You are on page 1of 3

Sau khi trở về từ chuyến bay giải cứu công dân hồi hương có trả phí cao gấp

đôi
bình thường do Việt Nam Airlines thầu. Con được đưa về một khu cách ly giã chiến
ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Đó là một ký túc xá của một trường nghề dường như đã bị bỏ
hoang khá lâu. Nhà cửa được sơn sửa lại bên ngoài nhưng bên trong thì nội thất đã
xuống cấp nhiều. Trại cách ly của chúng con trên dưới 300 người, được gom về từ
40 quốc gia thuộc Âu Châu, Phi Châu và Nam Mỹ. Trong trại có một linh mục là
con và thêm bốn bà soeurs nữa. Một buổi sáng đi dạo thể dục xung quanh khu nhà
ký túc xá. Đó là con đường đi bộ tập thể dục duy nhất hằng ngày của bà con trong
khu cách ly. Nhưng con đường ấy lại đầy đất cát và đá vụn, rác rưởi. Nếu chạy bộ
thì khá nguy hiểm. Thế là, bà soeur già bàn với con cùng với 3 soeurs nữa, đi dọn
dẹp vệ sinh xung quanh ngôi nhà này. Sau đó, có thêm một thầy chùa và một vài
người tham gia nữa. Thế là đội quét dọn vệ sinh tự phát bắt tay vào việc, đi đến đâu
rác sạch đến đó. Đất đá cũng được lượm sạch và đường trở nên rộng rãi và thoáng
mát hơn, thuận tiện hơn cho việc đi bộ. Cán bộ quản giáo cũng cảm thấy ngạc nhiên
vì không biết đâu ra những con người dọn đường bất đắc dĩ này. Tất cả được bắt đầu
bằng tiếng gọi dọn đường của một bà soeur.
Quý OBACE rất kính mến,
Hôm nay, Chúa Nhật II Mùa Vọng, cũng như bao Mùa Vọng khác chúng ta lại được
nghe tiếng gọi mời của Gioan Tẩy Giả: “hãy chuẩn bị con đường, hãy sửa lối cho
ngay thẳng”. Gioan là nhân vật không bao giờ thiếu được trong phụng vụ của Mùa
Vọng. Tiếng kêu mời của ông làm cho người ta không khỏi bồn chồn và háo hức.
Thực ra, Gioan không chỉ là nhân vật của Mùa Vọng mà thôi. Ông là nhân vật của
cả đời người ki-tô hữu, bởi lẽ Ông được chọn gọi để hô vang lời kêu gọi cho toàn bộ
mọi người, hãy lắng tai đón nhận Tin Mừng mỗi ngày trong đời mình, chứ không
chỉ Mùa Vọng. Thật ra, những điều Tin Mừng viết về ông vẫn có đó từ 2000 năm
rồi. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy, Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe điệp khúc:
« hãy tỉnh hết sức chú ý, hãy thức tỉnh, hãy canh thức » được trích ra từ bài giảng về
thời cánh chung ở cuối Tin Mừng Mac-cô. Phụng vụ Chúa Nhật II Mùa Vọng mời
gọi quay trở lại từ đầu Tin Mừng theo thánh Mác-cô. Đó có thể là một lời nhắc nhở,
mách nước cho chúng ta cách thức mà người ta phải tỉnh thức. Hãy tỉnh thức nhưng
tỉnh thức thế nào đây? Ừ thì tỉnh thức bằng cách tìm lại chính những giá trị Tin
Mừng, Tin Vui. Những giá trị Tin Vui đó bắt đầu từ đâu? Thưa ! bắt đầu từ « khởi
đầu Tin Vui » chúng ta vừa nghe câu đầu tiên của Tin Mừng Mac-cô: “khởi đầu Tin
Mừng!”. Tin Vui của ai vậy? Thưa! Tin vui đó của Đức Giê-su. Ủa mà Đức Giê-su
là ai vậy? Thưa! Ngài chính là Đấng Ki-tô, Đấng Messiah, mà sách Thánh đã nói
đến. Đấng sẽ đến và sẽ thiết lập một vương quốc hòa bình, thịnh vượng và vững bền
mãi mãi. Thế ngài đến từ đâu vậy? Ngài xuất thân từ nhà Đa-vít. Nhà Đa-vít suy tàn
