You are on page 1of 48

Mục Lục

Giới thiêụ thành viên nhóm_____________ 2


Lời mở đầu___________________________ 3
Phần thuyết minh______________________ 4
Hành trình từ miền ngược về miền xuôi
 Ngày 1:Thành phố Hồ Chí Minh-Châu Đốc_ 7
 Ngày 2:Châu Đốc-Hà Tiên_______________ 11
 Ngày 3: Hà Tiên-Phú Quốc_______________ 26
 Ngày 4: Phú Quốc ______________________ 28
 Ngày 5: Phú Quốc-Hà Tiên-Cà Mau_______ 39
 Ngày 6: Cà Mau-Cần Thơ________________ 42
 Ngày 7 :Cần Thơ-Thành Phố Hồ Chí Minh__ 45
Bài học kinh nghiêm______________________48
̣

1
Tên thành viên Mssv
La Văn Thành 3119540132
Dương Phương Thảo 3119540135
Trần Võ Tường Vi 3119540170
Lê Minh Phú 3119540108
Trần Quốc Tân 3119540126

Lời mở đầu

2
Các thành viên đã đồng hành cùng nhau trong suốt hành trình 7 ngày về miền Tây . Mỗi cá
nhân đều mang về kỉ niệm khó phai , những bài học đắt giá rút ra từ chuyến đi . Bài tiểu
luận như là một chuyến hành trình thu nhỏ thuật lại những kiến thức , những cảm nhận
trong suốt chuyến đi.
Ngược dòng đô thị ồn ào - Chuyến hành trình 7 ngày xuôi về Miền Tây đưa K19 – Quốc Tế
Học về miền Nam tổ quốc . Khởi đầu chính là từ Sài Gòn dọc theo quốc lộ 80 về TP Sa Đéc
( Đồng Tháp) , An Giang , Kiên Giang , Cần Thơ , Cà Mau – tận cùng cuả tổ quốc , .. Mỗi
vùng đất đều gắn liền với ký ức riêng biệt giống như chuyện tình ở nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
( TP Sa Đéc) hay nhà Tù Phú Quốc nơi địa ngục trần gian chứa đựng bao nhiêu nỗi đau về
thể xác lẫn tinh thần của ông cha ta ,.. Từng tấc đất , từng bước chân trong sự yên bình của
chúng ta ngày hôm nay chính là sự đánh đổi bằng máu xương và tình yêu hòa bình dành cho
đất nước của thế hệ trước. Chuyến đi mang đến nhiều kiến thức , song cũng là cái nhìn khác
cho thế hệ trẻ.
Đằng sau những bài học, những kiến thức về đất nước, văn hóa, con người ,.. Chuyến đi
mang lại có lẽ nhiều hơn hết chính là bài học về cách ứng xử, tinh thần trách nhiệm, giá trị
của sự đoàn kết, cách nhìn đa chiều hơn trong từng vấn đề và cuối cùng là sự cố gắng vươn
lên vì mục tiêu thoát khỏi vỏ bọc an toàn của mỗi người. Qua chuyến đi gần như tất cả cũng
lien kết lại với nhau , cùng vui cùng buồn , cùng chậm lại tận hưởng cuộc sống , yêu thương
chính mình và cố gắng hơn vì mục tiêu tương lai.
Sau cùng , chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Quan hệ quốc tế trường Đại
học sài gòn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập trong chuyến đi này .
Cảm ơn cô Hương , Thầy Đồng , Thầy Phương đã đồng hành và hỗ trợ chúng em trong suốt
hành trình.
Cảm ơn các anh hướng dẫn viên đã đồng hành cùng chúng em qua các cung đường – một
người đóng góp kiến thức to lớn.
Lời cảm ơn dành cho anh Đức người luôn có mặt trên chuyến xe hỗ trợ kỹ thuật mỗi khi
chúng em gặp rắc rối.
Và lời cảm ơn sâu sắc nhất gửi đến các bác tài xế đã đưa chúng em di chuyển trong suốt
chuyến hành trình 1 cách bình an . Dù chúng em thức hay ngủ các bác vẫn cần cù thực hiện
công việc mà không mệt mỏi .

Trân trọng cảm ơn quý thầy cô và trung tâm hỗ trợ sinh viên đại học Sài Gòn
Ngày 15 tháng 12 năm 2020

Thuyết minh
Tiếng Việt
3
Thạch Động thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng
4km. Do nằm bên quốc lộ 80 và cách biên giới nước bạn Campuchia chỉ khoảng 3km nên
nơi đây rất thuận tiện đến trải nghiệm dụ lịch, khám phá kết hợp.
Đứng xa xa từ phía quốc lộ 80 nhìn lên, Thạch Động nhô lên như đầu vị tướng oai dũng
sừng sững hướng mặt nhìn về phía biển. Còn đứng theo hướng từ phía biên giới nhìn lại, khu
vực núi Thạch Động hiện lên yên bình một màu xanh của cây rừng, phía dưới chân núi là
ngồi nhà dân đơn sơ giản dị, xa xa là cánh đồng lúa chín vàng bạt ngàn, cùng những cây thốt
nốt lẻ loi vươn mình cao vút. Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ của Thạch Động, mang
một vẻ đẹp đặc trưng của xứ Hà Tiên.
Thạch Động là một núi đá khổng lồ, đứng từ xa cũng có thể nhìn thấy. Nó thuộc xã Mỹ Đức,
nằm cách trung tâm thị xã Hà Tiên 4km về phía Nam và 3km về phía Tây là cửa khẩu Việt
Nam – Campuchia.
Nó được công nhận di tích lịch sử – văn hóa vào ngày 21 – 1 – 1989, là một trong 10 cảnh
đẹp của Hà Tiên còn lưu giữ được nét đẹp từ xa xưa và phát triển đến ngày nay.
Không quá khi nói rằng Thạch Động là kiệt tác của thiên nhiên, bởi bên trong động có rất
nhiều thạch nhũ với hình thù lạ mắt tuỳ theo trí tưởng tượng của từng người. Ví như: hình
Phật bà Quan Âm, hình chiếc rìu, hình dáng một người con gái. Từ đó mà hình thành nên
“Sự tích Thạch Sanh” mà chúng ta được nghe bao đời nay.
Tuy hang động chỉ cao 10m, không đến mức có thể chạm đến mây xanh, nhưng do nhìn ở
nhiều góc độ, đôi khi ta có thể tưởng tượng như những đám mây khi bay qua đây đều chầm
chậm nán lại vài giây, thậm chí là có khi ta thấy chúng tà tà hạ xuống rồi bay vào cửa hang
giống như hang động đang nuốt mây vậy.
Ở bên trái cổng Thạch Động, chúng ta sẽ nhìn thấy một bia đá, mọi người đừng vội đi qua
mà hãy dừng chân giây lát để đọc hết những dòng chữ trên đó:
Tấm bia đá ấy là minh chứng cho những thương đau, mất mát của chiến tranh ngay tại nơi
này và cũng là niềm kiêu hãnh của dân ta trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam 1977-
1978.
Để đến được cửa động, chúng ta phải đi bộ qua hơn 50 bậc thang đá. Bởi Thạch Động vừa
sâu vừa rộng, lại chia ra rất nhiều ngóc ngách nên khi bước chân vào động, ta sẽ lập tức cảm
nhận được không khí mát lạnh và ánh sáng mờ mờ huyền ảo.
Bên trong động có ba cửa hang nhỏ thông lên cao. Trong đó cửa hang ở phía Đông là nơi
thông thiên, mỗi khi ánh sáng rọi xuống, mọi người thường gọi đó là đường lên trời. Tương
truyền ngày xưa Đại bàng tinh đã bắt công chúa Nguyệt Nga thả vào động từ cửa hang này
và Thạch Sanh đã theo miệng hang này vào cứu công chúa.
Trong động còn có một cửa nhỏ thông xuống lòng đất. Truyền rằng: ở thời tổng Trấn Mạc
Thiên Tích đã phát hiện ra 1 hố sâu trong động, khi ông cho quân lính xuống dò đường thì

4
người đó càng đi càng sâu, không thấy điểm cuối mà lại nghe tiếng sóng biển càng lớn nên
bèn lo sợ quay trở lên. Sau, dân chúng hiếu kỳ thả những trái dừa khô có đánh ký hiệu xuống
và sau đó chúng được người dân nhìn thấy ở bờ biển Mũi Nai và vịnh Thái Lan.
Thế nên có thể xác định rằng hố sâu đó thông với vùng biển bên ngoài và hiện nay để đảm
bảo an toàn cho mọi người thì miệng hố đã được xây tường cao bao bọc xung quanh lại. Đây
cũng là nơi mà dân gian đồn đại là đường xuống Thuỷ cung trong tích Thạch Sanh.
Đứng trên các cửa hang, chúng ta có thể cảm nhận bầu không khí mát mẻ của nơi này và
chiêm ngưỡng được vẻ đẹp toàn cảnh Hà Tiên. Phóng tầm mắt ra xa chút, ta còn có thể nhìn
thấy các xóm làng của xứ bạn Campuchia.
Quả là tuyệt vời khi có thể gom hết khung cảnh tươi đẹp của ruộng đồng, sự yên bình của
xóm làng và nét đẹp thơ mộng của tàu thuyền trên nền xanh lả lướt của biển Vịnh Thái Lan
vào tầm mắt và lưu giữ khoảnh khắc quý giá ấy vào khung hình của mình phải không nào?
Và ở một nơi có nhiều sự tích huyền ảo như thế này, thì việc giữa lòng động xuất hiện một
ngôi chùa cũng không có gì là bất ngờ.
Tiên Sơn Tự được xây dựng bằng gỗ và lợp ngói vào đầu thế kỷ XIX, sau đó được tu sửa
hoàn thiện như ngày nay vào thế kỷ XX bởi vị Thiền sư Quý Quảng Sĩ Thượng Thiên Hạ
Học.
Khi đến nơi này, các bạn đừng quên nhìn ngắm kiến trúc cổ xưa của ngôi chùa này và thành
tâm thắp vài nén nhang cho các vị thần phật ước nguyện bình an, hạnh phúc nhé!
Trải qua bao năm tháng, có nhiều nơi trong Hà Tiên thập cảnh đã không còn lưu giữ được
nét đẹp vốn có, di tích Thạch động may mắn là một trong số ít thắng cảnh vẫn còn vẹn
nguyên. Thế nên nếu có dịp nào đó đến thăm Hà Tiên, các bạn đừng quên khám phá Thạch
Động – Nơi truyền thuyết bắt đầu để được tận mắt ngắm nhìn, tận tai nghe kể về những tích
xưa của nơi này nhé!

The presentation
English
Thach Cave - painful memories of the French period and the Pol Pot’s genocide
Thach Cave is located in the My Duc bordering commune, about 4km from the center of Ha
Tien city. Because of its location, on Highway 80 and only about 3km from the border of
Cambodia, it is quite convenient for travellers to visit and discover the beauty here.

