You are on page 1of 8

Câu1

* Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Anh:

- Nhiều công trường thủ công: luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ... ra đời, phục vụ cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

- Nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành, tiêu biểu là Luân Đôn.

- Những phát minh mới về kĩ thật, về các hình thức tổ chức lao động hợp lí làm cho năng suất lao
động tăng nhanh.

- Số đông địa chủ là quý tộc vừa và nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản. Họ trở thành tầng
lớp quý tộc mới.

* Hệ quả:

- Xuất hiện những giai cấp mới, những mâu thuẫn mới trong xã hội - mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc
với chế độ quân chủ chuyên chế, bên cạnh những mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ, quý tộc
dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

Câu 2:

Từ những năm 60 cuối TK XVIII, Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp, với nhiều
phát minh máy móc ngành dệt.

- Năm 1764 Giêm Ha-gri-vơ phát minh ra máy kéo sợi Gien-ni năng suất cao gấp 8 lần.

- Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.

- Năm 1785, Ét-mơn Oác rai chế tạo ra máy dệt cho năng suất cao gấp 40 lần.

- Năm 1784, Giêm Cát phát minh ra máy hơi nước, khắc phục những khó khăn và thúc đẩy nhiều
ngành kinh tế khác ra đời như luyện kim, khai thác mỏ, giao thông vận tải,…

- Đến năm 1840 ở Anh đã diễn ra quá trình chuyển từ sx nhỏ thủ công sang sx lớn bằng máy móc.

Kết quả,hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp Anh là:

 Làm thay đổi bộ mặt của một nước tư bản, năng suất lao động lên cao, nhiều
khu công nghiệp, nhiều thành phố lớn xuất hiện.
 Từ sản xuất nhỏ thủ công  sang sản xuất lớn bằng máy móc, đây là một cuộc
cách mạng công  nghiệp.
 Giúp Anh trở thành một nước công nghiệp phát triển lớn nhất thế giới.
 Xuất hiện 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản.

Câu 3

………………………………………………………………………………………………......

…………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………......
…………………………………………………………………………………………………..

Câu 4

a) Nguyên nhân

- Thời gian làm việc của công nhân từ 12 – 16 giờ/ngày.

- Đồng lương chết đói.

- Điều kiện làm việc rất tồi tàn.

=> Công nhân >< tư sản.

b) Các hình thức đấu tranh đầu tiên

- Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh
mẽ ở Anh.

- Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công
nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.

- Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.

Câu 5:

1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã

- Công nghiệp phát triển nên lực lượng công nhân tăng lên và bị giai cấp tư sản bóc
lột,mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản Pháp ngày càng sâu sắc

- Na pô lê ông III gây chiến với Phổ và bị thất bại tại Xơ đăng (2- 9- 1870)

- Quần chúng lao động lật đổ chính quyền Na- pô- nê- ông III (4/9/1870), yêu cầu lập
chế độ Cộng hòa và kháng chiến chống Phổ, một chính phủ tư sản lâm thời thành
lập mang tên Chính phủ

*Ý nghĩa:

Tuy chỉ tồn tại 72 ngày, nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa thực sự lớn lao :

- Công xã là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới

2. Sự thành lập Công xã

- Sáng 18/3/ 1871 Chie tấn công Quốc dân quân, nhưng bị thất bại phải rút về
Vécxai để đối phó.

- Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.

- 26/3/1871 nhân dân Pa - ri bầu Hội đồng Công xã.


- Công xã cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một
tương lai tốt đẹp hơn.

- Công xã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho giai cấp vô sản thế giới.

*Bài học kinh nghiệm

- Để thắng lợi cần phải:

+ có đảngcách mạng chân chính lãnh đạo.

+ liên minh với nông dân.

+ kiên quyết trấn áp kẻ thù

Câu 6:

a) Trong công nghiệp:

- Từ nửa sau thế kỉ XVIII sản xuất máy mọc được tiến hành đầu tiên ở Anh, sau đó
lan tràn ở các nước Âu - Mĩ, tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp:

+ Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.

+ Phát minh phương pháp sản xuất nhôm nhanh và rẻ.

+ Nhiều máy móc chế tạo công cụ ra đời.

+ Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc.

+ Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

b) Giao thông, liên lạc:

- Năm 1807, tàu thủy chạy bằng hơi nước.

- Năm 1802, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

- Năm 1814, xe lửa chạy trên đường sắt.

