You are on page 1of 19

CỘNG HÒÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu số PC12

Ban hành kèm theo Thông tư


Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc số 66/2014/TT-BCA,
ngày 16/12/2014

CÔNG AN TỈNH LAI CHÂU


PHÒNG CẢNH SÁT PCCC & CNCH

Cơ sở loại: II
MẬT
Cấp phê duyệt phương án: P

PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY


CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

TÊN CƠ SỞ: Trung tâm lưu trữ tỉnh Lai Châu.


ĐỊA CHỈ: Đường Nguyễn Lương Bằng Phường Đông Phong TP Lai Châu.
ĐIỆN THOẠI: 02133799898.
ĐƠN VỊ CẢNH SÁT PCCC&CNCH QUẢN LÝ ĐỊA BÀN: Phòng Cảnh sát
PCCC&CNCH - Công an tỉnh Lai Châu.

Lai Châu, tháng 03 năm 2019


A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY:
I. Vị trí địa lý:
Trụ sở làm việc Trung Tâm lưu trữ tỉnh Lai Châu, có trụ sở đặt tại phường Đông
Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, có các hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Đông: giáp đường Nguyễn Lương Bằng;
- Phía Bắc: giáp đường nhánh 8m;
- Phía Nam: giáp vườn cây;
- Phía Tây: giáp Chi cục kiểm định chất lượng.
II. Giao thông phục vụ chữa cháy:
1. Giao thông bên trong cơ sở:
Trung tâm lưu trữ Lai Châu gồm 2 khu vực chính: khu nhà hành chính làm việc 3
tầng, khu vực nhà kho lưu trữ 05 tầng và các công trình phụ trợ khác gara xe. Khuôn
viên có đường đi lại thuận tiện thông thoáng, xe chữa cháy có thể tiếp cận khi có cháy
xảy ra. Giao thông bên trong chủ yếu là hành lang đi lại trong cơ sở, 01 cầu thang máy,
02 cầu thang bộ tại tòa nhà 05 tầng và 02 cầu thang bộ tại tòa nhà 03 tầng, không có vật
cản đảm bảo đường lối thoát nạn khi có sự cố xảy ra.
* Lưu ý: Đây là khu vực làm việc đông người khi xảy ra sự cố, cháy nổ có thể xảy
ra tình trạng hỗn loạn, xô đẩy nhau nên cần có phương án thoát nạn phù hợp.
2. Giao thông Bên ngoài cơ sở:
Trung tâm lưu trữ Lai Châu có đường giao thông thuận lợi tòa nhà cách phòng
Cảnh sát PCCC&CNCH khoảng 600m theo tuyến đường:
+ Tuyến đường: Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH công an tỉnh Lai Châu rẽ phải ra
đường 30/4 rẽ phải lên đường Nguyễn Lương Bằng đi thẳng khoảng 600m sẽ thấy cơ
sở nằm bên trái theo hướng di chuyển.
III. NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ CHỮA CHÁY:
Trữ
lượng(m3) Vị trí khoảng cách
TT Nguồn nước hoặc lưu nguồn nước Những điểm cần lưu ý
lượng(l/s)
* Bên trong

* Bên ngoài
2
Hồ nước Trữ lượng Cách khoảng Máy bơm, xe chữa cháy có
1
Thủy Sơn nước theo mùa 1,5km thể hút nước