5
Standing far away from Highway 80 looking up, Thach Dong protruded like the head of an
imposing general facing the sea. Still standing in the direction of looking back from the
border, the area of the mountain appears peacefully a green color of forest trees, at the foot
of the mountain is simple cottages of locals, surrounding are immense golden rice fields and
the lone palm trees stretching so high. Altogether create a wild beauty of Thach Dong,
bringing a typical beauty of Ha Tien.
This cavernous site was recognized as a historical-cultural relic on January 21, 1989, is one
of 10 beautiful scenes of Ha Tien, which still retains the ancient beauty and has thoundsands
of traveller everyday.
It is not too much to say that Thach Dong is a masterpiece of nature, because inside the cave
there are many stalactites with fancy shapes, depending on the imagination of each person.
For example: the image of the Buddha and Guanyin, the shape of an axe, the shape of a girl.
Since then formed the "The Tale of Thach Sanh" that we have passed through generations.
On the left side of Thach Dong gate, we will see a stone stele, do not rush past but please
stop for a moment to read all the words on it:
That stele is a testament to the pain and loss of the war right here and also the pride of our
people in the 1977-1978 southwestern border war.
To reach the cave entrance, we have to walk through more than 50 stone steps. Because
Thach Dong is deep and wide, divided into many nooks and crannies, when entering the
cave, we will instantly feel the cool air and faint light.
Inside the cave, there are three small cave doors that open up. In which the cave entrance in
the East is a celestial place, when the light shines down, people often call it the way to
heaven. Legend has it that in the past, the chimpanzee forced Princess Nguyet Nga to drop
into the cave from the entrance of this cave and Thach Sanh followed the mouth of this cave
to rescue the princess.
In the cave, there is also a small door connecting to the ground. Legend has it that in the time
of the General Tran Mac Thien Tich discovered a deep hole in the cave, when he let the
soldiers down to find the way, the deeper he went, the deeper he did not see the endpoint,
but heard the louder waves of fear to return. After that, people curiously dropped the dried
coconuts marked with symbols and then they were seen on the coast of Mui Nai and the Gulf
of Thailand.
So it can be determined that the pit is open to the outside sea and now, to ensure everyone's
safety, the crater has been built with high walls around again. This is also the place where it
is rumored to be the way to the Aquarium in the Thach Sanh area.Standing on the cave
doors, we can feel the cool atmosphere of this place and admire the panoramic beauty of Ha
Tien. Zooming out a little, we can also see the villages of Cambodia. And in a place with
many magical stories like this, the appearance of a temple in the middle of the cave is not

6
surprising. This temple was built of wood and roofed with tiles in the early nineteenth
century, then completely remodeled as it is today in the twentieth century by the Zen master
Quy Quang Si Thien Ha Hoc.
When you come to this place, do not forget to look at the ancient architecture of this temple
and sincerely light some incense for the Buddha gods to wish for peace and happiness!
Over the years, there are many places in Ha Tien that no longer retain the inherent beauty,
the fortunate Thach cave is one of the few landscapes that still remain intact. So if you ever
have a chance to visit Ha Tien, do not forget to explore Thach Cave - The place where the
legend begins to see with your own eyes and listen to the ancient tale!

Hành trình 7 ngày từ miền ngược về miền xuôi


Ngày 1
1.1.Cầu Mỹ Thuận - Cây cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam
Bên cạnh việc đây là cầu dây văng và bắc qua sông Mê Kông đầu tiên ở Việt Nam, cầu Mỹ
Thuận giữ vai trò là trục giao thông huyết mạch của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nối
liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Từ cầu bạn có thể ngắm toàn cảnh sông Tiền từ trên
cao.

** Lịch sử hình thành

- Năm 1950, Hoa Kỳ đã từng có ý định cung cấp vốn cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa
xây dựng cây cầu nhưng thất bại. Giữa thập niên 1960, công ty Nippon Koei (Nhật Bản) đã
hoàn thành thiết kế đồ án và được lựa chọn nhưng dự án bị hủy do khó khăn về tài chính.
Theo chương trình AusAid của Chính phủ Australia, dự án cầu Mỹ Thuận có tổng nguồn
vốn đầu tư là 90,86 triệu đô la Úc (tương đương khoảng 2.000 tỷ đồng), trong đó Chính phủ
Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34% đã thành công. Việt Nam đang chuẩn bị
nguồn vốn tiếp tục xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 có đường dành riêng cho tuyến metro với tổng
mức đầu tư dự kiến hơn 7.000 tỷ đồng. Cầu Mỹ Thuận được chính thức khởi công ngày 6
tháng 7 năm 1997 và hoàn thành vào 21 tháng 5 năm 2000. Sau khi hoàn thành, cầu Mỹ
Thuận giúp nối kết Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Sông Cửu
Long nói chung gần gũi hơn, kết nối trực tiếp với thành phố mà không cần phải qua bằng
đường thủy. Tạo điều kiện phát triển kinh tế, ngoại giao cho nơi đây.

7
1.2 Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê:
- Tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng
Tháp, Việt Nam. Ngoài giá trị kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây, ngôi nhà cổ còn nổi
tiếng bởi liên quan với một cuộc tình không biên giới của một cô gái Pháp (Marguerite
Duras), về sau là nhà văn và chàng công tử người Việt gốc Hoa (Huỳnh Thủy Lê, con chủ
nhà) giàu có vào những năm đầu thế
kỷ 20.

** Lịch sử:
-Ngôi nhà cổ do ông Huỳnh
Cẩm Thuận, một thương
gia người Hoa (Phúc
Kiến, Trung Quốc) nổi tiếng
giàu có một thời ở Sa Đéc, xây
dựng vào năm 1895 giữa khu
thị tứ mua bán náo nhiệt nằm
ven sông Sa Đéc.
-Ban đầu, đây là một ngôi nhà ba gian
kiểu truyền thống của miền Tây Nam

8
Bộ, rộng 258 m2, với nguyên vật liệu chính là gỗ quý, và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm
dương (xem ảnh 1).
- Đến năm 1917, chủ nhân lại cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên
trong. Do đó, trông bề ngoài là một ngôi biệt thự kiểu Pháp, nhưng vào bên trong, lại thấy
một lối kiến trúc mang đậm màu sắc Trung Hoa. Về sau, người con trai út của ông là Huỳnh
Thủy Lê nhận quyền thừa kế ngôi nhà.

** Kiến trúc:
Ban đầu (1895), đây là một ngôi nhà gỗ ba gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ.
Đến năm 1917, các vách gỗ được thay bằng tường dày (như phong cách kiến trúc đặc trưng
của những căn biệt thự Pháp) ôm lấy kết cấu các cột gỗ còn được giữ lại.
Sau lần trùng tu lớn này, ngôi nhà mang nét pha trộn hài hòa của ba phong cách kiến trúc
Pháp, Việt, Hoa. Thoạt nhìn thì thấy bề ngoài ngôi nhà là lối kiến trúc La Mã phục hưng
ở thế kỷ 17 với các cổng vòm, hệ thống cột với các hoa văn và phù điêu hoa lá. Tuy nhiên, ở
bên trong nhà vẫn còn giữ được kiểu ba gian truyền thống của người Việt. Riêng lối bài trí
của các bao lam sơn son thiếp vàng trong nhà lại là các chủ đề trong mỹ thuật truyền
thống Trung Hoa.

1.3 Văn hóa Óc Eo:


** Nền văn hóa Óc Eo: Hành trình trở thành Di sản thế giới.

Quần thể Di tích văn hóa Óc Eo ở Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (tỉnh An Giang) Khu di tích
Gò Tháp (tỉnh Đồng Tháp) và Khu di tích Nền Chùa (tỉnh Kiên Giang), hiện được các cơ
quan chức năng xây dựng hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp
quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Kiến trúc nền gạch cổ phát hiện tại
Di tích Gò Tháp cách ngày nay khoảng 1.500 năm 

** Tên gọi:
Tên gọi Óc Eo ban đầu dùng để chỉ cấu trúc hình chữ nhật trong khu vực nhưng sau đó
Malleret dùng để chỉ toàn bộ khu vực. Các nghiên cứu khảo cổ sau này cho thấy không gian
của văn hóa Óc Eo có thể vươn rộng ra Núi Sam, Lò Mo (An Giang); Nền Chùa, Cạnh Đền,
Mốp Văn... (Kiên Giang); Gò Tháp (Đồng Tháp).

9
Nhà địa lý Hy Lạp Claudius Ptolemaeus đã sang phương Đông hồi đầu kỷ nguyên Tây lịch
bằng đường thủy, đã tả một nơi mà ông gọi là Kattigara mà đa số người trong giới học giả
đoán là Óc Eo nhưng R.A. Stein lại đối chiếu lời văn miêu tả với khung cảnh Bình Trị
Thiên và thấy rằng Kattigara phù hợp với Bình Trị Thiên mà không phù hợp với Óc Eo (Tạp
chí Hán học, Bắc Kinh, 1947).
Ngày 27 tháng 9 năm 2012, Khu di tích Óc Eo - Ba Thê đã được Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam công nhận là "Di tích Quốc gia đặc biệt"

** Nền văn hóa tiêu biểu cho một


nền văn minh cổ
Theo nghiên cứu của các nhà khoa
học, Óc Eo được xem là một nền
văn hóa lâu đời và nổi tiếng ở Nam
bộ. Đây là nền văn hóa gắn liền với
lịch sử của vương quốc Phù Nam,
một bộ phận cấu thành lịch sử dân
tộc Việt Nam.

Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu,


khai quật và bảo tồn, Quần thể Di tích văn hóa Óc Eo vào năm 1944 từ những phát hiện của
người dân địa phương, nhà khảo cứu Louis Malleret của trường Viễn Đông Bác Cổ đã tiến
hành khai quật, phát hiện ra di tích của một nền văn hóa bản địa và đặt tên là văn hóa Óc Eo,
địa danh của nơi lần đầu tiên phát lộ di tích ở chân núi Ba Thê thuộc thị trấn Óc Eo, huyện
Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục tiến hành
nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu, khảo sát và khai quật khảo cổ các di tích, di chỉ văn hóa Óc
Eo. Theo đó, đã có hàng trăm công trình khoa học ở trong và ngoài nước về văn hóa Óc Eo
được công bố; nhiều hội thảo chuyên sâu được tổ chức vào các 1984, 2004, 2009; hàng trăm
lượt các nhà khoa học khảo cổ các nước trên thế giới (Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ý, Ấn Độ,
Hàn Quốc, Nga, Úc, Thái Lan…) đã đến tham quan, nghiên cứu và có những công bố về di
tích văn hóa Óc Eo.

Ngày 2 (10/11/2020) Châu Đốc-Hà Tiên


Sau khi khởi hành từ thành phố Hồ Chí Minh về miền xuôi Châu Đốc thuộc tỉnh An
Giang.Sáng ngày 10/11/2020 dùng điểm tâm xong thì cả đoàn có chuyến hành trình phiêu
lưu tại núi Sam nơi nổi tiếng của những Miếu Bà Xứ,chùa Cổ Tây An,lăng Thoại Ngọc Hầu-
người tập hợp dân binh Việt- Miên Là đào kinh Vĩnh Tế vừa mục đích kinh tế , vừa làm ranh
10
giới giữa Đại Việt và Chân Lạp và còn vài điểm đến nữa.Nào chúng ta cùng đi từng địa danh
xem trong đó có gì nào.
Đầu tiên chính là bộ ba địa điểm nổi tiếng khi nói đến Châu Đốc mà ai cũng biết nơi đó
chính là: Chùa Cổ Tây An, Miếu Bà Xứ,Lăng Thoại Ngọc Hầu

2.1 Chùa Cổ Tây An(Tây An Cổ Tự)


Xứ Châu Đốc – An Giang nổi tiếng là vùng đất có nhiều ngôi chùa đẹp và linh thiêng. Trong
đó không thể không nhắc đến Chùa Tây An. Chùa Tây An còn được gọi là Tây An Cổ Tự –
là một ngôi chùa Phật giáo, thuộc phái Bắc Tông tọa lạc tại ngã ba, dưới chân núi Sam thuộc
phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đặc biệt hơn, chùa còn là biểu tượng
lịch sử cho sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ.

