You are on page 1of 6

TÀI LIỆU ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I

Năm học : 2011-2012


Môn : Giáo dục công dân 10
Câu 1: So sánh sự khác nhau giữa phương pháp luận siêu hình và phương pháp
luận biện chứng? Lấy ví dụ minh họa?

Phương pháp luận biện Phương pháp luận siêu hình


chứng
Xem xét sự vật và hiện Xem xét sự vật một cách phiến diện, cô lập,
tượng trong sự ràng không vận động, không phát triển, máy
buộc,trong mối quan hệ lẫn móc, giáo điều; áp dụng một cách máy móc
nhau, trong sự vận động, đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.
phát triển không ngừng giữa VD: Câu chuyện thầy bói xem voi…
chúng.
VD: Hêraclic từng nói:
Không ai tắm 2 lần trên cùng
1 dòng sông.

Câu 2: .Trong khi chuẩn bị cho bài học Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối
với nhận thức, Hà nói với Hằng:
- Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giời thực hành, thí nghiệm của
các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy.
Hằng liền bĩu môi:
- Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao
cơ. Việc thực hành, thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung
cho giờ học lí thuyết thôi, đâu phải là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.
Em đồng ý với ý kiến nào? Không đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
Câu 3:Vận động là gì? Trình bày các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật
chất? So sánh sự khác nhau giữa vận động và phát triển?
* Vận động: Là mọi sự biến đổi, biến hoá nói chung của các sự vật và hiện
tượng trong giới tự nhiên và xã hội.
* Các hình thức vận động:
- Vận động cơ học: Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian.
- Vận động vật lí: Sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, các quá trình
nhiệt, điện.
- Vận động hoá học: Qúa trình hoá hợp và phân giải các chất.
- Vận động sinh học: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường.
- Vận động xã hội: Sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử.
* So sánh sự khác nhau giữa vận động và phát triển:
Vận động Phát triển
Là mọi sụ biến đổi nói Theo chiều hướng tiến lên.
chung( tiến lên. tuần hoàn,
thụt lùi…)

Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa phủ định siêu hình và phủ định biện chứng?
Lấy ví dụ minh họa? Cho biết đặc điểm của phủ định biện chứng?
* So sánh sự khác nhau giữa phủ định siêu hình và phủ định biện chứng- Ví dụ minh hoạ.
phủ định siêu hình phủ định biện chứng
Là phủ định được diễn ra do Là phủ định được diễn ra do sự phát
sự can thiệp, tác động từ bên triển của bản thân sự vật và hiện tượng,
ngoài, cản trở hoặc xoá bỏ sự có kế thừa những yếu tố tích cực của sự
tồn tại vàg phát triển tự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự
nhiên của sự vật. vật và hiện tượng mới.
VD: Gío bão làm đổ cây VD: Chế độ phong kiến phủ định chế
cối… độ chiếm hữu nô lệ.
* Đặc điểm của phủ định biện chứng:
- Tính khách quan: Nguyên nhân của phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật
và hiện tượng.
- Tính kế thừa: Cái mới ra đời từ trong lòng cái cũ, từ cái trước đó.
Câu 5: Em hiểu thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Lấy ví dụ
minh họa? Cho biết 2 giai đoạn của quá trình nhận thức?
* Chất- lượng của sự vật và hiện tượng- vd:
- Chất: Dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng,
tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện
tượng khác.
VD: Đường: ngọt
Muối: mặn…
- Lượng: Dùng để chỉ những thuộc tính vốn vó của sự vật và hiện tượng biểu
thị trình độ phát triển ( cao, thấp), quy mô( lớn, nhỏ), tốc độ vận động( nhanh,
chậm), số lượng( ít, nhiều).., của sự vật và hiện tượng.
VD: Đối với mỗi quốc gia, lượng là dân số, diện tích lãnh thổ của nước ấy.
* Hai giai đoạn của quá trình nhận thức:
- Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sự tiếp xúc trực
tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật và hiện tượng, đem lại cho con người
những hiểu biết về đặc điểm bên ngoài của chúng.

