You are on page 1of 3

Nếu vòng luẩn quẩn kéo dài, tức "sốc điện" đủ để nạn nhân

cảm nhận sự bất lực. Phong cách suy nghĩ này sẽ đẩy fight-

flight tới giai đoạn kiệt sức (vì như đã nói, loài người có khả

năng bật nút đỏ trong vùng amygdala chỉ bằng cách suy nghĩ).

Và nếu đến đây bạn tự hỏi fight-flight thì liên quan cái củ cải

gì tới căn bệnh hiện đang có 264 triệu người mắc, thì hãy đọc

lại bài trước của mình để hiểu tại sao stress là nguyên nhân

chính của trầm cảm (5).

Nói cách khác, những người gặp rối loạn trầm cảm giống như

những chú chó của trong thí nghiệm của Seligman, mắc kẹt

trong các sự kiện tiêu cực, hằng ngày chịu "sốc điện" từ chính

suy nghĩ của mình.


Và điều này không phải nói suông, khi những người trầm cảm

nhận thấy bản thân mắc kẹt trong hoàn cảnh sống, mối quan

hệ hay chính rối loạn mà họ đang gặp phải (6).

Cũng xin lưu ý rằng, vì trầm cảm rất phức tạp và ngành khoa

học về não bộ và tâm lý còn ở giai đoạn phát triển, hiện giới

học thuật vẫn chưa thống nhất và đưa ra một lý thuyết cho

trầm cảm. Thuyết trầm cảm vô vọng cũng là một trong số các

thuyết đã được đưa ra. Các bạn có thể đọc thêm tại đây.

Ở phần 2 của bài viết, mình sẽ cho thấy cách sự bất lực tự

luyện ảnh hưởng tới học tập và các mối quan hệ ra sao. Đồng

thời đưa ra giải pháp được viết bởi chính Seligman, được gọi

là "learned optimism".
Chúc mọi người ăn tết vui vẻ.

Futher reading.

Nguồn ở dưới phần comment.

You might also like