You are on page 1of 10

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT HIẾN PHÁP


1. PHẦN THÔNG TIN

Chủ đề tranh biện: Trong quá trình soạn thảo luật lao động, có ý kiến cho
rằng phải đặt ra nguyên tắc độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ bằng
với nam giới

1. Quan điểm bên bảo vệ: Ủng hộ


2. Nhóm tranh biện: 1B
3. Lớp: 4506
4. Thành viên nhóm/ vai trò:
 Nhóm trưởng: Ngô Tiến Phong - 450631
 Thành viên (6 người) :

Trần Phương Anh - 450629

Nguyễn Thị Trâm Anh - 450630

Mai Phi Hùng - 450632

Nguyễn Văn Bách - 450633

Ngô Minh Hằng - 450634

Nguyễn Thị Ngọc Bích - 450635

Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2020


2. NỘI DUNG TRANH BIỆN

Theo báo cáo an sinh xã hội thế giới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO),
khoảng cách về tuổi nghỉ hưu thu hẹp dần trong một thập kỷ qua. Giai đoạn
từ năm 2017-2019, số quốc gia có tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ bằng nhau
ngày càng tăng.Trong đó tại các quốc gia có độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và
nữ bằng nhau là: Hàn Quốc,Lào, Campuchia,… Đối với Việt Nam vào ngày
26/4/2018 đã diễn ra chương trình hội thảo tham vấn đánh giá tác động gới
trong đề nghị xây dựng Bộ luật Lao động có phương án nâng tuổi nghỉ hưu
của lao động nữ lên 60 tuổi và nam lên 62 tuổi và có thể sẽ dẫn đến tuổi nghỉ
hưu của nam nữ như nhau.

* Luận điểm 1: Quyền bình đẳng giới trong độ tuổi nghỉ hưu.

 Cơ sở pháp lý:

+ Khoản 1,2 điều 26 của Hiến Pháp 2013 nêu rõ:

1. Công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt.Nhà nước có chính sách đảm
bảo quyền và cơ hội bình đăng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn
diện,phát huy vai trò của mình trong xã hội.

+ Khoản 1,2 điều 13 của Luật bình đẳng giới 2016:

1. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử
bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội,
điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
2. Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm
giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
+ Khoản 2 điều 23 Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948;Cùng làm việc
ngang nhau, mọi người được trả lương ngang nhau, không phân biệt đối xử .
 Phân tích lập luận:
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội và gia đình, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng
lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như
nhau về thành quả của sự phát triển đó và không bị phân biệt đối xử về giới.
Theo đó, Nhà nước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội và gia đình; bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con
và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình; áp dụng
những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực
hiện mục tiêu bình đẳng giới; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội
đặc biệt khó khăn.

Người sử dụng lao động phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa lao động
nam và lao động nữ trong tuyển dụng, phân công, đào tạo, trả lương,
thưởng, bổ nhiệm, thanh toán tiền lương và các chính sách về bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện làm việc, an toàn lao
động, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các phúc lợi xã hội khác
liên quan đến điều kiện vật chất và tinh thần của người lao động.

Lao động nam và nữ phải được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc. Người
lao động có quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp mong
muốn. Họ cũng có thể tự do lựa chọn việc đào tạo nghề mà họ muốn tham
gia và có quyền nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của họ. Nghiêm cấm các
hành vi phân biệt đối xử trên các cơ sở giới tính, dân tộc, màu da, thành
phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết
tật hoặc tham gia hoạt động công đoàn tại nơi làm việc. Bộ luật Lao động
nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử dựa trên giới tính hoặc tình trạng hôn
nhân. Người sử dụng lao động phải tuân thủ và thực hiện nguyên tắc bình
đẳng nam và nữ trong tuyển dụng, giao việc, thời gian làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi, nâng bậc lương, tiền công. Việc vi phạm pháp luật về bình đẳng
giới trong lĩnh vực lao động bao gồm việc áp dụng trình độ (tiêu chuẩn)
khác nhau trong việc tuyển dụng lao động nam và nữ cho cùng một công
việc; từ chối hoặc hạn chế tuyển dụng lao động, sa thải người lao động vì
lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con hoặc nuôi con của họ;
phân biệt đối xử trong giao việc lao động nam và nữ dẫn đến chênh lệch về
thu nhập hoặc áp dụng mức lương khác nhau cho người lao động tương
đương về trình độ và năng lực vì lý do giới tính; và từ chối thực hiện các
quyền cụ thể cho lao động nữ đều được quy định trong pháp luật lao động.

