You are on page 1of 6

1. Năng lượng điện gió là gì?

Năng lượng điện gió là năng lượng điện được tạo ra từ gió.
Gió là một hiện tượng gây ra bởi sự nóng lên của bầu khí quyển trái đất.
Ánh sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt trái đất không đồng đều làm cho khí
quyển, nước và không khí nóng lên không đều nhau. Kết quả là, không khí
nóng sẽ di chuyển lên trên, không khí lạnh sẽ di chuyển xuống dưới. Sự
chuyển đổi vị trí giữa không khí nóng và không khí lạnh sẽ tạo thành gió.
Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát
minh ra điện và máy phát điện. Lúc đầu nguyên tắc của cối xay gió chỉ được
biến đổi nhỏ và thay vì là chuyển đổi động năng của gió thành năng lượng
cơ học thì dùng máy phát điện để sản xuất năng lượng điện. Khi bộ môn cơ
học dòng chảy tiếp tục phát triển thì các thiết bị xây dựng và hình dáng của
các cánh quạt cũng được chế tạo đặc biệt hơn. Ngày nay người ta gọi
đó tuốc bin gió, khái niệm cối xay gió không còn phù hợp nữa vì chúng
không còn có thiết bị nghiền.

2. Năng lượng điện gió có tác dụng như thế nào đối với tài nguyên thiên nhiên
và môi trường? (cólợi/có hại)
a. Có lợi
i. Tài nguyên thiên nhiên:
1. Một nhà máy điện sử dụng năng lượng gió, bạn chỉ cần
một diện tích nhỏ để xây dựng trong khi có thể phải khai
phá cả một vùng đất lớn để xây dựng một nhà máy
điện. Sau khi lắp đặt các tua bin, khu vực này vẫn có thể
được sử dụng cho canh tác hoặc các hoạt động nông
nghiệp khác. 
ii. Môi trường:
1. Năng lượng gió là nguồn năng lượng có thể tái tạo, trong
khi than đá và gỗ là những nguồn năng lượng không thể
tái tạo được. Có một điều chắc chắn rằng, năng lượng gió
sẽ luôn luôn tồn tại. Nếu có sự nỗ lực lớn hơn để đưa
năng lượng gió vào khai thác, sẽ làm giảm việc sử dụng
các nguồn không thể tái tạo được, mà việc khai thác các
nguồn năng lượng này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thế hệ
mai sau.
2. Năng lượng gió là lựa chọn một thay thế tuyệt vời cho
nhu cầu năng lượng của chúng ta, bởi nó không gây ô
nhiễm trên diện rộng như các nhiên liệu hóa thạch. Sự
nóng lên cảu toàn cầu là một trong những thách thức lớn
nhất đối với toàn nhân loại. Theo các báo cáo được công
bố về vấn đề này, một yêu cầu cấp thiết là phải giảm phát
thải các chất ô nhiễm trong bầu khí quyển của Trái đất.
b. Tác hại:

i. Môi trường

1. Có những báo cáo trước đây về sự nguy hiểm mà cối xay


gió đặt ra với các loài chim. Do chiều cao đáng kể của
các cối xay gió nên thường gây ra sự va chạm với các
loài chim đang bay, và một số lượng lớn các loài chim
chết vì lý do này. 

2. Một trong những lý do chính gây ra sự phản đối điện gió


là vì cối xay gió sẽ gây ra ô nhiễm tiếng ồn. Lắp đặt cối
xay gió phải đối mặt với sự phản đối gay gắt từ những
người sống trong khu vực lân cận, nơi mà các nhà máy
điện gió đã được dự kiến xây dựng. Các yếu tố như tốc
độ của gió và tần số của nó được đưa vào để tính toán
trước khi lựa chọn nơi để lắp đặt một cối xay gió và đôi
khi người dân địa phương kiên quyết phản đối kế hoạch
này. Ngoài ra, một số ý kiến cho rằng tua-bin gió làm ảnh
hưởng xấu đến thẩm mỹ của một thành phố và ngành
công nghiệp du lịch trong khu vực của họ.

