You are on page 1of 1

Quảng cáo

REPORT THIS AD

Nghiên Cứu Lịch Sử


Các bài nghiên cứu, biên khảo và dịch thuật các chủ đề về lịch sử

LỊCH SỬ PHƯƠNG TÂY LỊCH SỬ PHƯƠNG ĐÔNG LỊCH SỬ VIỆT NAM DANH MỤC BÀI VIẾT CÁC TÁC GIẢ GỞI BÀI THÔNG TIN

Quảng cáo
Trần Nguyên Đán (1325 – 1390) đại thần, nho
sĩ, nhà thiên văn kiêm đạo gia
This entry was posted on Tháng Hai 10, 2017, in Lịch sử Việt Nam and tagged Lê Tư, Nhà Trần,
Trần Nguyên Đán. Bookmark the permalink. Bạn nghĩ gì về bài viết này?

REPORT THIS AD

Chuyên mục

Kho tàng văn hóa (549)


Lịch sử phương Đông (293)
Lịch sử thế giới phương Tây (468)
Lịch sử Việt Nam (1 179)
Thế giới ngày nay (273)

Kỵ binh thời Trần

Lê T ư

Trần Nguyên Đán là hậu duệ đời thứ 4 của Trần Quang Khải (1241 – 1294), vị Thượng tướng
em ruột vua Trần Thánh tông.

Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446), qua Nam Ông Mộng Lục, cho biết Nguyên Đán giữ chức Ngự
sử Đại phu thời Trần Dụ tông (1341 – 1369). Khi Nhật Lễ nối ngôi, chính sự rối ren. Ông dâng
thư can gián không được nên bỏ chức mà về.

Cụ Trần nổi bật trong lịch sử khi ủng hộ Trần Phủ phế truất Nhật Lễ (1370). Cung Định vương
Phủ lên ngôi lấy niên hiệu Thiệu Khánh (1370 – 1372), phong Nguyên Đán chức Tư đồ, giao
quản lĩnh xứ Lạng châu (một phần các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hải
Phòng nay). Năm 1374, qua thơ văn của chính Nguyên Đán, chúng ta biết Ông có mặt trong
kỳ thi tiến sĩ tổ chức tại Thiên Trường. Năm 1375, Ông được giao việc quân trấn Quảng Oai
(một phần thuộc Hòa Bình, một phần thuộc Hà Tây cũ). Tuy nhiên, do sở hữu phủ đệ tại
Thăng Long, ta hiểu rằng Nguyên Đán kiêm quản công việc từ kinh đô, chỉ xuống địa phương
khi cần thiết.

Năm 1385, Cụ Trần về trí sĩ ở Côn Sơn (thuộc Hải Dương nay) cho đến khi tạ thế vào năm
1390. Chức vụ cao nhất của Cụ là Nhập nội Kiểm hiệu Tư đồ Bình chương sự, tước Quốc
thượng hầu, tên thụy Chương Túc.

Nguyên Đán trưởng thành, làm quan suốt thời suy tàn của nền văn minh Lý-Trần. Ngoài lý do
tài đức hạn chế của các vị hoàng đế sau Minh tông, thời tiết thất thường (1) trên môi trường
thoái hóa tại châu thổ sông Hồng vào nửa sau thế kỷ XIV là nguyên nhân quan trọng khác tạo
nên biến loạn xã hội. Chiến tranh dằng dai với Ai Lao, Chiêm Thành đẩy nhanh thêm quá
trình suy vong.
Bài viết mới
Hoàn cảnh thúc bách từ cả hai phía trong-ngoài đòi hỏi tầng lớp cai trị phải thể nghiệm biện
pháp khả thi nhằm thay đổi tình thế vì hiệu quả của cơ cấu chính quyền dựa trên lý thuyết Nghiên cứu truyện thơ Lưu Bình – Dương Lễ
tam giáo đồng nguyên nhưng đậm chất bản địa đã chạm điểm tới hạn. Bộ máy đó không huy Jerusalem- Những thăng trầm lịch sử
động đủ nguồn lực phục vụ hoạt động quân sự thường xuyên trên quy mô lớn. Qua lời các Một cái tên trên Bia Tưởng Niệm Khởi Nghĩa
nhà thơ đời Trần, chúng ta biết những địa điểm như Chi Lăng (Lạng Sơn), Chân Đăng (Phú Yên Bái
Thọ), Trường châu (Ninh Bình), núi Phả Lại (Hải Dương) bị coi như vùng biên viễn, bên ngoài Nguyễn Tư Giản- Nho sĩ thức thời
là không gian mường mán. Quyền lực triều đình chỉ nằm gọn trong đồng bằng sông Hồng, Cử tri bầu Donald Trump và sự suy giảm của nền
cộng thêm vùng duyên hải trải dài từ châu Ái đến biên giới Chăm. Không gian chật hẹp này công nghiệp chế tạo Hoa Kỳ
loang lổ những thái ấp, điền trang, đất thế tập của thổ hào hoặc tài sản tôn giáo, những tiểu Nhậu Nhẹt
vùng mà quyền lực triều đình khó lòng chạm đến. Trận sông Boyne — Khi ngọn lửa Jacobite hóa
thành đóm than hồng
Phan Phu Tiên, sử gia đời Lê sơ có nhắc lại lời tâu lên Minh tông bởi kẻ sĩ đương thời về hệ Đông Vương Dương Tú Thanh- Bài 3
thống quản lý thiếu chặt chẽ như sau : Trận Grunwald — Tiêu biểu cho chiến tranh thời
Trung Cổ ở Trung và Đông Âu
Trong dân gian có nhiều người du thủ du thực, đến già vẫn không có hộ tịch, thuế má không
Những nhân vật quan trọng của lịch sử Miến
nộp, sai dịch không theo. (Toàn Thư II, 148) (a) Điện hiện đại
Bàn về vấn đề ‘Đệ Nhị Quy Điển’ của Kinh Thánh
(a) Nguyên văn :
Công Giáo

