You are on page 1of 6

Chương 2

SO SÁNH PHONG TRÀO DUY TÂN MẬU TUẤT Ở TRUNG QUỐC


(1898) VỚI DUY TÂN MINH TRỊ Ở NHẬT BẢN 1868.
2.1. Sự tương đồng

Trước hết có thể thấy rằng cuộc Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc (1898) với Duy
tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) có chung một điểm xuất phát đó là đều được tiến hành
trong bối cảnh áp lực của chủ nghĩa phương Tây đang đè nặng lên toàn bộ khu vực châu
Á.

Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bọn thực dân phương Tây đua nhau đi
xâm chiếm thuộc địa ở các châu lục Á, Phi, Mĩ- Latinh. Trong đó châu Á là vùng đất giàu
có dồi dào về tài nguyên , nhân lực là một trung tâm tiến hành cuộc xâm lược của chúng.
Thực dân phương Tây đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng của mình tới tất các quốc gia
châu Á, trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc.

Bối cảnh trên đặt các quốc gia châu Á nói chung và Nhật Bản, Trung Quốc nói
riêng đứng trước nguy cơ mất độc lập nghiêm trọng. Đứng trước áp lực nặng nề của chủ
nghĩa thực dân phương Tây, cả Nhật Bản, Trung Quốc đều phải ký kết các hiệp ước với
những điều khoản bất bình đẳng gây thiệt hại cho quốc gia, xâm phạm nghiêm trong đến
lợi ích dân tộc. Xét về thời gian, các hiệp ước này đều được ký kết trong cùng một thời
điểm là nửa sau thế kỷ XIX. Ở Trung Quốc triều đình Mãn Thanh phải ký hiệp ước Nam
Kinh (1842) với Anh; Nhật Bản ký hiệp ước Mỹ- Nhật (1858), Nhật – Anh(1858)…Nhìn
chung các hiệp ước này đều đề cập tới một số nội dung như: mở cảng biển, ưu đãi cho
nước ngoài buôn bán, truyền đạo…

