You are on page 1of 3

TÊN: TRẦN THỊ ÁNH MAI

LỚP: L15KH

TÊN ĐỀ TÀI: KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Lời mở đầu:

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần
phải đầu tư một khoản khá lớn để mua sắm tài sản cố định. Bởi vậy tài sản cố đinh
chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp, hao mòn tài sản là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy để
đảm bảo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải
tính toán và trích khấu hao một cách phù hợp, có như vậy mới mang lại kết quả sản
xuất tốt đồng thời đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

Để giúp doanh nghiệp xác đinh khấu hao tài sản một cách đúng và chính xác bộ
tài chính đã ban hành thông tư 200/2014/TT- BTC về việc ban hành chế độ kế toán
mới thay thế chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC, thông tư số 244/2009/TT-BTC.Thông tư 200/2014/ TT-BTC ra
đời chính là sự tồng hợp và hoàn thiện hoàn thiện chế độ kế toán doanh nghiệp
Việt Nam sau khi đã ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam( VAS) và kèm
theo các thông tư hướng dẫn. Thông tư này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
doanh nghiệp và đội ngũ cán bộ kế toán trong việc tổ chức thực hiện công tác kế
toán.
1 Lý luận chung về khấu hao tài sản cố định
1.1 Tài sản cố định và lý do trích khấu hao

1.1.1 Khái niệm về khấu hao tài sản cố đinh

 Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống
nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử
dụng của tài sản cố định.

1.1.2Lý do trích khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của điều kiện tự nhiên, môi
trường làm việc và tiến bộ của khoa học công nghệ, tài sản sẽ bị hao mòn dần theo
thời gian
Tài sản cố đinh(TSCĐ) bao gồm: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô
hình và tài sản cố định cho thuê tài chính. Sự hao mòn tài sản cố định được thể
hiện ở 2 dạng chính là: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Trong đó hao mòn
hữu hình là hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng như cọ xát, bị ăn mòn, bị hư
hỏng từng bộ phận. Đối với hao mòn vô hình chính là sự giảm giá trị tài sản do tiến
bộ của khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những tài sản cố định cùng loại có nhiều
tính năng, năng suất hoạt động cao hơn nhưng chi phí thấp hơn

Để thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải trích
khấu hao tài sản bằng cách chuyển dần giá trị hao mòn của tài sản cố định vào giá
trị tài sản làm ra. Như vậy hao mòn là yếu tố khách quan làm giảm giá trị sử dụng
của tài sản cố định. Chi phí khấu hao tài sản là chi phí hợp lý của doanh nghiệp khi
tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy việc tính đúng và đủ chi phí khấu hao là
điều rất cần thiết

2. Ý nghĩa của việc trích khấu hao tài sản cố định:

Như đã phân tích ở trên, khấu hao là việc trích dần giá trị tài sản cố định vào chi
phí kinh doanh hình thành nên một quỹ gọi là quỹ khấu hao. Việc khấu hao tài sản
cố định có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp và cả ở tầm quốc gia.

Xét về mặt kinh tế: hao mòn tài sản cố đinh là một hiện tượng khách quan và tại
mỗi thời điểm trong cuộc đời hữu dụng của tài sản, việc xác định mức độ hao mòn
là khó thực hiện. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý, theo dõi tài sản cố định
cũng như là việc ghi chép, phản ánh giá trị tài sản cố định trên sổ sách kế toán. Vì
vậy sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp khi bán hoặc trao đổi tài sản cố định khi
doanh nghiệp có ý đinh thay đổi tài sản cố định. Tuy nhiên thong qua hình thức
trích khấu hao sẽ cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản.
Đồng thời khấu hao tài sản cố định cũng chính là một khoản chi phí kinh doanh
khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, khấu hao tăng sẽ làm chi phí tăng lên
và lợi nhuận giảm xuống

Xét về mặt tài chính: khấu hao là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị tài sản cố
định đã bị hao mòn. Tiền khấu hao cũng là một yếu tố của chi phí kinh doanh do
đó nó cũng được tính vào giá thành sản phẩm. Khi sản phẩm được tiêu thụ, tiền
khấu hao được để lại và hình thành nên quỹ khấu hao của doanh nghiệp. Quỹ khấu
hao được chia làm 2 loại là khấu hao cơ bản và khấu hao sữa chữa lớn. Khấu hao
cơ bản được dùng để tái sản xuất toàn bộ tài sản cố định như đổi mới mua sắm mới
tài sản . Khấu hao sữa chữa lớn được dùng để sữa chữa thay thế các chi tiết của tài
sản cố định nhằm khôi phục duy trì và nâng cấp năng lực sản xuất của chúng. Như
vậy khấu hao là một nguồn vốn hình thành tài trợ cho doanh nghiệp để đầu tư mua
sắm hoặc phát triển doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay khi mà canh tranh giữa các doanh nghiệp
đang diễn ra hết sức khốc liệt. Doanh nghiệp muốn đứng vững thì cần phải cung
cấp những sản phẩm chất lượng với giá thành phù hợp. Muốn như vậy doanh
nghiệp cần áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị máy móc và quỹ
khấu hao cho phép doanh nghiệp thực hiện được điều này. Khấu hao là biện pháp
vay tiền không trả lãi vì khấu hao là một bộ phận của chi phí hợp lý để trừ thuế thu
nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế đất
nước, doanh nghiệp phát triển sẽ góp phần làm tăng nguồn thu ngan sách làm cho
kinh tế của đất nước ngày càng vững mạnh

3 Sử dụng tài sản cố định đã khấu hao hết:

Đối với tài sản cố đinh đã khấu hao hết, nhưng vẫn còn sử dụng trong sản xuất
kinh doanh thì không được tiếp tục trích khấu hao. Nếu không sử dụng và thanh lý
thì cần một số giấy tờ và thủ tục sau: quyết định thành lập hội đồng kiểm kê, biên
bản kiểm kê tài sản cố định, quyết định xử lý kiểm kê, quyết định thanh lý tài sản
cố định của hội đồng kiểm kê…. Tài sản cố định khi thanh lý cần phải thực hiện
các bút toán bút toán ghi nhận giảm tài sản và giảm khấu hao

1.2 Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố đinh:

You might also like