Có nhiều ý kiến khác nhau


để giải thích về tên “Tây
An”. Có ý kiến cho rằng
Tây An là ngôi chùa ở phía
Tây thành An Giang. Một
số khác cho rằng Tây An là
thể hiện các yếu tố tạo nên
chùa như vật liệu từ Trấn
tây, Tây Thành và xây
dựng trên đất An Giang.
Vài ý kiến cho rằng Tây
An là cầu mong bình an
cho miền Tây Nam đất
nước, với ước muốn vùng
đất mới được khai phá từ
nay sẽ an cư lạc nghiệp lâu
dài.
Theo một số thông tin cho
rằng chùa Tây An do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng có tên là Nguyễn Nhật An
xây dựng năm 1820. Khi được triều đình phái đi Cao Miên, ông đã khấn rằng nếu chuyến đi
thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Sau khi xây dựng chùa
xong, ông thỉnh vị Hòa thượng đầu tiên có pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Đến năm 1847
chùa thỉnh thêm một vị Hòa thượng nữa có pháp danh là Pháp Tang đến trụ trì. Ông là một
chí sĩ yêu nước, mặc dù mất sớm nhưng ông đã làm được rất nhiều việc như thành lập nhiều
11
trại ruộng quanh vùng Bảy Núi để khẩn hoang, sản xuất và trở thành căn cứ chống Pháp.
Ông có rất nhiều đệ tử nổi tiếng như Trần Văn Thành, Tăng Chủ, Đình Tây, Đạo Xuyển,…
đó là những người từng một thời làm giặc Pháp phải khiếp sợ vùng Bảy Núi. Ngoài việc tu
hành, ông còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân nên sau khi ông mất, người dân ở đây
suy tôn Hòa thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An.

Giống như hầu hết các ngôi


chùa, công trình kiến trúc
đầu tiên chính là khu vực
cổng tam quan. Cổng tam
quan được chia làm 3 cửa,
cửa ở giữa của cổng tam
quan là nơi thờ tụng tượng
phật Quan Âm Thị Kính
bồng con của Thị Mầu, 2
bên là 2 biển ghi tên của
chùa là “Tây An cổ tự”.

Khuôn viên của chùa được xây dựng rất rộng rãi và thoáng mát với nhiều cây xanh. Vừa
bước vào bên trong khuôn viên du khách sẽ nhìn thấy một cột cờ rất cao – khoảng chừng
16m. Cùng với đó là hình ảnh 2 chú voi, 1 chú voi trắng 6 ngà và một chú voi đen 2 ngà. Voi
trắng chính là điềm báo hạ sinh thái tử Sĩ Đạt Ta (chính là đức phật Thích Ca), voi đen là
chú voi ngự có tên gọi là Ô Long – có công giúp triều đình đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Ngay bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi
bên trên mặt trăng lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Phía sau
của khuôn viên chùa được xây dựng rất nhiều mộ tháp với kiến trúc vô cùng độc đáo. Được
chú ý nhất là khu mộ của ngài Minh Huyên – ngài chính là Phật thầy Tây An. Hàng năm, cứ
vào ngày 12/08 âm lịch, hàng ngàn người dân và các tăng ni phật tử trong và ngoài vùng lại
đến đây khấn bái rất đông.

12
Ngay bậc thang chùa có đúc bạch tượng và hắc tượng, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi
bên trên mặt trăng lưỡi liềm, hai bên là hai hành lang, phân biệt cho tín đồ nam nữ. Phía sau
của khuôn viên chùa được xây dựng rất nhiều mộ tháp với kiến trúc vô cùng độc đáo. Được
chú ý nhất là khu mộ của ngài Minh Huyên – ngài chính là Phật thầy Tây An. Hàng năm, cứ
vào ngày 12/08 âm lịch, hàng ngàn người dân và các tăng ni phật tử trong và ngoài vùng lại
đến đây khấn bái rất đông.

2.2 Miếu bà Chúa Xứ


Nào các bạn đã thấy thú vị chưa nhưng chưa hết đâu tiếp theo còn là 1 địa điểm mà khi nói
tới Châu Đốc là khách du lịch đều muốn ghé thăm đây là ảnh của nhóm mình tại đây
Vậy điều gì khiến miếu này trở nên đặc biệt như thế?
** Nguồn gốc của Miếu Bà Chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ bắt đầu được xây dựng từ hơn 200 năm trước. Ban đầu, Bà Chúa Xứ là
một hòn đá với nhiều truyền thuyết ly kỳ khác nhau. Về sau, người dân nơi này phát hiện và
thỉnh bà xuống núi. Chín cô gái đồng trinh nghênh đón tượng và lập miếu thờ.
Ngoài ra, còn một giả thuyết khác cho ràng ông Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng Miếu
thờ theo lời vợ mình. Ban đầu ông Thoại Ngọc Hầu được lệnh vua về xây con kênh Vĩnh Tế.
Nhưng trong quá trình xây dựng, công trình gặp nhiều trắc trở. Thiên tai, lũ lụt, thời tiết khó
khăn, ngoài ra còn nhiều yếu tố khách quan như thú rừng ăn thịt người xây dựng. Sau đó Bà
Chúa Xứ đã báo mộng cho vợ của ông Thoại Ngọc Hầu và sau khi xây dựng Miếu. Mọi việc
xây dựng đều diễn ra suông sẽ hơn rất nhiều.
Lưu ý: Du khách không được chụp hình ở trong miếu của bà nên phần này nhóm mình sẽ
không có hình nhe

13
** Những lễ hội Bà Chúa Xứ
Những nghi lễ thờ cúng trong Miếu Bà Chúa Xứ luôn cần sự trang nghiêm và chuẩn bị cẩn
thận. Chúng ta đi lễ Miếu Bà Chúa Xứ là cầu vận cho cả năm, không nên vì sơ sót trong lễ
vật cúng mà gây tác hại trong cả năm. Hãy cùng tìm hiểu những nghi lễ thờ cúng ở Miếu Bà
Chúa Xứ.
Lễ vía Miếu Bà Chúa Xứ được tổ chức lớn nhất từ 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm.
Trong đó lễ vía chính là ngày 25 tháng 4 âm lịch.
** Lễ “Tắm Bà” (tương tự như lễ mộc dục
ở miền Bắc)

Được cử hành vào lúc 0 giờ ngày 24-04 âm


lịch. Mở đầu lễ, 2 ngọn nến to được đốt sáng
lên trong chánh điện. Ông lễ chánh bái nghi
cùng với 2 vị bô lão, ban quản lý miếu niệm
hương, dâng rượu và trà. Bức màn vải có
viền ren lộng lẫy kéo ngang bệ thờ, che khuất
khu vực đặt tượng, 9 cô gái trẻ được phân
công trước bắt đầu vén màn tắm cho tượng
Bà.

14
Đầu tiên là cởi mũ, áo, khăn đai từ lớp ngoài vào trong để lộ toàn thân pho tượng. Những cô
gái được phân công việc tắm Bà lần lượt nhúng từng chiếc khăn mới vào chậu nước thơm,
vắt ráo rồi lau tượng nhiều lần. Sau đó, họ dùng nước hoa xịt khắp bức tượng rồi chọn bộ đồ
mới đẹp nhất khoác lên bức tượng, thắt chặt đai, chít khăn, đội mão, gắn lại những ngọn đèn
màu trang trí như cũ.

** Lễ Thỉnh sắc ở chùa Bà Chúa Xứ


Cử hành vào khoảng 16h chiều ngày 25, một đoàn người gồm các bô lão trong làng quần áo
chỉnh tề, tiến từ miếu Bà sang lăng Thoại Ngọc Hầu để thỉnh sắc (thật ra, đây là lễ rước bài
vị, vì sắc đã không còn). Dẫn đầu có đội múa lân, các học trò lễ tay cầm cờ phướn đi hầu
phía trước và sau chiếc kiệu sơn son thiếp vàng gọi là long đình.

2.3.Lăng Thoại Ngọc Hầu

Nguyễn Văn Thoại sinh ngày 26 tháng


11 năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh
Hưng thứ 22, tại xóm An Trung, làng An Hải,
thuộc huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam thời Nguyễn; nay thuộc
phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố
Đà Nẵng.
Lăng Thoại Ngọc Hầu tên gọi khác là Sơn Lăng
là một công trình kiến trúc duy nhất còn nguyên
vẹn từ thời nhà Nguyễn cho đến ngày nay. Đây
15
là một di tích lịch sử rất có giá trị đối với vùng Châu Đốc – An Giang nói riêng và cả nước
nói chung.
Công trình này được khởi dựng vào năm nào vẫn còn chưa rõ, chỉ biết rằng khi vợ thứ của
ông là bà Trương Thị Miệt mất vào tháng 07 năm Tân Tỵ, 1821, ông đã cho người an
táng bà tại đây. Đến tháng 10 năm Bính Tuất, 1826 vợ chính thức cảu ông là bà Châu Thị Tế
mất và cũng được ông đem an táng tại đây và dành sẵn cho mình một một phần nằm giữa
khu mộ của hai người vợ. Có thể nói Sơn Lăng được Thoại Ngọc Hầu cho xây dựng vào
trước khi ông qua đời những vẫn còn chưa rõ đã cơ bản hoàn thành hay chỉ mới xây dựng
một phần.
Nói đến vùng đất An Giang, hẳn du khách đã nghe đến các công trình tiêu biểu gắn với một
thời khẩn hoang, lập làng bảo vệ biên cương Tổ quốc của ông Thoại Ngọc Hầu. Ông là
người có công khởi công xây dựng các công trình như: lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5km
được đắp từ năm 1826 – 1827, kênh Thoại hà dài 30 km tại núi Sập được đào năm 1818 và
người dân ở đây gọi núi Sập là Thoại Sơn để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu.

Tiếp đến là vòng thành và hai cổng vào lăng hình bán
nguyệt được đúc dày, nên trông rất vững vàng. Ở cổng ra
vào có một điểm đặc biệt mà du khách đến đây thường hay
bỏ qua chính là năm tấm bia đá do người sau qui tập về và
gắn chặt vào tường thành.
Bia nằm ở chính giữa có thể là bia Vĩnh Tế Sơn được dựng
lên từ năm 1828 sau khi đào xong kênh Vĩnh Tế. Bia được
làm bằng đá sa thạch, cao hơn đầu người và trên đó được
khắc 730 chữ Hán. Do bị để ngoài trời, không người chăm sóc, nên mặt đá đã bị rạn nứt theo
thời gian cũng bị bào mòn nên chữ đã không còn đọc được. Bốn tấm bia còn lại cũng bị
nhẵn nhụi nên không rõ nguồn gốc ra sao

Qua khỏi cổng là phần


lăng mộ của Thoại Ngọc
Hầu cùng hai người phu
nhân. Mộ ông Thoại
Ngọc Hầu nằm giữa, hai
bên là mộ bà chính thất
Châu Thị tế và mộ bà thứ
thất Trương Thị Miệt
được xây lùi lại một chút
để tỏ sự kính nhường. Tất
cả đều được xây bằng hồ
16
ô dước vì thời xưa chưa có xi măng. Phía đầu ngôi mộ là bình phong có đắp chi chít các chữ
Hán, phía chân đều có bi ký.
Ra khỏi vuông lăng, men theo chín bật thang đá ong đầy uy nghiêm là đền thờ ông Thoại.
Đền được xây dựng lưng tựa vào núi Sam tạo cho ngôi đền có dáng vô cùng uy nghi, cổ kính
và được dựng lên về sau này.

