You are on page 1of 18

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH


--------------------------------------

BÁO CÁO
MÔN: DỰNG PHIM TRUYỀN HÌNH

ĐỀ BÀI KẾT THÚC MÔN:


Thực hiện một phóng sự (Khoảng 3 – 4 phút)
Yêu cầu: Không sử dụng hoặc chỉ sử dụng rất ít lời bình; Sử dụng dẫn
hiện trường, phỏng vấn để dẫn dắt câu chuyện.

Giảng viên: Ths Lương Đông Sơn


Sinh viên: Nguyễn Bảo Ngân
Nguyễn Phương Linh
Nguyễn Mai Anh
Nguyễn Minh Dũng
Nguyễn Đức Long
Lớp: Truyền hình Chất lượng cao K38

Hà Nội, tháng 05 năm 2020


 MỤC LỤC 

MỤC LỤC ......................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU................................................................................1

NỘI DUNG.....................................................................................2
I. Quản lí nhóm, phân công công việc và thực hiện:...............................2

II. Báo cáo quá trình thực hiện bài tập:..................................................2


1. Lí do lựa chọn đề tài:............................................................................2
2. Khảo sát địa điểm thực hiện phóng sự:................................................2
3. Xây dựng kịch bản phóng sự:...............................................................3
4. Quy trình sản xuất phóng sự:...............................................................5

III. Bài luận tìm hiểu về âm thanh:..........................................................6


A. Các thành tố âm thanh.........................................................................6
1. Lời bình:............................................................................................6
2. Lời dẫn chương trình, lời phỏng vấn:...............................................7
3. Tiếng động........................................................................................8
4. Nhạc nền:..........................................................................................9
B. Các nguyên tắc, lưu ý khi dựng âm thanh cho tác phẩm truyền hình10
1. Nguyên tắc chung...........................................................................10
2. Những lưu ý khi kết hợp và sử dụng những thành tố âm thanh......12

III. Cảm nhận môn học:..........................................................................14

KẾT LUẬN...................................................................................15

BÁO CÁO – MÔN: DỰNG PHIM TRUYỀN HÌNH


LỜI NÓI ĐẦU

Đồng hành cùng với sự phát triển chung của đất nước, những năm qua,
báo chí nước ta đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ để bắt nhịp với
tình hình mới, hoạt động hiệu quả hơn. Một mặt vừa làm tròn vai nhiệm vụ
thông tin tuyên truyền, một mặt, không ngừng đổi mới, sáng tạo để khẳng
định vị thế của người làm báo trong môi trường cạnh tranh báo chí ngày
càng khốc liệt.

Sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của công nghệ, đặc biệt là nhu cầu tìm
đọc thông tin đa dạng của bạn đọc đòi hỏi báo chí cần có những tác phẩm
tốt, đa dạng về nội dung và hình thức trình bày. Thực tế đòi hỏi những người
làm báo không chỉ thạo nghề mà còn phải làm chủ công nghệ, tích hợp được
các kỹ năng để cho ra tác phẩm báo chí đa phương tiện. Theo đó, trở thành
phóng viên đa năng trong thời đại công nghệ số là một xu thế tất yếu. Phóng
viên đa năng là biểu hiện của cách làm báo hiện đại, nhất là trong thời đại
truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên, dù là “đa năng” hay “đặc trách” thì
mỗi phóng viên phải luôn luôn học hỏi, trau dồi, bổ sung các tiêu chí: kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm.

