You are on page 1of 33

Chương 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH – GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN

HỢP THÉP – BÊ TÔNG

CHƯƠNG 2
GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH
GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN HỢP
THÉP – BÊ TÔNG

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


5
Chương 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH – GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN
HỢP THÉP – BÊ TÔNG

1. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU CHO CÔNG TRÌNH


1.1. Phân loại nhà nhiều tầng
1.1.1. Theo hệ kết cấu chịu lực
Hệ kết cấu khung cứng chịu lực:
Hệ được tạo từ các thanh đứng và thanh ngang, liên kết cứng tại các nút tạo thành hệ
khung phẳng hoặc khung không gian tạo ra các không gian lớn, thích hợp với các công trình
công cộng. Hệ có sự làm việc rõ ràng nhưng khả năng chịu lực của công trình giảm đi nhiều
khi chiều cao công trình lớn.
Hệ kết cấu vách cứng – lõi cứng:
Hệ có các cấu kiện thẳng đứng chịu tải trọng là các vách cứng được bố trí theo một hay
hai phương, có hoặc không có liên kết các vách cứng tạo thành lõi cứng. Hệ kết cấu này có
đặc điểm chịu tải trọng ngang tốt nên thường sử dụng cho các công trình từ 20-40 tầng. Đối
với những nhà có chiều cao lớn hơn, kích thước vách cứng lớn nên thường ít dùng. Hệ vách-
lõi cứng giảm không gian sử dụng nhà, không được linh hoạt như hệ khung.
Hệ kết cấu khung-giằng:
Hệ kết cấu kết hợp giữa hai hệ đã kể ở trên để tạo ra kết cấu vững chắc cho công trình.
Hệ thống vách cứng được bố trí tại các tường biên, lỗ thang máy, thang bộ, các tường biên là
những nơi tường liên tục trong nhà,… Trong hệ kết cấu này, thường vách cứng chịu tải trọng
ngang là chủ yếu tải trọng đứng được thiết kế chịu bởi hệ khung, nhờ vậy mà hệ kết cấu này
có khả năng chịu lực tốt nhưng vẫn đảm bảo có được không gian sử dụng lớn.
1.1.2. Theo vật liệu sử dụng
Kết cấu bê tông truyền thống:
Ưu điểm: dễ tạo hình, có thể sản xuất tại công trường, chịu nhiệt tốt, chống phá hoại
ăn mòn tốt.
Nhược điểm: tỷ số trọng lượng riêng và cường độ cao c = 2.4x10-3(1/m) , mất nhiều
thời gian cho thi công, lắp dựng coppha, chờ bê tông đạt cường độ chịu lực. Khả năng chịu
kéo kém và phải có sự hỗ trợ của cốt thép.
Kết cấu thép:
Ưu điểm: khả năng chịu lực tốt, trọng lượng nhẹ, tỷ số trọng lượng riêng và cường độ
thấp c=3.7x10-4(1/m), thi công nhanh, chú trọng độ chính xác cao, thích hợp điều kiện công
nghiệp hóa.
Nhược điểm; chống ăn mòn và chịu nhiệt kém
Kết cấu liên hợp thép – bê tông:

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


6
Chương 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH – GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN
HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Sau khi so sánh hai phương án kết cấu bê tông và kết cấu thép, việc kết hợp hai loại kết
cấu trên là điều dễ thấy vì các ưu điểm của hai loại kết cấu trên sẽ kết hợp bổ khuyết cho
nhau.
Thời gian thi công nhanh hơn kết cấu bê tông, chi phí tiết kiệm hơn khung hoàn toàn
thép, khả năng chịu lực tăng lên so với kết cấu bê tông và kết cấu thép, tiết diện cấu kiện liên
hợp sẽ giảm đi rất nhiều so với cấu kiện bê tông, đọ cứng và sự làm việc dẻo có thể đạt được
bằng cách kết hợp thép với bê tông.

1.2. Lựa chọn giải pháp kết cáu công trình


1.2.1. Hệ kết cấu chịu lực
Công trình chung cư có chiều cao lớn (55m), tải trọng ngang lớn do gió sinh ra nên lựa
chọn hệ kết cấu khung – giẳng là điêu hợp lí về khả năng chịu lực và không gian sử dụng.

1.2.2. Vật liệu


Trong tương lai, vấn đề không gian ngày càng yêu cầu cao cùng với chất lượng công
trình nên việc áp dụng một loại vật liệu tương đối mới và có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu
cấp thiết từ người dùng là một điều đáng quan tâm, vì vậy việc sử dụng vật liệu liên hợp
(composite) vào công trình xây dựng là một điều hợp lí

2. GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG


2.1. Giới thiệu
Trong kết cấu công trình xây dựng, sự kêt hợp giữa các loại vật liệu khác nhau thường
thấy nhất là giữa thép và bê tông, mặc dù tính chất có khác nhau nhưng hai loại vật liệu này
lại bổ trợ cho nhau:
- Bê tông chịu kéo kém nhưng chịu nén tốt
- Thép chịu kéo và nén tốt
- Cấu kiện thép thường tương đối mảnh và có xu hướng mất ổn định, nếu kết hợp với bê
tông sẽ tăng cường độ ổn định
- Bê tông có thể chống được sự ăn mòn và có thể chịu được nhiệt độ cao, trong khi thép
rất dễ bị rỉ sét và dễ dàng biến dạng dưới tác động của nhiệt độ và dẫn đến mất khả
năng chịu lực
Từ lâu người ta đã sử dụng kết cấu thép cho nhà cao tầng, khung thép được tạo thành từ
các cột và dầm thép và thép hình cán nóng có tiết diện chữ I, H. Các dâm thép tạo thành một
hệ lưới để đỡ sàn bê tông. Nếu có sự trượt tự do giữa cánh dầm thép và bản sàn bê tông thì

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


7
Chương 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH – GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN
HỢP THÉP – BÊ TÔNG

chúng sẽ làm việc độc lập, tiết diện dầm thép sẽ được thiết kế chịu toàn bộ tải trọng từ sàn
truyền vào. Nếu sự trượt được hạn chế hoặc giảm thiểu thì tiết diện thép và bê tông sẽ làm
việc cùng nhau.
Kể từ năm 1950, người ta băt đầu tạo liên kết giữa sàn bê tông và dầm thép hình đỡ sàn
bằng các liên kết cơ học. Những liên kết đó loại trừ hoặc là giảm sự trượt tại bề mặt tiếp xúc
giữa bê tông và thép, vì thế sàn bê tông và dầm thép sẽ làm việc chung tạo thành một kết cấu
liên hợp gọi làm “dầm liên hợp”