Nhận thức lí tính: Là giai đoạn nhận thứcư tiếp theo, dựa trên các tài liệu
do nhận thức cảm tính đem lại, nhờ các thao tác của tư duy như phân tích,
so sánh, tổng hợp…, tìm ra bản chất, quy luật của sự vật và hiện tượng.
Câu 6: Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như
thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng?
- Phê bình: Là xem xét, đánh giá ưu điểm và khuyết điểm về tư tưởng, đạo
đức, hành vi…của người khác.
- Tự phê bình: Là tự nêu ra, phân tích, đánh giá ưu điểm và khuyết điểm về
tư tưởng, đạo đức, hành vi…của bản thân.
- Phê bình và tự phê bình là nhằm phát huy cái tốt, hạn chế cái xấu, cần
tránh thái độ xuê xoa, che dấu khuyết điểm hoặc lời lẽ vùi dập đao to búa
lớn.
Câu 7: Em hiểu như thế nào về nguyên lí giáo dục: Giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất?
- Lao động sản xuất là hoạt động cơ bản của thực tiễn. Nó là nguồn gốc, động
lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lí. Vì vậy,
giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, học phải đi đôi với hành.
Câu 8:
-Ý thức xã hội là gì? So sánh 2 cấp độ của ý thức xã hội? Lấy ví dụ minh
họa?
* Ý thức xã hội: Là cái phản ánh tồn tại xã hội. Bao gồm các quan niệm, quan
điểm cuả các cá nhân trong xã hội từ các hiện tượng tình cảm, tâm lí đến các
quan điểm và học thuyết về chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, nghệ
thuật, triết học…
* So sánh 2 cấp độ của ý thức xã hội:

Tâm lí xã hội Hệ tư tưởng


Là toàn bộ những tâm trạng. thói Là toàn bộ những quan niệm, quan
quen, tình cảm của con người được điểm đã được hệ thống hoá thành lí
hình thành một cách tự phát do ảnh luận, học thuyết về chính trị, pháp
hưởng trực tiếp của những điều kiện quyền…Hệ tư tưởng được hình
sinh sống hàng ngày, chưa được khái thành một cách tự phát.
quát thành lí luận. VD: Tư tưởng của giai cấp cách
VD: Tâm lí của người Việt Nam nói mạng Việt Nam là trung thành với
chung là có lòng nhân ái, vị tha, bao Đảng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh
dung… bảo vệ Tổ quốc, xây dựng CNXH…

Câu 9: Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?
* Thực tiễn: Là toàn bộ hoạt động vật chất, có mục đích, mang tính lịch sử xã
hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
* Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Mọi hoạt động nhận thức của con người
đều bắt nguồn từ thực tiễn. Thông qua hoạt động thực tiễn mà các giác quan
của con người ngày càng hoàn thiện.
- Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ,
phương hướng cho nhận thức phát triển.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi
nó được vận dụng vào thực tiễn.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí: Chỉ có thể đem những tri thức thu được
ra kiểm nghiệm ở thực tiễn mới thấy được tính đúng đắn hay sai lầm của
chúng.
Kết luận: Thực tiễn là cơ sở,động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu
chuẩn của chân lí nên trong học tập, trong cuộc sống chúng ta phải coi trọng
vai trò của thực tiễn.
Câu 10: Tồn tại xã hội là gì? Trong tồn tại xã hội thì yếu tố nào quan trọng
nhất? Vì sao? Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?
Tồn tại xã hội: Là toàn bộ những sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh
hoạt vật chất của xã hội, bao gồm: Môi trường tự nhiên, dân số và phương
thức sản xuất.
- Trong đó phương thức sản xuất là yếu tố quyết định
- Vì: Trình độ của phương thức sản xuất như thế nào sẽ quyết định sự tác động
của con người đến môi trường tự nhiên và quy mô dân số như thế ấy.
* Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
- Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội:
+ Tồn tại xã hội có trước, quyết định ý thức xã hội.
+ Mỗi khi phương thức sản xuất của tồn tại xã hội thay đổi thì kéo theo sự
thay đổi nội dung phản ánh của ý thức xã hội.
- Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
+ ý thức xã hội tiến bộ, phản ánh đúng các quy luật khách quan, thúc đẩy tồn
tại xã hội phát triển.
VD: Ý thức bảo vệ môi trường…
+ ý thức xã hội lạc hậu: Kìm hãm sự phát triển của xã hội.

You might also like