You are on page 1of 58

http://www.facebook.

com/DethiNEU
Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp. Từ đó liên hệ
với hoàn thiện và phát triển TTCK việt nam..........................................................1
Câu 2. Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán. Nhận xét về vai trò của
thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay............................................................3
Câu 3. Trình bày các vấn đề cơ bản về sở giao dịch chứng khoán........................4
a.Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán............................5
b.Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên TT giao dịch CK (TT GDCK Hà Nội)...........6
Bình luận của anh chị về Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HN hiện nay.. 6
*Nhận xét HoSE.....................................................................................................7
Bình luận của anh chị về Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM hiện nay............7
Chỉ số Vnindex và HASTC có gì khác nhau..........................................................8
Câu 4:Trình bày các vấn đề cơ bản về thị trường giao dịch qua OTC.................9
* Có người cho rằng “ Phát hành thị trg phi chính thức OTC là một giải pháp
tốt nhất cho TTCK trong giai đoạn hiện nay”.Qua việc phân tích cấu trúc tổ
chức của TTCK ,hãy làm rõ quan điểm trên.......................................................10
Thực trạng OTC....................................................................................................13
Giải pháp phát triển thị trường OTC cho các DNVVN.......................................13
Câu 5. Những hoạt động của NHTM trên TTCK?...............................................14
Câu 6. Phân tích các đặc điểm cơ bản của chứng khoán.....................................15
Câu 7: So sánh Quỹ đại chúng và Quỹ thành viên...............................................16
Câu 8. So sánh cổ phiếu thường và chứng chỉ quỹ đầu tư?.................................17
Câu 9: Quy trình phát hành CK ra công chúng của DN?....................................17
Câu 10: Bình luận về thị trường sơ cấp ở Việt Nam hiện nay.............................18
Câu 11 . Trình bày các lệnh cơ bản trong kinh doanh chứng khoán..................19
* Cho VD về các loại lệnh sử dụng trong giao dịch chứng khoán trên 2 Sở
GDCK....................................................................................................................21
Câu 12: các hình thức khớp lệnh:...........................................................................22
Câu 13: Trái phiếu..................................................................................................23
Các phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp........................................23
Bình luận phát hành trái phiếu DN ở VN...........................................................24
Bình luận về hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ở VN trong giai đoạn
hiện nay?...............................................................................................................26
Câu 14: Ý nghĩa xác định độ co giãn giá trái phiếu theo lãi suất?......................26
Câu 15. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá CK...........................................28
Tỷ lệ lợi tức yêu cầu..............................................................................................28
*Yếu tố thêm:........................................................................................................29
Câu 16: Cổ Phiếu......................................................................................................29
Điều kiện doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.......................................................29
Các phương thức phát hành cổ phiếu.................................................................30
Bình luận về vấn đề phát hành cổ phiếu ở Việt Nam..........................................31
Bình luận quan điểm của 1 số nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu mới niêm yết
đều tăng.................................................................................................................32
khi công ty mua cổ phiếu quỹ thì VCSH thay đổi như thế nào.........................34
*Trình bày các vấn đề cơ bản về cổ phiếu thường, so sánh điểm giống và khác
nhau giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi...................................................35
1
http://www.facebook.com/DethiNEU
Câu 17: Bình luận về diễn biến giá chứng khoán trên 2 sàn HNX và HoSE từ
đầu 2009 ->nay.......................................................................................................36
Câu 18. Những cơ hội và thách thức đối với thị trường chứng khoán VN hiện
nay?...........................................................................................................................38
Câu 19: Nội dung cơ bản của phân tích vĩ mô ngành?.........................................39
Câu 20: Những nguyên tắc và ví dụ về giao dịch bán khống- giao dịch kí quỹ. 39
Câu 21: Một số giải pháp thúc đầy nâng cao hiệu quả cổ phần hóa của DNNN
hiện nay.....................................................................................................................40
Câu 22: Trình bày khái niệm, ý nghĩa, phương pháp xác định tỷ lệ lợi tức yêu
cầu của NĐT.............................................................................................................41
Câu 23. Anh chị hãy tóm tắt các mô hình và những hoạt động cơ bản của công
ty chứng khoán, liên hệ thực tiễn hoạt động của công ty chứng khoán VN hiện
nay.............................................................................................................................42
Câu 24 Hình thành và phát triển TTCK cho DN vừa và nhỏ.....................................44
Câu 1. Phân tích mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thứ cấp. Từ đó liên hệ
với hoàn thiện và phát triển TTCK việt nam
* Thị trường sơ cấp là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên, là nơi mà
các nhà phát hành chứng khoán cho nhà đầu tư.
- Đặc điểm của thị trường sơ cấp:
+ TT sơ cấp thể hiện mối quan hệ giữa nhà phát hành và NĐT
+ Trên TT này, vốn từ NĐT được chuyển sang cho nhà phát hành thông qua
việc NĐT mua chứng khoán mới, nhờ đó vốn của nhà phát hành tăng lên.
- Vai trò của TT sơ cấp: thực hiện chức năng quan trọng của TTCK-huy động
vốn cho các tổ chức phát hành. TT sơ cấp còn có khả năng thu gom mọi nguồn vốn
tiết kiệm lớn nhỏ của dân cư, lại vừa có khả năng thu hút nguồn vốn to lớn từ nước
ngoài, các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các DN, các tổ chức...tạo thành nguồn vốn
khổng lồ tài trợ cho nền kinh tế mà các phương thức khác không làm được. Nhờ đó,
tạo ra môi trường cho các DN gọi vốn để SXKD, giúp Nhà nước giải quyết vấn đề
thiếu hụt ngân sách thông qua phát hành chứng khoán.
* Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng
khoán đã được phát hành nhằm đầu tư kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển
tài sản XH.
- Đặc điểm:
+ Thể hiện mối quan hệ giữa các NĐT với nhau
+ Các khoản tiền thu được do bán chứng khoán thuộc về các NĐT và các nhà
KDCK mà không thuộc về nhà phát hành do đó nó không làm tăng vốn của nhà phát
hành.
+ Là 1 thị trường hoạt động liên tục, các NĐT có thể mua bán CK nhiều lần
trên thị trường thứ cấp.
- Chức năng:
+ TT thứ cấp làm tăng tính thanh khoản của chứng khoán
+ Là nơi xác định giá chứng khoán cho TT sơ cấp.
* Mối quan hệ giữa TT sơ cấp & TT thứ cấp:

2
http://www.facebook.com/DethiNEU
Về bản chất, mqh giữa TT sơ cấp & TT thứ cấp là mối quan hệ nội tại biện
chứng. TT sơ cấp tạo điều kiện, động lực cho TT thứ cấp. Hai TT này có mqh mật
thiết, hỗ trợ lẫn nhau:
- TT sơ cấp là cơ sở, tiền đề cho TT thứ cấp hoạt động và phát triển vì đó là
nơi cung cấp hàng hóa cho TTCK. Nếu ko có TT sơ cấp sẽ không có hàng hóa trên
TT thứ cấp. TT thứ cấp ko thể ra đời chừng nào chưa có thị trường sơ cấp rộng rãi,
vững chắc với nhiều loại CK hấp dẫn nhà ĐT và công chúng đến bỏ vốn để đầu tư
CK. Tuy nhiên, nếu chỉ có TT sơ cấp mà ko có TT thứ cấp thì TT sơ cấp cũng không
thể tồn tại và phát triển được vì khi đó các CK đã phát hành ra trên TT sơ cấp sẽ
không được tiếp tục lưu chuyển, các NĐT ko quan tâm đến việc mua và nắm giữ CK
của tổ chức phát hành. Việc xuất hiện TT thứ cấp đã tạo ra 1 nơi để các CK đã phát
hành trên TT sơ cấp được lưu chuyển nhằm thu hút sự quan tâm của các NĐT nhờ
đó tạo điều kiện, động lực cho sự phát triển của TT sơ cấp.
- TT thứ cấp tạo điều kiện dễ dàng để chuyển các CK thành tiền mặt, làm tăng
tính lỏng của CK khiến chúng được ưa chuộng hơn và như thế là dễ dàng hơn cho
các công ty bán chúng ở TT sơ cấp. Việc TT thứ cấp làm tăng tính lỏng của CK đã
phát hành giúp làm giảm rủi ro cho các NĐT. Các NĐT sẽ dễ dàng hơn trong việc
sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư trên cơ sở đó làm giảm chi phí
cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử dụng vốn. Tăng tính lỏng của CK
tạo đk cho việc chuyển đổi thời hạn của vốn đồng thời tạo đk cho việc phân phối
vốn 1 cách hiệu quả. Nó còn tạo đk tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý,
làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý DN.
- TT thứ cấp xđ giá của CK đã đc phát hành trên TT sơ cấp. TT thứ cấp được
xem là thị trường định giá các công ty. Những người mua CK ở TT sơ cấp chỉ chấp
nhận TT cho công ty phát hành với giá mà họ cho rằng NĐT trên TT thứ cấp sẽ tăng
hơn nữa. Giá CK ở TT thứ cấp càng cao thì giá CK trên TT sơ cấp càng cao, như vậy
công ty phát hành sẽ phát triển đc nhiều vốn đầu tư hơn và ngược lại.
- Thông qua việc xđ giá, TT thứ cấp cung cấp 1 danh mục chi phí vốn tương
ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư, tạo cơ sở tham
chiếu cho các nhà phát hành cũng như những NĐT trên TT sơ cấp.

Thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp ở Việt Nam:


TT sơ cấp hoạt đọng lặng lẽ,hầu như không mấy ai biết đến, người tham gia
chủ yếu là các nhà quản lý. Khối lượng chứng khoán giao dịch ít, chưa xứng với khả
năng tạo vốn của thị trường này. Thông tin trên thị trường còn thiếu và chưa chính
xác để các nhà đầu tư có thể đánh giá mức đọ rủi ro của doanh nghiệp để ra quyết
định đầu tư.
TTTC tuy rất sôi nổi trong năm 2006-2007 nhưng sang năm 2008 đã trở nên
ảm đạm. Hơn nữa, tttc phát triển chủ yếu là SGDCK, thị trường OTC chưa phát triển
rộng rãi. Trên TTTC còn tồn tại nhiều giao dịch và tài khoản ảo, xảy ra hiện tượng
đầu cơ gây bất ổn thị trường. Số mã chứng khoán còn ít, chủ yếu là cổ phiếu, còn trái
phiếu, tín phiếu kho bạc … thì rất ít hoặc không có.
TT trái phiếu VN gần như đóng băng, chỉ gói gọn trong 1 vài nhà đầu tư lớn
và các nhà đầu tư nước ngoài vì khối lượng giao dịch lớn, các nhà đầu tư nhỏ trong

3
http://www.facebook.com/DethiNEU
nước không đáp ứng được. Thêm vào đó, trái phiếu chính phủ chủ yếu do các NH
nắm giữ và các NH thường nắm giữ đến khi đáo hạn.
Vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chỉ được biết đến như thị
trường cổ phiếu mà thôi.
Câu 2. Phân tích vai trò của thị trường chứng khoán. Nhận xét về vai trò của
thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
1.vai trò của thị trường CK
- Đối với doanh nghiệp:
+ TTCK tạo các công cụ có tính thanh khoản cao. Yếu tố thông tin và yếu tố
cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việc phân phối vốn một cách có hiệu quả.
Chỉ những công ty có hiệu quả bền vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻ
trên thị trường.
+ TTCK tạo một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường tài chính, điều này
buộc các NHTM và các tổ chức tài chính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ
và làm giảm chi phí tài chính.Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể
làm tăng vốn tự có của các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao
cũng như sự kiểm soát chặt chẽ của các NHTM.
+ Hiệu quả của quốc tế hóa trị trường chứng khoán. Việc mở cửa thị trường
chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này cho
phép các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn tăng cường đầu tư từ nguồn tiết
kiệm bên ngoài, đồng thơi tăng cương khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các
cơ hội kinh doanh cuả các công ty trong nước.
+ TTCK tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp.
TTCK tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá
trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế thông tin hoàn hảo tạo khả năng
giám chặt chẽ của thị trường chứng khoán đã làm giảm tác động của các tiêu cực
trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hòa giữa lợi ích của chủ sở hữu , nhà quản lý
và những người làm công. Từ đó nâng giúp DN hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn,
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
- Đối với các nhà đầu tư:
+ TTCK cung cấp đa dạng hóa danh múc đầu tư, giúp các nhà đầu tư giảm bớt
rủi ro khi tham gia thị trường.
+ Cung cấp môi trường đầu tư.
- Đối với nền kinh tế:
+ TTCK tạo ra các công cụ có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tâp trung
và phân phối vốn, chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
+ TTCK tạo cơ hội cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tạo
áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính
tiền tệ của Chính phủ. ( nghiệp vụ thị trường mở )
+ Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài bên cạnh hình thức đầu tư nước ngoài
trực tiếp (nhà đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia quá trình quản lý)
+ TTCK cung cấp một dự báo tuyệt vời về các chu kỳ kinh doanh trong tương
lai. TTCk được coi là “phong vũ biểu” của nền kinh tế. Giá CK có xu hướng đi trước
chu kì kinh tế. Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.

4
http://www.facebook.com/DethiNEU
Tuy nhiên, TTCK hoạt động trên cơ sở thông tin hoàn hảo, trong khi ở các thị
trường mới nổi, thông tin được chuyển tải tới các nhà đầu tư không đẩy đủ và không
giống nhau. Như vậy, giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của
công ty và không trở thành cơ sở để phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực.
Một số tiêu cực khác của thị trường chứng khoán như hiện tượng đầu cơ, hiện
tượng xung đột quyền lực làm thiệt hại cho quyền lợi của các cổ đông thiểu số, việc
mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản long các nhà đầu tư và như vậy, sẽ
tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư.

2 .Nhận xét về vai trò của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Thị trường chứng khoán (TTCK) hình thành và phát triển sẽ cùng với thị
trường tiền tệ tạo ra một thị trường tài chính vận hành có hiệu quả hơn, góp phần đắc
lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Khung pháp lý cho hoạt động và phát triển TTCK từng bước được hoàn thiện,
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường
phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Tính
công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.
Năm 2006 và quý I/2007, TTCK Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, số lượng
tài khoản cũng tăng mạnh, đến cuối tháng 3/2007 đã có 158.376 tài khoản giao dịch
được mở tại các công ty chứng khoán. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối
năm 2006 (chiếm 22,7% GDP) và 24,4 tỷ USD quý I/2007 (chiếm khoảng 40%
GDP), giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ
USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Tháng 11/2009, trên thị
trương có 105 công ty chứng khoán đước cấp phép hoạt động, với tổng số vốn điều
lệ hơn 29.269 tỷ đồng.
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam mới phát triển và không thể tránh khỏi những hạn
chế, chưa thực sự là một kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Mức vốn hóa
trên thị trường tăng nhanh, nhưng lượng vốn hóa đạt thấp, quy mô TTCK còn nhỏ.
TTCK Việt Nam phát triển chưa ổn định, chưa phải là kênh huy động quan trọng của
các doanh nghiệp Việt Nam, biến động trên TTCK chưa phản ánh đúng trạng thái
của nền kinh tế. TTCK Việt Nam còn phụ thuộc nặng nề vào các nhà đầu tư nước
ngoài, trong khi các công cụ quản lý và giám sát TTCK còn hạn chế.
Tác động đến hệ thống ngân hàng:
TTCK phát triển còn tạo thêm những công cụ mới, tạo điều kiện cho các ngân
hàng thương mại có thể mở rộng khả năng tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ.
Điều này thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đồng thời hỗ trợ NHTW thực hiện tốt
vai trò điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ CSTT, nhất là thông qua nghiệp vụ thị
trường mở.
TTCK đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, tạo ra sự phát triển mạnh
hơn của thị trường tiền tệ liên ngân hàng và thị trường tín dụng ngắn hạn, góp phần
giảm gánh nặng tín dụng ngân hàng. Lượng vốn từ hệ thống ngân hàng chuyển sang
TTCK tăng đáng kể thông qua cho vay các dự án, hợp đồng mua lại về chứng khoán,
cầm cố, thế chấp chứng khoán, v.v.
TTCK cũng tạo thuận lợi cho các NHTM trong việc tăng vốn để đổi mới công
nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Tính đến cuối
5
http://www.facebook.com/DethiNEU
quý I/2007, hầu hết các NHTMCP đều đã đạt mức vốn điều lệ từ 1.000 tỉ đồng trở
lên, vượt thời hạn so với lộ trình tăng vốn điều lệ theo qui định tại Nghị định
146/2006/NĐ-CP. Cơ cấu cổ đông tại các NHTMCP có sự chuyển dịch theo hướng
tăng tỷ lệ cổ đông là các nhà đầu tư nước ngoài.

Câu 3. Trình bày các vấn đề cơ bản về sở giao dịch chứng khoán.

1.khái niệm:SGDCK là thị trường jao dịch CK được thự hiện tại 1 địa điểm tập
trung gọi là sàn jao dịch hoặc thông qua hệ thống máy tính
2.hình thức sở hữu:
SGDCK là 1 tổ chức fáp nhân được thành lập theo qui định nhà nước.có các hình
thức sở hữu sau:
+ hình thức sở hữu thành viên: SGDCK do các thành viên là các cty CK sở hữu,được
tổ chức dưới hình thức cty TNHH,có hội đồng quản trị do các cty CK thành viên bầu
ra theo từng nhiệm kì.ưu điểm là:thành viên vừa là người tham ja jao dịch vừa là
người quản lí sở nên chi fí thấp và dễ ứng fó với tình hình thay đổi trên thị
trường.Hình thức này là fổ biến nhất.
+ hình thức cty cổ fần: SGDCK được tổ chức dưới hình thức 1 cty cổ fần đặc biệt do
các cty CK thành viên ngân hàng ,cty tài chính,bảo hiểm tham ja sở hữu với tư cách
là cổ đông hướng tới vì mục tiêu lợi nhuận
+ hình thức sở hữu nhà nước: chính fủ hoặc 1cơ quan chính fủ đứng ra thành lập
,quản lí và sở hữu 1 fần hay toàn bộ vốn của SGDCK.0 chạy theo mục đích lợi
nhuận nên bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư.nhà nước có thể can thiệp kịp thời
để jữ cho thị trường được ổn định,lành mạnh.Tuy nhiên,mô hình này thiếu tính độc
lập,chi fí lớn,kém hiệu quả
3.chức năng của SGDCK
Việc thiết lập 1 thị trường GDCK có tổ chức vận hành liên tục với các CK được
chọn lựa là 1 trong những chức năng quan trọng nhất của SGDCK.Thông qua
SGDCK,CK fát hành được jao dịch lien tục,làm tăng tính thanh khoản và khả mại
cho các CK.Chức năng xác định já cả công bằng là cực kì quan trọng trong tạo ra 1
thị trường liên tục.Já cả 0 do SGDCK hay thành viên SGDCK áp đặt mà được
SGDCK xác định trên cơ sở so khớp các mua bán CK.Já cả chỉ được chốt bởi cung-
cầu thị trường
4.tổ chức & họat động của SGDCK
Các SGDCK đều có cấu trúc như nhau:
Đại hội đồng cổ đông->hội đồng quản trị->ban jám đốc->các fòng chức năng->fòng
thành viên,fòng niêm yết,fòng jao dịch,fòng jám sát,fòng nghiên cứu fát triển,fòng
kế toán kiểm toán,fòng công nghệ tin học,văn fòng
SGDCK hoạt động theo các nguyên tắc:
+nguyên tắc công khai:fải công bố thông tin minh bạch:tình hình jao dịch của thị
trường,tình hình hoạt động kinh doanh của các chủ thể tham ja trên thị trường
+ nguyên tắc trung jan
+nguyên tắc đấu já: já Ck được xác lập thông qua đấu já:ưu tiên về já,sau đó là thời
jan
6
http://www.facebook.com/DethiNEU
5.thành viên SGDCK:
SGDCK có các thành viên jao dịch chính là các môi jới hưởng hoa hồng hoặc kinh
doanh CK cho chính mình tham ja jao dịch trên sàn hoặc thông qua jao dịch đã được
điện hóa.cty CK là thành viên của SGDCK fải đáp ứng các yêu cầu trở thành thành
viên của SGDCK và được hưởng các quyền cũng như nghĩa vụ do SGDCK đặt
ra.Chuẩn mực kinh doanh của các thành viên theo qui định do SGDCK đặt ra nhằm
đảm bảo quyền lợi cho khách hang và duy trì 1 thị trường hoạt động cân bằng,hiệu
quả.Thành viên SGDCK là các cty CK được UBCK cấp jấy fép hoạt động và được
SGDCK chấp nhận làm thành viên của SGDCK
6.niêm yết chứng khoán
Niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các CK đáp ứng đủ tiêu chuẩn jao dịch
trên SGDCK.Dây là quá trình SGDCK chấp thuận cho cty fát hành có CK được fép
niêm yết và giao dịch trên SGDCK nếu cty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định
lượng ,định tính mà SGDCK đề ra.Niêm yết CK bao hàm việc yết tên tổ chức fát
hành và já CK
Điều kiện niêm yết tại các SGDCK khác nhau thì khác nhau

a.Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán
(Kể cả TT Giao dịch CK TP Hồ Chí Minh)
- Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ VNĐ trở lên
tính theo giá trị kế toán
- Hoạt động kinh doanh hai năm liền trýớc năm đăng ký niêm yết phải có lãi và
không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết
- Không có nợ quá hạn chưa được dự phòng
- Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của những người có liên quan
- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ
- Thành viên HĐQT, Ban KS, TGĐ, PTGĐ, KT Trýởng phải cam kết nắm giữ
100% số CP đang sở hữu trong 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số CP này
trong 6 tháng tiếp theo (Không kể số CP thuộc sở hữu nhà nýớc do cá nhân đại
diện nắm giữ)
- Có hồ sõ đăng ký niêm yết hợp lệ

b.Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên TT giao dịch CK (TT GDCK Hà Nội)
- Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ VNĐ trở lên
tính theo giá trị kế toán
- Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi và
không có nợ quá hạn trên 1 năm, hoàn thành nộp thuế (Lýu ý: Không áp dụng
đối với các doanh nghiệp công nghệ cao hoặc chuyển từ DN 100% vốn nhà
nýớc sang CTCP)
- Cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ (Không quy
định tỷ lệ)
- Thành viên HĐQT, Ban KS, TGĐ, PTGĐ, KT Trýởng phải cam kết nắm giữ
100% số CP đang sở hữu trong 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số CP này
trong 6 tháng tiếp theo (Không kể số CP thuộc sở hữu nhà nýớc do cá nhân đại
diện nắm giữ)

7
http://www.facebook.com/DethiNEU
- Có hồ sõ đăng ký niêm yết hợp lệ

Bình luận của anh chị về Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HN hiện nay.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) được thành lập theo
Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ, chính
thức đi vào hoạt động từ năm 2005 là đơn vị sự nghiệp có thu, với các hoạt động
chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu
thầu trái phiếu.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) được thành lập theo Quyết định số
01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ
chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Theo các Quyết định trên Sở GDCK Hà Nội là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà
nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư
cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng Việt Nam đồng và ngoại
tệ tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM trong và ngoài nước; là đơn vị hạch toán độc
lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán,
kiểm toán và có nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật; hoạt động theo Luật
Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Ngày 24/6, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HASTC) chính thức
chuyển thành Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), được gắn liền với sự kiện
khai trương thị trường giao dịch chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết
(UPCoM) sau nhiều năm chuẩn bị. Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu có hai
Sở tại hai đầu Nam – Bắc.
Lên Sở, HNX là một đầu mối của 3 thị trường, nằm trong chương trình 3 mục
tiêu đã được xác định: củng cố và phát triển thị trường niêm yết; ra mắt và phát triển
thị trường UPCoM; thiết lập hệ thống giao dịch trái phiếu Chính phủ chuyên biệt (dự
kiến ra mắt vào tháng 7 tới). Cả 3 thị trường này cùng dựa trên nền tảng công nghệ
giao dịch từ xa, với hệ thống công bố thông tin đồng bộ, hiện đại, hiện cơ bản đã
hoàn thiện.
Trước đây HASTC là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Ủy ban Chứng
khoán Nhà nước. Còn nay HNX là doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH một
thành viên do Bộ Tài chính thành lập và trực tiếp quản lý và đại diện chủ sở hữu, Ủy
ban Chứng khoán Nhà nước giám sát.
Là doanh nghiệp, nhưng quan điểm mà lãnh đạo HNX đưa ra là doanh nghiệp
này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mà theo yêu cầu tổ chức, quản lý và
phục vụ thị trường. Tất nhiên, một lợi thế của mô hình mới, với riêng HNX, là cơ
chế của một doanh nghiệp có thể giúp cải thiện chế độ đối với người lao động, giữ
chân và thu hút nguồn nhân lực trình độ cao, có điều kiện để cơ cấu tổ chức tốt hơn
để hoạt động hiệu quả hơn… Là doanh nghiệp, HNX cũng có cơ chế độc lập và chủ
động hơn để triển khai các sản phẩm, dịch vụ cho thị trường. Thậm chí có thể xem
đó là một hoạt động “đầu tư” và Sở có thể gọi vốn từ bên ngoài để phát triển những
sản phẩm, dịch vụ đó, theo hướng ưu tiên cho chất lượng, tiến độ vì lợi ích của thị
trường, thay cho cơ chế hành chính trước đó.