- Phát minh máy điện tín, sáng chế bảng chữ cái cho điện tín.

c) Nông nghiệp:

- Kỹ thuật và phương pháp canh tác có nhiều tiến bộ:

+ Phân hóa học được sử dụng.

+ Máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt được sử dụng.

d) Quân sự:
câu 7

- Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường bắn nhanh và xa, chiến hạm
vỏ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn,…

Câu- Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ, nhưng từ
nửa sau thế kỉ XIX đã suy yếu vì chế độ phong kiến mục nát.

- Từ năm 1840 - 1842, thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu
quá trình xâm lược Trung Quốc.

- Sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895) với sự thất bại của nhà Mãn
Thanh, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:

- Đức xâm chiếm tỉnh Sơn Đông.

- Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử.

- Pháp thôn tính vùng Vân Nam.

- Nga, Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc.

Nguyên nhân thất bại của PT đấu tranh…

- Triều đình phong kiến Mãn Thanh suy yếu, nhu nhược đầu hàng và cấu kết với đế quốc.

- Nhân nhân thiếu nguồn nhân lực, vật lực cho cuộc chiến đấu.

- Chưa có sự lãnh đạo của một tổ chức chính trị thống nhất, vững mạnh. Thực lực của giai cấp tư
sản còn yếu.

- Các nước đế quốc đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ.

Câu 8:

Khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Vị trí địa lí: Các nước Đông Nam Á có vị trí địa lí vô cùng quan trọng.

+ Là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo.

+ Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương.

+ Là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

- Tài nguyên, thiên nhiên: là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật,
khoáng sản,…
- Dân cư: có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Chính trị - xã hội: Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng
hoảng.

Câu 9:

Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi
đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:
- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập
chế độ Quân chủ lập hiến.
- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây
dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.
- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ
quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.
- Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử
học sinh ưu tú du học ở phương Tây.
→ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển
theo con đường TBCN. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.
Câu 10:
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất đó là: - Do sự phát triển không đều về
kinh tế và chính trị của các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Do sự mâu thuẫn sâu
sắc về vấn đề thuộc địa giữa các đế quốc -> Dẫn đến việc hình thành hai khối quân sự đối
lập nhau + Năm 1882, khối Liên minh gồm Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a +Năm 1907, khối Hiệp
ước gồm Anh, Pháp, Nga - Cuối cùng là ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát *
Kết cục chiến tranh thế giới thứ nhất - Chiến tranh gây nên nhiều tai họa cho nhân dân. 10
triệu người chết, 20 triệu người bị thương - Nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, chi phí
cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỷ đô la - Chiến tranh kết thúc cũng đem lại lợi ích cho phe
thắng trận, Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp, Mỹ mở rộng thêm thuộc địa -> là cuộc chiến
tranh phi nghĩa, ảnh hưởng tới cả những năm sau đó.
Câu 11:
a) Bối cảnh lịch sử:
- Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song cục diện
chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời của
giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ
Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

- Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối
mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.

b) Diễn biến:
- Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga.

- Ngày 7-10 (20-10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo công việc
chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch
khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng.
- Đêm 24 - 10 (6 - 11), Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó,
quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn
náu cuối cùng của Chính phủ tư sản.

- Đêm 25 - 10 (7 -11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính
phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.

- Tiếp đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va và đến đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ
nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.

c) Kết quả:

+ Lật đổ được chính phủ lâm thời tư sản.

+ Chính quyền thuộc về tay vô sản -> Nga Xô viết. 

d) Tính chất: Cách mạng vô sản - Cách mạng Xã hội chủ nghĩa


ý nghĩa lịch sử
* Đối với nước Nga:
- Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga.

- Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các
dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh
của mình.

* Đối với thế giới:


- Làm thay đổi cục diện thế giới.

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Câu 12:

. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX


Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở
thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.

- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về nhiều
ngành công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép... và nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

- Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng
cao năng suất và tăng cường độ lao động của công nhân.

- Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang
trong nước. Tháng 5 - 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào
công nhân Mĩ.

a) Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939


- Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng
hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và
nông nghiệp. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.

+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.

+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.

+ Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản.

+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.

=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

b) Chính sách mới:

- Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Ph.Ru-dơ-ven - Tổng thống mới đắc cử cuối
năm 1932, đã thực hiện Chính sách mới.

- Mục đích: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài
chính.

- Nội dung:

+ Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng.

+ Tăng cường vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước.

+ Cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều
việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Kết quả: Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ, giải quyết phần nào những
khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế
độ dân chủ tư sản

You might also like