* Luận điểm 2: Theo ý muốn của người lao động nữ khi họ còn khả năng
lao động, có nhiều kinh nghiệm, vẫn muốn lao động để kiếm việc làm vì
lương hưu không đủ tự trang trải cuộc sống và sẽ bị phụ thuộc vào con
cái.

 Căn cứ pháp lý:

+ Điều 10 Bộ Luật Lao động 2019: Quyền làm việc của người lao động.

1. Được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao
động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức
dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ
nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

+ Khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tuổi nghỉ
hưu như sau:
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường
hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy
định tại khoản 2 điều này tại thời điểm nghỉ hưu , trừ trường hợp pháp luật có
quy định khác. ( Khoản 2 Điều 169 quy định: Tuổi nghỉ hưu của người lao động
trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi
đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động
nữ vào năm 2035)
 Phân tích lập luận:

Nếu cho họ làm việc thêm 5 năm, họ sẽ để dư đc 1 khoản tiền nữa. Và như
thế họ sẽ ko cảm thấy bị phụ thuộc vào con cái tức là con cái ko phải nuôi quá
nhiều hoặc họ có thể thêm 1 khoản tiền để sinh sống.

Khi dân số cao tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số cũng đồng nghĩa với tỷ
lệ tham gia lực lượng lao động có xu hướng giảm đi và số người sau 60 tuổi sẽ
tăng lên và sống lâu hơn. Như vậy, số người làm ra của cải vật chất cho xã hội
sẽ có xu hướng giảm đi và số người thụ hưởng sẽ có xu hướng gia tăng. Điều
này ở một khía cạnh nào cũng sẽ tạo ra “gánh nặng” cho quỹ hưu trí quốc gia
khi phải chi trả lương hưu nhiều hơn và dài thời gian hơn, trong khi đó số người
đóng góp có xu hướng giảm đi tương đối so với số người thụ hưởng (do hệ quả
của mức sinh thấp). Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi phải có những điều
chỉnh hợp lý trong thiết kế chế độ hưu, như tăng mức đóng góp hoặc tăng tuổi
nghỉ hưu (kéo dài thời gian đóng góp hơn) hoặc tăng cả hai (vừa tăng mức đóng
góp vừa tăng thời gian đóng góp BHXH). Đối với nước ta hiện nay, mở rộng
đối tượng tham gia BHXH (hướng tới BHXH cho toàn bộ người lao động) sẽ là
một trong những giải pháp để tăng quy mô quỹ hưu trí và tăng khả năng chi trả
BHXH cho người thụ hưởng trong tương lai gần.

Đồng thời, đòi hỏi phải điều chỉnh, thiết kế lại quỹ hưu trí. Mặt khác, cần
khai thác khía cạnh tích cực của người cao tuổi. Khi có sự chăm sóc y tế tốt
(ngay từ khi còn trẻ), người cao tuổi ( 60, 65 tuổi trở lên) vẫn còn khỏe mạnh,
bởi xét về góc độ sinh học, tính ưu việt sinh học của phụ nữ thường chiếm 51%
so với 49% nam giới, cơ thể phụ nữ có sức bền vững về sinh học hơn nam giới
và vẫn có thể tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình. Vấn đề đặt ra trong hệ
thống an sinh xã hội quốc gia là phải có chính sách việc làm phù hợp cho người
cao tuổi, để họ vừa duy trì được sức khỏe vừa có được thu nhập.
Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam khi thu nhập của người lao động thấp, thu
nhập chỉ đủ trang trải (thậm chí không đủ) cho những chi tiêu trước mắt, không
có và không thể có cho tích tũy trong tương lai. Điều này là nguy cơ tiềm năng
khi người lao động không làm việc được nữa, họ sẽ không có khoản tích lũy để
chi dùng khi trở thành người cao tuổi. Một số nhà phân tích đã nêu, người lao
động Việt Nam “già khi chưa giàu”. Đối với một người “già khi chưa giàu” sẽ
tạo áp lực cho con cái, nhưng đối với một xã hội “già hóa” và xã hội “già” thì áp
lực này sẽ chuyển sang hệ thống an ninh xã hội.