Phía trong đền trang trí vô cùng tinh xảo, giữa đền là tượng bán thân của Thoại Ngọc Hầu
cao 2m với đủ cân đai áo mão như lúc đương triều, mắt dõi ra kênh Vĩnh Tế, tạo một không
khí hết sức trang nghiệm
Trong đền còn có vô số
những bảo vật có giá trị như
các bức hoành phi, liễn đối,
văn bia, văn tế, những áng
văn thơ hùng tráng, ca ngợi
công đức những bậc tiền
nhân, gợi lên những năm
tháng ông cha ta đi khai
hoang mở mang bờ cõi.
A! còn 1 điều rất thú vị về
Thoại Ngọc Hầu nữa đó là
ông chính là người tập hợp
dân binh Việt-Miên đào kênh Vĩnh Tế vừa mục đích kinh tế,vừa làm ranh giới giữa Đại Việt
và Chân Lạp
Tới đây mình cũng xin phép được dừng lại chuyến hành trình của cả đoàn ở khu du lịch núi
Sam Châu Đốc An Giang-Vùng đất thiêng của Việt Nam.Nhưng ngày hôm nay chưa dừng
lại ở đây đâu chúng ta cùng tiếp tục tiến tới 1 địa danh đã xuất hiện rất nhiều qua các bài hát
hay bài thơ đó là:Khu du lịch Rừng Tràm Trà Sư.Từ Châu Đốc đi rừng Tràm mất khoảng 45
phút dành cho đoạn đường gần 27km.

2.4.Rừng Tràm Trà Sư


Đối với những ai yêu thích vẻ đẹp của thiên nhiên
hoang dã thì rừng tràm Trà Sư sẽ là sự lựa chọn
lý tưởng dành cho bạn. Rừng tràm Trà Sư được
đánh giá là điểm tham quan thú vị và hấp dẫn
nhất của mảnh đất An Giang. Du khách tới đây
tham quan sẽ cảm thấy choáng ngợp trước rừng
tràm mênh mông và có cơ hội khám phá hệ sinh
17
thái rừng ngập nước đặc trưng phía Tây sông Hậu với nhiều loài động thực vật đa dạng quý
hiếm.
Rừng tràm Trà Sư là tên gọi cánh rừng có nhiều cây tràm tọa lạc gần khu vực núi Trà Sư của
huyện Tịnh Biên, An Giang. Tên gọi Trà Sư có người cho rằng nghĩa là là ông thầy tu.
Trong đó “Trà” là biến âm của “tà” – trong tiếng Khmer có nghĩa là ông; còn “Sư” được
hiểu theo nghĩa Hán Việt là ông thầy tu. Thậm chí có ý kiến cho rằng “Trà Sư” có ý nghĩa là
một ông sư (thầy chùa) tên Trà.
Rừng Tràm Trà Sư được hình thành vào năm 1983, từ một vùng trũng hoang hóa, bị nhiễm
phèn nặng đã được Lâm trường Tịnh Biên trồng tràm thử nghiệm để góp phần cải tạo đất và
ngăn lũ đầu nguồn. Rừng tràm Trà Sư rộng 845ha nằm trên địa bàn 3 xã Vĩnh Trung, xã Văn
Giáo của huyện Tịnh Biên và một phần giáp xã Ô Long Vỹ của huyện Châu Phú (An
Giang).
Với không gian bạt ngàn màu xanh của tràm cùng với bức tranh muôn màu muôn vẻ của hệ
thống thực, động vật… rừng tràm Trà Sư không chỉ là điểm đến khó thể bỏ qua đối với du
khách, mà còn được được đánh giá có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất
ngập nước tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Khi bước chân tới khu rừng tràm, bạn sẽ choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên được bao
chùm bởi chiếc áo màu xanh tràn đầy sức sống của rừng tràm, tạo nên một không gian mát
mẻ, dễ chịu. Để tham quan khám phá rừng tràm, đầu tiên bạn sẽ đến bến tàu mua vé, thuê
những chiếc tắc ráng (Phương tiện di chuyển giống như những chiếc xuồng, thuyền bằng
máy). Bến thuyền với background tổ chim bồ câu trên cao được thiết kế độc đáo, là nơi lý
tưởng cho các bạn chụp ảnh sống ảo.
Cả đoàn mình đi vào lúc gần 10h trưa và được di chuyển sâu vào bằng Tắc rang đây là thời
gian vừa đẹp trong ngày để đi tham quan khi không qua nắng nhưng cũng không qua sớm tại
đây mình được nhìn ra một hệ sinh thái vô cùng phong phú Riêng nhóm mình cũng có
những tấm hình truyền tải đến các bạn
Do thời gian có hạn và còn hạn chế nên đoàn mình chỉ đến được 2 địa điểm từng ghi dấu ấn
lịch sử của Hà Tiên đó là dòng họ Mạc người Hoa 7 đời thay nhau cai quản vùng đất Hà
Tiên và Thạch Động-kí ức bi thương thời Pháp và diệt chủng khmer
** Mộ dòng học Mạc Cửu
Sau chuyến hành trình dài thì khoảng 2 giờ mình đã có mặt tại trước đường vô mộ của dòng
họ Mạc

18
Vượt qua những con dốc chạy ven biển xanh ngăn ngắt êm đềm sóng vỗ, qua những làng
mạc, vườn cây ăn trái um tùm, xe đưa bạn tới công viên Mũi Tàu - nơi có bức tượng Mạc
Cửu bằng đá xanh cao 7 mét sừng sững vươn lên trời cao bên dáng núi Tô Châu trầm mặc
soi bóng xuống Đông Hồ.

Qua cầu Tô Châu là đến một vùng đất của những di tích liên quan đến dòng họ Mạc lừng
danh gắn liền với công cuộc khai mở đất Hà Tiên từ đầu thế kỷ XVIII. Ngày nay, thị xã Hà
Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá 120km và TPHCM 360km, nổi tiếng
với nhiều danh lam thắng cảnh, quanh năm nắng vàng, biển xanh ôm ấp vỗ về, tạo cho Hà
Tiên một dáng vẻ riêng biệt.

Lăng Mạc Cửu gồm đền thờ và quần thể mộ phần. Đền thờ Mạc Cửu còn gọi là Trung Nghĩa
từ, thường gọi tắt là miếu Linh, tọa lạc dưới chân núi Bình San. Cổng đền thờ Mạc Cửu có
hai câu liễn đối bằng chữ Hán do nhà Nguyễn ban tặng:“Nhất môn trung nghĩa gia thinh
trọng; Thất diệp phiên hàn quốc lũng vinh” (Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ; Bảy lá
giậu che, cả nước mến yêu).
Theo sử sách ghi lại, Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không chịu để tóc và
theo một số tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước đưa gia đình lên thuyền xuôi Nam.
Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này.
Đến 8-1708, nhận thấy vị thế rất mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi
phía Nam, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là
Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà
Nguyễn, nhưng Chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này,
duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương. Trải qua 7 đời nắm quyền, dòng
họ Mạc đã biến vùng đất Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm buôn bán sầm
uất nhất trong khu vực.
19
Khu di tích lăng Mạc Cửu gồm: đền thờ, lăng Mạc Cửu cùng với 59 lăng mộ lớn nhỏ khác là
những người thân tộc và gắn bó với sự nghiệp dòng họ Mạc trên vùng đất Hà Tiên.
Lăng và đền thờ Mạc Cửu do Mạc Thiên Tích (con trai trưởng của Mạc Cửu) thiết kế, xây
dựng từ năm 1735 đến năm 1739. Mặt tiền đền quay về hướng Đông, nơi có núi Tô Châu
với dòng lưu thủy Đông Hồ, lưng tựa vào vách núi hình vòng cung vững chãi, bên trái là núi
Bát Giac; bên phải là Đại Kim Dự.Đền thờ họ Mạc có tên gọi là Trung Nghĩa Từ, dân địa
phương quen gọi là miếu Ông Lịnh. Ngôi đền, ngoài giá trị lịch sử, nó còn là một công trình
có giá trị nghệ thuật cao, bởi cách bố trí hài hòa và lối chạm trổ tinh vi, sắc sảo trở thành địa
điểm du lịch Hà Tiên không thể bỏ qua.

Cổng vào có 2 câu đối bằng chữ Hán Nô


Lăng được xây dựng theo kiến trúc ba gian với cổng Tam Quan phía trước, hai bên là hai
câu đối bằng chữ Hán Nôm do nhà Nguyễn ban tặng:
“Nhất môn trung nghĩa gia thinh trọng
Thất diệp phiên hàn quốc sủng vinh”
Tạm dịch:  
“Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ
Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu”
Bên trong cổng là một khoảng sân rộng cùng nhiều cây xanh quanh năm xào xạc tạo cho
không gian đền thờ lúc nào cũng yên tĩnh và trầm mặc dẫn đến một tiểu đình rộng.
Nằm bên phải đền thờ là nhà tiền hiền thờ những người trước ông Mạc Cửu đã đến Hà
Tiên, bên trái là nhà hậu hiền thờ những người đến sau ông.
Từ đền thờ quay ra, phía tay trái sẽ có bảng chỉ dẫn lên lăng mộ Mạc Cửu cùng dòng họ nhà
Mạc.

20
Ngôi mộ lớn nhất của Mạc Cửu được xây dựng theo lối kiến trúc Trung Hoa, hình bán
nguyệt khoét sâu vào triền núi, chỗ chôn hài cốt đúc vôi và nước “ô dước” ra dáng con trâu
nằm. Hai bên tả hữu là hai vị tướng, quanh mộ xây hai con rồng quấn vào nhau. Bậc thềm
cẩn bằng đá xanh Quảng Tây, nhiều tảng đá dài hơn 3m.

Trước mộ có tượng Mạc Cửu


mặc nhung phục, tay cầm kiếm
đứng trên một bệ cao oai phong
lẫm liệt. Hai bên mộ trước kia có
hai tượng tướng sĩ oai phong cầm
gươm đứng hầu, chạm trổ tinh vi.
Bia mộ được tạc khá đơn giản,
nội dung ghi: mộ của người họ
Mạc được phong làm Trấn quốc,
tặng là Nghị võ, tước Cửu Lộc
hầu, bia được lập vào năm Ất
Mão (1735) do người con trai là
Thiên Tích lập.
21
Từ mộ Mạc Cửu trông ra, phía trước có núi Tô Châu và vũng Đông Hồ, lưng tựa vào vách
núi hình vòng cung vững chãi, bên trái là núi Bát Giác, bên phải là núi Kim Dự. Quang cảnh
biển, trời, mây, nước tạo thành một bức tranh phong thuỷ rất đẹp mắt.
 Lần theo các lối mòn và những bậc thềm rêu phong là đến mộ phần của gia đình và tướng tá
dòng họ Mạc.Phía dưới lăng Mạc Cửu là mộ bà Nguyễn Thị Hiếu Túc, vợ Mạc Thiên Tứ
(trái) và mộ Mạc Tử Hoàng (phải) rồi đến mộ Mạc Thiên Tứ (cũng giống như mộ cha nhưng
bày trí khiêm nhườn hơn).
**Thạch động-kí ức đau thương thời Pháp và diệt chủng khmer đỏ
Thành phố Hà Tiên nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang vốn được thiên nhiên ưu
đãi cho địa hình đa dạng khi có đủ sông, núi, đồng bằng, hồ, hang động, biển, đảo…
nhiều thắng cảnh đã trở nên nổi tiếng với vẻ đẹp còn hoang sơ, quyến rũ. Khu du lịch
Thạch Động thuộc một trong “Hà Tiên thập cảnh” với vẻ đẹp ẩn chứa nét hoang sơ,
huyền bí luôn khêu gợi trí tò mò của du khách gần xa.
Thạch Động thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng
4km. Do nằm bên quốc lộ 80 và cách biên giới nước bạn Campuchia chỉ khoảng 3km nên
nơi đây rất thuận tiện đến trải nghiệm dụ lịch, khám phá kết hợp.
    