Dân đa du thủ du túc niên lão vô tịch phú dịch bất cung sai dịch bất cập. Thần Khúc của Dante Alighieli – Bài 23
Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ- Bài 38
Lời tấu phản ánh tình trạng ngân sách thiếu hụt trong khi xã hội còn nhiều hạng dân không Trận Bannockburn — Một vị anh hùng Scotland
chịu thuế. Người dâng tấu, mệnh danh “kẻ sĩ”, thuộc nhóm trí thức mới chịu ảnh hưởng sâu thắp lên ngọn lửa tự do
sắc bởi Tống nho, luồng tư tưởng theo chân di dân Phúc Kiến, Quảng Đông đến Đại Việt khi Địa danh Đồng Nai
Mông Cổ thâm nhập trung nguyên; hoặc có thể từ trước nữa, theo dòng hải thương trên biển Bốn nguyên nhân khiến nền cộng hòa La Mã
Đông. Kêu gọi cải cách mạnh mẽ nhất đến từ các nhà nho thuộc trường phái Chu Văn An như sụp đổ
Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Trần Nguyên Đán. Mục tiêu của họ là xây dựng hệ thống hành Trận Zama — Khi Hannibal gặp kỳ phùng
địch thủ
chánh thư lại kiểu nho giáo, lấy phương Bắc làm mẫu mực (2).
Nguồn gốc của Bảng Chữ Cái
Trần Nguyên Đán giữ chức vụ cao nên qua thơ ca của Ông chúng ta biết được nhiều về tình Trận Gaugamela — Alexander Đại Đế nghiền nát
hình chính trị-xã hội. Trăn trở về phương thức cai trị thường xuyên trở đi trở lại trong các bài người Achaemenid
thơ. Thời trẻ, Nguyên Đán là nhà nho đúng nghĩa với nhiều thiện cảm dành cho thú điền viên. Vương quốc Suebi ở Hispania
Về già, Ông hoàn toàn đặt niềm tin vào Đạo học. Ở đó, Nguyên Đán tìm thấy lối thoát cho cả “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – các khuynh
triều đại lẫn cá nhân Ông. hướng dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt:
trường hợp bản Kinh Kính Mừng” (phần 26)
Nghệ Tông suy nghĩ ngược lại, Ông cho rằng biến loạn, suy đồi sinh ra từ bọn thư sinh học Nhìn lại vài nét về quan hệ Xô – Trung (1989-
đòi biến pháp mà không hiểu sự tinh tế trong việc cai trị một xứ đặc thù như Đại Việt. Ngay 1991)

sau khi dẹp Nhật Lễ, Nghệ tông xóa hết những thay đổi tiến hành bởi nho sĩ dưới thời Dụ 50 sự kiện bạn cần biết về Lịch Sử Thế Giới-
Phần 10
tông. Khác biệt giữa vua và vị tướng đầu triều tạo cơ hội cho Hồ Quý Ly dần thâu tóm đại
Những bí mật về Thành Bình Lỗ
quyền.
Vương triều Nasrid và quần thể cung
Mâu thuẫn này không phải hời hợt, nó rất gay gắt dù đã được “hóa mềm” bởi vị nguyên lão điện Alhambra

trí thức. Chúng ta dễ dàng nhận ra sự quyết liệt trong tuyệt vọng của quan Tư đồ qua di văn. 50 sự kiện bạn cần biết về Lịch Sử Thế Giới-
Phần 9
Tận lúc hấp hối, Nguyên Đán vẫn khuyên Nghệ tông xem nước Minh như cha, Chiêm Thành
Thần Khúc của Dante Alighieli – Bài 22
như con, lời khuyên mang hồn phách kinh sách đại quốc. Dưới mắt Nghệ tông, dĩ nhiên
Chiêm Thành không chỉ là mối đe dọa về quân sự mà còn là đối tượng phải tranh thắng trong Khazar: đế chế bị lãng quên thời Trung Cổ đã
từng cai trị bắc Caucasus
lĩnh vực buôn bán. Về nước Minh, ông đã nói rõ từ lúc mới lên ngôi : “Nam Bắc mỗi bên tự
Sự trỗi dậy và suy tàn của đế chế Seleucid
làm đế nước mình”. Dù bạc nhược và hay dựa dẫm người dưới, nhưng tinh thần của vị quân
50 sự kiện bạn cần biết về Lịch Sử Thế Giới-
chủ Đại Việt vẫn sáng suốt.
Phần 8

Ông cũng có vấn đề với Trang Định Đại vương Trần Ngạc, con trưởng Nghệ tông. Trang Định
làm thơ cả chữ Hán lẫn chữ Nôm mỉa mai Nguyên Đán khi Ông về hưu. Nguyên nhân vì sao
Bài viết đáng chú ý
chúng ta chẳng bao giờ biết được. Thái độ xa cách với dòng vua ảnh hưởng mạnh đến con rể
Nguyễn Phi Khanh và cháu ngoại Nguyễn Trãi. Hai vị dễ dàng quay lưng với họ Trần để phục
Cuộc chiến 25 năm giữa Nguyễn
vụ chủ mới Hồ Quý Ly, nhà cải cách áp dụng lý thuyết Nho giáo để trị nước theo kiểu riêng. Ý
Ánh và Tây Sơn (1777 đến 1802)
hướng này mang hậu quả bi thảm đến chi họ của Ông. Khi người Minh sang, Trần Thúc Dao,
Gia Cát Lượng và Tư mã Ý : tài dụng
một người con của Nguyên Đán, bị Giản Định đế Trần Ngỗi, em ruột Ngạc, giết cả vợ con lẫn
binh ai hơn ai?
bộ thuộc do hợp tác với nhà Hồ và sau đó, với người Minh. Có thể giải thích sự tàn bạo quá
mức cần thiết bằng lý lẽ nào ? Phải chăng Nguyên Đán đã lộ thông tin khi Ngạc bàn bạc với 9 Chúa 13 Vua Nhà Nguyễn và
những con số trùng hợp
Ông về việc khống chế Hồ Quý Ly, dẫn đến cái chết của Đế Hiện và sau đó là của chính Ngạc
? Hội Kín : Bên Trong Hội Tam Điểm,
Hội Yakuza, Hội Đầu Lâu Cốt và
Chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều khía cạnh trong tâm hồn Nguyên Đán qua từng bài thơ để lại. Dù những Tổ Chức Bí Mật tai tiếng
nhất thế giới
rời rạc về chi tiết thực tế, nhưng một tinh thần điềm đạm, quan tâm tới dân chúng, bình tĩnh
trước thế cuộc vẫn xuyên suốt trong các vần thơ. Qua đó, có thể hình dung lại giai đoạn xáo Cử tri bầu Donald Trump và sự suy
giảm của nền công nghiệp chế tạo
trộn, bi thương mà chính sử không phản ánh hết. Tham vọng chuyển từ thơ sang thơ xin
Hoa Kỳ
dành cho cao nhân hoặc tao nhân. Việc dịch thuật dưới đây chủ yếu cố gắng truyền tải được
Nguồn gốc của Âm Lịch và Tử vi
ý tứ của tác giả để hậu bối có cái nhìn ít phiến diện hơn về con người đã trầm tư và sống qua
giai đoạn tìm đường trăn trở nhất trong lịch sử.
Nguyễn Tư Giản- Nho sĩ thức thời
NHÀ QUÝ TTỘC
C VVĂN
N NHÃ
Nhậu Nhẹt
Nguyên Đán rất khâm phục và kính trọng Chu Văn An (? – 1370). Về phong cách sống, dường
như Ông chịu ảnh hưởng nhất định từ vị thầy nổi tiếng này. Ông không thích võ bị, nhưng tự
Một cái tên trên Bia Tưởng Niệm
hào đọc nhiều sách. Khởi Nghĩa Yên Bái

