You are on page 1of 5

ÔN TẬP PHỤ THUỘC HÀM VÀ DẠNG CHUẨN

Phần 1 PHỤ THUỘC HÀM

Câu 1:
Cho một lược đồ quan hệ W=<Q,F> , Q là tập các thuộc tính
với Q ={A,B,C,D} và tập F các phụ thuộc hàm với F={CA→D, A→B, C→A}
Tìm phủ tối thiểu của F

Câu 2:
Cho một lược đồ quan hệ W=<R,F> , R là tập các thuộc tính
với R+={A,B,C,D} và tập F các phụ thuộc hàm với
F={AB, BC, DC, AD}
Câu hỏi :
1. Hãy tìm các khóa của lược đồ quan hệ W.
2. Lược đồ quan hệ W thoả dạng chuẩn nào?.

Câu 3:
Cho một lược đồ quan hệ W=<Q,F> , Q là tập các thuộc tính
với Q+={A,B,C,D,E,G,H,K} và tập phụ thuộc hàm F như sau
F = {C → AD; E→ BH; B→ K; CE→ G}
Kiểm tra xem các phụ thuộc hàm E→ K; E→G có được suy từ F hay không?
Chứng minh bằng 2 cách :
a/. Hệ luật dẫn Armstrong
b/. Xác định bao đóng của E

Câu 4 :
Cho một lược đồ quan hệ W=<Q,F> , Q là tập các thuộc tính
với Q+={A,B,C,D,E,G} và tập F các phụ thuộc hàm với F={A→BCEG ; C→AD; G→A}
Câu hỏi :
1. Hãy tìm các khóa của lược đồ quan hệ W.
2. Lược đồ quan hệ W thoả dạng chuẩn nào?.

Câu 5 :
Cho một lược đồ quan hệ W=<Q,F> , Q là tập các thuộc tính
với Q+={A,B,C,D,E,G}và tập F các phụ thuộc hàm với
F={AG→E; A→B; C→A; C→D; AG→C }
Xác định phụ thuộc hàm CG→BE có được suy từ F hay không?
Chứng minh bằng 2 cách :
a/. Hệ luật dẫn Armstrong
b/. Xác định bao đóng của CG.

Câu 6
Cho tập phụ thuộc hàm F = {ACE, ABC, EDF, FGHIM}.
a. Dùng hệ luật dẫn AMRSTRONG, hãy chứng minh AGHI, EGHI.
b. Xác định phụ thuộc hàm ABD có thuộc F+.
c. Tìm tâp phụ thuộc hàm tối thiểu G của F.

Câu 7
Cho lược đồ quan hệ
CUNG_CAP( SieuThi, NhaCungCap, MatHang, Ngay, SoLuong, NVTiepNhan ), và tập
phụ thuộc hàm
F={ (SieuThi, MatHang)NhaCungCap,
(SieuThi, NhaCungCap, MatHang, Ngay)(SoLuong, NVTiepNhan),
(Ngay, SieuThi, NhaCungCap) (MatHang, SoLuong)
}
Hãy tìm các khóa của quan hệ CUNG_CAP.

Câu 8
Cho lược đồ quản lý đề án như sau:
Nhomnc(manhom, tennhom)
Nhanvien(manv, hoten, manhom)
Dean(mada, tenda, manhom)
Thamgia(manv, mada)

Ý nghĩa của quan hệ toàn cục trên như sau :