IV. ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT, NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC:
1.Tính chất hoạt động:
- Trung tâm lưu trữ tỉnh Lai Châu là nơi thường xuyên tập trung đông người, chủ
yếu là nhân viên làm việc và khách hàng đến giao dịch. Lượng tồn tại chất cháy rất lớn
chủ yếu: vải nhựa, cao su, giấy, gỗ,...Do vậy khi xảy ra cháy đám cháy có khả năng
phát triển lớn,vận tốc đám cháy cao, phát triển phức tạp cháy sinh ra nhiệt lượng lớn và
khói khí độc, Đặc biệt là khu kho chứa tài liệu giấy có diện tích lớn tại tầng 2.
2. Đặc điểm kiến trúc:
- Trung tâm lưu trữ Lai Châu được xây dựng đơn nguyên với kết cấu tường gạch,
bê tông cốt thép, bậc chiu lửa bậc II theo TCVN 2622 – 1995 ( Phòng chống cháy, nổ
cho nhà công trình – Yêu cầu thiết kế) gồm 02 tòa nhà 03 tầng và 05 tầng với tổng diện
tích xây dựng 3525m2
a. Khu nhà hành chính 03 tầng:
- Là khu các phòng ban làm việc được bố trí như sau:
+ Tầng 1: Phòng trung tâm an ninh, phòng lễ tân, phòng trưng bày truyền thống
theo chuyên đề, phòng không gian trương bày trỉa lãm và khu vệ sinh.
+ Tầng 2: 05 phong làm việc, 01 phòng kho, 01 phòng đọc chung và khu vệ sinh.
+ Tầng 3: 06 phòng làm việc, 01 phòng hội thảo, 01 phòng phục vụ hội thảo và
khu vệ sinh.
b. Khu nhà kho lưu trữ 05 tầng:
+ Với công năng sử dụng để lưu trữ tài liệu, là nơi cho mượn, phụ vụ việc sử
dụng tài liệu từ các cơ quan tổ chức khi có yêu cầu. Được bố trí như sau:
+ Tầng 1: Phòng tiếp nhận tài liệu, 07 phòng quản lý nghiệp vụ tài liệu.
+ Tầng 2: 04 phòng kho giấy, 03 phòng phục vụ công tác nghiệp vụ lưu trữ.
+ Tầng 3, 4, 5 : Mỗi tầng gồm 02 phòng kho lưu trữ.
d. Các công trình phụ trợ khác:
Ngoài khu vực chính tại Trụ sở còn có các công trình phụ trợ khác như gara xe,
nhà bảo vệ, khu bể chứa nước, máy phát điện, máy bơm và trạm biến áp.
3. Đặc điểm nguy hiểm cháy nổ của các chất cháy chủ yếu:

3
- Chất cháy chủ yếu: Đa phần là giấy, gỗ, vải, nhựa từ các vật dụng, đồ nội thất,
rèm, tủ chứa tai liệu, bàn ghế, giá để, thùng hộp bìa cát tông, giấy tờ, sổ sách, tài liệu,
hiện vật, các thiết bị điện tử....
4. Nguồn nhiệt:
a. Nguồn nhiệt phát sinh do sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện không đảm
bảo an toàn:
- Nguyên nhân do sử dụng điện quá tải: Trong trường hợp này thì nhiệt độ của
dây dẫn vượt quá giới hạn cho phép nó sẽ làm phá hủy cấu trúc của dây dẫn và gây ra
cháy phần vỏ cách điện của dây dẫn, sau đó sẽ gây cháy những chất dễ cháy ở gần đó
và làm cháy lan, cháy lớn.
- Nguyên nhân kế tiếp là do xảy ra hiện tượng ngắn mạch làm cho nhiệt độ của
dây dẫn tăng cao, gây cháy lớp vỏ cách điện và gây cháy lan ra xung quanh.
b. Nguồn nhiệt phát sinh do sự cố ở hệ thống chiếu sáng:
- Nguồn nhiệt phát sinh có nguồn gốc từ hệ thống chiếu sáng có thể là do sự tiếp
xúc của dây dẫn với thành phần đốt nóng của hệ thống chiếu sáng đó dẫn đến cháy lớp
cách điện và sinh ra các hiện tượng khác như ngắn mạch, chập điện...
- Ngoài ra nếu sử dụng đèn có năng lượng lớn mà không đảm bảo các điều kiện
về khoảng cách tiếp xúc với các chất dễ cháy xung quanh sau thời gian dài sẽ làm cháy
các chất dễ cháy này.
c. Nguồn nhiệt hình thành do nhiệt độ của máy móc thiết bị khi làm việc tỏa ra :
- Máy móc thiết bị khi làm việc sẽ tỏa ra nhiệt lượng lớn, lượng nhiệt này có thể
nung nóng môi trường xung quanh, các chất cháy xung quanh nếu gặp điều kiện thích
hợp thì cũng có khả năng bắt cháy và bốc cháy.
d. Nguồn nhiệt hình thành do sét đánh:
- Do vị trí địa lý của vùng là nơi có địa hình cao, thường xuyên có sét đánh, khả
năng phát sinh nguồn lửa do sét đánh là một nguy cơ tiềm tàng.
e. Nguồn nhiệt nhân tạo:
- Do sự cố ý của kẻ xấu phá hại.
V. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CHỮA CHÁY TẠI CHỖ:
1. Tổ chức lực lượng pccc cơ sở:
- Tổng số cán bộ công nhân viên lao động :
- Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở : 11 người.
2. Lực lượng thường trực chữa cháy
- Trong giờ hành chính làm việc có số nhân viên làm việc là người.