Các hiệp ước này đưa các nước trên bước vào hệ thống quan hệ quốc tế không phải
với tư cách, vị thế của một đất nước hoàn toàn độc lập, bình đẳng mà đã lệ thuộc ở những
mức độ khác nhau vào thực dân phương Tây.
2.2 Sự khác nhau
2.2.1. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên
Trung Quốc và Nhật Bản là 2 quốc gia khác nhau hoàn toàn về vị trí địa và tài
nguyên thiên nhiên. Nếu như ở Nhật Bản là một quốc gia hải đảo, rất nghèo nàn về tài
nguyên thiên nhiên, dân số ít và nằm xoải theo bên sườn lục địa châu Á nên có vị trí cách
khá xa lục địa châu Á. Ngược lại hoản toàn thì Trung Quốc là một quốc gia có vị trí chiến
lược vô cùng quan trọng, đất đai rộng lớn hàng đầu thế giới, dân số vào thời điểm đó
đông khoảng trên 700 triệu người, nguồn tài nguyên dồi dào. Chính vì vậy, Trung quốc
trở thành mục tiêu và là đích đến của các nước Tư bản phương Tây từ lâu, việc xúc tiến
xâm lược cũng nhanh chóng, nên điều kiện để cho Trung Quốc canh tân đất nước là rất
hạn chế, chính do sự cản trở của các nước Tư bản phương Tây. Còn Nhật Bản thì không
vấp phải điều đó, vị trí của Nhật Bản đối với các nước phương Tây từ lâu đã là nơi trung
chuyển hàng hóa và là cửa ngõ của châu Á, và cũng một phần do những yếu tố trên mà
nước Nhật không phải là vấn đề bức thiết cần phải xâm lược của các nước Phương tây.
2.2.2. Sự tác động xu thế thời đại và các thế lực bên ngoài và thái độ của Trung
Quốc và Nhật Bản
Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX ở Tây Âu đã diễn ra một loạt các cuộc cách
mạng tư sản nổi tiếng như ở Hà Lan, Anh, Pháp… tạo được tiếng vang lớn và ngày một
ảnh hưởng lan rộng ra toàn thế giới, trong đó có ảnh hưởng rất sâu đậm đến châu Á. Xu
thế phát triển mới đã len lỏi đến Trung Quốc và Nhật Bản từ rất lâu, nhưng ở Trung Quốc
do sự kìm chặt của chính quyền phong kiến, nhất là chính sách “bế quan tỏa cảng” không
giao thương với bên ngoài đã kìm hãm mạnh mẽ sự phát triển nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa mới manh nha ở Trung Quốc. Việc đi ngược lại với xu thế đi lên của lịch sử đã
khiến Trung Quốc phải trả một cái giá đắt, đó là các thế lực bên ngoài đang tìm cách xâu
xé “miếng bánh ngọt” Trung Hoa. Vì thế mà Trung Quốc trở thành “miếng thịt ngon lành
cho bầy sói” xâu xé. Ngược lại, Nhật Bản lại có điều kiện rất thuận lợi cho xu hướng dân
chủ tư sản phát triển. Chính sách ngoại giao của Nhật Bản rất khôn khéo “đóng cửa
nhưng không cài then”, hé cửa buôn bán với Hà Lan đã một phần nào giúp cho Nhật Bản
học tập và tiếp thu các tư tưởng từ bên ngoài dội vào, trong khi đó anh bạn Trung Quốc
thì đóng chặt cửa và những khuynh hướng mới khó có thể ươm mầm phát triển. Đây là
một sự khác biệt cơ bản đã chi phối sự thành – bại của công cuộc duy tân cải cách ở
Trung Quốc và Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2.2.3. Thời điểm để hai nước Trung - Nhật tiến hành duy tân
Yếu tố thời điểm mà hai nước Trung - Nhật tiến hành duy tân là không giống nhau.
Nếu ở Nhật thời điểm để tiến hành duy tân đất nước lại là lúc mà chủ nghĩa tư bản đang
phát triển mạnh mẽ và chưa thực sự chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Do đó,
“cơn khát máu” về thuộc địa chưa trở nên cấp thiết và mang tính quyết định đến sự tồn
vong của các nước Tư bản Tây âu. Vì thế, vào lúc Nhật duy tân thì họa bên ngoài chưa
thực sự cấp bách, mà mối lo chính là sự lục đục bên trong. Cho nên để giải quyết vấn đề
này nước Nhật chỉ cần duy tân đất nước và đưa Nhật Bản phát triển theo hướng tư bản
chủ nghĩa là đã đáp ứng được nhu cầu của lịch sử. Còn ngược lại ở Trung Quốc, thời
điểm mà nước này tiến hành duy tân là những năm cuối của thế kỉ XIX, đây là thời điểm