Nhân khi Văn Trinh vào triều nhận trông coi Quốc tử giám, Nguyên Đán có thơ mừng : Việt Nam và đại nạn Trung Hoa

h ạ ti
tiều
u ẩn
n chu tiên sinh bái qu
quốcc ttử
t ư nghi
nghiệpp Thư viện
Học hải hồi lan tục tái thuần,
Thượng tường Sơn Đẩu đắc tư nhân. Môn học
Cùng kinh bác sử công phu đại,
Kính Lão sùng Nho chính hoá tân.
Tìm
Bố miệt mang hài quy vịnh nhật,
Thanh đầu bạch phát dục Nghi (a) xuân.

Huân Hoa (b) chỉ thị thuỳ thường trị, Theo dõi trang
Tranh đắc Sào, Do (c) tác nội thần.
nhập vào email để nhận thông báo bài viết mới
nhất từ trang

(a) Nghi : tên một dòng sông thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung quốc. Lời Tăng Tích trả lời Khổng Tử Join 219 471 other followers
về chí hướng trong đời người ghi nhận bởi sách Luận Ngữ : “Dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu”
Enter your email address
( , ), Tắm sông Nghi, hóng gió ở đài Vũ Vu. Chỉ đời thái bình.
Theo dõi
(b) Huân, Hoa : Đế Nghiêu và Đế Thuấn, hai minh quân thời huyền sử.

(c) Sào, Do : Sào Phủ và Hứa Do, nhân vật trong truyện cổ Trung Hoa. Chỉ các ẩn sĩ không
màng danh lợi. Nghiên C…
216K lượt thích
M ừng
ng tiên sinh Chu Ti u Ẩn
Tiều n đượcc trao ch
chứcc TTư nghi
nghiệp
p Qu
Quốcc ttử giám

Trong biển học, sóng lớn quay lại khiến phong tục trở nên thuần phác,
Quốc tử giám đã có bậc thầy cao như Thái Sơn, sáng như Bắc Đẩu, Thích Trang

Nghiên cứu tận cùng kinh sách, thông suốt sử, công phu thâm hậu,
Kính đạo Lão, sùng đạo Nho, phép tắc và học thuật mới mẻ.
Ngày ca hát trở về chân mang vớ vải giày cỏ, Ủng hộ tài chính
Già trẻ đều thấm đẫm mùa xuân sông Nghi.
Chính sách của vua Phóng Huân, Trùng Hoa chỉ là rủ áo mà cai trị,
Vì được Sào Phủ, Hứa Do làm bầy tôi tại triều.

Theo Toàn Thư, Tiều Ẩn Chu Văn An người huyện Thanh Đàm (nay thuộc Hà Nội), được Trần
Minh tông (1300 – 1357) mời ra làm Tư nghiệp Quốc tử giám để dạy Thái tử. Qua lời ca ngợi
bên trên, chúng ta thấy Văn Trinh thuộc dạng cư Nho mộ Lão. Quan điểm của thầy Chu được Mua
tiếp nối bằng thái độ bài xích Phật giáo của Lê Quát, học trò Ông.

Cái mới mẻ trong phép tắc và học thuật của Văn Trinh đến từ nguồn nào ?

Trần Quốc Vượng (1934 – 2005), người từng cùng Vũ Tuân Sán đến Thanh Liệt tìm hiểu sự tích
liên quan đến Văn An đã phát hiện gia phả họ Chu, theo đó, cha Ông là một người Phúc Kiến
tên Chu Văn Hưng. Thanh Liệt chỉ là quê mẹ (3). Khi tổ tiên Ông đến biển Nam hẳn đã mang
theo kiến thức mới lạ, vốn là thành tựu của văn hóa rực rỡ đời Tống. So với tiền triều Lý, văn
thơ Trần dưới ảnh hưởng di dân có sức bật lớn, phồn tạp hơn về đề tài, đầy đặn hơn về số
lượng, phong nhã hơn về câu cú. Nhà nho Đại Việt đã được (hay bị) Hán hóa mức độ cao hơn
trước nhiều.

Nguyên Đán tin rằng quốc gia sẽ được ổn định nếu nhà cầm quyền sử dụng nho sĩ trong
quản trị xã hội. Ý tưởng này vào thời điểm đó không hoàn toàn trùng hợp với đường lối trị
nước của hoàng tộc Trần. Minh tông và Nghệ tông, mặc dù trao quyền cho nho thần một
cách rộng rãi, vẫn phê phán ý tưởng cải cách điển chế quá triệt để của bọn “học trò mặt
trắng”.
Góc Caffe
Chúng ta tiếp tục tìm thấy thái độ chuộng văn khinh võ của Nguyên Đán qua bài thơ sau đây
Donate $5 to buy me a coffee so I have the fuel I
need to keep producing great contents!
T ặng
ng M
Mẫn
n Túc

? Nhất sinh kham tác cổ giác (a) hồ ? $5.00

Tiếu sát phi cừu dược mã đồ.


Pay with
Thùy hậu sỉ vô danh cảnh cảnh, 1
Cuồng ca không hữu hưởng ô ô,

Thuỳ vân thử vật phi phàm vật,

Tự giác kim ngô diệc cố ngô.

Khuyến nhữ cần phụng học Chu Khổng


(b),
Khoa kỳ đấu xảo hữu như vô.

(a) Về mặt hình thức, ngờ rằng chữ “giác ”ở câu 1 đã bị chép nhầm vì thanh trắc tại vị trí này
khiến bài thơ thất niêm. Theo thiển ý, nguyên thủy hai chữ thứ 5, thứ 6 thuộc câu 1 không
phải “cổ giác ” mà là “cổ xuy ”. Có thể hiểu “cổ xuy” như tên một hành khúc xưa hoặc
tên gọi dàn nhạc nghi thức. Như vậy, sẽ biết Mẫn Túc là thành viên của đội quân nhạc hoàng
gia và công việc đó bị cụ Trần cho là không có tương lai.