4
- Ngoài giờ hành chính là 02 người ( bảo vệ).
VI. Phương tiện chữa cháy của cơ sở:
- 37 bình chữa cháy xách tay cá loại bố trí tại các khu nhà;
- Hệ thống chữa cháy vách tường, 09 lăng, vòi,họng nước.
- Hệ thống báo cháy tự động NOHMI 2PD1- 10L của Nhật.
- Bể nước.
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÁY PHỨC TẠP NHẤT CÓ HUY
ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN CỦA NHIỀU ĐƠN VỊ, CƠ QUAN, TỔ
CHỨC THAM GIA.
I. Giả định tình huống cháy phức tạp nhất:
- Lúc 08 giờ 30 phút, ngày X tháng Y năm Z, xảy ra cháy tại phòng tài liệu tầng
3 kho lưu trữ do sử dụng thiết bị điện quá tải dẫn đến chập cháy điều hòa nhiệt độ có
trong phòng, hệ thống báo cháy trong kho đang được sửa chữa lên khi có cháy xảy ra
đã không phát hiện sớm gây khó khăn cho công chữa cháy và CNCH.
- Khi có cháy xảy ra đội PCCC cơ sở đã nhanh chóng sử dụng trang thiết bị
PCCC là bình chữa cháy để dập tắt đám cháy, di chuyển người và tài sản ra khu vực an
toàn nhưng do diện tích đám cháy lớn, cùng nhiều khói khí độc bao trùm lên căn phòng
và các khu vực xung quanh, các trang thiết bị về phòng chống khói khí độc chưa đực
trang bị nên không thể khống chế được đám cháy sau 6 phút đã gọi điện cho lực lượng
PCCC& CNCH đến thì đám cháy đã lan rộng sang phòng kế bên.
II. Chiến thuật chữa cháy:
- Khi trển khai đội hình phun nước chữa cháy, chỉ huy cần bố trí các lăng phun
nước đầu tiên hỗ trợ công tác thoát nạn và di chuyển tài sản, ngăn cháy lan sang 2 bên,
xác định và kịp thời áp dụng các biện pháp thích hợp để thoát khỏi, phun nước trực tiếp
vào gốc lửa nhằm dập tắt đám cháy nhanh nhất.
- Tổ chức trinh sát nguồn nước và di chuyển tài sản:
+ Tìm hiểu, thu thập chính xác thông tin xem có tài sản nào có thể bị đám cháy
đe dọa không nếu có thì tập trung đưa tài sản ra nơi an toàn.
+ Tập trung chỉ đạo dập tắt đám cháy để cứu tài sản.
+ Chống cháy lan đến khu vực khác.
+ Không để ngọn lửa lan truyền đến khu vực có chất cháy.
- Để khống chế đám cháy không cho cháy lan sang xung quanh cần huy động các
lực lượng chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp.
* Chú ý:

5
- Triển khai đường vòi không làm cản trở lối di chuyển tài sản.
- Phun mưa làm giảm nồng độ khói.
III. Tính toán lực lượng phuong tiện chữa cháy:
1. Tính diện tích đám cháy:
- Thời gian cháy tự do: TTD (ph) là khoảng thời gian từ khi xuất hiện sự cháy cho
đến khi lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp bắt đầu phun chất chữa cháy vào đám
cháy. Theo công thức tính:
Ttd = Tbc + Txx+ Ttđ + Ttk
Trong đó : Tbc = 6 (phút)
Txx = 5 (phút)
Ttđ = 0,6.60/40km/h = 1 phút
Ttk = 3 (phút)
- Như vậy ( Ttd) sẽ tính như sau:
Ttd = Tbc + Txx + Ttđ + Ttk
= 6+ 5 + 1 + 3 = 14 (phút)
2- Tính bán kính lan truyền của đám cháy.
- Theo công thức tính như sau:
Rlt =5V1+(Ttd-10)V1 = 5x1,7+(14-10)1,7 = 15,3( m)
3- Xác định hình dạng đám cháy. (Sc)
- Do đám cháy xuất phát từ góc phòng Rlt lớn hơn chiều rộng và chiều dài của
căn phòng nên đám cháy có dạng hình chữ Nhật và bao trùm toàn bộ căn phòng.
- Diện tích đám cháy là Fc (m2)
Fc = a.b =15.6 = 90 (m2)
4- Xác định biện pháp chữa cháy. (Scc)
- Áp dụng biện pháp chữa cháy theo mặt lửa
=> Diện tích chữa cháy
Fcc = a.h= 15 x 3,5 = 52,5 (m2)
5- Lưu lượng nước cần thiết để dập tắt đám cháy.
Qctcc = Fcc . ict = 52,5 x 0,15 = 7,87 (l/s)
6- Xác định số lăng B chữa cháy.
Nlcc = Qctcc / q lB =7,87/ 3,5 = 2,2 lấy tròn 3 lăng B.