Dầm thép thường và dầm liên hợp


Khi làm việc liên hợp, dưới tác dụng của momen dương, khả năng chịu lực của dầm sẽ
tăng lên do có thêm phần bê tông của sàn chịu nén, còn đối với momen âm, khả năng chịu lực
của dầm cũng sẽ tăng lên do có côt thép trong sàn chịu kéo. Rõ ràng dầm liên hợp có độ cứng
cao hơn, chịu lực tốt hơn, dùng tiết diện nhỏ hơn, vượt nhịp lớn hơn so với dầm thép bình
thường.
Trong thực tế, các liên kết giữa thép và bê tông tạo ra từ chốt neo hoặc các liên kết cơ
học khác hàn vào cấu kiện thép và nằm trọn trong sàn bê tông. Lúc đầu, khi tính toán, người
thiết kế giả thiết liên kết là tuyệt đối cứng triệt tiêu hoàn toàn sự trượt giữa thép và bê tông.
Trong thực tế, để đạt đến một liên kết lý tưởng như thế thì cần phải có một lượng lớn chốt neo
hoặc các liên kết cơ học khác dẫn đến sự không kinh tế. Nhưng nếu xem khả năng chống trượt
là không có hoặc chỉ có khả năng chống trượt không hoàn toàn hoặc khả năng chịu lực của
tiết diện liên hợp sẽ không đạt hoặc đạt được không hoàn toàn, đòi hỏi phải tăng kích thước
tiết diện cũng như cường độ vật liệu cũng dẫn đến sự không kinh tế. Ngày nay có rất nhiều
nghiên cứu “Liên kết chống trượt không hoàn toàn” giữa bê tông và thép dựa trên các thí
nghiệm, mô phỏng để tìm ra cách tính toán kinh tế nhất.

2.2. Đặc tính của kết cấu liên hợp


Khi thiết kế một công trình, ngoài việc đảm bảo khả năng chịu lực, độ cứng dẻo của kết
cấu mà còn phải đảm bảo các yêu cầu về kiên trúc, kinh tế, thi công, chịu nhiệt
2.2.1. Kiển trúc
Kết cấu liên hợp có phép sự đa dạng trong kiến trúc bằng cách kết hợp các cấu kiện liên
hợp theo nhiều kiểu

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


8
Chương 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH – GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN
HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Ngoài ra, với tiết diện nhỏ của dầm cho phép tạo ra:
- Nhịp lớn hơn
- Sàn mỏng hơn
- Cột mảnh hơn
Những yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho thiết kế không gian kiến trúc

2.2.2. Kinh tế
Tiết kiệm được nhiều chi phí do sử dụng cấu kiện có tiết diện nhỏ hơn (độ cứng lớn có khả
năng vượt nhịp lớn, giảm độ võng, giảm chiều cao tiết diện) và lắp đặt nhanh trong thi công
Lợi ích tỷ số nhịp và chiều cao (l/h=35) thể hiện
- Giảm chiều cao tiết diện dẫn đến giảm chiều cao toàn bộ công trình và tiết kiệm được
diện tích bao che
- Nhịp lớn hơn so với các kết cấu khác có cùng chiều cao dẫn đến tạo ra những không
gian rộng lớn, giảm số lượng cột trong mặt bằng
- Nhiều tầng hơn so với các kết cấu khác có cùng chiều cao
Kết cấu liên hợp được lắp đặt dễ dàng và nhanh hơn nên:
- Tiết kiệm chi phí thi công, thời gian hoàn thành công trình sớm
- Đưa công tình vào sử dụng dần đến thu hồi vốn nhanh hơn

2.2.3. Chịu nhiệt


Các công trình kết cấu thép cổ điển tốn rất nhiều chi phí để bảo vệ thép kết cấu dưới tác
dụng nhiệt của lửa. Các kết cấu hiện đại và kết cấu liên hợp có thể chịu lửa bằng cách kết hợp
với bê tông cốt thép, bê tông sẽ bảo vệ thép do bê tông có khối lượng lớn và dẫn nhiệt kém
Các dầm và cột thép sẽ được bao bọc hoàn toàn hoặc một phần. Điều này không chỉ giúp duy
trì nhiệt độ thấp trong thép mà còn tăng khả năng chịu lực, tăng độ ổn định của cấu kiện.

2.2.4. Thi công


Ngày nay sàn composite được sử dụng rộng rãi trong các công trình do các tiện lợi đem
đến cho chủ đầu tư và đơn vị thầu
- Sàn công tác: Trước khi đổ bê tông, các tấm tôn sóng phục vụ như một sàn công tác
rất an toàn

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


9
Chương 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH – GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN
HỢP THÉP – BÊ TÔNG

