You are on page 1of 72

Bài 1:

Giới thiệu về Adobe Photoshop CS4

TTO - Adobe Photoshop CS4 là một phần mềm xử lý ảnh


(image-processing software) chuyên nghiệp. Photoshop cho
phép người sử dụng tút sửa ảnh (retouching), ghép ảnh
(composing), phục chế ảnh (restoration), tô màu tranh ảnh
(painting)… một cách dễ dàng và hiệu quả.

Phần mềm này là một công cụ không thể thiếu của các nhiếp Adobe Photoshop
ảnh gia, các nhà thiết kế đồ hoạ, thiết kế web và biên tập CS4 Extended
video.

Ngoài ra Adobe Photoshop CS4 còn phối hợp rất tốt với các phần mềm khác của
hãng Adobe như:

- Phần mềm vẽ trang trí và minh họa (illustration software) Adobe Illustrator
CS4.
- Phần mềm sắp chữ và trình bày (typesetting and layout software) Adobe
InDesign CS4.
- Phần mềm tạo hình ảnh động (animation software) Adobe Flash CS4.
- Phần mềm thiết kế trang web (web design software) Adobe Dreamweaver CS4.

Các phần mềm phổ biến trong bộ Adobe Creative Suite 4

Để có thể cài đặt được Photoshop, máy vi tính của bạn cần có cấu hình như sau:

1. Nếu bạn sử dụng máy PC với hệ điều hành Windows:

* Bộ vi xử lý có tốc độ 1.8GHz trở lên.


* Hệ điều hành: Microsoft® Windows® XP với Service Pack 2 (khuyến cáo sử
dụng Service Pack 3) hoặc Windows Vista® với Service Pack 1.
* Bộ nhớ: 1GB trở lên.
* Đĩa cứng còn trống ít nhất là 1GB trở lên.
* Màn hình có độ phân giải 1,024x768 với card màn hình 16-bit.
* Một số chức năng của Photoshop đòi hỏi card màn hình phải hỗ trợ Shader
Model 3.0 and OpenGL 2.0
2. Nếu bạn sử dụng máy Apple Macintosh với hệ điều hành Mac OS:

* Bộ vi xử lý: PowerPC® G5 hoặc các bộ vi xử lý đa lõi của Intel.


* Hệ điều hành: Mac OS X v10.4.11–10.5.4
* Bộ nhớ: 1GB trở lên.
* Đĩa cứng còn trống ít nhất là 1GB trở lên.
* Màn hình có độ phân giải 1,024x768 với card màn hình 16-bit.
* Một số chức năng của Photoshop đòi hỏi card màn hình phải hỗ trợ Shader
Model 3.0 and OpenGL 2.0

Theo ý kiến riêng của chúng tôi, thì bạn nên tìm mua bộ đĩa Adobe Creative Suite
4 Master Collection.

Bạn nên chép bộ đĩa này vào đĩa cứng (khoảng 8GB), rồi hãy tiến hành cài đặt.
Nếu chỉ muốn cài đặt Photoshop, bạn chọn tùy chọn khi cài đặt là Custom Install.
Còn nếu chọn Full Install, thì bạn có thể cài đặt được tất cả các phần mềm kể trên
(luôn cả Adobe Acrobat 9 và các phần mềm biên tập video/âm thanh như Premiere
Pro cs4, After Effects cs4, Soundbooth cs4, Encore cs4 nếu muốn).

Bài 2 (Phần 1):

Các khái niệm cơ bản của Photoshop CS4

TTO - Photoshop chủ yếu làm việc với hình ảnh dạng lưới điểm (raster). Do đó,
khi dùng Photoshop để mở các hình ảnh dạng vector thì Photoshop phải lưới điểm
hóa chúng (rasterizer).

I. Hình ảnh vector và raster

Hình ảnh đồ họa trên máy tính chia làm hai loại: vector và raster.
II. Độ phân giải ảnh (image resolution)

Độ phân giải ảnh là số điểm ảnh (pixel) có trên 1 đơn vị chiều dài của hình ảnh đó.

Độ phân giải ảnh được tính bằng đơn vị ppi (pixels per inch) hoặc dpi (dots per
inch).

Ví dụ: một hình ảnh có kích thước 1 inch x 1 inch và có độ phân giải 72 ppi sẽ
chứa tổng cộng 72 x 72 = 5.184 pixels. Hình ảnh có kích thước tương tự nhưng với
độ phân giải 300 ppi sẽ chứa tổng cộng 300 x 300 = 90.000 pixels.
Hình bên trái có độ phân giải 72 ppi, hình bên phải 300 ppi

Hình ảnh có độ phân giải càng cao thì càng sắc nét và màu sắc càng chính xác. Và
khi đó, dung lượng file cũng sẽ tăng theo, đòi hỏi nhiều bộ nhớ và đĩa cứng hơn.

1. Hình ảnh sử dụng cho thiết kế web chỉ cần có độ phân giải 72 ppi.

2. Trường hợp hình ảnh dùng cho thiết kế đồ họa in ấn thì bạn cần nhớ hai quy tắc
sau:

• Nếu là ảnh nét (line art) hoặc đơn sắc (monochrome) thì ảnh nên có độ phân
giải là 1,200 ppi.
• Nếu là ảnh chụp màu (color photograph) hoặc ảnh chụp đen trắng (black
and white photograph) thì ảnh nên có độ phân giải 300 ppi.

3. Để rửa ảnh kỹ thuật số thì hình ảnh cần có độ phân giải 300 ppi.

4. Nếu in ảnh hi-flex với kích thước lớn (để quảng cáo ngoài trời chẳng hạn) thì
hình ảnh cần có độ phân giải khoảng 72 ppi đến 100 ppi.

III. Quan hệ giữa kích thước ảnh và độ phân giải ảnh

Hiện nay, việc sử dụng máy ảnh số (digital camera) đã trở nên rất thông dụng, Tuy
nhiên, hình ảnh nhận được từ máy ảnh số thường có độ phân giải 72 ppi. Bạn nên
dùng chức năng Image > Image Size của Photoshop để chỉnh lại kích thước ảnh
và độ phân giải ảnh cho phù hợp với mục đích riêng của bạn.
A. Kích thước và độ phân giải của ảnh gốc.

B. Không chọn Resample (nghĩa là số lượng điểm ảnh không thay đổi); tăng độ
phân giải lên n lần thì kích thước ảnh sẽ giảm xuống n lần và ngược lại.

C. Có chọn Resample (nghĩa là số lượng điểm ảnh có thay đổi); Photoshop phải tự
suy ra thêm một số điểm mới hoặc phải tự loại bỏ một số điểm cũ. Hai quá trình
này gọi là nội suy (interpolation). Khi đó hình ảnh có thể sẽ bị mất nét (out-of-
focus). Để làm cho hình ảnh sắc nét trở lại, ta dùng Filter > Sharpen > Unsharp
Mask... Có 3 phương pháp nội suy: bicubic, bilinear và nearest neighbor. Phương
pháp bicubic thường cho kết quả tốt nhất.

Bài 2 (Phần 2)

Các khái niệm cơ bản của Photoshop CS4 (tiếp theo)

* Độ phân giải màn hình

TTO - Độ phân giải mặc nhiên của màn hình (monitor resolution) máy Macintosh là 72 dpi, của
màn hình PC là 96 dpi.

Khi bạn chọn View > Actual Pixels (Ctrl + 1), Photoshop sẽ hiển thị hình ảnh ở chế độ 100%.
Đây là chế độ trung thực nhất của hình ảnh. Khi đó mỗi pixel của hình ảnh sẽ được hiển thị bằng
một pixel của màn hình.
Khác với những phần mềm đồ họa khác, chế độ hiển thị 100% không thể hiện kích thước thật
của hình ảnh. Để hình dung kích thước của ảnh khi in ra máy in, bạn cần chọn View > Print Size.

V. Các chế độ hình ảnh (image modes)

1. Bitmap

Là hình ảnh mà mỗi điểm ảnh được lưu trữ bằng 1 bit. Như vậy mỗi điểm ảnh của hình ảnh
bitmap chỉ có thể là điểm đen hoặc điểm trắng. Do đó, hình ảnh dạng bitmap chỉ có 2 sắc độ xám
(2 gray levels).

Hình ảnh bitmap thường được gọi là ảnh nét.

Một hình ảnh khổ A4 (8.26 inch x 11.69 inch) với độ phân giải ảnh 300 ppi, nếu được lưu trữ
dưới chế độ bitmap sẽ có dung lượng file là:

8.26 x 300 x 11.69 x 300 x 1bit = 8.690.346 bit = 1.086.293 bytes = 1.03 MB
Hình ảnh bitmap

2. Grayscale

Là hình ảnh mà mỗi điểm ảnh được lưu trữ bằng 8 bit. Như vậy mỗi điểm ảnh của hình ảnh
grayscale có thể nhận một giá trị từ 0 đến 255. Do đó, hình ảnh dạng grayscale có 256 sắc độ
xám (tức 28).