8
http://www.facebook.com/DethiNEU
Các hoạt động chính trong giai đoạn đầu của HASTC: Tổ chức đấu giá cổ
phần cho các doanh nghiệp, tổ chức đấu thầu trái phiếu, tổ chức giao dịch chứng
khoán theo cơ chế đăng kí giao dịch.
HNX khai trương vào ngày 14/07/2005 với 6 công ty niêm yết. Từ một thị
trường có giá trị giao dịch bình quân phiên chỉ 2 tỷ vào tháng 7/2005, đã tăng lên lên
18,4 tỷ/phiên vào năm 2006, 255,73 tỷ/phiên năm 2007, 230,33 tỷ/phiên năm 2008,
và 778,8 tỷ/phiên năm 2009 tính đến ngày 30/10/2009. Các phiên giao dịch đầu tiên
được thực hiện tại TTGDCK Hà Nội với điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
công nghệ và nhân sự còn nhiều hạn chế. Cho tới nay, với thời gian hơn 4 năm hoạt
động, và 1000 phiên giao dịch được thực hiện sàn Hà Nội đã là quy tụ được trên 250
doanh nghiệp niêm yết , đăng ký giao dịch trên địa bàn cả nước, 98 công ty chứng
khoán thành viên với gần 700.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư.
Tổng mức vốn hóa thị trường tại SGDCK Hà Nội hiện nay là 135.500 tỷ đồng,
chiếm gần 10% GDP, gấp gần 70 lần giá trị vốn hoá thị trường tại thời điểm khai
trương. Các loại hình doanh nghiệp niêm yết trên sàn Hà Nội cũng ngày càng đa
dạng, phong phú về quy mô hoạt động, lĩnh vực sản xuất kinh doanh như tài chính,
ngân hàng, công nghệ thông tin, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, xây dựng, dầu khí,
bảo hiểm…
Ngày 18/11/2009, kết thúc phiên giao dịch thứ 1.000, HNX-Index tăng 2,5
điểm (1,37%) đạt 185,17 điểm.

*Nhận xét HoSE

Bình luận của anh chị về Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM hiện nay.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM)
được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính
thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh
dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước.
TTGDCK TP.HCM tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi
cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở,
con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung
tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều
hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản
lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực
hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động
đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác.
Để thực hiện tốt các chức năng, Trung tâm có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao
gồm: một Giám đốc và hai Phó giám đốc, trong đó có một Phó giám đốc thường trực
và 9 phòng, ban (Phòng Quản lý niêm yết, Phòng Quản lý thành viên, Phòng Giám
sát giao dịch, Phòng Đăng ký - Lưu ký - Thanh toán bù trừ, Phòng Công nghệ thông
tin, Phòng Thông tin Thị trường, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế toán và
Ban quản lý Dự án).

9
http://www.facebook.com/DethiNEU
Theo Quyết định 559/QĐ/TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Trung Tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, được chuyển đổi là Sở Giao
dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM).
Ngày 7/1/2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động Công ty TNHH Một thành viên cho Sở Giao dịch Chứng khoán
Tp.HCM (HOSE).
HOSE có sự tự chủ cao hơn rất nhiều so với mô hình Trung tâm trực thuộc UB
Trung tâm Giao dịch CK TPHCM (HOSTC) chuyển đổi thành Sở Giao dịch chứng
khoán TPHCM (Hochiminh Stock Exchange – HOSE) theo mô hình cty TNHH 1
thành viên
Ưu điểm: Khi chuyển đổi thành mô hình Cty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên, HoSE là cơ quan điều hành thị trường trực tiếp, nhưng lại hoạt động như một
doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp này đứng ở vị trí điều hành thị trường, quyền lực
của HOSE sẽ rất lớn. HOSE có quyền ban hành những quy định trong phạm vi
quyền hạn của mình để có thể điều hành, giám sát thị trường. Nghĩa là HOSE là nơi
tạo ra luật chơi và có thể phạt những Công ty niêm yết nếu vi phạm luật chơi.HOSE
đồng thời cũng là cơ quan sàng lọc và quyết định xem doanh nghiệp nào đủ điều
kiện để có thể niêm yết. HOSE tự chủ hoàn toàn về tài chính cũng như nhân sự, khác
với HoSTC trước đây. Trong tương lai, có thể HOSE cũng sẽ cổ phần hóa, chào bán
cổ phần ra đại chúng.
Nhược điểm: là Công ty điều hành thị trường chứng khoán TPHCM, quyền hạn
của HOSE liệu có là quá lớn nếu không có sự giám sát chặt của Chính phủ? Mô hình
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như tương lai của HOSE cũng sẽ có thể
nảy sinh rủi ro nhất định nếu cơ quan quản lý cho HOSE toàn quyền quyết định. Bởi
lẽ, một Công ty sẽ luôn phục vụ cho lợi ích của Công ty trước hết và liệu rằng nếu
HOSE cũng trở thành một Công ty có tính độc lập cao thì tính công bằng, minh bạch
có được đảm bảo khi xu hướng thị trường đi theo hướng bất lợi cho HOSE? Không
thể nói một Công ty trách nhiệm hữu hạn như HOSE sẽ hoạt động phi lợi nhuận. Và
nếu như HOSE có toàn quyền quyết định, liệu rằng lợi nhuận của HOSE có được đặt
cao hơn quyền lợi của nhà đầu tư hay không?
HoSE hiện nay thực hiện 5 phiên giao dịch/ tuần, 3 đợt khớp lệnh trong 1 phiên
giao dịch, áp dụng lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (lệnh ATO), tỷ lệ ký quỹ
tiền mua chứng khoán là 70%, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tăng từ 20%
đến 30% trên tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết của một tổ chức phát hành, không
giới hạn đối với trái phiếu. Phương thức giao dịch trái phiếu: chỉ được giao dịch theo
phương thức thỏa thuận, không quy định khối lượng giao dịch, biên độ giao động
giá, đơn vị giao dịch và nhiều chính sách giải pháp khác.

Chỉ số Vnindex và HASTC có gì khác nhau

Chỉ số VN - Index thể hiện biến động giá cổ phiếu giao dịch tại TTGDCK
TP.HCM. Công thức tính chỉ số áp dụng đối với toàn bộ các cổ phiếu niêm yết tại
TTGDCK nhằm thể hiện xu hướng giá cổ phiếu hàng ngày.
Chỉ số VN -Index so sánh giá trị thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ
sở vào ngày gốc 28-7-2000, khi thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động.

10
http://www.facebook.com/DethiNEU
Giá trị thị trường cơ sở trong công thức tính chỉ số được điều chỉnh trong các trường
hợp như niêm yết mới, huỷ niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết.

Công thức tính chỉ số VN - Index:


n

P Q 1i 1i
VN  Index  i 1
 100
P0i Q0i

Trong đó:
P1i: Giá hiện hành của cổ phiếu i
Q1i: Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i
P0i: Giá của cổ phiếu i thời kỳ gốc
Q0i: Khối lượng của cổ phiếu i tại thời kỳ gốc.
Chỉ số HASTC-Index tính toán mức biến động giá của tất cả các cổ phiếu
giao dịch trên Trung tâm GDCK Hà Nội. Chỉ số này được tính toán so sánh giá trị thị
trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở ngày chính thức mở cửa phiên giao dịch
đầu tiên của thị trường (ngày 14-7-2005)
Công thức tính chỉ số thị trường:

P Q 1i 1i
                         HASTC  Index  i 1
 100
P0 i Q0 i

Trong phiên giao dịch, chỉ số HASTC-Index sẽ được tính mỗi khi có một giao dịch
cổ phiếu được thực hiện.

Câu 4:Trình bày các vấn đề cơ bản về thị trường giao dịch qua OTC
Thị trường chứng khoán phi tập trung OTC là thị trường chứng khoán không
có trung tâm giao dịch tập trung, là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh
chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư.
Các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy (sàn
giao dịch) của các ngân hàng và công ty chứng khoán. Thị trường OTC đóng vai trò
của một thị trường thứ cấp, thực hiện vai trò điều hoà, lưu thông các nguồn vốn, đảm
bảo chuyển hoá các nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn để đầu tư phát triển kinh tế.
Thị trường OTC là phát triển từ hình thái thị trường tự do, không có tổ chức
đến thị trường có tổ chức có sự quản lý của Nhà nước hoặc của các tổ chức tự quản
và được phát triển từ hình thức giao dịch truyền thống, thủ công sang hình thức giao
dịch điện tử hiện đại. Hiện nay, thị trường OTC được coi là thị trường chứng khoán
bậc cao, có mức độ tự động hoá cao độ.
11
http://www.facebook.com/DethiNEU
Những đặc điểm cơ bản của thị trường OTC
Thị trường OTC ở mỗi nước có những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện
và đặc thù mỗi nước. Tuy nhiên, có thể khái quát một số đặc điểm chung của thị
trường OTC ở các nước như sau:
1. Hình thức tổ chức thị trường.theo hình thức phi tập trung, không có địa
điểm giao dịch mang tính tập trung giữa bên mua và bán. Thị trường diễn ra tại các
địa điểm giao dịch của các ngân hàng, công ty chứng khoán và các địa điểm thuận
tiện cho người mua và bán.
2. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC bao gồm 2 loại:
Thứ nhất, chiếm phần lớn là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên
Sở giao dịch song đáp ứng các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối
thiểu của thị trường OTC, (chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty công
nghệ cao và có tiềm năng phát triển)
Thứ hai, là các loại chứng khoán đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.
Chứng khoán niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC rất đa dạng và rủi ro cao
hơn so với trên Sở giao dịch chứng khoán.
3. Cơ chế các lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện thông
qua thương lượng và thoả thuận song phương giữa bên mua và bên bán:
Hình thức khớp lệnh trên thị trường OTC rất ít phổ biến và chỉ được áp dụng
đối với các lệnh nhỏ. Giá chứng khoán được hình thành qua thương lượng và thoả
thuận riêng biệt nên sẽ phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh đối tác trong giao dịch và
như vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đối với một chứng khoán tại một thời điểm.
Với sự tham gia của các nhà tạo thị trường, cơ chế báo giá tập trung qua mạng
máy tính điện tử dẫn đến sự cạnh tranh giá mạnh mẽ giữa các kinh doanh chứng
khoán và vì vậy, khoảng cách chênh lệch giữa các mức giá sẽ thu hẹp do diễn ra sự
"đấu giá" giữa các nhà tạo lập thị trường với nhau, nhà đầu tư chỉ việc lựa chọn giá
tốt nhất trong các báo giá của các nhà tạo lập thị trường.
4. Thị trường có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường,
các công ty giao dịch - môi giới hoạt động giao dịch dưới hai hình thức:
Một là mua bán chứng khoán cho chính mình, bằng nguồn vốn của công ty -
đó là hoạt động giao dịch.
Hai là làm môi giới đại lý chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng -
đó là hoạt động môi giới.
Nhiệm vụ quan trọng nhất và chủ yếu của các nhà tạo lập thị trường là tạo tính
thanh khoản cho thị trường thông qua việc nắm giữ một lượng chứng khoán để sẵn
sàng mua bán, giao dịch với khách hàng. Hệ thống các nhà tạo lập thị trường được
coi là động lực cho thị trường OTC phát triển.
Muốn tham gia trên thị trường OTC, các công ty môi giới phải đăng ký hoạt
động với các cơ quan quản lý và có trách nhiệm tuân thủ các chuẩn mực về tài chính,
kỹ thuật, chuyên môn và đạo đức hàng nghề.
5. Là thị trường sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên
kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Vì vậy, thị trường OTC còn được gọi
là thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử. Hệ thống mạng của thị trường
được các đối tượng tham gia thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán
thương lượng giá, truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến giao dịch chứng
12
http://www.facebook.com/DethiNEU
khoán ... Chức năng của mạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và
quản lý trên thị trường OTC.
6. Quản lý thị trường OTC. Cấp quản lý thị trường OTC tương tự như quản
lý hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung và được chia thành 2 cấp.
* Cấp quản lý Nhà nước: do cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trực tiếp
quản lý theo pháp luật về chứng khoán và các luật có liên quan, cơ quan này thường
là Uỷ ban chứng khoán các nước.
* Cấp tự quản: có thể do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoặc do
trực tiếp Sở giao dịch đồng thời quản lý, mục tiêu chung là đảm bảo sự ổn định và
phát triển liên tục của thị trường.
7. Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC là linh hoạt và đa dạng giữa
người mua và bán do phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trường OTC được thực
hiện trên cơ sở thương lượng và thoả thuận ,khác với phương thức thanh toán bù trừ
đa phương thống nhất như trên thị trường tập trung. Thời hạn thanh toán không cố
định như trên thị trường tập trung mà rất đa dạng, tuỳ theo từng thương vụ và sự phát
triển của thị trường.

* Có người cho rằng “ Phát hành thị trg phi chính thức OTC là một giải pháp tốt
nhất cho TTCK trong giai đoạn hiện nay”.Qua việc phân tích cấu trúc tổ chức
của TTCK ,hãy làm rõ quan điểm trên

Tổ chức của TTCK bao gồm: Sở giao dịch chứng khoán, thị trường OTC và
thị trường tự do
- Phân biệt thị trường OTC với thị trường CK tập trung

Thi trường OTC Thi trường Sở giao dịch


Điểm giống nhau
- Đều là các thị trg có tổ chức, chịu sự quản lý, giảm sát của NN
- Hoạt động của thị trg chịu sự chi phối của hệ thống Luật chứng khoán
và các văn bản pháp luật khác có liên quan
Điểm khác nhau
- Địa điểm giao dịch là phi tập - Địa điểm giao dịch tập trung,
trung có trung tâm giao dịch cụ thể
- Giao dịch bằng cơ chế thương - Giao dịch thông qua đấu giá
lượng và thỏa thuận giá là chủ yếu, tập trung
hình thức khớp lệnh thường đc sd đối
với các lệnh nhỏ tại các thị trg OTC
mới hình thành
- Trên thị trường có thể có - Chỉ có một mức giá đối với
nhiều mức giá đối với một chứng một chứng khoán trong cùng một thời
khoán trong cùng một thời điểm điểm
- Giao dịch các loại chứng - Giao dịch các loại CK có độ
khoán có độ rủi ro cao. Bao gồm 2 rủi ro thấp hơn. Các loại CK phải đáp
loại CK: CK niêm yết trên SGD và ứng các đk niêm yết của Sở
13
http://www.facebook.com/DethiNEU
CK không đủ đk niêm yết trên SGD
song đáp ứng các yêu cầu của cơ quan
quản lý thụ trường OTC
- Sử dụng hệ thống mạng máy - Có thể sử dụng mạng diện
tính diện rộng để giao dich, thông tin rông để giao dịch hoặc không
và quản lý
- Có các nhà tạo lập thị trg cho - Chỉ có một nhà tạo lập thi trg
một loại CK cho một loại CK, đó là các chuyên gia
CK của Sở
- Tổ chức quản lý trực tiếp là - Tổ chức quản lý trực tiếp là
SGD hoặc Hiệp hội các nhà kinh SGD
doanh CK
- Cơ chế thanh toán là linh hoạt - Cơ chế thanh toán bù trừ đa
và đa dạng phương thống nhất

- Phân biệt thị trg OTC với thị trường chứng khoán tự do

Thị trường OTC Thị trường tự do


Điểm giống nhau:
- Địa điểm giao dịch là phi tập trung
- Chủ yếu áp dụng cơ chế xác lập giá qua thương lượng và thỏa thuận
- Các chứng khoán giao dịch phần lớn là các CK có tỷ lệ sinh lời cao,
độ rủi ro lớn
Điểm khác nhau
- Là thị trường có tổ chức chặt - Là thị trường không có tổ
chẽ chức
- Giao dịch thông qua thỏa - Giao dịch thỏa thuận trực tiếp
thuận qua mạng
- Các CK mua bán là các CK đc - Các CK nua bán là tất cả các
phát hành ra công chúng CK phát hành
- Có sự quản lý, giám sát của - Không có sự quản lý của NN
NN và tổ chức tự quản

Các DNVN phần lớn là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay số lượng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm gần 94% tổng số doanh nghiệp của VN và lực lượng
lao động làm việc cho các doanh nghiệp này chiếm hơn 50% tổng số lao động, giải
quyết việc làm cho trên 12 triệu lao động, chiếm 17,64% tổng ngân sách thu từ các
doanh nghiệp đóng góp trên 30% GDP. Cho nên đây là lực lượng quan trọng của nền
kinh tế cần được tập trung đầu tư và hỗ trợ.
Trong khi đó, về góc độ đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động đầu tư sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hiện có trên 90% các doanh
nghiệp vừa và nhỏ (ngoài quốc doanh) có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, chỉ hơn 10%
số này đc vay 100% theo nhu cầu. Khoảng 50% các doanh nghiệp vừa và nhỏ huy
động vôn từ người thân và bạn bè. Điều này cho thấy tính cấp bách trong việc huy
động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
14
http://www.facebook.com/DethiNEU
Tuy nhiên, việc huy động vốn trên thị trường tập trung như các Sở giao dịch
TP.HCM, Sở giao dịch Hà Nội là ko dễ dàng vì các thị trường tập trung đòi hỏi các
yêu cầu chặt chẽ về tình hình tài chính,cơ sở vật chất kỹ thuật, yêu cầu về vốn, tỷ lệ
nợ trên vốn cổ phần, tỷ lệ thu nhập trên vốn cổ phần, yêu cầu về đội ngũ cán
bộ,...cho nên rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện niêm yết
chứng khoán trên các thị trường tập trung này.
Cũng vì thực trạng trên mà một bộ phận các DNVVN do có nhu cầu huy động
vốn trong trung và dài hạn đã tham gia vào thị trường tự do để đáp ứng phần nào nhu
cầu về vốn của mình. Nhưng tham gia giao dịch trên thị trường tự do lại quá rủi ro
do tính thanh khoán yếu, tình trạng thông tin không minh bạch, ko có cơ quan chịu
trách nhiệm quản lý sẽ là những trở ngại lớn của DNVVN. Trên thực tế đã xảy ra rất
nhiều các vụ lừa đảo như tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt đã xảy ra một vụ làm
giả giấy tờ chuyển nhượng cổ phiếu của Eximbank. Kẻ giả mạo đã dùng giấy chuyển
nhượng giả để lừa bán cổ phiếu với tổng số tiền 500 triệu đồng. Sau khi hoàn tất việc
chuyển tiền, người này chuyển nhượng lại cho một người khác số cổ phiếu trên thì
phát hiện giấy tờ đã bị làm giả. Sự việc trên chỉ là một phần rủi ro của việc đầu tư cổ
phiếu tự do, vì thực tế còn khá nhiều rủi ro mà người mua cổ phiếu thị trường phải
gánh chịu.
Thị trường tự do với quá nhiều bất câp và rủi ro, thị trường tập trung an toàn
nhưng khó tham gia trong khi phần lớn DN ở VN là DN vừa và nhỏ lại đang rất cần
vốn để kinh doanh sản xuất vậy thì đâu sẽ là giải pháp tốt nhất cho các DN?
Thị trường UPcoM chính thức được đưa vào vận hành từ ngày 24/6/2009, tuy
nó chưa phải là một thị trường OTC thực sự nhưng việc tổ chức thị trg này là cấp
thiết để quản lý việc giao dịch cổ phiếu, công bố thông tin của các công ty đại chứng
đang diễn ra một cách tự do hiện nay và là bước đệm để xây dựng thị trường OTC
chuẩn trong tương lai.
Thị trường OTC - viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Over The Counter”, là TTCK
phi tập trung hay TTCK chưa niêm yết, được tổ chức theo hình thức mua bán thỏa
thuận giữa NĐT và CTCK hoặc giữa CTCK với nhau. Thị trường này có CTCK
đứng ra mua vào, bán ra cổ phiếu và thu chênh lệch giá, gọi là nhà tạo lập thị trường.
Bên cạnh đó là các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí hoa hồng.
Ở một số thị trường phát triển, một cổ phiếu tham gia thị trường OTC phải có
ít nhất hai CTCK tạo lập thị trường và CTCK muốn tạo lập thị trường cho cổ phiếu
nào thì phải đăng ký. Tại bất kỳ thời điểm nào, CTCK cũng phải đưa ra mức giá
chào mua và chào bán với loại cổ phiếu mà họ tạo lập thị trường.
So sánh với thị trường OTC theo thông lệ thế giới nói trên thì thị trường
UPCoM sắp đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ đạt khoảng một nửa tiêu chuẩn, đó
là có các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch. Chưa có quy định
về việc CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để
hình thành thị trường OTC chuẩn.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), sở dĩ chưa thể xây dựng một
thị trường OTC chuẩn ngay, trong đó đề cao vai trò tạo lập thị trường của các CTCK
là do năng lực của CTCK còn kém. Thị trường UPCoM được tổ chức trước tiên là để
quản lý giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng và CTCK thực hành vai trò
tạo lập thị trường ở bước đi ban đầu. Vai trò tạo lập thị trường của CTCK thể hiện ở
15
http://www.facebook.com/DethiNEU
việc thu hút được nhiều NĐT cổ phiếu OTC và xác định tỷ lệ ký quỹ hợp lý, đồng
thời kiểm soát được rủi ro.
Theo quy chế về thị trường UPCoM, có hai phương thức giao dịch là giao dịch
thỏa thuận thông thường và giao dịch thỏa thuận điện tử. Với giao dịch thỏa thuận
thông thường, NĐT tự thỏa thuận với nhau hoặc CTCK kết nối để khách hàng thỏa
thuận giao dịch. Kết quả giao dịch được CTCK chuyển vào hệ thống đăng ký giao
dịch UPCoM. CTCK thu phí ở cả hai đầu, người mua và người bán. Còn nếu giao
dịch thỏa thuận điện tử, tức CTCK đưa lệnh lên hệ thống để tìm lệnh đối ứng ở các
CTCK khác, thì một CTCK chỉ thu được phí với một lệnh mua hoặc bán. Như vậy,
nếu thu hút được nhiều NĐT đến giao dịch, tạo được cung - cầu lớn, CTCK sẽ thu
được nhiều phí. Điều này đòi hỏi CTCK phải chăm sóc khách hàng tốt hơn, nhất là
chăm sóc bằng các sản phẩm dịch vụ phái sinh, sử dụng đòn bẩy tài chính mà NĐT
OTC hiện đang ưa thích.