- Coppha cố định: Các tấm tôn sóng được phủ lên các dầm theo một phương, các tấm
tôn đóng vai trò coppha trong quá trình đổ bê tông, có thể không cần các cây chống
phụ trong khi thi công, ngoài ra tấm tôn còn giữ nước rất tốt trong quá trình đổ bê tông
Mặt dưới tấm thép vẫn giữ được sạch sẽ sau khi đổ bê tông và nếu sử dụng các tấm
thép màu sẽ tăng tính thảm mỹ.
- Cốt thép trong sàn: Cốt thép được đặt trong sàn sẽ tăng khả năng chịu momen dương,
chống co ngót, nút do nhiệt độ, chịu momen âm là bản liên tục.Sự làm việc liên hợp
đạt được khi sử dụng tấm thép sóng.
- Tốc độ thi công nhanh, đơn giản: Thép tấm có trọng lượng nhẹ thuận lợi vận chuyển
và cât giữ ở công trường. Một xe có thể vận chuyển 1500m2 thép tấm làm sàn, một đội
có thể lắp đặt 400m2 thép tấm trong ngày
- Chất lượng cấu kiện: các cấu kiện bằng thép được chế tạo tại nhà máy dưởi sự quản lí
nghiêm ngặt, giảm thiểu được các yếu tố phát sinh, tăng độ chính xác cao
Thi công, xây lắp một công trình kết cấu liên hợp thép – bê tông rất nhanh và kinh tế chia
ra thành các quá trình sau:
- Đầu kiên khung thép có giằng hoặc không giằng sẽ được lắp dựng, nếu các ống thép
được lắp vào trong kết cấu thì các lồng cốt thép đã được lắp đặt cố định ở xường sản
xuất
- Các chi tiết truyền lực giữa bê tông và cốt thép như bracket, tấm thép đệm, neo chống
trượt đã được chuẩn bị tại công xưởng để tăng tốc độ xây lắp và phải được lên kế
hoạch chi tiết.Sau khi lắp đặt các cột xong, các dầm thép sẽ được lắp vào giữa các cột
(có thể chỉ gác lên các cột)
- Sàn bê tông đúc sẵn hoặc tấm thép tôn để làm sàn được gác lên phục vụ như sàn công
tác, tấm coppha
- Cuối cùng đúc bê tông sàn và cột cùng một lúc. Sau khi bê tông đông cứng, độ cứng
và khả năng chịu lực của cột và dầm sẽ tăng lên, liên kết sẽ tự động chuyển sang liên
kết nửa cứng.

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


10
Chương 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH – GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN
HỢP THÉP – BÊ TÔNG

2.3. So sánh với các phương pháp khác


Bảng so sánh dầm liên hợp và dầm thép thông thường

Khả năng chịu lực ba loại dầm tương đương nhau nhưng khác nhau về độ cứng và
chiều cao công trình, diện tích tiết diện dàm liên hợp có thể nói là tiết kiệm hơn dầm thép bình
thường.
Bảng so sánh tiết diện cột, dầm liên hợp với cột dầm bê tông cốt thép

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


11
Chương 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH – GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN
HỢP THÉP – BÊ TÔNG

2.4. Các cấu kiện cơ bản của khung liên hợp thép – bê tông

Khung liên hợp thép – bê tông

2.4.1. Sàn

Sàn bê tông cốt thép

Sàn bê tông ứng suất trước

Tấm thép tôn

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


12
Chương 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH – GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN
HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Liên kết bằng ma sát trong sàn composite

Liên kết bằng cơ học trong sàn composite

Liên kết bằng neo trong sàn composite


2.4.2. Dầm

Dầm composite

Các kiểu liên kết chống trượt

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


13
Chương 2: GIẢI PHÁP KẾT CẤU CÔNG TRÌNH – GIỚI THIỆU KẾT CẤU LIÊN
HỢP THÉP – BÊ TÔNG

2.4.3. Cột

Tiết diện cột composite

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


14
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

CHƯƠNG 3
SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


15
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

1. GIỚI THIỆU
Sàn composite sử dụng phổ biến trong nhà cao tầng bao gồm các thành phần: tấm thép
tôn định hình, cốt thép và bê tông đổ tại chỗ. Ban đầu tấm thép tôn đóng vai trò như coppha
và sàn công tác trong quá trình thi công. Sau khi bê tông đã đông cứng, tấm thép tôn đóng vai
trò thành phần chịu kéo trong bản sàn liên hợp, sự làm việc liên hợp là nhờ vào liên kết tiết
xúc giữa bê tông và thép.
Sàn coposite là bản sàn một phương, các bản sàn gác lên các dầm phụ, các dầm phụ gác
lên các dầm chính vuông góc, các dầm chính thì gác lên cột. Tùy theo ô bản lớn hay bé mà sử
dụng cây chống trong quá trình thi công, các ô bản có nhịp nhỏ hơn 3.5m thì không cần sử
dụng cây chống.
Ưu điểm sàn composite:
- Thi công nhanh, an toàn
- Làm sàn công tác an toàn cho công nhân bên dưới
- Nhẹ hơn sàn bê tông cốt thép
- Chất lượng cao do sai số kỹ thuật ít

2. TÍNH TOÁN TẤM THÉP TÔN LÀM VIỆC NHƯ COPPHA SÀN
2.1. Trạng thái giới hạn thứ nhất
Sơ đồ tính
Tấm thép sóng xem như dầm đơn giản có momen quán tính không đổi theo chiều dài
nhịp.
Tải trọng
Khi làm việc như sàn công tác, coppha sàn, tấm thép tôn chịu các tải trọng
- Trọng lượng bê tông ướt và tấm thép
- Tải trọng thi công
- Tải thiết bị nếu có
- Tải trọng bê tông tăng lên do sóng tấm thép tôn võng xuống và bê tông ướt trong quá
trình thi công
Theo Eurocode 4, trong phạm vi 3x3m (hoặc nhịp tấm tôn nhỏ hơn 3m), tải trọng thi
công tập trung là 1.5 kN/m2 và tải trọng thi công phần bố là 0.75 kN/m2, điều này kể đến ảnh
hưởng của quá trình thi công và do cấu tạo tấm thép tôn võng xuống, các tải này sẽ được đặt
tại vị trí gây momen lớn nhất trên tấm tôn

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


16
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Tải trọng trên tấm tôn một nhịp và nhiều nhịp


Trong điều kiện thi công thực tế ở Việt Nam, để đơn giản và an toàn trong quá trình
tính toán, tải thi công được đề nghị có giá trị 2.5 kN/m2 và phân bố đều trên toàn bộ nhịp tấm
tôn, điều này sẽ phản ánh đúng thực tế thi công và an toàn trong thiết kế
Khả năng chịu lực
Khả năng chịu uốn của tiết diện
Weff f yp
M pl , Rd 
 ap
fyp: giới hạn chảy của thép tấm tôn
Weff: modun chống uốn tính toán của tiết diện
γap: hệ số an toàn tấm thép tôn,lấy bằng 1.1

2.2. Trạng thái giới hạn thứ hai


Độ võng
Độ võng được xác định bởi công thức
wL4e
 max 
185Ea I p

Độ võng tấm tôn dưới tải trọng bản thân và bê tông ướt, không kể đến tải thi công không
được vượt quá L/180 nhưng không nhỏ hơn 20mm, với L là nhịp tính toán của tấm tôn.