(b) Chu Khổng : Chu Hy và Khổng Tử. Chu Hy (1130 – 1200) là triết gia đời Tống, phát minh Lý
học. Khổng tử (551 – 479 TCN) được xem là tổ Nho giáo.

T ặng
ng M
Mẫn
n Túc

Suốt đời chịu làm việc chế tác trống, tù và hay sao ?
Cười chết được bọn mặc áo cừu, hăm hở phóng ngựa.
(Họ sẽ) Thẹn thùng vì không có tiếng tốt lưu lại đời sau,
Bài hát cuồng loạn chỉ vọng lại âm hưởng thâm u.
Ai bảo vật này là vật phi thường !
Tự biết ta hôm nay cũng là ta lúc trước.
Khuyên ngươi hãy chuyên cần học theo Chu, Khổng,
Khoe lạ, đua khéo có cũng như không.

Mẫn Túc hẳn mang vật lạ đến cho cụ Nguyên Đán xem. Theo lời lẽ, cả Mẫn Túc lẫn “phi phàm
vật” đều liên quan đến quân đội. Nhiều khả năng đó là chiếc trống hay cái tù và. Nguyên Đán
không đánh giá cao món quân dụng tinh xảo, lại khuyên chàng trai trẻ theo nghiệp Tống Nho.
Cụ Trần làm trong đài Ngự sử hoặc giữ chức Tư đồ, ngạch văn chức. Tuy nhiên, cụ cũng kiêm
coi việc quân ở Lạng châu, Quảng Oai. Câu “Tự giác kim ngô diệc cố ngô” rất thú vị : ông
tướng bảo viên võ quan cấp dưới rằng ta vẫn là một văn nhân. Suy nghĩ này quá khác biệt với
quan điểm của Trần Minh tông trước đó không lâu. Trần Minh tông từng buộc một binh sĩ
trong quân

Thiên Thuộc, đạo Cấm vệ có nhân sự tuyển từ tráng đinh vùng quê vua, phải trở lại quân đội
dù đã đậu khoa Thái học sinh năm 1323. Vị quân vương hiểu rõ giá trị và lý tưởng cao quý
của binh nghiệp.

Nguyên Đán không chỉ chủ trương sùng Nho bằng lời nói, Ông là quý tộc Trần hiếm hoi gả
con gái cho người ngoài họ. Hai chàng rể Nguyễn Ứng Long và Nguyễn Hán Anh đều là dân
thường và là nho sĩ có chút danh tiếng đương thời.

Nguyên tắc chính trị cơ bản thời trung đại là quý tộc phải cầm binh. Cụ Trần rất ngộ nghĩnh
khi xem cuộc sống trong quân vô vị, ồn ào. Cụ có nét trí tuệ hào hoa của các vương gia nhà
Tống. Theo Cụ, tiếng tăm lừng lẫy không đến từ chiến công, mà phải từ tác phẩm giá trị đến
đời sau. Chính chất “văn” này của các ông hoàng hai nước đã khiến họ không giữ được thiên
hạ cho nhà mình.

V Ị HOÀNG THÂN KHÔNG THÍCH C


CẦM
M QUÂN

Nguyên Đán có hai bài thơ diễn tả tâm trạng khi dẫn binh lính đi tuần ở các địa phương xa
kinh đô. Lòng muốn về nhà kết tinh thành các cặp đối tuyệt đẹp. Thơ cũng cho thấy chiến
chinh là gánh nặng trong tâm vị tướng họ Trần.

quân trung tác

Bình sinh bất nguyện Chấp kim ngô (a),


Đàm tiếu du chàng khởi viễn đồ .
Duyệt mục phong quang hà xứ hữu,
Khi thiên tâm thuật nhất sinh vô.
Tam xuân đề huyết quyên thanh đoạn,
Vạn lý qui tâm quế ảnh cô.
Tọa đãi sư đồ ca tấu khải,
Nam song chẩm ngọc bạn thanh nô.

(a) Chấp kim ngô : nguyên thủy chỉ chức tướng chỉ huy Cấm quân bảo vệ kinh thành. Ở đây
chỉ địa vị lãnh đạo một đội quân chính quy.

Sáng tác khi ở trong quân

Chức Chấp kim ngô chẳng là nguyện ước bình sinh,


Cười nói dưới cờ lọng quang dầu đâu phải kế lâu dài !
Chốn nào còn cảnh tượng đẹp mắt ?
Một đời không dám mang lòng dối trời !
Cuối mùa xuân, tiếng quyên kêu ai oán ngưng bặt,
Từ muôn dặm, lòng muốn về đối diện bóng trăng lẻ loi.
Ngồi chờ binh lính ca khúc khải hoàn,
Tựa gối ngọc trên chiếu trúc nơi cửa sổ phía nam.

Cuộc hành quân nhàn nhã của Nguyên Đán rõ ràng không hướng về đối thủ Chiêm Thành, kẻ
địch khó chịu khi nhắc đến vua tôi Trần phải sa nước mắt. Ông đang tìm dẹp giặc cỏ nổi lên
vì đói kém. Giết chóc hay bắt bớ dân đen dĩ nhiên chẳng mang lại hứng thú nào. Ông không
dối lòng khi khẳng định chỉ muốn về nhà.

Ý muốn về nhà lại nổi lên trong bài thơ cùng loại, tăng thêm cảm giác đơn độc.

quân trung h
hữu
u ccảm
m

Thao qua trì bút phiến vân thân,


Khuất chỉ từ gia cáp thập tuần.
Báo hiểu hoàng kê kinh lữ mộng,
Thôi qui đỗ vũ (a) tống tàn xuân.
Công danh vị vãn do tha nhật,
Bình thuỷ tương phùng vô cố nhân.
Hải khoát thiên cao không lãn tán,
Giang bình thuỷ tĩnh bạch âu tuần.

(a) Đỗ Vũ : tên vua nước Thục theo sách Sưu thần ký. Khi mất nước, qua đời, ông hóa thành
chim. “Chim đỗ vũ kêu” tượng trưng lòng nhớ quê da diết.

C ảm
m xúc khi ở trong quân

Mang thương, cầm bút, thân nhẹ như mây,


Nhẫm tính… rời nhà vừa đúng mười tuần,
Báo bình minh, gà vàng gáy kinh động giấc mộng đất khách,
Giục trở về, tiếng chim đỗ vũ đưa tiễn xuân tàn.
Đường đời còn dài, công danh chưa muộn.
Bèo nước gặp được nhau, cố nhân lại mãi nơi nào !
Chỉ nhàn tản giữa biển rộng trời cao,
(Như) chim âu trắng hiền lành nơi sông im sóng lặng.