Thực trạng OTC


Ngày 24/7, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa tổng kết lại giao
dịch trên sàn UPCoM sau một tháng đi vào hoạt động (phiên đầu tiên vào ngày
24/6/2009)
Sau 10 cổ phiếu tham gia đợt đầu tiên, đến ngày 24-7 UPCOM đã có 11 cổ
phiếu với tổng giá trị đăng ký giao dịch là 1.580 tỷ đồng. Dự kiến trong thời gian
ngắn tới sẽ tiếp tục có thêm một số doanh nghiệp đăng ký tham gia.
Theo HNX, sau một tháng triển khai “hệ thống giao dịch UPCOM được đánh
giá là hoạt động ổn định, suôn sẻ, an toàn”.
Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu đăng ký giao dịch trên thị trường
UPCOM tính đến phiên giao dịch ngày 24/7/2009 đạt 2.760 tỷ đồng. Trong đó, các
cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất là ABI của công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng
Nông nghiệp (938,6 tỷ đồng, chiếm 34% tổng mức vốn hóa toàn thị trường), kế đến
là VDS của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (429 tỷ đồng, chiếm 15,54%).
Tổng khối lượng giao dịch thị trường UPCOM đạt hơn 8 triệu cổ phiếu tương
ứng với giá trị giao dịch đạt 112, 24 tỷ đồng; trong đó khối lượng giao dịch theo
hình thức thỏa thuận điện tử là 7.452.070 cổ phiếu ( chiếm 93,06%) và theo hình
thức thỏa thuận thông thường là 555.556 cổ phiếu ( chiếm 6.94%). Khối lượng giao
dịch bình quân phiên đạt 333.651 cổ phiếu và giá trị giao dịch bình quân phiên là
4,68 tỷ đồng. Phiên giao dịch có khối lượng lớn nhất là ngày đầu tiên ( 24/6) với
1.103.853 CME với tổng khối lượng đạt 3.146.720 cổ phiếu ( chiếm 39,3% tổng
khối lượng giao dịch toàn thị trường ). Tiếp đến là APS của công ty cổ phần chứng
khoán châu Á – Thái Bình Dương với khối lượng đạt 2.128.724 cổ phiếu ( 26,6%).
Thị trường UPCOM đã trải qua những phiên giao dịch đầu tiên tương đối
thành công , tuy nhiên, tính thanh khoản vẫn là điểm yếu nhất của sàn này. Có
mốc khởi điểm được mặc định ban đầu là 100 điểm, nhưng chỉ sau 3 phiên giao dịch
chỉ số UPCOM Index đã mất gần 13%, chỉ còn 87,89 điểm, giảm 12,11 điểm so với
điểm xuất phát. Lượng giao dịch tại thị trường UPCOM cũng khá khiêm tốn , bình
quân mỗi phiên chỉ có khoảng 300.000 cổ phiếu được giao dịch, với khoảng hơn 4 tỷ
đồng tính về giá trị giao dịch.

16
http://www.facebook.com/DethiNEU
Tháng 10/2009, thị trường UPCoM đón nhận thêm 4 cổ phiếu ĐKGD mới là
API, GTH, TNM và VPC, với tổng khối lượng ĐKGD mới là 37,73 triệu cổ phiếu,
nâng quy mô thị trường UPCoM lên 21 cổ phiếu, với tổng khối lượng ĐKGD là
238,3 triệu cổ phiếu, giá trị cổ phiếu ĐKGD theo mệnh giá tương ứng là 2.383 tỷ
đồng. KLGD thị trường UPCoM đạt 8,9 triệu cổ phiếu, GTGD tương ứng là 129 tỷ
đồng, tăng 14,65% về KLGD và 20,51% về GTGD so với tháng 9/2009. UPCoM -
Index đóng cửa ở mức 72,72 điểm, tăng 6,05 điểm (9,07%) so với tháng trước.

Giải pháp phát triển thị trường OTC cho các DNVVN
- Hoàn thiện khung pháp lý
Xây dựng một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch và hiện đại làm cơ sở
vững chắc cho mọi hoạt động của TTCK trong đặc thù hiện tại của Việt Nam và định
hướng tới những chuẩn mực quốc tế cũng như để đảm bảo lòng tin cho người đầu tư
ngay từ khi họ tham gia vào thị trường UPcoM
- Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký giao dịch trên thị trường
UPcoM
Cung và cầu là hai yếu tố cơ bản nhất của bất kỳ một thị trường nào, TTCK
cho các DNV&N cũng không nằm ngoài đặc điểm đó. Để thị trường phát triển thì
một trong những giải pháp quan trọng là phải tăng cung cho thị trường, tăng số
lượng và chất lượng hàng hoá cho thị trường, vậy thì làm thế nào để có thể lôi kéo
được các DNV&N tham gia niêm yết trên thị trường đang là vấn đề rất đáng được
quan tâm.
- Khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư
nước nquy mô thị trường chưa lớn, còn thiếu những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì
việc thu hút các nhà đầu tư có tổ chức là rất cần thiết.Các tổ chức đầu tư thường có
tiềm lực tài chính lớn, thực hiện đầu tư theo danh mục, có những chuyên gia phân
tích với trình độ và kinh nghiệm cao, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
sự sôi động cho hoạt động của thị trường. Để TTCK phát triển thì không thể không
có những tổ chức đầu tư lớn mạnh này. Đặc biệt là trong bối cảnh TTCK Việt Nam
đang còn rất non trẻ
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo chứng khoán cho các doanh nghiệp
và công chúngViệc tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền và đào tạo chứng
khoán có thể coi là một chính sách rất quan trọng đặc biệt đối với nước ta khi TTCK
còn ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Công tác này giúp quảng bá rộng rãi về thị
trường, nâng cao trình độ hiểu biết cho người đầu tư và quan trọng nhất là để đội ngũ
lãnh đạo của doanh nhgiệp thấy được lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của việc
tham gia TTCK, từ đó tạo sức ép đưa doanh nghiệp tham gia TTCK
- Nâng cao vị thế, quyền hạn, năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt
động của thị trường UPcoM
- Tăng cường vai trò của Hiệp hội kinh doanh chứng khoán
- Nâng cao năng lực của các nhà tạo lập thị trường chính là các công ty chứng
khoán

Câu 5. Những hoạt động của NHTM trên TTCK?


17
http://www.facebook.com/DethiNEU
6.1. Phát hành trái phiếu, cổ phiếu:
a. Phát hành trái phiếu:
Ở Việt nam, thị trường trái phiếu không phát triển sôi động như các nước
trong khu vực và thế giới. hoạt động của thị trường trái phiếu còn manh mún, rời rạc
và khá trầm lắng, ngay cả đối với trái phiếu Chính phủ vốn được coi là rất an toàn.
Trong 3 năm vừa qua, ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại phát hành
trái phiếu thành công để tăng nguồn vốn dài hạn. Đây là một hoạt đô ̣ng tích cực của
các NHTM góp phần làm cho thị trường trái phiếu VN thêm sôi động, đa dạng hàng
hoá trên thị trường chứng khoán.
b. Phát hành cổ phiếu:
Việc tham gia trên các sở giao dịch chính thức sẽ giúp minh bạch hoá thông
tin, vừa tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán trên các sở giao dịch chính thức
mở rộng quy mô phát triển, vừa tạo cơ hội cho ngân hàng tìm kiếm nguồn vốn huy
động được dễ dàng hơn.
6.2. Tham gia phân phối bảo lãnh phát hành chứng khoán:
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết
với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận
mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại, hoặc mua
số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành, hoặc hỗ trợ
tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng.
Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương
thức sau:
- Bảo lãnh với cam kết chắc chắn
-Bảo lãnh theo phương thức dự phòng
-Bảo lãnh với cố gắng cao nhất
- Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không
-Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa
a. Với việc bảo lãnh phát hành cổ phiếu: các NHTM tham gia bảo lãnh phát
hành cổ phiếu thông qua các công ty chứng khoán của mình.
b. Với việc bảo lãnh phát hành trái phiếu: các NHTM lớn đều có dịch vụ bảo
lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Ngoài ra, các NHTM còn tham gia bảo lãnh
phát hành, đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
và trái phiếu Chính quyền địa phương
6.3. Thành lập công ty chứng khoán:
Với lợi thế về vốn, kinh nghiệm quản lý tài chính, mạng lưới hoạt động, đã có
nhiều ngân hàng thành lập công ty chứng khoán.
Hiện tại, VN có 104 công ty chứng khoán và có trên 10 NHTM thành lập công
ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán của các NHTM đều có tiềm lực tài chính
rất mạnh, hầu như đều tham gia đủ các nghiệp vụ: tự doanh, môi giới, tư vấn phát
hành, bảo lãnh phát hành.
6.4. Kinh doanh chứng khoán:
a. Trái phiếu: hoạt động kinh doanh trái phiếu của các NHTM chủ yếu là kinh
doanh TPCP.

18
http://www.facebook.com/DethiNEU
Ở VN, nhiều báo cáo tài chính 5 tháng đầu năm của các ngân hàng thể hiện rõ
lãi suất từ các hoạt động tín dụng và thu nhập từ trái tức chiếm hơn 95% lãi trước
thuế.
Có thể nói rằng, hoạt động kinh doanh TPCP trong thời gian gần đây đang là
chiến lược của các NHTM.
b. Cổ phiếu:
Nhiều NHTM cũng đầu tư vào cổ phiếu nhằm kiếm lời, đặc biệt là trong hoạt
động đầu tư lướt sóng.
6.5. Cho vay chứng khoán:
Cho vay chứng khoán là hoạt động nằm trong diện cho vay theo lãi suất thỏa
thuận. Đây là loại lãi suất rất hấp dẫn thường trên 15%, có khi trên 20%.
Tuy nhiên, cho vay chứng khoán là một lĩnh vực mạo hiểm và mang lại nhiều
rủi ro cho ngân hàng.
6.6. Một số hoạt động khác:
+ Ngân hàng lưu ký
+ Ngân hàng chỉ định thanh toán

Câu 6. Phân tích các đặc điểm cơ bản của chứng khoán
Chứng khoán là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số
vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ
hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó.
Chứng khoán là một tài sản tài chính có các đặc điểm cơ bản:
1.Tính thanh khoản (Tính lỏng): Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển
tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian
và phí cần thiết cho việc chuyển đổi cũng như rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài
sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể
hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường. Các chứng khoán khác nhau
có khả năng chuyển nhượng là khác nhau.
2.Tính rủi ro: khả năng sụt giảm giá trị của chứng khoán.
Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của
rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc
hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung
như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất, rr chính trị v.v. Loại rủi ro này
không thể loại bỏ hoặc hạn chế bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Rủi ro phi hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm
nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành.
Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên
cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán.
Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức -
người ta sẽ không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng
lợi tức tăng thêm. Loại rủi ro này có hạn chế bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu
tư.

19
http://www.facebook.com/DethiNEU
3.Tính sinh lợi: khả năng đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư của chứng khoán
(lợi tức, chênh lệch giá).
Chứng khoán là tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn
nhận được thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi
tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Khả
năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản.
Khi khả năng thanh khoản của chứng khoán tăng, rủi ro tăng, từ đó danh lợi
kỳ vọng của chứng khoán tăng.
4.Hình thức của chứng khoán:
Hình thức của các loại chứng khoán có thu nhập (cố định hoặc biến đổi)
thường bao gồm phần bìa và phần bên trong. Ngoài bìa ghi rõ quyền đòi nợ hoặc
quyền tham gia góp vốn. Số tiền ghi trên chứng khoán được gọi là mệnh giá của
chứng khoán. Đối với giấy tờ có giá với lãi suất cố định bên trong có phiếu ghi lợi
tức (Coupon) - ghi rõ lãi suất hoặc lợi tức sẽ được hưởng. Đối với giấy tờ có giá
mang lại cổ tức (cổ phiếu) bên trong chỉ ghi phần thu nhập nhưng không ghi xác
định số tiền được hưởng, nó chỉ đảm bảo cho người sở hữu quyền yêu cầu về thu
nhập do kết quả kinh doanh của công ty và được phân phối theo nghị quyết của đại
hội cổ đông. Ngoài phiếu ghi lợi tức còn kèm theo phiếu ghi phần thu nhập bổ sung
(xác nhận phần đóng góp luỹ kế).
Câu 7: So sánh Quỹ đại chúng và Quỹ thành viên.
Trả lời:
Theo Luật Chứng khoán 2006:
Quỹ đại chúng Quỹ thành viên
1. Là Quỹ đầu tư chứng Là Quỹ đầu tư chứng
Khái khoán thực hiện chào bán khoán có số thành viên tham
niệm chứng chỉ quỹ ra công gia góp vốn không vượt quá
chúng.( VF1, VF2, VF3, 30 thành viên & chỉ bao gồm
VF4, BF1) thành viên là pháp nhân.
2. -Được thành lập nếu - Có tối đa 30 thành
Điều có ít nhất 100 NĐT, không viên góp vốn và chỉ bao gồm
kiện kể NĐT chứng khoán thành viên là pháp nhân.
thành lập chuyên nghiệp. - Vốn góp tối thiểu là
- Tổng giá trị chứng 50 tỷ đồng Việt Nam.
chỉ quỹ đã bán đạt ít nhất 50
tỷ đồng VN.
3. - Do Ban quản lý quỹ - Do 1 công ty quản lý
Quản lý đại chúng đại diện cho quỹ quản lý.
quyền lợi của NĐT, do Đại
hội NĐT bầu. - Tài sản của quỹ thành
- Toàn bộ vốn góp viên được lưu ký tại 1 ngân
của NĐT phải được phong hàng lưu ký độc lập với công
tỏa tại 1 tài khoản riêng đặt ty quản lý quỹ.
dưới sự kiểm soát của ngân
hàng giám sát.

20
http://www.facebook.com/DethiNEU
4. Khi tham gia vào các Mục tiêu chủ yếu của
Tính quỹ công chúng, các nhà việc thành lập Quỹ thành viên
chất hoạt đầu tư được hưởng các lợi là để thực hiện các
động ích như: hoạt động đầu tư có tính chất
-Đa dạng hóa hình tương đối mạo hiểm. Các
thức và danh mục đầu tư, hoạt động đầu tư này có thể
nhờ đó, giảm thiểu các rủi mang lại khoản lợi nhuận
ro hệ thống. tiềm năng rất cao tuy nhiên
-Giảm thiểu các chi cũng chứa đựng những rủi ro
phí đầu tư do quy mô đầu tư rất lớn, mà thường công ty
của các quỹ thường lớn. quản lý sẽ không thể
-Vốn của các nhà đầu dùng Quỹ công chúng để đầu
tư được quản lý bởi các tư vì sự an toàn vốn các
chuyên gia đầu tư có nhà đầu tư. 
chuyên môn và giàu kinh Với tính chất rủi ro,
nghiệm của một công ty Quỹ thành viên không phù
quản lý quỹ. hợp với việc huy động vốn từ
-Các chứng chỉ quỹ công chúng. Quy mô và phạm
cũng có tính thanh khoản vi huy động vốn của quỹ chỉ
như một loại cổ tập trung vào một số ít
phiếu, nhờ đó các nhà đầu nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài
tư có thể dễ dàng bán các chính và có khả năng chấp
chứng chỉ quỹ khi cần thiết. nhận rủi ro cao trong
Do nguồn vốn của hoạt động đầu tư. Với tính
quỹ công chúng được chất và mục tiêu đầu tư  như
huy động từ nhiều nhà đầu vậy, Quỹ thành viên không
tư nên hoạt động đầu tư của phải chịu nhiều các hạn chế
quỹ này phải tuân thủ rất như Quỹ công chúng và hiện
nhiều hạn chế nghiêm ngặt nay ở các nước có thị trường
của pháp luật. Công ty quản chứng khoán phát triển đều
lý quỹ thực hiện công việc có hình thức Quỹ đầu tư này. 
quản lý cũng phải tuân thủ
rất nhiều điều kiện khắt khe
trong hoạt động quản lý
quỹ này. Mục đích của
những hạn chế và
những điều kiện này là
nhằm bảo đảm sự an toàn
cho Quỹ đầu tư chứng
khoán và bảo vệ lợi ích hợp
pháp chính đáng cho các
nhà đầu tư.

Câu 8. So sánh cổ phiếu thường và chứng chỉ quỹ đầu tư?


21
http://www.facebook.com/DethiNEU
* Giống nhau:
- Đều là hàng hóa đc mua bán trên TTCK.
- Đều là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu, hưởng lợi nhuận trên phần vốn
góp, và đặc biệt được niêm yết trên TTCK để mua bán giữa các nhà đầu tư.
* Khác nhau:
Chứng chỉ quỹ Cổ phiếu thường
1. Tổ chức - các quỹ đại - các công ty cổ phần
phát hành chúng kinh doanh 1 vài ngành nghề
cụ thể.
2. Các
quyền của ng sở - không có quyền - có quyền thạm dự đại
hữu biểu quyết hay quản lý hội cổ đông và tham gia biểu
mà mọi quyền hành đều quyết các vấn đề liên quan đến
do công ty quản lý quỹ doanh nghiệp.
quyết định.
- chỉ có 1 quyền - có quyền yêu cầu về
duy nhất là được hưởng thu nhập sau thuế, quyền yêu
khoản thu nhập từ việc cầu về tài sản, quyền mua
kinh doanh của quỹ. trước...

3. Khi đầu - khoản lợi nhuận


tư của quỹ hàng năm sẽ - công ty có thể chia lợi
được chia hết cho người tức toàn bộ hay ít hơn số lợi
góp vốn, công ty chỉ giữ nhuận thu được ( phụ thuộc
lại khoảng 2% làm chi vào chiến lược sử dụng vốn of
phí quản lý. hội đồng quản trị và sự thông
qua của đại hội cổ đông).

Câu 9: Quy trình phát hành CK ra công chúng của DN?


*KN: Phát hành CK ra công chúng là hình thức phát hành trong đó CK được
phát hành rộng rãi ra công chúng cho một số lượng các NĐT nhất định, trong đó
phải đảm bảo một tỷ lệ cho các NĐT nhỏ. Ngoài ra, tổng khối lượng phát hành CK
cũng phải đạt một tỷ lệ theo quy định.
* Quy trình phát hành:
(1) Điều kiện phát hành CK ra công chúng
a. Các chỉ tiêu định lượng:
+ Công ty phải có quy mô vốn nhất định. Vốn quy định tùy theo mỗi nước, có
thể là quy định vốn điều lệ tối thiểu ban đầu, vốn cổ phần...
+ Tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty: Công ty phải hoạt
động có hiệu quả trong một số năm liên tục trước khi xin phép phát hành ra công
chúng.
+ Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định.
+ Một tỷ lệ nhất đinh của đợt phát hành phải được bán cho một số lượng quy
định công chúng đầu tư.
22
http://www.facebook.com/DethiNEU
+ Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhất định
vốn cổ phần của công ty trong 1 khoảng thời gian nhất định.
b. Các chỉ tiêu định tính:
+ Các nhà quản lý công ty bao gồm thành viên Ban giám đốc điều hành và Hội
đồng quản trị phải có trình độ kinh nghiệm quản lý công ty.
+ Cơ cấu tổ chức của công ty phải hợp lý và phải vì lợi ích của các nhà đầu tư.
+ Các BCTC, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của cải phải có
độ tin cậy cao nhất, được chấp thuận kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán có uy tín.
+ Công ty phải có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát
hành.
+ Công ty phải được một hoặc một số các tổ chức bảo lãnh phát hành đứng ra
cam kết bảo lãnh cho đợt phát hành.
(2) Thủ tục phát hành:
a. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành:
Tổ chức bảo lãnh sẽ cùng tổ chức phát hành lập hồ sơ xin phép phát hành, hồ
sơ bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
+ Đơn xin phép phát hành CK
+Bản sao công chứng các tài liệu liên quan đến việc thành lập, đăng ký KD
của TCPH
+ Điều lệ hoạt động của TCPH
+ Nghị quyết của đại hội cổ đông chấp thuận việc phát hành cổ phiếu
+ Bản cáo bạch
+ danh sách và sơ yếu lý lịch thành viên HĐQT và Ban giám đốc
+Các BCTC liên tục trong 2 năm gần nhất tính tới thời điểm nộp hồ sơ
+Hợp đồng bảo lãnh phát hành được ký kết giữa các tổ chức bảo lãnh chính và
TCPH
+ Các tài liệu giải trình về khả năng lợi nhuận, thanh toán cổ tức và chấp hành
nghĩa vụ đối với Nhà nước.
b. Bước 2: Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên cơ quan quản lý phát hành
Sau khi chuẩn bị xong các tài liệu trong hồ sơ xin phép phát hành, tổ chức bảo
lãnh phát hành hoàn chỉnh hồ sơ được gửi trực tiếp đến UBCK.
c. Bước 3: Công bố phát hành
Trong thời hạn nhất định sau khi nhận được giấy phép phát hành, TCPH phải
công bố công khai việc phát hành trên các phương tiện thông tin theo quy định của
pháp luật.
d. Bước 4: Chào bán và phân phối CK ra công chúng
Ngay sau khi nhận được Giấy phép phát hành, TCPH phải gửi cho UBCKNN
các tài liệu phục vụ cho việc phân phối, bao gồm:
+ Bản cáo bạch tóm tắt
+ Nội dung thông cáo phát hành
+ Các tài liệu khác (nếu có)
Sau 1 thời gian quy định, nếu UBCK ko có ý kiến j khác, TCPH hay TCBL có
thể tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng.