Nó được công nhận di tích lịch sử – văn hóa vào ngày 21 – 1 – 1989, là một trong 10 cảnh
đẹp của Hà Tiên còn lưu giữ được nét đẹp từ xa xưa và phát triển đến ngày nay.
Không quá khi nói rằng Thạch Động là kiệt tác của thiên nhiên, bởi bên trong động có rất
nhiều thạch nhũ với hình thù lạ mắt tuỳ theo trí tưởng tượng của từng người. Ví như: hình
Phật bà Quan Âm, hình chiếc rìu, hình dáng một người con gái. Từ đó mà hình thành
nên “Sự tích Thạch Sanh” mà chúng ta được nghe bao đời nay.
“ĐỘNG ĐÁ NUỐT MÂY
XANH XANH NGỢN ĐÁ CHẠM THIÊN HÀ
ĐỘNG BÍCH LONG LANH NGỌC CHÓI LOÀ
CHẲNG HẸN, KHÓI MÂY THƯỜNG LẨN KHUẤT
KHÔNG NGĂN CÂY CỎ MỌC LA ĐÀ”
Tuy hang động chỉ cao 10m, không đến mức có thể chạm đến mây xanh, nhưng do nhìn ở
nhiều góc độ, đôi khi ta có thể tưởng tượng như những đám mây khi bay qua đây đều chầm
chậm nán lại vài giây, thậm chí là có khi ta thấy chúng tà tà hạ xuống rồi bay vào cửa hang
giống như hang động đang nuốt mây vậy.
Ở bên trái cổng Thạch Động, chúng ta sẽ nhìn thấy một bia đá, mọi người đừng vội đi qua
mà hãy dừng chân giây lát để đọc hết những dòng chữ trên đó:

22
Tấm bia đá ấy là minh chứng cho những thương đau, mất mát của chiến tranh ngay tại nơi
này và cũng là niềm kiêu hãnh của dân ta trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam 1977-
1978.
Để đến được cửa động, chúng ta phải đi bộ qua hơn 50 bậc thang đá. Bởi Thạch Động vừa
sâu vừa rộng, lại chia ra rất nhiều ngóc ngách nên khi bước chân vào động, ta sẽ lập tức cảm
nhận được không khí mát lạnh và ánh sáng mờ mờ huyền ảo.
Bên trong động có ba cửa hang nhỏ thông lên cao. Trong đó cửa hang ở phía Đông là nơi
thông thiên, mỗi khi ánh sáng rọi xuống, mọi người thường gọi đó là đường lên trời. Tương
truyền ngày xưa Đại bàng tinh đã bắt công chúa Nguyệt Nga thả vào động từ cửa hang này
và Thạch Sanh đã theo miệng hang này vào cứu công chúa.

Trong động còn có một cửa nhỏ


thông xuống lòng đất. Truyền rằng: ở
thời tổng Trấn Mạc Thiên Tích đã
phát hiện ra 1 hố sâu trong động, khi
ông cho quân lính xuống dò đường
thì người đó càng đi càng sâu, không
thấy điểm cuối mà lại nghe tiếng
sóng biển càng lớn nên bèn lo sợ
23
quay trở lên. Sau, dân chúng hiếu kỳ thả những trái dừa khô có đánh ký hiệu xuống và sau
đó chúng được người dân nhìn thấy ở bờ biển Mũi Nai và vịnh Thái Lan.

Thế nên có thể xác định rằng hố sâu đó thông với vùng biển bên ngoài và hiện nay để đảm
bảo an toàn cho mọi người thì miệng hố đã được
xây tường cao bao bọc xung quanh lại. Đây cũng
là nơi mà dân gian đồn đại là đường xuống Thuỷ
cung trong tích Thạch Sanh.
Đứng trên các cửa hang, chúng ta có thể cảm nhận
bầu không khí mát mẻ của nơi này và chiêm
ngưỡng được vẻ đẹp toàn cảnh Hà Tiên. Phóng
tầm mắt ra xa chút, ta còn có thể nhìn thấy các
xóm làng của xứ bạn Campuchia.
Quả là tuyệt vời khi có thể gom hết khung cảnh
tươi đẹp của ruộng đồng, sự yên bình của xóm làng và nét đẹp thơ mộng của tàu thuyền trên
nền xanh lả lướt của biển Vịnh Thái Lan,… vào tầm mắt và lưu giữ khoảnh khắc quý giá ấy
vào khung hình của mình phải không nào?!
Và ở một nơi có nhiều sự tích huyền ảo như thế này, thì việc giữa lòng động xuất hiện một
ngôi chùa cũng không có gì là bất ngờ.

Tiên Sơn Tự được xây dựng bằng gỗ và lợp ngói vào đầu thế kỷ XIX, sau đó được tu sửa
hoàn thiện như ngày nay vào thế kỷ XX bởi vị Thiền sư Quý Quảng Sĩ Thượng Thiên Hạ
Học.
Cửa chùa cũng là cửa chính của Thạch Động, hai bên có đôi liễn lớn bằng chữ Hán:
“Thạch thượng linh kỳ lưu ngọc dạ.”
“Đông trung tinh địa cấp kim tiên.”

24
Khi đến nơi này, các bạn đừng quên nhìn ngắm kiến trúc cổ xưa của ngôi chùa này và thành
tâm thắp vài nén nhang cho các vị thần phật ước nguyện bình an, hạnh phúc nhé!
Trải qua bao năm tháng, có nhiều nơi trong Hà Tiên thập cảnh đã không còn lưu giữ được
nét đẹp vốn có, di tích Thạch động may mắn là một trong số ít thắng cảnh vẫn còn vẹn
nguyên. Thế nên nếu có dịp nào đó đến thăm Hà Tiên, các bạn đừng quên khám phá Thạch
Động – Nơi truyền thuyết bắt đầu để được tận mắt ngắm nhìn, tận tai nghe kể về những tích
xưa của nơi này nhé!
Đến đây thì có lẽ hành trình ngày 2 của nhóm mình cũng kết thúc,tụi mình ra xe về trở về
khách sạn pháo đài để chuẩn bị hành trình cho ngày mới.Cảm ơn các bạn đã theo dõi
Ngày 3 Hà Tiên-Phú Quốc
3.1. Đảo ngọc phú quốc.
Phú Quốc “đảo ngọc” cuối trời Nam.
Thiên nhiên đã kiến tạo cho Phú Quốc
những bãi cát trắng mịn chạy dài hun
hút như Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường,
những hàng dừa xanh thẳm, rừng núi
chập trùng cùng với những ngư dân
biển nhiệt tình hiếu khách. Phú Quốc
còn quyến rũ bởi những hương vị, đậm
25
đà, say đắm riêng của mình; vị thơm cay nồng của tiêu, vị ngọt của nước mắm danh tiếng và
vị cay cay ngọt ngọt pha chút chát của rượu sim đã níu giữ biết bao tấm lòng du khách.
*Một số địa điểm tham quan
3.1.1. Cơ sở sản xuất rượu sim
Với những tính năng cùng công dụng quá
tuyệt vời của sim nói chung và quả sim
nói riêng, những con người đã gắn liền
tuổi thơ bên những đồi sim tím Phú Quốc
ấy đã đem tình yêu của mình gắn với
những quả sim tím để tạo ra những dòng
sản phẩm hảo hạng về sim: Rượu Vang
Sim, Rượu Sim , Mật Sim, Siro Sim với
phương pháp ủ truyền thống.

3.1.2. Cơ sở sản xuất nước mắm

Nước mắm Phú Quốc là đặc sản làm bằng cá tươi bắt quanh đảo Phú Quốc. Cá cơm có từ
đầu năm đến cuối năm nhưng nhiều nhất và tốt nhất từ tháng 7-8 đến tháng 12. Cá cơm có
đến hơn chục loại, nhưng phải làm cá cơm sọc tiêu, cá cơm than và cá cơm đỏ thì nước mắm
mới tốt có màu cánh gián đậm, thơm ngon tinh khiết.
3.1.3. Cơ sở sản xuất ngọc trai phú quốc
Nghề nuôi trai lấy ngọc ở Phú Quốc bắt
đầu phát triển mạnh trong khoảng 7 năm trở
lại đây, với sự liên kết của phía Úc, Nhật
với các đối tác trong nước. Ngọc trai Phú
Quốc có giá khá cao, tùy theo chất lượng,
màu sắc, hình dạng, giá từng viên có thể từ
vài chục đến vài ngàn USD.

3.1.4. Hồ tiêu Phú Quốc


Hồ tiêu Phú Quốc là một loại gia vị đặc sản
của thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang, Việt Nam.

26
Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm nồng, đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những
vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ (tiêu chín).

3.1.5. Sùng Hưng Cổ Tự, ngôi chùa lâu đời nhất ở Phú Quốc
Khuôn viên chùa khá rộng, gồm các công
trình kiến trúc, nhà thờ tổ, tòa chính
điện… Các công trình Phật sự trong chùa
được làm với mái lợp ngói âm dương và
tường gạch từ năm 1924. Sùng Hưng cổ tự
được xây dựng theo phong cách dân gian
“trước miếu, sau chùa”. Được xây dựng
đầu thế kỷ 20, Chùa Sùng Hưng nằm dưới
chân núi ngay trung tâm thị trấn, cổng
quay về hướng bắc. Sau cổng tam quan rất
đường bệ là tượng Phật Quan Thế Âm Bồ
Tát giữa sân chùa.

Ngày 4:Ga An Thới – Cáp Treo Hòn Thơm – Đảo Hòn Thơm
4.1. Ga An Thới - Kiến trúc La Mã thu nhỏ.
- Ga An Thới Phú Quốc còn được gọi là ga cáp treo Hòn Thơm nằm trong khu quần thể vui
chơi giải trí Sun World Hòn Thơm Nature Park ở Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, do Tập đoàn
Sun World xây dựng từ năm 2015. Ga An Thới được đưa vào hoạt động chính thức từ tháng
2/1018. 

- Hình ảnh đầu tên khi bước chân đến ga An


Thới chính là sự hùng vĩ của lối kiến trúc đậm
chất La Mã cổ đại với những bức tường lát
gạch ong đồ sộ, những mái vòm uốn lượn
duyên dáng, những cảnh đổ nát "nhân tạo" đầy
tính nghệ thuật. Nổi bật là những bức tượng
đồng chiến binh khổng lồ, vô cùng uy
nghiêm. Tất cả chi tiết ở đây đều được điêu
khắc một cách tỉ mỉ tạo nên không gian vô cùng

27
độc đáo. Tất cả hài hòa vào thiên nhiên rộng lớn , đứng giữa ga An Thới bất chợt cảm thấy
yên bình và nhỏ bé.

- Bước vào bên trong ga cáp treo Hòn


Thơm, sau khi đã choáng ngợp bởi sự vĩ
đại của kiến trúc bên ngoài thì bên trong
càng thêm cuốn hút bởi vẻ đẹp đầy lạ
lẫm. Vẫn là những bức tường gạch ong
của lối kiến trúc La Mã, không gian bên
trong nhà ga An Thới còn được tô điểm
thêm những cây cột bê tông khổng lồ
cùng những bức tranh 3D ấn tượng. Đặc
biệt, nhà ga được thiết kế rất nhiều cửa
kính tạo không gian mở và hướng ra
biển. Cửa kính tận dụng lắp đặt tối đa từ
sàn nhà lên đến trần nhà tạo khung cảnh
diễm lệ, đầy thu hút.

- Sau khi đã thưởng thức hết vẻ đẹp của nhà Ga chúng ta tiếp tục chuyến hành trình đến với
trải nghiệm cáp treo Hòn Thơm.

4.2. Cáp treo Hòn Thơm – Ga đến Hòn Thơm - Đảo Hòn Thơm
**Cáp treo Hòn Thơm
- Cáp treo Hòn Thơm là một tuyến cáp treo vượt biển nối thị trấn An Thới với đảo Hòn
Thơm thuộc quần đảo An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
- Tuyến cáp treo nằm ở phía nam đảo Phú Quốc, cách thị trấn Dương Đông khoảng 25 km.