Công danh “do tha nhật”, có ngày khác chứng tỏ bài thơ hình thành lúc tác giả trẻ trung. Có
thể cả hai bài ra đời cùng lúc khi triều đình tiến hành tiểu trừ các cuộc biến loạn khởi đầu bởi
Ngô Bệ và Nguyên Đán được giao tuần tra một khu vực nhất định. Dân làm giặc chỉ vì quá
đói, tránh đương đầu với quan quân. Không thấy viên tướng ghi lại cuộc đụng độ nào. Khác
với Phạm Sư Mạnh tảo thanh hoặc thanh tra khu vực rừng núi Đông Bắc-Tây Bắc, Nguyên
Đán đi tuần khu vực duyên hải.

Cũng khác với cụ Phạm, người rất hãnh diện và nhớ ơn vua khi được chỉ huy quân đội, Trần
Nguyên Đán buồn bã, cô đơn khi sống trong môi trường kém thanh lịch. Ông chẳng màng
đến mệnh vua khi xông pha bên ngoài. Thái độ và quan điểm này sẽ là trở ngại cho mối quan
hệ giữa Ông và Nghệ tông về sau.

Để thấy ảnh hưởng của Chu Văn An trên văn gia Nguyên Đán, chúng ta thưởng thức bài thơ
dưới đây của thầy Chu :

thôn nam ssơn


n ti
tiểu
u kh
khế

Nhàn thân nam bắc phiến vân khinh,


Bán chẩm thanh phong thế ngoại tình.
Phật giới thanh u, trần giới viễn,
Đình tiền phún huyết nhất oanh minh.

T ạm nghỉ ở núi Thôn Nam


m ngh

Thân rãnh rỗi nhẹ như mây trôi khắp bắc nam,
Tâm tình ngoài thế cuộc chỉ nghe gió thổi bên gối.
Cõi phật vắng lặng, cõi trần xa tắp,
Trước sân, chim oanh kêu đến khạc ra máu.

Thân mây bồng bềnh, gối tựa tĩnh mịch, chim kêu bi ai …. Trần tướng quân tự xem mình như
ẩn sĩ vân du.

THIÊN TAI VÀ TH
THỜII TI
TIẾTT TRONG TH
THƠ TR N NGUYÊN ĐÁN
TRẦN ÁN

Thơ các nhà nho thường miêu tả thiên nhiên một cách cân đối, đẹp đẽ. Riêng trong di sản cụ
Trần, chúng ta tìm thấy hai bài nói về thiên tai gây thảm họa cho dân chúng. Điều này không
phổ biến vào thời trung đại. Đời Trần, chỉ có Nguyên Đán và cậu con rể Ứng Long làm thơ nói
về tai họa thiên nhiên. Bài thơ tả hạn hán của Ứng Long lại là bản báo cáo hiện trường gửi
lên cụ Tư đồ, có thể dưới tư cách quan Kiểm chính.

Theo Hồ Nguyên Trừng, ngoài thơ ca, cụ Trần có tác phẩm “Bách thế thông kỷ”. Sách này bàn
về thiên văn, lịch pháp. Như vậy, điểm đặc biệt so với tác gia khác là cụ Trần từng dành nhiều
thời gian để quan sát bầu trời, cảm nhận thời tiết.

nhâm d
dần
n niên llụcc nguy
nguyệtt tác

Niên lai hạ hạn hựu thu lâm,


Hòa cảo miêu thương hại chuyển thâm.
Tam vạn quyển thư vô dụng xứ,
Bạch đầu không phụ ái dân tâm.

Th
Thơ làm vào tháng sáu n
năm
m Nhâm D
Dần
n (1362)

Năm nay mùa hè bị hạn hán, mùa thu lại mưa dầm,
Lúa héo mạ hư, tai hại liền nhau càng thêm khắc nghiệt.
(Kiến thức từ) Ba vạn quyển sách không có chỗ để dùng,
Đầu đã bạc, uổng công mang nặng lòng thương dân !

Năm 1362, Dụ Tông và các vương hầu chìm đắm trong thú vui xem tuồng. Vua còn rủ nhà
giàu vào cung đánh bạc. Nhưng hậu quả tai ách bi đát đến nỗi triều đình bừng tỉnh, có biện
pháp đồng bộ giảm nhẹ đau khổ và gánh nặng cho dân chúng như thả bớt tù nhân, giảm nửa
tô thuế, quyên thóc để phát chẩn, ban cấp thuốc men đến người đau ốm. Tuy vậy, nạn đói
lớn vẫn không tránh được. Thiên tai tàn khốc, lập đi lập lại không chỉ hủy hoại mùa màng mà
còn làm phân rã xã hội. Năm này, Nguyên Đán than bạc đầu dù mới 37 tuổi.

d ạ quy chu trung tác

Vạn quốc dân sinh phí đỉnh ngư,


Sóc Yên đông Biện dĩ khâu khư.
Quy chu vị ổn giang hồ mộng,
Phân thủ ngư đăng chiếu cổ thư.

Th
Thơ làm trong thuy n vvề ban đêm
thuyền êm

Dân chúng khắp nơi như cá trong đỉnh nước sôi,


Đất Yên phía bắc, đất Biện phía đông đã thành gò đống.
Trên thuyền về, không dỗ được giấc mộng nơi sông hồ,
Mượn ánh đèn chài đọc quyển sách xưa.

Các nghiên cứu gần đây đưa ra giải thích về nguyên do gây khủng hoảng kinh tế vào nửa sau
thế kỷ XIV tại Đại Việt. Trước tiên, việc xây đê Đỉnh Nhĩ đã hạn chế dòng chảy sông Hồng về
phía hạ lưu, khiến đồng bằng đông Thăng Long trở nên khan nước. Mặt khác, thời tiết biến
động gây hạn hán vào mùa xuân, thời điểm nhạy cảm đối với giống lúa Chiêm 5 tháng làm
chúng không tăng trưởng được. Quan trọng không kém là khu sản xuất gốm sứ Vạn Yên
(thuộc Chí Linh nay) đã tiêu thụ đến kiệt quệ các cánh rừng lân cận. Sản lượng gạo giảm,
ngược chiều đà tăng dân số. Miệng ăn tăng gấp đôi từ khoảng 1.500.000 thời Lý đến
3.000.000 vào cuối Trần (4).

