You are on page 1of 2

CHƯƠNG I.

CHÚA TRỜI
I. Khái niệm
Thiên Chúa được dùng để chỉ một Đấng Tối cao, nhưng lại có nhiều định nghĩa khác
nhau về Thiên Chúa. Nhiều hệ thống tôn giáo và triết học xem Thiên Chúa là đấng
tạo dựng toàn thể vũ trụ. Bên cạnh đó nhiều người chấp nhận nhất tin rằng Thiên
Chúa là đấng toàn năng, toàn tri và nhân từ, trong khi nhiều người khác theo đuổi ý
tưởng cho rằng sự hiểu biết hạn hẹp của con người không cho phép họ đạt đến bất
kỳ nhận thức đầy đủ và chân xác nào về Thiên Chúa.
Khái niệm về Thiên Chúa thường được nối kết với các nguyên tắc về hệ thống chân
lý và nền đạo đức có giá trị tuyệt đối. Nhiều người xem Thiên Chúa là một thân vị
với các thuộc tính được hiển lộ, trong khi những người khác nghĩ về ngài như một
quyền lực thần bí, mơ hồ và xa cách. Cũng còn nhiều tra vấn về khả năng hiện hữu
một mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người, dẫn đến vô số cung cách khác
nhau giúp con người thờ phụng hoặc tìm cách làm vui lòng Chúa. Trong khi một số
người tin rằng khái niệm về Thiên Chúa của họ là chân xác và tối hậu, thì những
người khác chấp nhận sự khả dĩ có nhiều định nghĩa khác nhau về Thiên Chúa và
tất cả đều hướng về một chân lý.

II. “Chúa trời” có tồn tại ?


Không thể nói rằng nếu tất cả mọi người tin mới là sự thật. Sự tồn tại của Chúa là một
chủ đề tranh luận trong triết lý của tôn giáo và văn hóa đại chúng. Theo phương pháp
khoa học, các lý thuyết phải được kiểm chứng bằng thí nghiệm vật lý. Hầu hết các
quan niệm nổi bật về Thiên Chúa rõ ràng hoặc có hiệu quả đặt ra một thực thể mà sự
tồn tại của họ không thể kiểm chứng được. Do đó, câu hỏi về sự tồn tại của Chúa có
thể theo định nghĩa nằm ngoài tầm nhìn của khoa học. Tuy nhiên, xuyên suốt lịch sử
có hàng tỷ con người trên thế giới đã chứng thực về niềm tin vững chắc của họ, sự
tin chắc về sự tồn tại của Đức Chúa Trời, đến những mối quan hệ riêng tư với Đức
Chúa Trời. Hàng triệu người ngày hôm nay đã đưa ra rất nhiều kinh nghiệm thực tế
của họ với Đức Chúa Trời, họ sẽ chỉ ra sự cầu nguyện được nhận lời, và đặc biệt
phương cách lạ lùng mà Đức Chúa Trời đáp ứng nhu cầu của họ, dẫn dắt họ có những
quyết định cá nhân quan trọng, họ sẽ đưa ra không chỉ là sự mô tả về niềm tin mà còn
những bảng tường trình về những sự hành động của Đức Chúa Trời trong đời sống
mình. Rất nhiều người chắc chắn có Đức Chúa Trời yêu thương tồn tại, và đã bày tỏ
sự thành tín.

III. “Chúa trời” theo quan niệm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Leenin về
tôn giáo
L.Phoiơbắc - nhà triết học duy vật người Đức, trong Bản chất đạo Cơ đốc, đã khẳng
định rằng, không phải thần thánh sáng tạo ra con người mà con người sáng tạo ra
thần thánh theo hình mẫu của mình; rằng: “Thượng đế siêu hình không phải là cái gì
khác mà là sự tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên,
song con người, nhờ vào sức tưởng tượng… lại đem giới tự nhiên biến thành một
chủ thể hay một thực thể độc lập”. Chính con người đã khoác cho thần thánh những
sức mạnh siêu nhiên khác với bản chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa,
được chở che, an ủi - dù đó chỉ là chỗ dựa “hư ảo”. Để chỉ rõ hơn bản chất sâu xa
của hiện tượng đó, Ph.Ăngghen đã viết: “Con người vẫn chưa hiểu rằng họ đã nghiêng
mình trước bản chất của chính mình và đã thần thánh hoá nó như một bản chất xa lạ
nào đó”.
Như vậy sự tồn tại của Chúa trời nói riêng và tôn giáo nói chung theo quan niệm duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin có nguồn gốc từ trong hiện thực và phản ánh
hiện thực đó- một hiện thực cần có tôn giáo và có điều kiện để tôn giáo xuất hiện và
tồn tại. Bên cạnh đó, trong Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C.Mác đã viết:
“Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự
phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng
sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của
những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Luận điểm
trên của C.Mác đã thể hiện rõ nguồn gốc, bản chất, chức năng của tôn giáo trên lập
trường duy vật lịch sử. Với C.Mác, tôn giáo như là “vầng hào quang” ảo tưởng, là
những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp một cách hoàn mỹ, là ước mơ, là niềm hy
vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ, bất lực trước
cuộc sống hiện thực. Vì, trong cuộc sống hiện thực, khi con người bất lực trước tự
nhiên, bất lực trước các hiện tượng áp bức, bất công của xã hội thì họ chỉ còn biết
“thở dài” và âm thầm, nhẫn nhục chịu đựng. Cũng trong cuộc sống hiện thực ấy, họ
không thể tìm thấy “một trái tim” để yêu thương, che chở nên phải tìm đến một “trái
tim” trong tưởng tượng nơi tôn giáo. Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao dung, tha thứ, chở
che và tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc
sống.

You might also like