- Cáp treo Hòn Thơm là tuyến


cáp treo ba dây hiện đại, có
tổng chiều dài 7.899,9 m nối từ
thị trấn An Thới qua các đảo
Hòn Rỏi, Hòn Dừa tới đảo Hòn
Thơm, được Tổ chức
28
Guinness trao tặng Chứng nhận Cáp treo dài nhất thế giới. Tuyến cáp treo gồm hai nhà ga, 6
trụ tháp. Hệ thống gồm có 69 cabin, mỗi cabin có sức chứa 30 khách, vận hành ở vận tốc tối
đa đạt 8,5 m/s. Thời gian di chuyển từ ga An Thới đến ga Hòn Thơm chỉ mất khoảng 15
phút.
- Công trình được khởi công vào ngày 4 tháng 9 năm 2015 và khánh thành vào
ngày 4 tháng 2 năm 2018,là hạng mục quan trọng nhất trong quần thể khu vui chơi
giải trí biển Sun World Hon Thom Nature Park do Tập đoàn Sun Group đầu tư.
** Ga đến Hòn Thơm.

- Ga Hòn Thơm là điểm đến của hành trình du ngoạn trên cáp treo 3 dây dài nhất thế giới.
Lấy cảm hứng từ văn hoá thổ dân hoang dã và thiên nhiên hoang sơ, độc đáo, kiến trúc tại
Ga đến Hòn Thơm vừa gần gũi, dung dị, vừa mới lạ, khác biệt. 

- Điểm tạo nên bất ngờ chính là không gian thô mộc, an yên từ những chiếc đèn lồng bằng
nan tre độc đáo, bức tường lát màu gạch cũ cùng mái vòm gỗ xưa cổ hay hồ cá KOI nhiều
màu sắc trong không gian miệt vườn thơ mộng , yên bình.

29
**Đảo Hòn Thơm.
- Đảo Hòn Thơm nằm trong quần đảo An
Thới, là một quần đảo nằm trong vịnh Thái
Lan. Quần đảo nằm dưới sự quản lý của xã
Hòn Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang, Việt Nam. Nơi này được ví như viên
ngọc quý nằm của huyện đảo nổi tiếng nhất
nhì cả nước này.

- Mực nước biển tại đây có nơi sâu đến 30m


và nước lúc nào cũng trong veo. Đặc biệt,
trên bờ biển có những ghềnh đá đẹp với các
hình thù lạ mắt. Khu vực này cũng đa dạng
về hệ sinh thái biển, đặc biệt là san hô. Do
đó, các hoạt động tham quan sinh thái biển
rất thu hút.

4.3Thiền Viện Trúc Lâm – Chùa Hộ Quốc

Tiếp nối chuyến hành trình tại đảo Ngọc


địa điểm tiếp theo chính là Thiền Viện
Trúc Lâm Phú Quốc hay còn gọi là Chùa
Hộ Quốc .

Trước khi đến với thông tin sâu hơn về


địa điểm trong chuyến hành trình thì câu
hỏi Vì sao Thiền viện Trúc Lâm lại có
tên gọi khác là chùa Hộ Quốc ? Thiền
viện và Chùa khác nhau như thế nào ? có
lẽ cũng kiến nhiều người thắc mắc.

- Chùa: như chúng ta thường thấy và gọi


nôm na những nơi thờ tự, tu hành của Phật giáo là chùa .Từ điển Phật học giải thích, chùa là
nơi thờ Phật phổ biến ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Đại
Hàn, Việt Nam... Cũng có từ điển Phật học cho là chùa có thể do tiếng Phạn (Sankrit

30
là Stùpa, hay tiếng Pàli là Thùpa) mà ra. Stùpa hay Thùpa có nghĩa là Tháp. Tại Ấn Độ Tháp
là nơi cấtt giữ Xá  lị (Xá lợi) Phật, cũng còn là nơi chôn cất hay cất giữ tro, cốt các vị Đại sư.
- Thiền viện: cũng thường là những ngôi chùa lớn, chuyên tu theo thiền định.
Vị trí và kiến trúc của Chùa Hộ Quốc.

- Vị trí Thiền Viện Trúc Lâm - Chùa Hộ Quốc tọa lạc tại ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, huyện
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Ngôi chùa cách sân bay quốc tế Phú Quốc khoảng 10 km, cách
thị trấn Dương Đông khoảng 20km
- 14/10/2011: chùa bắt đầu xây dựng với tổng diện tích 110ha trong dự án khu du lịch tâm
linh tại Phú Quốc 1
- 4/12/2012: chùa chính thức khánh thành sau 14 tháng miệt mài làm việc của 1000 công
nhân với kinh phí xây dựng lên đến 100 tỷ đồng, là ngôi chùa mới xây lớn nhất miền Tây
Nam Bộ.
- Kiến trúc mặc dù cùng thuộc hệ thống Thiền Viện Trúc Lâm, tuy nhiên về kiến trúc thì
Chùa Hộ Quốc mang những nét khác biệt so với Trúc Lâm Yên Tử và Trúc Lâm Đà Lạt.
Chùa có vị trí rất đặc biệt lưng tựa núi, mặt hướng biển, được xây dựng theo lối kiến trúc
thời nhà Lý và nhà Trần, bao gồm các hạng mục: Đại hùng bảo điện, nhà Tổ, tháp chuông và
tháp trống.
- Ngôi chùa được dựng từ gỗ lim và đá nguyên thủy được chạm khắc rất tinh tế tuy nhiên
chính vì vậy nên có hạn chế về mặt chiều cao.

31
- Ngay tại khoảng sân chùa có để một bức tượng Phật nên khối ngọc màu cẩm thạch được
tạc hết sức sinh động, có hồn cũng là điểm nhấn của chùa. Quan niệm của người dân về đá
cẩm thạch xanh khi sờ vào sẽ gặp nhiều điều tốt lành và may mắn. Để vào được Chính Điện
trước tiên phải bước hết 70 bật thang, hai dãy cầu thang tạo thành một đôi rồng đá được
chạm khắc rất sinh động, ở giữa là bức tranh rồng phượng vừa uy nghi vừa nghệ thuật.

- Đại Hùng Bảo Điện được bố trí ở giữa hai bên là Bát Nhã Thành Tri và Phổ Hiền Hạnh
Nguyên. Sau Chính Điện sẽ là nhà Tổ. Thăm quan Chính Điện bạn còn có thể phóng tầm
mắt nhìn ra xa sẽ ngắm nhìn toàn cảnh bao la của biển trời Phú Quốc.
** Thiền phái Trúc Lâm.

Sự hình thành.
- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho
riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó
chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của
người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại
Nhà Trần, Trần Nhân Tông.
- ChínhÔng là người đầu tiên khơi nguồn, đặt nền móng và hướng đạo, phát triển tư
tưởng Phật giáo, tổ chức giáo hội, đào tạo tăng ni, phật tử. Thiền phái Trúc Lâm có ba
Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang (gọi
chung là Trúc Lâm Tam tổ).
** Sự phát triển của Thiền Phái.
- Với việc lập ra phái Trúc Lâm và thống nhất toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một
mối,“Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng
khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng
Thiền Trúc Lâm Yên Tử”.

- Xét theo dòng truyền Yên Tử thì Đại Đầu đà Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ sáu, Ngài đã thống
nhất 3 thiền phái: Tỳ ni Đa lưu chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường thành thiền phái Trúc
Lâm, trở thành Sơ Tổ của Thiền phái. Xét sâu xa, người có công đặt nền móng thiết lập cho
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển, thể hiện bản sắc dân tộc là vua Trần Thái Tông,
nhưng người khai sáng và làm rạng danh thiền phái là vua Trần Nhân Tông. Từ đây, Việt
Nam thực sự đã có một dòng thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt làm Tổ. 
** Trúc Lâm Tam tổ
1. Vua Trần Nhân Tông.
2.Nhị tổ Pháp Loa
3.Huyền Quang.
- Thiền phái Trúc Yên Tử phát triển và được sự bảo hộ mạnh mẽ của triều đình nhà Trần.
32
Đến cuối nhà Trần, sự phát triển mạnh của Nho Giáo dần lấn át đến Phật Giáo.
- Lúc đó, Thiền phái Trúc Lâm mất chổ đứng và các Thiền sư của tông này ẩn cư trên núi
hiểm, rừng sâu, chủ yếu là địa bàn núi Yên Tử. Và tiếp tục giữ gìn và lưu truyền tinh thần tu
học, khiến cho Thiền Tông Việt Nam bị chìm nghỉm trong một thời gian dài, ít người biết
đến..

4.3 Nhà tù Phú Quốc

- Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú


Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản
Phú Quốc là một trại giam nằm tại thị
trấn An Thới ở cực nam đảo Phú Quốc.
Trong Chiến tranh Đông Dương, trại
giam này có tên là “Nhà lao Cây Dừa”.
Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn
Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn
32.000 tù binh ( khoảng 40.000 tù nhân
nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).
-Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh
chiến tranh tại Trại giam tù binh Phú
Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra
tấn như đóng đinh vào tay, chân, đầu;
đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt,
đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc
đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống... Trong thời gian tồn tại không
đầy 6 năm (từ tháng 6/1967 đến 3/1973) trại giam tù binh Phú Quốc, có hơn 4.000 người
chết, hàng chục ngàn người bị thương tật tàn phế.

Khu di tích lịch sử - Nhà Tù Phú Quốc và những hình thức tra tấn tàn bạo của quân
giặc.

33
- Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc có
tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ
khu 1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây
dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại
giam có khả năng chứa khoảng 3000 tù nhân.
Năm 1972, có khoảng 36 000 tù nhân.
- Mỗi khu trại giam lại được chia làm nhiều
phân khu. Thường thì có 4 phân khu, trong 1
khu. Một phân khu chứa được 950 tù binh.

- Riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan. Tù binh có cấp bậc lớn nhất là
Thượng tá. Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12)
canh giữ.
- Ngoài ra, Nhà tù Phú Quốc cũng có một trại giam tù hình sự, giam giữ những tù nhân
thường phạm bị kết án 10 năm trở lên, ở thị trấn Dương Đông, mặt Tây của đảo.
- Di chuyển đến khu vực nhà tù dưới cái nắng cháy da ngay từ lối vào là hình ảnh trùng
trùng kẽm gai 10-15 lớp ken cứng . Với lực lượng lính canh dày đặc.
**Hình thức tra tấn ngoài trời 
Chuồng cọp kẽm gai 
- Dưới cái nắng gay gắt những chiếc
chuồng cọp kẽm gai nằm trên nền xi
măng bỏng rát. Các chuồng cọp được
đặt ngoài trời với những dây kẽm gai
sắc nhọn. Tù binh bị nhốt trong đó, bị
giám thị cởi hết quần áo chỉ cho mặc
một chiếc quần
mỏng, phơi nắng, phơi sương ngoài
trời. Những chiếc chuồng cọp được
thiết kế chật hẹp, với nhiều lớp gai
kẽm nên chỉ cần người tù nhúc nhích,
thay đổi tư thế là bị kẽm gai đâm vào
cơ thể tứa máu.
- Khi bị nhốt trong các chuồng cọp kẽm gai, tù binh chỉ được ăn một ít cơm với muối hoặc
không có muối phải ăn nhạt, mỗi ngày chỉ được 1-2 ca nước uống, phải đi tiêu, tiểu tại chỗ.