chủ nghĩa tư bản đạt đến giai đọan phát triển đỉnh cao của nó, do đó, “cơn khát máu” điên
cuồng về thuộc địa là vấn đề sống còn của các nước Tư bản phương Tây. Và thế, các
nước Âu – Mỹ không dễ dàng gì chấp nhận để Trung Quốc duy tân đất nước trở thành
nước Tư bản chủ nghĩa giống nước Nhật đã làm trước đó.
2.2.4. Tiền đề để diễn ra phong trào duy tân
Có thể nói, vấn đề tiền đề để tiến hành một cuộc cách mạng hay một phong trào duy
tân là vấn đế sống còn và quan trọng đến sự thành công hay thất bại. Tuy nhiên, tiền đề
quan trọng để diễn ra phong trào duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc thì gần như là không
có hoặc không đầy đủ.
Về kinh tế: Vào cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc cho thi hành chính sách “Bế quan tỏa
cảng”, đóng cửa khép kín, không giao lưu với bên ngoài, nhất là các nước Phương tây.
Điều này càng làm cho nền kinh tế Trung Quốc trở nên trì trệ kém phát triển. Nông
nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của đất nước. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn là quan
hệ sản xuất chính trong xã hội. Tuy nhiên, nông nghiệp thì lạc hậu, công cụ sản xuất thô
sơ chủ yếu bằng quốc, cày,.. Mặc dù vậy, mầm mống quan hệ tư bản chủ nghĩa đã xuất
hiện từ lâu ở Trung Quốc, song nó lại không có điều kiện để phát triển. Do đó, tiền đề
kinh tế của Trung Quốc chưa thực sự đủ mạnh, nền kinh tế tiểu nông chưa bị phá vỡ hoàn
toàn, cho nên Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc chưa có đủ điều kiện để tiến hành canh
tân toàn diện trong các ngành kinh tế.
Về xã hội, những mâu thuẫn trong xã hội Trung Quốc chồng chéo lên nhau, nhất là
mâu thuẫn giữa hai nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và phong kiến lạc hậu. Tuy nhiên, trong
xã hội Trung Quốc đã xuất hiện tầng lớp tư sản, nhưng tầng lớp này thực sự chưa đủ
mạnh hay nói một cách khác là chưa hoàn toàn trưởng thành, họ không có tiềm lực kinh
tế mạnh, không có địa vị chính trị. Cho nên vấn đề Duy tân chưa phải cấp thiết trong khi
giai cấp đó chưa thực sự lớn mạnh, và thật bại sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, tiền đề về chính trị và tư tưởng ở Trung Quốc cũng chưa thực sự hội tụ
đầy đủ những yếu tố vững chắc cho một cuộc duy tân toàn diện bùng nổ.
Hoàn toàn ngược lại, ở Nhật Bản, về kinh tế thì Nhật Bản cũng sớm xuất hiện nền
kinh tế tư bản chủ nghĩa và điều đặc biệt là Nhật có một điều kiện thuận lợi để phát triển,
việc hé cửa giao lưu với Hà Lan đã giúp Nhật Bản quan trọng trong việc học tập và phát
triển nền kinh tế. Các thành thị phát triển mọc lên nhiều như Ô-sa-ka, Ê-đô, Ki-ô-tô, Na-
ga-sa-ki,..nền kinh tế phong kiến bị phá vỡ, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình
thành. Về xã hội, xã hội Nhật Bản phân hóa mạnh mẽ, giai cấp tư sản ra đời và đã trưởng
thành nhanh chóng.
Về chính trị là sự thối nát của chính quyền Mạc Phủ tạo ra tình thế thuận lợi cho
Thiên hoàng Minh Trị giành lại quyền lực và tiến hành Duy tân đất nước. Về tư tưởng thì
Nhật Bản chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng tư tưởng tư sản ở phương Tây thông qua
Hà Lan.
Như vậy, ở Nhật đã hội tụ đủ những yếu tố cần thiết cho một cuộc Duy tân đất
nước. Và bằng chứng đã được lịch sử chứng minh bằng sự thành công của cuộc Duy tân
Minh Trị và ở Trung Quốc là sự thất bại của phong trào Duy tân Mậu Tuất. Chính vì vậy
mà tiền đề trở thành nguyên nhân chủ quan quan trong đưa đến sự thất bại của phong trào
Duy tân Mậu tuất ở Trung Quốc và sự thành công của Nhật Bản.
2.2.5. Tương quan lực lượng và giai cấp lãnh đạo duy tân
