You are on page 1of 8

Nhóm 2:

Tòa án chỉ có quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản khi tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp A nhỏ hơn tổng giá trị các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả,
đúng hay sai?
 Trả lời:
Sai. Toà án có quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản khi các chủ thể có quyền,
nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (theo điều 5 luật phá sản 2014) và
sau khi xem xét đơn, nếu thoả mãn, thì toà mới bắt đầu mở thủ tục phá sản.

Nhóm 3:
Giả sử trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, công ty A tự ý tiến hành trả lương cho
người lao động làm việc tại công ty. Hành vi này có hợp pháp hay không? Căn cứ pháp
lý? (Đoàn Thị Ngọc Ánh)
 Trả lời:
Căn cứ Khoản 4 Điều 47 của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 quy định, khi doanh
nghiệp phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động được ưu tiên thanh toán.

Trong khi đó, theo Điều 54 của Luật Phá sản 2014, tài sản của doanh nghiệp phá sản sẽ
được phân chia theo các thứ tự sau:

- Chi phí phá sản;

- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ.

Như vậy, tiền lương của người lao động thuộc hàng ưu tiên thanh toán thứ hai. Vì vậy,
hành vi của công ty TNHH A là hợp pháp, miễn là họ chịu thanh toán tiền lệ phí phá sản
trước, rồi mới đến thanh toán tiền lương cho người lao động.

Nhóm 4:
Giả sử công ty A đã trả số nợ 1 tỷ đồng cho công ty X (nợ không bảo đảm và chưa
đến hạn) nhưng công ty A vẫn tiến hành trả khoản nợ trên do nhầm lẫn sổ sách kế
toán là đã đến hạn. Giao dịch của được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước
ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản. Vậy giao dịch trên có vô
hiệu không? Căn cứ pháp lý?
 Trả lời:
Giao dịch trên có bị vô hiệu. Theo khoản 1 điều 59, luật phá sản 2014, giao dịch
được coi là vô hiệu khi “Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với
khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn”. Và rõ ràng, dù
nhầm lẫn hay không nhầm lẫn sổ sách, việc công ty A thanh toán trả khoản nợ
trong thời hạn 6 tháng trước ngày toà án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản
vẫn là sai. Chúng ta xét thử cả 2 trường hợp có thể phân tích như sau:
Trường hợp 1, những giao dịch trên đây, trong thời gian 6 tháng mà doanh nghiệp,
hợp tác xã đã mất khả năng thanh toán mà vẫn thực hiện giao dịch thì trước ngày
Tòa án nhân dan quyết định mở thủ tục phá sản thì được coi là vô hiệu.

Trường hợp 2, giao dịch đã mất khả năng thanh toán, được thực hiện trong 18
tháng đối với những người liên quan trước ngày Tòa án tuyên bố vô hiệu thì bị coi
là vô hiệu.
Vậy dù có là trường hợp nào, giao dịch trên vẫn bị vô hiệu, không bởi chính do
luật đề ra để bị vô hiệu thì chính Toà án cũng se vô hiệu vì vi phạm luật về thứ tự
thanh toán các khoản nợ theo điều 54 luật phá sản. Chưa kể đến chuyện, theo đề
bài, công ty A đã mất năng lực thanh toán rồi, nên mọi giao dịch ở đây sẽ đều bị vô
hiệu. Tiếp tục, với việc kê khai sai sổ sách, thì bên kế toán sẽ phải kê khai lại sổ
cho đúng và khả năng khoản nợ kia sẽ được trả ngược trở về cho công ty vì không
đúng theo trình tự thủ tục.

Nhóm 5:
Trong trường hợp này, ngoài công ty TNHH B ra thì người đại diện theo pháp luật của
công ty TNHH một thành viên A có quyền hoặc nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản không? Vì sao? (Đỗ Thị Lan Anh)
 Trả lời:
CT TNHH 1 TV A do CTTNHH B làm chủ sở hữu

Đối với CTTNHH 1 TV do tổ chức làm chủ sở hữu thì : Theo K2 Đ78 LDN 2014 “ TH
theo điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch HĐTV hoặc Chủ tịch công ty là ng đại
diện theo PL của công ty “
- Theo K3 Đ5 LPS 2014 “ Người Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã
có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán”.
-> Chính vì vậy trong trường hợp này ngoài công ty TNHH B ra Thì người đại diện theo
pháp luật của công ty TNHH 1 TV A có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Và
cụ thể là Chủ tịch HĐTV Hoặc chủ tịch công ty A sẽ có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở
thủ tục phá sản

Nhóm 6:
Khi tòa án có quyết định mở thủ tục phá sản, nếu công ty TNHH 1 thành viên A chuyển
các khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của mình, thì
hành vi này có hợp pháp không? Vì sao? (Dương Thị Vân Anh)
 Trả lời:
Hành vi này là sai.