34
Những đêm lạnh cóng, chúng dội nước lên người tù binh.Những ngày nóng nực, chúng  dội
nước muối lên người tù binh. Có khi chúng cho đốt lửa cạnh chuồng cọp.
**Chuồng cọp Catso

- Các chuồng cọp này được làm bằng


sắt tấm bịt kín bốn mặt, có hình dáng
giống chiếc container, cũng có loại lớn,
loại nhỏ. Chuồng cọp Catso chúng thiết
kế để đàn áp tù binh. Người tù binh bị
giam vào đây, không có ánh sáng, thiếu
không khí để thở, ăn uống khổ cực, tiêu
tiểu tại chỗ. Ban đêm thì lạnh, ban ngày
nắng nóng cháy da. Tù binh bị giam tại
đây khi bị thả mắt sẽ bị mờ sức khỏe
giảm sút nghiêm trọng.

**Một số hình thức tra tấn bên trong khu nhà trại giam.
**. Đóng kim
- Dùng những cây kim chích đã cũ, đóng từ từ vào 10 đầu ngón tay.
**Ăn cơm nhạt
- Tù nhân không được ăn muối, sau hai tháng mắt sẽ bị mờ, sau 5-6 tháng liền có người bị
mù hẳn.
Gõ thùng
- Lấy thùng phuy úp lên tù nhân đang ngồi
xổm, rồi gõ vào thùng. Tù nhân sẽ bị đau đầu,
sẽ bị điếc vì tiếng gõ mạnh và sức ép không
khí. Cũng bằng cách gõ vào thùng phuy đổ đầy
nước, bên trong thùng là tù nhân. Kiểu tra tấn
này có thể khiến tù nhân bị hộc máu vì sức ép
của nước.
Đục răng và bẻ răng

35
- Kê đục vào sát chân răng của người tù, dùng búa đóng làm răng gãy văng ra.

2.2.2.5 Nhiều hình thức tra tấn mang rợ , dã man và độc ác khác .
Thoát khỏi nơi chốn “ địa ngục trần gian “.
-Để sớm thoát khỏi bàn tay tàn ác của kẻ thù, trở về với cách mạng, tổ chức cho những chiến
sĩ cộng sản vượt ngục được Đảng ủy các phân khu xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu.
- Theo thống kê, từ tháng 7-1967 đến tháng 4-1972, tại Nhà tù Phú Quốc, các chiến sĩ ta đã
tổ chức 41 lần vượt ngục, khoảng 300 chiến sĩ cộng sản thoát ngục trở về với cách mạng.

- Trong các hình thức mà những chiến sĩ cộng sản áp dụng để vượt ngục như: Vượt lẻ, vượt
rào, đánh quân cảnh và hải quân khi đi lao động bên ngoài và đào hầm... thì hình thức đào
hầm đạt hiệu quả cao nhất, với số người thoát ra được nhiều nhất.

36
-Đường hầm được đào ở dưới sạp của phòng giam và được ngụy trang kỹ lưỡng. Tổ đào
hầm được Đảng ủy phân khu lựa chọn và phân công cụ thể: nhóm đào hầm và nhóm cảnh
giới. Dụng cụ đào hầm tự tạo từ cặp-lồng, thìa ăn cơm, cọng kẽm gai, cọc sắt và can nhựa
đựng đất.
- Đường hầm đầu tiên được đào ở phòng giam số 13, phân khu B2 vào cuối năm 1969
với chiều dài khoảng 120m. Để hoàn thành đường hầm này, các chiến sĩ đã thực hành đào
suốt 6 tháng liền. Đến ngày 21-1-1969, từ đường hầm này đã có 21 chiến sĩ cách mạng vượt
thoát. 
Ngày 5: Hà Tiên-Phú Quốc-Cà Mau
Kết thúc chuyến hành trình đầy ắp kỉ niệm tại đảo Ngọc. Cả đoàn đi lại bằng tàu cao tốc
quay về Hà Tiên và di chuyển một đoạn đường dài đến Cà Mau – vùng đất tận cùng của tổ
quốc . Trên đoạn đường đi chúng ta ghé qua Thành phố Rạch giá, cảng thị của vương quốc
Phù Nam xưa kia và viếng thăm đền thần Nguyễn Trung Trực với chiến công đốt cháy tàu
Pháp Esperance.

1. Đền Thần Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá – Kiêng Giang.

1.1. Đền thờ Nguyễn Trung Trực – Đình Thần Nguyễn Trung Trực.
- Ngôi đền lớn nhất trong số chín ngôi đền thờ Nguyễn Trung Trực trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang. Ngôi đền nằm đối diê ̣n dòng sông êm đềm, ngay sát cửa biển, rợp mát bóng cây bồ
đề xanh tốt. Mặt đền quay ra cửa biển và cách biển khoảng 100 m nằm trên đường Nguyễn
Công Trứ, phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Bước qua cổng đền là bức
tượng Nguyễn Trung Trực cao 1m8 và được đúc bằng đồng trông rất oai nghiêm, sống đô ̣ng
với khí thế trung nghĩa, bất khuất. Trong khuôn viên, ngoài bức tượng còn có ngôi mô ̣ của
37
ông được xây vào năm 1986.

- Về mặt kiến trúc, đền Nguyễn Trung Trực được khởi dựng năm 1869 sau khi cụ mất, lúc
đầu chỉ là ngôi nhà nhỏ bằng gỗ, mái lợp lá, do dân chài dựng lên để thờ Thần Nam Hải (Cá
voi). Đền được xây dựng theo kiểu chữ Tam (chữ Hán: 三), , gồm Chính điện, Đông lang và
Tây lang. Cột kèo bằng bê tông, mái lợp ngói. Được xây dựng theo phong cách truyền
thống, mái đình cong lợp ngói âm dương, trên nóc đắp hình lưỡng long tranh châu, sơn màu
đỏ ngời lên vẻ tôn nghiêm. Điện thờ chính có những vật dụng thường thấy trong các ngôi
đình Nam bộ. Những giá đặt binh khí ánh lên sắc đồng mạnh mẽ.

- Cổng đền có ba cửa (tam quan), cổ kính với mái ngói hai tầng trang trí hình "lưỡng long
tranh trân châu" trên đỉnh. Hai bên là đôi câu đối bằng chữ Quốc ngữ được đắp nổi sơn
vàng trên nền đỏ.

- Kế đến là ngôi chánh điện được thiết kế với mái ngói cong bốn góc, ở các viền góc đều có
trang trí hoa văn hình rồng và lá cúc. Mặt trước chánh điện có hai trụ cột đắp nổi hình rồng
uốn lượn từ dưới lên quấn quanh cột.

- Trong chánh điện, cột và kèo đều bằng bê tông. Đền có tất cả mười cột, mà mỗi cột đều có
chân hình bát giác, phía trên có đắp nối hai lớp cánh sen. Ngoài ra, ở nơi đây các hoành phi,
câu đối đều được sơn son thiếp vàng, làm cho các nơi thờ vừa trang nghiêm vừa lộng lẫy.

- Trong chánh điện có rất nhiều bàn thờ, lần lượt từ ngoài vào trong có các bàn thờ chính
như sau:
Bàn thờ Chánh soái Đại càn.
Bàn thờ ba mươi vị anh hùng dân tộc.
Long đình cùng di ảnh (ảnh nhỏ) Nguyễn Trung Trực.
Bàn để di ảnh (ảnh lớn) Nguyễn Trung Trực.
Bàn thờ Chư vị.
Bàn thờ Chư vị hội đồng trăm quan cựu thần và Cửu huyền thất tổ.
Gian cuối ngôi đền có ba ngai thờ chính:
Ngai chính giữa thờ Nguyễn Trung Trực. Phía trên bệ thờ, có bức hoành ghi bốn chữ: Anh
Khí Như Hồng (英气如虹), tức ca ngợi khí tiết hào hùng của ông sáng như cầu vồng bảy
sắc.
Phía bên trái có ngai thờ chung thờ Phó cơ Nguyễn Hiền Điều và Phó lãnh binh Lâm
Quang Ky.
38
Phía bên phải là ngai thờ thần Nam Hải Ðại tướng quân.

- Đông lang và tây lang, có các bàn thờ: Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu hiền,
Thủy long, Đồng bào nghĩa quân liệt sĩ.

- Hằng năm, vào các ngày 26, 27 và 28 tháng 8 âm lịch, tại đền thờ đều có tổ chức lễ
hội trọng thể kỷ niệm ngày hy sinh của Nguyễn Trung Trực. Cho nên từ lâu trong dân
gian ở đây có câu:
Dù ai buôn bán gần xa,
Ngày giỗ cụ Nguyễn thì ta nhớ về.

2.2. Vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và trận chiến đốt cháy tàu Esperance của
Pháp trên vàm sông Nhựt Tảo.
- Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn. Từ năm Kỷ Mùi (1859) đổi là
Lịch (Nguyễn Văn Lịch, nên còn được gọi là Năm Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với
tính tình ngay thật, nên ông được thầy dạy học đặt thêm tên hiệu là Trung Trực.
- Nguyên quán gốc Nguyễn Trung Trực ở xóm Lưới, thôn Vĩnh Hội, tổng Trung An, huyện
Phù Cát, trấn Bình Định (ngày nay là thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, huyện Phù Cát). Ông nội là
Nguyễn Văn Đạo, cha là Nguyễn Văn Phụng (hoặc Nguyễn Cao Thăng), mẹ là bà Lê Kim
Hồng

*** Trận đánh trên vàm Nhựt Tảo


- Ngày 10-12-1861, Nguyễn Trung Trực cùng hương thôn Hồ Quang Chiêu và tán quân
Nguyễn Học chỉ huy một toán quân đánh chìm tàu Hy Vọng (L’ Espérance) của Pháp đang
đậu trên vàm Nhật Tảo. Kế hoạch đánh tàu được chuẩn bị khá kỹ lưỡng: Sáng ngày 10-12-
1861, sau khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận quân Pháp rời khỏi
tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe buôn lúa tiến sát
tàu Hy Vọng. Trong khi trình giấy thông hành, nghĩa quân đã bất ngờ xông lên đốt tàu và
cướp vũ khí khiến quân Pháp không kịp trở tay. Toàn bộ địch trên tàu bị tiêu diệt và tàu
L’Esperance bùng cháy trên sôngNhật Tảo, trở thành ngọn lửa thắp lại hy vọng trong lòng
nhân dân cả nước.Sau sự kiện đó,thực dân Pháp đã quay lại vàm Nhật Tảo, tiêu diệt cả làng
chài Nhật Tảo rồi xây dựng bia tưởng niệm sự kiện tàu Pháp bị đánh chìm.

** Chiếu cổ lịch sử
- Theo hồi ức truyền đời của những người già Tà Niên kể lại cho lớp con cháu đời sau, vì
thương cụ Nguyễn, cảm kích khí khái, phẩm chất kiên trung của cụ mà khi hay tin cụ sẽ bị
hành quyết, người Tà Niên đã bàn với nhau dệt chiếu nâng bước người anh hùng đất Việt
39
vào cõi thiên thu. Khi lưỡi đao của kẻ thù bổ xuống, máu từ cổ người anh hùng phun xuống
mặt chiếu Tà Niên, đọng thành hình chữ Thọ. Thương nhớ cụ Nguyễn, người Tà Niên đã
mang chiếc chiếu thấm máu người anh hùng về lưu thờ và cũng từ đây, nghề dệt chiếu hoa
với chữ Thọ không thể thiếu ở làng chiếu Tà Niên được hình thành.
- Chuyện chiếu Tà Niên thấm máu người anh hùng vị quốc vong thân được ghi rõ trong tư
liệu của Ban Bảo vệ di tích đền thờ Nguyễn Trung Trực với lời nhấn rằng cụ Nguyễn là anh
hùng không để đầu rơi xuống đất: "Khi đao phủ hành án, cụ đưa tay bưng đầu gắn vào cổ và
trừng mắt nhìn bọn Pháp, làm chúng hoảng sợ bỏ chạy. Nhưng giọt máu của cụ rơi xuống
chiếu, hiện thành chữ Thọ với ý nghĩa Kiên Giang có vị anh hùng bất tử. Như thà thơ Huỳnh
Mẫn Đạt đã xúc cảm viết nên: "Anh hùng cương cảnh phương danh thọ/ Tu sát đê đầu vị tử
thân".