Làm loại hình báo chí nào phải có tư duy, kỹ năng của loại hình báo chí
đó mới hiệu quả. Theo đó, làm truyền hình phải biết chọn góc quay, biết
dựng; làm báo điện tử phải biết cách giật tít để “hút” độc giả; ảnh phải biết
chọn góc chụp, ánh sáng… Vì thế, phóng viên cần được bồi dưỡng, học tập
các kỹ năng đó. Hiện nay, hoạt động báo chí là tổng hợp nhiều yếu tố nghề
nghiệp với đa dạng phương tiện kĩ thuật, phương pháp làm việc khác nhau.
Đặc biệt, tính online và tính tương tác trực tuyến của báo chí hiện đại đòi hỏi
nhà báo phải luôn trong tư thế “sẵn sàng chiến đấu”. Trong đó, kĩ năng sử
dụng máy móc, công nghệ kĩ thuật đang là đòi hỏi bắt buộc đối với mỗi nhà
báo để có thể khai thác và làm chủ. Ngoài biên tập, xây dựng kịch bản, viết
bài,.. thì kĩ nặng dựng sản phẩm video là một kỹ năng có vai trò vô cùng
quan trọng, đặc biệt là với những sinh viên theo học chuyên ngành Truyền
hình như chúng em. Môn học Dựng phim truyền hình do thầy Lương Đông
Sơn đảm nhận giảng dạy tập thể lớp Truyền hình CLC K38 đã mang đến
những kiến thức bổ ích, giúp chúng em chuẩn bị kĩ hành trang để trở thành
một phóng viên đa năng trong thời báo hiện đại ngày nay.

Dưới đây là bản báo cáo về bài tập kết thúc môn học của nhóm chúng em.
Được cùng nhau làm việc nhóm từ khâu tìm hiểu địa điểm, xây dựng kịch
bản… cho đến khi xuất thành công bản video hoàn chỉnh là một trải nghiệm
thú vị và đáng nhớ đối với tất cả các thành viên. Trong quá trình viết báo cáo
nếu còn thiếu sót, chúng em mong thầy góp ý để bài làm được hoàn thiện
hơn! Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG

I. Quản lí nhóm, phân công công việc và thực hiện:

STT Họ và tên Nhiệm vụ Nhận xét Đánh giá


1 Nguyễn Bảo Ngân - Nhóm trưởng Hoàn thành A +
- Quay phim tốt nhiệm
- Dựng phim vụ
- Đạo diễn
- Duyệt kịch bản
2 Nguyễn Phương - Phiên dịch Hoàn thành A
Linh - Xây dựng nội tốt nhiệm
dung kịch bản vụ
3 Nguyễn Mai Anh - Phiên dịch Hoàn thành A
- Xây dựng nội tốt nhiệm
dung kịch bản vụ
4 Nguyễn Minh Dũng - Dẫn chương Cần nâng B
trình cao ý thức
làm việc
5 Nguyễn Đức Long - Phiên dịch Hoàn thành B+
- Hậu cần nhiệm vụ

II. Báo cáo quá trình thực hiện bài tập:

1. Lí do lựa chọn đề tài:


Sách là kho tàng tri thức, là sản phẩm văn hóa tinh thần đóng vai trò rất
quan trọng trong đời sống. Ngày nay, với sự phát triển thần tốc của công
nghệ thông tin, sách vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, như: Bồi dưỡng trí
nhớ, hoàn thiện tư duy, mở mang kiến thức, rèn luyện cho người đọc những
kỹ năng, tình cảm và thói quen hữu ích.

Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận thanh thiếu niên lại không ham đọc
sách. Nhiều người trẻ tuổi có thể dành hàng giờ để chơi game, lướt
Facebook, đọc những tin tức về các ngôi sao... chứ không kiên trì đọc vài
trang sách. Nhóm chúng em tiến hành làm phóng sự về thư viện sách miễn
phí với thông điệp lan tỏa văn hóa đọc tới người xem.
2. Khảo sát địa điểm thực hiện phóng sự:
Tọa lại tạc tầng 2 số 66 Chùa Láng, thư viện sách miễn phí đã trở thành
địa điểm quen thuộc của nhiều người dân đang sinh sống trên địa bàn Hà
Nội. Tại đây, người đọc có thể tìm thấy các đầu sách thuộc nhiều thể loại
như: kinh doanh, y học, đầu tư, marketing, chiến lược, nhân sự, tài chính,
phát triển bản thân, kinh phật, sách thiền....

Với không gian ấm cúng, được trang bị đầy đủ bàn ghế, wifi, quạt mát,
thư viện thu hút không chỉ giới sinh viên mà còn cả dân văn phòng, kỹ thuật,
… Đặc biệt hơn, bên cạnh việc được thoải mái đọc sách, bất kì ai đến với
thư viện cũng được tự chọn các loại đồ uống, bánh kẹo mà không phải trả
bất kỳ một khoản chi phí nào.

