You are on page 1of 2

Nhưng chỉ 3 thập niên sau đó, đến những năm 1796 đã bắt

đầu xuất hiện các toán cướp biển với những chiến hạm lớn

hoạt động mạnh mẽ ở vùng biển các tỉnh Quảng Đông, Chiết

Giang và Phúc Kiến, Trung Quốc. Thế lực cướp biển ngày

càng phát triển và nhanh chóng kiểm soát hoạt động hàng hải,

đánh cá quanh vùng biển phía nam Trung Hoa. Bất kỳ chiếc

tàu nào ra vào cảng, vùng biển của chúng đều phải nộp “tiền

mãi lộ” nếu không muốn bị cướp. Thậm chí các toán cướp

biển còn tạo thành 1 liên minh tấn công vào đất liền và “thu

tiền bảo kê” dưới hình thức 1 năm 2 lần.


Một tên thuyền trưởng cướp biển còn ngạo mạn nói với người

Bồ Đào Nha rằng, chỉ cần đưa cho hắn 3, 4 người lính hắn sẽ

trả bằng 2, 3 tỉnh ở Trung Quốc sau khi hắn lật đổ triều đại

Mãn Thanh. Bọn cướp biển đã thành công trong việc biến 1

mối lo ngại nhỏ ở vùng biển thành mối họa quốc gia đối với

“Thiên triều Đại Thanh”.

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này như vị trí địa lý với

nhiều hải đảo, bán đảo đễ ẩn nấp, lẫn trốn, sự chủ quan của

Đại Thanh trước mối nguy trên biển… nhưng 1 trong những

lý do lớn nhất trực tiếp dẫn đến sự phát triển khủng khiếp của

nạn cướp biển Nam Trung Hoa đó chính là “nội chiến ở Đại

Việt” và “cuộc nổi dậy của Tây Sơn”.

Phong trào Tây Sơn xuất hiện như một lẽ tất yếu trong thời kỳ

suy tàn của 2 vương triều Trịnh - Nguyễn sau khi giày xéo

Đại Việt hơn 200 năm. Ba anh em Tây Sơn đứng đầu là

Nguyễn Nhạc, xuất thân từ tầng lớp “tiểu tư sản” (xuất thân

của Nhạc, Huệ, Lữ vẫn chưa được thống nhất nhưng dù là

You might also like