6
7- Xác định số xe chữa cháy.
Nxecc = Nlcc / nl = 3/4 = 0,75 ( xe) lấy tròn 1 xe.
8- Lưu lượng nước cần thiết làm mát.
Qctlm = 0,25 . Qctcc = 0,25 x 7,87= 2 (l/s).
9- Xác định số lăng làm mát.
Nllm = Qctlm / q lB = 2 / 3,5 = 0,57 lấy tròn 1 lăng.
(Theo số lăng chữa cháy và hướng chữa cháy theo mặt lửa phải triển khai 01
lăng làm mát)
10- Xác định số xe làm mát.
Nxlm = Nllm / nL = 1/ 4 = 0,25 ( lấy tròn 1 xe)
11- Tổng số xe tham gia chữa cháy.
Nx = Nxcc + Nxlm + Nxtn = 1 + 1 +1 = 3( xe)
12- Tổng số tổ tham gia.
Ntđ = Nx = 3 ( tiểu đội)
13- Tổng số cán bộ chiến sỹ tham gia.
Tổng CBCS = Ntđ . 6 = 3 .6 = 18 (CBCS)
- Vậy để đảm bảo công tác chữa cháy có hiệu quả cần sử dụng 01 xe chữa cháy
01 xe làm mát, và 02 tổ tham gia.
IV - LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN DỰ KIẾN HUY ĐỘNG.
- Để đảm bảo lực lượng cũng như phương tiện tham gia chữa cháy & CNCH khi
có cháy xảy ra cần huy động lực lượng tham gia cụ thể như sau:

Số lượng
Điện
STT Đơn vị huy động Số người phương tiện, ghi chú
thoại
chủng loại

A Lực lượng pccc cơ sở

11 người 27 Bình chữa


Đội pccc cơ sở cháy xách tay,
cát chữa cháy….

Lực lượng Cảnh sát


B
PCCC

1 Đội pccc trung tâm 18 người Các phương tiện 02 cán bộ

7
chữa cháy được kiểm tra
trang bị 03 xe
chữa , bình chữa
cháy xách tay,...

01 người nước uống và


2 Hậu cần đơn vị các trang bị cần
thiêt

02 người các phương tiện


3 Y Tế đơn vị sơ cấp cứu ban
đầu

Do sự điều
C Các đơn vị khác
động

Công an tỉnh Lai 3.875.113 2 CBCS


1
Châu

Phòng Cảnh sát giao 3.877.027 2 CBCS


2
thông Lai Châu

115 5 CBCS Trang bị cấp


Bệnh Viện tỉnh Lai cứu, cứu thương
3
Châu chuyên dụng,01
xe cứu thương...

Điện lực thành phố 3.875.900 2 CBCS


4
Lai Châu

Công an phường 03 CBCS


5
Đông Phong

V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CHỮA CHÁY


1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA LỰC LƯỢNG TẠI CHỖ
- Khi phát hiện cháy xảy ra, người phát hiện lập tức hô to " có cháy, có cháy ", sử
dụng chuông báo động cho mọi người xung quanh biết nơi xảy ra cháy để mọi người
biết và thoát nạn và chữa cháy.
- Sau đó báo ngay cho đội trưởng đội PCCC cơ sở, để triển khai công tác chữa
cháy, thoát nạn, cứu tài sản.