Hình ảnh địa mạo cằn cỗi, đầy gò đống; tình trạng dân chúng mất sinh kế chực chờ nổi loạn
như các lớp cá nháo nhào trong vạc nước sôi là chứng cứ ủng hộ giả thiết nói trên.

Vì mất mùa, vùng phía đông, phía bắc Thăng Long bị loạn lạc do gia nô các vương hầu gây ra
trong thời gian dài. Triều đình tổ chức nhiều “phong đoàn” để dẹp giặc nhưng chưa bao giờ
triệt để ổn định được tình hình. Dù lãnh tụ khởi loạn nổi bật Ngô Bệ bị bắt giết năm 1360,
nhưng chắc chắn nhân lực hai vùng bị suy giảm nặng. Năm 1361, sao chổi xuất hiện ở
phương đông bắc. Năm 1362, sao chổi lại xuất hiện ở phương bắc, kèm theo hạn hán, lụt lội
liên tiếp nhau. Có thể bài “Dạ quy chu trung tác” được viết trong thời gian này. Cảm giác
hoang vu của nhà thiên văn Trần Nguyên Đán xui Ông đắm chìm trong sách vở. Cần chú ý
khu vực giặc giã từng là bản bộ của Hoài Đạo vương Nguyễn Nộn và tướng quân Đoàn
Thượng, hai nhân vật đối kháng với chính quyền Thăng Long suốt thời cuối Lý đầu Trần.

Ảnh hưởng của hiện tượng tự nhiên, cụ thể là việc sao chổi mọc, vào tâm tư cụ Trần còn
được nhận ra qua bài thơ khác dưới đây

m ậu
u thân chính nguy
nguyệtt tác

Tam phân đầu bạch thốn tâm đan,


Thế thượng phân phân vạn sự nan.
Tự tiếu bất như Tiền Nhược Thuỷ (a),
Niên tài tứ thập tiện hưu quan.

(a) Tiền Nhược Thủy : làm quan đời Bắc Tống, xử án công bằng, vua nghe tiếng nên đề bạt rất
nhanh. Khi còn trẻ, ông đã lên đến chức Á tướng (Đồng Tri Xu Mật).

Th
Thơ làm vào tháng giêng n
năm
mMMậu
u Thân (1368)

Đầu bạc hết ba phần, vẫn giữ lòng son sắt,


Việc đời rối rắm, muôn sự đều nan giải.
Cười mình không giống Tiền Nhược Thuỷ,
Mới bốn mươi tuổi đã về hưu.

Toàn Thư ghi nhận sao chổi xuất hiện vào tháng giêng năm Mậu Thân tại vị trí sao Mão. Bài
thơ được sáng tác ngay thời điểm đó. Tác giả là một nhà nho điềm tĩnh, nhưng cảm giác bất
lực vẫn hiện rõ trong thơ mỗi khi sao chổi mọc. Có năng lực và nổ lực, tuy vậy, Ông không
vượt qua nỗi ám ảnh tai ương từ điềm trời. Dường như hoạt động bất thường của tự nhiên
thời Ông sống đã vượt quá khả năng giải thích của lý học Trình Chu.

Quãng thời gian này, Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ” lên hoàng đế Dụ tông. Vua im lặng nên
thầy Chu đành treo ấn. Hành động “ngạnh trực” từ bậc đại nho rõ ràng ảnh hưởng đến suy
tư của cụ Trần. Ông cũng muốn rời quan trường.

Khi Nhật Lễ kế thừa ngôi tôn, chính sự thêm đổ nát. Nguyên Đán, với vai trò Ngự sử, nhiều
lần dâng sớ khuyên ngăn nhưng vua lờ đi. Sau cùng, cụ Trần hành xử y hệt thầy Chu : xin từ
quan. Trong “Nam Ông Mộng Lục”, Hồ Nguyên Trừng ghi lại sự kiện này qua truyện “Thi
phúng trung gián” (Toàn Thư cho rằng bài này sáng tác khi Nguyên Đán hồi hưu. Tuy nhiên,
hai chữ “Đài đoan” cho thấy khi đó cụ Trần làm ở đài Ngự sử). Truyện có kèm bài thơ Nguyên
Đán gửi cho đồng liêu lúc ra đi như sau : :

Đài đoan nhất khứ tiện thiên nhai,

Hồi thủ thương tâm sự sự vi.

Cửu mạch trần ai nhân dị lão,

Ngũ hồ phong vũ khách tư quy.

Nho phong bất chấn hồi vô lực,

Quốc thế như huyền khứ diệc phi.

Kim cổ hưng vong chân khả giám,

Chư công hà nhẫn gián thư hi.

Một khi rời bỏ đài Ngự sử là đi ngay đến tận chân trời,
Quay đầu nhìn lại, đau lòng bởi mọi sự đều trái ý.
Đường thành chín nẻo bụi bặm khiến người dễ già.
Mưa gió trên Ngũ hồ giục khách nghĩ đến việc quy ẩn.
Không chấn hưng được phong hóa đạo Nho, có trở lại bằng vô ích.
Thế nước chông chênh bỏ đi cũng là sai !
Chuyện hưng vong xưa nay thực sự có thể làm gương soi.
Sao các ông nỡ ít dâng thư can ngăn đến vậy !

Câu 5 bài thơ cho thấy tác giả gần gũi với nhóm Chu-Phạm-Lê hơn gần gũi với hoàng tộc
Trần. Ông bỏ nhiệm sở vào thời điểm đấu nhau kịch liệt giữa các phe phái trong dòng họ cầm
quyền. Tin đồn Nhật Lễ là con kép hát họ Dương bỗng rộ lên khiến bà Hiến Từ Tuyên Thánh
Thái hoàng Thái hậu bối rối vì chính bà lập Nhật Lễ, cháu nội đích tôn, lên ngôi đế. Tin lạ
đúng sai chưa rõ nhưng thật sự là đòn hiểm từ phe phái bí mật đánh vào tính chính thống
của tân vương. Vua Đại Định ngầm dùng thuốc độc giết bà nội vì bà tỏ ý hối tiếc việc làm của
mình. Sự cố châm ngòi phản ứng từ nhóm Trần Nguyên Trác. Mùa thu năm 1370, Nguyên
Trác dẫn đầu nhiều tôn thất, trong đó có hai con trai của công chúa Ngọc Tha, gọi Hiến Từ là
bà ngoại, đang đêm xâm nhập cung khuyết định sát hại Nhật Lễ. Hoàng đế lẫn tránh được.
Đến sáng, vua vào cung ra lệnh tìm giết nhóm tạo phản gồm 18 người. Có thể, nhân vật
muốn thay thế Nhật Lễ làm vua nằm trong số 18 nạn nhân này.

