You are on page 1of 1

Có.

Vì:
Như chúng ta đã biết người công nhân vì không có tài sản nên chỉ có một thứ hàng
hoá để bán để duy trì cuộc sống đó là sức lao động của chính mình. Chủ tư bản đã
tìm thấy hàng hoá này trên thị trường và mua nó với giá rẻ mạt. Vì vậy giá trị
thực của sức lao động không đúng theo số tiền lương mà nhà tư bản đã trả cho công
nhân.

Hàng hoá sức lao động:

Sức lao động không phải bao giờ cũng là hàng hoá nó chỉ biến thành hàng hoá trong
những điều kiện nhất định. Thứ nhất người lao động phải được tự do về thân thể.
Thứ hai người lao động phải là người không có tư liệu sản xuất, chỉ trong điều
kiện ấy người lao động mới bán sức lao động của mình vì họ không còn cách nào
khác để sinh sống. Chính vì điều này mà nhà tư bản đã dựa vào đó để mua hàng hoá
sức lao động với giá rẻ mạt không xứng đáng với những gì mà người lao động đã bỏ
ra.

Cũng như mọi hàng hoá khác, hàng hoá sức lao động cũng có hai thuộc tính giá trị
và giá trị sử dụng. Nhưng nó khác với các loại hàng hoá khác ở chỗ:

Giá trị sức lao động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Giá trị hàng hoá bao
gồm những yếu tố sau hợp thành. Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật
chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động, duy trì đời sống công
nhân mà theo C.Mác “ẩn nấp dưới sự phát triển của ý thức đó là các con người
trước tiên cần tới đồ ăn và nước uống, quần áo và nơi trú ẩn trước khi quan tâm
tới chính trị, khoa học, nghệ thuật tôn giáo”. Hai là, chi phí đào tạo công nhân.
Ba là, những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái họ.

Giá trị sử dụng là quá trình sản xuất ra một loại hàng hoá nào đó, đồng thời là
quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động.
Phần lớn hơn chính là giá trị thặng dư bị nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy giá trị
sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá
trị tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đây là
chìa khoá để giải thích công thức chung của chủ nghĩa tư bản:
T - H - T’ trong đó T’ = rT + T = T + m
m: là giá trị thặng dư bị nhà tư bản chiếm không
rT :là số tiền dôi ra

Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản:

Mục đích của sản xuất tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa
cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất ra
giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó
vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất
trong xí nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động
và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản sẽ mua nên người công nhân làm việc dưới sự
kiểm soát của chủ nghĩa tư bản và sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của nhà tư
bản chứ không phải của công nhân. Bản chất bóc lột của công nhân được vạch ra rõ
ràng.

You might also like