3. TÍNH TOÁN BẢN SÀN KHI LÀM VIỆC LIÊN HỢP


3.1. Trạng thái giới hạn thứ nhất
3.1.1. Phân tích
Bản
- Bỏ qua khả năng chịu lực cốt thép tại gối, xem sàn làm việc như dầm đơn giản. Lượng
cốt thép tối thiểu được đặt vào theo cấu tạo
- Tính sàn như dầm với momen quán tính tiết diện thay đổi trên chiều dài dầm có tính
đến sự nứt của tiết diện bê tông

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


17
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

3.1.2. Tải trọng


- Tải trọng bản thân sàn liên hợp (tấm thép tôn và bê tông)
- Tải trọng bản thân tác dụng dài hạn
- Hoạt tải

3.1.3. Kiểm tra khả năng chịu momen dương


- Sự làm việc vật liệu được lí tưởng với ứng suất dẻo cứng, biểu đồ phân bố ứng suất
dạng chữ nhật
- ứng suất thép được tính toán với cường độ tính toán fyp/γyp, ứng suất trong bê tông
được tính toán với cường độ 0.85fck/γc, ứng suất trong cốt thép được tính toán với
cường độ fsk/γs
- Cố thép chống nứt hay cốt thép chịu momen ân có thể được đặt trọng phần sàn bê tông
- Cốt thép trong vùng nén khi tiết diện chịu momen dương có thể bỏ qua trong thành
phần chịu momen dương
Trường hợp 1: Trục trung hòa phía trên tấm tôn

Phân bố ứng suất chịu momen dương khi trục trung hòa nằm phía trên sóng tôn
Bỏ qua khả năng chịu lực của bê tông trong vùng chịu kéo
Chiều cao vùng bê tông chịu nén từ phương trình cân bằng hợp lực kéo trong tấm tôn Np, và
lực nén trong bê tông Ncf
Ap f yp
 ap
x pl 
b  0.85 f ck
c
dp: khoảng cách từ đỉnh sàn đến trọng tâm tấm thép tôn
Khả năng chịu momen dương
f yp  x pl 
M Rd  N p z  Ap dp  
 ap  2 

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


18
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Ap: diện tích tính toán tiết diện tấm thép tôn không kể đến lớp mạ kẽm 2x0.02 (mm) và những
phần lồi lõm do chế tạo
Trường hợp 2: Trục trung hòa nằm trong tấm thép tôn

Phân bố ứng suất chịu momen dương khi trục trung hòa nằm trong sóng tôn
Bỏ qua khả năng chịu lực của bê tông trong vùng chịu kéo
Bỏ qua khả năng chịu lực của bê tông trong sườn tấm thép tôn
Biểu đồ ứng suất chia thành hai biểu đồ biểu diển khả năng chịu uốn
- Biểu đồ 1: cân bằng lực nén Ncf trong bê tông và lực kéo Np phần thép chịu kéo phía
trên trọng tâm tấm thép tôn
- Biểu đồ 2: cặp lực cân bằng trong tấm thép tôn, momen tương ứng Mpr là momen dẻo
giảm của tấm thép tôn được xác định từ khả năng chịu momen của tấm thép tôn Mpa
thông qua thực nghiệm

 N cf 
 
A f
M pr  1.25M pa 1  p yp M
  ap  pa

 
 

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


19
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Mối quan hệ thí nghiệm giữa Mpr và Mpa


Khả năng chịu uốn tính toán
M ps , Rd  N cf z  M pr

z  h  0.5hc  e p   e p  e 
N cf
Ap f yp /  ap

ep: khoảng cách từ trục trung hòa đến mép dưới tấm tôn
e: khoảng cách từ trọng tâm tấm tôn đén mép dưới tấm tôn

3.1.4. Kiểm tra khả năng chịu momen âm


- Trục trung hòa thường qua tấm thép tôn đối với dạng phá hoại dẻo âm
- Bỏ qua khả năng chịu nén của tấm thép tôn trong vùng nén do tấm mỏng dễ mất ổn
định
- Bỏ qua khả năng chịu kéo của bê tông trong vùng chịu kéo nếu xét đến tấm sàn bê
tông dày không có tấm thép tôn
- Các cốt thép trong vùng chịu kéo sẽ nhận toàn bộ lực kéo

Phân bố ứng suất tiết diện chịu momen âm

Khả năng chịu momen âm của tiết diện


As f sk
M pl , Rd  z
s

3.1.5. Kiểm tra khả năng chịu lực cắt đứng (Vertical Shear)
Khả năng chịu lực cắt thẳng đứng
3
 
1 2

b0 b0   200  2
 f2
1
VRd   d p  vmin   d p  0.035  1  
b b  d   ck

  p 


GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


20
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Tính toán lực cắt đứng

3.1.6. Kiểm tra khả năng chịu lực cắt ngang của sàn (Longitudinal Shear)
Nhằm đánh giá khả năng chịu lực trung bình dưới tác dụng của lực cắt τu dọc theo chiều
dài cắt Ls, τu phụ thuộc vào loại tôn và chỉ được xác định với một loại tôn đã biết (hướng của
gờ, trạng thái bề mặt…).
Ta không tính toán cụ thể lực cắt τu mà sử dụng lực cắt đứng (Vertical Shear) để thay
thế cho lực cắt ngang (Longitudinal Shear) trên chiều dài Ls. Mối quan hệ giữa hai lực cắt này
có thể tính toán cụ thể khi sàn làm việc đàn hồi. Khi sàn làm việc đàn dẻo hoặc dẻo, mối quan
hệ trên không còn rõ ràng nữa và ta sử dụng phương pháp m-k. Đó là một phương pháp gần
đúng được xây dừng trên các thí nghiệm.
Dựa trên các thí nghiệm xác định được m và k phụ thuộc vào đặc trưng tấm tôn sử dụng
Công thức tính đưa ra
 m  Ap 
bdp    k
Vl , Rd   b  Ls 
 Vs
Chiều dai cắt Ls phụ thuốc vào dạng chất tải
- Tải trọng phân bố đều Ls=L/4
- Tải trọng tập trung Ls là khoảng cách từ vị trí chất tải đến gối tựa gần nhất
3.1.7. Kiểm tra khả năng chống xuyên thủng
Dưới tác dụng của lực tập trung lớn, sàn có thể bị phá hoại bởi lực chọc thủng bởi lực cắt
trên chu vi tác dụng của lực tập trung