Không chỉ mở thư viện sách miễn phí, ngay trước cửa số nhà 66 Chùa
Láng còn có cây nước nóng lạnh miễn phí và một tủ quần áo miễn phí. Tổ
hợp miễn phí này đã trở thành một địa chỉ thấm đậm ý nghĩa nhân văn vì
cộng đồng và góp phần lan tỏa sự tử tế giữa lòng Hà Nội.

3. Xây dựng kịch bản phóng sự:

Hình ảnh Nội dung


MC Xin chào tất cả các bạn, chào mừng các bạn đến với
chương trình Nhịp Sống Trẻ ngày hôm nay. Hôm
nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một thư viện
sách vô cùng đặc biệt nằm ngay giữa lòng thành
phố Hà Nội. Điều đặc biệt ở đây đó chính là thư
viện sách được mở hoàn toàn miễn phí và đề cao
tinh thần tự giác của người đọc. Với tinh thần “Sách
nằm im nghĩa là sách chết”, những người đã gây
dựng nên thư viện này đều có chung một mục đích
đó là nhân rộng văn hoá đọc sách của người Hà Nội.
Vậy thì ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm
hiểu thư viện này nhớ. Đi nào!
Đọc off Nằm ngay trên mặt phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà
Nội – Con phố nhỏ luôn đông đúc nhộn nhịp. Thế
nên dù mới đi vào hoạt động từ tháng 9/2019, thư
viện sách miễn phí đã được rất nhiều người yêu
thích sách biết và tìm tới. Hiện tại, thư viện nhỏ mà
ấm cúng này chào đón từ 30 – 50 bạn đọc mỗi ngày.
MC Thưa các bạn, chỉ với không gian khoảng 40m2 thôi
cùng với thiết kế vô cùng khoa học, gọn gàng và
ngăn nắp thì ở đây đã có khoảng hơn 1000 cuốn
sách đến từ rất nhiều các lĩnh vực khác như tài
chính, lãnh đạo, marketing, … Và điều đặc biệt hơn,
ở đây các bạn không chỉ được thoải mái đọc sách
mà còn tự do sử dụng đồ ăn thức uống trong thư
viện vì mọi thứ ở đây đều được miễn phí.
Phỏng vấn Trịnh Thị Mình biết thư viện này cách đây 6 tháng (Từ lúc
Hương – Bệnh viện Nhi mình bắt đầu đến đây). Mình thấy thư viện ở đây là
Trung Ương một nơi rất là lý tưởng để cho các bạn sinh viên và
những người ham học hỏi có thể đến đây vừa đọc
sách, vừa có một không gian yên tĩnh để học tập,
nghiên cứu.
Phỏng vấn Đinh Hoàng Ở thư viện, sách rất đa dạng về kiến thức và các lĩnh
Tùng – Học viện Ngoại vực khác nhau. Cùng với đó, không gian và ánh
Giao sáng rất tuyệt vời cho những người thích làm việc
và đọc sách tại đây.
Phỏng vấn chị Lã Ngọc MC:
Thảo – Nhân viên thư - Thưa quý vị, theo như những gì mà chúng tôi
viện được chia sẻ thì đa số sách trong thư viện đều được
quyên góp từ các thành viên đến trong tổ chức.
Ngoài ra, có rất nhiều bạn trẻ sau khi biết đến dự án
này đã quyên góp cho thư viện rất nhiều đồ đạc ví
dụ như là: sách, báo, … và cả những đồ trang trí.
Ngay bên cạnh tôi đây là chị Lã Ngọc Thảo – Nhân
viên của thư viện sẽ chia sẻ thêm đôi điều về dự án
này.
- Chị có thể cho em hỏi mục đích của việc xây một
thư viện miễn phí như thế này là gì không ạ?

KM: Mục đích của bên mình chủ yếu là tạo ra một
không gian làm việc cho các bạn trẻ cũng như các
bạn sinh viên muốn có một không gian yên tĩnh để
ngồi học và đọc sách, đồng thời kết nối tất cả
những người có chung niềm đam mê đối với sách.