Câu 10: Bình luận về thị trường sơ cấp ở Việt Nam hiện nay.
23
http://www.facebook.com/DethiNEU
1. Khái niệm thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra quá trình mua bán lần đầu các chứng khoán
mới phát hành. Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp một hay thị trường
phát hành.
2. Chức năng của thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng nhất của thị trường chứng
khoán, đó là huy động vốn cho đầu tư.
Có 2 phương pháp phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát
hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
a) Phát hành riêng lẻ
b) Phát hành ra công chúng
* Phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong hai hình
thức sau:
- Phát hành lần đầu ra công chúng (IPO): là việc phát hành trong đó cổ phiếu của
công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư.
- Chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp): là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty
đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư.
* Phát hành trái phiếu ra công chúng được thực hiện bằng một hình thức duy nhất,
đó là chào bán sơ cấp (phân phối sơ cấp).
Ở Việt Nam, việc phát hành chứng khoán ra công chúng để niêm yết tại Trung
tâm giao dịch chứng khoán phải tuân theo các qui định tại Nghị định 14/NĐ-CP
ngày 19/01/2007 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Thực trạng:
- Hoạt động phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng: Năm 2009, Trái
ngược với sự sôi động của thị trường chứng khoán, hoạt động chào bán cổ phiếu lần
đầu ra công chúng (IPO) lại lâm vào cảnh “chợ chiều”.
Theo Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) và Sở Giao dịch chứng
khoán Hà Nội (HNX), từ đầu năm đến nay, hai đơn vị này tiến hành IPO cho 27
doanh nghiệp , song lượng cổ phần  bán được cho nhà đầu tư (NĐT) không bao
nhiêu.
Với sự thờ ơ từ phía NĐT, nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong
việc IPO dù số lượng Cổ phần chào bán không quá lớn. Điển hình là Công ty cổ
phần Bến bãi Sài Gòn chỉ bán được 22.000 Cổ phần trong tổng số hơn 600.000 Cổ
phần chào bán trong phiên đấu giá ngày 16/10, tại HoSE.
Các doanh nghiệp tiến hành IPO với số lượng lớn cũng không khá hơn. Chẳng
hạn, Công ty Dây và cáp điện Việt Nam (Cadivi) bán được hơn 50.000 cổ phần so
với lượng chào bán là 2,4 triệu, Công ty TNHH một thành viên Nước sạch Sài Gòn
bán được 45.000 cổ phần trên tổng số 1,6 triệu cố phần chào bán, Công ty Nông sản
thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ bán được 39.000 cổ phần trong 10,3 triệu cổ phần
chào bán.
Mới đây nhất, ngày 22/10, Công ty Cấp thoát nước Bình Thuận đấu giá 3,6
triệu cổ phần nhưng NĐT chỉ đăng ký mua hơn 540.000 đơn vị. Có doanh nghiệp
phải đấu giá tới bốn lần để hoàn tất IPO, như Công ty Du lịch Bình Thuận. Thậm
chí, không ít doanh nghiệp buộc phải hủy các phiên đấu giá cổ phần do không có
NĐT tham gia, như Công ty Du lịch Tà Cú…
24
http://www.facebook.com/DethiNEU
Giải thích về sự ảm đạm của hoạt đông IPO trong thời gian gần đây, nhiều
chuyên gia cho rằng, cơ chế IPO và bán cho nhà đầu tư chiến lược còn nhiều bất hợp
lý, nên không thu hút sự quan tâm của NĐT tổ chức nước ngoài, thiếu hàng “khủng”
của các doanh nghiệp “đại gia”, đặc biệt là có phần bị vạ lây bởi sự ảm đạm của thị
trường OTC.
- Hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ: quí 1/2009 Chính phủ quyết định
phát hành 1 tỷ USD vốn trái phiếu CP. Nguồn vốn huy động từ đợt phát hành này
được sử dụng cho mục đích đầu tư cho các dự án trọng điểm và bù đắp bội chi ngân
sách Nhà nước, theo Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 13/2/2009 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ trên thị trường vốn
trong nước.
Một thống kê cho thấy, tính đến ngày 9/9, đã có 40 đợt phát hành trái phiếu
bằng tiền đồng và 2 đợt phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ do Chính phủ bảo lãnh
phát hành trong năm 2009 thực hiện tại HNX. Qua đó, chỉ có 2.310 tỷ đồng và 230
triệu USD huy động được; và có tới 36 phiên đấu thầu không gọi được một đồng
nào; nhiều phiên không có nhà đầu tư tham gia, hoặc chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Lí do: Thứ nhất, cơ chế đấu thầu hiện vẫn sử dụng lãi suất trần.
Thứ hai, thời gian gần đây, do áp lực giải ngân cho các dự án trong gói
kích cầu của Chính phủ nên lãi suất huy động trên thị trường tăng lên, cao hơn lãi
suất kỳ vọng của Bộ Tài chính nên không huy động được vốn hoặc rất ít.
Câu 11 . Trình bày các lệnh cơ bản trong kinh doanh chứng khoán.
1.lệnh thị trường(MP)(áp dụng trong thời gian giao dịch liên tục)

Là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất
hiện có trên thị trường
Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc ở trên mà khối lượng đặt lệnh của
lệnh MP vẫn chưa thực hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá
bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường
Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn theo nguyên tắc ở trên và không
thể tiếp tục khớp thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh jới hạn( LO) mua (bán) tại
mức giá cao (thấp) hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó
Không nhập được khi không có lệnh đối ứng (No market price available).

Lệnh thị trường(LTT) là loại lệnh được sử dụng rất fổ biến trong jao dịch
CK.khi sử dụng loại lệnh này,nhà đầu tư sẵn sang chấp nhận mua hoặc bán theo mức
já của thị trường hiện tại và lệnh của nhà đầu tư luon luôn được thực hiện.Lệnh thị
trường còn gọi là lệnh 0 ràng buộc vì mức já do quan hệ cung-cầu CK trên thị trường
quyết định
LTT là công cụ hữu hiệu để nâng cao doanh số jao dịch trên thị trường,tăng tính
thanh khoản của thị trường.Nhà đầu tư sẽ thuận tiện hơn vì họ chỉ cần chỉ ra khối
lượng jao dịch mà 0 cần chỉ ra mức já jao dịch cụ thể,LTT lại được ưu tiên thực hiện
trước so với các loại lệnh jao dịch khác.Nhà đầu tư cũng như các cty CK sẽ tiết kiệm
được các chi fí do ít gặp sai sót,fải sửa lệnh hay hủy lệnh.
25
http://www.facebook.com/DethiNEU
LTT dễ gây sự biến động já bất thường ảnh hưởng đến tính ổn định já của thị
trường do lệnh có thể thực hiện ở mức já 0 thể dự đoán trước
LTT thường được các nhà đầu tư lớn,chuyên nghiệp sdụng và được áp dụng chủ
yếu trong các trường hợp bán CK :đối tượng của lệnh này thường là CK “nóng”

2.Lệnh jới hạn (LO) (áp trong khớp lệnh định kỳ và liên tục)
LGH là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt
hơn mà người đặt lệnh chấp nhận được
LGH thường 0 thể thực hiện ngay nên nhà đầu tư fải xđ thời jan hiệu lực của
lệnh.Hiệu lực của lệnh: kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến lúc
kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ .trong khoảng thời jan này
khách hang có thể thay đổi mức já jới hạn
Ưu: LGH júp nhà đầu tư dự tính được mức lãi,lỗ khi jao dịch được thực hiện
Nhược:+nhà đầu tư có thể fải nhận rủi ro do mất cơ hội đầu tư,đbiệt là khi já trị
thị trường bỏ xa mức já jới hạn
+LGH có thể 0 thực hiện được vì 0 đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên
trong khớp lệnh
3.Lệnh dừng
Là loại lệnh đặc biệt để đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể thu lợi nhuận tại 1
mức độ nhất định và fòng chống rủi ro trong trường hợp já CK chuyển động theo
chiều hướng ngược lại
Sau khi đặt lệnh nếu já thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức já dừng thì lệnh
dừng sẽ thành lệnh thị trường
2 loại lệnh dừng:lệnh dừng để bán(luôn đặt já thấp hơn já trị hiện tại của 1 CK
muốn bán) và lệnh dừng để mua (luôn đặt já cao hơn já trị hiện tại của CK cần mua)
Ưu:+bảo vệ tiền lời của người kd trong 1 thương vụ đã thực hiện
+bảo vệ tiền lời của người bán trong 1 thương vụ bán khống
+fòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp mua bán ngay hoặc bán trước
mua sau
Nhược: khi có 1 số lượng lớn các lệnh dừng được “châm ngòi” sự náo loạn trong jao
dịch sẽ xảy ra khi các lệnh dừng trở thành lệnh thị trường từ đó bóp méo já cả CK và
mục đích của lệnh dừng là jới hạn thua lỗ,bảo vệ lợi nhuận 0 thực hiện được
4.Lệnh dừng jới hạn
Là loại lệnh sdụng để nhằm khắc fục sự bất định về mức já thực hiện tiềm ẩn
trong lệnh dừng
Người đầu tư fải chỉ rõ 2 mức já: 1 mức já dừng và 1 mức já jới hạn.
Ưu: khi já thị trường đạt tới hoặc vượt qua mức já dừng thì lệnh dừng sẽ trở
thành lệnh jới hạn thay vì thành lệnh thị trường
Nhược: 0 áp dụng được trên thị trường OTC vì 0 có sự cân bằng jữa já của nhà
môi jới và người đặt tiền
5.Lệnh mở
là lệnh có hiệu lực vô hạn.nhà đầu tư có thể yêu cầu nhà môi jới mua hoặc bán
CK tại mức já cá biệt và lệnh có já trị thuờng xuyên cho đến khi bị hủy bỏ
6.Lệnh sửa đổi

26
http://www.facebook.com/DethiNEU
Là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống để sửa đổi 1 số nội dung vào lệnh gốc
đã đặt trước đó.lệnh này chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện
7.Lệnh hủy bỏ
là lệnh do khách hang đưa vào hệ thống để hủy bỏ lệnh gốc đã đặt trước
đo.lệnh này chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện

* Cho VD về các loại lệnh sử dụng trong giao dịch chứng khoán trên 2 Sở GDCK.
Trả lời:
*Có 4 loại lệnh sử dụng trong giao dịch chứng khoán bằng phương thức giao
dịch khớp lệnh:
•Lệnh giới hạn (LO)
•Lệnh thị trường (MP)
•Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa ( ATO)
•Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa ( ATC)
Các lệnh được sử dụng trong từng phiên qui định như sau:
- Phiên 1: khớp lệnh định kỳ (8g30-9g), lệnh ATO, LO
- Phiên 2: Khớp lệnh liên tục (9g-10g), lệnh MP, LO
- Phiên 3: Khớp lệnh định kỳ (10g-10g30), lệnh ATC, LO.
Thứ tự ưu tiên của lệnh:

+ Ưu tiên số một là giá cả : lệnh thị trường luôn được ưu tiên trước hết, sau đó là
lệnh có giá đạt mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất.
+ Ưu tiên thứ hai là thời gian: nếu giá đặt mua và giá chào bán bằng nhau thì ai đăng
ký trước sẽ được thực hiện trước.
+ Nếu các lệnh có giá bằng nhau và thời gian như nhau thì số lượng chứng khoán
đăng ký mua hay bán là yếu tố quyết định. Lệnh có số lượng lớn sẽ được ưu tiên
trước.
1. Lệnh giới hạn (LO):
- Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc mức giá
tốt hơn. Lệnh có khối lượng và mức giá xác định.
- Hiệu lực của lệnh :Kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến
lúc kết thúc ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
Ví dụ: Cổ phiếu AAA, Giá tham chiếu 99, Sổ lệnh như sau:
KL mua Giá mua Giá bán KL bán
5000 100 98 1000
100 1000
 Kết quả khớp lệnh: Giá khớp 100- KL khớp 2000. (3000 tự động bị hủy).
2. Lệnh thị trường (MP):
-Là lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao
nhất hiện có trên thị trường
-Nếu sau khi so khớp lệnh theo nguyên tắc ở trên mà khối lượng đặt lệnh của
lệnh MP vẫn chưa thực hiện hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá
bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường

27
http://www.facebook.com/DethiNEU
-Nếu KL đặt lệnh của lệnh MP vẫn còn theo nguyên tắc ở trên và không thể
tiếp tục khớp thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh LO mua (bán) tại mức giá cao
(thấp) hơn một bước giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó
-Không nhập được khi không có lệnh đối ứng .
Ví dụ : Cổ phiếu BBB:
Sổ lệnh cổ phiếu như sau:
KL mua Giá mua Giá bán KL bán
5000 MP 98 1000
99 2000
Kết quả khớp lệnh: 3000-(1000 (98) -2000 (99) ), 2000 chuyển thành lệnh
LO mua tại mức giá 99.5.
Sổ lệnh cổ phiếu BBB sau khi so khớp như sau:
KL mua Giá mua Giá bán KL bán
2000 99.5
3. Lệnh Giao dịch tại mức giá khớp lệnh mở cửa
(áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa – ATO)
-Là lệnh mua hoặc bán tại mức giá mở cửa.
-Lệnh ATO ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh.
-Tự động hủy bỏ khi khớp lệnh nếu lệnh không được thực hiện hoặc không
thực hiện hết
Ví dụ: sổ lệnh CP CCC với giá tham chiếu 100

KL mua Giá mua Giá bán KL bán


1500 100 (C) ATO 1000 (B)
99 2000 (A)
 Kết quả khớp lệnh: giá khớp lệnh:100- KL khớp lệnh: 1500
Trong đó :C-B (1000), C-A (500). KL 500 của lệnh ATO tự động bị hủy.
4. Lệnh Giao dịch tại mức giá khớp lệnh đóng cửa
( áp dụng trong thời gian khớp lệnh định kì để xác định giá đóng cửa- ATC)
- Là lệnh mua hoặc bán tại mức giá đóng cửa.
- Lệnh ATC ưu tiên khớp trước lệnh LO khi so khớp lệnh.
- Tự động hủy bỏ khi khớp lệnh nếu lệnh không được thực hiện hoặc
không thực hiện hết.
Ví dụ( như lệnh ATO).
Hiện nay trên hai sàn GD ở Việt Nam mới áp dụng 3 loại lệnh: ATO, LO,
ATC, chưa áp dụng lệnh MP.

Câu 12: các hình thức khớp lệnh:


Phuong thuc khop lenh bao gom: Khop lenh dinh ky va khop lenh lien tuc.

Khop lenh dinh ky: La phuong thuc giao dich duoc he thong giao dich thuc hien
tren co so so khop cac lenh mua va lenh ban chung khoan cua khach hang tai mot
thoi diem xac dinh. Nguyen tac xac dinh gia thuc hien trong phuong thuc khop lenh
dinh ky nhu sau:

28
http://www.facebook.com/DethiNEU
-La muc gia thuc hien dat duoc khoi luong giao dich lon nhat.
-Neu co nhieu muc gia thoa man tiet neu tren thi muc gia trung hoac gan voi
gia thuc hien cua lan khop lenh gan nhat se duoc chon.
-T.h dac biet: khi 2 muc gia co kluong giao dich la lon nhat va gia dong cua of
phien gdich trc o giua 2muc gia thi tuy tung SGDCK se chon muc gia cao hon or
muc gia co chenh lech mua ban thap nhat.
Uu diem: Day la pthuc phu hop nham xlap muc gia can bang tren tt. Do lenh
giao dich cua nha dtu dc taphop trong 1khoang tg nhat dinh nen kldky co the ngan
chan dc dot bien ve gia thuong xhien duoi anh huong of lenh giao dich co kluong lon
or thua thot.co tac dung trong viec giam nhung bdong ve gia phat sinh tu tinh trang
giao dich bat thuong.tao su on dinh gia can thiet tren tt.
Nhuoc diem: ko p.anh tuc thoi thong tin tt va han che co hoi tham gia gdich
cua nguoi dau tu.
Phuong thuc khop lenh dinh ky duoc su dung de xac dinh gia mo cua va gia
dong cua cua chung khoan trong phien giao dich or gia ck dc phep gdich lai sau 1 tg
tam ngung gd

Khop lenh lien tuc: La phuong thuc giao dich duoc he thong giao dich thuc hien
tren co so so khop cac lenh mua va lenh ban chung khoan ngay khi lenh duoc nhap
vao he thong giao dich.
Nguyen tac xac dinh gia thuc hien trong phuong thuc khop lenh lien tuc la muc gia
cua cac lenh
gioi han doi ung dang nam cho tren so? Lenh.
Uu diem: gia ca p.anh tuc thoi cac thongtin tren tt.tao dk cho cac nha dtu tgia
tt 1 cach nang dong va thuong xuyen (ngay lap tuc t.hien dc lenh or nhan dc phan hoi
tu tt 1 cach nhanh nhat de kip thoi dchinh cac qdinh dau tu tiep sau); kluong gdich
lon, toc do nhanh.-> pthuc nay phu hop vs cac tt co kluong gdich lon va soi dong;
han che dc chenh lech giua gia lenh mua va ban-> thuc day cac gdich xay ra txuyen
va ltuc
Nhuoc diem: chi tao ra muc gia cho gdich dien hinh chu ko phai tong hop cac
gdich.
Ap dung trong khoang tgian tu mo cua den dong cua. Tte SGD ap dung ca 2
hthuc.
Lien he tt
30.7.2007 SGDCK HCM chinh thuc trien khai phien giao dich khop lenh lien tuc
dau tien tai So. Theo nhu y kien cua cac chuyen gia, voi nhung uu diem cua hthuc
nay nha dau tu se ko con bi “bit mat”: “Truoc day de mua hoac ban CP, cac nha dau
tu thuong phai dat lenh tran hoac san moi co hy vong. Nhung hien nay, ap dung giao
dich khop lenh lien tuc se giup nha dau tu thao duoc cai khan bi mat, nam duoc gia
ca, nguon cung cau de dua ra quyet dinh chinh xac nhat” – Tran Dac Sinh – GD
SGDCK HCM
“Cac dien bien tren thi truong trong ngay dau tien khop lenh lien tuc la khong nam
ngoai du doan. Nhieu nha dau tu o trang thai tham do xem mot phuong thuc giao
dich moi duoc thuc hien trong thuc te thi se nhu the nao”. Nguyen nhan la do co mot
so nha dau tu cung chua thuc su tim hieu ve co che khop lenh lien tuc va khi co che
29
http://www.facebook.com/DethiNEU
nay di vao thuc tien ho moi bat dau tim hieu no mot cach nghiem tuc va bang nhung
thu nghiem thuc te tren thi truong; them vao do thoi diem nay la thoi diem thi truong
ko may kha quan VN-index dang di xuong.

Câu 13: Trái phiếu

Các phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp: là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát
hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của DN phát hành đối với người sở hữu trái
phiếu.
Phát hành trái phiêu: là việc bán trái phiếu lần đầu cho các đối tượng mua.
Các phuơng thức phát hành trái phiếu: Có 2 phương thức phát hành trái phiếu
trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
- Phát hành riêng lẻ :Là việc công ty phát hành chào bán trái phiếu của mình
trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ
chức có ý định nắm giữ trái phiếu một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu
trí... với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng.
- Phát hành trái phiếu ra công chúng: là việc phát hành trong đó trái phiếu có
thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu
tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng
phát hành phải đạt một mức nhất định.
Phương thức phát hành cp ra công chúng:
+Chào bán sơ cấp: phát hành cổ phiếu bổ sung của cty cho rộng rãi ra công
chúng.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi có đủ các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình: công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty nhà nước trong tg chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu
hạn hoặc công ty cổ phần
- Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký từ 10 tỷ VNĐ trở lên tính theo
giá trị kế toán.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước phải có lãi, đồng thời không có lỗ
lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành
- Không có nợ phải trả quá hạn trên 1 năm
- Phương án phát hành và phương án sử dụng vốn và trả nợ đc đại hội cổ đông
thông qua
- Có cam kết của tổ chức phát hành về thực hiện nghĩa vụ đối với nhà đầu tư
Về phương thức phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong
các phương thức phát hành sau: Bảo lãnh trái phiếu, Đại lý phát hành trái phiếu và
Đấu thầu trái phiếu.
Khi tiến hành phát hành trái phiếu, DN phải thực hiện công bố thông bố thông
tin về việc phát hành trái phiếu ít nhất trên 3 số báo liên tiếp của 1 tờ bảo Trung
ương hoặc 1 tờ báo địa phương nơi Dn đặt trụ sở chính. Đồng thời DN phải niêm yết
công khai các thông tin về phát hành trái phiếu tại trụ sở của DN, tổ chức bảo lãnh
phát hành, đại lý phát hành, tổ chức đấu thầu và các địa điểm phân phối trái phiếu.
30
http://www.facebook.com/DethiNEU
Tùy vào đk cụ thể, Dn có thể sử dụng thêm các phương tiện khác để công bố thông
tin như đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử,...Nội dung thông tin đc công bố
gồm: Báo cáo tài chính năm trc phát hành đc kiểm toán, Phương án phát hành trp đã
đc thông qua, Kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với doanh nghiệp
và loại trái phiếu phát hành (nếu có), quyền lợi của người mua trp và cam kết của
doanh nghiệp.