Nhomnc : mã nhóm nghiên cứu (manhom) là duy nhất, tên nhóm nghiên cứu (tennhom).
Nhanvien : mã nhân viên (manv) là duy nhất, họ tên (hoten), thuộc nhóm nghiên cứu
(manhom)
Dean : mã đề án (mada) là duy nhất, tên đề án (tenda), do nhóm nghiên cứu (manhom)
quản lý.
Thamgia : mỗi bộ của quan hệ tham gia lưu trữ thông tin nhân viên (manv) tham gia vào
đề án (mada).
Câu hỏi :
1. Xác định khóa của các lược đồ (khóa chính, khóa ngoại, khóa lồng).
2. Hãy mô tả ràng buộc (bao gồm quan hệ bối cảnh, mô tả hình thức và bảng tầm
ảnh hưởng) được phát biểu như sau :
- Nhân viên chỉ tham gia những đề án do nhóm mình trực thuộc quản lý.
3. Hãy viết bằng ngôn ngữ đại số quan hệ câu hỏi sau :
- Cho biết các thông tin : họ tên của các nhân viên tham gia vào đề án có tên
“Đề án 4”
4. Hãy viết bằng ngôn ngữ SQL câu hỏi sau :
- Hãy cho biết : mỗi nhân viên tham gia bao nhiêu đề án. Thông tin hiển thị :
họ tên nhân viên, tổng số đề án.
PHẦN 2 CHUẨN HÓA
Bài 1 Cho một cơ sở dữ liệu quản lý đơn đặt hàng của một đơn vị kinh
doanh sau:
1. KHACH_HANG(MKH,DC,DT,TEN_KH)
Một khách hàng có mã số (MKH) dùng để phân biệt với những khách
hàng khác, có địa chỉ (DC), số điện thoại (DT), tên khách hàng (TEN_KH).
2. MAT_HANG(MHG,TEN_HG,DONGIA, NGAY)
Mỗi mặt hàng có mã số (MHG) dùng để phân biệt với những mặt hàng
khác và có một tên gọi (TEN_HG) có đơn giá (DONGIA) được thiết lập từ
ngày (NGAY).
3. DDH(MDDH,MKH,SO_HG,NGAYDH)
Mỗi đơn đặt hàng của một khách hàng có một mã đơn dùng để phân
biệt với những đơn đặt hàng khác nhau. ]ng với mỗi đơn đặt hàng ta biết số
loại các mặt hàng (SO_HG) được đặt vào ngày đặt hàng(NGAYDH).
4. CHI_TIET_DDH(MDDH,MKH,MHG,LG_DAT)
Mỗi một chi tiết của đơn đặt hàng của một khách hàng liên quan đến
một mặt hàng. Tương ứng với mỗi chi tiết ta biết được lượng đặt
(LG_DAT).
5. GIAO_GH(MDDH,MKH,MGH,NGAY)
Mỗi đợt giao hàng liên quan đến một đơn đặt hàng của một khách hàng.
Đơn giao hàng có một mã số (MGH) dùng để phân biệt với những đợt giao
khác nhau.Ta biết ngày giao (NGAY) của đợt đó.
6. CHI_TIET_GH(MDDH,MKH,MGH,MHG,LG_GIAO)
Mỗi chi tiết của một đợt giao hàng (MGH) liên quan đến các mặt hàng
(MHG) và số lượng giao mặt hàng được cho đơn đặt hàng (MDDH) của
khách hàng (MKH).
Câu hỏi
1/ Xác định khoá và các phụ thuộc hàm của các quan hệ.
2/ Chuẩn hoá lược đồ cơ sở dữ liệu trên đến tối thiểu dạng chuẩn 3.

Bài 2
Cho cơ sở dữ liệu quản lý sản xuất của các công nhân trong nhà máy :
1. CONGNHAN(MACN,HOTENCN,DIACHI,SOTO,MAMAY)
MACN được dùng để phân biệt các công nhân. Mỗi công nhân có họ
tên
(HOTEN), địa chỉ xác định (DIACHI) và thuộc một tổ (SOTO). Mỗi
công nhân được giao phụ trách luôn một máy nhưng một máy được nhiều
công nhân phụ trách tùy theo ca làm việc của họ.
2. LUONG(MACN,HOTENCN,LUONG,THANG)
Lương công nhân (MACN) có họ tên (HOTENCN) được tính theo
khoán sản phẩm và được trả vào cuối tháng (THANG).
3. TO(SOTO,TOTRUONG,SOTOVIEN).
SOTO cho biết số của tổ được dùng để phân biệt các tổ. Mỗi tổ có
một tổ trưởng (TOTRUONG) cũng là công nhân trong tổ. SOTOVIEN cho
biết số tổ viên trong tổ.
4. SANXUAT(MACN,MAMAY,MASP,NGAY,CA,SOLUONGSP)
Quan hệ SANXUAT cho biết công nhân (MACN) đứng ở máy
(MAMAY) trong ca (CA) làm việc của ngày (NGAY) đã thực hiện sản
phẩm (masp) với số lượng sản phẩm là (SOLUONGSP).
5. DINHMUC(MAMAY,MASP,TENSANPHAM,CHITIEU)
Quan hệ DINHMUC cho biết chỉ tiêu (CHITIEU) về số sản phẩm của
sản phẩm có mã (MASP), tên sản phẩm (TENSANPHAM) và của một máy
(MAMAY) xác định trong một ngày.
6. SANPHAM(MASP, TENSANPHAM, GIACONGDONVI)
MASP cho biết mã của sản phẩm và có một tên (TENSANPHAM)
với giá công của một sản phẩm (GIACONGDONVI)
Câu hỏi
1/Xác định khóa của các quan hệ trên.
2/ Cho biết các quan hệ của cơ sở dữ liệu trên ở dạng chuẩn mấy ?
Nếu chưa đạt dạng chuẩn 3 thì chuẩn hóa tiếp để đạt được.
3/ Cho biết các câu hỏi sau đây đúng hay sai , tại sao?- Một công nhân
chỉ chuyên làm ra một loại sản phẩm.- Mỗi máy có chỉ tiêu riêng cho từng
loại sản phẩm.