Ngày 6.Cà Mau-Cần Thơ


** Cà Mau
- Đất Mũi Cà Mau được biết đến là
nơi “đất biết nở, rừng biết đi và
biển sinh sôi”. Cách trung tâm
thành phố Cà Mau hơn 100 km là
địa danh Đất Mũi, điểm cực nam
của Việt Nam thuộc huyện Ngọc
Hiển. Đây cũng là điểm cuối cùng
của đường Hồ Chí Minh.

-Km 2436 của đường Hồ Chí Minh


thuộc Khu du lịch Quốc gia Mũi
Cà Mau. Con đường bắt đầu từ
Pác Bó Cao Bằng đi qua 28 tỉnh
thành phố và kết thúc ở điểm cực
nam của Tổ quốc. Công trình gồm
tượng đài và hai bức phù điêu ở Đất Mũi được khởi công vào năm 2017.

- Gần đó là đài quan sát cho phép du khách có thể nhìn toàn cảnh vùng đất tận cùng của Việt
Nam. Trước đây đài quan sát gồm 3 tầng, cao khoảng 21 mét, nhưng hiện tại chỉ còn một
tầng. Mũi Cà Mau cũng là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ
mặt biển phía đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển phía tây vào buổi chiều. Du khách
có thể đến đây bằng đường bộ hoặc đường thuỷ.
Cột mốc tọa độ quốc gia GPS 0001

40
- Chính giữa Khu du lịch là Mốc tọa độ
Quốc gia GPS 0001 (cây số 0) của Việt
Nam. Đây là một trong bốn điểm cực
đánh dấu lãnh thổ Việt Nam trên đất liền.
Cực Bắc là Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang),
cực Tây là xã Apa Chải (Mường Nhé,
Điện Biên), cực Đông là Mũi Đôi (Vạn
Ninh, Khánh Hòa) và cực Nam là Cột
Mốc tọa độ Quốc gia GPS 0001 (Đất Mũi,
Cà Mau).
- Gần Mốc toạ độ GPS 0001 còn trưng bày
các bản đồ cổ gồm “An Nam đại quốc
Hoạ đồ” năm 1838 và “Hoàng Triều trực
tỉnh địa dư toàn đồ” năm 1904 chứng
minh chủ quyền quần đảo Trường Sa -
Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Du khách đến Đất Mũi có thể trải nghiệm đi cầu khỉ xuyên rừng để khám phá hệ sinh thái
rừng ngập mặn. Hàng năm nơi này vẫn lấn biển do hoạt động phù sa. Hai loại cây phổ biến ở
đây là mắm và đước. Cây mắm thường mọc trên đất bồi, rễ đâm ngược lên để giữ đất, tiếp
đến là đước và những cây trong rừng ngập mặn khác như sú, vẹt. Đó là lý do Cà Mau được
ví là nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”.
Năm 2009, vườn Quốc gia mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển
thế giới. Khu du lịch cũng cung cấp tour xuyên rừng bằng canô, giá một triệu đồng một
chuyến cho tối đa 5 người. Vé vào cổng tham quan khu du lịch là 10.000 đồng một người,
du khách có thể đi
bộ hoặc ngồi xe
điện tham quan với
giá 10.000 đồng
một lượt.

41
Hệ thống rừng ngập mặn
.2. Bến ninh kiều – biểu tượng của xứ tây đô
Bến Ninh Kiều nay được gọi
là Công viên Ninh Kiều là
một bến nước và là địa danh du
lịch, văn hóa của thành phố Cần
Thơ hình thành từ thế kỷ XIX.
Bến Ninh Kiều tọa lạc ở bờ
phải sông Hậu, nằm giữa ngã
ba sông Hậu và sông Cần
Thơ tiếp giáp với đường Hai Bà
Trưng, phường Tân An,
quận Ninh Kiều thuộc thành phố
Cần Thơ. Bến Ninh Kiều là một
địa danh du lịch có từ lâu và hấp
dẫn du khách bởi phong cảnh
sông nước hữu tình và vị trí
thuận lợi nhìn ra dòng sông
Hậu. Từ lâu bến Ninh Kiều đã trở thành biểu tượng về nét đẹp thơ mộng bên bờ sông Hậu
của cả Thành phố Cần Thơ, thu hút nhiều du khách đến tham quan và đi vào thơ ca.

6.2.2. Bến Ninh Kiều xưa (sưu tầm)


42
Chưa có tài liệu lịch sử ghi rõ
việc hình thành của bến Ninh
Kiều, nhưng theo một số nhà
nghiên cứu thì đã có giai thoại
hình thành địa danh này từ
thời Gia Long của nhà
Nguyễn và Bến Ninh Kiều xưa
vốn là một bến sông ở đầu chợ
Cần Thơ.
Theo đó từ khi chưa lên ngôi
vua, Nguyễn Ánh vào miền
Nam. Một hôm, đoàn thuyền
của ông đi theo sông Hậu vào
địa phận thủ phủ Trấn Giang (tức Cần Thơ xưa). Lúc đêm vừa xuống thì đoàn thuyền cũng
vừa đến vàm sông tức Bến ninh kiều ngày nay. Giữa đêm có vọng lại nhiều câu ngâm thơ,
hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo. Ông này khen vì một cảnh quan sông nước hữu tình và đặt tên
cho con sông là Cầm Thi giang.

Ngày 7: Cần Thơ-Thành Phố Hồ Chí Minh


Ngày 7
7.1. Chợ nổi cái răng
Chợ nổi Cái Răng nằm trên
sông Cái Răng, gần cầu Cái
Răng (quận Cái Răng), cách
trung tâm thành phố Cần
Thơ khoảng 6 km đường bộ
và mất 30 phút nếu đi bằng
thuyền từ bến Ninh Kiều
(quận Ninh Kiều) để xuôi
thuyền trên sông về chợ nổi.
Theo Viện Kinh tế Xã hội
Cần Thơ, chợ nổi Cái Răng
khi mới hình thành nằm ở vị
trí giao nhau giữa bốn con
sông Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái
Sơn, Cái Răng Bé, liền kề
với chợ Cái Răng trên bờ. 
Chợ nổi Cái Răng
43
Nguyên tắc mua bán ở chợ nổi là bớt kỳ kèo, bớt nói thách về giá cả để người bán và
người mua đều có lợi, tiết kiệm được thời gian, hạn chế chi phí, đưa nhanh hàng hóa
đến nơi cần thiết. Mọi người đều thấm nhuần các quy ước, thông lệ mua bán trên sông
nên đã tự thỏa thuận, vạch ra một công thức, trật tự giao thương cho mình, trở thành
“văn hóa chợ nổi”. 

Một góc chợ nổi Cái Răng

44
7.2. Chùa Vĩnh Tràng – điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tiền giang
Vùng đất Tiền Giang vốn nổi tiếng
với nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt
đẹp mang đậm bản sắc vùng sông
nước miệt vườn miền Tây Nam bộ.
Đặc biệt có một công trình phật giáo
nổi tiếng mà du khách không nên bỏ
qua đó chính là chùa Vĩnh Tràng –
Một ngôi chùa độc đáo có nét giao
thoa văn hóa phương Đông và
phương Tây cùng hội tụ.

Chùa Vĩnh Tràng chụp từ trên cao

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo lối


kiến trúc tổng hợp, giao thoa giữa nền kiến
trúc Á – Âu như kiến trúc Pháp, La Mã,
Thái, Miên và Chàm. Những cây cột trụ và
dọc hành lang phía bên tay trái chùa sẽ cho
bạn cảm giác và khung cảnh như đang ở
một hành lang ở Châu Âu.

Bên trong khuôn viên chùa


7.3. Đạo Dừa

Kể từ năm 1945 trở về sau, tên gọi “Đạo Dừa” thường được mọi người nhắc đến. Bởi
vì trong thời gian tu đạo của mình, Cậu Hai chỉ toàn ăn trái cây và uống nước dừa
xiêm. Nguyễn Thành Nam cũng từng nói rằng: “25 năm bần đạo không uống nước
sống, nước mưa, chỉ uống nước dừa xiêm và nước mía”. Thậm chí ông còn dùng nước
dừa để rữa hoa quả ăn, “Đài bát quái” mà Cậu Hai dựng đầu tiên cao 14 mét ở xã
Phước Thạnh cũng toàn bằng dừa. Người đời thường gọi “Đạo Dừa” từ thuở đó.Sau
thời gian tu tập trên núi, ông trở về và bắt đầu truyền bá cách hành đạo của mình.

45
Bài học kinh nghiê ̣m

Ở chuyến đi đó chúng tôi chúng tôi đã được học một cách tự nhiên những kiến thức thực tế.
Thành thật mà nói rằng, trước chuyến đi, không ít trong số sinh viên chúng tôi đi với tâm thế
và mục đích là để đến, để điểm danh, để hoàn thành nhiệm vụ khóa học. Vậy nhưng, vượt xa
những điều mong đợi, từ khâu chuẩn bị cho đến hành trình đi, nơi đến và những gì thực tế
tận mắt chúng tôi được vào cuộc, được chứng kiến đã cho chúng tôi những nhận thức, những
kỹ năng mà nếu không “xách ba lô lên và đi” thì chúng tôi không thể nào có được. Chúng tôi
được tự mình trải nghiệm và trau dồi những kiến thức về văn hóa, con người nơi chúng tôi đi
qua mà sách vở không thể nào có được. Sau chuyến đi, mỗi sinh viên đều có những cảm
nhận và nhận xét riêng, bản thân tôi cũng vậy, đối với tôi đây là một chuyến đi vô cùng hữu
ích nhằm nâng cao nhận thức, giúp sinh viên tiếp cận thực tế và có điều kiện kiểm nghiệm lý
thuyết đã học. Đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Quốc tế học cho sinh
viên. Ban chủ nhiệm khoa Quan hệ quốc tế đã tổ chức chuyến đi thực tế cho sinh viên K19,
với sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Sài Gòn để chúng tôi có một chuyến đi
tuyệt vời và ý nghĩa. Chuyến đi thực tế của chúng tôi đã khép lại, nhưng trong tâm trí của
mỗi học viên chúng tôi, dư âm của hành trình còn đọng mãi. Dư âm ấy mở ra, khơi dậy nhiệt
huyết, định hướng, nêu cao tinh thần tự học, sẽ mãi là hành trang để chúng tôi tu dưỡng, rèn
luyện, để học tập và làm việc hiệu quả hơn

46
Phụ Lục ( Hình ảnh của nhóm trong chuyến đi )

Tài liệu tham khảo

47
1. Văn hóa Óc Eo - http://vanhoaoceo.angiang.gov.vn/

2. Đền thần Nguyễn Trung Trực - https://nhandan.com.vn/dong-chay/khanh-thanh-den-tho-


anh-hung-dan-toc-nguyen-trung-truc-619985/

3. Nhà tù Phú Quốc - https://cuongdulich.com/dia-diem/2528-nha-tu-phu-quoc-va-5-dieu-


lam-tuong-khung-khiep.html

4. Bến Ninh Kiều ,Cần Thờ - https://canthotourist.vn/du-lich-ben-ninh-kieu-can-tho-co-gi-


vui/

5. Mũi Cà Mau - https://vnexpress.net/mui-ca-mau-cuc-nam-cua-to-quoc

48

You might also like