MC: Vâng đúng vậy, em thấy một khuôn viên nhỏ


nhắn như thế này khá là tốt để làm việc. Chị có thể
chia sẻ thêm cho em về những khó khăn khi mà
đứng lên mở một thư viện miễn phí như thế này
được không ạ?
KM: Để mở ra một thư viện miễn phí như thế này
thì bên mình cần phải tìm một nguồn sách khá là
nhiều, phải kêu gọi mọi người quyên góp sách để
mở thư viện. Bên cạnh đó, đợt dịch Covid-19 vừa
rồi thì bên mình cũng đã phải đóng cửa một thời
gian (để mọi người có thể nghỉ dịch). Để mọi người
biết đến thư viện của chúng mình nhiều hơn thì bên
mình cũng đã lập một hội nhóm trên facebook là
“Thư viện miễn phí” để sau đợt dịch Covid thì mọi
người có thể quay lại.

MC: Vâng, có lẽ năm 2020 là một năm mà tất cả


mọi hoạt động và dự án đều bị trì trệ lại. Cho đến
ngày hôm nay thì em thấy thư viện của mình đã có
nhiều bạn trẻ biết đến, nhiều người ủng hộ và giúp
đỡ. Vậy thì không biết rằng cảm xúc của chị hiện
giờ như thế nào trong vị trí là một nhân viên của thư
viện?

KM: Khi được mọi người biết đến khá là nhiều thì
bên mình cũng rất là vui, mình cũng đã kêu gọi mọi
người đến để đọc sách miễn phí. Bên cạnh đó thì
bên mình cũng có các dịch vụ như trà, bánh miễn
phí cho mọi người. Mong là mọi người tiếp tục đến
ủng hộ nhiều.
Phỏng vấn Nguyễn Mình rất cảm ơn những người bạn trẻ đã sáng lập
Hoàng Giang – Đại học ra thư viện miễn phí này bởi nó là mô hình giúp cho
Ngoại thương rất nhiều các bạn trẻ, các bạn sinh viên có thu nhập
thấp đến đây học tập, giao lưu với nhau. Mình thật
sự cảm ơn các bạn ấy rất là nhiều!
MC Bên cạnh tình yêu dành cho sách thì tổ chức còn có
các hoạt động thiện nguyện khác như cây nước
miễn phí hay tủ quần áo từ thiện. Và những hành
động như thế này đã mang đến niềm vui cho cả
người cho lẫn người nhận vì tình yêu đang được lan
toả khắp mọi nơi.

4. Quy trình sản xuất phóng sự:


– Liên hệ người đại diện thư viện miễn phí, đặt lịch quay và phỏng vấn.
+ Trao đổi ý tưởng và thảo luận với người đại diện thư viện về nội dung
ghi hình.
+ Sau khi thống nhất được nội dung kịch bản dưới dạng dàn ý chi tiết, đại
diện thư viện cùng ekip sản xuất phóng sự sẽ thống nhất với nhau về thời
gian, bối cảnh quay và tiến hành quay theo kịch bản hoàn thiện.
– Tiến hành quay theo dự định.
– Xử lý hậu kỳ (Dựng phim, thêm lời bình, kỹ xảo, âm thanh).
– Viết báo cáo kết quả thực hiện phóng sự.

III. Bài luận tìm hiểu về âm thanh:

A. Các thành tố âm thanh


Khái niệm chung: Âm thanh là những yếu tố tồn tại khách quan trong
đời sống xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình thông tin. Bốn
yếu tố của âm thanh (lời bình, lời dẫn, tiếng động, âm nhạc) được sử dụng
trong truyền hình nhằm thông tin phản ánh cuộc sống. Nhờ sự trợ giúp của
âm thanh mà tác phẩm truyền hình trở nên sống động như bản thân cuộc
sống. Âm nhạc trong bản thân tác phẩm truyền hình phải là âm thanh từ
cuộc sống thực tế không được dàn dựng, giả tạo bởi mục đích của các tác
phẩm truyền hình là những hình ảnh và âm thanh ghi lại hơi thở, động thái
của cuộc sống. Tính xác thực trong âm thanh truyền hình là sức mạnh của
thể loại này.