* Luận điểm 3: Việc thay đổi độ tuổi nghỉ hưu bằng nhau giữa nam và nữ
đã dẫn đến những lợi ích sau:

 Tránh lãng phí nguồn nhân lực của đất nước.

Chúng ta luôn nêu cao câu nói của danh sĩ Thân Nhân Trung: “ Hiền tài là
nguyên khí quốc gia” mà trong khi đó số lượng nữ lao động của những công
việc có hàm lượng tri thức cao như bác sĩ, các nhà nghiên cứu khoa học… đang
trong độ chín của nghề hội tụ đầy đủ kiến thức, tri thức sau khi trải qua hàng
chục năm đào tạo vẫn có thể cống hiến được cho công việc mà phải bắt họ nghỉ
hưu sớm hơn nam giới thì đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam
đang trong thời kì phát triển vượt bậc được mệnh danh là một trong “ Bốn con
hổ kinh tế ” của Châu Á thì thật quá lãng phí, đi ngược lại chủ trương, chính
sách của Đảng, của Nhà nước. Như Đại biểu Quốc hội khóa XIII Bùi Thị An
(Hà Nội) phát biểu: “ Về thời gian nghỉ hưu, nếu để nghỉ sớm, rất lãng phí. Ví
như các bác sỹ, nếu chỉ 55 tuổi mà nghỉ thì phí. Và cần xem lại về sự bình đẳng
đối với nữ. Nữ nghỉ trước nam, cũng mất hai bậc lương. Trong khi đó hai bậc
cuối là cao. Nhiều người nghỉ hưu lại phải đi làm thêm để đủ chi tiêu.”.

Chúng ta luôn thấy tỉ lệ lãnh đạo là phụ nữ trong các cơ quan nhà nước luôn
ít hơn nam giới theo số liệu thống kê tỷ lệ nữ tham gia vào các cơ quan lãnh đạo
của Đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh còn rất thấp, chưa tương xứng với vai
trò và sự đóng góp của phụ nữ. Cụ thể, tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ 2015-
2020 cấp tỉnh đạt 15,55%, cấp huyện 13,8% và cấp xã 15,6%. Tỷ lệ nữ đại biểu
HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 cấp tỉnh đạt 25,56%, cấp huyện 27,25% và
cấp xã 24,91%. Ngoài nguyên nhân chủ quan từ chính phụ nữ thì còn nhiều
nguyên nhân khách quan khác như định kiến xã hội về phụ nữ; quy định khác
biệt giữa nam và nữ về tuổi nghỉ hưu, tuổi đào tạo ảnh hưởng đến quy trình bổ
nhiệm quy hoạch lao động nữ.

 Phù hợp với xu thế chung trong khu vực và trên thế giới.

Nhìn rộng ra các quốc gia trong khu vực và trên thế giới việc nâng tuổi nghỉ
hưu của nữ giới bằng nam giới là phù hợp với xu thế chung trong và ngoài khu
vực. Đơn cử như Lào thay đổi quy định về tuổi nghỉ hưu từ năm 2015, theo đó
tuổi nghỉ hưu của nam và nữ là 60 tuổi tuy nhiên nữ có thể nghỉ hưu sau 55 tuổi
nếu có nhu cầu. Tuổi nghỉ hưu tại Campuchia thay đổi từ năm 2021, nam và nữ
cùng nghỉ hưu ở tuổi 60, thời gian làm việc đủ 25 năm. Singapore là nước quy
định tuổi nghỉ hưu của người lao động cao nhất trong khu vực là 62 tuổi đối với
cả nam và nữ. Hàn Quốc cũng đã có lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu của nam và nữ
lên 60 tuổi từ năm 2016. Theo báo cáo mới đây của Liên hợp quốc thống kê 142
quốc gia thì 51 nước tuổi nghỉ hưu của lao động nữ kém nam giới (thường là 5
tuổi, trong đó có Việt Nam), còn 91 nước tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như
nhau. Khi kinh tế tri thức ngày càng phát triển, lao động trí óc chiếm tỷ lệ lớn
trong nền kinh tế xã hội nên tuổi nghỉ hưu của nam và nữ ngày càng gần nhau.

* Luận điểm 4 : Việc đặt ra các nguyên tắc về độ tuổi nghỉ hưu của lao
động nam và lao động nữ sẽ góp phần “hóa giải” những bất cập về tuổi
nghỉ hưu , cụ thể như việc bị chồng chéo những quy định.

