You are on page 1of 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xã hội hiện nay, pháp luật được coi là công cụ điều chỉnh mối quan hệ
xã hội hiệu quả nhất. Thế nhưng nếu chỉ có pháp luật là chưa đủ, trong xã hội từ
trước khi pháp luật ra đời đã tồn tại nhiều công cụ khác để điều chỉnh các quan hệ
xã hội khác như: đạo đức, phong tục tập quán, hương ước… Trong đó, đặc biệt
phải nói tới tập quán. Tập quán không chỉ có vai trò quan trọng trong việc điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội mà nó còn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với pháp
luật. Pháp luật và tập quán luôn hỗ trợ, bổ sung, hoàn thiện nhau, giữa chúng vừa
có sự tương đồng, vừa có sự khác biệt. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa
pháp luật và tập quán cũng như việc áp dụng tập quán trong đời sống hiện tại nên
em chọn đề 8 làm bài học kì.
Thông qua bài viết: “Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội” của
tác giả Lê Vương Long (Tạp chí Luật học, số 2/2001), em hãy:
1. (5 điểm) Tóm tắt nội dung bài viết trong khoảng 1200 từ (không quá 3
trang A4).
2. (3 điểm) Chỉ ra sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ
giữa pháp luật và tập quán của tác giả bài viết trên với tác giả Nguyễn Minh Đoan
trong bài viết: “Tập tục và pháp luật” (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12/2003).
3. (2 điểm) Nhận xét về mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam
hiện nay.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


I. Tóm tắt bài viết: : “Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ
xã hội” của tác giả Lê Vương Long (Tạp chí Luật học, số 2/2001)
Ngay tại phần đầu của bài viết tác giả Lê vương Long đã nhấn mạnh rằng để
đem lại hiệu quả và đảm bảo tính hợp pháp quá trình tác động tới quan hệ xã hội
cần xem xét những mối quan hệ hữu cơ giưa pháp luật với các hiện tượng xã hội,
trong đó có tập quán. Tác giả khẳng định giá trị của tập quán là ở tính quy phạm,
nó đảm bảo cho hành vi của các nhân hoặc cộng đồng vận hành trong trật tự nhất
1
định tuy nhiên tập quán lại xuất hiện, tồn tại mang tính tư phát, cục bộ và khó thay
đổi, đồng thời không mang tính thống nhất giữa tập quán của cá nhân và tập quán
của xã hội.
Trong đời sống xã hội có giai cấp, pháp luật và tập quán là các phương tiện để
điều chỉnh xã hôi, bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển trong trật tự có lợi
cho giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên so với pháp luật hì phạm vi tác động, tính bắt
buộc, các biện pháp bảo đãm cũng như khả năng linh hoạt trong điều chỉnh của tập
quán thấp hơn. Tác giả lý giải do tập quán mang tính bảo thủ, tồn tại chủ yếu thông
qua truyền miệng hoặc dưới dạng mô thức hành vi mẫu cứng nhắc, nội dụng không
cụ thể từ đó khiến cho quá trình áp dụng thụ động và tùy tiện. mặc dù còn nhiều
hạn chế nhưng tập quán lại trở thành yếu tố cần thiết của văn hóa làng xã và lối
sống cộng đồng mang tính bền vững ở nước ta trng mọi thời kì phát triển. ngày
nay, với lối sống theo pháp luật, tập quán là yếu tố góp phần thúc đẩy việc xác lập
các hành vi hợp pháp, tích cục nhưng đồng thời cũng có thể là yếu tố cản trở quá
trình đó. Tác giả nêu lên những ý kiến để pháp luật và tập quán có thể “chung
sống” với nhau trong xã hội hiện đại như sau: một là, tập quán được nhà nước thừa
nhận và nâng lên thành các quy tắc xử sựmang tính bắt buộc chung; hai là, những
tập quán tốt đẹp phù hợp với truyền thống dân tộc được tạo môi trường pháp lý
thuận lợi; thứ ba, tập quán được sủ dụng để giải quyết các vụ việc trong trường hợp
pháp luật không quy định (điều 14 Bộ luật dân sự 2015). Tác giả đã phân tích khá
chi tiết điều 14 và điều 629 Bộ luật dân sự để thấy được rằng việc áp dụng còn
nhiều hạn chế và khó có thể áp dụng tập quán ở tất cả các địa phương, tập quán
chưa mang được tính bắt buộc chung.
Nhận thấy việc áp dụng tập quán có nhiều điểm khác biết sơ với áp dụng quy
phạm pháp luật, Tác gải đã đặt ra những vấn đè cần làm sáng tỏ như sau: mọi
trường hợp pháp luật khong quy định điều chỉnh, nếu có tranh chấp và khơi kiện
thì tòa án sẽ áp dụng tập quán như một quy phạm pháp luật hay chỉ áp dụng vơi
một số quan hệ dân sự nhất định; Việc lựa chnj tập quán để áp dụng do ai lưa chọn
và căn cứ để lựa chọn là như thế nào; những nguyên tắc, trình tự thủ tục áp dụng;
xung đột tập quán trong áp dụng và biện pháp xử lý; hiệu lực về thời gian của ấp
quán được xác định như thế nào?