Bình luận phát hành trái phiếu DN ở VN

Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp này sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho
doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây là điều không phải doanh nghiệp nào
cũng dễ dàng thực hiện.
Không những vậy, đây còn được xem là một kênh huy động vốn hữu hiệu nhất
khi cánh cửa của nền kinh tế thế giới đã mở toang trước mắt. Nhưng tại sao sau 15
năm (từ năm 1994) ra đời và tồn tại trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa có chỗ đứng?
Linh động tìm thị phần
Hiện tại, đối với doanh nghiệp, thường có 3 hình thức huy động vốn: phát
hành cổ phiếu, vay vốn ngân hàng và phát hành trái phiếu. Với trái phiếu, trên thị
trường chỉ có hai loại trái phiếu doanh nghiệp là: trái phiếu vay nợ thông thường và
trái phiếu vay nợ được chuyển đổi thành cổ phiếu. So với vay vốn tín dụng thì huy
động trái phiếu có nhiều ưu thế hơn. Nếu vay tín dụng, doanh nghiệp phải có tài sản
thế chấp, có dự án khả thi, phải trả lãi và vốn gốc định kỳ hằng tháng theo hướng dư
nợ giảm dần còn phát hành trái phiếu doanh nghiệp thì không.
Một số chuyên gia tài chính cũng nhận định, trái phiếu doanh nghiệp có những
thế mạnh riêng biệt so với các loại hình huy động vốn cổ điển bởi chi phí vốn huy
động trái phiếu luôn thấp hơn huy động cổ phiếu. Ngoài ra, với kênh huy động vốn
bằng trái phiếu, doanh nghiệp không sợ bị chia sẻ quyền điều hành doanh nghiệp hay
bị thao túng bởi các cổ đông bên ngoài như phát hành cổ phiếu. Doanh nghiệp cũng
không phải chia sẻ lợi nhuận cho các cổ động bằng cổ tức cao khi doanh nghiệp kinh
doanh tốt mà lợi tức chỉ chia sẻ trong phạm vi lãi suất được định khi phát hành.
Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn việc phát hành trái phiếu doanh
nghiệp trong thời điểm khó khăn như hiện nay.
Đơn cử như, công ty cổ phần địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) vừa
phát hành trái phiếu kèm theo quyền mua sản phẩm căn hộ chung cư với tổng số vốn
huy động là 100 tỷ đồng. Mỗi trái phiếu có mệnh giá 500 triệu đồng, lãi suất 4,4%
trong vòng 6 tháng. Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai mới đã phát hành trái phiếu đợt
2, giá trị lên đến 350 tỷ đồng (đợt 1 phát hành vào tháng 9/2008). Đây là loại trái
phiếu doanh nghiệp, có kỳ hạn 2 và 3 năm, ghi sổ, lãi suất thực hiện thả nổi, điều
chỉnh 6 tháng một lần. Mới đây, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB)
cũng đã phát hành trái phiếu bằng Việt NamD năm 2009.
Cần có cơ chế thoáng
Dù đã linh động với sản phẩm mới này nhưng thị trường trái phiếu doanh
nghiệp ở Việt Nam còn hạn chế và không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm
được. Điều này thể hiện qua hơn 1 năm qua, chỉ có chưa đến 10 đợt phát hành trái
phiếu doanh nghiệp thành công. Nguyên nhân do độ tin cậy của phần lớn các doanh

31
http://www.facebook.com/DethiNEU
nghiệp đối với nhà đầu tư chưa cao, các trái phiếu chưa được định hạn. Sau khi Nghị
định 52/CP của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp với yêu cầu bắt
buộc minh bạch thông tin, nhiều doanh nghiệp vừa muốn phát hành trái phiếu nhưng
lại e ngại chuyện... minh bạch. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có đủ các
điều kiện: Có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm; Có báo cáo tài chính của năm
liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh
năm liền kề năm phát hành phải có lãi; Có phương án phát hành trái phiếu được tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua...
Nhà đầu tư cho rằng trái phiếu doanh nghiệp không thực sự hấp dẫn, lãi suất
trái phiếu cũng chưa được xây dựng đúng tiêu chuẩn. Một số quan điểm khác lại cho
rằng, dù lãi suất trái phiếu doanh nghiệp có hấp dẫn đi chăng nữa thì các nhà đầu tư
vẫn ngại nếu tính thanh khoản kém. Do vậy cũng cần phải hình thành các cơ cấu
trung gian để tăng thanh khoản như lập các quỹ đầu tư trái phiếu dạng mở, tạo các
sản phẩm phái sinh trên trái phiếu..
Bốn điểm yếu trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng, thị trường trái phiếu
sơ cấp đang có những dấu hiệu khả quan. Từ đầu năm 2009 đến nay, số đợt phát
hành trái phiếu doanh nghiệp thành công là 13 so với 7 đợt trong cả năm 2008; đồng
thời, quy mô phát hành lớn gấp gần 2 lần so với năm 2008, với tổng giá trị trên
12.000 tỷ đồng. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của các trung gian tài chính
khi đóng vai trò là tổ chức tư vấn và thu xếp phát hành.
Các trung gian tài chính thu xếp phát hành trái phiếu đang phát triển khá mạnh
cả về số lượng và chất lượng. Nếu như năm 2006, 2007, trung gian tài chính tham
gia thị trường trái phiếu chỉ là các ngân hàng thương mại thì giờ đây có thêm công ty
tài chính, công ty chứng khoán. Quy mô thu xếp vốn (gồm cả thu xếp và bảo lãnh
phát hành) cũng tăng lên.
Hoạt động thu xếp vốn bao gồm đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành. Các
tổ chức tài chính trung gian thu xếp vốn tiêu biểu thuộc khối ngân hàng thương mại
có HSBC, ANZ, Citi bank, BIDV; khối công ty chứng khoán có SSI, FPTS, BSC,
HBBS; khối công ty tài chính có PVFC. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức trung
gian thu xếp vốn vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ và gặp nhiều vướng mắc trong hoạt
động. Có một số lý do dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất, sau hơn 9 năm TTCK chính thức hoạt động, hiện thị trường vẫn
thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động thu xếp vốn. Mặc dù nghiệp vụ này đã được các
ngân hàng thương mại triển khai cách đây vài năm, nhưng đến nay việc cấp giấy
phép hoạt động về lĩnh vực này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, các văn bản
hướng dẫn hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ chưa đầy đủ, ngoài Nghị định
52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các văn bản
hướng dẫn cụ thể hoạt động này đến nay vẫn chưa được ban hành.
Thứ hai, chưa hình thành thông lệ thị trường phát hành trái phiếu chuẩn. Một
số đợt phát hành được thực hiện theo thông lệ phát hành trái phiếu quốc tế, nhưng
phần lớn quy trình và tài liệu phát hành trái phiếu mang tính tự phát, tuỳ thuộc vào
kinh nghiệm và hiểu biết của tổ chức tư vấn thu xếp nên chất lượng tư vấn thu xếp
phát hành phần nào bị ảnh hưởng. Điều này, một phần là hệ quả của việc thiếu các
văn bản pháp lý điều tiết.
32
http://www.facebook.com/DethiNEU
Thứ ba, số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên
trái phiếu chào bán trên thị trường ở mức kiêm tốn và chất lượng trái phiếu chưa cao,
tập trung chủ yếu ở trái phiếu ngân hàng và trái phiếu bất động sản.
Thứ tư, đối tượng nhà đầu tư hạn chế cả về số lượng và quy mô vốn. Hiện nay,
đối tượng nhà đầu tư chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại. Các loại hình nhà
đầu tư khác như công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, doanh nghiệp tham
gia rất hạn chế và thiếu vắng sự tham gia của ngân hàng đầu tư, quỹ hưu trí hay quỹ
tương hỗ. Hơn nữa, quy mô vốn dành cho đầu tư trái phiếu trung - dài hạn chiếm tỷ
trọng nhỏ trong tổng tài sản của các định chế tài chính và việc đầu tư trung - dài hạn
này chịu sự điều tiết của các quy định pháp luật liên quan đến an toàn hoạt động nên
phần nào hạn chế khả năng tham gia của nhà đầu tư trên thị trường, dẫn đến tính
thanh khoản của thị trường trái phiếu không cao.
Để nâng cao và phát huy vai trò của các trung gian thu xếp vốn trên thị trường
trái phiếu sơ cấp giúp thị trường trái phiếu DN phát triển, cần có những giải pháp
đồng bộ giải quyết vấn đề từ chính sách, cơ chế điều tiết hoạt động của thị trường,
phát triển cơ sở hạ tầng đến chuẩn hoá hoạt động của bản thân các trung gian tài
chính.

Bình luận về hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ ở VN trong giai đoạn
hiện nay?
Hoạt động phát hành TPCP qua hệ thống KBNN đã được thực hiện từ năm
1991. Hiện nay phát hành TPCP thông qua 2 phương thức: phương thức đấu thầu
qua TTCK và bảo lãnh phát hành. TPCP được Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng phát
triển Việt Nam phát hành hàng năm với khối lượng chủ yếu thông qua các kênh bảo
lãnh phát hành và đấu thầu qua TTCK. TPCP niêm yết tại các TTGDCK chiếm
khoảng 82% thị trường trái phiếu Việt Nam.
Giai đoạn 2000 - 2005 được xem là giai đoạn hình thành và khởi động TTCK
Việt Nam. Do thị trường mới đi vào hoạt động nên việc tham gia đấu thầu còn mang
tính thăm dò. Tổng giá trị gọi thầu thành công đang còn thấp. Năm 2006 cùng với sự
bùng nổ của TTCK và thực hiện quyết định 2276/QĐ-BTC ngày 20/6/2006 của bộ
tài chính về tập trung đấu thầu TPCP tại trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Giá trị TPCP trúng thầu năm 2006 khoảng 7.885 tỷ gấp 3.3 lần so với năm 2005.
Ðầu năm 2007, KBNN đã phát hành thành công TPCP theo lô lớn đầu tiên có tổng
khối lượng tính theo mệnh giá là 1.000 tỷ đồng, được phát hành thành ba đợt vào các
ngày 19/03/2007, 27/04/2007 và 17/05/2007, có cùng ngày đến hạn thanh toán là
19/03/2012, lãi suất thanh toán hằng năm (7,8%/năm). Tuy nhiên đến cuối năm 2007
thì khối lượng TPCP phát hành thành công giảm một cách đáng kể. Việc đấu thầu
không thành công đã làm cho các đợt phát hành TPCP không phát hành được.
Cùng với việc triển khai phương thức đấu thấu TPCP qua TTGDCK, BTC đã
thực hiện việc phát hành TPCP theo phương thức bảo lãnh phát hành kể từ tháng
09/2000.
Có thể thấy trong giai đoạn đầu từ năm 2000-2002 hoạt động giao dịch của
trái phiếu nói chung và TPCP nói riêng diễn ra rất manh mún, thưa thớt. Từ năm
2003 đến nay, giá trị giao dịch TPCP tăng mạnh. Do số lượng TPCP được niêm yết
tăng lên đáng kể.Hoạt động đấu thầu TPCP:Từ năm 2007 đến nay xảy ra một nghịch

33
http://www.facebook.com/DethiNEU
lý là số lượng thành viên tham gia đấu thầu ngày một tăng, khối lượng đăng ký đấu
thầu cũng vượt quá khối lượng gọi thầu, bình quân gấp 3,65 lần khối lượng gọi thầu,
điều này cho thấy nhu cầu đầu tư vào TTTP ngày một tăng nhưng khối lượng trúng
thầu ngày một giảm. Việc đấu thầu không thành công đã làm cho các đợt phát hành
TPCP không phát hành được.
Khối lượng từng TPCP niêm yết có quy mô nhỏ,giao dịch trái phiếu có kì hạn
ngắn chiếm chủ đạo.
Công tác kế hoạch hóa phát hành TPCP thực hiện chưa tốt,thiếu tính dự báo
dài hạn làm cho hoạt động mang tính bị động và trùng lặp dẫn đến lãng phí và đạt
hiệu quả không cao.
Giải pháp:
Đa dạng hóa hình thức TPCP, đa dạng hoá không chỉ là việc phát hành nhiều
loại TPCP với nhiều kỳ hạn khác nhau mà còn phải kết hợp việc đa dạng hóa về lãi
suất, loại hình và phương thức thanh toán vốn gốc và lãi TPCP, hoàn thiện phương
thức phát hành TPCP. Đẩy mạnh phương thức phát hành qua đấu thầu và đấu giá qua
trung tâm giao dịch chứng khoán vì đây là phương thức tiên tiến và tạo khả năng tạo
thị trường giao dịch sôi động và phát triển các nhà tạo lập thị trường TPCP, đồng
thời đây cũng là phương thức phát hành mà lãi suất trái phiếu được xác định theo cơ
chế thị trường.
Câu 14: Ý nghĩa xác định độ co giãn giá trái phiếu theo lãi suất?
Trả lời:
Độ co giãn giá trái phiếu theo lãi suất hay còn gọi là thời hạn hoàn trả trung
bình:
1.Định nghĩa thời hạn hoàn trả trung bình
Sự biến động giá trái phiếu tỷ lệ thuận với thời hạn của trái phiếu và tỷ lệ
nghịch với lãi suất.
Macaulay đã tìm ra phương pháp đo lường sự biến động giá dựa vào sự tác
động của thời hạn và lãi suất: thời hạn hoàn trả trung bình (duration)
Định nghĩa : thời hạn hoàn trả trung bình là bình quân theo tỷ trọng của thời
hạn hoàn trả và dòng tiền của trái phiếu.
Giả sử P(0) là giá của trái phiếu, vậy thì :
n
Ct VN n
P 0   
t 1 1  y  1  y  n
t

Sự biến động giá P(0) theo lãi suất hiện tại hóa y được xác định :
P  0  1  n Ct VN n 
 . t . n.
y 1  y   t 1 1  y  t
1  y  n 

Sự biến động tương đối của giá so với sự biến động dy của lãi suất hiện tại hóa
được xác định :

1 n 
. t . C t t  n . VN n n  dy
34 dP 0  1  y   t 1 1  y  1  y  

P 0  n

 1 C y   1VN
t 1
t
t
n

 y
n
http://www.facebook.com/DethiNEU

1 n 
. t . C t t  n . VN n n  dy
dP  0 1  y   t 1 1  y  1  y  
 
P 0  P 0 
Tóm lại:

n
CFt .t
 1  y 
t 1
t
Du  n
CFt
 1  y 
t 1
t

• Ví dụ : trái phiếu có kỳ hạn 4 năm, VN=1000 CAD, lãi suất thị trường
=8%, lãi suất năm của trái phiếu =10%. Tính thời hạn hoàn trả trung bình
(Macaulay)

Temps CF PV of CF t.PVCF T.PVCF/PV Bond


Bond
1 100 93 93 0.087
2 100 86 172 0.161
3 100 79 237 0.217
4 1100 808 3232 3.032
PV Bond 1066 Duration 3.497

2.Đặc điểm của thời hạn hoàn trả trung bình Macaulay
• 1. Thời hạn hoàn trả trung bình của một trái phiếu trả lãi theo niên
khoản luôn nhỏ hơn kỳ hạn của trái phiếu.
• 2. Tồn tại mối quan hệ nghich đảo giữa thời hạn hoàn trả trung bình và
lãi suất của trái phiếu.
• 3. Tồn tại mối quan hệ giữa thời hạn hoàn trả trung bình và kỳ hạn của
trái phiếu.
• 4. Tồn tại mối quan hệ nghich đảo giữa lãi suất đáo hạn YTM và thời
hạn hoàn trả trung bình.
• 5. Kỳ hạn của trái phiếu giảm có thể làm giảm thời hạn hoàn trả trung
bình.
• 6. Thời hạn hoàn trả trung bình của trái phiếu zéro coupon cũng chính là
kỳ hạn của trái phiếu.
3.Ý nghĩa xác định độ co giãn giá trái phiếu theo lãi suất :

35
http://www.facebook.com/DethiNEU
THỜI HẠN HOÀN TRẢ TRUNG BÌNH = THỜI GIAN HOÀN VỐN
ĐẦU TƯ
Cho phép loại bỏ hai loại rủi ro sau của một trái phiếu :
1- rủi ro giá
2- rủi ro tái đầu tư số tiền lãi hàng năm
Thời hạn hoàn trả trung bình chỉ ra tỉ lệ phần trăm biến động giá của trái phiếu
khi lãi suất yêu cầu biến động 1%.Thời hạn hoàn trả trung bình (hệ số góc của đường
tiếp tuyến) giảm khi lãi suất tăng và ngược lại đối với những trái phiếu không cho
quyền chọn.

Câu 15. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá CK
Giá trị thực hay giá trị kinh tế của một tài sản là giá trị hiện tại của những
luồng tiền trong tương lai dự tính thu được từ tài sản đó, được chiết khấu về thời
điểm hiện tại với tỷ lệ lợi tức yêu cầu thích hợp của NĐT. Giá trị này là lượng tiền
mà NĐT xem xét là cân bằng trong điều kiện cho trước về số lượng, thời điểm, mức
độ rủi ro của những luồng tiền trong tương tai.
Mục đích của NĐT là xác định giá trị kinh tế hay giá trị thực của một tài sản.
Quan điểm này đúng cho việc định giá tất cả tài sản và nó là cơ sở cho việc xác định
giá chứng khoán. Theo đó, giá trị chứng khoán bị tác động bởi 3 nhân tố:
1. Độ lớn và thời điểm của những luồng tiền dự tính trong tương lai của chứng
khoán.
Độ lớn luồng tiền dự tính càng cao, giá chứng khoán càng cao.
2. Mức độ rủi ro của luồng tiền, hay độ không chắc chắn của luồng thu nhập
Mức độ rủi ro của thu nhập càng lớn, giá chứng khoán càng lớn
3. Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT đối với việc thực hiện đầu tư. Tỷ lệ lợi tức này phụ
thuộc vào mức độ rủi ro, vào ý muốn chủ quan của mỗi NĐT. Tỷ lệ này biểu hiện
thái độ của NĐT trong việc dự đoán rủi ro và nhận biết rủi ro của tài sản.
Tỷ lệ lợi tức yêu cầu là tỷ lệ lợi tức tối thiểu cần thiết để thu hút NĐT mua
hoặc giữ chứng khoán. Tỷ lệ này phải cao để bù đắp cho NĐT, vì rủi ro chứa đựng
trong những luồng tiền tương lai của tài sản, nên đây là tỷ lệ lợi tức cân bằng với rủi
ro.
Về mặt lý thuyết, mỗi NĐT có thể yêu cầu một tỷ lệ lợi tức khác nhau đối với
mỗi loại chứng khoán cụ thể. Tuy nhiên, giám đốc tài chính chỉ quan tâm đến tỷ lệ
lợi tức yêu cầu được biểu hiện bằng giá cả thị trường của chứng khoán công ty. Nói
cách khác, sự nhất trí của các NĐT về một tỷ lệ lợi tức dự tính được phản ánh trong
giá cả thị trường hiện tại của chứng khoán.
Đối với tổ chức phát hành, việc xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu có ý nghĩa quan
trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách quản trị vốn, chính sách đầu tư,
bởi tỷ lệ này là thông số quan trọng trong việc xác định lãi suất danh nghĩa khi công
ty phát hành trái phiếu mới, đồng thời cũng là cơ sở xác định chi phí vốn đối với tổ
chức phát hành.
Đối với NĐT, việc xác định đúng tỷ lệ lợi tức yêu cầu không chỉ giúp họ xác
định đúng giá trị chứng khoán mà còn giúp họ hoạch định và thực thi chính sách
quản lý danh mục đầu tư.

36
http://www.facebook.com/DethiNEU
Đối với Chính phủ, tỷ lệ lợi tức yêu cầu là thông số quan trọng trong hoạch
định và thực thi chính sách tài chính tiền tệ.
Mô hình định giá cơ bản có thể định nghĩa về mặt toán học như sau:

Trong đó:
Ct: Luồng tiền dự tính nhận được tại thời điểm t
PV: Giá trị thực hay giá trị hiện tại của mỗi tài sản tạo ra những luồng tiền tương lai
dự tính C từ năm thứ nhất đến năm thứ n.
k: Tỷ lệ lợi tức yêu cầu của NĐT
n: Số năm mà luồng tiền xuất hiện.

*Yếu tố thêm: Bên cạnh những nhân tố thuộc về giá trị cổ phiếu, thị giá cổ
phiếu còn chịu tác động của những yếu tố cung cầu như: số lượng cổ phiếu lưu hành,
số lượng và chất lượng của hàng hóa thay thế...Mặt khác, thị giá của cổ phiếu còn
chịu tác động của nhưng nhân tố:
+ Sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới:
thông thường, giá CP có xu hướng tăng lên khi nền kt phát triển (và ngược lại). Bởi
khi đó, khả năng kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu
cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích lũy, như vậy nhiều người sẽ đầu tư
vào CK.
+ Lạm phát: lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng của
nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN
bị hạ thấp khiến giá CP giảm. Lạm phát thấp thì càng có nhiều khả năng CP sẽ tăng
giá và ngược lại.
+ Tình hình biến động của lãi suất: LS tăng làm tăng chi phí vay đối với DN.
Chi phí này được chuyển cho các cổ đông vì nó hạ thấp lợi nhuận mà DN dùng để
thanh toán cổ tức. Cùng lúc đó, cổ tức hiện có từ CP thường sẽ tỏ ra không mấy cạnh
tranh đối với nhà đầu tư tìm lợi tức, sẽ làm cho họ chuyển hướng sang tìm nguồn thu
nhập tốt hơn ở bất cứ nơi nào có lãi suất cao. Hơn nữa. LS tăng còn gây tổn hại cho
triển vọng phát triển của DN vì nó khuyến khích DN giữ laij tiền nhàn rỗi hơn là liểu
lĩnh dùng số tiền đó để mở rộng SXKD. Chính vì vậy, LS tăng sẽ làm cho giá CP
giảm và ngược lại.
Tuy nhiên, sự dao động của lãi suất không phải luôn đc tiếp theo bởi sự phản
ứng tương đương và trái ngược của giá CP. Chỉ khi nào LS phản ánh xu hướng chủ
đạo trong lạm phát thì nó mới trở thành thước đo hiệu quả sự dao động of TTCK. LS
có xu hướng giảm khi lạm phát giảm và lạm phát giảm kiến giá cổ phiếu tăng cao
hơn. Ngược lại, lạm phát tăng cùng với LS thì giá CP sẽ giảm. Nhưng nếu lạm phát
không phải là 1 vấn đề nghiêm trọng và LS tăng, đầu tư vào TTCK thường mang lại
nhiều lãi. Bởi vì trong trường hợp này, LS tăng là do nền kinh tế tăng trưởng.

37
http://www.facebook.com/DethiNEU
+ Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán: nếu khoản
thuế đánh vào thu nhập từ CK cao (hoặc tăng lên) sẽ làm số người đầu tư giảm
xuống, từ đó làm cho giá CK giảm.
+ Những biến động về chính trị-xã hội, quân sự: đây là những yếu tố phi kinh
tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá CP trên thị trường. Nếu những yếu tố
này có khả năng ảnh hưởng tích cực đến tình hình kinh doanh của DN thì giá CP of
DN sẽ tăng lên.
+ Những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: yếu tố về kỹ
thuật SX, trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển...yếu
tố về thị trường tiêu thụ, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường...; yếu tố về con
người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân, tình trạng tài
chính của DN.
+ Tâm lý nhà đầu tư: theo thuyết lòng tin về giá CP, yếu tố căn bản trong biến
động giá CP là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá
CP, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào trên thị
trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan.
Khi số tiền do người lạc quan chiếm ưu thế thì thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền
bán ra của người bi quan nhiều hơn thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người
này sẽ thay đổi theo cách diển giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh
doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói
riêng.
Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật
của nhà điều hành thị trường, ý kiến của nhà phân tích,... cũng có thể khiến thị
trường giá CP biến động.
Câu 16: Cổ Phiếu

Điều kiện doanh nghiệp phát hành cổ phiếu.


