You are on page 1of 6

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

TRONG KINH DOANH

CHƯƠNG 6
CHỌN MẪU

Tại sao phải chọn mẫu

 Việc thu thập dữ liệu trên toàn bộ tổng thể ít khi có điều
kiện thực hiện được vì người nghiên cứu bị giới hạn bởi
thời gian và chi phí.
 Chọn mẫu để ít tốn kém hơn và dễ dàng hơn cho
nghiên cứu
 Các cuộc nghiên cứu căn cứ trên dữ liệu mẫu thực sự
đại diện thường tốt hơn nghiên cứu toàn bộ tổng thể.

1
CHỌN MẪU XÁC SUẤT
Mẫu ngẫu nhiên đơn giản

 Mỗi đơn vị của tổng thể được chọn với sự ngẫu nhiên
như nhau (được chọn vào mẫu với cơ hội/ xác suất
bằng nhau)
 Chuẩn bị danh sách các đơn vị của tổng thể cần nghiên
cứu và khảo sát. Danh sách này gọi là khung mẫu hay
dàn chọn mẫu (sampling frame). Các đơn vị tổng thể
trong danh sách này có thể được sắp xếp theo một trật
tự nào đó, ví dụ như theo vần ABC, theo quy mô, theo
địa chỉ … và được gán cho một số thứ tự từ đơn vị thứ
1 đến đơn vị cuối cùng.
 Có thể thực hiện việc lấy đơn vị mẫu ra bằng nhiều
cách như bốc thăm, quay số, hay dùng số ngẫu nhiên.
Nếu số lượng đơn vị tổng thể ít, khung lấy mẫu ngắn
(vài chục hay vài trăm đơn vị).

CHỌN MẪU XÁC SUẤT


Lấy mẫu hệ thống

 Chỉ cần chọn ra một con số ngẫu nhiên là có thể xác


định được tất cả các đơn vị mẫu cần lấy ra từ danh
sách chọn mẫu (thay vì phải chọn ra n số ngẫu nhiên
ứng với n đơn vị mẫu cần lấy ra).
 Quy trình thực hiện:
 Chuẩn bị danh sách chọn mẫu, xếp thứ tự theo một quy ước
nào đó, đánh số thứ tự cho các đơn vị trong danh sách. Tổng
số đơn vị trong danh sách là N.
 Xác định cỡ mẫu muốn lấy, ví dụ gồm n quan sát
 Chia N đơn vị tổng thể thành k nhóm theo công thức k=N/n, k
được gọi là khoảng cách chọn mẫu.
 Trong k đơn vị đầu tiên ta chọn ngẫu nhiên ra 1 đơn vị (bốc
thăm hay sử dụng bảng số ngẫu nhiên hay hàm ngẫu nhiên),
đây là đơn vị mẫu đầu tiên, các đơn vị mẫu tiếp theo được lấy
cách đơn vị này 1 khoảng là k, 2k, 3k ...

2
CHỌN MẪU XÁC SUẤT
Lấy mẫu cả khối/cụm

 Tổng thể được chia thành nhiều khối, mỗi khối xem như một
tổng thể con, lấy ngẫu nhiên đơn giản m khối, sau đó khảo
sát hết các đối tượng trong các khối mẫu đã được lấy ra.
 Áp dụng trong trường hợp danh sách đơn vị (danh sách hộ
gia đình hay danh sách nhân khẩu của khu vực khảo sát)
không có
 Ưu điểm là không cần có danh sách tất cả các đơn vị mà chỉ
cần có danh sách của các khối hay của các đơn vị mẫu bậc
thấp như danh sách quận, phường, khu phố, tổ dân phố). Khi
áp dụng cách chọn cả khối thì do không có danh sách tất cả
các đơn vị nên phải dùng danh sách các khối (là một nhóm
các đơn vị, ví dụ như đơn vị hành chánh: phường, khu phố,
tổ dân phố hay khối nhà - block) để chọn ra các khối mẫu.
Sau khi chọn ra các khối mẫu thì khảo sát hết tất cả các đơn
vị trong khối đó.

CHỌN MẪU XÁC SUẤT


Lấy mẫu phân tầng

 Sử dụng khi các đơn vị quá khác nhau về tính chất liên
quan đến vấn đề cần nghiên cứu và khảo sát.
 Tổng thể nghiên cứu được chia thành các tầng lớp, mục
tiêu là để các giá trị của các đối tượng tổng thể ta quan
tâm thuộc cùng một tầng càng ít khác nhau càng tốt.
Sau đó các đơn vị mẫu được chọn từ các tầng này theo
các phương pháp lấy mẫu xác suất thông thường như
lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay lấy mẫu hệ thống.
 Đặc điểm dùng để phân tầng phải có liên quan đến nội
dung bạn cần nghiên cứu khảo sát.
 Số đơn vị mẫu trong từng tầng lớp có thể: bằng nhau,
theo tỉ lệ của từng class hay phân bổ tối ưu (vừa theo
quy mô của tầng lớp và theo mức độ đồng đều của các
đơn vị trong cùng một tầng lớp).