2
Tác giả còn nêu lên vấn đề đó là sự tương hợp hoặc tương khắc giữa pháp luật
với tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội. Điều này có thể xảy ra trên các góc
độ: giữa pháp luật quốc gia với tập quán dân tộc, giữa các Điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia kí kết hoặc pháp luật nước ngoài có liên quan đề nội dung điều
chỉnh cụ thể với tập quán dân tộc, giữa pháp luật quốc gia với tập quán quốc tế.
Từ tất cả những vấn đề đã nêu bên trên, tác giả đã đề cập tới những vấn đề cần
được quan tâm, những biện pháp. Cụ thể là cần tuyển chọn các tâp quán cụ thể,
tích cực có khả nằn tương hợp cao đối với pháp luật để có thể pháp luật hóa hoặc
hỗ trợ cho việc giải quyết các tranh chấp xã hội xảy ra; Cần có những giải pháp
mang tính tổng thể về xây dựng các thiết chế làng xã văn hóa, thực hiện xóa đói
giảm nghèo,…; Giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc,
giảm thiểu nguy cơ mai một những phong tục tập quán.
Cuối bài viết, tác giả đã tổng kết lại một lần nữa mối quan hệ tưng trự tương
khắc giữa pháp luật và tập quán, đồng thời khẳng định đây là vấn đề có ý nghĩa về
lý luận và thực tiễn trong việc giữ gìn, bảo vệ, phát huy tính đặc thù văn hóa pháp
lý trong bản sắc văn hóa dân tộc.
II. Sự giống và khác nhau trong quan điểm về mối quan hệ giữa pháp
luật và tập quán của tác giả bài viết trên với tác giả Nguyễn Minh
Đoan trong bài viết: “Tập tục và pháp luật” (Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 12/2003).
1. Giống nhau:
Thứ nhất, tập quán và pháp luật đều là các công cụ điều chỉnh quan hệ xã
hội có sự gắn bó với nhau, cùng nhau tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau trong việc quản lí
xã hội. Tuy nhiên giữa pháp luật và tập quán vẫn còn có những điểm cản trở, tương
khắc với nhau.
Thứ hai, trong hoạt động xây dựng pháp luật thì một số tập quán được nhà
nước thừa nhận và nâng lên thành quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc. Khi đó,
tập quán trở thành pháp luật.
Thứ ba, trong thực tế hoạt động xét xử, có những trường hợp mà pháp luật
không quy định hoặc tồn tại nhiều phương án giải quyết thì có thể được phép áp
dụng tập quán trong hoạt động xét xử, giải quyết nhưng việc áp dụng tập quán đó

3
không được trái với pháp luật. Như vậy các tập quán đó không phải là pháp luật
nhưng được áp dụng như pháp luật. Việc áp dụng tập quán không được pháp luật
chỉ định rõ, cụ thể. Việc áp dụng đối với mỗi trường hợp, địa phương là khác nhau
chứ không mang tính bắt buộc chung.
Thứ tư, các tập tục tốt đẹp sẽ được nhà nước giữ gìn, bảo vệ, phát huy, tạo
mọi điều kiện để tập tục đó được phát triển rộng. Mặt khác những tập tục trái với
pháp luật, có hại cho xã hội, đạo đức hay trái với văn hóa tốt đẹp của dân tộc sẽ bị
pháp luật kìm hãm, cấm đoán, loại trừ.
Thứ năm, tập quán có vai trò tích cực, giúp đỡ và thúc đẩy việc thực hiện
pháp luật.
2. Khác nhau
Thứ nhất, tác giả Lê Vương Long xem xét mối quan hệ giữa tập tục và pháp
luật ở hai khía cạnh là sự tương hợp và tương khắc giữa tập quán và pháp luật. Sự
tương hợp và tương khắc này xảy ra trên các góc độ: giữa pháp luật quốc gia với
tập quán cá nhân; giữa các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta tham gia kí kết hoặc
pháp luật nước ngoài có liên quan đến nội dung điều chỉnh cụ thể với tập quán dân
tộc; giữa pháp luật quốc gia với tập quán quốc tế. Còn tác giả Nguyễn Minh Đoan
xem xét mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật trên ba phương diện: Xây dựng
pháp luật, thực hiện pháp luật và hoạt động xét xử.
Thứ hai, tác giả Lê Vương Long lại đề cập đến ý chính khác là “các tập quán
tốt đẹp, phù hợp với truyền thống dân tộc được nhà nước bảo vệ bằng việc tạo lập
môi trường pháp lí thuận cần thiết cho sự phát triển thuận lợi của chúng trong đời
sống xã hội.Tác giả Nguyễn Minh Đoan đề cập đến một ý chính là “pháp luật ngăn
cấm, loại bỏ những tập tục trái với pháp luật, có hại cho xã hội”.
Thứ ba, tác giả Nguyễn Minh đoan đề cập đến một ý mà tác giả Lê Vương
Long không đề cập, đó là “một số tập tục không liên quan đến lĩnh vực mà pháp
luật điều chỉnh.
Thứ tư, trong việc cho phép áp dụng tập quán để giải quyết pháp luật thì tác
giả Lê Vương Long có đề cập đến hàng loạt các câu hỏi bộc lộ sự nghi vấn, bất cập
tính đúng đắn, khách quan, hiệu quả pháp lí trong việc lựa chọn và áp dụng tập quá