 Căn cứ pháp lý :

+ Khoản 1 điều 187 Bộ luật Lao Động 2012 :

. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ
60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

+ Khoản 2 điều 187 Bộ luật Lao Động 2012 :


Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do
Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1
Điều này.

+ Khoản 3 điều 187 Bộ luật Lao Động 2012 :

Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm
công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao
hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

+ Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015;

+ Khoản 1, điều 13 Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam: Hạn tuổi cao nhất của
sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm :

Cấp Úy: nam 46, nữ 46;

Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

Trung tá: nam 51, nữ 51;

Thượng tá: nam 54, nữ 54.

 Phân tích lập luận:

Theo quy định pháp luật, hiện nay tuổi nghỉ hưu cơ bản trùng với tuổi nghề.
Điều 187 Bộ luật Lao động quy định tuổi nghỉ hưu theo 3 nhóm: 1- Người lao
động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật
về BHXH được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. 2- Người
lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy
định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với nhóm 1. 3- Người lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp
đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nhưng không quá 5 năm so với
nhóm đầu tiên.
Tuy nhiên, Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ chỉ
quy định 2 nhóm được kéo dài thời gian công tác hay tăng tuổi nghỉ hưu, gồm:
Nữ CBCC giữ chức danh Phó Bí thư trở lên và Phó Chủ tịch UBND, Ủy viên
UBTV, kiêm Trưởng ban Đảng của TP.Hà Nội, TP.HCM thời gian công tác khi
nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm, nhưng không vượt quá 60 tuổi. Những
người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh Thẩm phán TAND Tối cao, Kiểm sát
viên Viện KSND Tối cao cũng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm nhưng
không quá 65 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ. Quy định như vậy chưa bao phủ
hết các đối tượng như quy định của Bộ luật Lao động.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam năm
2008 cũng quy định về độ tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan: Đối với cấp úy (cả
nam và nữ) đều là 46 tuổi; đối với cấp thiếu tá 48 tuổi; với trung tá 51 tuổi; với
thượng tá 54 tuổi; với đại tá 55 tuổi; riêng với cấp tướng, nam 60 tuổi và nữ 55
tuổi. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất chính trị, giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện có thể được kéo dài tuổi tại ngũ
không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn. Hạn tuổi cao nhất của
sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy
định, nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại Khoản 1,
Điều 13 Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam.

3. KẾT LUẬN

3.1. Kết luận

Từ những lập luận trên, nhóm em cho rằng trong quá trình soạn thảo Luật
Lao Động, việc đặt ra nguyên tắc về độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới bằng với nam
giới là hợp lí ở thời điểm hiện tại để đảm bảo quyền bình đẳng giới đồng thời
tăng thời gian cống hiến của người lao động cho xã hội. Chúng em thấy cần có
những giải pháp thiết thực để đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.
3.2. Đề xuất giải pháp

Căn cứ vào điều kiện thực tiễn: Hiện nay ở nước ta vẫn áp dụng độ tuổi
nghỉ hưu giữa nam và nữ là khác nhau vì vậy nếu thay đổi pháp luật đồng thời
cũng cần phải đi kèm sự thay đổi trong nhận thức và thái độ của công chúng, và
điều này không hề đơn giản. Việc thay đổi ý kiến của người dân nói chung là rất
khó, nhưng ít nhất quan điểm của báo chí trong thời gian gần đây đã thay đổi
theo hướng tích cực về vấn đề khoảng cách giới trong tuổi nghỉ hưu. Những
năm trước, báo chí nhìn chung thường phản đối việc cân bằng tuổi nghỉ hưu
giữa nam và nữ, nhưng đến giờ hầu hết các nhà báo đã chuyển hướng sang việc
nhấn mạnh tới tính cần thiết phải thực hiện điều này. Chúng tôi vẫn mong một
ngày nào đó, mọi người sẽ nhận ra rằng những khoảng cách về giới đang ảnh
hưởng tích cực tới sự phát triển của đất nước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013;

2, Bộ Luật Lao Động 2012 (sửa đổi năm 2019);

3, Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ;

4, Luật Bình Đẳng Giới 2016;

5, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948;

6, Luật Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam;

7, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan QĐND Việt Nam 2008.

You might also like