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


21
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Chu vi phá hoại chọc thủng (punching shear)


Khả năng chống xuyên thủng của sàn được tính bởi công thức
VRd  vRd  c p  d

Trong đó cp là chu vi phá hoại của lực tập trung tính theo góc 450 từ mặt trên sàn

3.2. Trạng thái giới hạn thứ hai


3.2.1. Độ võng
Độ võng sàn liên hợp được quy định theo tiêu chuẩn EC3
- Độ võng toàn phần do tĩnh tải và hoạt tải
 max  L / 250
- Độ võng do hoạt tải dài hạn
 2  L / 300
Nếu sàn đỡ các cấu kiện dòn như (vữa sàn, vách ngăn)
 2  L / 350
- Độ võng sàn được tính toán theo phương pháp đàn hồi với độ cứng là độ cứng trung
bình của tiết diện nứt và chưa nứt

3.2.2. Vết nứt


Bề rộng vết nứt không vượt quá 0.3mm
Tại tiết diện chịu momen dương, đã có tấm thép tôn phía dưới nên chỉ cần kiểm tra tại
vùng momen âm.
Bản sàn liên tục được tính toán như một dãy các dầm đơn giản thì diện tích tiết diện thép
chống nứt không nhỏ hơn:
- 0.2% diện tích bê tông phía trên sóng tôn trong trường hợp thi công không có cây
chống
- 0.4% diện tích bê tông phía trên sóng tôn trong trường hợp thi công có cây chống

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


22
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

4. ÁP DỤNG TÍNH TOÁN


4.1. Mặt bằng sàn
7000 7000 2000 7000 3250 3500 3250 7000 2000 7000 7000

D
3000
9000

3000
3000

C
2000
26000

4000
8000

2000
2000

B
3000
9000

3000

B
3000

A
970

7000 7000 9000 10000 9000 7000 7000

56000

1 2 3 4 5 6 7 8

Mặt bằng tấm tôn sàn Decking

4.2. Đặc trưng vật liệu cấu tạo sàn liên hợp
4.2.1. Thép tôn (Decking)
Thép tôn được chọn có dạng như sau:

70

120
29.59
51
e=20.41 tp=0.96

bo=162

325

Tiết diện tấm thép tôn điển hình và sàn liên hợp

Giới hạn chảy fyp = 350 N/mm2


Modun đàn hồi Es = 210 kN/mm2
Chiều dày t = 1.0 mm

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


23
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Chiều dày thiết kế tp = 0.96 mm


Diện tích tiết diện Ap = 1300 mm2/m
Chiều cao sàn liên hợp ht = 120 mm
Chiều cao tấm thép hp = 50 mm
Chiều cao bê tông sàn hc = 70 mm
Khoảng cách trọng tâm từ đáy tôn e = 20.4 mm
Chiều sâu hữu hiệu dp = 99.6 mm
Chiều cao sàn liên hợp ht = 120 mm
Chiều cao thép tôn hp = 50 mm
Chiều cao bê tông sàn hc = 70 mm
Chiều cao sàn hoàn thiện hf = 20 mm
Momen quán tính đối với trọng tâm I = 0.72x106 mm4/m
Momen tới hạn Mpa = 7.7 kNm/m
Lực cắt dọc tới hạn Vpa = 59.8 kN/m
Khả năng chịu lực cắt ngang m = 161 N/mm2
(Catalogue Corus) k = 0.036 N/mm2
Thể tích bê tông trên 1m2 sàn Vc = 0.098 m3/m2
Trọng lượng tấm tôn wap = 0.102 kN/m2

4.2.2. Bê tông
Cấp độ bền C20/25
Tương đương cấp độ bền B25 (M350) theo TCXDVN 356-2005
Trọng lượng riêng γ = 25 kN/m3
Cường độ chịu nén mẫu trụ fck = 20 N/mm2
Cường độ chịu kéo mẫu trụ fctm = 2.2 N/mm2
Modun đàn hồi cát tuyến Ecm = 29 kN/mm2

4.2.3. Cốt thép


Sử dụng loại thép tương thích với điều kiện thực tế ở Việt Nam
Đường kính d = 10 mm
Khoảng cách bổ trí thép @ = 200 mm
Diện tích cốt thép As = 393 mm2/m
Giới hạn đàn hồi fsk = 295 N/mm2
Modun đàn hồi Ea = 210 kN/mm2

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


24
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

4.2.4. Cốt liệu


Kích thước tiêu chuẩn cốt liệu phụ thuộc kích cỡ cấu kiện và các giá trị:
 b 
d  Min  0.4  hc ; 0 ;31.5mm   Min  28;54;31.5   28(mm)
 3 

4.2.5. Hệ số an toàn
Tĩnh tải γG = 1.35
Hoạt tải γQ = 1.50
Bê tông γc = 1.50
Thép tôn, thép kết cấu γa = 1.10
Cốt thép thanh γs = 1.15
Hệ số tính toán lực cắt γVS = 1.25

4.3. Thép tôn làm việc như coppha trong giai đoạn thi công
4.3.1. Sơ đồ tính
Quá trình thi công sàn có hệ cây chống hỗ trợ giữa nhịp.
Giả thuyết bề rộng cánh dầm ít nhất là 150 mm và đoạn kê lên của tấm sàn lên dầm là 50mm
Khoảng cách lớn nhất giữa các dầm phụ trên mặt bằng sàn là 3m.
Chiều dài tính toán cho mỗi nhịp bản tôn sàn:
Le  (3000  150  50) / 2  1450(mm)
Tấm tôn được gối lên hai dầm phụ thép hình và có cây chống đỡ trong quá trình thì công nên
xem tấm tôn làm việc như một dầm liên tục hai nhịp có các gối tựa là dầm thép và cây chống
Các sơ đồ chất tải xuất hiện nội lực nguy hiểm cho tấm tôn:

hoaït taûi beâ toâng öôùt


taám toân
caây choáng
A B C

50 1450 1450 50
Momen dương lớn nhất tại nhịp AB

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


25
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

hoaït taûi beâ toâng öôùt


taám toân
caây choáng
A B C

50 1450 1450 50
Momen âm, lực cắt đứng lớn nhất tại gối B

4.3.2. Tải trọng


Tấm thép tôn làm việc như coppha trong quá trình thi công.
Trọng lượng riêng bê tông tăng lên 1 kN/m3 do bê tông ướt trong quá trình thi công.
Trọng lượng riêng bê tông ướt γ = 26 Kn/m3
Trọng lượng tấm tôn wap = 0.102 Kn/m2
Tĩnh tải sàn tiêu chuẩn:
g   Vc  wap  26  0.098  0.102  2.65(kN / m2 )