8
- Xác nhận điều tra các thông tin về nguyên nhân xảy ra cháy phục vụ cho công
tác trinh sát chính xác cho các cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân vụ cháy cử
người bảo vệ tài sản cứu được trong đám cháy tránh kẻ gian lợi dụng trộm cắp tài sản.
- Một người gọi điện báo cháy cho công an phường Quyết Thắng cử lực lượng
và phương tiện đến hỗ trợ cho đơn vị trong việc giữ ANTT và bảo vệ tài sản. Lưu ý đây
là nơi chứa nhiều chất, sản phẩm gây cháy, nổ nên công tác bảo vệ tài sản, tính mạng,
đảm bảo ANTT là vô cùng quan trọng.
- Phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ hiện trường.
- Kiểm tra các khu vực khác đảm bảo đã cắt điện hoàn toàn.
* Tổ di chuyển tài sản: Khi diện tích đám cháy còn nhỏ, chưa lan rộng, lãnh
đạo phải phân công ngay một đội di chuyển tài sản ( từ tài sản có giá trị cao đến tài sản
có giá trị thấp) các chất dễ cháy xung quanh ra xa khu vực đám cháy nhằm làm giảm
khối lượng chất cháy, ngăn cháy lan.
* Tổ Cứu nạn cứu hộ: Khi có sự cố cháy nổ xảy ra, tại cơ sở việc quan trọng
đầu tiên là tổ chức di chuyển thoát nạn. Lúc này lực lượng cần nhanh chóng tiếp cận
các khu vực xảy ra cháy và hô hoán thật to cho mọi người bên trong được biết. Tìm
kiếm kỹ các khu vực kín như góc phòng, hành lang, nhà vệ sinh… Yêu cầu, hướng dẫn
mọi người bình tĩnh, nhanh chóng di chuyển ra ngoài khu vực cháy theo lối cầu thang
bộ không bị cháy. Nếu ai đó gặp khó khăn trong quá trình di chuyển, hãy nhanh chóng
bằng mọi cách đưa họ ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong khu vực có nhiều khói thì
hướng dẫn mọi người sử dụng khăn, khẩu trang, quần áo ẩm bịt vào mũi để thở và hạ
thấp trọng tâm khi di chuyển hoặc bò sát mặt đất khi nồng độ khói cao.
* Tổ chữa cháy: Do đội trưởng đội PCCC cơ sở phụ trách có nhiệm vụ. Khi có
cháy xảy ra, nhanh chóng tập trung lực lượng PCCC triển khai chữa cháy bằng bình
chữa cháy xách tay và các dụng cụ chữa cháy khác.
2. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT PCCC&CNCH.
* Chiến sỹ trực thông tin: Nhận tin báo chính xác, xác định địa điểm cháy, xác
định có người bị nạn mắc kẹt trong đám cháy hay không ( số lượng, vị trí…) đường
giao thông đến cơ sở, chất cháy, hệ thống điện cắt hay chưa, sau đó báo cáo chỉ huy.
* Tổ chức trinh đám cháy:
- Cử 02 CBCS làm nhiệm vụ trinh sát đám cháy, mang theo thiết bị phòng hộ
(quần áo chống cháy, dây cứu người, bình thở…), bộ đàm tiến hành tìm kiếm người bị
nạn và tìm hiểu làm rõ tình hình của đám cháy để tổ chức chữa cháy. Thường xuyên
liên lạc với chỉ huy chữa cháy để tìm ra những phương pháp và biện pháp chữa cháy
phù hợp có hiệu quả.
- Xác định vị trí và hướng lan truyền, diện tích đám cháy, chất cháy chủ yếu...