Căn cứ điểm d K1Đ48 Luật phá sản 2014:

"Điều 48. Hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ
tục phá sản

1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các
hoạt động sau:

d) Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần
bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã."

Như vậy khi tòa án có quyết định mở thủ tục phá sản, nếu công ty TNHH 1 thành viên A
chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của
mình, thì hành vi này là hoàn toàn không hợp pháp.

Nhóm 7:
- Cty A còn các khoản nợ khó đòi của khách hàng còn nợ từ các hợp đồng bán SP, nếu
thu hồi hết thì khoảng 500tr nhưng vì cảm thấy dù gì thì cty cũng sẽ phá sản nên cty từ
bỏ đòi nợ này có được ko ? Vì sao? ( Hà Quỳnh Anh)
 Trả lời:
- Căn cứ Điều 115 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm
quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài
sản khác.”

Vậy quyền tài sản, cụ thể là quyền đòi nợ trong trường hợp trên được phát sinh khi các
hợp đồng mua bán sp có hiệu lực, và quyền đòi nợ thuộc về bên bán là cty A. Ở tình
huống trên, việc từ bỏ đòi nợ của công ty A được hiểu là việc từ bỏ quyền đòi nợ.

Trong trường hợp 2 bên không có thỏa thuận gì khác và việc từ bỏ diễn ra sau khi có
quyết định mở thủ tục phá sản:

- Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 48 Luật phá sản 2014: “1. Sau khi có quyết định mở thủ
tục phá sản, cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau: c) Từ bỏ quyền
đòi nợ;”

Vậy công ty A không được từ bỏ quyền đòi nợ các khoản nợ khó đòi của mình

Trong trường hợp 2 bên không có thỏa thuận gì khác và việc từ bỏ diễn ra trước khi có
quyết định mở thủ tục phá sản:

- Căn cứ Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền
tài sản.”

Suy ra, quyền đòi nợ của cty A là tài sản, cty A là chủ sở hữu, nên có toàn quyền định
đoạt về tài sản của mình

- Căn cứ Điều 192 BLDS 2015 về quyền định đoạt: “Quyền định đoạt là quyền chuyển
giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Vậy công ty A được từ bỏ quyền đòi nợ các khoản nợ khó đòi của mình.

-Ngoài tổ chức hội nghị chủ nợ ra thì TA phải tiến hành thêm các thủ tục nào nữa thì
mới tuyên bố cty A phá sản được kể từ khi mở thủ tục phá sản ? (Lò Lâm Anh)
 Trả lời:
Sau khi TA thực hiện các bước thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, mở thủ tục phá
sản và tổ chức hội nghị chủ nợ thì có các trường hợp sau xảy ra để TA tuyên bố công ty
A phá sản:

- TH1: TA ra QĐ tuyên bố công ty A phá sản sau khi tiến hành hội nghị chủ nợ:
+ Nếu hội nghị chủ nợ không thành công sau 02 lần triệu tập căn cứ vảo Khoản 3 Điều 80
Hoãn Hội nghị chủ nợ LPS 2014.

+ Hoặc khi có nghị quyết của Hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản cty A căn cứ vào
Điểm c Khoản 1 Điều 83 Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ LPS 2014: “ Đề nghị tuyên bố
phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã”

+ Căn cứ Khoản 4 Điều 83 LPS 2014: “Trường hợp Hội nghị chủ nợ không thông qua
được Nghị quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật này thì Tòa án nhân dân
tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản."

- TH2:
+Sau khi tiến hành hội nghị chủ nợ, TA đồng ý với nghị quyết của HNCN về việc áp
dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với công ty A theo Điểm b Khoản 1
Điều 83 Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ LPS 2014: “ Đề nghị áp dụng biện pháp phục
hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã;”.