Trả lời:
Doanh nghiệp được phép phát hành cổ phiếu khi đáp ứng được các điều kiện
về nhóm các chỉ tiêu định tính và định lượng.
Các chỉ tiêu định lượng:
- DN phải có quy mô vốn nhất định: mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm
đăng ký chào bán từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
- Tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của DN:hoạt động kinh doanh của
2 năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính
đến năm đăng ký chào bán.
- Các thành viên sáng lập của công ty phải cam kết nắm một tỷ lệ nhất định
vốn cổ phần của công ty trong một khoảng thời gian quy định: Cổ đông là thành viên
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc
hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100%
số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số
cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu
Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;

38
http://www.facebook.com/DethiNEU
- Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phải được bán cho một số lượng quy
định công chúng đầu tư: Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do
ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;
Các chỉ tiêu định tính:
-Các nhà quản lý của DN bao gồm thành viên Ban giám đốc điều hành và Hội
đồng quản trị phải có trình độ kinh nghiệm quản lý DN.
-Cơ cấu tổ chức của DN phải hợp lý và vì lợi ích của các NĐT.
-Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin phải có
độ tin cậy cao nhất, được chấp thuận kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán có uy tín.
-DN phải có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt
chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Các phương thức phát hành cổ phiếu.

 Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phần
nhỏ bằng nhau gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp
một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công ty cổ phần mới
phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở
hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần
thể hiện bằng cổ phiếu.
 Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 2 dạng cổ
phiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
 Các phương thức phát hành được phân chia theo các tiêu thức khác
nhau.
1- Phân loại theo đợt phát hành:
Theo tiêu thức này, người ta chia phương thức phát hành thành phát hành cổ
phiếu lần đầu và phát hành các đợt tiếp theo.
+ Phát hành CP lần đầu là việc tổ chức phát hành lần đầu tiên sau khi tổ chức
phát hành đã đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của UBCKNN
+ Phát hành các đợt tiếp theo là hoạt động phát hành nhằm mục đích tăng
thêm vốn của tổ chức phát hành đó là việc tổ chức phát hành các đợt tiếp theo đã có
CP phát hành và giao dịch trên thị trường thứ cấp.
2- Phân loại theo đối tượng mua bán cổ phiếu:
Theo tiêu thức này, phương thức phát hành CP được chia làm hai kiểu đó là
phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
+ Phát hành riêng lẻ: Là việc công ty phát hành chào bán CP của mình trong
phạm vi một số người nhất định ( thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý
định nắm giữ CP một cách lâu dài) với những điều kienj hạn chế chứ không phát
hành rộng rãi ra công chúng.
*Các công ty lựa chọn phát hành riêng lẻ bởi một số nguyên nhân:
- Công ty không đủ tiêu chuẩn để phát hành ra công chúng.
- Số lượng vốn cần huy động nhỏ, phát hành riêng lẻ để giảm chi phí.
- Công ty phát hành cổ phiếu nhằm duy trì mối quan hệ trong kinh doanh: ví
dụ như phát hành cổ phiếu cho các nhà cung cấp hay tiêu thụ sản phẩm, phát hành
cho các đối tác...
39
http://www.facebook.com/DethiNEU
- Phát hành cho cán bộ công nhân viên chức trong nội bộ công ty.
Tuy nhiên, dưới hình thức này việc phát hành các cổ phiếu thường ít khi được
thực hiện.
+ Phát hành cổ phiếu ra công chúng: là việc phát hành trong đó CP có thể
chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư
nhất định, trong đó phải dành một tỉ lệ nhất định cho các nhà đầu tư nhỏ và khối
lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.
Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng được thực hiện theo một trong hai
phương thức sau:
- Phát hành lần đầu ra công chúng ( IPO) là việc phát hành trong đó cổ
phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng đầu tư. Nếu cổ
phần được bán lần đầu cho công chúng nhằm tăng vốn thì đó là IPO sơ cấp, còn khi
cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu thì đó là IPO thứ cấp.
- Chào bán sơ cấp: là đợt phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty cho rộng
rãi các công chúng đầu tư.
 Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để
xác định những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là công ty có chất lượng
cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói
chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều
kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công khai và có hiểu quả.
Việc phát hành riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của Luật công ty. Cổ
phiếu phát hành dưới hình thức này ko phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch
trên thị trường chứng khoán sơ cấp.

Bình luận về vấn đề phát hành cổ phiếu ở Việt Nam

IPO là việc doanh nghiệp phát hành một lượng cổ phiếu nhất định ra bên
ngoài cho các nhà đầu tư và sau đó cổ phiếu được phép giao dịch trên thị trường. Để
bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, nhiều quốc gia trên thế giới đều quy định chặt chẽ
về điều kiện để một doanh nghiệp thực hiện IPO. Mặc dù trình độ phát triển và thực
trạng từng nền kinh tế khác nhau, nhưng nhìn chung một doanh nghiệp muốn phát
hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, đều phải tuân thủ những điều kiện bắt buộc về
số vốn điều lệ tối thiểu như: Tính chất đại chúng thể hiện ở tỷ lệ số lượng cổ đông
nắm giữa cổ phiếu; Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; Tính khả thi
trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được từ đợt chào bán ra công chúng và cuối
cùng là đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và trình độ.
Ở Việt Nam, văn bản hiện hành về việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công
chúng cũng quy định cụ thể những điều kiện nêu trên. Do đó, về mặt lý thuyết cũng
như trên thực tế, doanh nghiệp muốn thực hiện IPO, doanh nghiệp phải có tiềm lực
về vốn, phải thể hiện tính chất đại chúng và sẵn sàng trở thành đại chúng. Như
vậy, hiểu thế nào là một đợt IPO thành công/hiệu quả?
Một số ý kiến cho rằng thành công của đợt IPO phụ thuộc vào 5 nhân tố: Tiềm
lực doanh nghiệp; Thực trạng TTCK; Khối lượng phát hành; Quy mô đăng ký; Giá
khởi điểm. Trong điều kiện TTCK Việt Nam hiện nay, một vài doanh nghiệp đã tiến
hành IPO vừa qua, giá trúng thầu rất cao, bán hết số lượng cổ phần dự kiến phát

40
http://www.facebook.com/DethiNEU
hành. Nếu xét ở góc độ doanh nghiệp – nhà phát hành, như vậy là hiệu quả. Nhưng
xem xét ở góc độ nhà đầu tư, thì mua được lượng chứng khoán lớn chưa hẳn đã được
coi là hiệu quả. Về mặt lý thuyết, giá trúng thầu rất quan trọng của một đợt đấu giá,
giá này phản ánh giá trị của doanh nghiệp và có tác động tới các nhà đầu tư trong
việc đưa ra giá mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế vì nhiều lý do,
trong đó có yếu tố kinh doanh theo “ bầy đàn”, nên giá trúng thầu chưa hẳn nói nên
sự thật về tiềm lực của doanh nghiệp hiện tại và triển vọng trong tương lai. Đã có
nhà đầu tư đặt giá rất cao, thậm chí gấp hàng trăm lần mệnh giá của cổ phiếu, nhưng
lại không có ý định đầu tư, vì thế giá trúng thầu chưa phản ánh chính xác quan hệ
cung cầu về cổ phiếu cổ phiếu của doanh nghiệp. Nên trong một số trường hợp giá
trúng thầu cao nhất lại không phải là giá mà nhà đầu tư quan tâm, mà giá trúng thầu
bình quân/hoặc thấp nhất lại được số đông các nhà đầu tư chú ý. Trong trường hợp
này, bán được giá cao cũng chưa hẳn là đợt IPO hiệu quả. Mặt khác, CPH DNNN,
phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng không phải là bán được giá càng cao càng
tốt để Nhà nước rút được nhiều vốn, mà mục tiêu lớn nhất của CPH là tạo ra động
lực giúp doanh nghiệp phát triển, quản trị tốt hơn, kinh doanh có hiệu quả hơn; đồng
thời CPH DNNN hoặc Nhà nước rút bớt phần vốn của mình ra khỏi doanh nghiệp
phục vụ cho mục tiêu khác, nhằm mục đích giảm bớt can thiệp của Nhà nước vào
doanh nghiệp, hoặc bằng cách giữ nguyên phần vốn của Nhà nước, nhưng thu hút
thêm vốn của các cổ đông bên ngoài, các nhà đầu tư chiến lược để cơ cấu lại tài
chính doanh nghiệp. Còn các yếu tố thị trường, cũng như khối lượng phát hành có
tác động không nhỏ đến việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Nhưng
không vì thế mà việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng sẽ không thành công
khi thị trường đang có những biến động thất thường, bởi nhà đầu tư vẫn quan tâm
đến cổ phiếu của doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và có nhiều triển vọng trong tương
lai. Như vậy, yếu tố thị trường có tác động đến cung cầu trên TTCK nói chung, IPO
nói riêng, nhưng một số trường hợp không hẳn quyết định sự thành công của IPO. Vì
vậy, 5 yếu tố kể trên nên coi nó là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến IPO. Vậy,
thành công của IPO được hiểu như thế nào? Theo chúng tôi, phát hành lần đầu ra
công chúng được coi là hiệu quả khi số lượng dự kiến vốn huy động được thể hiện
bằng các cổ phiếu phát hành  bán hết với giá cả hợp lý.
Trước hết, về khối lượng  phát hành. Khối lượng phát hành nói lên mức cung
của đợt IPO, khối lượng này phải phù hợp với khối lượng vốn dự kiến huy động và
tính đến hiệu quả của việc sử dụng số vốn huy động được sau đợt IPO. Còn giá bán
được coi là hợp lý đối với cả ba nhà: nhà phát hành - doanh nghiệp, Nhà nước và nhà
đầu tư. Đối với  nhà phát hành, giá này phản ánh được hiện trạng và triển vọng của
doanh nghiệp trong tương lai. Sau IPO, doanh nghiệp tăng được năng lực tài chính,
góp phần cải thiện vấn đề quản trị nội bộ doanh nghiệp, cũng như không bị sức ép từ
phía nhà đầu tư do sự kỳ vọng quá thái, đôi khi vượt quá tiềm năng kinh doanh của
doanh nghiệp. Đối với nhà đầu tư, tiền bỏ ra mua cổ phiếu của doanh nghiệp, không
chỉ  phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp mà còn  phụ thuộc không nhỏ vào những
thông tin “đồn thổi”. Nhưng với chi phí bỏ ra ngày hôm nay, nhà đầu tư lại kỳ vọng
trong tương lai, giá cổ phiếu sẽ tăng do doanh nghiệp làm ăn phát đạt, thu nhập
không chỉ có từ cổ tức, mà còn thu nhập từ giá trị gia tăng do chính doanh nghiệp tạo
ra. Đối với Nhà nước, qua mỗi đợt IPO không hẳn là vấn đề tối đa hóa việc thu hút
41
http://www.facebook.com/DethiNEU
thặng dư vốn, mà vấn đề quan trọng hơn là không để mất vốn của Nhà nước, và việc
thu hút các cổ đông trong và ngoài nước như thế nào để nâng cao hiệu quả kinh
doanh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc chào bán chứng khoán lần đầu ra
công chúng nếu thỏa mãn được hai vấn đề nêu trên, thì được coi là đợt IPO hiệu quả.
Trong thời gian vừa qua, việc chậm trễ IPO của một số doanh nghiệp, trong đó
có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), theo chúng tôi không phải vì
lý do thị trường? cũng không phải vì sợ cung quá lớn trong khi nhu cầu của nhà đầu
tư lại có hạn nên phải dãn tiến độ, và chắc chắn cũng không vì chưa xác định được
giá khởi điểm của ngân hàng này. Bởi một khi đã chấp thuận đấu giá công khai trên
thị trường, thì việc bán với giá nào không còn là vấn đề phức tạp, điều quan trọng là
trong tương lai doanh nghiệp có tạo ra được giá trị gia tăng như nhà đầu tư kỳ vọng
hay không? Việc chậm trễ này, dù lý do nào đi chăng nữa, nó đã dẫn đến chậm tiến
độ CPH các DNNN, chậm nâng cao năng lực tài chính, đổi mới phương thức quản
lý, nâng cao sức cạnh tranh của chính bản thân doanh nghiệp trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, số vốn đem đấu giá công khai của một số DNNN chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ (Ví dụ: Vietcombank là 6,5% khoảng gần 1.000 tỷ đồng) so với giá
trị vốn hóa của cả TTCK, nhưng lại là không nhỏ so với một doanh nghiệp đã niêm
yết, vì thế sự chậm trễ này không chỉ làm nản lòng một số nhà đầu tư, mà còn ít
nhiều ảnh hưởng đến tâm lý chung của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam.
Để đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả  IPO trong thời gian tới, cần phải xử lý
đồng bộ nhiều vấn đề. Đặc biệt, một trong những vấn đề then chốt nhất là cần tiếp
tục đổi mới tư duy, trong đó có vấn đề định giá doanh nghiệp.

Bình luận quan điểm của 1 số nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu mới niêm yết đều
tăng.

Theo qui luật já trị,thị já cổ fiếu fản ánh gtrị tsản của chủ sở hữu,do vậy nhân tố
quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị já cổ fiếu là já trị công ty,thể hiện bằng khả năng
sinh lời trên tài sản của chủ sở hữu tương ứng với mức độ rủi ro của chủ sở hữu.já trị
thực của cổ fiếu được xác định là já trịhiện tại của các khoản thu nhập từ cổ fiếu
được chiết khấu về thời điểm hiện tại,tại tỷ lệ lợi tức yêu cầu trên cổ fiếu thường.tỷ
lệ lợi tức này fản ánh mức độ đòi hỏi của các cổ đông về mức độ bù đắp cho những
rủi ro của cổ fiếu.Nói chung,có 3 nhân tố ảnh hưởng quyết định đến já trị cổ fiếu: độ
lớn và thời điểm của các luồng thu nhập,mức độ rủi ro của luồng tiền và tỷ lệ lợi tức
yêu cầu của các nhà đtư

Bên cạnh đó,các nhóm yếu tố kinh tế(số lượng cổ fiếu đang lưu hành trên thị
trường,số lượng và chất lượng hàng hóa thay thế,thu nhập nhà đầu tư,cổ tức.lãi
suất,lạm fát..),nhóm yếu tố fi kinh tế(sự thay đổi về các điều kiện chính trị,đkiện văn
hóa..),nhóm yếu tố thị trường(như biến động thị trường,mối quan hệ cung-cầu) cũng
ảnh hưởng đến já cổ fiếu mới niêm yết: mặt khác các chính sách qlí của các cơ quan
quản lí nhà nước và quản lí thị trường cũng ảnh hưởng lớn tới já cổ fiếu: thuế,chính
sách niêm yết..trong đkiện hiện nay ở VN,nền chính trị ổn định,thị trường chứng
khoán còn chưa fát triển mạnh thì yếu tố fi kinh tế ít tác động.chủ yếu já cổ fiếu bị
ảnh hưởng bởi các nhân tố còn lại,hạt nhân chính là khả năng thu nhập của cty

42
http://www.facebook.com/DethiNEU
Quan điểm của 1 số nhà đtư cho rằng já cổ fiếu mới niêm yết đều tăng já là 0
chính xác vì já của chúng còn fụ thuộc nhiều yếu tố,tùy vào tình hình của nền kinh
tế,của thị trường mà já có tăng hoặc jảm.Còn trong tình hình hiện nay,hầu hết các cổ
phiếu mới tham gia niêm yết đều có chuỗi tăng giá mạnh - một hiện tượng nhưng
không hẳn mang tính “phong trào”,’bầy đàn’
Thị trường chứng khoán phục hồi mạnh, tạo môi trường thuận lợi để nhiều doanh
nghiệp tiến hành niêm yết cổ phiếu. Ngược lại, hoạt động niêm yết mới sôi động trở
lại cũng tạo thêm nguồn hàng và nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư. Nổi bật trong mấy
tháng gần đây là những kết quả rất thành công của hoạt động này.
Chàosànlà…thắng là kết quả của đa số mã mới tham gia niêm yết. Theo
thống kê của Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), trong hai tháng gần đây, số
lượng công ty chào sàn đã lên tới 24, trong đó có đến 16 trường hợp giá liên tiếp
tăng kịch trần kể từ phiên giao dịch đầu tiên.
Nguyên nhân trước hết của những thành công trên là mấy tháng gần đây thị trường
đón những yếu tố tích cực từ các chỉ số kinh tế vĩ mô, với các dự báo tích cực của
các chuyên gia kinh tế và các tổ chức tài chính quốc tế
Các công ty có cổ phiếu tăng trần đều là nằm trong những ngành “hot” trên thị
trường như bất động sản, sản xuất cao su, thép và gas. “Các công ty này có lợi thế từ
việc các “anh chị” trước đó có kết quả kinh doanh rất khả quan và tốt, ngoài ra với
các doanh nghiệp bất động sản còn có quỹ đất nhiều nhất trong ngành ở vị trí thuận
lợi (DIG) trong khi VPH, VNI đều đang triển khai dự án ở những vị trí đắc địa trung
tâm thành phố và khu dân cư sầm uất”.
Những công ty này còn nằm trong ngành hưởng lợi trực tiếp từ gói kích cầu
bao gồm hỗ trợ lãi suất và giảm thuế. Đặc biệt các doanh nghiệp thủy sản với thông
tin giá và khối lượng xuất sang EU và Mỹ tăng trong quý 3 và quý 4 sẽ làm doanh
thu xuất khẩu và lợi nhuận tăng mạnh - một yếu tố hết sức thuận lợi cho việc chào
sàn.
Ngoài ra, dòng tiền trong mấy tháng gần đây tăng trưởng khá đều và bền
vững, giao dịch trung bình từ 3.000 – 6.000 tỷ đồng/ngày, hai chỉ số chính đều có xu
hướng tăng dài hạn đã tạo tâm lý lạc quan và tin tưởng cho nhà đầu tư. “Nhà đầu tư
sẽ rình những cổ phiếu chào sàn với giá “rẻ tương đối” để lao vào mua. Như vậy,
hiệu ứng đám đông cũng thể hiện rõ ở nhóm cổ phiếu này”
Một số nguyên nhân, yếu tố mang tính đòn bẩy của já chào sàn: tính thời điểm
và mức giá chào sàn.
Yếu tố chủ yếu đóng góp vào sự thành công của các cổ phiếu chào sàn là xu
thế chung của thị trường. Thị trường tăng thì nhìn chung các cổ phiếu đều tăng. Tuy
vậy, yếu tố giá khởi điểm khi chào sàn cũng đóng vai trò quan trọng. Nhìn chung các
doanh nghiệp đã rút kinh nghiệm rất nhiều trong việc đưa ra mức giá khởi điểm, họ
đã thực sự có cân nhắc
Yếu tố giá khởi điểm là điều kiện quan trọng để tạo ra sức hút của cổ phiếu
trong những ngày đầu mới niêm yết. Những cổ phiếu có giá khởi điểm được xác
định quá cao so với kỳ vọng chung của thị trường thường được các nhà đầu tư nhìn
nhận rằng đó là cơ hổi để “xả hàng” của những cổ đông hiện hữu và điều đó tạo ấn
tượng không tốt với đội ngũ quản trị. Ngược lại, với những công ty đưa ra giá khởi
điểm thấp hơn kỳ vọng thị trường, các nhà đầu tư đón nhận tích cực bởi đó là thông
43
http://www.facebook.com/DethiNEU
điệp thể hiện rằng doanh nghiệp đang được chèo lái bởi những con người gắn bó với
công ty.
Giá khởi điểm khi niêm yết chỉ có vai trò giải quyết vấn đề “lãi vốn” cho
những cổ đông hiện hữu (nếu có), chứ không giải quyết được vấn đề thặng dư vốn
như lúc chào bán ra công chúng vốn được cho là có lợi cho doanh nghiệp.
Các mức giá khởi điểm khi niêm yết đưa ra đều đã trở lại mức hợp lý, thậm
chí ở mức thấp. Đây là một chuyển biến tích cực,điều này thể hiện mức độ cam kết
của những người lãnh đạo với công ty và như thế sẽ tạo ra giá trị bền vững cho công
ty về lâu dài

khi công ty mua cổ phiếu quỹ thì VCSH thay đổi như thế nào

Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty cổ phần đã phát hành và được chính công ty
mua lại.

Các công ty cổ phần mua cổ phiếu quỹ có những ưu điểm

+ Vì cổ phiếu quỹ thuộc quyền sở hữu chung của công ty và được loại trừ không
chia cổ tức cho nên công ty có thể mua cổ phiếu quỹ để làm lợi cho các cổ đông hiện
hữu, hay nói cách khác khi lãnh đạo công ty đang chịu sức ép phải có tỷ lệ sinh lời
trên cổ phiếu từ các cổ đông.

+ Khi công ty có một lượng tiền nhàn rỗi chưa có dự án đầu tư và cùng lúc hoạt
động kinh doanh của chính mình đang có chiều hướng tốt, lợi nhuận bình quân cao
hơn các ngành khác mà mình dự định đầu tư.

+ Khi công ty thấy cổ phiếu của mình trên thị trường giao dịch bị sụt giảm về số
lượng và giá cổ phiếu. Công ty tăng mua cổ phiếu của chính mình làm tăng lượng
cầu về cổ phiếu để đẩy giá lên hoặc đặt mua làm nhiều lần để làm giảm sự giảm giá
trên thị trường. Đây cũng là biện pháp các công ty thường làm trên thế giới, các công
ty thường dùng biện pháp này để tạo “sóng” chứng khoán cho chính mình. Do vậy
một số các nước trong đó có cả Việt Nam sẽ đặùt ra một số quy chế về khối lượng
mua, nguồn vốn mua, tỷ lệ mua, không được mua của ai . . . để hạn chế mặt không
tích cực của việc mua cổ phiếu quỹ trên thị trường.

+ Công ty mua cổ phiếu quỹ để thưởng cho nhân viên. Đây là biện pháp thường
được áp dụng để tạo sự gắn bó, khích lệ nhân viên. Thông thường việc dùng cổ phiếu
quỹ làm cổ phiếu thưởng phải có nguồn thanh toán từ quỹ khen thưởng phúc lợi.

+ Mua lại cổ phiếu quỹ để thời gian sau điều chỉnh giảm vốn điều lệ công ty.
Trường hợp này rất ít xảy ra trên thực tế.

. Tuy nhiên khi nhìn một cách khách quan, độc lập chúng ta sẽ có góc nhìn
phân tích như sau:

44
http://www.facebook.com/DethiNEU
Việc mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm một lượng tiền mặt tại công ty. Trên bảng
cân đối kế toán, cổ phiếu quĩ được ghi vào mục vốn cổ đông (shareholder equity)
nhưng mang giá trị âm. Vốn chủ sở hữu phản ánh ở mục B, phần nguồn vốn trên
Bảng cân đối kế toán sẽ giảm đi một lượng tương đương. Do vậy tổng tài sản trên
Bảng cân đối kế toán cũng giảm đi, làm cho giá trị doanh nghiệp giảm.

Việc dùng tiền mua lại cổ phiếu của chính mình làm giảm giá trị doanh nghiệp
trong sổ sách kế toán, giảm lượng tiền mặt hiện có cho thấy công ty sẽ không có khả
năng đầu tư nhanh chóng, kịp thời khi có thời cơ và cơ hội cho các dự án mới. Xét
về đầu tư dài hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.

Thị trường là thước đo chính xác nhất về giá trị của một hàng hóa hay dịch vụ
cung cấp. Do vậy khi công ty dùng tiền mua cổ phiếu quỹ để làm giảm đà giảm giá
của cổ phiếu thì đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu của công ty không
cao trên thị trường. Các nhà đầu tư đang thể hiện sự chưa tin tưởng vào hoạt động
doanh nghiệp.