Những ảnh đen trắng (black and white photograph) mà chúng ta thường thấy trên báo chí có chế
độ hình ảnh là grayscale.

Một hình ảnh khổ A4 với độ phân giải ảnh 300 ppi, nếu được lưu trữ dưới chế độ grayscale sẽ có
dung lượng file là:

1.03 MB x 8 = 8.24 MB

Hình ảnh grayscale

3. RGB Color

Là hình ảnh mà mỗi điểm ảnh được lưu trữ bằng 24 bits: 8 bits cho màu đỏ (Red), 8 bits cho
màu lục (Green), 8 bits cho màu lam (Blue). Như vậy mỗi điểm ảnh của hình ảnh RGB có thể
nhận một giá trị từ 0 đến 16.777.216. Do đó, hình ảnh dạng RGB có thể có đến 16,7 triệu màu
(tức 224).

Những ảnh chụp màu (color photograph) từ máy ảnh kỹ thuật số có chế độ hình ảnh là RGB.

Một hình ảnh khổ A4 với độ phân giải ảnh 300 ppi, nếu được lưu trữ dưới chế độ RGB sẽ có
dung lượng file là:

1.03 MB x 24 = 24.72 MB

Nếu chọn Windows > Channels để hiển thị Channels panel, bạn sẽ thấy hình ảnh RGB có 3
kênh màu R, G, B:

Hình ảnh RGB có 3 kênh màu R, G, B

Hình ảnh RGB thường được sử dụng khi thiết kế trang web, rửa ảnh kỹ thuật số, trình chiếu, xử
lý video…

4. CMYK Color

Để sử dụng trong in ấn công nghiệp, hình ảnh màu cần được chuyển sang chế độ CMYK (Cyan,
Magenta, Yellow, Black) bằng cách chọn Image > Mode > CMYK color.

Mỗi điểm ảnh của hình ảnh dạng CMYK được lưu trữ bằng 32 bits: 8 bits cho màu lam lục
(Cyan), 8 bits cho màu đỏ cánh sen (Magenta), 8 bits cho màu vàng (Yellow) và 8 bits cho màu
đen (Black).

Một hình ảnh khổ A4 với độ phân giải ảnh 300 ppi, nếu được lưu trữ dưới chế độ CMYK sẽ có
dung lượng file là:

1.03 MB x 32 = 32.96 MB
Hình ảnh CMYK có 4 kênh màu C, M, Y, K

Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về các hệ màu RGB và CMYK trong bài Lý Thuyết Màu.

Bài 3 (Phần 1)

Lý thuyết màu

TTO - Chỉnh sửa màu sắc cho hình ảnh là một trong những chức năng quan trọng
nhất của Photoshop, vì vậy việc tìm hiểu về lý thuyết màu sẽ giúp bạn sử dụng
Photoshop một cách hiệu quả.

I. Mô hình màu cộng (additive color model)

Màu cộng là nền tảng của mọi màu sắc, vì bắt nguồn từ nguyên lý cảm nhận màu
của mắt. Võng mạc trong đáy mắt người có những tế bào hình nón nhạy cảm với
các màu đỏ (red), lục (green) và lam (blue). Các tế bào này truyền tín hiệu riêng lẻ
đến não bộ, ở đó hình ảnh được tổng hợp thành tất cả màu sắc. Ngoài ra còn có tế
bào hình que nhạy cảm với các sắc độ sáng tối của màu sắc.

Chúng ta cảm nhận được màu sắc nhờ ánh sáng phản chiếu từ vật
thể và đi đến mắt của chúng ta
Năm 1704, nhà bác học nổi tiếng người Anh Isaac Newton đã phân giải được ánh
sáng trắng thành 7 sắc cầu vồng là tím - chàm - lam - lục - vàng - cam - đỏ, trong
đó tím, chàm, vàng, cam có thể tạo ra từ đỏ, lục và lam. Do đó đỏ, lục và lam được
xem là 3 màu căn bản (primary colors) để tạo ra bất kỳ màu sắc nào khác.

Mặt khác, khoa học cũng chứng minh ánh sáng chính là một dạng năng lượng
được bức xạ dưới dạng sóng lan tỏa với vận tốc 300.000 km/giây. Ánh sáng có
màu khác nhau là do bước sóng khác nhau. Quang phổ mà mắt người nhìn thấy
được chỉ là một khe rất hẹp trên thang sóng điện từ, trải từ sắc tím thẫm 380nm
(nanomét, đơn vị đo chiều dài bằng 1 phần triệu milimét) đến sắc đỏ thẫm 780nm.

Quang phổ khả kiến

Nguời ta gọi mô hình màu cộng là mô hình RGB. Nguyên lý này được ứng dụng
trong công nghệ chế tạo màn hình tivi, màn hình máy vi tính, kỹ thuật video, chiếu
sáng…
Tất cả các màu nằm trong quang khổ khả kiến đều có thể được tạo
ra bằng cách thay đổi cường độ của 3 ánh sáng: red, green, blue
Trong Photoshop:

R G B
Đỏ (Red) 255 0 0
Lục (Green) 0 255 0
Lam (Blue) 0 0 255
Lam - lục (Cyan) 0 255 255
Đỏ cánh sen
255 0 255
(Magenta)
Vàng (Yellow) 255 255 0
Đen 0 0 0
Trắng 255 255 255
Xám 50% 128 128 128

II. Mô hình màu trừ (subtractive color model)

Mô hình màu cộng bắt đầu từ màu đen (một màn hình tivi trống và cộng màu R, G,
B để có được màu trắng). Ngược lại mô hình màu trừ bắt đầu với màu trắng (một
tờ giấy trắng được chiếu bằng ánh sáng trắng và trừ đi màu R,G, B của ánh sáng
trắng để có được màu đen).

Việc loại bỏ ánh sáng R, G, B được thực hiện bằng việc in chồng các màu mực lam
- lục (cyan), đỏ cánh sen (magenta) và vàng (yellow). Mực Cyan có tác dụng hấp
thu ánh sáng red, mực Magenta hấp thu ánh sáng green, mực Yellow hấp thu ánh
sáng blue.

Mực Cyan hấp thu ánh sáng đỏ - mực Magenta hấp thu ánh sáng
lục - mực Yellow hấp thu ánh sáng lam

Bất kỳ màu nào trong khoảng màu phục chế (CMYK gamut) được đều có thể đạt
được bằng cách thay đổi tỷ lệ mực màu C, M, Y. Mô hình màu trừ được sử dụng
cho kỹ thuật nhiếp ảnh màu hiện đại và trong tất cả các quá trình in màu công
nghiệp. Trên thực tế do mực in không tinh khiết nên khi 3 màu C, M, Y chồng lên
nhau vẫn không tạo ra được màu đen thật sự. Và ngành in phải dùng thêm một bản
in với mực đen để bổ trợ cho C, M, Y để tạo thêm chi tiết và chiều sâu cho hình
ảnh.

Trong ngành in, 4 màu CMYK được gọi là 4 màu process


colors

Trong in ấn, để tạo ra màu đỏ cờ (Red) người ta in chồng đỏ cánh sen (Magenta)
và vàng (Yellow). Tương tự ta có:

C (%) M(%) Y(%) K(%)


Đỏ cờ (Red) 0 100 100 0
Xanh lá (Green) 100 0 100 0
Xanh tím (Blue) 100 100 0 0
Màu trắng 0 0 0 0
Cam 0 50 100 0
Xanh ngọc 40 0 20 0
Xanh bầu trời 60 20 0 0
Màu hồng 5 40 5 0
Màu be 5 5 15 0

Bằng kỹ thuật tram hóa (screening) hình ảnh màu được phục chế
bằng cách in chồng các hạt tram (screen dot) với 4 màu C, M, Y, K
theo 4 góc khác nhau

Bài 3 (Phần 2)

Lý thuyết màu (tiếp theo)

TTO - III. Mô hình HSB (Hue, Saturation, Brightness)

a. Hue (sắc màu): Thông thường, sắc màu chính là tên của màu. Ví dụ: đỏ, cam,
lục… Các sắc màu khác nhau được biểu diễn trên vòng tròn màu và có giá trị từ 0o
đến 360o.
Vòng tròn màu

Người ta cũng có thể biểu diễn Hue theo mô hình 3 chiều dưới đây:

Trong Photoshop, để chọn màu ta bấm chuột vào biểu tượng Foreground color
hoặc Background color.
Khi đó, hộp thoại Color Picker sẽ hiện ra:

b. Saturation (độ bão hòa màu): Độ bão hòa màu thể hiện độ thuần khiết của
màu. Khi có độ bão hòa cao, màu sẽ sạch và rực rỡ. Khi có độ bão hòa thấp, màu
sẽ đục và xỉn. Độ bão hòa thay đổi từ 0% (xám) đến 100%.
Trên vòng tròn màu, độ bão hòa màu tăng
dần từ tâm ra chu vi

c. Brightness (độ sáng): Độ sáng của một màu mô tả nó sáng hay tối như thế nào.
Độ sáng thay đổi từ 0% đến 100%.
Trong mô hình 3 chiều, độ sáng tăng
dần từ đáy lên đỉnh

IV. Mô hình CIE Lab

Mô hình CIE L*a*b* được xây dựng dựa trên khả năng cảm nhận màu của mắt
người. Các giá trị Lab mô tả tất cả những màu mà mắt một người bình thường có
thể nhìn thấy được. Lab được xem là một mô hình màu độc lập đối với thiết bị và
thường được sử dụng như một cơ sở tham chiếu khi chuyển đổi một màu từ một
không gian màu này sang một không gian màu khác.

