You are on page 1of 1

Câu 2:

- Tiêu chuẩn hóa:

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, tiêu chuẩn hóa luôn có mục tiêu cuối
cùng là đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, và nếu xét trong bối cảnh của việc làm
ra sản phẩm thì nó thường điều chỉnh hai phạm vi: (1) Quy cách, thuộc tính, tính chất và
đặc điểm của sản phẩm cụ thể, và (2) Quá trình sản xuất ra sản phẩm đó.

Ví dụ: Nếu một công ty chỉ sản xuất ra một hệ sản phẩm theo một tiêu chuẩn giống
nhau, một kiểu dáng giống nhau, một chất lượng giống nhau, cùng một lúc chào hàng
cho thị trường nội địa lẫn thị trường nước ngoài, cách làm này gọi là chiến lược sản
phẩm toàn cầu hay còn gọi là tiêu chuẩn hóa sản phẩm.

Thích nghi hóa

Các sản phẩm của công ty vừa và nhỏ được sản xuất phải thích nghi với nhu cầu đặc
thù của người mua hay một nhóm người mua hoặc thị trường nước ngoài thì được gọi là
sản phẩm được sản xuất thích nghi với thị trường.
Sản phẩm được sản xuất thích nghi với thị trường có thể là một sự bắt buộc hay tự
nguyện.
Bắt buộc:
- Do luật lệ của mỗi nước khác nhau
VD: như xe auto phải có loại tay lái bên phải, loại tay lái bên trái để phù hợp với luật giao
thông của nước nhập khẩu.
- Do có sự khác biệt về điện thế, đo lường thậm chí do yêu cầu của chính phủ.
Tự nguyện: - Do nhà xuất khẩu quyết định sửa đổi, bổ sung để tạo cho sản phẩm những
nét hơn hẳn đối với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
VD: Xe hơi Nhật có kiểu dáng và một số sản phẩm phụ hơn hẳn xe hơi của Mỹ.
Vấn đề trên được đặt ra bởi vì: người bán thì muốn tiêu chuẩn hóa sản phẩm để giảm giá
thành sản phẩm, trong khi người mua thì muốn sản phẩm phải hoàn toàn thỏa mãn ý
muốn và nhu cầu của mình.
Trong khi đó thì lại có các sản phẩm rất khó tiêu chuẩn hóa. VD: như thực phẩm hoặc
việc xây dựng các tòa cao ốc, nhà máy, thiết bị cho các yêu cầu và mục đích khác nhau,
cần phải sản xuất thích nghi với thị trường.

You might also like