Chi phí mua cổ phiếu quỹ hạch toán vào giá vốn cổ phiếu quỹ, chi phí bán cổ
phiếu quỹ hạch toán giảm trừ số tiền thu được do bán cổ phiếu quỹ.Chêch lệch giữa
giá bán và giá mua được ghi vào thặng dư vốn cổ phần

*Trình bày các vấn đề cơ bản về cổ phiếu thường, so sánh điểm giống và khác
nhau giữa cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
 Khái niệm: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc
bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần
của công ty đó -> CP là chứng khoán vốn.
 Phân loại: có 2 loại cơ bản: là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.
a Cổ phiếu thường  Cổ phiếu thường thể hiện quyền sở hữu được bỏ phiếu
của một công ty cổ phần. Mỗi cổ phiếu thường thể hiện quyền lợi sở hữu của cổ
đông trong công ty. Số lượng cổ phiếu mà cổ đông nắm càng nhiều, quyền lợi sở hữu
của anh ta trong công ty càng lớn. 
Đôi khi, một công ty cổ phần có thể phát hành phiếu loại cổ phiếu thường
khác nhau như loại A và B. Hai loại này có một số điểm khác nhau. Một loại cổ
phiếu có thể có quyền bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị còn loại kia thì không. Hoặc
khi công ty trả cổ tức cho cổ đông, một loại có thể nhận được cổ tức lớn hơn loại kia.
Ngoài ra, nếu công ty bị thanh lý thì một loại có thể nhận được phần tài sản nhiều
hơn loại kia. 
Các quyền của cổ đông có cổ phiếu thường:
Người sở hữu cổ phiếu thường thông thường được hưởng một số quyền lợi
nhất định như sau:
-          Quyền bỏ phiếu bầu HĐQT.
-          Quyền nhận cổ tức theo công bố của HĐQT.
-          Quyền chuyển nhượng sở hữu cổ phiếu.
-          Quyền bỏ phiếu cho các vấn đề có ảnh hưởng đến toàn bộ công ty
-          Quyền kiểm tra sổ sách của công ty

45
http://www.facebook.com/DethiNEU
-          Quyền được chia tài sản khi công ty thanh lý hay giải thể 
Mệnh giá của cổ phiếu thường:
Hầu hết các công ty cổ phần ấn định mệnh giá cho mỗi cổ phiếu thường và
mạnh giá thường được in trên tờ cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu không liên quan đến
giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh giá thể hiện tầm quan trọng duy nhất của nó
vào thời điểm cổ phần lần đầu tiên được phát hành. 
Giá thị trường của cổ phiếu thường
Khi cổ phiếu bán ra công chúng, giá của nó được xác định bởi giá mà các nhà
đầu tư mua nó; giá này được coi là giá thị trường hay giá trị thị trường; nó phụ thuộc
vào sự tin tưởng của người đầu tư với công ty phát hành.
Trên thực tế, giá thị trường của cổ phiếu không phải do công ty ấn định và
cũng không phải do một người nào khác quyết định. Giá thị trường của cổ phiếu
được xác định bởi giá thấp nhất mà người bán sẵn sàng bán nó và giá cao nhất mà
người mua sẵn sàng mua nó. 
b Cổ phiếu ưu đãi  Cổ phiếu ưu đãi cũng thể hiện quyền lợi sở hữu trong một
công ty. Nó được gọi là cổ phiếu ưu đãi vì những cổ đông nắm loại cổ phiếu này
được hưởng một số ưu đại hơn so với những cổ đông thường. Những cổ đông ưu đãi
có thể có quyền nhận cổ tức trước cổ đông thường hay có quyền ưu tiên được nhận
tài sản trong trường hợp công ty bị giải thể.
Tuy nhiên, không giống với các cổ đông thường, các cổ đông ưu đãi thường
không được bỏ phiếu bầu ra HĐQT và quyền hưởng lợi tức cổ phần bị giới hạn theo
một số lượng nhất định. 
Mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi
Giống như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không
có mệnh giá, ở đây mệnh giá cũng có mối liên quan đến giá thị trường. Nếu một cổ
phiếu ưu đãi có mệnh giá thì cổ tức sẽ được tính dựa vào mệnh giá đó. Nếu cổ phiếu
ưu đãi không có mệnh giá thì cổ tức sẽ được công bố bằng một số đô la nào đó trên
mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ấn định. 
Các loại cổ phiếu ưu đãi:
Nếu một công ty cổ phần phát hành nhiều sêri cổ phiếu ưu đãi, họ có thể chỉ
định một loại là ưu đãi thứ nhất, loại kia là ưu đãi thứ hai. Hoặc họ cũng có thể phân
biệt các cổ phiếu ưu đãi thông qua sự ưu tiên của nó đối với việc hưởng lợi tức cổ
phần. 
Cổ phiếu ưu đãi tham dự và không tham dự chia phần
Cổ phiếu ưu đãi không tham dự chia phần là loại chỉ được hưởng lãi cổ phần
ưu đãi ngoài ra không được hưởng thêm bất cứ phần lợi nhuận nào. Ngược lại, cổ
phiếu ưu đãi tham dự chia phần thì cổ đông được hưởng một phần lợi tức phụ trội
theo quy định khi công ty làm ăn có lãi cao. 
Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ và không tích luỹ
Cồ tức trên cổ phiếu ưu đãi cũng có thể được tích luỹ hoặc không tích luỹ.
Một cổ phiếu ưu đãi được tích luỹ có nghĩa là nếu cổ tức không được công bố trả
trong một năm nào đó thì cổ tức này sẽ được tích luỹ hay cộng dồn. Cổ tức gộp này
phải được trả trước khi công bố trả cổ tức cho các cổ phiếu thường. Mặt khác, nếu cổ
tức không được tích luỹ và công ty đã bỏ qua cổ tức của một năm nào đó thì cổ tức
đó không phải cộng thêm trước khi cổ tức thanh toán cho những cổ phiếu thường. 
46
http://www.facebook.com/DethiNEU
Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi
Là loại cổ phiếu ưu đãi có quyền chuyển sang một loại chứng khoán khác của
chính công ty đó. Công thức để thực hiện việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi có thể
chuyển đổi sang cổ phiếu thường do công ty quy định tại thời điểm cổ phiếu ưu đãi
có thể chuyển đổi được phát hành. 
Chứng khoán ngân quỹ:
Vì nhiều lý do, công ty mua về những cổ phần mà họ đã phát hành. Các cổ
phần đã được phát hành mà hiện tại do công ty đó sở hữu được gọi là các chứng
khoán ngân quỹ, nó không có quyền bỏ phiếu và không được nhận cổ tức. 
Chứng khoán trôi nổi:Là tổng số các chứng khoán đã được phái hành trừ đi số
chứng khoán đã được công ty mua lại chứng khoán ngân quỹ. Các chứng khoán trôi
nổi có quyền nhận cổ tức và có quyền bỏ phiếu.

Câu 17: Bình luận về diễn biến giá chứng khoán trên 2 sàn HNX và HoSE từ
đầu 2009 ->nay.
Trả lời:TTCK VN từ đầu năm 2009-> nay chia làm 4 giai đoạn rõ rệt:
Giai đoạn một từ 01/01/2009 tới 24/02/2009,
Giai đoạn hai từ 24/02/2009 tới 30/06/2009,
giai đoạn ba từ 30/06/2009 tới 22/10/2009,
giai đoạn bốn từ 22/10/2009 tới nay.

Giai đoạn một: 01/01/2009 tới 24/02/2009 : sụt giảm mạnh do ảnh hưởng
của suy giảm kinh tế
Suy thoái kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu chấm dứt, những hoài nghi về khả
năng vực dậy nền kinh tế của chính phủ các nước chưa được giải tỏa, thị trường
chứng khoán thế giới liên tục sụt giảm mạnh khiến thị trường chứng khoán Việt Nam
tiếp tục đổ dốc trong suốt hai tháng đầu năm 2009. Mọi diễn biến của các chỉ số
chứng khoán Việt Nam luôn đi cùng chiều với những biến động của chỉ số chứng
khoán thế giới, chỉ số chứng khoán thế giới tăng hay giảm, VnIndex và HnxIndex
cũng tăng và giảm theo. Trong xu hướng đó, các chỉ số chứng khoán chính trên thế
giới liên tục phá vỡ các mốc điểm quan trọng (DowJones chạm mốc đáy 6.547,05
điểm, Nikkei 225 chạm mốc đáy 7.054,98),VnIndex và HnxIndex cũng rơi dần về
mức đáy. Cổ phiếu liên tục mất giá, tính thanh khoản trên thị trường sụt giảm do
luợng cầu yếu trong khi lượng cung tăng ồ ạt, tâm lý nhà đầu tư ngày càng trở lên
hoang mang, đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thị trường chứng khoán “lao dốc”
không có điểm dừng.Mức đáy của VnIndex được thiết lập trong giai đoạn này khi
chạm mốc 235,5 điểm. So với mức điểm cuối năm 2008, VnIndex đã giảm 80,12
điểm, tương đương 25,38%. Tính thanh khoản giảm sút nghiêm trọng, khối lượng
giao dịch và giá trị giao dịch đều ở mức thấp. Trung bình, mỗi phiên chỉ có
7.860.421 CP&CCQ được chuyển nhượng, tương đương 170,02 tỷ đồng.Tương tự
diễn biến giao dịch sàn HSX, sàn HNX cũng trải qua một giai đoạn đầy khó khăn khi
Hnx-Index lùi về dưới ngưỡng 100 điểm và giao dịch dưới mốc điểm này trong một
thời gian dài. Mức đáy của Hnx-Index là 78,06 điểm.
47
http://www.facebook.com/DethiNEU
Giai đoạn hai: Từ 25/02/2009 tới 30/06/2009 : hồi phục
Hưởng ứng sự hồi phục trở lại của thị trường chứng khoán thế giới,thị trường
chứng khoán Việt Nam cũng khởi động một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong giai
đoạn này, nền kinh tế trong nước phát đi những tín hiệu phục hồi, dần thoát khỏi
khủng hoảng, chính sách vĩ mô trong nước có tác dụng hỗ trợ tích cực, hoạt động
kinh doanh của một số doanh nghiệp niêm yết lớn đạt kết quả khả quan khiến
VnIndex và HnxIndex có được những phiên tăng điểm liên tiếp. Trong suốt gần bốn
tháng cuối kỳ, VnIndex và HnxIndex đã có được sự hồi phục nhanh chóng và có
phần vượt bậc so với sự hồi phục của các chỉ số chứng khoán thế giới. Điều này tạo
ra một tâm lý phấn chấn đối với các nhà đầu tư, một lượng tiền lớn đổ vào thị trường
trong một thời gian dài, cầu lớn khiến giá cổ phiếu tăng trưởng nhanh chóng,
VnIndex đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/06/2009 tại mức điểm 448,29điểm, tức
tăng 42,3% so với mức điểm cuối năm 2008 và tăng được 90,36% so với mức đáy
235,5 điểm. Tính thanh khoản trên thị trường được cải thiện từng ngày, bình quân
mỗi phiên giao dịch có tới 38.983.548 CP được chuyển nhượng, tương đương 1.142
tỷ đồng. Sau nhiều nỗ lực, HnxIndex cũng vượt qua ngưỡng điểm tâm lý 100 và bật
trở lại ngưỡng điểm 149,09 điểm vào ngày 30/06/2009.
Giai đoạn: từ 30/06/2009 tới 22/10/2009 :Giai đoạn tăng mạnh và ổn định
Kết quả kinh doanh quý 2 của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết là khả quan
và có sự cải thiện so với quý 1 năm nay. Tình hình kinh tế vĩ mô nhìn chung cũng đã
có những dấu hiệu phục hồi trong khi lạm phát được duy trì ở mức thấp… Tất cả
những tín hiệu tích cực nêu trên đều ủng hộ sự phục hồi của TTCK. Dòng tiền tiếp
tục
chảy mạnh vào thị trường chứng khoán khiến giá trị giao dịch liên tiếp lập các
kỷ lục mới. Kết quả: VnIndex nằm trong 10 chỉ số chứng khoán có mức
tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới, chỉ đứng sau một số thị trường như:
Peru,
Nga…Chỉ số Vn-index đã đạt mức kỉ lục mới trong năm là 624,10 điểm vào
ngày 22/10/2009 , với khối lượng 91.618.620 đơn vị, tương ứng với giá trị giao dịch
lên tới 4571.183 tỷ. HNX-index cũng tương tự đạt mức kỉ lục 218, 38 vào ngày
22/10/2009 với khối lượng giao dịch 65.524.000 đơn vị , tương ứng giá trị giao dịch
là 3047.903 tỷ.
Giai đoạn 4: từ 20/10 đến nay: Giai đoạn điều chỉnh giảm của thị trường.
Tháng 11 khép lại với VN-Index 504,12 điểm và HNX  161,85 điểm. Phiên
cuối cùng của tháng 11 so với phiên cuối cùng của tháng 10, VN-Index giảm 83
điểm (-14,14%); HNX giảm 37,53 điểm (-18,82%).
Đây là tháng đầu tiên kể từ tháng 3 và là tháng thứ ba kể từ đầu năm đến nay,
VN-Index bị giảm điểm (tháng 1 giảm 3,9%, tháng 2 giảm 19%, tháng 3 tăng 14,2%,
tháng 4 tăng 14,6%, tháng 5 tăng 29%, tháng 6 tăng 8,9%, tháng 7 tăng 4,1%, tháng
8 tăng 17,1%, tháng 9 tăng 6,2%, tháng 10 tăng 1,1%). Trong tháng 11, VN-Index 
mấy lần  rơi  xuống hết đáy này (524,4 điểm ngày 10.11) đến đáy khác sâu hơn
(482,6 điểm  ngày 20.11). Tháng 11 trong 10 năm qua có 6 năm tăng, 4 năm giảm
(2004, 2007, 2008, 2009), năm 2009 VN-Index bị giảm lớn nhất.
Tuy là tháng giảm lớn, nhưng cuối tháng 11 so với cuối năm 2008, VN-Index
đã tăng 188,5 điểm (+59,72%), và HNX đã tăng 55,5 điểm (+52,8%). Các con số này
48
http://www.facebook.com/DethiNEU
vẫn thuộc loại cao so với các năm trước đó (5 tháng năm 2000 tăng 68,7%, 11 tháng
các năm 2001 tăng 39,5%, năm 2002 giảm 24,4%, năm 2003 giảm 10,6%, năm 2004
tăng 37,5%, năm 2005 tăng 30,1%, năm 2006 tăng 105,9%, năm 2007 tăng 29,3%,
năm 2008 giảm 66%). Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân/phiên trong tháng 11
đạt 2.428,8 tỉ đồng, cao gấp 1,6 lần mức bình quân trong 10 tháng trước đó, đứng thứ
ba tính từ đầu năm đến nay (sau tháng chín 3.182,5 tỉ và tháng mười 3.835,5 tỉ).
= Rút ra kết luận (Tự rút ). He

Câu 18. Những cơ hội và thách thức đối với thị trường chứng khoán VN hiện
nay?
* Cơ hội:
TTCK VN hiện nay đang đứng trước nhiều cơ hội lớn, đặc biệt là kể từ sau
khi trở thành thành viên chính thức của WTO. Việc tham gia WTO chắc chắn sẽ góp
phần gia tăng mạnh lượng vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài vào thị trường thông
qua quỹ đầu tư đang hoạt động tại VN cũng như các tổ chức đầu tư nước ngoài vào
VN trong thời gian tới.
Đối với các quỹ đầu tư đang hoạt động tại VN, việc VN gia nhập WTO, tốc độ
tăng trưởng ổn định của VN và kết quả hoạt động kinh doanh khá tốt trong vài năm
qua sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ huy động thêm vốn từ bên ngoài để đầu tư
vào TTCK VN.
Việc gia tăng nguồn vốn đầu tư vào VN sẽ tạo cơ hội lớn cho các công ty
chứng khoán VN thông qua việc cung cấp dịch vụ chứng khoán cho các nhà đầu tư
tổ chức. Tuy nhiên, cũng có không ít cạnh tranh từ các tổ chức kinh doanh CK quốc
tế.
Với thế mạnh về vốn, kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ, chắc chắn các tổ
chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh, đặc biệt
trong các nghiệp vụ như tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và niêm yết tại nước
ngoài, quản lý tài sản và môi trường kinh doanh CK cho các nhà đầu tư nước ngoài.
TTCK sẽ tăng trưởng mạnh hơn, số lượng các công ty niêm yết sẽ tăng nhanh hơn.
* Thách thức:

TTCK VN tiếp tục hứa hẹn nhiều cơ hội, nhưng những thách thức cũng không ít.
- Cơ chế, chính sách chưa hoàn thiện: rủi ro hệ thống là những rủi ro mà nhà
đầu tư luôn phải chấp nhận nó. Hiện tại, Luật CK đã có hiệu lực nhưng các văn bản
hướng dẫn vẫn đang trong quá trình dự thảo, các quy định quản lý về thị trường, giao
dịch còn lỏng lẻo, thể hiện nhiều bất cập và cần phải sửa đổi cho phù hợp. Do vậy,
chưa thể đáp ứng yêu cầu về tài chính rõ ràng, minh bạch.
- Quy mô vượt trội dẫn đến thách thức đối với các nhà đầu tư trong nước là rất
lớn, thể hiện ở các khía cạnh:
Rất nhiều cơ hội xem xét đầu tư
Dòng vốn rất lớn sẽ chuyển sang doanh nghiệp mới cổ phần hóa
Các tiêu chí đầu tư không chỉ dừng ở 1 số thông số cơ bản như EPS hay P/E
Xuất hiện các nghiệp vụ đầu tư mới, không chỉ đơn thuần là đầu tư vào cổ
phiếu mà còn cả các công cụ phái sinh.
49
http://www.facebook.com/DethiNEU
Xuất hiện các nghiệp vụ đầu tư mới như hoán đổi, bán khống.
- Chất lượng của các nhà đầu tư trong nước còn chưa cao, thị trường vẫn còn
thiếu những nhà tạo lập thị trường với những kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm
trong lĩnh vực chứng khoán.

Câu 19: Nội dung cơ bản của phân tích vĩ mô ngành?


Nội dung cần phân tích bao gồm: phân tích chu kỳ sống, chu kỳ kinh doanh
của ngành, xác định hệ số rủi ro, mức sinh lời kỳ vọng và các hệ số tài chính của
ngành.
- Các bước phân tích:
(1) Xđ hệ số rủi ro β của ngành, từ đó tính toán mức sinh lời yêu cầu theo mô
hình CAPM: E(R) = Rf + β*(Rm – Rf)
Trong đó:
E(R): mức sinh lời cần thiết
Rf : mức sinh lời của CK phi rủi ro
Rm : mức sinh lời của thị trường
β : hệ số rủi ro ngành
(2) P.tích chỉ số P/E của toàn ngành
- Xem xét mqh của P/E ngành với P/E tổng thể thị trường
- Xem xét các nhân tố cơ bản của ngành gây tác động trực tiếp tới P/E ngành
như: hệ số trả cổ tức, mức sinh lời yêu cầu và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức.
(3) Ước tính thu nhập đầu sổ phiếu (EPS): được thực hiện theo 1 số phương
pháp chủ yếu như phân tích chu kỳ KD, phân tích đầu vào-đầu ra, phân tích mqh
giữa ngành và nên kinh tế tổng thể.
(4) Tính giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành bằng cách nhân hệ số P/E cuối kỳ
tính toán được với ước tính thu nhập đầu cổ phiếu. Sau đó so sánh giá trị chỉ số cuối
kỳ với giá trị đầu kỳ để ước tính lợi nhuận
(5) So sánh lợi nhuận đạt được với lợi nhuận yêu cầu để quyết định đầu tư.

Câu 20: Những nguyên tắc và ví dụ về giao dịch bán khống- giao dịch kí quỹ.
Trả lời:
Bán khống (short sales) là việc bán một chứng khoán mà người bán không sở
hữu mà thay vào đó, người bán đi vay chứng khoán hoặc có đảm bảo chứng khoán
có thể vay được để bán với mong muốn kiếm lợi nhuận bằng cách mua lại và trả lại
chứng khoán đó khi giá chứng khoán giảm.
  Khi tiến hành mua lại, có hai trường hợp xảy ra:
  - Giá chứng khoán giảm: Nhà giao dịch đã mua lại được khối lượng chứng
khoán đã vay để bán với giá thấp hơn giá đã bán và kiếm được lợi nhuận sau khi
hoàn trả khối lượng chứng khoán đã bán trước đó.
Giá chứng khoán tăng: Nhà giao dịch bị lỗ vì phải mua lại chứng khoán với
giá cao hơn để hoàn trả lại khối lượng chứng khoán đã vay để bán (tức nhà đầu tư đã
vay và bán chứng khoán ở mức giá thấp trong khi phải mua lại để hoàn trả ở mức giá
cao).