9
- Xác định vùng khói và nhiệt tác động, phá dỡ cửa phòng, cửa sổ để triển khai
đội hình chữa cháy khi cần thiết.
* Tổ chức thoát nạn, cứu người( ưu tiên hàng đầu)
- Lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp dùng hệ thống loa liên
lạc thông báo cho mọi người biết lối thoát nạn, cử người chốt tại các vị trí đầu hành
lang, cầu thang bộ, cửa thoát nạn, hướng dẫn mọi người bình tĩnh thoát nạn qua các
hướng hành lang, cầu thang bộ ra sân ngoài, khu vực an toàn.
- Huy động mọi phương tiện y tế hiện có như cáng, bông băng cứu thương, thuốc
men phục vụ công tác cứu nạn, cứu người bị mắc kẹt trong đám cháy, tổ chức sơ cấp
cứu ban đầu và chuyển ra xe cấp cứu.
* Tổ chức công tác chữa cháy:
- Sau khi nghe trinh sát báo cáo tình hình và qua quan sát thực tế đám cháy chỉ
huy đưa ra chiến thuật chữa cháy hiệu quả như sau:
+ Xe (25C - 00114): Đến đám cháy đỗ xe tại khu vực đường 30/4 bên phải khu
nhà bị cháy triển khai đội hình 2 đường vòi A phát triển 2 lăng B tổ chức phun nước
chống cháy lan và dập tắt đám cháy cứu người thoát nạn, cứu tài sản.
+ Xe (25C – 00414): đến đám cháy đỗ xe gần lối đi vào tầng 1, triển khai đội
hình lăng giá lên cao và đội hình 2 lăng B tổ chức tiến hành làm mát đường lối thoát
nạn cho CBCS chữa cháy và người bị nạn.
+ Đồng thời trong quá trình chiến đấu nếu hết nước trong xe thì sử dụng: Xe
25A- 00150 hút nước từ hồ Thủy Sơn tiếp nước cho xe chữa cháy.
- Sau khi đám cháy được khống chế và dập tắt.
+ Chỉ huy giao cho 2 đồng chí của đội HD&KT an toàn PCCC lấy lời khai nhân
chứng và tiến hành khám nghiệm hiện trường điều tra nguyên nhân vụ cháy, lập biên
bản vụ cháy.
+ Thu hồi phương tiện, lấy nước vào xe chữa cháy tại đơn vị thường trực sẵn
sàng chiến đấu.
3. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CÁC LỰC LƯỢNG KHÁC.
- Lực lượng công an phườn Đông Phong đến bảo vệ, hỗ trợ an ninh khu vực xảy
ra cháy, không cho người lạ vào nơi cháy, bảo vệ hiện trường vụ cháy.
- Lực lượng y tế bệnh viện tỉnh Lai Châu: đến phối hợp với cơ sở cứu người và
đưa người bị nạn đi cấp cứu nếu có nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
- Lực lượng cảnh sát Giao Thông: có biện pháp phân luồng giao thông không để
ùn tắc khu vực xung quanh trụ sở do người dân hiếu kỳ.
- Cơ quan điện lực đến cắt điện và đóng điện khi có yêu cầu.

10
VI- SƠ ĐỒ BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN

11
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG ĐẶC TRƯNG.
I. TÌNH HUỐNG 1
- Lúc 19h30’, ngày X tháng Y năm X xảy ra cháy tại tầng 1 phòng trưng bày
triển lãm tại trung tâm lưu trữ tỉnh Lai Châu nguyên nhân do kẻ gian trộm tài sản và đốt
phá.
- Khi có đám cháy phát sinh tại phòng trưng bày nhân viên bảo vệ đã nhanh
chóng báo cho đội trưởng đội PCCC cơ sở để huy động lực lượng chữa cháy và nhanh
chóng cắt điện, sử dụng các phương tiện dụng cụ đã được trang bị dể dập tắt đám cháy,
do đám cháy bùng phát mạng, lan nhanh khó kiểm soát nên sau khoảng 5 phút đã gọi
điện cho lược lượng Cảnh sát PCCC đến chi viện.
- Lực lượng PCCC cơ sở:
+ Toàn bộ nhân viên trong cơ sở .
+ Phương tiện chữa cháy được trang bị có tại cơ sở.
- Tính toán lực lượng phương tiện:
+ Thời gian cháy tự do: Ttd = 12 ( phút)
+ Bán kính lan truyền: Rlt = 11,2 (m)
=> Đám cháy có dạng hình chữ nhật
- Diện tích đám cháy:
Fcc = b.Rlt = 4 . 11,2= 44,8 (m2)
- Diện tích chữa cháy
Fcc = Rlt.h = 11,2 . 2,5= 28(m2)
- Tính lưu lượng nước cần thiết dập tắt đám cháy.
Qctcc = Fcc . ict = 28 . 0,15 = 4,2 (l/s)
- Xác định số lăng chữa cháy.
Nlcc = Qctcc / qB = 4,2/ 3,5 = 1,2 lấy tròn 2 (lăng).
- Xác định số xe cần thiết chữa cháy
Nxcc = N lcc / nl = 2 /4 = 0,5 ( xe) lấy tròn 1 xe
- Xác định lưu lượng nước cần thiết làm mát.
Qctlm = 0,25 . Qctcc = 0,25 . 4,2 = 1,05 (l/s)
- Xác định số lăng làm mát.
Nllm = Qctlm / q B = 1,05 / 3,5 = 0,3 (lăng) lấy tròn 1 lăng
- Xác định số xe cần thiết làm mát.

