You are on page 1of 2

PHỎNG VẤN PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC & ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO

Nhóm sinh viên thực hiện phỏng vấn phân tích công việc và đành giá nhu cầu đào tạo.
Đối tượng phỏng vấn: 3 đối tượng (Mỗi đối tượng chọn 1 người để phỏng vấn)
 Đối tượng 1: Những người có sự nghiệp tốt, có vị thế trong tổ chức/ xã hội và/ hoặc có thể là
chuyên gia có thể hỗ trợ đào tạo nhóm đối tượng 2.
 Đối tượng 2: Những người có công việc bấp bênh, tiểu thương, lao động tự do. Đây cũng là đối
tượng chính mà nhóm hướng đến trong hoạt động đào tạo.
 Những người ở giữa 2 nhóm trên. Đây cũng có thể là đối tượng được quan tâm trong hoạt động
đào tạo của nhóm.
Thời lượng phỏng vấn: Không giới hạn nhưng 15-20 phút có thể là khoảng thời gian hợp lý để thu thập
thông tin liên quan một cách hữu hiệu và hiệu quả nhất.
Nội dung phỏng vấn: Linh hoạt. Dựa trên thông tin cần thu thập mà nhóm có thể đặt các câu hỏi để tìm
hiểu. Lưu ý là câu hỏi cần mang tính đời thường, gẫn gũi và dễ hiểu. Các câu hỏi dưới đây có thể là gợi ý
cho các nhóm. Một điều cần nhớ là chúng ta không tìm kiếm câu trả lời có/không cho câu hỏi của mình.
Cần khuyến khích đáp viên trả lời cụ thể và đi sâu vào trải nghiệm và cảm nhận liên quan của họ. Hãy hỏi
các câu hỏi tại sao (Why) kèm theo các câu hỏi là gì (What) và như thế nào (How).
Cuộc phỏng vấn nên được ghi âm và sau đó đánh máy lại để tránh bỏ sót ý và các tầng nghĩa đa dạng của
những câu chuyện được chia sẻ. Việc tiếp theo đó là sắp xếp các ý vào các thông tin cần thu thập.
Sản phẩm cần đạt được là bản mô tả và tiêu chuẩn của công việc được tìm hiểu và sự kiểm chứng với nhu
cầu được đào tạo của đối tượng mà nhóm hướng tới để thực hiện chương trình đào tạo sau này.
Bảng 1: Hướng dẫn các câu hỏi phỏng vấn đề thu thập ththoontin phân tích công việc.

PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC


Câu hỏi phỏng vấn Thông tin cần thu thập
 Nên tìm hiểu trước hoặc lồng ghép vào các câu hỏi  Trình độ học vấn
dưới đây. Cũng có thể đáp viên tự đề cập trong quá
trình phỏng vấn.
 Một ngày bắt đầu đi làm/ đi buôn/ ra khỏi nhà từ lúc  Mô tả một cách tóm
mấy giờ? tắt công việc
 Trong ngày sẽ làm những việc gì?  Điều kiện làm việc
 Đến khi nào thì xong việc về nhà?
 Những người cùng làm với mình họ thế nào?  Các mối quan hệ trong
 Có chơi với nhiều người cùng nghề/ đồng nghiệp công việc
không? Mình có báo cáo hay chỉ đạo hay không?  Yêu cầu kiểm tra,
 Có phải cạnh tranh/ bon chen chi nhiều không? giám sát
 Người ta hay nói làm việc có tâm. Cái ‘tâm’ trong  Các tiêu chuẩn cần đạt
nghề này là gì? được khi thực hiện
công việc
 Làm/ buôn bán/ theo nghề này đã mấy năm rồi? Vì  Kinh nghiệm công tác
sao chọn cái nghề này? Mất bao lâu để làm quen với
nghề này?Có hài lòng không?
 Trước đây có làm nghề gì khác không? Tại sao đổi  Khả năng giải quyết
nghề? Nếu không đổi thì có gặp khó khăn gì trong vấn đề
công việc/ buôn bán không? Đã vượt qua bằng cách
nào.
 Có bí kíp/ ưu thế chi so với người khác không?  Các kỹ năng và đặc
điểm cá nhân thích
hợp cho công việc
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO
Câu hỏi phỏng vấn Thông tin cần thu
thập
 Dạo ni tình hình buôn bán/ làm ăn/ công việc răng ?  Khó khăn/ tình hình
 Công việc có bị ảnh hưởng nhiều vì dịch không? Có hiện tại
nhận được tiền hỗ trợ mùa dịch không?
 Trước đó có được hỗ trợ nghèo/ cận nghèo/ cho vay
vốn hội phụ nữ hoặc các quĩ vi mô không?
 Đã từng được hỗ trợ cho đi học các khóa học do hội
phụ nữ/ phường/ đoàn thanh niên/ cơ quan tổ chức
không?
 Cần được hỗ trợ cái gì nhất?
 Sắp tới có dự định đổi sang việc khác/ buôn bán cái  Động lực học để thay
khác không hay vẫn theo nghề hiện tại? đổi
 Điều muốn đạt được nhất trong 5 năm nữa là gì?
 Cái hạn chế nhất của mình khi làm cái nghề này/ buôn  Kiến thức/ Kỹ năng
bán cái hàng này là gì? Khả năng nào mà mình cần cải cần được đào tạo
thiện nhất?
 Nếu bây giờ học để cải thiện các khả năng đó thì có  Năng lực tư duy
thể học được không?

You might also like