1. Lời bình:
Lời bình là một phần không thể thiếu trong mỗi tác phẩm truyền hình, nó
giúp truyền đạt nội dung và làm cho tác phẩm trở trên sống động, thu hút
người xem. Lời bình được tiến hành song song với hình ảnh nhằm phối hợp,
bổ sung thêm cho hình ảnh trong tác phẩm truyền hình. Lời bình thường giải
thích cho người xem biết cái gì đang diễn ra, cung cấp thêm thông tin mà
hình ảnh chưa nói được. Nếu hình ảnh là cụ thể thì lời bình thường khái quát
câu chuyện hơn. Viết lời bình cho truyền hình cần hiểu rằng nó chỉ là một bộ
phận hỗ trợ , bổ sung thông tin chứ không phải là toàn bộ thông tin như phát
thanh.

Lời bình có vai trò nâng cao tính xác thực của thông tin, là công cụ cung
cấp thông tin có chiều sâu. Nó phải cho người xem cái mà họ không thấy
được ở hình ảnh chứ không phải những gì họ đang nhìn thấy và phải truyền
đạt được nội dung tư tưởng của phóng sự, giúp người xem tổng hợp, khái
quát được ý nghĩa của sự việc, sự kiện phản ánh trong tác phẩm. Lời bình là
công cụ cung cấp thông tin có chiều sâu. Lời bình thường được thể hiện một
cách ngắn gọn, giàu sức gợi cảm, tránh lối viết lời bình dài dòng, trừu tượng,
khó hiểu, mô tả lại hình ảnh. Nếu như không có lời bình thì hình ảnh khó có
thể truyền tải được hết nội dung thông tin mà công chúng cần.

Đồng thời, lời bình cũng tăng cường tính hấp dẫn cho tác phẩm truyền
hình. Vẫn biết rằng hình ảnh và âm thanh thực tế cuộc sống có sức hấp dẫn
chân thực với người xem. Tuy nhiên nếu đưa thêm lời bình thì hình ảnh càng
có thêm sức sống. Lời bình còn góp phần quan trọng để đẩy sự thật lên đến
mức cao nhất trong cảm thụ của khán giả. Hiện nay hình ảnh trong phóng sự
còn được bù đắp bằng ảnh tĩnh thay hình ảnh thực tế. Vì vậy nếu không có
lời bình thì khán giả khó có thể hình dung được chủ ý của tác giả khi đưa ra
bức ảnh đó. Vấn đề ở chỗ, lời bình đó phải hợp lý, ăn khớp với hình ảnh,
không thừa, không thiếu, thậm chí từ ngữ phải đúng từng giây, từng frame
hình ảnh thì hiệu quả đạt được càng tối đa.

2. Lời dẫn chương trình, lời phỏng vấn:


2.1 Lời dẫn
Lời dẫn là lời nói của người dẫn chương trình (MC) khi người dẫn chương
trình xuất hiện trên sàn diễn, màn ảnh và thực hiện vai trò dẫn dắt, giới thiệu
một chương trình cụ thể. Đó là một sản phẩm ngôn ngữ do MC tạo ra để
thực hiện các hành động bằng lời khi dẫn các chương trình cụ thể. Bằng lời
dẫn chương trình, MC sẽ giới thiệu, điều khiển, kết nối làm cho chương
trình diễn ra theo đúng kế hoạch. Lời dẫn chương trình của MC có một điểm
khác biệt cơ bản với lời bình là lời nói của MC xuất hiện trực tiếp và nói ra
cùng lúc với những hành động, sự kiện đang diễn ra của chương trình. Đó là
những lời giới thiệu, bình luận, giải thích… trực tiếp của MC về sự kiện, gây
sự chú ý, phân khích cao độ ở người nghe.

