext/Hypermedia

Tác giả Conklin trong nghiên cứu của mình năm 1987 đã đưa ra một số các vấn đề học
tập khi sử dụng Hypertext/Hypermedia, và được phân chia thành 2 nhóm cơ bản như
sau:

- Mất phương hướng trong học tập

- Sự “quá tải tri thức”

Các vấn đề này là rất đặc trưng, phát sinh cả ở trong các hệ thống Hypertext/Hypermedia
nội bộ hoặc được đưa lên mạng. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn hai nhóm vấn
đề này.

3.1 Sự mất phương hướng trong học tập

Vấn đề này được tác giả Conklin mô tả như “sự mất tích trong không gian – lost in
hyperspace”. Nguyên nhân của vấn đề này liên quan đến :

- sự định hướng, dẫn đường trong các hệ thống Hypertext/Hypermedia và,

- sự định hướng tư duy nội tại bên trong của cấu trúc được mô tả trong siêu văn
bản cơ sở.

Về nguyên nhân thứ nhất, đó chính là những nhận xét thiếu sót, không chính xác của
người sử dụng về vị trí hiện tại của mình khi thao tác với một trong những nút thông tin

144
Phụ lục

của toàn bộ hệ thống. Điều này còn do sự không hiểu biết, bằng con đường nào và với
phương tiện, cách thức gì việc truy nhập đến một thông tin xác định có thể thực hiện.
Nguyên nhân này có thể được hạn chế bằng việc tạo ra cho người sử dụng một sơ đồ cấu
trúc về tổ chức của cơ sở dữ liệu. Ngoài ra những hiểu biết không đầy đủ về những khả
năng định hướng hiện có và những ứng dụng tương ứng cũng là nguyên nhân dẫn đến
vấn đề này. Vấn đề định hướng sẽ tăng lên khi mức độ phức tạp về cấu trúc của cơ sở dữ
liệu ngày càng tăng và khi những chiến lược tìm kiếm của người dùng không định hướng
theo một mục tiêu cụ thể. Người sử dụng không xác định chính xác ý nghĩa của những
thông tin muốn tìm kiếm, không xây dựng một sự trình bày thông tin một cách rõ ràng.
Bên cạnh đó mối quan hệ về mặt ngữ nghĩa của các nút thông tin riêng lẻ cũng không
được thể hiện rõ ràng. Đây là một vấn đề cần được đặc biệt lưu ý trong quá trình thiết kế
và xây dựng các hệ thống Hypertext/Hypermedia.

3.2 Sự “quá tải tri thức”

Để có thể học tập một cách hiệu quả với các hệ thống Hypertext/Hypermedia, người học
cần xác định: nút thông tin nào đã được tìm kiếm và với con đường nào, nội dung thông
tin mà nó lưu giữ, thông tin nào cần tiếp tục tìm kiếm, các khả năng về định hướng và
dẫn đường, chức năng của từng phương tiện dẫn đường...Tất cả những điều này yêu cầu
những khả năng phụ trợ như : khả năng ghi nhớ, đánh dấu, khả năng điều khiển tư
duy..mà những khả năng này thì không phải luc nào cũng sẵn sàng và ai cũng có. Người
học có thể bị cản trở bởi một yếu tố được gọi là “sự quá tải về tri thức – cognitive
overhead” trong việc xử lý thông tin.

Đến nay những nghiên cứu và phát triển của Hypertext/Hypermedia đều tập trung trước
hết vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu và các thành phần tìm kiếm, dẫn đường; tiêu điểm là
các công nghệ đặc biệt nhằm hạn chế các vấn đề về định hướng, dẫn đường đang tồn tại
trong việc thao tác với các cơ sở dữ liệu thông qua các phương tiện cú pháp, ví dụ : tính
trực quan của cấu trúc kết nối các nút thông tin thông qua các thẻ theo dõi. Các kinh
nghiệm chỉ ra rằng với các phương tiện xây dựng hệ thống người ta chỉ có thể hạn chế
các vấn đề mất phương hướng và “quá tải tri thức”. Trước việc lựa chọn tự khám phá,
thao tác một cơ sở dữ liệu hoặc sử dụng một trình tự được xác đinh trước, đa số người
học đều trọn phương thức thứ 2.