cả ngàn năm rồi, còn làm được gì nữa. Ah không! Đấng Ki-tô này không chỉ có
nguồn gốc từ vương triều phàm nhân, nguồn gốc của Ngài xa tận chân trời. Ngài là
con Thiên Chúa. Ngài đến rồi, thì chẳng phải thời của Ngài là thời cánh chung, thời
viên mãn, thời cứu độ đó sao? Vâng. Đúng như vậy. Một ngôn sứ thời cánh chung
đã trở lại để dọn đường cho Ngài. Ai vậy? Gioan Tẩy Giả chứ ai nữa. Ông ta chính
là hiện thân của ngôn sứ Ê-li-a, vị ngôn sứ trường sinh, lừng danh được cất về trời
trong cơn gió lốc (2 V 2,11-12). Đức Chúa đã thông báo rằng Ngài sẽ sai ngôn sứ Ê-
li-a đến trước “ngày trọng đại và kinh khủng của Đức Chúa” (Ml 4,5). Gioan đã đến,
Giê-su cũng đã đến. Mọi sự diễn ra đúng như mạc khải của Thánh Kinh. Vấn đề là,
lòng tín hữu đang ở đâu. Họ đang hướng về đâu? Họ có thật sự mong nhớ, đợi trông
Đấng Ki-tô mà họ tin tưởng và mang danh hay không! Nếu có thì, “tất cả” thành
viên của gia đình, giáo khu, giáo xứ, giáo phận, thị xã, thành phố…, hãy đến với
Gioan để nhận “phép rửa của sự hoán cải”, để được ơn tha tội. Dĩ nhiên, nhiều tín
hữu đã được nhận phép rửa, không phải phép rửa bằng nước sông Gio-đan của Gioan
nhưng là phép rửa tội trong Thánh Thần của chính Đức Giê-su. Thế còn, “sự hoán
cải”, sự thay đổi trí lòng, một cách triệt để theo thánh ý Chúa thì sao? Thay đổi một
trái tim bằng đá bằng một trái tim bằng thịt thì sao? Thay đổi một trái tim thù hận và
dửng dưng bằng một trái tim tha thứ và biết yêu thương, biết rung cảm trước nỗi đau
của đồng loại thì thế nào? Đường của Đấng Ki-tô, đường thập tự, đường chân lý có
phải là đường họ chọn, hay là họ muốn Chúa Ki-tô phải đi theo con đường nhung
lụa của riêng họ? Dĩ nhiên, Thập Giá, chân lý, không phải là những giá trị Tin Vui
duy nhất mà những người mong đợi Đấng Cứu Thế phải theo đuổi trên hành trình
hoán cải của mình. Những giá trị Tin Vui ấy nhiều vô số kể. Thánh Kinh chính là
kho tàng chứa đựng những giá trị ấy. Mỗi tín hữu phải lưu tâm để theo đuổi những
giá trị ấy mỗi ngày chứ không phải chỉ một lần nào đó, một mùa nào đó, rồi thôi.
Lời Chúa phải là nhịp đập của từng con tim, là hơi thở của từng lá phổi. Đức Giê-
su, Chúa Giê-su Hài Đồng không chỉ là Đấng Messiah của Mùa Vọng nhưng là Đấng
Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Sự tiếp xúc, làm
bạn với Ngài, hỏi Ngài xem mỗi ngày tôi phải làm gì là những hành động thường
xuyên, là lương thực, cơm ăn, nước uống, của những kẻ yêu Ngài và mong chờ Ngài.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta thật sự có niềm mong chờ Chúa. Niềm mong chờ
đích thực sẽ thúc đẩy chúng ta hành động, những hành động hoán cải không ngừng,
từ việc hối lỗi, đi xưng tội, làm hòa với Chúa làm hòa với nhau, hàn gắn lại những
tương quan đổ vỡ. Bỏ đi những thói hư tật xấu, những đam mê rượu chè, cờ bạc, hút
sách. Đến việc tích cực sinh những hoa trái thiêng liêng đẹp lòng Chúa vừa lòng
nhau. Một sự hoán cải thật sự giúp mỗi người chúng ta tìm lại căn tính người con
Chúa nơi mình và giúp chúng ta gặp gỡ Chúa nơi anh chi em của mình nữa. Amen.

You might also like