3
CHỌN MẪU XÁC SUẤT
Lấy mẫu phân tầng

 Khi quy mô toàn bộ mẫu không lớn lắm, lúc đó có thể phân bổ mẫu
cho các tầng lớp đều nhau (mục đích chính là xem kết quả của
từng tầng lớp và so sánh giữa các tầng lớp với nhau, mục đích
khác là xem xét kết quả của toàn bộ tổng thể), và khi cần có kết
quả chung thì sẽ gia trọng (nhân với hệ số) các tầng lớp theo hệ số
phản ảnh qui mô của từng tầng lớp trong toàn bộ tổng thể.
 Giả sử chúng ta cần lấy n đơn vị mẫu từ N đơn vị tổng thể, các đơn
vị tổng thể được phân tầng thành k lớp
 Nếu dùng phân bổ mẫu đều thì công thức tính số lượng đơn vị mẫu
lấy ra trong từng tầng lớp đơn giản là: n
n1  n2   nk 
k
 Nếu phân bổ mẫu theo tỉ lệ thì công thức tính số lượng đơn vị mẫu
lấy ra trong từng tầng lớp sẽ theo tỉ lệ tức là n1 n2 n n
  k 
cụ thể từ tầng lớp thứ i là: N1 N 2 Nk N
n
ni  N i
N

CHỌN MẪU XÁC SUẤT


Cỡ mẫu

 Quy mô mẫu phù hợp được xác định theo hai công thức sau :
 Nếu mục tiêu chính của nghiên cứu là trung bình: z 2 2
n
2
2
 Nếu mục tiêu chính của nghiên cứu là các tỷ lệ : z p (1  p )
n
2

Trong đó :
 z là hệ số tin cậy tra từ bảng phân phối chuẩn. Độ tin cậy
thường dùng trong nghiên cứu là 95%, tương ứng với z = 1,96
 ơ là độ lệch chuẩn của tổng thể từ những lần nghiên cứu
trước trong trường hợp mục tiêu nghiên cứu chính là trung bình
 p là tỷ lệ của tổng thể từ những lần nghiên cứu trước trong
trường hợp mục tiêu nghiên cứu chính là tỷ lệ.
 ɛ là sai số cho phép

4
CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT
Khái niệm chọn mẫu phi xác suất

 Khi không có điều kiện về thời gian, thông tin


(số lượng đơn vị tổng thể, cơ cấu tổng thể và
khung lấy mẫu) và chi phí để thực hiện lấy mẫu
ngẫu nhiên.
 lấy mẫu định mức, lấy mẫu có chủ định, lấy
mẫu thuận tiện và lấy mẫu phát triển mầm.
 Nhược điểm: giá trị suy rộng thấp. Mẫu phi xác
suất không đại diện để ước lượng cho toàn bộ
tổng thể, nhưng được chấp nhận trong nghiên
cứu khám phá và trong kiểm định giả thuyết.

CHỌN MẪU XÁC SUẤT


Chọn mẫu phi xác suất

 Lấy mẫu thuận tiện: đến những nơi mà có nhiều khả


năng gặp được đối tượng muốn khai thác thông tin mà
bạn cảm thấy tiện lợi, cần suy nghĩ kỹ về thời gian, địa
điểm hay hoàn cảnh sẽ gặp đối tượng và thu thập dữ
liệu ở đó.
 Lấy mẫu định mức: tương tự lấy mẫu xác suất phân
tầng ở chỗ đầu tiên người nghiên cứu phải phân chia
tổng thể nghiên cứu thành các tầng (tổng thể con).
Nhưng điểm khác biệt cơ bản là trong từng tổng thể con
những người phỏng vấn được chọn mẫu tại hiện trường
theo cách thuận tiện hay phán đoán, trong khi trong mỗi
tầng của chọn mẫu phân tầng thì các đơn vị mẫu được
chọn ra theo kiểu xác suất.

5
CHỌN MẪU XÁC SUẤT
Chọn mẫu phi xác suất

 Lấy mẫu phán đoán: người nghiên cứu quyết định sự thích
hợp các các đối tượng để mời họ tham gia vào mẫu khảo
sát. Tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ chính phỏng vấn viên là
người trực tiếp phán đoán sự thích hợp của các đối tượng để
mời họ. Do đó tính đại diện của mẫu khảo sát thực tế sẽ phụ
thuộc nhiều vào kiến thức và kinh nghiệm của những người
đi thu thập dữ liệu trực tiếp.
 Lấy mẫu phát triển mầm: xác định một hoặc nhiều cá nhân
phù hợp để thu thập dữ liệu, sau đó hỏi họ về tên của những
người khác rất có thể là ứng viên cho nghiên cứu. Nếu
nghiên cứu một tổng thể tương đối nhỏ gồm những người có
nhiều khả năng có mối liên hệ với nhau thì mẫu phát triển
mầm là một cách hiệu quả để xây dựng một khung mẫu bao
quát được tất cả. Hữu ích trong nghiên cứu những tổng thể
nhỏ và những tổng thể hạn chế, và khó tìm thấy

You might also like