Theo mô hình Lab, tất cả các màu có cùng một độ sáng sẽ nằm trên cùng một mặt
phẳng có dạng hình tròn theo 2 trục a* và b*. Màu có giá trị a* dương thì ngả đỏ,
màu có giá trị a* âm thì ngả lục. Tương tự b* dương thì ngả vàng và b* âm thì ngả
lam. Còn độ sáng của màu thì thay đổi theo trục dọc.
V. Tại sao màu sắc không giống nhau

Không có một thiết bị nào trong các hệ thống in ấn có khả năng phục chế được
toàn bộ quang phổ màu mà mắt người nhìn thấy được. Mỗi thiết bị đều hoạt động
trong một không gian màu hữu hạn nào đó. Mô hình CIE Lab có không gian màu
cố định vì được xây dựng dựa trên khả năng cảm nhận màu của mắt người. Mô
hình Lab là độc lập đối với thiết bị. Các mô hình còn lại như: RGB, CMYK,
HSB thì có thể có nhiều không gian màu khác nhau và phụ thuộc vào thiết bị.

Do có các không gian màu khác nhau nên màu sắc của tài liệu được thể hiện trên
các thiết bị khác nhau cũng sẽ không giống nhau. Sự khác biệt về màu sắc có thể
phát sinh do hình ảnh được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau (từ máy quét, từ máy
ảnh số…); các phần mềm đồ họa định nghĩa màu cũng khác nhau; vật liệu in khác
nhau (giấy in báo có không gian màu hẹp hơn giấy couché); và do thiết bị được chế
tạo từ các nhà sản xuất khác nhau; tuổi thọ thiết bị khác nhau…

Các thiết bị khác nhau có không gian màu khác nhau

Bài 4:

Vùng chọn trong Photoshop (Phần 1)

TTO - Khi sử dụng Photoshop, người sử dụng thường có nhu cầu chỉnh sửa chỉ
trên một phần nào đó của hình ảnh, thay vì trên toàn bộ hình ảnh. Photoshop cung
cấp cho bạn nhiều cách thức để tạo ra một vùng chọn (selection). Vùng chọn là tập
hợp các điểm ảnh (pixels) sẽ chịu tác động của những thao tác mà bạn thực hiện.

KIẾN THỨC: ĐỒ HỌA CƠ BẢN VỚI ADOBE


PHOTOSHOP

Khi một vùng chọn được tạo ra trong Photoshop, biên của vùng chọn sẽ được thể
hiện bằng một đường chấm chấm nhấp nháy trông giống như một đàn kiến đang đi
diễu hành (marching ants).
(1) Vùng không chọn (non-selected area)
(2) Vùng chọn (selected area)
(3) Vùng chọn được biểu diễn bằng “đàn kiến đang đi diễu hành”

I. Các công cụ tạo vùng chọn

Để tạo vùng chọn, Photoshop cung cấp cho bạn những công cụ sau:

1. Công cụ Rectangular Marquee (phím tắt là chữ M): dùng để tạo vùng
chọn có dạng hình chữ nhật.

2. Công cụ Elliptical Marquee : dùng để tạo vùng chọn có dạng hình ê-líp.

Cách sử dụng 2 công cụ này:

– Chọn công cụ hoặc

– Nhấn giữ và kéo chuột và từ 1 góc sang góc đối diện để tạo nên vùng chọn hình
chữ nhật hoặc ê-líp.
Cả 2 công cụ trên đều vẽ từ 1 góc
đến góc đối diện

Nhấn giữ phím Alt để vẽ vùng chọn


xuất phát từ tâm (hình bên phải)

Nhấn giữ phím Shift


để vẽ vùng chọn hình
vuông hoặc hình tròn

3. Công cụ Single Row Marquee : cho phép tạo vùng chọn bao gồm những
điểm ảnh nằm trên đường thẳng ngang.

4. Công cụ Single Column Marquee : cho phép tạo vùng chọn bao gồm những
điểm ảnh nằm trên đường thẳng dọc.

5. Công cụ Lasso (phím tắt là chữ L): cho phép tạo vùng chọn bằng vẽ tự do.

Cách sử dụng:

– Chọn công cụ

– Nhấn giữ chuột và rê theo biên của phần hình ảnh mà bạn cần chọn. Khi thả
chuột ra, Photoshop sẽ tự động nối điểm đầu và điểm cuối lại để tạo thành vùng
chọn.

Trường hợp muốn vẽ vùng chọn bằng những đoạn gấp khúc thì nhấn thêm phím
Alt.
Công cụ Lasso dùng
để chọn phần hình
ảnh không có dạng
hình học thông
thường

6. Công cụ Polygon Lasso : dùng những đoạn gấp khúc để tạo thành vùng
chọn có dạng đa giác.

Cách sử dụng:

– Chọn công cụ

– Bấm chuột vào 1 điểm đầu tiên trên biên của phần hình ảnh mà bạn cần chọn.
Thả chuột ra, di chuyển chuột đến 1 vị trí kế tiếp trên biên của phần hình ảnh cần
chọn, rồi bấm chuột để xác định điểm thứ 2. Đoạn gấp khúc đầu tiên đã được tạo
ra. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi đi qua toàn bộ phần hình ảnh mong muốn. Để
tạo thành vùng chọn, bạn cần nối điểm cuối trùng với điểm đầu tiên, hoặc bấm đúp
chuột để Photoshop để tự động nối điểm đầu và điểm cuối của đường gấp khúc lại.

7. Công cụ Magnetic Lasso : cho phép tạo vùng chọn bằng cách tự động dò
tìm biên giữa những vùng có màu sắc phân biệt trên hình ảnh.

Cách sử dụng:

– Chọn công cụ

– Bấm chuột vào 1 điểm đầu tiên trên biên của phần hình ảnh mà bạn cần chọn.
Thả chuột ra, di chuyển chuột dọc theo biên của phần hình ảnh cần chọn. Dựa trên
sự tương phản của hình ảnh, Photoshop sẽ tự động vẽ những điểm định vị
(fastening points) trên đường mà chuột đã đi qua. Để tạo thành vùng chọn, bạn cần
nối điểm cuối trùng với điểm đầu tiên, hoặc bấm đúp chuột để Photoshop để tự
động nối điểm đầu và điểm cuối lại.

Các điểm định vị sẽ tạo nên vùng


chọn

Trên thanh tùy chọn (Options bar) có các tùy chọn cho công cụ này như sau:

a.Feather: làm mờ (blur) biên của vùng chọn bằng cách tạo ra một ranh giới
chuyển tiếp (transition boundary) giữa vùng chọn và những điểm ảnh xung quanh.
Việc làm mờ này sẽ làm mất chi tiết của những điểm tại biên của vùng chọn. Tuy
nhiên, bạn chỉ thấy tác dụng của Feather khi dời nội dung vùng chọn sang một hình
ảnh khác hoặc tô màu vào vùng chọn.

Hãy xem ví dụ sau. Ta chọn một vùng chọn bao quanh bông hoa với các giá trị
Feather khác nhau. Sau đó dời (move) hoặc dán (paste) bông hoa sang một hình
ảnh khác.
A. Ảnh gốc - B. Feather=0 - C. Feather=10 -
D. Feather=30

b.Anti-aliased: chọn tùy chọn này để biên của vùng chọn được trơn, dịu, không bị
răng cưa. Khi đó Photoshop làm dịu sự chuyển tiếp màu giữa những điểm ảnh biên
(edge pixels) với những điểm thuộc nền của hình ảnh (background pixels).

Có chọn Anti-aliased

c. Width (1 - 256 pixels): xác định khoảng cách tự động dò tìm biên.

d. Contrast (1% - 100%): xác định độ nhạy trong việc dò tìm biên của công cụ
này. Giá trị lớn của Contrast chỉ cho phép dò tìm biên của những hình ảnh có độ
tương phản cao. Giá trị nhỏ của Contrast cho phép dò tìm biên của những hình ảnh
có độ tương phản thấp.
e. Frequency (0 - 100): xác định tần số xuất hiện của các điểm định vị trên vùng
chọn.

Bài 4 - Phần 2:

Vùng chọn trong Photoshop (Phần 2)

TTO - Trong Bài 4 (Phần 1) các bạn đã làm quen về khái niệm vùng chọn trong
Photoshop và một số công cụ để tạo vùng chọn. Trong Phần 2 này, các bạn sẽ tiếp
tục tìm hiểu thêm hai công cụ để tạo vùng chọn và một số thao tác trên vùng chọn.