Vụ tương tàn khiến Cung Định vương Trần Phủ hoảng sợ trốn lên trấn Đà Giang (một phần
Sơn La, Phú Thọ nay), nhiều khả năng cũng là thời điểm Trần Nguyên Đán rời bỏ đài Ngự Sử.
Việc chạy đến nơi hẻo lánh cho thấy Trần Phủ chỉ muốn bảo toàn sinh mạng chứ chưa có ý
định lật đổ Nhật Lễ. Phần Nguyên Đán, theo lời lẽ bài thơ để lại khi ra đi, chúng ta hiểu rằng
ông chỉ muốn vua Đại Định cai trị tốt hơn, chứ hoàn toàn không nghĩ chuyện phế lập.

Chủ trương và lãnh đạo tinh thần cuộc đảo chính ngay sau đó là Thiên Ninh công chúa Ngọc
Tha, người có mẹ đích và hai con trai chết dưới tay Nhật Lễ. Bà khuyến khích Trần Phủ chủ trì
đảo chính dù Cung Định không quyết tâm lắm.

Trước khi tiến về kinh thành, nhóm tôn thất hội quân ở sông Đại Lại, Thanh Hóa vào tháng 10
âm lịch năm 1370. Đại Lại là quê ngoại của Cung Định vương Trần Phủ và Cung Tuyên vương
Trần Kính, hai nhà lãnh đạo cuộc binh biến, em cùng cha khác mẹ với công chúa Thiên Ninh.
Từ đây, với hỗ trợ từ họ ngoại, hai ông hoàng có thể huy động tài lực, nhân lực để đối mặt
với đạo cấm quân bảo vệ Nhật Lễ vốn được tuyển từ Thiên Trường và vùng đồng bằng phụ
cận. Cuộc đối đầu giữa đám thanh niên Thanh Hóa ô hợp nhưng dũng mãnh với đội quân
nhân chuyên nghiệp Thiên Trường đang phân liệt đã đưa nhà Trần đến ngả rẽ bất ngờ. Chính
biến thành công không chỉ đưa Trần Phủ, Trần Kính, Trần Nguyên Đán trở lại triều đình mà
còn đẩy bật lên một nhân vật hùng tâm quê Đại Lại : Hồ Quý Ly.

Đoàn quân dưới quyền Trần Phủ dừng lại ở Kiến Hưng, lộ Hoàng Giang (Nam Định nay). Tại
đây, Trần Phủ lên ngôi hoàng đế, giáng Nhật Lễ làm Hôn Đức công. Nhóm đảo chính nhận
được ủng hộ của vùng thang ấp nhà Trần nên mạnh mẽ, quyết đoán hơn. Cần nhớ, Nhật Lễ
là cháu đích tôn của hoàng hậu vợ Minh Tông. Còn Trần Phủ sinh bởi một bà phi, tính chính
thống không so được với Đại Định. Do vậy, Thiên Ninh đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc
nổi dậy vì bà là con của Minh Tông và Hiến Từ, thuộc dòng trưởng. Khi hai bên nội ngoại đều
qui phục, Trần Phủ dễ dàng thuyết phục nhóm quan lại ở kinh đô, tiến đến bắt giam rồi giết
Nhật Lễ.

Kỹ niệm dấy binh từ Đại Lại nổi lên trong một bài thơ thể hiện rõ lòng quan tâm thời tiết của
cụ Trần.

thanh hoá ph
phủ đ ạo
o trung

Khứ niên nhung sự tại trần nê,


Ngâm bút kim thu quy cựu đề.
Vọng vũ viễn khan vân khởi bắc,
Cảm thời tần cố Hoả lưu (a) tê.

Tống Giang thủy hiệp ba thanh tiểu,


Đại Lại sơn không thảo sắc thê.
Ái cảnh phong quang phi tích nhật,
Tương phùng phỏng cổ thuyết Đinh, Lê.

(a) Kinh Thi, Bân phong, bài Thất nguyệt có câu “Thất nguyệt lưu Hỏa” ( ). Như vậy,
Nguyên Đán sáng tác bài thơ trên khoảng sau tháng 7 ta năm 1371.

Trên đường
ng ph
phủ Thanh Hóa

Năm ngoái tham gia việc binh ở nơi bùn lấm,


Mùa thu năm nay bút thơ quay về đề tài cũ.
Ngóng trông mưa, thấy mây nổi lên xa tít từ phương bắc.
Cảm thời tiết, thường ngắm sao Hỏa trôi về phía tây.
Dòng sông Tống nhỏ hẹp, tiếng sóng tí tách,
Núi Đại Lại quang đãng, sắc cỏ xanh rờn.
Cảnh đất Ái trước mắt không giống như xưa,
Gặp nhau tìm thăm cổ tích, bàn chuyện nhà Đinh, nhà Lê.

Xung đột giữa hai phe hoàng tộc khiến đạo Cấm quân tinh nhuệ mất sức chiến đấu nên
người Chiêm đã chiếm Thăng Long vào tháng ba nhuận âm lịch năm 1371 một cách dễ dàng.
Tuy vậy, vụ cướp phá ngắn ngày không đọng lại lo lắng hay hoảng sợ trong suy nghĩ của
Nguyên Đán. Ta thấy ông nhẹ nhàng trút việc quân lấm bùn để trở lại làm nhà thơ mê say
thiên văn. Cụ Trần khoái trá khi quan sát mây, sao, dòng nước, cây cỏ trên núi và bàn bạc
chuyện cổ kim.

Đất Ái dưới mắt Nguyên Đán không còn như xưa sau biến loạn. Nhiều người con đất Ái đã
theo Trần Phủ vào kinh đô nắm giữ các vai trò quan trọng. Vùng đất từng cung cấp cho Đại
Việt vài vị vua sẽ tiếp tục công việc của mình. Bàn chuyện Đinh, Lê cũng là dự cảm mơ hồ về
một quyền lực khác đang trổi dậy.