BÀI 3
Cho CSDL quản lý việc rút tiền tại các trụ máy ATM..
Các đặc tả cho CSDL

- CHI_NHANH_NGAN_HANG (MaChiNhanh, TenChiNhanh,


MaSoNganHang, TenNganHang)
MaChiNhanh(TenChiNhanh, MaSoNganHang)
MaSoNganHangTenNganHang
Mỗi ngân hàng sẽ có nhiều chi nhánh. Mỗi chi nhánh ngân hàng có một mã số để
phân biệt chi nhánh này với chi nhánh khác trong cùng một hệ thống Ngân hàng.
- MAY_ATM ( MaATM, MaChiNhanh, TTHoatDong, ViTri)
MaATM(MaChiNhanh, TTHoatDong, ViTri)
Mỗi trụ máy ATM sẽ có một mã số để quản lý. Mỗi chi nhánh ngân hàng sẽ quản
lý các máy ATM trong khu vực mà chi nhánh chịu trách nhiệm. Biết được mã số
của trụ máy ATM, sẽ biết được các thông tin như mã chi nhánh quản lý, tình trạng
hoạt động của trụ máy ATM, và nơi đặt máy ATM.

- TAI_KHOAN_KH(MaSoTK, TenTK, MaSoKH, TenKH, DiaChiKH)


MaSoTK(TenTK, MaSoKH)
MaSoKH(TenKH, DiaChiKH)
Một tài khoản trong ngân hàng sẽ có một mã số tài khoản. Dựa vào mã số tài
khỏan có thể biết được thông tin liên quan đến tài khoản, như tên tài khỏan, họ tên
khách hàng đã mở tài khoản, kèm theo điạ chỉ của khách hàng. Một khách hàng
có thể mở một hay nhiều tài khoản tại ngân hàng.

- THE_ATM( MaThe, MaLoaiThe, TenLoaiThe, MaSoTK,


ThoiHanSuDung, SoTienGioiHanTrongNgay)
MaThe( MaLoaiThe, MaSoTK)
MaThe(ThoiHanSuDung, SoTienGioiHanTrongNgay)
MaLoaiTheTenLoaiThe
Mỗi thẻ ATM mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, sẽ có một mã số (MaThe).
Dưạ vào mã thẻ, có thể biết được loại thẻ ATM mà khách hàng đang sử dụng, mã
số tài khoản, thời hạn mà thẻ ATM được phép sử dụng, cũng như tổng số tiền
giao dịch giới hạn trong một ngày là bao nhiêu… Một tài khoản của khách hàng
có thể được dùng để xin cấp một hay nhiều thẻ ATM khác nhau.

- GIAODICH_RUTTIEN ( MaSoGD, MaATM, MaThe, NgayGD,


SoTienGD, TongTienGDTrongNgay)
MaSoGD(MaATM, MaThe)
MaSoGD(NgayGD, SoTienGD,TongTienDGTrongNgay)
Khi khách hàng đến trụ máy ATM để thực hiện giao dịch rút tiền, sau mỗi giao
dịch, hê thống sẽ ghi nhận một mã số giao dịch cho lần giao dịch đó. Với mã số
giao dịch, có thể biết được mã thẻ ATM mà người giao dịch đã dùng, ngày giờ
giao dịch, số tiền trong lần giao dịch đó, và tổng số tiền giao dịch trong ngày.

Câu hỏi:
1. Xác định khóa của các quan hệ trong CSDL. (1đ)
2. Cho biết các quan hệ của CSDL trên đạt dạng chuẩn mấy? Vì sao? Nếu chưa đạt
được dạng chuẩn 3, hãy áp dụng các tiếp cận phân rã, để chuẩn hóa các lược đồ
chưa đạt dạng chuẩn. (3.5đ)

You might also like