Adobe Photoshop CS4

8. Công cụ Quick Selection (phím tắt là W)

Công cụ này chỉ xuất hiện kể từ Adobe Photoshop CS3. Với công cụ này, bạn có
thể chọn nhanh 1 vùng chọn bằng cách dùng một đầu cọ tròn có đường kính thay
đổi được để tô lên phần hình ảnh cần chọn.

Thanh tùy chọn của công cụ Quick Selection

Cách sử dụng:

– Chọn công cụ Quick Selection

– Trên thanh tùy chọn (options bar), chọn chế độ: New (để tạo một vùng chọn
mới), Add to selection (để thêm vào vùng chọn) hoặc Subtract from
selection (để trừ bớt vùng chọn).
– Chọn Brush menu hoặc nhấn phím [ và ] để thay đổi đường kính
đầu cọ của công cụ.

– Chọn chức năng Sample All Layers để tạo vùng chọn dựa trên dữ liệu của tất cả
các layers thay vì chỉ dựa trên layer hiện hành.

– Chọn chức năng Auto-Enhance để giúp cho vùng chọn được “trơn” hơn.

– Tô vào vùng hình ảnh cần chọn.

Nếu bạn ngừng rê chuột, rồi sau đó rê tiếp vào vùng lân cận thì vùng chọn sẽ lớn ra
và bao gồm cả vùng mới này.

Tô bằng công cụ Quick Selection


để mở rộng vùng chọn

9. Công cụ Magic Wand (W)

Công cụ này được gọi là “cây đũa thần”, cho phép tạo vùng chọn bao gồm những
điểm ảnh (pixel) có màu tương tự với điểm mà ta click chuột vào. Sai số là
Tolerance (thay đổi từ 0 đến 255).

Công cụ này dùng để


chọn những vùng
hình ảnh có màu sắc
gần như đồng nhất

Cách sử dụng:

– Chọn công cụ Magic Wand .


– Trên thanh tùy chọn (options bar), có các tùy chọn cho công cụ này như sau:

A: tạo vùng chọn mới

B: thêm vào vùng chọn

C: trừ bớt vùng chọn

D: lấy phần giao của 2 vùng chọn

• Xác định giá trị Tolerance (0 – 255). Cho Tolerance có giá trị nhỏ để chỉ chọn
những điểm ảnh rất giống với điểm ảnh mà bạn sẽ click chuột vào. Cho Tolerance
có giá trị lớn để chọn vùng màu rộng hơn.

Tolerance = 60 Tolerance = 100

• Anti-aliased để biên của vùng chọn được trơn, dịu.

• Contiguous cho phép chọn vùng chọn liền kề (contiguous) hoặc không liền kề
(non-contiguous).

Thanh tùy chọn của công cụ Magic Wand

III. Một số thao tác với vùng chọn

1. Tô vùng chọn với màu của Foreground color: Nhấn phím Alt + Delete

2. Tô vùng chọn với màu của Background color: Nhấn phím Ctrl + Delete

3. Chọn toàn bộ hình ảnh: Chọn Select > All (Ctrl + A)


4. Hủy bỏ vùng chọn: Chọn Select > Deselect (Ctrl + D)

5. Chọn trở lại vùng chọn vừa hủy bỏ: Chọn Select > Reselect (Ctrl + Shift + D)

6. Đảo vùng chọn: Chọn Select > Inverse (Ctrl + Shift + I hoặc Shift + F7)

Đảo vùng chọn

7. Hiện/giấu vùng chọn: Chọn View > Show > Selection Edges (Ctrl + H)

8. Cộng thêm vùng chọn: Giả sử bạn đã có một vùng chọn. Nhấn giữ phím Shift,
rồi tạo một vùng chọn mới (bằng một trong các công cụ tạo vùng chọn) để cộng
thêm vào vùng chọn sẵn có. Để ý rằng có một dấu cộng xuất hiện cạnh bên con trỏ
khi bạn vẽ.

Để cộng thêm vùng


chọn, thay vì nhấn
giữ Shift, bạn có
thể chọn biểu
tượng trên
thanh tùy chọn

9. Trừ bớt vùng chọn: Giả sử bạn đã có một vùng chọn. Nhấn giữ phím Alt, rồi
tạo một vùng chọn mới (bằng một trong các công cụ tạo vùng chọn) để trừ bớt
vùng chọn sẵn có. Để ý rằng có một dấu trừ xuất hiện cạnh bên con trỏ khi bạn vẽ.
Để trừ bớt vùng chọn, thay vì nhấn
giữ phím Alt, bạn có thể chọn biểu
tượng trên thanh tùy chọn

10. Lấy phần giao của hai vùng chọn (intersection)

Giả sử bạn đã có một vùng chọn. Nhấn giữ phím Alt + Shift , rồi tạo một vùng
chọn mới (bằng một trong các công cụ tạo vùng chọn) để lấy phần giao của hai
vùng chọn. Để ý rằng có một dấu nhân xuất hiện cạnh bên con trỏ khi bạn vẽ.

Để lấy phần giao của vùng chọn, thay


vì nhấn giữ phím Alt + Shift, bạn có thể
chọn biểu tượng trên thanh tùy chọn

Bài 4 - Phần 3

Vùng chọn trong Photoshop (Phần 3)

TTO - Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những phương pháp để
tinh chỉnh vùng chọn, giúp cho vùng chọn thật khớp với phần hình ảnh mong
muốn.

IV. Các phép biến đổi hình học trên vùng chọn

Để thực hiện các phép biến đổi hình học trên vùng chọn, bạn chọn Select >
Transform Selection. Khi đó tại 4 góc và 4 điểm giữa của vùng chọn sẽ xuất hiện
các ô vuông nhỏ, được gọi là các handles.

a. Co dãn vùng chọn (scale): đặt con trỏ vào 1 trong 8 handles. Khi đó con trỏ có
dạng .Nhấn giữ và rê chuột để co dãn vùng chọn.
Nhấn giữ phím Shift
khi co dãn để giữ đúng
tỷ lệ vùng chọn

b. Quay vùng chọn (rotate): đặt con trỏ ra bên ngoài vùng chọn. Khi đó con trỏ
có dạng hình mũi tên cong . Nhấn giữ và rê chuột để quay vùng chọn.

Quay vùng chọn

c. Kéo nghiêng vùng chọn (skew): đặt con trỏ vào 1 trong 4 handles ở điểm giữa
và nhấn giữ phím Ctrl. Khi đó con trỏ có dạng . Nhấn giữ và rê chuột để kéo
nghiêng vùng chọn.

Nhấn giữ phím Shift để


giữ cho cạnh của vùng
chọn trượt theo phương
ngang hoặc phương dọc

d. Biến dạng vùng chọn (distort): đặt con trỏ vào 1 trong 4 handles ở các góc và
nhấn giữ phím Ctrl. Khi đó con trỏ có dạng đầu mũi tên . Nhấn giữ và rê chuột
để làm biến dạng vùng chọn, các handles ở các góc còn lại vẫn giữ nguyên vị trí.
Biến dạng vùng chọn

e. Tạo phối cảnh cho vùng chọn (perspective): đặt con trỏ vào 1 trong 4 handles
ở các góc và nhấn giữ đồng thời 3 phím Ctrl, Alt, Shift. Khi đó con trỏ có dạng đầu
mũi tên . Nhấn giữ và rê chuột để tạo phối cảnh cho vùng chọn.

Khi kéo 1 handle vào


trong hoặc ra ngoài,
handle còn lại trên
cạnh cũng sẽ di chuyển
theo để tạo ra phối
cảnh

Để kết thúc các quá trình trên, ta bấm đúp chuột vào bên trong vùng chọn hoặc
nhấn Enter hoặc bấm chuột vào biểu tượng Commit transform trên thanh tùy
chọn

V. Dời vùng chọn không mang theo nội dung

Chọn một trong các công cụ tạo vùng chọn mà chúng ta đã tìm hiểu. Sau đó đưa
con trỏ vào bên trong vùng chọn, nhấn giữ và rê chuột để dời vùng chọn đến một
vị trí khác trên hình ảnh.
Dời vùng chọn

Khi đang sử dụng các công cụ tạo vùng chọn, bạn cũng có thể dời vùng chọn
(không mang theo nội dung) bằng cách:

a. Nhấn các phím mũi tên để dời vùng chọn lên trên, xuống dưới, qua trái, sang
phải 1 pixel.

b. Nhấn giữ Shift, rồi nhấn các phím mũi tên để dời vùng chọn lên trên, xuống
dưới, qua trái, sang phải 10 pixels.