12
Nxlm = Nllm / nl = 1/ 4 = 0,25 ( xe) lấy tròn 1 xe
- Tổng số xe tham gia.
N xcc + Nxlm +Nxtn = 1 + 1 = 2 xe
- Tổng số cán bộ chiến sỹ tham gia
CBCS = 2 . 6 = 12 (CBCS)
- Số cuộn vòi A trên đường vòi chính:
NvA = L.K/1v = 30.1,2/20 = 1,8 cuộn ( lấy tròn 2 cuộn).
- Vậy để đảm bảo công tác chữa cháy có hiệu quả cần sử dụng 01 xe chữa cháy,
01 xe làm mát và 02 tổ tham gia.
- Triển khai chữa cháy:
+ Khi phát hiện có cháy xảy ra, người phát hiện hô hoán báo cho mọi người
biết có cháy xảy ra, cử người cắt điện, các tổ nhanh chóng di chuyển đến khu vực
cháy và triển khai dập tắt đám cháy, khống chế ngọn lửa đồng thời cử một tổ cứu
người bị nạn, đưa người bị nạn theo lối cầu thang bộ xuống khu vực an toàn, tổ còn
lại tiếp cận đám cháy tiến hành di chuyển tài sản (ưu tiên các tài sản có giá trị cao).
- Lực lượng Cảnh Sát PCCC&CNCH - công an tỉnh Lai Châu:
+ Xe (25A - 00150): Đến đám cháy đỗ xe tại khu vực sân trước sảnh khu nhà bị
cháy triển khai đội hình 2 lăng B theo lối cầu thang lên tầng 3 đến chỗ khu phòng bị
cháy tổ chức không chế và dập tắt đám cháy, làm mát .
+ Xe (25A- 0114 ): đến đám cháy đỗ sau xe 25A- 00150, triển khai đội hình lăng
B theo họng ra của xe tiến hành làm mát cho cán bộ chiến sỹ tham gia chữa cháy, cứu
nạn cứu hộ và người bị nạn.
+ Trong quá trình chiến đấu nếu hết nước trong xe chữa cháy thì sử dụng máy
bơm chữa cháy tiếp nước cho xe (25A - 00044).
- Sau khi đám cháy được dập tắt:
+ Thu hồi phương tiện lấy nước vào xe và cho xe về vị trí thường trực chiến đấu.
+ Lập biên bản vụ cháy và tổ chức họp rút kinh nghiệm
II. TÌNH HUỐNG 2
- Vào hồi 16h ngày X tháng Y năm 2018 cháy xảy ra tại khu vực gara để xe khu
nhà A
- Nguyên nhân cháy là do sự bất cẩn của người sử dụng xe ô tô KiaMorning
màu trắng biển kiểm soát XXYY bị rò rỉ hơi xăng bay ra ngoài cùng với nhiệt độ ngoài
môi trường lớn gây bốc cháy tự phát.
- Dự kiến khả năng phát triển của đám cháy:
13
+ Đám cháy xảy ra tại khu vực để xe gần toàn nhà A. Ngọn lửa bùng lên rồi lan
sang các xe bên cạnh và có nguy cơ lan sang khu vực nhà A kế bên.
- Lực lượng PCCC cơ sở:
+ Tổ thường trực chữa cháy cơ sở.
+ Phương tiện chữa cháy được trang bị có trong cơ sở: bình chứa cháy xách tay,
cát chữa cháy,...
- Triển khai chữa cháy:
+ Khi nhân viên làm việc tại cơ sở phát hiện có cháy xảy ra. Sau đó hô hoán cho
mọi người biết, thông báo cho nhân viên làm việc tại đó cử người cắt điện, tránh trường
hợp nguy hiểm đến tính mạng cho nhân viên làm việc cũng như khách hàng.
+Tổ trực, ngày hôm đó nhanh chóng di chuyển vào khu vực có cháy sử dụng
bình chữa cháy để dập tắt đám cháy.
- Sau khi đám cháy được dập tắt cần tổ chức họp rút kinh nghiệm.
- Thông báo cho Cảnh sát PCCC để nắm tình hình vụ việc.