Tĩnh tải sàn tính toán:


g  2.65 1.35  3.58(kN / m2 )
Hoạt tải thi công tiêu chuẩn (trong điều kiện thi công ở Việt Nam):
q  2.5(kN / m2 )
Hoạt tải thi công tính toán:
q  2.5 1.5  3.75(kN / m2 )

4.3.3. Nội lực


Momen dương tại nhịp AB:

M Sd  0.0959  ( g  p)  L2  0.0959  (3.58  3.75) 1.452  1.47(kNm / m)

Momen âm tại gối B:



M Sd  0.125  ( g  p)  L2  0.125   3.58  3.75 1.452  1.93(kNm / m)

Lực cắt đứng tại gối B:


VSd  0.625  ( g  p)  L  0.625  (3.58  3.75) 1.45  6.64(kN / m)
Kiểm tra:

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


26
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

M Sd  1.47(kNm / m)  M pa  7.7(kNm / m)  OK


M Sd  1.93(kNm / m)  M pa  7.7(kNm / m)  OK
VSd  6.64(kN / m)  V pa  59.8(kN / m)  OK

Thỏa mãn khả năng chịu lực của tấm tôn trong giai đoạn thi công

4.3.4. Kiểm tra độ võng


Giả thuyết cây chống không chuyển vị trong quá trình thi công
Độ võng lớn nhất khi chất tải một nhịp:
wL4e 2.65 103 14504
 max    0.42(mm)
185Ea I p 185  210  0.72 106

Độ võng giới hạn:


L 1450
     8.1(mm)
180 180
Kiểm tra:
 max  0.42(mm)     8.1(mm)  OK

Độ võng nhỏ hơn L/250 = 5.8 mm và 20 mm nên không cần kể đến ảnh hưởng của hiệu ứng
võng trước.
Thỏa mãn điều kiện độ võng tấm tôn trong quá trình thi công

4.4. Sàn làm việc giai đoạn liên hợp


4.4.1. Sơ đồ tính
Sàn liên hợp được thiết kế như một dãy các dầm đơn giản.
Trong giai đoạn làm việc không còn sự có mặt của cây chống hỗ trợ
Sàn làm việc như một dầm đơn giản chịu tải trọng phân bố đều có các gối tựa là dầm thép
hình đỡ sàn
Đối với tính toán sàn chịu uốn, nhịp tính toán sàn:
Le  1.45  2  2.9(m)
Đối với tính toán lực cắt đứng, nhịp tính toán của sàn là 3m

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


27
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

hoaït taûi beâ toâng


taám toân

A C

50 2900 50

qd+gd

2900
Sơ đồ tính toán sàn liên hợp trong giai đoạn làm việc

4.4.2. Tải trọng


Trọng lượng riêng bê tông γ = 25 Kn/m3
Trọng lượng tấm tôn wap = 0.102 Kn/m2
Tĩnh tải sàn hoàn thiện gf = 1.3 Kn/m2
Tĩnh tải sàn tiêu chuẩn
g   Vc  wap  g f  25  0.098  0.102  1.3  3.85(kN / m2 )

Tĩnh tải sàn tính toán


g  3.85 1.35  5.20(kN / m2 )
Hoạt tải sàn tiêu chuẩn công trình chung cư
q  2.0(kN / m2 )
Hoạt tải sàn tập trung tiêu chuẩn trên diện tích 50x50mm
Q  3.0(kN )
Hoạt tải tường tiêu chuẩn

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


28
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

q  1.2(kN / m2 )
Hoạt tải tiêu chuẩn
q  2.0  1.2  3.2(kN / m2 )
Hoạt tải tính toán
q  3.2 1.5  4.8(kN / m2 )

4.4.3. Nội lực


4.4.3.1. Momen
Momen dương trong sàn:
L2 2.92
M Sd  ( g  p)   (5.2  4.8)   10.5(kNm / m)
8 8
Chiều cao vùng bê tông chịu nén:

Phân bố ứng suất tại tiết diện chịu momen dương

Ap f yp 1300  350
 ap 1.0
x pl    40(mm)  hc  70(mm)
b  0.85 f ck 1000  0.85  20
c 1.5
Trục trung hòa nằm trong phần bê tông phía trên sóng tôn
Momen dương cực hạn:
f yp  x pl  350  40 
M Rd  N p z  Ap dp    1300    99.6    36.2(kNm / m)
 ap  2  1.0  2 
Kiểm tra:
M Rd  36.2(kNm / m)  M Sd  10.5(kNm / m)  OK
Thỏa mãn khả năng chịu momen tiết diện sàn liên hợp

4.4.3.2. Lực cắt đứng (Vertical Shear)

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


29
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Lực cắt đứng trong sàn


L 3
VSd  ( g  p)   (5.2  4.8)   15(kN / m)
2 2
Khả năng kháng cắt:
3
 
1 2

b0 b0   
200 2  1
162
VRd   d p  vmin   d p  0.035  1      f ck2   99.59  0.44 
b b  dp  300
  
 23.7(kN / m)
Kiểm tra:
VRd  23.7(kN / m)  VSd  15(kN / m)  OK
Thỏa mãn khả năng chịu momen và lực cắt đứng của sàn liên hợp

4.4.3.3. Lực cắt dọc (Longitudinal Shear)


Kiểm tra theo phương pháp m-k
Các thông số sẽ được nhà sản xuất cung cấp kèm theo
 m  Ap 
bdp    k  1000  99.59   1611300  0.036
Vl , Rd   b  Ls  1000  3000 / 4   25.1(kN / m)
 Vs 1.25
Vl , Rd  25.1(kN / m)  VSd  15(kN / m)  OK