THAM GIA TTỔ CH


CHỨC
C CU
CUỘC
C THI TI
TIẾN
N SSĨ N
NĂM
M 1374

Năm 1374, triều đình tổ chức thi Đình tại Thiên Trường, nơi ở của Thượng hoàng Nghệ tông.
Mục đích khoa thi là tuyển chọn nhân sự phục vụ công cuộc chinh phục Chiêm Thành nhằm
trả mối hận Chế Bồng Nga cướp phá Thăng Long. Cậu con rể Nguyễn Ứng Long, lúc đó đang
làm việc tại Tam quán, đã tham gia thành công khoa thi này. Chúng ta biết được nét chính
tiêu chuẩn chọn Tiến sĩ đương thời qua bài thơ dưới đây

d ụng
ng h
hồng
ng châu đ ồng
ng úy ph
phạm
m
công (a) v
vận
n ph
phụng
ng trình kh
khảo
o
thí ch
chư công

Chư công cổn cổn tại nham lang,

Sĩ tử nan khuy sổ nhận tường,


Ngọc thạch tối nghi khu biện biệt,
Loan kê nhẫn sử tịnh phi tường.
Đắc hiền Đổng Tử hưng Viêm Hán,
Truất trực Lưu Phần nhược Vãn Đường.
Thiên chiếu đinh ninh dung bác thủ,
Yếu tiên trung đảng hậu từ chương.

(a) Hồng châu Đồng úy Phạm công : có lẽ là Phạm Sư Mạnh.

n ccủaa quan Đồng


Dùng vvần ng uý H
Hồng
ng Châu h
họ Ph m để trình quí ông đang
Phạm ang ch
chấm
m
thi

Trên hành lang lát đá các ông đang bận bịu,


Sĩ tử khó nhìn qua bức tường cao mấy nhận.
Phải phân biệt rõ ràng ngọc hay đá,
Không để phượng với gà bay lượn ngang nhau.
Được người hiền Đổng Tử, triều Viêm Hán hưng thịnh,
Bãi kẻ chính trực Lưu Phần, nhà Vãn Đường suy yếu.
Chiếu vua đã dặn dò cho phép lấy rộng.
Trước cần xét tính trung trực, sau mới đến tài văn.

Chất lượng Tiến sĩ trước hết là lòng trung thành với triều đại, sau là tài từ chương. Có nhiều
điểm chung giữa khoa thi Tiến sĩ đời Trần với kỳ thi công chức tại Việt Nam ngày nay. Nó
hoàn toàn khác với quan niệm về thi Tiến sĩ ở các quốc gia phương Tây hiện đại.

canh thí ccụcc ch


chư sinh x
xướng
ng thù giai
v ận
n

Hán Đường nhị Tống hựu Nguyên Minh,


Lệ thiết từ khoa tuyển tuấn anh.
Hà tự thánh triều cầu thực học,
Đương tri vạn thế tuyệt cơ bình.
Điện thâm ất dạ quan thư bãi,
Nguyệt mãn thu phong túc vũ tình.
Nhất chú ngự hương thông đế khuyết,
Nguyện văn trung hiếu Trạng nguyên danh.

H ọaa vvần
n bài th
thơ xxướng
ng ho
hoạ ccủaa các thí sinh tr
trường
ng thi

Hán, Đường, hai Tống, đến Nguyên, Minh,


(Đã có) Lệ đặt khoa từ chương để chọn người tài tuấn.
Sao giống cách cầu thực học của thánh triều !
Nên biết (cách tuyển này khiến) muôn đời sau dứt hẳn tiếng bình phẩm.
Xem sách xong lúc canh hai, cung điện thâm u,
Mưa vừa tạnh khi gió thu nổi, vầng trăng tròn đầy.
(Thắp) nén nhang ngự, hương bay thông đến cửa khuyết,
Mong nghe tên vị Trạng nguyên trung, hiếu.

Nguyên Đán đánh giá thấp khoa cử bắc quốc, tự hào lối cầu thực học của triều đình phương
nam. Tiếc rằng đề thi không còn lưu lại để chúng ta xem xét “thực học” bản chất như thế
nào. Toàn Thư lại không chép rõ chương trình thi của lần thi đầu tiên được đổi tên là Tiến sĩ
này. Để đoán biết, chúng ta lướt qua chương trình thi của các lần thi trước và sau năm 1374.

Chương trình thi Thái học sinh năm 1304 gồm các bước sau

– Thi ám tả thiên “Y Quốc” và truyện “Mục thiên tử”

– Thi “kinh nghi”, “kinh nghĩa”; làm thơ cổ thể, thơ luật, phú.

– Thi làm “chiếu, chế, biểu”.

– Thi đối sách.

Chương trình thi Thái học sinh năm 1345 như sau

– Ám tả cổ văn

– Kinh nghĩa

– Thi phú

Chương trình thi Tiến sĩ năm 1396 như sau

– Thi “kinh nghĩa”, bài làm phải đạt 500 chữ trở lên

– Thi làm thơ luật, làm phú, bài làm phải dài hơn 500 chữ.

– Thi làm chiếu, chế, biểu.

– Thi văn sách, bài làm phải dài hơn 1000 chữ.

Nguyên Đán khẳng định mục đích cầu “thực học” của cuộc thi năm 1374, như vậy có thể
đoán định nội dung thi có phần đối sách, gần với chương trình thi năm 1304, là kỳ thi Đại tỷ
có vòng thi Đình, hơn là chương trình năm 1345, chỉ là kỳ thi Thái học sinh. Bước thi ám tả,
để loại thí sinh quá yếu kém, có lẽ vẫn được áp dụng vì thời điểm này chưa có thi Hương.

Khóa năm 1396 bỏ môn ám tả vì đã có thi Hương tổ chức một năm trước khi thi Hội để giảm
bớt số thí sinh học lực sơ sài.

Trừ “ám tả”, môn thi không được nghe nói đến trong các khoa Tiến sĩ ở Bắc quốc, những môn
thi khác đều dựa theo chế định phát sinh từ Trung nguyên.

Đối tượng của vòng thi Đình năm 1374 bao gồm : thuộc quan ở tam quán, thái học sinh, thị
thần học sinh, tướng phủ học sinh và người có tước phẩm.

Nguyễn Ứng Long, con rể cụ Trần, có hai câu thơ nhớ lại khoa thi này như sau

Long khánh nhị niên tân tiến sĩ,


( ) Kiều tài tam quán (a) cựu thư sinh.(Thu
Thu trung b
bệnh)
nh)

(a) Tam quán : Vào đời Lê sơ bao gồm Chiêu văn quán, Tập hiền viện và Sử quán (5), có thể
vẫn giống tổ chức cuối Trần. Kiều tài : tài năng nổi trội.

Người mới đậu Tiến sĩ năm Long Khánh thứ hai (1374),
Vốn là học trò cũ nơi Tam quán Kiều tài.

(Bệnh giữa mùa thu)

You might also like