4
trong khi pháp luật “không quy định” mà chỉ nói là “không được trái với pháp
luật”.
Thứ năm, theo tác giả Lê Vương Long thì tập quán áp dụng trong trường
hợp mà pháp luật không quy định. Còn theo tác giả Nguyễn Minh Đoan, ngoài việc
áp dụng luật tục trong trường hợp pháp luật không quy định thì việc áp dụng luật
tục có thể thực hiện trong cả trường hợp mà pháp luật quy định, khi đó pháp luật sẽ
có cách giải quyết khác nhau nhưng có thể các bên tranh chấp sẽ không đồng ý
thỏa mãn mà khi áp dụng luật tục lại cùng tốt đẹp cho các bên.

III) Mối quan hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam hiện nay
Pháp luật và phong tục tập quán ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, chúng tác động qua lại với nhau, bổ sung để hoàn thiện nhau. Điều này được
thể hiện rõ nhất trong chính thực tế hiện nay ở nước ta. Phong tục tập quán trong
đời sống thực tế rất phong phú, đa dạng, cả về con đường hình thành, phương thức
tồn tại, giá trị phản ánh của bản sắc 54 dân tộc của Việt Nam. Từ ngàn đời xưa,
nhiều phong tục tập quán đã in sâu vào tâm thức người Việt Nam, có nhiều phong
tục tập quán được nhà nước thừa nhận hoặc sửa đổi sao cho phù hợp và các phong
tục tập quán tốt đẹp này được nhà nước quan tâm, gìn giữ, phát huy và được pháp
luật hóa ngay trong Hiến pháp hay các văn bản pháp luật khác. Ví dụ khoản 3, điều
5, Hiến pháp 2013 đã quy định: “ Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có
quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập
quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.
Một trong những phong tục tập quán đẹp nhất của Việt Nam chính là Tết
Âm lịch (Tết cổ truyền, tết nguyên đán) và đã được pháp luật quy định rõ về nghỉ
lễ Tết tại mục b, khoản 1, điều 115 – Bộ luật Lao Động năm 2012. Theo đó, người
lao động, không phân biệt ngành nghề đều có quyền nghỉ tết âm lịch 05 ngày và
được hưởng nguyên lương trong những ngày này. Đó như góp phần lưu giữ và
phát huy phong tục tập quán tốt đẹp này của dân tộc. Bên cạnh đó không thể nhắc
tới rằng mỗi người Việt Nam, không ai là không biết đến ngày Giỗ Tổ Hùng
Vương, với câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười
tháng ba”. Năm 2007, nhà nước ta đã công nhận ngày mùng mười tháng ba là ngày