Các khả năng mà hệ thống Hypertext/Hypermedia hỗ trợ việc tự học cho đến nay mới chỉ
được sử dụng hợp lý trong rất ít trường hợp. Lý do là người học không được luyện tập

145
Phụ lục

trước khi sử dụng các chức năng của Hypertext, đồng thời sử dụng các chiến lược không
tối ưu.

4. Kết luận, các triển vọng phát triển

Các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay chỉ ra rằng, sự kỳ vọng ban đầu về khả năng hỗ
trợ học tập và tiếp thu tri thức một cách khoa học của các hệ thống
Hypertext/Hypermedia thường không thực tế và thái quá. Công nghệ máy tính tiên tiến
không làm cho việc học tập thực sự không dễ dàng hơn mà nó chỉ hỗ trợ các hoạt động
học tập phức tạp (theo Rouet, 2000). Đa số người học chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng cho
việc này. Việc sử dụng một cách tự giác và hiệu quả những khả năng học tập sẵn có chưa
mang lại thành công. Hiệu quả tích cực của việc tiếp thu tri thức có thể được tìm thấy
một cách rõ nhất ở những người học có được những điều kiện học tập thích hợp (vd: có
nền tảng kiến thức vững chắc, khả năng tư duy hợp lý, chiến lược học tập phù hợp..)
(theo Jacobson & Spiro, 1994; Gerdes, 1997). Với những người học không có được nền
tảng kiến thức vững chắc thì việc tìm hiểu những sự vật, hiện tượng thông qua các siêu
văn bản cơ sỏ không được cấu trúc rõ ràng là rất khó khăn (theo Dee-Lucas & Larkin,
1995; Gerdes, 1997; Thalemann, 2000). Khả năng đáp ứng, thích nghi của các hệ thống
Hypertext/Hypermedia với những đặc điểm cá nhân của từng người sử dụng có thể tác
dụng tích cực và hỗ trợ cho việc học tập của họ. Tuy nhiên cho đến nay sự phát triển của
các hệ thống Hypertext/Hypermedia có khả năng thích nghi như vậy còn gặp rất nhiều
khó khăn.

Tình hình nghiên cứu hiện nay

Chúng ta có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu về Hypertext/Hypermedia từ trước đến
nay đều gặp phải những trở ngại về mặt lý thuyết, nhận thức cũng như phương pháp, ví
dụ: áp dụng các giả thuyết không hợp lý khi tiến hành thử nghiệm..Ngoài ra trong quá
trình thiết kế, những kiến thức nghiên cứu về học tập với những phương tiện, phương
pháp mới, tính tương tác của người học với các phương tiện đó, kể cả những chỉ dẫn cho
việc học tập với Hypertext/Hypermedia cũng như những tiêu chí đánh giá hiệu quả học
tập trong trường học không được chú ý. Ở đây yêu cầu phải có những tiêu chi để đánh
giá tính hợp lý cũng như hiệu quả khi sử dụng Hypertext/Hypermedia. Một khả năng đầy
hưa hẹn là sự kết hợp các thông tin siêu văn bản trong một ngữ cảnh hướng mục tiêu
“Goal-Based Scenario”. Vấn đề này được nêu ra trong một nghiên cứu mới của hai tác giả
Zumbach và Reimann (1998). Trong “Goal-Based Scenario” người học sẽ thao tác, làm
việc với các bài tập tổng hợp và theo các tình huống khác nhau. Các bài tập nêu ra đều

146
Phụ lục

hướng đến nhiệm vụ tiếp nhận tri thức mới cũng như rèn luyện kỹ năng. Phương pháp
này không những tạo ra được động cơ học tập tích cực mà còn trợ giúp cho những người
học có nền tảng kiến thức yếu có thể đạt được kết quả tốt nhất trong việc tự xây dựng
cho mình những tri thức mới.

147
Phụ lục

148

You might also like