50
http://www.facebook.com/DethiNEU
Ví dụ, giả sử các cổ phiếu của công ty AAA hiện bán với giá 10 USD một cổ
phần. Một người bán khống sẽ mượn 100 cổ phiếu và trả tổng cộng 1000 USD. Nếu
giá cổ phiếu AAA sau đó rớt xuống 8 USD một cổ phần, người bán khống đó sẽ mua
lại 100 cổ phiếu đó với giá 800, trả các cổ phiếu cho người chủ gốc và được lợi
nhuận 200 USD. Cách làm này có nguy cơ bị lỗ vô hạn nếu cổ phiếu AAA được
mượn được bán và trên thực tế giá lên 25 USD, thì người bán khống sẽ phải mua lại
với tổng giá là 2500 USD, lỗ mất 1500 USD.
Trong thực tế, việc bán khống không phải chỉ được thực hiện bởi chính
người đi vay chứng khoán để bán khống (covered shorts), mà có nhiều trường hợp
việc bán khống được thực hiện bởi những đối tượng khác mà người bán không hề
biết về việc đi vay,bán và chuyển giao chứng khoán đã bán khống (naked shorts) trên
tài khoản của mình. Trường hợp này có thể xảy ra từ sự lợi dụng kẽ hở của pháp luật
về chứng khoán cũng như những khác biệt trong hệ thống giao dịch và đa phần được
coi là bất hợp pháp.
Hoạt động bán khống có thể có những lợi ích sau đây:
  - Giúp nhà đầu tư tạo lợi nhuận từ việc dự báo đúng giá chứng khoán
giảm.
  - Giúp cho các nhà tạo lập thị trường có thể đáp ứng các nhu cầu mua của
khách hàng đối với các chứng khoán mà nhà tạo lập thị trường hiện chưa sở hữu.
 - Khuyến khích giao dịch phòng ngừa rủi ro.
  Tuy vậy, với khả năng giao dịch bán khống không có đảm bảo như trên,
những mặt hạn chế rõ nhất của hoạt động này là:
  - Gia tăng sức ép bán ra đối với chứng khoán, từ đó có thể gây hỗn loạn thị
trường.
  - Ước đoán giảm giá có thể tạo cơ hội thao túng thị trường.
 Tại các nước, bán khống được điều chỉnh theo các quan điểm quản lý khác
nhau:
    - Cho phép bán khống (ví dụ thị trường Mỹ, Nhật, Singapore)
- Cấm bán khống hoặc cho phép có mức độ (ví dụ thị trường Úc, Hồng
Kông)
    - Không có quy định cụ thể về bán khống (ví dụ thị trường chứng khoán
Anh, Đức)
    Khác với nhóm quan điểm trên, mặc dù trên TTCK Việt Nam hiện nay chưa
có quy định về nghiệp vụ bán khống, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc
cho phép thực hiện giao dịch bán khống. Để thực hiện việc bán khống đòi hỏi phải
có những quy định chi tiết, cụ thể nhằm tránh những rủi ro cho thị trường.
Giao dịch kí quỹ:
Mua ký quỹ: là việc khách hàng vay tiền của công ty chứng khoán để mua
chứng khoán. Với phương thức mua ký quỹ, khách hàng có thể tăng lượng lợi nhuận
được thu trên một tổng đầu tư nhất định, và công ty chứng khoán thì thu được phí
hoa hồng do việc thực hiện một khối lượng dịch vụ lớn hơn, đồng thời cũng thu tiền
lãi trên tiền cho khách hàng vay. Loại giao dịch này được thực hiện trên tài khoản
bảo chứng.
Ví dụ: Bạn dự đoán cổ phiếu thường BBB với giá hiện thời là 15.000 đồng
một cổ phiếu, sẽ tăng giá trong vòng 1 năm, lên 30.000 đồng. Với số tiền bạn có là
51
http://www.facebook.com/DethiNEU
1.500.000 đồng, bạn có thể mua 100 cổ phiếu ABC, nắm giữ trong một năm và bán
ra để thu về 3.000.000 đồng, đạt mức lợi tức trên đầu tư là 100%.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể thực hiện việc ký quỹ bằng cách trả 50% tổng giá
mua, 50% còn lại sẽ vay tại công ty chứng khoán, nơi bạn mở tài khoản ký quỹ.
Trong trường hợp này, bạn có thể đầu tư 3.000.000 đồng và mua 200 cổ phiếu. Nếu
dự đoán của bạn là đúng, giá thị trường của cổ phiếu BBB tăng lên 30.000 đồng
trong vòng 1 năm, bạn có thể bán cổ phiếu ra và thu về 6.000.000 đồng. Tất nhiên,
trong số 6.000.000 đồng thu về này bạn phải trả lại 1.500.000 đ đã vay của công ty
chứng khoán, và tiền lãi của khoản vay đó, giả sử với lãi suất 10% một năm:
6.000.000 – 1.500.000 – 150.000 = 4.350.000 (đồng)
Lợi nhuận của bạn sẽ là chênh lệch giữa con số đầu tư ban đầu 1.5 triệu, tức
là bằng 2.850.000 đồng, lợi tức so với đầu tư là 190%. Vậy mua ký quỹ đã làm tăng
tỷ lệ lợi nhuận của bạn lên đáng kể.
Tuy nhiên, mua ký quỹ cũng như con dao hai lưỡi. Nếu cổ phiếu lên giá, bạn
sẽ có lời đáng kể, nhưng nếu cổ phiếu giảm giá, khoản lỗ của bạn cũng tăng lên.
Ngay cả khi cổ phiếu vẫn giữ nguyên mức giá, bạn cũng vẫn thua lỗ, bởi số lãi phải
trả cho số tiền vay trong suốt thời gian ký quỹ cứ lớn dần lên. Và hơn nữa, không
phải chứng khoán nào cũng được phép giao dịch theo mức này.
Mức ký quỹ ban đầu được thực hiện theo luật định, ví dụ như luật Mỹ là 50%. Sau
đó, nếu giá thị trường của cổ phiếu thay đổi, tỷ lệ của số dư ký quỹ của khách hàng
so với số dư nợ có thể giảm xuống nhưng không xuống thấp hơn 25% nếu tụt xuống
quá ngưỡng này, công ty chứng khoán có thể yêu cầu khách hàng đặt thêm tiền ký
quỹ.
Câu 21: Một số giải pháp thúc đầy nâng cao hiệu quả cổ phần hóa của DNNN
hiện nay.
Trả lời:
Việc triển khai cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tại các
Tổng công ty nhà nước là bộ phận quan trọng trong phương án Tổng thể xắp xếp lại
DNNN. CPH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một giải pháp quan
trọng để sắp xếp lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp Nhà nước. Thực tiễn gần 20 năm thực hiện chủ trương CPH đã khẳng
định: CPH là quá trình đa dạng hóa chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nước
nhằm thu hút các nguồn vốn và kinh nghiệm tổ chức sản xuất từ các nhà đầu tư và
người lao động, tạo cơ sở cho việc đổi mới các quan hệ quản lý và phân phối sản
phẩm, tạo động lực mới, phát huy quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả và
sức cạnh tranh của doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhằm hiện
đại hóa nền kinh tế.
Trong thời kỳ đầu thực hiện CPH, đối tượng CPH chỉ tập trung vào các doanh
nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề Nhà nước không cần
nắm giữ, theo phương thức khép kín trong nội bộ với giá bán bằng mệnh giá. Đến
nay, CPH đang được mở rộng sang các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực
then chốt, quy mô lớn, có khả năng sinh lời cao như: ngân hàng, bảo hiểm, viễn
thông, hàng không, dầu khí… Phương thức thực hiện ngày càng công khai và minh
bạch, IPO được tiến hành theo hình thức đấu giá rộng rãi ra công chúng. Thực tế
CPH doanh nghiệp vừa qua tiếp tục minh chứng cho tính đúng đắn của chủ trương
52
http://www.facebook.com/DethiNEU
CPH của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới và hội nhập của nền kinh tế Việt
Nam. Nhìn chung, các DN sau CPH đều hoạt động có hiệu quả hơn. Các chỉ tiêu như
vốn điều lệ, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách… đều tăng cao hơn trước khi CPH.
Theo ước tính, có trên 90% số DN sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, qua đó thu
nhập của người lao động cũng tăng theo.
Tuy nhiên, tiến trình triển khai diễn ra khá chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới nền kinh tế. Theo số liệu của Bộ Tài chính, năm 2008, cả nước chỉ cổ phần
hoá (CPH) được 74 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), bằng 25% kế hoạch và chưa
bằng 50% so với số thực hiện năm 2007. Chính phủ đặt mục tiêu, trong giai đoạn
2008 - 2010, cả nước phải CPH 948 trong tổng số 1.535 DNNN cần phải sắp xếp,
chuyển đổi sở hữu.

Giải pháp:
-Thứ nhất: Đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình cổ phần hoá DNNN
      +Xác định đối tượng thực hiện CPH:
      +Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch CPH doanh nghiệp Nhà nước
- Thứ hai: Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ về CPH DNNN:
Từ khi chủ trương CPH các DNNN được đề cập lần đầu tiên trong Nghị
quyết hội nghị lần 2- BCH TW Đảng khóa 7 (11/1991) đến nay đã có khá nhiều Văn
bản pháp quy trực tiếp liên quan đến CPH.
Về số lượng, tuy các văn bản đã ban hành là nhiều nhưng vẫn chưa có văn
bản nào đủ tầm quyết sách để có thể tiến hành 1 quá trình CPH trên diện rộng như
luật, pháp lệnh.
Về chất lượng, một số nội dung trong hướng dẫn còn chưa rõ ràng, chưa
hướng dẫn cụ thể.
Để giải quyết những vấn đề tồn tại về chính sách: các cơ quan NN có thẩm
quyền cần phải lắng nghe ý kiến từ các DN đã hoàn tất và đang hoàn tất CPH và cả
những DN chưa CPH để cụ thể hóa những điểm chung chung, ban hành thêm những
quy định còn thiếu. Bộ máy quản lý hành chính về CPH phải tập trung, nhất quán .
Tăng cường hơn nữa vai trò chủ đạo của TW, Chính phủ phải đẩy mạnh việc kiện
toàn bộ máy chỉ đạo CPH từ TW đến địa phương theo hướng gọn nhẹ, thiết thực,
tăng cường kiểm tra giám sát để đảm bảo quá trình CPH đúng chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng & NN.
- Thứ ba: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến về cổ phần hoá: tuyên
truyền về chủ trương, quan điểm, mục tiêu cũng như lợi ích về sự cần thiết của CPH
trong sự phát triển nền KTTT.
- Thứ tư: Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh
nghiệp cổ phần hoá : người lao động được mua cổ phần của doanh nghiệp với mức
giá ưu đãi..
- Thứ năm: Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành CPH
Câu 22: Trình bày khái niệm, ý nghĩa, phương pháp xác định tỷ lệ lợi tức yêu
cầu của NĐT.
Khái niệm:
Tỷ lệ lợi tức yêu cầu là tỷ lệ lợi tức các nhà đầu tư yêu cầu phải có trên vốn
đầu tư sao cho đủ đền bù những rủi ro của trái phiếu.
53
http://www.facebook.com/DethiNEU
Phương pháp tính:
Về mặt lý thuyết, mỗi một nhà đầu tư có thể yêu cầu một tỷ lệ lợi tức khác
nhau đối với mỗi một loại chứng khoán cụ thể. Tuy nhiên, giám đốc tài chính chỉ
quan tâm đến tỷ lệ lợi tức yêu cầu đc biểu hiện bằng giá cả thị trường của chứng
khoán công ty. Nói cách khác, sự nhất trí của các nhà đầu tư về một tỷ lệ lợi tức dự
tính đc phản ánh trong giá cả thị trường hiện tại của trái phiếu.
Để tìm tỷ lệ lợi tức dự tính cho một trái phiếu, sử dụng bảng tính giá trị hiện
tại được thực hiện bởi phương pháp thử và tìm lỗi. Ta phải tiếp tục thử những tỷ lệ
mới cho đến khi tìm thấy tỷ lệ chiết khấu mà tại đó, giá trị hiện tại của những khoản
lợi tức nhận đc trong tương lai và giá trị đáo hạn của trái phiếu vừa đúng bằng giá trị
thị trg hiên tại của trái phiếu. Nếu tỷ lệ dự tính nằm ở giữa những tỷ lệ trong bảng
giá trị hiện tại, cần phải sử dụng phép nội suy để tìm giá trị giữa những tỷ lệ này.
VD: Trái phiếu của công ty Brister được bán với giá 1100 đô la, lãi suất
Coupon 9%/năm và có thời hạn 10 năm. Nếu ta thử tại tỷ lệ chiết khấu 7%/năm, giá
trị hiện tại của trái phiếu là 1140,16 đô la, lớn hơn giá trị thị trường 1100 đô la. Tiếp
tục thử tại một tỷ lệ cao hơn, chẳng hạn lên 8%/năm, giá trị hiện tại là 1066 ddoola,
thấp hơn giá trị thị trường. Vì vậy, tỷ lệ lợi tức dự tính của nhà đầu tư nằm giữa 7%
và 8%. Có thể nội suy để tìm lãi suất mong đợi. Quá trình đó như sau:

t giá trị sự chênh


ỷ lệ lệch giá trị
7 1140, 40,16 $
% 16 $
k 1100 73,26 $
b $
8 1066,
% 9$

Giải phương trình nội suy tìm kb, chúng ta có

kb = 7% + [ 40,16/73,26 – (8% - 7%)] = 7,55%

Vì vậy tỷ lệ lợi tức dự tính của trái phiếu công ty Brister đối với một nhà đầu
tư đã mua trái phiếu với giá 1100 đôla khoảng 7,55%.
Ý nghĩa:
Đối với một tổ chức phát hành, việc xác định tỷ lệ lợi tức yêu cầu có ý nghĩa
quan trọng trong việc hoạch định và thực thi chính sách quản trị vốn, chính sách đầu
tư bởi tỷ lệ này là thông số quan trọng trong việc xác định lãi suất danh nghĩa khi
công ty phát hành trái phiếu mới, đồng thời cũng là cơ sở xác định chi phí vốn đối
với tổ chức phát hành.
Đối với nhà đầu tư, việc xác định đúng tỷ lệ lợi tức yêu cầu không chỉ giúp
xác định đúng giá trị của chứng khoán mà còn giúp họ hoạch định và thực thi chính
sách quản lý danh mục đầu tư.
Đối với chính phủ, tỷ lệ lợi tức yêu cầu là thông số quan trọng trong hoạch
định và thực thi chính sách tài chính tiền tệ.
54
http://www.facebook.com/DethiNEU

Câu 23. Anh chị hãy tóm tắt các mô hình và những hoạt động cơ bản của công
ty chứng khoán, liên hệ thực tiễn hoạt động của công ty chứng khoán VN hiện
nay
Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp
vụ trên thị trường chứng khoán.
I.Các mô hình tổ chức kinh doanh của công ty chứng khoán
1.Mô hình công ty chứng khoán đa năng:
Công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ tài
chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ
tài chính. Mô hình này được biểu hiện dưới 2 hình thức sau:
- Loại đa năng một phần (kiểu Anh): theo mô hình này các ngân hàng muốn kinh
doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải thành lập công ty con hạch toán độc
lập và hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ.
- Loại đa năng hoàn toàn (kiểu Đức): các ngân hàng được phép trực tiếp kinh doanh
chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như các dịch vụ tài
chính khác.
2. Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh
Hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập và chuyên môn
hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân hàng không được tham gia
kinh doanh chứng khoán. Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ
thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán đi vào chuyên môn hoá
sâu trong lĩnh vực chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển.
II.Hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán
1. Nghiệp vụ môi giới:
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng
khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Công ty chứng khoán đại diện cho khách
hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại SGDCK hoặc thị trường
OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình.
2. Nghiệp vụ tự doanh
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bán
chứng khoán cho chính mình. Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi
nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng.
Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao
dịch trên SGDCK hoặc thị trường OTC.
3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành
Bảo lãnh phát hành là việc công ty chứng khoán có chức năng bảo lãnh giúp
tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức
việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu
sau khi phát hành.
4. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư
Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng
khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi
nhuận và bảo toàn vốn cho khách hang
5. Nghiệp vụ tư vấn và đầu tư chứng khoán
55
http://www.facebook.com/DethiNEU
Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc công ty chứng khoán thông qua hoạt động
phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một
số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư và cơ cấu tài chính cho
khách hàng.
6. Các nghiệp vụ phụ trợ
a. Lưu ký chứng khoán: Là việc lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách
hàng thông qua các tài khoản lưu ký chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ nhận
được các khoản thu phí lưu ký chứng khoán, phí gửi, phí rút và phí chuyển nhượng
chứng khoán.
b. Quản lý thu nhập của khách hàng (quản lý cổ tức): công ty chứng khoán sẽ
theo dõi tình hình thu lãi, cổ tức của chứng khoán và đứng ra làm dịch vụ thu nhận
và chi trả cổ tức cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
c. Nghiệp vụ tín dụng: bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán cho khách
hàng để hưởng hoa hồng, công ty chứng khoán còn triển khai dịch vụ cho vay chứng
khoán để khách hàng thực hiện giao dịch bán khống (short sale) hoặc cho khách
hàng vay tiền để khách hàng thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ (margin purchase).
d. Nghiệp vụ quản lý quỹ: công ty chứng khoán cử đại diện của mình để quản
lý quỹ và sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. Công ty
chứng khoán được thu phí dịch vụ quản lý quỹ đầu tư.
III. Hoạt động các công ty chứng khoán VN hiện nay:
Theo nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định, công ty chứng
khoán đã được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhưng không đáp ứng đủ điều
kiện về vốn sẽ phải làm thủ tục tăng vốn trong thời hạn hai năm kể từ ngày Nghị
định có hiệu lực.
Các CTCK nếu muốn đáp ứng đủ các điều kiện về vốn theo quy định mà
không gây ảnh hưởng đến thị trường thì thường cắt giảm 2 nghiệp vụ: bảo lãnh phát
hành, tự doanh. Tự doanh chính là nghiệp vụ đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty
trong thời kì trước đó. Nếu vẫn muốn hoạt động trên cả 4 nghiệp vụ thì phải tăng
vốn.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán ngốn nhiều vốn nhất (165 tỷ đồng) được
nhiều công ty chứng khoán chọn cắt giảm,thị trường hiện tập trung vào hai nghiệp
vụ chính: môi giới và tư vấn đầu tư, vốn cần thiết cho hai mảng này cũng chỉ có 35
tỷ đồng.
Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp phép
hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735
tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán,
tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng
khoán.
Đến tháng 11/2009, Việt Nam đã có 105 công ty chứng khoán được cấp phép
hoạt động (tăng gấp 2 lần so với năm 2007) với tổng số vốn điều lệ hơn 29.269 tỷ
đồng.
Đối với lĩnh vực môi giới trái phiếu, 10 công ty chứng khoán lớn nhất chiếm
tới 95,77% thị phần (51,97% thị phần môi giới trên HOSE và 42,13% thị phần trên
HNX). Lớn nhất là VCBS (39,96%), Agriseco (18,85%), Sacombank-SBS (14,52%).

56
http://www.facebook.com/DethiNEU
Đây đều là những công ty chứng khoán trực thuộc các ngân hàng. VCBS cũng đứng
thứ 2 về thị phần môi giới trái phiếu tại HoSE trong quý 3 với 32,26%.
Đối với hoạt động tự doanh: trong quý I /2009 hàng loạt công ty chứng
khoán đã nộp đơn lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xin rút bớt nghiệp vụ tự
doanh. Cổ phiếu xuống dốc không phanh, thậm chí có những mã blue-chip giảm còn
50 - 70% giá trị sổ sách, khiến nhiều công ty chứng khoán lỗ nặng ở mảng tự doanh.
Tuy nhiên đến quý II thì hoạt động tự doanh lại là mảng tạo ra lợi nhuận chính cho
CTCK. Quý II/2009, TTCK Việt Nam có những chuyển biến tích cực. VN-Index và
HNX-Index tăng tương ứng 59,7% và 53% đi kèm với giá trị giao dịch lên tới hàng
nghìn tỷ đồng mỗi phiên.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, nhiều CTCK công bố lợi nhuận khả quan: CTCK
Bảo Việt (BVSC) đạt 95,35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, hoàn thành 338,7% kế hoạch
năm; CTCK HSC đạt 123,77 tỷ đồng lợi nhuận, vượt 17% kế hoạch năm. CTCK Sài
Gòn (SSI) và CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) đã hoàn thành lần lượt
90% và 87,14% kế hoạch lợi nhuận năm 2009.
Câu 24 Hình thành và phát triển TTCK cho DN vừa và nhỏ

1.Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.


“DNV&N là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp
luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình
hàng năm không quá 300 người”.
2.Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường chứng khoán của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ:
1. Sự ổn định và tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thu
nhập của dân cư, nâng mức tích luỹ trong dân, tăng nhu cầu đầu tư ,tăng số lượng
nđt tham gia tt.Tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, giúp mở rộng quy
mô hoạt động sxkd.Tăng cầu về vốn,kích thích DN tham gia thị trường.Tạo ra một
môi trường đầu tư hiệu quả, giúp làm giảm rủi ro và làm tăng hiệu quả của hoạt động
đầu tư.
2. Khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ đảm bảo cho hoạt động của thị trường
được diễn ra một cách công bằng, công khai và minh bạch.Bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của các chủ thể tham gia thị trường.
3.Năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước.Đảm bảo cho thị trường hoạt
động theo đúng các quy định của pháp luật.
4.Công chúng đầu tư.Nhà đt cần phải có sự hiểu biết,nắm bắt nhanh các cơ
hội, tránh rủi ro. Các nhà quản lý cần phải tăng tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ
bản về chứng khoán cho các nhà đầu tư, có những hỗ trợ cần thiết, đặc biệt là về tài
chính khi họ tham gia thị trường.
5.Sự tích cực tham gia của các DNV&N. Một thị trường phát triển phải dựa
trên sự tương hợp giữa cung và cầu .Sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp sẽ
góp phần tạo ra lượng cung lớn cho thị trường
6. Hệ thống các trung gian tài chính: Các ctyCK là những tổ chức trung gian
có phạm vi hoạt động rộng nhất trên TTCK cũng tác động nhiều mặt đến DN.
II. Tình hình các DNV&N ở nước ta hiện nay.

57
http://www.facebook.com/DethiNEU
-Khu vực kinh tế tư nhân non trẻ nước ta hiện nay chủ yếu bao gồm các
DNV&N, không ngừng phát triển cả về quy mô, số lượng, tham gia vào hầu hết các
lĩnh vực của nền kinh tế,chiếm khoảng 88% tổng số doanh nghiệp cả nước.
-Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các DNV&N vẫn gặp rất nhiều khó khăn
nhất là khó khăn do thiếu vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh.
-Các DNV&N ở nước ta hiện nay chủ yếu huy động vốn thông qua thị trường
tài chính phi chính thức, rất khó có thể tiếp cận được với nguồn tín dụng ngân
hang,vì đòi hỏi phải có sự đánh giá ngặt nghèo về phương án trả nợ. Thị trường bất
động sản hiện nay đang bị đóng băng cũng gây ra một trở ngại cho doanh nghiệp
trong việc thế chấp tài sản…phát hành chứng khoán là một hướng tiếp cận nguồn
vốn phù hợp và hiệu quả nhất trong tình hình TTCK phát triển như hiện nay
1. các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham ja TTCK ở Việt Nam hiện nay có
1 Những lợi thế
- Tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
- Tăng tính năng động trong hđ quản lý kinh doanh
- Hưởng nhiều ưu đãi về thuế chính sách khi được niêm yết trên TTCK
- Quảng bá tên tuổi, hình ảnh công ty , tăng tính thanh khoản của chứng khoán .
2 Một số yếu tố gây e ngại
-Chưa đáp ứng các thủ tục đăng ký giao dịch trên TTGDCK
-Các thành viên cty, thành viên hội đồng quản trị chưa trang bị đủ kiến thức về
TTCK
-Chi phí lớn,ngại công bố báo cáo tài chính,hồ sơ phức tạp..
2. thực trạng thị trường chứng khoán của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
hiện nay.
+ TTGDCK Hà Nội đã đi vào hoạt động và đạt được những kết quả rất đáng khích
lệ, tạo ra được một sân chơi lành mạnh cho các DNV&N có cơ hội tham gia trên
TTCK.
+ hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú, số lượng phát hành ngày càng
tăng.
+ nhà đầu tư đã bắt đầu khẳng định được năng lực tham gia thị trường.
+ hệ thống các trung gian tài chính ngày càng phát triển và hoạt động ngày càng
chuyên nghiệp hơn trên TTCK.
+ hệ thống cở sở vật chất kỹ thuật của toàn thị trường ngày càng được đầu tư hiện
đại.
+ hoạt động quản lý, giám sát thị trường ngày càng quy củ và chặt chẽ, công khai,
minh bạch, rõ ràng

58

You might also like