Lời dẫn chương trình khi trước chỉ đơn thuần có nhiệm vụ thông tin tên
tiết mục, tên người biểu diễn,... Chức năng của nó khi ấy chỉ là chức năng
thông tin. Ngày nay, trong một chương trình, tác phẩm, lời dẫn phải có chức
năng giúp MC thể hiện vai trò giới thiệu, điều khiển, dẫn dắt, làm cầu nối
cho chương trình vận động theo kế hoạch, ý đồ của đạo diễn. Ngoài ra, lời
dẫn có thể dùng để kể câu chuyện, dùng để dự báo, định hướng, chuẩn bị
tâm thế cho người tiếp nhận, dùng để liên kết các tiết mục. Lời dẫn cũng
giống như dẫn đề, lời mào đầu trong báo in, là “cái thần” của chương trình,
là “bức thông điệp rút gọn” của chương trình, là cánh cửa mở ra để mời gọi
khán thính giả theo dõi các tiết mục sẽ trình diễn. Lời dẫn có tác dụng níu
kéo bước chân của khán thính giả, giữ họ ở lại với chương trình.

2.2: Lời phỏng vấn


Lời phỏng vấn là lời của người trong cuộc, người đã chứng kiến, có liên
quan trực tiếp hoặc có trách nhiệm quyền hạn cụ thể tới sự kiện, vấn đề mà
cuộc phỏng vấn đề cập. Lời phỏng vấn là yếu tố cần thiết trong một tác
phẩm truyền hình. Người được phỏng vấn phải tiếp thu các câu hỏi và đưa
ra những tuyên bố về các sự kiện, các khía cạnh khác nhau của sự kiện, và
những ý kiến đánh giá của mình về sự kiện đang được người phỏng vấn và
công chúng, dư luận quan tâm. Để có những lời phỏng vấn chất lượng, mang
tính thông tin cao thì trước khi quay hình cần phải chuẩn bị trước những câu
hỏi theo khía cạnh mà tác phẩm muốn khai thác và phải phù hợp với đối
tượng trả lời phỏng vấn.

Mục đích của lời phỏng vấn là nhằm khai thác và cung cấp thông tin
thông qua việc hỏi và trả lời giữa người phỏng vấn và người bị phỏng vấn.
Lời phỏng vấn đưa ra lời bình luận hoặc giải thích những thông tin vừa được
khai thác qua câu trả lời của người được phỏng vấn. Ngoài ra, lời phỏng vấn
còn cung cấp, chứa đựng những suy nghĩ tình cảm của người được phỏng
vấn để từ đó người nghe có thể cảm nhận được những thông tin mang tính
chiều sâu, ẩn chứa trong đó cảm xúc của người được phỏng vấn. Trong cuộc
đối thoại hay những trích dẫn phỏng vấn, lời phỏng vấn còn tạo cho câu
chuyện tính chân thật khách quan hơn.

3. Tiếng động
3.1 Tiếng động hiện trường
Tiếng động là những âm thanh được phát ra do sự va chạm nói chung của
vạn vật tạo ra trong quá trình phát sinh,phát triển mà tai người có thể nghe
thấy được. Tiếng động hiện trường là những âm thanh của cuộc sống được
phát ra trong quá trình vận động và phát triển của con người, vạn vật hoặc là
những âm thanh mô phỏng tiếng động tự nhiên được người làm chương
trình ghi âm sử dụng trong tác phẩm làm tăng hiệu quả thông tin của mỗi
một tác phẩm truyền hình. Tiếng động hiện trường bao gồm âm thanh của
thiên nhiên (mưa, gió, nước chảy…), âm thanh do sinh hoạt con người tạo
nên (tiếng dụng cụ lao động, máy móc, tiếng reo hò…),…
Tiếng động hiện trường có vai trò làm tăng sự gợi cảm, tính chân thực của
tác phẩm truyền hình, nhằm tác động vào nhận thức, tình cảm của khán giả
xem truyền hình. Đồng thời, mang giá trị thông tin, tính xác thực để thông
qua đó khán giả có thể xác định được không gian, thời gian và hình dung ra
bối cảnh của vấn đề, sự kiện.