3. Năng lượng điện gió có tác dụng như thế nào đối với đời sống? (có lợi/có
hại)
i. Có lợi:

1. Tiết kiệm nguyên liệu khi hoạt động. Một trong những lợi thế
lớn nhất của năng lượng gió so với các nguồn năng lượng tái
tạo khác là hiệu quả về mặt chi phí nguyên liệu. Không có các
chi phí liên quan đến việc mua, vận chuyển nhiên liệu vào tua
bin gió, như các nhà máy điện hoạt động bằng than.

2. Chi phí lắp đặt một tuabin gió là thấp hơn so với một nhà máy
điện than, các quốc gia không có nhiều kinh phí, có thể lựa
chọn sử dụng phương án với hiệu quả chi phí cao mà vẫn đáp
ứng được nhu cầu về năng lượng. Các nước đang phát triển
thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để xây dựng một nhà máy điện, có
thể được hưởng lợi từ nguồn năng lượng này. Giá đã giảm hơn
80% kể từ năm 1980 nhờ những tiến bộ công nghệ và nhu cầu
gia tăng, giá cả dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong tương lai gần.
3. Các tuabin gió lớn nhất có khả năng tạo ra đủ điện để đáp ứng
nhu cầu năng lượng của 600 ngôi nhà trung bình.
4. Tiềm năng của năng lượng gió là hoàn toàn rất lớn. Một số
nhóm nghiên cứu độc lập đã đi đến kết luận tương tự: Tiềm
năng ciuar chúng trên toàn thế giới là hơn 400 TW (terawatt).
Khai thác năng lượng gió có thể được thực hiện ở hầu hết mọi
nơi. Liệu một nguồn lực có khả thi về mặt tài chính hay không
là một câu hỏi khác.
5. Mặc dù năng lượng gió chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng sản lượng
điện trên toàn thế giới, công suất này vẫn đang tăng với tốc độ
đáng kinh ngạc 25% mỗi năm (2010). Điều này không chỉ đóng
góp trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu, mà còn
giúp giảm chi phí
6. Mọi người có thể tự tạo ra điện bằng năng lượng gió theo cách
tương tự như mọi người làm với hệ thống pin năng lượng mặt
trời Nguồn năng lượng thu được cho phép nhà đầu tư tự cung
về nguồn năng lượng và thu được chi phí khi bán điện

ii. Có hại:

1. Nhược điểm lớn nhất năng lượng gió là nó không liên tục. Điện
có thể được sản xuất và cung cấp đầy đủ khi gió đủ mạnh, cũng
có thời điểm gió tạm lắng, việc sản xuất điện bằng năng lượng
gió là không thể.
2. Gió là không thể dự đoán và sự sẵn có của chúng là không đổi.
Do đó, năng lượng gió không phù hợp làm nguồn năng lượng
tải cơ sở.

3. Tiếng ồn là một vấn đề đối với một số người sống gần các
tuabin gió. Xây dựng tuabin gió trong môi trường đô thị thì
càng là một vấn đề lớn. Tiếng ồn không phải là một vấn đề khi
lắm đặt ở nơi xa khu khu dân cư. Tuy nhiên hiện nay, các thiết
kế mới cho thấy những cải tiến đáng kể so với các mô hình cũ
và tạo ra ít tiếng ồn hơn.
4. Trong khi hầu hết mọi người thực sự thích cách các tuabin gió
hoạt động trông như thế nào thì số khác lại không. Tua bin gió
để lại vết nhỏ (do lắp đặt) trên mặt đất so với phần lớn các
nguồn năng lượng khác (bao gồm năng lượng mặt trời). Vấn đề
được giảm nhẹ nếu các tuabin gió được xây dựng bên ngoài các
khu vực đô thị.