+Sau đó công ty A không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc
hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả
năng thanh toán thì TA ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
theo Điểm a và Điểm c Điều 95. Đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh LPS
2014. Sau đó ra QĐ tuyên bố công ty A phá sản theo Khoản 2 Điều 96. Hậu quả pháp lý
của việc đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh LPS 2014: “Trường hợp quy
định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 95 của Luật này, Thẩm phán ra quyết định tuyên
bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.”

Nhóm 8:
- Giải thích tại sao TAND chưa tổ chức Hội nghị chủ nợ theo đúng trình tự thủ tục phá
sản doanh nghiệp ? ( Nguyễn Thị Kim Anh)
 Trả lời:
Ở đây, bọn mình xin hiểu câu hỏi sẽ là “Tại sao TAND không tổ chức Hội nghị chủ nợ
theo đúng trình tự thủ tục phá sản doanh nghiệp”
-Căn cứ vào khoản 1 Điều 105 Luật phá sản 2014:

Điều 105. Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn

1. Tòa án nhân dân giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn đối với các trường hợp sau:
a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5
của Luật này mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài
sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản;

b) Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả
năng thanh toán không còn tài sản để thanh toán chi phí phá sản.

=> Như vậy trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, không còn tài sản
để nộp lệ phí phá sản , chi phí phá sản thì TAND sẽ giải quyết phá sản doanh nghiệp theo
thủ tục rút gọn.

- Trong trường hợp Công ty A đã thanh toán hết các khoản nợ có bảo đảm, đến giai đoạn
phân chia tài sản mà không còn tài sản để trả chi phí phá sản thì có sẽ giải quyết như thế
nào? (Nguyễn Thị Lan Anh)
 Trả lời:
Thứ nhất, việc công ty A dám thanh toán hết các khoản nợ có bảo đảm, để rồi không có
tiền để trả chi phí phá sản, đấy là sai theo với quy trình thanh toán tiền nợ chi phí phá sản
của nhà nước. Căn cứ Điều 54 Luật phá sản năm 2014 quy định về thứ tự phân chia tài
sản như sau:

“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo
đảm không đủ thanh toán nợ.

Vậy, nếu như công ty A dám thanh toán hết các khoản nợ có bảo đảm trước để rồi
đến giai đoạn phân chia tài sản mà không có tiền để trả chi phí phá sản, thì đây là điều sai
với luật pháp, và có thể, các chủ nợ có đảm bảo phải hoàn trả tiền lại để thanh toán ngược
lại từ chi phí phá sản rồi mới đến lượt các khoản nợ khác. Tuy nhiên, chưa có trường hợp
nào thực tế làm như vậy vì mọi thứ tự thanh toán nợ của thủ tục phá sản đều phải tuân
theo trình tự của Điều 54, Luật phá sản 2014.
Nhóm 9:
- Phân chia tài sản của công ty nằm trong giai đoạn nào của giải quyết vụ việc phá sản?
( Trần Vân Anh)
 Trả lời:
Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước
sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 2: Tòa án nhận đơn

Bước 3: Tòa án thụ lý đơn

Bước 4: Mở thủ tục phá sản

Bước 5: Hội nghị chủ nợ

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

- Thanh lý tài sản phá sản;

- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ
tự phân chia tài sản.

Vậy khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì việc phân chia tài sản mới được
diễn ra nên việc phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản sẽ
nằm ở giai đoạn cuối cùng trong trình tự giải quyết phá sản doanh nghiệp hiện nay.

- Trong trường hợp công ty không đủ tiền để trả hết các khoản nợ thì giải quyết như thế
nào? ( Lương Minh Ánh)
 Trả lời:
Với khoản nợ không có đảm bảo thì khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì sẽ
phải thực hiện phân chia tài sản theo thứ tự quy định tại điều 54, Luật phá sản năm 2014:

“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp,
hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

a) Chi phí phá sản;


b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao
động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ
trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo
đảm không đủ thanh toán nợ”.

Nếu đã thanh toán xong các khoản về chi phí phá sản; khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao
động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết,.... Thì sẽ tiếp tục trả cho các khoản nợ còn
lại cho tới hết nhưng số tiền còn lại mà không đủ để trả lại hết các khoản nợ thì phải chia
đều cho các khoản nợ còn lại theo tỷ lệ của khoản nợ.

Còn nếu khi thanh toán xong các khoản trên mà không còn tài sản để thanh toán nợ
không bảo đảm hoặc nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm
không đủ thanh toán nợ thì sẽ không được thanh toán nữa.

You might also like