VI. Dời vùng chọn (có mang theo nội dung)

Chọn công cụ Move (phím tắt là chữ V), đưa con trỏ vào bên trong vùng
chọn. Khi đó con trỏ sẽ có dạng . Nhấn giữ và rê chuột để dời vùng chọn cùng
với nội dung của nó đến một vị trí khác trên hình ảnh. Khi đó vị trí cũ của vùng
chọn sẽ:

a. được tô bằng màu của background color (nếu bạn đang đứng trên
background). Để biết đang đứng ở background hoặc layer, bạn chọn Window >
Layers (hoặc nhấn nhấn phím F7) để hiển thị Layers panel

b. trở thành trong suốt (nếu ta đang đứng trên layer).


Để sao chép nội dung vùng chọn, trước khi dời vùng chọn bằng công cụ Move ta
nhấn và giữ phím Alt. Ngoài ra, công cụ Move còn cho phép dời vùng chọn và nội
dung (hoặc toàn bộ hình ảnh) từ một cửa sổ hình ảnh này sang một cửa sổ hình ảnh
khác. Khi đó trên cửa sổ hình ảnh đích sẽ xuất hiện một layer mới. Nền của hình
ảnh được gọi là background. Còn layers là những lớp trong suốt được đặt lên trên
nền background đó.

Khi đã chọn công cụ Move, bạn cũng có thể dời vùng chọn (có mang theo nội
dung) bằng cách:

a. Nhấn các phím mũi tên để dời vùng chọn và nội dung của nó lên trên, xuống
dưới, qua trái, sang phải 1 điểm ảnh.

b. Nhấn giữ Shift rồi nhấn các phím mũi tên để dời vùng chọn và nội dung của nó
lên trên, xuống dưới, qua trái, sang phải 10 điểm ảnh.

VII. Mở rộng vùng chọn dựa trên màu sắc

a. Chức năng Select > Grow cho phép mở rộng vùng chọn bằng cách nối thêm
những điểm ảnh kế cận và có màu sắc tương tự (với sai số là Tolerance được xác
định trong thanh tuỳ chọn của công cụ Magic Wand) vào vùng chọn sẵn có.
b. Chức năng Select > Similar cho phép mở rộng vùng chọn bằng cách nối thêm
tất cả những điểm ảnh ở bất kỳ vị trí nào trên hình ảnh và có màu sắc tương tự (với
sai số là Tolerance được xác định trong thanh tùy chọn của công cụ Magic Wand)
vào vùng chọn sẵn có.

Bài 4:

Vùng chọn trong Photoshop (phần 4)

TTO - Trong bài này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các phương pháp tinh chỉnh
vùng chọn, đồng thời làm quen với những cách thức để lưu và nạp vùng chọn.
Adobe Photoshop CS4 Extended

VIII. Chỉnh sửa vùng chọn

a. Chức năng Select > Modify > Border… cho phép tạo khung cho một vùng chọn
sẵn có với độ rộng là width. Width có thể thay đổi từ 1-200. Giả sử width có giá trị
là 20 thì vùng chọn mới sẽ được tạo thành từ vùng chọn cũ bằng cách lấn vào trong
10 pixels và lấn ra ngoài 10 pixels.

- Ảnh trái: Hình ảnh ban đầu


- Ảnh phải: Sau khi thực hiện lệnh Border với width bằng 10
pixels

b. Chức năng Select > Modify > Smooth… dùng để làm trơn vùng chọn đã được
tạo bởi công cụ Magic Wand hoặc bo tròn góc cho vùng chọn hình chữ nhật.

c. Chức năng Select > Modify > Expand… và Select > Modify > Contract… cho
phép mở rộng hoặc thu hẹp vùng chọn theo một số điểm ảnh được định bởi giá trị
Expand by và Contract by. Giá trị này thay đổi từ 1-100.

d. Chức năng Select > Modify > Feather… (Ctrl + Alt + D): làm mờ (blur) biên
của vùng chọn bằng cách tạo ra một ranh giới chuyển tiếp (transition boundary)
giữa vùng chọn và những điểm xung quanh. Việc làm mờ này sẽ làm mất chi tiết
của những điểm tại biên của vùng chọn.
- Hình A: Vùng chọn không được feather,
sau đó được tô mẫu (pattern fill)
- Hình B: Vùng chọn được feather, sau đó
được tô mẫu (pattern fill)

IX. Tinh chỉnh vùng chọn

Chức năng Select > Refine Edge... (Ctrl + Alt + R) cải thiện chất lượng của vùng
chọn và cho phép quan sát vùng chọn với các màu nền khác nhau để dễ hiệu chỉnh.

– Tạo vùng chọn bằng 1 công cụ chọn bất kỳ

– Chọn Select > Refine Edge... (Ctrl + Alt + R) để hiển thị hội thoại sau:
Radius: xác định kích thước của vùng bao xung quanh vùng chọn mà tại đó việc
tinh chỉnh vùng chọn sẽ được thực hiện. Bạn có thể tăng giá trị Radius để tạo ra
một vùng chọn chính xác cho những vùng có độ chuyển nhẹ nhàng và nhiều chi
tiết như lông, tóc hoặc các biên mờ.

Contrast: làm cho biên của vùng chọn sắc cạnh và loại bỏ chi tiết thừa. Khi
Radius có giá trị lớn, bạn cần tăng Contrast để loại bỏ nhiễu tại biên của vùng
chọn.

Smooth: có giá trị từ 0-100 nhằm loại bỏ các “đồi núi” và “thung lũng” trên vùng
chọn, giúp cho vùng chọn được trơn hơn.

Feather: có giá trị từ 0-250 nhằm tạo ra sự chuyển tiếp nhẹ nhàng giữa vùng chọn
và những điểm ảnh lân cận.

Contract/Expand: thu hẹp hoặc nới rộng vùng chọn.

Nếu đối tượng cần chọn có màu khác biệt với màu nền, bạn hãy tăng Radius, chỉnh
Contrast để làm sắc nét biên của vùng chọn, rồi mới điều chỉnh thanh trượt
Contract/Expand. Nếu màu của đối tượng cần chọn gần trùng với màu nền bạn
hãy điều chỉnh Smooth trước, sau đó đến Feather rồi mới điều chỉnh thanh trượt
Contract/Expand.

A. Xem trước (preview) ở chế độ chuẩn


B. Xem trước ở chế độ Quick Mask
C. Xem trước với nền đen
D. Xem trước với nền trắng
E. Xem dưới dạng kênh Alpha

X. Lưu và nạp vùng chọn

1. Lưu vùng chọn

Ở mỗi thời điểm chỉ có một vùng chọn. Khi bạn vẽ một vùng chọn mới thì vùng
chọn cũ sẽ bị mất. Do đó để lưu vùng chọn nhằm mục đích tái sử dụng, bạn có
những cách sau:

a. Cách 1: Chọn Window > Channels để hiển thị Channels panel. Bấm chuột vào
nút Save selection as channel (lưu vùng chọn) của Channels panel.

Sau khi lưu vùng chọn, trên Channels panel sẽ xuất hiện một kênh mới, gọi là kênh
alpha (alpha channel). Mục đích của kênh alpha là dùng để lưu trữ vùng chọn.
Vùng trắng trên kênh alpha tượng trưng cho vùng chọn (selected area). Vùng đen
trên kênh alpha tượng trưng cho vùng không được chọn (non-selected area) hay
còn gọi là vùng bị che (masked area).
Vùng chọn được lưu trên kênh Alpha

b. Cách 2: Chọn Select > Save Selection...

Bạn có thể gõ tên vào trường Name để đặt tên cho kênh
Alpha

2. Nạp vùng chọn

Nếu muốn nạp trở lại vùng chọn đã được lưu trên kênh alpha, bạn có những cách
sau:

a. Cách 1: Chọn Select > Load Selection... để hiển thị hộp thoại Load Selection
Chọn kênh Alpha cần nạp. Chọn dấu kiểm Invert để đảo
vùng chọn

b. Cách 2: Trên Channels panel, dùng chuột kéo kênh cần nạp vùng chọn vào nút
Load channel as selection

c. Cách 3: Nhấn giữ phím Ctrl rồi bấm chuột vào kênh cần nạp vùng chọn trên
Channels panel.
Bài 4 - Phần cuối:

Vùng chọn trong Photoshop (Phần cuối)

TTO - Khi bạn tạo một vùng chọn, thì phần hình ảnh không được chọn (non-
selected area) được che đi (masked), tức là được bảo vệ trước các thao tác chỉnh
sửa hình ảnh. Như vậy khi bạn tạo ra một bản che (mask), bạn đã cô lập và bảo vệ
một số phần của hình ảnh trước các thao tác như: chỉnh sửa màu, áp dụng kính lọc
(filter), tô vẽ...

A. Bản che đục (opaque mask) bảo vệ nền background và


cho phép hiệu chỉnh con bướm

B. Bản che đục (opaque mask) bảo vệ con bướm và cho phép
hiệu chỉnh nền background

C. Bản che nửa trong suốt (semitransparent mask) dùng để


hiệu chỉnh nền background và một phần của con bướm

Chế độ Quick Mask

Chế độ Quick Mask cho phép chuyển vùng chọn thành một bản che tạm
(temporary mask) để tiện việc chỉnh sửa vùng chọn. Sự tiện lợi trong việc chỉnh
sửa vùng chọn như là một mask là ở chỗ bạn có thể sử dụng hầu hết các công cụ và
filter của Photoshop để hiệu chỉnh mask. Mỗi khi bạn thoát khỏi chế độ Quick
Mask, mask sẽ được chuyển trở lại thành vùng chọn.