4. Nguyên lí làm việc của tuabin gió

Các tuabin gió tạo ra điện như thế nào? Một cách đơn giản là một tuabin gió
làm việc trái ngược với một máy quạt điện, thay vì sử dụng điện để tạo ra gió
như quạt điện thì ngược lại tuabin gió lại sử dụng gió để tạo ra điện.

Các tuabin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn giản. Năng lượng của
gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt quay quanh 1 rotor. Mà rotor được nối với
trục chính và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát để tạo
ra điện.

Các tuabin gió được đặt trên trụ cao để thu hầu hết năng lượng gió. Ở tốc độ
30 mét trên mặt đất thì các tuabin gió thuận lợi: Tốc độ nhanh hơn và ít bị các
luồng gió bất thường.

Các tuabin gió có thể sử dụng cung cấp điện cho nhà cửa hoặc xây dựng,
chúng có thể nối tới một mạng điện để phân phối mạng điện ra rộng hơn.

Nhìn từ phía ngoài vào một xưởng năng lượng gió thấy được một nhóm các
tuabin làm việc và tạo ra điện nhờ các đường dây tiện ích như thế nào? Điện
được truyền qua dây dẫn phân phối từ các nhà, các cơ sở kinh doanh, các
trường học

5. Hiện trạng việc sử dụng năng lượng điện gió tại Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng có phổ biến hay không? Lý do?
a. Việt Nam
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có tiềm
năng về phát triển điện gió lớn nhất trong khu vực, vượt qua Lào,
Campuchia và Thái Lan. Trữ lượng gió của Việt Nam ước tính đạt
513.360 MW, gấp hơn 6 lần tổng công suất ước tính của toàn ngành
Điện vào năm 2020. Nghiên cứu của WB còn cho thấy 8,6% diện tích
đất liền của Việt Nam rất giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc lắp đặt
các tuabin gió lớn. Con số tương ứng của Campuchia là 0,2%, Lào là
2,9% và Thái Lan là 0,2%. Tuy nhiên, trong tổng số 50 dự án điện gió
đăng ký đầu tư ở Việt Nam, mới chỉ có duy nhất 4 dự án có tổng công
suất 159,2 MW đã vận hành thương mại.
b. Hà Nội
Mặc dù Việt Nam rất nhiều nhà máy điện gió đã và sẽ được xây dựng,
không có nhà máy điện gió nào được đặt tài Hà Nội. Vì sao như vây?
Theo nghiên cứu của em, địa điểm phù hợp để phát triển điện gió phải đáp
ứng được các yêu cầu, bao gồm:
1. Năng lượng gió mạnh. Những vùng có năng lượng gió mạnh
thường là các vùng ven biển và các vùng đất trống
2. Địa hình. Địa hình càng bằng phẳng càng giảm được chi phí san
lấp mặt bằng, thuận tiện vận chuyển thiết bị đến công trường
cũng như lắp đặt trang thiết bị.
3. Loại đất. Có nền đất phù hợp để thuận tiện cho việc thi công
đường vận chuyển nội bộ, hố móng, cũng như thi công mặt
bằng để bốc dỡ và lắp dựng thiết bị.
4. Tiếp cận với lưới điện.
5. Khả năng tiếp cận và vận chuyển. Có hệ thống đường giao
thông từ cảng bốc dỡ đến khu vực dự án thuận lợi.
6. Các vấn đề về môi trường: các vấn đề về môi trường như ăn
mòn, độ ẩm cao của không khí cũng như ngập lụt cũng cần
được xem xét bởi chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả
năng vận hành, tuổi thọ của thiết bị do vậy giảm hiệu quả của
dự án.
7. Quy mô địa điểm: quy mô của địa điểm càng lớn thì càng tốt

Hà Nội không đạt được các tiêu chí trên nên nó không phù hợp để xây dựng
nhà máy điện gió .

You might also like