Thỏa mãn khả năng chịu lực cắt dọc

4.4.3.4. Kiểm tra khả năng chịu chọc thủng


Hoạt tải tính toán tập trung trên vùng diện tích 50x50mm:
QSd  3.0 1.5  4.5(kN )
Dưới tác dụng của tải trọng tập trung lớn, sàn có thể bị phá hoại chọc thủng, cũng là phá hoại
cắt
Chu vi phá hoại chọc thủng tính từ chu vi chất tải và góc truyền 450:
c p  2 hc  2(bp  2h f )  2(a p  2h f  2d p  2hc )  918(mm)

Cốt thép bố trí:d10@200 có As= 393 mm2/m


Khi đặt cốt thép, chiều cao hữu hiệu theo hai phương lần lượt 55 mm và 65 mm
Tỉ lệ cốt thép theo hai phương trên bề rộng 1 m bản sàn:

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


30
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

As 393
x    0.007
b  hex 1000  55
As 393
y    0.006
b  hey 1000  65
   x  y  0.0065  0.02

Ứng suất cắt thiết kế:

0.18  200  3 0.18  200  3


vRd  1   100  f ck   1    100  0.0065  20 
c  d  1.5  200 
 0.56( N / mm2 )
Khả năng chịu chọc thủng:
VRd  vRd  c p  d  0.56  918  (55  65) / 2  30.8(kN )

Kiểm tra:
VRd  30.8(kN )  QEd  4.5(kN )  OK
Thỏa mãn khả năng chịu chọc thủng

4.4.3.5. Kiểm tra khả năng chịu uốn cục bộ

Khả năng chịu uốn cục bộ sàn

Bề rộng hữu hiệu cùa sàn liên hợp đối với tải tập trung
am  bm  a p  2(h f  hc )  50  2  (20  70)  230(mm)

bem  bm  2Lp 1   Lp / L   230  2 1.45  1  0.5  1680(mm)

Momen dương trên một đơn vị bề rộng bản theo phương AD:

mEd  QEd Lp 1  ( Lp / L)  / bem  4.5 1.45  0.5 /1.68  1.94(kNm / m)

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


31
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Kiểm tra:
mEd  1.94(kNm / m)  M Rd  36.5(kNm / m)  OK
Momen dương lớn nhất tại E:
M Ed  QEd (bem  bm ) / 8  4.5  (1680  230) / 8  0.82(kNm)
Momen dương trên một đơn vị bề rộng theo phương am:
M Ed 0.82
mEd  b 1000  3.5(kNm / m)
am 230
Chiều cao vùng bê tông chịu nén:
As f sk 393  295
s 1.15
x   8.9(mm)
b  0.85 f ck 1000  0.85  20
c 1.5
Cánh tay đòn:
x 8.9
z  hc   55   51(mm)
2 2
Khả năng kháng momen trên một đơn vị bề rộng:
As f sk 393  295
mRd  z   0.051  5.14(kNm / m)
s 1.15
Kiểm tra:
mRd  5.14(kNm / m)  mEd  3.65(kNm / m)  OK
Thỏa mãn khả năng chịu momen

4.4.4. Kiểm tra vết nứt phía trên dầm thép

Để đảm bảo tính liên tục của bản sàn qua dầm thép đỡ sàn bên dưới yêu cầu cốt thép trong sàn
có hàm lượng tối thiểu 0.4% diện tích bê tông trên tấm tôn.
Diện tích cốt thép tối thiểu chống nứt:
0.4%  Ac  0.004 1000  70  280(mm2 / m)

Kiểm tra:
0.4%  Ac  280(mm2 / m)  As  393(mm2 / m)

Cốt thép đã chọn d10@200 thỏa mãn khả năng chống nứt

4.4.5. Kiểm tra độ võng

Hệ số qui đổi vật liệu tương đương lấy trung bình của tác dụng ngắn hạn và dài hạn:

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


32
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Ea Ea E 210000
n   a   10.86
E 'cm 1  Ecm  2 E 2
 29000
 Ecm 
cm

2 3  3 3
Momen quán tính Icc của tiết diện có bê tông chịu kéo bị nứt trong vùng momen dương:
2
x 
3 bxc  c 
p p c
bx
I cc  c   2  A d x 2I 
p
12n n
2
 40.85 
1000  40.85   
1000  40.853
 2 
   1300   99.95  40.85   0.72  106
2

12 10.86 10.86
 7.3 10 (mm / m)
6 4

Trong đó:
xc: vị trí trục trung hòa tính từ mặt trên của sàn, tính theo công thức
nAp 2bd p 10.86 1300 2 1000  99.95
xc  1 1  1  1  40.85(mm)
b nAp 1000 10.86 1300

Momen quán tính Icu của tiết diện mà phần bê tông xem như không bị nứt:
2
 h 
bhc  xu  c  2
2  bm hp bm hp  hp 
3 3

 ht  xu    Ap  d p  xu   I p 
I cu 
bhc
   
2

12n n 12n n  2 
2
 70 
1000  70   50.16  
1000  703 162  503 162  50 
2
 2  50 
     120  50.16   
12 10.86 10.86 12 10.86 10.86  2 
1300   99.59  50.16   0.72 106
2

 9.7 106 (mm 4 / m)


Trong đó:
xu: vị trí trục trung hòa toàn tiết diện tính từ mặt trên của sàn
hc2  h 
b  bm hp  ht  p   nAp d p
xu 
2  2

bhc  bm hp  nAp
702  50 
1000   162  50  120    10.86 1300  99.59

2  2 

1000  70  162  50  10.86 1300
 50.16(mm)
Momen quán tính trung bình:
I cc  I cu 7.3 106  9.7 106
Im    8.5 106 (mm4 / m)
2 2

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


33
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Lực tập trung tại cây chống B, xem như gối tựa của dầm 2 nhịp:
F  2  0.625  3.85 1.45  6.98(kN / m)
Giả thiết cây chống không chuyển vị trong quá trình đổ bê tông.
Chuyển vị giữa nhịp dầm đơn giản một nhịp:
L3  5( g  p) L  2.93 1012  5  3.85  2.9 
  F  
 48  210 103  8.5 106 6.98    3.97(mm)
48EI 8 8
Kiểm tra:
L 2900
  3.97(mm)       11.6(mm)  OK
250 250
Thỏa mãn điều kiện về độ võng