5
“Quốc giỗ”; việc nghỉ lễ được quy định tại mục e, khoản 1, điều 115 – Bộ luật Lao
Động năm 2012 và khuyến khích xây dựng Đền Hùng trở thành “Di sản văn hóa
thế giới”. Việc đó đã góp phần tạo dựng một truyền thống tốt đẹp cho dân tộc Việt
Nam đó là “uống nước nhớ nguồn” và niềm tự hào là “con rồng cháu tiên”.
Việc thừa nhận phong tục tập quán là một loại nguồn của pháp luật Việt
Nam còn được thể hiện trong một số đạo luật, chẳng hạn tại điều 7, Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2014 đã quy định:“Trong trường hợp pháp luật không quy định
và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi
dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều
cấm của luật này được áp dụng” hay như tại điều 14, bộ luật dân sự quy định
“Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì
có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật nhưng không
được trái với nguyên tắc của quy định này”.
Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp thì pháp
luật Việt Nam còn loại bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, đi ngược lại sự tiến
bộ của xã hội và lợi ích của cộng đồng. Ví dụ như việc cấm các hủ tục như tảo hôn,
cướp hôn,... được quy định tại khoản 2, điều 5, luật hôn nhân và gia đình năm
2014. Hay tại khoản 1, điều 16, Hiến pháp 2013 đã quy định: “ Mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật” và Điều 63 "Công dân nam và nữ có quyền ngang nhau về
mọi mặt chính trị, văn hóa, xã hội và gia đình". Những điều này đã gián tiếp không
thừa nhận tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Ngoài ra việc áp dụng tập quán trong
pháp luật ở nước ta còn được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác như trong quan hệ hôn
nhân và gia đình, lao động, kinh tế,..
Thông qua một số dẫn chứng đó và thông qua thực tế, ta thấy rằng, mối quan
hệ giữa pháp luật và tập quán ở Việt Nam có nhiều ưu điểm nhưng cũng còn tồn tại
nhiều hạn chế.
Về ưu điểm, Pháp luật của nhà nước đã thể hiện được ý chí và lợi ích chung
của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, mà trong đó có lợi ích của đồng bào các
dân tộc thiểu số tương tự với những quy định trong luật tục. Pháp luật hiện hành
góp phần quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy các quy định tiến bộ của luật tục,
loại bỏ dần những quy định lạc hậu, phản tiến bộ. Nhiều quy định tiến bộ của luật

6
tục được thể hiện rõ nét, tương đồng với những quy định trong hệ thống pháp luật
hiện nay. Thứ tư, Luật tục có sự hỗ trợ, bổ sung, thay thế và tạo điều kiện cho pháp
luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống cộng đồng người dân tộc thiếu số.
Về hạn chế, Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong buôn làng
người dân tộc thiểu số trong nhiều trường hợp còn chưa phân định được ranh giới
điều chỉnh giữa pháp luật và luật tục. Vẫn còn nhiều quy định phản tiến bộ của
trong luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số còn tồn tại, gây cản trở cho cuộc
sống lành mạnh của người dân chưa được pháp luật loại bỏ và ngăn chặn một cách
hiệu quả. Thứ ba, Pháp luật hiện hành chưa phát huy vai trò làm hình thành những
quy định mới, tiến bộ trong luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số, pháp luật
chưa được phổ biến và đi sâu vào đời sống dân tộc thiểu số.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ


Trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay, pháp
luật giữ vị trí quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cùng với pháp
luật thì còn có các công cụ điều chỉnh khác nhưng phải kể đến phong tục tập quán.
Một hệ thống pháp luật dù hoàn thiện đến đâu cũng không đạt hiệu quả cao nếu
không có lòng tin, sự ủng hộ của nhân dân. Vì vậy pháp luật cần có tập quán và tập
quán cũng cần có pháp luật. Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật đi đôi với
tuyên truyền tập quán tốt đẹp, sưu tầm và pháp luật hóa các tập quán tốt đẹp, phù
hợp với thuần phong mỹ tục, tiếp tục lên án, kìm hãm, loại bỏ các tập quán trái
pháp luật, đạo đức và văn hóa dân tộc,.. Việt Nam ta cần phải biết kết hợp hơn nữa
giữa pháp luật và tập quán để chúng có thể bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau và cùng
điều chỉnh các quan hệ xã hội hợp lí, công bằng, góp phần đưa xã hội phát triển,
tiến bộ, tốt đẹp nhất.

7
Danh mục tài liệu tham khảo

1. “Tập tục với pháp luật” của tác giả Nguyễn Minh Đoan (Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 12/2003).
2. “Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội” của tác giả
Lê Vương Long (Tạp chí Luật học, số 2/2001).
3. Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
4. Bộ luật lao động năm 2012.
5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
6. http://thuvien.hlu.edu.vn/KMETSNAVI/TocBookReader.aspx?
mets_id=1304&dmd_id=6211&locale=vi-VN
7. https://text.123doc.org/document/5673102-so-sanh-quan-diem-ve-
moi-quan-he-giua-tap-tuc-va-luat-phap.htm
8. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-moi-quan-he-giua-phap-luat-va-
phong-tuc-tap-quan-56558/
9. https://pastebin.com/JhSxvZDH

You might also like