Cách sử dụng:

- Vẽ phác một vùng chọn.


- Chọn nút Edit in Quick Mask mode trên thanh công cụ hoặc nhấn phím Q.

- Một cách mặc nhiên, khi đó vùng che (masked areas) sẽ được phủ bằng 50% của
màu đỏ (red).
A.Chế độ chuẩn

B.Chế độ Quick Mask

C.Vùng chọn được biểu thị bằng màu trắng trên


biểu tượng thu nhỏ trên Channels panel

D. Vùng không chọn được biểu thị bằng màu


đen trên biểu tượng thu nhỏ trên Channels panel

- Để hiệu chỉnh mask, bạn có thể dùng các công cụ tô vẽ hoặc filter. Khi đó, màu
foreground và background trên thanh công cụ được tự động chuyển thành đen và
trắng. Tô với màu đen là để mở rộng vùng che và thu hẹp vùng chọn. Tô với màu
trắng là mở rộng vùng chọn và thu hẹp vùng che. Tô với màu xám là để tạo vùng
chọn nửa trong suốt (semi-transparent).

Để quay trở lại chế độ chuẩn (Standard mode), bạn chọn nút trên thanh công
cụ. Khi đó vùng chọn sẽ được hiện trở lại như bình thường.
A.Vùng chọn ban đầu và chế độ
Quick Mask với màu lục tượng
trưng cho vùng che

B.Tô với màu trắng trong chế độ


Quick Mask để mở rộng vùng
chọn

C.Tô với màu đen trong chế độ


Quick Mask để thu hẹp vùng chọn

Lưu ý:
- Để chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ Standard mode và Quick Mask
mode , bạn có thể bấm phím tắt (Q).

- Để đảo màu foreground color và backgound color, bạn bấm chuột vào biểu
tượng trên thanh công cụ hoặc bấm phím tắt (X).

- Vùng chọn tạo bởi chế độ Quick Mask chỉ là vùng chọn tạm thời. Để lưu vùng
chọn này thành kênh alpha, bạn hãy sử dụng những cách đã tìm hiểu trong phần
Lưu và nạp vùng chọn.

Thay đổi tùy chọn của Quick Mask

Muốn thay đổi các tùy chọn của chế độ Quick Mask, bạn bấm đúp chuột vào biểu
tượng trên thanh công cụ để hiển thị hộp thoại sau:
Mặc định 50% red tượng trưng cho vùng che (masked areas).
Bạn có thể bấm chuột vào ô màu để thay đổi màu mặc định

Masked Areas: chọn tùy chọn này để định vùng che là đen (đục) và vùng chọn là
trắng (trong suốt). Tô với đen để mở rộng vùng che; tô với trắng để mở rộng vùng
chọn. Khi chọn tùy chọn này, nút Quick Mask trên thanh công cụ có dạng hình
tròn màu trắng trên nền xám

Selected Areas: chọn tùy chọn này để định vùng che là trắng (trong suốt) và vùng
chọn là đen (đục). Tô với trắng để mở rộng vùng che; tô với đen mở rộng vùng
chọn. Khi chọn tùy chọn này, nút Quick Mask trên thanh công cụ có dạng hình
tròn màu xám trên nền trắng

Mẹo: Để chuyển đổi qua lại giữa 2 tùy chọn Masked Areas và Selected Areas của
chế độ Quick Mask, bạn có thể nhấn giữ phím Alt và bấm chuột vào nút Quick
Mask trên thanh công cụ.

Bài 5 - Phần 1

Đồ họa căn bản với Photoshop CS4: Layers (Phần 1)

TTO - Trong bài này, các bạn sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm Lớp (Layers). Khái
niệm này bắt đầu xuất hiện từ phiên bản Adobe Photoshop 3.0.

Việc sử dụng layers giúp cho các bạn dễ dàng thay đổi bố cục khi ghép ảnh
(composition); thao tác hoặc chỉnh sửa một layer mà không làm ảnh hưởng đến
các layers khác; tạo ra các phiên bản đa dạng của ảnh ghép bằng cách sử dụng các
chế độ hòa trộn layer (blending modes)… Những công việc này rất khó thực hiện
hoặc gần như không thực hiện nổi với phiên bản Adobe Photoshop 2.5 trở về
trước.

Kể từ Photoshop 3.0, các chức năng về layers luôn được hãng phần mềm Adobe
cải tiến và phát triển cho các phiên bản sau như: 4.0, 5.0, 5.5, 6.0, 7.0, Photoshop
CS, Photoshop CS2, Photoshop CS3 và hiện nay là Photoshop CS4.

I. Khái niệm về Layer

Background layer (lớp nền) là lớp dưới cùng của một hình ảnh thông thường.
Layers là những lớp trong suốt được đặt lên trên nền background này. Các layers
được xếp chồng lên nhau, và các bạn có thể nhìn thấy các lớp dưới tại những vị trí
trong suốt (transparent) hoặc nửa trong suốt (semi-transparent) của layers.

Phần trong suốt của layers được thể hiện như các ô vuông trên bàn
cờ vua (checkboard pattern).

Để thao tác với các layers, bạn chọn Window > Layers (hoặc nhấn phím F7)
nhằm hiển thị Layer panel.
Có rất nhiều loại layers như:

- Background layer
- Type layers
- Image layers
- Layer masks
- Clipping masks
- Layer groups
- Layer effects
- Smart Object
- Adjusment layers
- Shape layers
- 3D layers
- Video layer

mà chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu.

II. Background layer


Thoạt đầu, một hình ảnh thông thường được quét từ máy quét ảnh (scanner) hoặc
được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số (digital camera) thường chỉ có một lớp, đó là
lớp nền (background layer).

Mặc nhiên, Background layer sẽ bị khóa (locked), nên bạn không thể dùng dời nó
bằng công cụ Move .

Tuy nhiên, bạn có thể nhấn giữ phím Alt và bấm đúp vào biểu tượng thu nhỏ
(thumbnail) của Background layer trên Layers panel để đổi nó thành một layer
thông thường (image layer) và mặc nhiên sẽ được đặt tên mới là Layer 0.

Nhấn giữ phím Alt, bấm đúp vào thumbnail của Background
layer để đổi nó thành Layer 0

Sự khác nhau giữa lớp nền (Background layer) và layer thông thường (image
layer):

1. Khác với các layer thông thường, bạn không thể thay đổi thứ tự xếp chồng
(stacking order) cho background layer

2. Bạn không thể thay đổi độ đục (opacity) của background layer. Việc thay đổi
opacity làm cho layer trở nên nửa trong suốt (semi-transparent) và bạn có thể
nhìn thấy được hình ảnh của các layers bên dưới.
3. Bạn cũng không thể thay đổi chế độ hòa trộn layer (layer blending mode) cho
background layer được. Khi ghép ảnh, việc thay đổi blending mode sẽ giúp cho
khả năng sáng tạo của các bạn tăng lên rất nhiều.

4. Khi bạn dùng công cụ cục tẩy Eraser để xóa một phần hình ảnh trên
Background layer (hoặc vẽ một vùng chọn, rồi nhấn phím Delete) thì vùng hình
ảnh đó sẽ được tô bằng màu background color. Cũng với động tác đó nhưng nếu
thao tác trên layer thường, thì vùng hình ảnh bị xóa sẽ trở thành trong suốt.

- Ảnh trái: Vùng hình ảnh bị xóa được tô bằng màu background
color
- Ảnh phải: Vùng hình ảnh bị xóa trở thành trong suốt

5. Khi dùng công cụ Move để dời vùng chọn cùng với nội dung của nó trên
Background layer và trên layer thông thường, bạn cũng có kết quả tương tự:
Dùng công cụ Move dời vùng chọn trên Background layer, vị trí cũ
của vùng chọn sẽ được tô bằng màu background color

Dùng công cụ Move dời vùng chọn trên layer thông thường, vị trí
cũ của vùng chọn sẽ trở nên trong suốt

III. Type Layer

Khi bạn dùng công cụ Type để đánh chữ lên một cửa sổ hình ảnh thì trên
Layers panel sẽ xuất hiện một layer mới. Layer mới sinh ra gọi là Type layer
(layer chữ) sẽ chứa nội dung của văn bản mà bạn gõ vào. Layer này sẽ được đặt tên
là các từ đầu tiên của nội dung gõ vào.
Khi bạn chọn công cụ Type , trên thanh tùy chọn (options bar) sẽ xuất hiện các
tùy chọn sau:

Phần trong suốt của Type layer mặc nhiên sẽ được bảo vệ (preserve
transparency). Để có thể thao tác với phần trong suốt này, bạn cần đổi layer chữ
thành layer thông thường bằng cách chọn: Layer > Rasterize > Type

Bài 5:

Đồ họa căn bản với Photoshop CS4: Layers (tiếp theo)

TTO - Trong Phần 1 của loạt bài về Layers, chúng ta đã có khái niệm lớp (layer),
lớp nền (background layer), lớp chữ (type layer). Trong Phần 2 này, chúng ta sẽ
tiếp tục tìm hiểu về khái niệm lớp ảnh (image layer) và các thao tác căn bản trên
layer.