Trong Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) giai cấp lãnh đạo và lực lượng tham gia
có sự góp mặt của nhiều thành phần xã hội có thế lực kinh tế mạnh (giai cấp quý tộc
phong kiến và giai cấp tư sản), đó là lực lượng võ sĩ Samurai ở các phiên Tây Nam, tầng
lớp phú nông tư sản nông thôn, tầng lớp thương nhân,…Đây là lực lượng có thế lực kinh
tế lớn, và họ đại diện cho lực lượng sản xuất mới đang lên. Con người lãnh đạo trong
cuộc duy tân là nhân vật có quyền lực lớn nhất và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn
dân tộc như: Thiên Hoàng Minh Trị. Và việc chống lại phái thủ cựu đề tiến hành duy tân
thực sự là một rào cản không quá lớn.
Còn ngược lại, ởTrung Quốc thì lực lượng tham gia của phong trào duy tân Mậu
Tuất chưa lôi kéo được đông đảo tất cả các tầng lớp cùng tham gia, và tương quan lực
lượng giữa phái Duy Tân và Thủ Cựu là quá lớn. Điều quan trọng hơn hết là giai cấp tư
sản ở Trung Quốc chưa đủ trưởng thành, thực quyền không nằm trong tay phái Duy Tân
mà thực quyền lại nằm trong tay phái Thủ Cựu. Thực quyền của vua Quang Tự quá nhỏ
bé. Cho nên, việc tiến hành đàn áp phong trào Duy tân là rất nhẹ nhàng, và những chính
sách của phái duy tân cũng chỉ là những “lời hứa trên giấy” đối với nhân dân về một sự
hứa hẹn sẽ đưa đất nước Trung Quốc phát triển theo hưóng tư bản chủ nghĩa. Chính vì
vậy, phong trào duy tân Mậu Tuất đã nhanh chóng bị thật bại chỉ trong vòng 103 ngày, đó
như là sự tất yếu của quy luật đấu tranh.
2.2.6. Đặc trưng văn hóa truyền thống
Đặc trưng văn hóa truyền thống của Nhật Bản và Trung Quốc là không giống nhau.
Mỗi quốc gia đều có một nét riêng, điều đó tác động đến tâm lý, tính cách của cư dân mỗi
đất nước. Và sự thành công của cuộc duy tân Minh Trị (1868) và sự thất bại của phong
trào duy tân Mậu Tuất (1898) vào nửa cuối thế kỷ XIX, cũng ảnh hưởng một phần bởi
đặc trưng văn hóa truyền thống của đất nước đó. Người Nhật có những nét văn hóa đặc
trưng riêng, mang sắc thái riêng và đồng nhất, có thể kiểm nghiệm trong lịch sử cũng như
trong việc quan sát hiện tại, đó là: tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa bên ngoài. Họ
không ngừng theo dõi xu thế thế giới, và họ luôn cân nhắc và chọn lọc, học hỏi và nghiên
cứu để bắt kịp với trào lưu đó, Lịch sử đã chứng minh vào đầu thế kỉ VII-VIII Nhật Bản
đã học tập văn hóa của người Trung Quốc, hay thế kỷ XVIII_XIX xu thế dân chủ tư sản
đang lên ở trên thế giới , thì người Nhật đã không ngần ngại học tập và tiếp thu rồi đi
theo cái cũ. Ấy cũng chính là nét tính cách nổi bật của người Nhật là năng động và khả
năng thích ứng. Và là một phần nguyên nhân đưa đến sự thành công của cuộc duy tân
Minh Trị.
Còn người Trung Quốc, cũng có nét văn hóa đặc trưng rất riêng, ngoài những nét
văn hóa tốt đẹp thì họ vẫn còn lưu đọng lại tính cố hữu và trị trệ. Đây là trở ngại lớn nhất
trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Trung Hoa nói chung và duy tân Mậu Tuất
nói riêng. Văn hóa truyền thống Trung Quốc mang đậm tư tưởng Nho giáo, nó đã ăn sâu
bám dễ trong mọi lĩnh vực và ngay cả trong đời sống nhân dân. Chính điều đó đã tạo nên
tính cách bảo thủ, mà chúng ta dễ nhận thấy trong lịch sử. Và đây cũng là một phần
nguyên nhân chi phối sự thất bại của phong trào Duy tân Mậu Tuất.
2.2.7. Nội dung cải cách

Danh sách tài liệu tham khảo


1. Lịch sử thế giới cận đại tập 2, Vũ Dương Ninh-Nguyễn Văn Hồng, NXB Giáo
Dục 1997.
2. Lịch sử thế giới cận đại, Vũ Dương Ninh, NXB ĐHQG Hà Nội 2002.
3. Lịch sử Nhật Bản, Nguyễn Quốc Hùng, NXBThế Giới 2009.
4. Lịch sử Trung Quốc, Nguyễn Gia Phu, NXB Giáo Dục 2006.
5. Tạp chí số 6 – 1989; Một Trăm Năm Cuộc Duy tân Mậu Tuất – 1989.

You might also like