4.5. Kiểm tra khả năng chịu lửa của sàn liên hợp

Sàn được thiết kế chịu lửa trong tfi,d= 60 phút


Các hệ số an toàn đối với tải trọng và vật liệu được lấy bằng 1.0

4.5.1. Thời gian chịu lửa sàn liên hợp

Thời gian chịu lửa của sàn liên hợp:


A 1 A 1
ti  a0  a1  h1  a2    a3  a4   a5   
Lr l3 Lr l3
1 1
 28.8  1.55  70  12.6  0.83  0.33  3  735   48  3   66( phut )
135 135
Trong đó:
ti: thời gian chịu nhiệt có kể đến sự cách nhiệt của sàn (phút)
A: thể tích bê tông tính trên 1m dải thép tôn (mm3/m)
Lr: diện tích bê tông chịu nhiệt không được che phủ trên 1m dải thép tôn (mm2/m)
A/Lr: tỷ số hình học dải bản sàn (mm)
Φ: hệ số nhìn đối với cánh trên thép tôn (-)
l3: bề rộng cánh trên thép tôn (mm)
Các hệ số ai được tra trong bảng B.1 tiêu chuẩn EC4-1-2 đối với bê tông thường
a0 a1 a2 a3 a4 a5
Đơn vị Min Min/mm Min Min/mm Min/mm min
Bê tông thường -28.8 1.55 -12.6 0.33 -735 48
Bê tông nhẹ -79.2 2.18 -2.44 0.56 -542 52.3

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


34
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Tỷ số hình học dải sàn:


l l   186  135 
h2  1 2  50   
A
  2    2   3(mm)
Lr  l l 
2
 186  135 
2

l2  2 h  1 2 
2
2 135  2 50  
2

 2   2 
Hệ số nhìn đối với cánh trên thép tôn:
 2   2 
 h22   l3  l1  l2   h22   l1  l2    502  135  186  135   502   186  135  
2 2

  2   2     2   2  
   0.83
l3 135

Đặc trưng dải sàn liên hợp

Tương ứng với tấm thép tôn đã dùng để thiết kế sàn:


h1= 70 (mm)
h2= 50 (mm)
l1= 186 (mm)
l2= 135 (mm)
l3= 135 (mm)
Nhận xét ti=66 (phút) > 60 (phút) nên việc kiểm tra khả năng chịu lực của sàn trong 60 phút là
hợp lí

4.5.2. Nhiệt độ trong thép tôn và cốt thép


4.5.2.1. Thép tôn

Nhiệt độ trong cánh trên, cánh dưới, bụng tấm thép tôn sau 60 phút chịu lửa

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


35
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

1 A
a  b0  b1  b2  b3  b4 2
l3 Lr

Trong đó các hệ số bi được xác định từ bảng B.2 trong tiêu chuẩn EC4-1-2

Thời gian b0 b1 b2 b3 b4 θa
Đơn vị 0
C 0
C.mm 0
C.mm 0
C 0
C 0
C
Cánh dưới 951.00 -1197 -2.32 86.4 -150.7 903
60 phút
Bụng 661.00 -833 -2.96 537.7 -351.9 850
Cánh trên 340.00 -3269 -2.62 1148.4 -679.8 793
Nhiệt độ cánh dưới thép tôn lớn nhất với θa= 903 (oC)

4.5.2.2. Cốt thép

Nhiệt độ cốt thép trong dải bản sàn được xác định theo công thức:
u3 A 1
 s  c0  c1  c2 z  c3  c4  c5
h2 Lr l3

Dữ liệu thiết kế chịu lửa cho sàn liên hợp

Khoảng cách từ lớp cốt thép d10@200 đến bề mặt cháy của tấm tôn:
u1  72(mm), u2  102(mm), u3  55(mm)
Khoảng cách tính toán từ lớp cốt thép đến bề mặt nóng của tấm tôn:
1 1 1 1 1 1
z       0.34(mm)
u1 u2 u3 72 102 55

Trong đó các hệ số ci được xác định trong bảng B.3 trong tiêu chuẩn EC4-1-2
Thời gian c0 c1 c2 c3 c4 c5 θs

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


36
Chương 3: SÀN LIÊN HỢP THÉP – BÊ TÔNG

Đơn vị 0
C 0
C 0
C.mm0.5 0
C.mm 0
C/o 0
C.mm 0
C
60 phút
Bê tông thường 1191 -250 -240 -5.01 1.04 -925 871

Nhiệt độ cốt thép trong bản sàn θs= 871 (oC)

4.5.3. Kiểm tra khả năng chịu lực trong điều kiện chịu lửa

Tỷ số giảm kháng của thiết kế chịu lửa so với thiết kế chịu lực thông thường:
q  q   3.2 
1  fi   k  1  0.7   k  1  0.7   
 fi   gk    gk    3.85   0.61
q  q   3.2 
 G   Q   k  1.35  1.5   k  1.35  1.5   
 gk   gk   3.85 

Tỷ số giảm kháng có thể xác định dựa vào bảng thông qua tỷ số tải trọng Qk/Gk= 0.83

Giá trị tỷ số giảm kháng ηfi dựa vào tý số tải trọng Qk/Gk

Đối với thiết kế nguội (cold design), momen uốn giữa nhịp bản ở điều kiện nhiệt độ bình
thường với các tổ hợp nội lực đã xét đến ở trên:
Ed  M Sd  10.5(kNm / m)
Rd  M Rd  36.5(kNm / m)
Điều kiện cần thỏa mãn khả năng chịu lực trong môi trường chịu lửa:
R fi ,d ,t  E fi ,d ,t   fi Ed  0.6110.5  6.41(kNm / m)

Đối với khả năng chịu uốn, khả năng chịu uốn của sàn sau 60 phút cháy rất kém, khả năng
chịu kéo của bê tông được bỏ qua, vì vậy cốt thép sẽ chịu uốn. Nhiệt độ và cường độ chịu kéo
của cốt thép phụ thuộc vào khoảng cách tính toán đến bề mặt cháy của thép tôn
Sau 60 phút chịu lửa, cường độ chịu kéo trong thép tôn và cốt thép đều giảm xuống

GVHD: TS. NGÔ HỮU CƯỜNG SVTH: VÕ CHÍ HUÂN


37

You might also like