>> Đồ họa căn bản với Photoshop CS4: Layers (Phần 1)

IV. Lớp ảnh (image layer)

Đây là loại layer mà chúng ta vẫn thường gặp nhất. Loại layer thông thường này
được phát sinh trong những trường hợp sau:

1. Khi bạn dùng công cụ Move để dời một vùng chọn hoặc toàn bộ nội dung
của hình ảnh A sang cửa sổ hình ảnh B thì trên hình ảnh B sẽ xuất hiện một layer
mới.
2. Khi bạn sao chép nội dung của một vùng chọn bằng lệnh Edit > Copy (Ctrl +
C), rồi dùng lệnh Edit > Paste (Ctrl + V) để dán nội dung của clipboard vào một
cửa sổ hình ảnh thì trên cửa sổ này sẽ xuất hiện một layer mới.

3. Chọn một vùng chọn trên cửa sổ hình ảnh. Chọn chức năng Layer > New >
Layer via Copy (Ctrl + J). Động tác này sẽ sao chép nội dung vùng chọn của
layer/background lên thành một layer mới. Phần nội dung vùng chọn nguồn vẫn
được giữ nguyên. Người ta thường dùng phím tắt Ctrl + J để đúp layer (duplicate
layer).

4. Chọn một vùng chọn trên cửa sổ hình ảnh. Chọn chức năng Layer > New >
Layer via Cut (Ctrl + Shift + J). Động tác này sẽ cắt nội dung vùng chọn của
layer/background lên thành một layer mới. Phần nội dung vùng chọn nguồn sẽ
được cắt bỏ.

5. Layer mới cũng là một dạng của layer ảnh. Ta có thể tạo một layer mới và trong
suốt hoàn toàn bằng cách chọn Layer > New > New… (Ctrl + Shift + N) hoặc
bấm chuột vào biểu tượng trên Layers panel.
Bấm chuột vào biểu tượng là
cách thông dụng để tạo 1 layer
mới

V. Các thao tác căn bản trên layer

1.Chọn layer

Muốn thao tác với layer nào, trước tiên bạn phải chọn layer đó. Có nhiều cách để
chọn layer:

Cách 1: Bấm chuột vào layer cần chọn trên Layers panel.

Layer Chữ nhật là layer được chọn

Bạn cũng có thể dùng phím tắt:

– Nhấn Alt + [ để chọn layer kề dưới (previous layer).

– Nhấn Alt + ] để chọn layer kề trên (next layer).

Cách 2: Sử dụng thực đơn cảm ngữ cảnh (context – sensitive menu)
– Chọn công cụ Move

– Di chuyển con trỏ đến vùng hình ảnh của layer cần chọn, bấm mắt phải chuột.
Một thực đơn chứa tên của các layer sẽ hiện ra cho phép ta chọn layer mong muốn.

Cách 3: Đây là cách thường dùng nhất để chọn layer.

– Chọn công cụ Move

– Nhấn giữ phím Ctrl, rồi bấm chuột vào vùng hình ảnh của layer cần chọn.

Với công cụ Move, nhấn giữ Ctrl, click chuột


vào hình tròn màu đỏ, lập tức Layer Tròn sẽ
được chọn

Lưu ý: Để chọn layer theo cách thứ 3 này, bạn cần tắt dấu kiểm (check mark) của
chức năng Auto-Select trên thanh tùy chọn (options bar)

Cách 4:
– Chọn công cụ Move

– Đánh dấu kiểm vào chức năng Auto Select Layer trên thanh tùy chọn. Sau đó
dùng công cụ Move để bấm chuột vào vùng hình ảnh của layer cần chọn.

2. Đổi tên cho một layer

Chọn layer cần đổi tên trên Layers panel.

– Cách 1: Bấm đúp chuột vào tên của layer trên Layers panel, rồi nhập tên mới
vào.

– Cách 2: Bấm mắt phải chuột, rồi chọn chức năng Layer Properties của thực
đơn. Gõ tên mới vào ô Name.
3. Thay đổi Opacity và Fill cho layer

Bạn có thể làm cho layer trở nên trong suốt (transparent) hoặc nửa trong suốt
(semi-transparent) bằng cách điều chỉnh độ đục (opacity) của layer.

Cách 1: gõ trị số vào ô giá trị của Opacity hoặc kéo thanh trượt
Cách 2: Chọn công cụ Move , rồi gõ tắt:

gõ phím 0 tương đương với opacity 100%


gõ phím 1 tương đương với opacity 10%
gõ phím 2 tương đương với opacity 20%
gõ phím 3 tương đương với opacity 30%

......

gõ nhanh 2 phím 4, 5 tương đương với opacity 45%

Có sự khác biệt giữa Layer Opacity và Fill Opacity: Layer Opacity ảnh hưởng
lên cả các hiệu ứng layer (layer effects) của layer hiện hành. Còn Fill opacity thì
chỉ ảnh hưởng lên các pixels được tô màu, chứ không ảnh hưởng đến các layer
effects của layer.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm Layer effects trong các bài sau, các bạn nhé!

Adobe Photoshop CS4: Layers (phần 3)

TTO - Đây là Phần 3 của loạt bài về Layers. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về
các phép biến đổi hình học trên layers (transforming) như: co dãn (scale), quay
(rotate), kéo nghiêng (skew), biến dạng (distort), uốn cong hình ảnh (warp).
VI. Các phép biến đổi hình học trên layer

Để thực hiện các phép biến đổi hình học trên layer, bạn chọn Edit > Transform.
Khi đó ở vùng biên của các pixels trên layer sẽ xuất hiện một khung hình chữ nhật
với các ô vuông nhỏ ở 4 góc và 4 điểm giữa. Các ô vuông này được gọi là các
handles.

a. Scale (co dãn): Bạn hãy đặt con trỏ tại 1 trong 8 handles. Khi đó con trỏ sẽ có
dạng . Nhấn giữ và rê chuột để thực hiện việc co dãn nội dung của layer.

Để co dãn mà vẫn giữ đúng tỷ lệ, bạn đặt con trỏ vào
handles góc, nhấn giữ Shift và rê chuột

b. Rotate (quay): đặt con trỏ ra bên ngoài khung chữ nhật. Khi đó con trỏ có dạng
hình mũi tên cong . Nhấn giữ và rê chuột để quay nội dung của layer.

Nhấn giữ phím Shift để quay layer đi một bội số của 15o
như: 15o, 30o, 45o, 60o

c. Skew (kéo nghiêng): đặt con trỏ vào 1 trong 4 handles ở điểm giữa. Khi đó con
trỏ có dạng . Nhấn giữ và rê chuột để kéo nghiêng nội dung của layer.

d. Distort (biến dạng): đặt con trỏ vào 1 trong 4 handles ở các góc. Khi đó con trỏ
có dạng đầu mũi tên . Nhấn giữ và rê chuột để làm biến dạng nội dung của
layer. Bạn sẽ thấy các handles ở các góc còn lại vẫn giữ nguyên vị trí.

e. Perspective (phối cảnh): đặt con trỏ vào 1 trong 4 handles ở các góc. Khi đó
con trỏ có dạng đầu mũi tên . Nhấn giữ và rê chuột để tạo phối cảnh cho nội
dung của layer.
f. Warp (uốn cong): khi thực hiện chức năng này, một lưới (mesh) sẽ xuất hiện
bao quanh nội dung của layer. Bạn hãy đặt con trỏ vào các điểm điều khiển
(control points) hoặc lên các đường ngang/dọc của lưới và rê chuột. Nội dung của
layer sẽ được uốn theo lưới.

Thay vì điều chỉnh lưới một cách thủ công, bạn cũng có thể chọn các chế độ uốn
cong sẵn có trên thanh tùy chọn (options bar):
Photoshop cung cấp sẵn cho người sử dụng 15 chế độ uốn
cong hình ảnh

Để kết thúc các phép biến hình trên, bạn có thể thực hiện 1 trong các động tác sau:

– bấm đúp chuột vào bên trong khung chữ nhật

– hoặc nhấn phím Enter

– hoặc bấm chuột vào nút Commit transform trên thanh tùy
chọn

Nếu cần thực hiện các phép biến đổi hình học một cách chính xác, bạn sử dụng
thanh tùy chọn như sau:

Để thực hành 6 phép biến hình trên, các bạn có thể download hình ảnh Leaf.psd
tại đây (phải chuột vào liên kết và chọn "Save Target As" để tải file về máy).

……..