14
D. BỔ SUNG CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY.

Người xây Người phê


S Ngày, Nội dung bổ sung
dựng duyệt phương
TT tháng, năm chỉnh lý
phương án án

E. THEO DÕI HỌC TẬP VÀ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY.


15
Ngày, Nội dung, các tình Lực lượng, Nhận xét đánh
tháng, hình thức huống cháy phương tiện giá kết quả
năm học tập tham gia

Lai châu, ngày tháng năm 2019 CHỈ HUY ĐƠN VỊ XÂY CÁN BỘ XÂY
DUYỆT PHƯƠNG ÁN DỰNG PHƯƠNG ÁN DỰNG PHƯƠNG ÁN

KÝ HIỆU DÙNG TRONG PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY

16
THANG BA HƯỚNG GIÓ

17
THANG HỘP LỐI THOÁT NẠN
HƯỚNG ĐÁM CHÁY PHÁT
THANG MÓC
TRIỂN
HƯỚNG TẤN CÔNG
THANG DÂY
CHÍNH
MÁY HÚT KHÓI NƠI PHÁT SINH CHÁY
ĐÈN CHIẾU SÁNG BỂ NỔI CHỨA XĂNG DẦU
BỂ NGẦM CHỨA XĂNG
ĐIỆN THOẠI
DẦU
CỜ CHỈ HUY CHỮA BỂ NỬA NỔI, NỬA CHÌM
CHÁY CHỨA XĂNG DẦU
ĐẦM LẦY HỌNG NƯỚC CHỮA CHÁY

SÔNG, NGÒI NHÀ LÁ

AO, HỒ NHÀ TẦNG (2 TẦNG)

NHÀ KHUNG THÉP MÁI


BẾN LẤY NƯỚC
TÔN
GIẾNG NƯỚC NHÀ LỢP NGÓI

BỂ NƯỚC CC 100M3 KHU VỰC BỊ KHÓI

HỆ THỐNG ĐƯỜNG
ỐNG NƯỚC VÒNG
KHU VỰC ĐÁM CHÁY
KHÉP KÍN CÓ ĐƯỜNG
KÍNH D = 100M
HỆ THỐNG ĐƯỜNG
ỐNG NƯỚC CỤT CÓ
NHÀ MỚI BÉN CHÁY
ĐƯỜNG KÍNH D =
100M

CÂY MÁY BƠM KHIÊNG TAY

RỪNG MÁY BƠM NỔI

XE CHỮA CHÁY CÓ
ĐƯỜNG VÒI A CHỮA
TÉC
CHÁY
XE CHỮA CHÁY ĐƯỜNG VÒI B CHỮA
KHÔNG TÉC (XE BƠM) CHÁY
18
XE CHỮA CHÁY SÂN CUỘN VÒI RU LÔ CHỮA
BAY CHÁY
XE CHỮA CHÁY RỪNG ỐNG HÚT CHỮA CHÁY
XE CHỮA CHÁY HÓA
CHẤT GIỎ LỌC NƯỚC

XE CHỮA CHÁY XĂNG


DẦU, DẦU KHÍ LĂNG GIÁ

XE CHỞ HÓA CHẤT


LĂNG A
TÀU CHỮA CHÁY
TRÊN SÔNG
LĂNG B

TÀU CHỮA CHÁY


TRÊN BIỂN LĂNG PHUN BỌT

XUỒNG, CA NÔ CHỮA LĂNG PHUN BỌT ĐỘ NỞ


CHÁY CAO
XE THANG LĂNG ĐA TÁC DỤNG
XE NÂNG LĂNG HƯƠNG SEN
BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH
XE KỸ THUẬT TAY BẰNG NƯỚC

BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH


XE CHỞ NƯỚC TAY BẰNG BỘT ABC

BÌNH CHỮA CHÁY XÁCH


BA CHẠC TAY DÙNG KHÍ CO2

HAI CHẠC ĐẦU NỐI HỖN HỢP


EZECTƠ
 
TRỤ NƯỚC CHỮA
TRỤ NƯỚC CHỮA CHÁY
CHÁY LOẠI NỔI
LOẠI NGẦM
CỘT LẤY NƯỚC

19

You might also like