Ngoài 6 phép biến hình kể trên, chức năng Edit > Transform còn cho phép thực
hiện các phép biến hình sau:

g. Rotate 180o: quay nội dung layer đi 180o


h. Rotate 90o CW (clockwise): quay nội dung layer đi 90o cùng chiều kim đồng
hồ.

i. Rotate 90o CCW (counter – clockwise): quay nội dung layer đi 90o ngược chiều
kim đồng hồ

j. Flip Horizontal: lật hình ảnh ngang

Lật ngang tương đương với đối xứng hình ảnh qua trục dọc

k. Flip Vertical: lật hình ảnh dọc

Lật ngang tương đương với đối xứng hình ảnh qua trục
ngang

Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện biến hình tự do trên layer bằng cách chọn chức
năng Edit > Free Transform (Ctrl + T). Chức năng rất tiện lợi này cho phép bạn
thực hiện năm phép biến hình cùng một lúc (5 trong 1).
Trong khi xử lý ảnh, các bạn nên dùng cách biến hình tự do này (Ctrl + T) để rút
ngắn thời gian thao tác. Một điểm mà các bạn cần lưu ý là tất cả các phép biến hình
đều thực hiện nội suy (interpolation) trên các pixels.

Nghĩa là sau khi biến hình, bằng giải thuật toán dựa trên các pixels hiện hành,
Photoshop sẽ làm sinh ra một số pixels mới hoặc xoá đi một số pixels cũ. Nếu bạn
thực hiện biến hình nhiều lần thì hình ảnh có thể sẽ không còn được sắc nét nữa.

Để giải quyết vấn đề này, kể từ phiên bản CS2, Photoshop đưa ra thêm khái niệm
đối tượng thông minh (smart object). Để chuyển một layer thường sang đối tượng
thông minh, bạn bấm mắt phải chuột (right-click) lên layer mong muốn trên
Layers panel. Một thực đơn sẽ hiện ra và bạn sẽ chọn chức năng Convert to
Smart Object:
Khi layer thường đã trở thành đối tượng, bạn có thể thực hiện các phép biến hình
bao nhiêu lần tùy thích, Photoshop sẽ không thực hiện nội suy. Các bạn sẽ thấy
hình ảnh sẽ không bị mất nét cho dù bạn thực hiện bao nhiêu phép biến hình. Chỉ
khi nào bạn hài lòng với kết quả biến hình, bạn mới cần đổi đối tượng thông minh
trở lại thành layer thường bằng cách bấm mắt phải chuột (right-click) lên layer trên
Layers panel. Một thực đơn sẽ hiện ra và bạn sẽ chọn chức năng Rasterize Layer.
Lúc này Photoshop mới thực hiện một lần nội suy mà thôi:

Bạn lưu ý trên layer của đối tượng thông minh có biểu tượng

Photoshop CS4: Layers (tiếp theo)

TTO - Đây là Phần 4 của loạt bài về Layers. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về
một khái niệm rất quan trọng của layer, đó là khái niệm về mặt nạ lớp (layer
mask).

Việc sử dụng layer mask giúp cho người thiết kế cắt, ghép hình ảnh được dễ dàng
hoặc tạo ra các hiệu quả đặc biệt trên layer, mà không làm ảnh hưởng đến các pixel
gốc của layer.

VII. Layer Mask


Bằng cách tạo ra Layer Mask và sau đó tô lên layer mask, bạn có thể cho phép các
vùng khác nhau trên layer được hiện ra hoặc trở thành trong suốt.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ví dụ sau:

Bước 1: Giả sử chúng ta có 1 file Flowers.psd có 2 layers: Layer 1 có nền màu


nâu nhạt và Layer 2 có nội dung là những bông hoa hồng.

Bước 2: Bạn hãy chọn Layer 2, rồi click chuột vào biểu tượng Add layer
mask trên Layer panel để tạo ra một mask màu trắng cho Layer 2.

Bước 3: Bạn hãy dùng công cụ Elliptical Marquee để vẽ 1 vùng chọn có hình
ê-líp. Nhấn Ctrl+Shift+I để đảo vùng chọn.
Bước 4: Chọn Select > Modify > Feather và gõ vào 20 cho ô giá trị Feather
Radius để làm cho biên của vùng chọn được mềm:

Bước 5: Nhấn phím D (Default) để chọn mặc nhiên foreground color là trắng và
background color là đen. Nhấn Ctrl + Del để tô vùng chọn với background
color (màu đen). Nhấn Ctrl + D để hủy vùng chọn.

Qua ví dụ trên, chúng ta nhận thấy rằng:

* Phần hình ảnh của Layer 2 tương ứng với vùng trắng trên mask được giữ nguyên.

* Phần hình ảnh của Layer 2 tương ứng với vùng đen trên mask thì trở thành trong
suốt.

* Phần hình ảnh của Layer 2 tương ứng với vùng xám trên mask thì trở thành nửa
trong suốt (semi-transparent).
Bạn hãy download file Flower.psd tại đây…. để thực hành lại nhé.

Tiếp theo chúng ta hãy làm quen với một số thao tác trên layer mask:

1. Để tạo một mask có màu trắng, bạn bấm chuột vào biểu tượng Add layer
mask trên Layers panel (hoặc chọn Layer > Layer Mask > Reveal All)

2. Để tạo một mask có màu đen, bạn nhấn giữ phím Alt và bấm chuột vào biểu
tượng Add layer mask trên Layers panel (hoặc chọn Layer > Layer Mask >
Hide All).
3. Giả sử bạn đã có môt vùng chọn trên layer. Nếu muốn giữ lại phần hình ảnh bên
trong của vùng chọn và làm cho phần hình ảnh bên ngoài vùng chọn của layer trở
nên trong suốt, bạn bấm chuột vào biểu tượng Add layer mask trên Layers
panel. Hoặc bạn cũng có thể chọn Layer > Layer Mask > Reveal Selection.

Các bạn hãy thực hiện lại ví dụ Flowers bên trên bằng cách sử dụng lệnh Reveal
Selection nhé. Các bạn có nhận thấy rằng cách này nhanh hơn rất nhiều so với
cách đã mô tả bên trên không?

4. Giả sử bạn đã có một vùng chọn trên layer. Nếu muốn giữ lại phần hình ảnh bên
ngoài vùng chọn và làm cho phần hình ảnh bên trong vùng chọn của layer trở
thành trong suốt, bạn nhấn giữ phím Alt và bấm chọn biểu tượng Add layer
mask trên Layers panel. Hoặc bạn cũng có thể chọn Layer > Layer Mask >
Hide Selection.

5. Để tạm thời tắt tác dụng của layer mask bạn chọn Layer > Layer Mask >
Disable. Chọn Layer > Layer Mask > Enable để layer mask có tác dụng trở lại.
6. Để xóa Layer mask ta kéo thumbnail của mask vào biểu tượng trên Layers
panel, hoặc chọn Layer > Layer Mask > Delete, khi đó một hộp đối thoại sẽ xuất
hiện. Chọn Apply để áp đặt tác dụng của mask lên layer, rồi mới xóa mask. Chọn
Discard để xóa mask và hủy bỏ tác dụng của mask lên layer.

7. Khi hiệu chỉnh mask, bạn cần chú ý là hiện bạn đang chọn thao tác với mask hay
là đang chọn thao tác với layer. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý xem layer và mask
có được liên kết (link) với nhau không? Nếu đang được link thì khi bạn sử
dụng công cụ Move để dịch chuyển thì cả 2 layer và mask sẽ di chuyển cùng
một lúc với nhau.
Khi đã chọn thao tác với mask, tùy theo mục đích bạn có thể dùng công cụ tô vẽ
như: Brush , Clone Stamp , Eraser , Pencil , Gradient ,
Paint Bucket ... để tô vẽ lên mask hoặc tút sửa mask.

Để kết thúc bài này, chúng ta hãy cùng nhau làm một bài tập ứng dụng về Layer
Mask, các bạn nhé!

Bước 1: Mở file Wood.psd. Các bạn có thể download file Wood.psd tại đây…

Bước 2: Nhấn Ctrl + J để đúp lớp nền background thành Layer 1

Bước 3: Chọn công cụ Horizontal Type để gõ chữ dưới dạng vùng chọn lên
hình ảnh. Bạn nên chọn kiểu chữ có thân đậm như: Arial Black, Futura Black hoặc
Myriad Pro Bold.
Bước 4: Bạn bấm chuột vào biểu tượng Add layer mask trên Layers panel.
Phần hình ảnh của Layer 1 nằm bên ngoài vùng chọn chữ sẽ trở thành trong suốt.

Bước 5: Bạn chọn thao tác với Layer 1, rồi bấm chuột vào biểu tượng Add a layer
style trên Layers panel để tạo hiệu ứng đặc biệt cho Layer 1. Chọn hiệu ứng
Bevel and Emboss… để chạm nổi cho Layer 1.

Bạn có thể tùy biến các giá trị trong hộp thoại sau theo ý thích riêng:
Và đây là kết quả cuối cùng của bài tập ứng dụng:

You might also like