3.2 Tiếng động hiệu ứng


Tiếng động hiệu ứng (Sound Fx & Foley sounds) là những âm thanh được
con người tạo ra trong giai đoạn hậu kì nhằm bắt chước âm thanh phát ra từ
thực tế đời sống hay âm thanh của những hành động trong các cảnh quay có
sẵn giúp cho những thước phim sống động hơn, đôi khi có tác dụng đẩy cao
trào cảm xúc cho người xem. Tiếng động hiệu ứng được sử dụng phổ biến
trong phim điện ảnh hay một số chương trình truyền hình (gameshow giải
trí), phim hoạt hình, trò chơi điện tử, v …v…

Sound FX là tiếng động hiệu ứng được con người thu lại từ những âm
thanh trên thực tế, chẳng hạn như: Tiếng bước chân, tiếng cười, tiếng vỗ tay,
nhịp tim đập, tiếng nước chảy,… và lưu vào thư viện âm thanh hiệu ứng,
giúp người dựng phim có thể tải về máy và sử dụng khi cần thiết. Foley
sounds là âm thanh mô phỏng lại những âm thanh thực tế mà micro thu lại
được từ các cảnh quay trên phim trường. Những Foley artists sẽ nghe lại âm
thanh thu được trên phim trường và dùng các đồ vật có thể tạo ra âm thanh
tương tự và thu lại trong studio. Từ đó, người dựng phim sẽ sử dụng những
đoạn âm thanh này để thay thế cho âm thanh thực tế thu được tại phim
trường, giúp cho phim trở nên sinh động, rõ nét và hấp dẫn hơn. Do vậy,
Foley sounds sẽ ra đời song hành với từng bộ phim cụ thể, chứ không có sẵn
trong thư viện âm thanh.

Tiếng động hiệu ứng có tác dụng bổ trợ hoặc thay thế cho tiếng động hiện
trường (trong các trường hợp tiếng động hiện trường có lỗi âm thanh hoặc
do dụng ý của người dựng phim).

Ví dụ: Phóng sự truyền hình quay cảnh đồng quê thanh bình, người dựng
phim có thể sử dụng thêm tiếng chim hót/ tiếng ve kêu (nếu như tiếng động
hiện trường chưa lột tả được rõ) để tái hiện rõ hơn bức tranh làng quê.

Đồng thời, các hiệu ứng âm thanh thường được sử dụng để truyền tải tâm
trạng của một cảnh và điều khiển phản ứng cảm xúc của khán giả.
Ví dụ: Trong gameshow “Giọng ải giọng ai”, các nhân vật khách mời
tham gia đoán người đang hát có giọng hát dở hay xuất sắc, người dựng
phim đã chèn tiết tấu nhịp tim đập để nhấn mạnh sự hồi hộp của bầu không
khí và tạo sự tập trung chú ý cho khán giả theo dõi trên truyền hình.

4. Nhạc nền:
Nhạc nền là một loại nhạc thường dùng trong một số địa điểm khác nhau
(khách sạn, cửa hàng, công ty, video game, v.v...) nhằm tăng bầu không khí
sinh động cho những nơi này, nhạc nền thường có kết cấu âm nhạc khá đơn
giản. Nhạc nền chủ yếu được nghe một cách thụ động. Nó không phải là
trọng tâm chính của khán giả, mà là để bổ sung cho những gì mà khán giả
tập trung vào. Âm nhạc được phát ở mức âm lượng thấp và không phải là
trọng tâm chính của khán giả cũng được gọi là nhạc nền. Nhạc nền thường
được sử dụng phổ biến trong các phương tiện điện tử khác nhau bao gồm
phim, truyền hình, trò chơi video và video trên Internet như blog video.

Nhạc nền còn được gọi là underscore (nhạc đi kèm), là những sáng tác âm
nhạc được sử dụng để làm nổi bật hành động, lời dẫn hay ý tưởng chủ đạo
của hình ảnh. Muốn chọn nhạc phù hợp cần phải cân nhắc tiết tấu, nội dung
và cả “liều lượng” khi đưa một bản nhạc vào làm nhạc nền. Bất kỳ tác phẩm
nào, dù là phim ảnh, phóng sự hay các chương trình như gameshow, phim tự
giới thiệu… khi chọn nhạc đều lệ thuộc vào kiến thức của đạo diễn hay
người biên tập.

Nhạc nền dùng để: tăng bầu không khí sinh động cho địa điểm cụ thể
hoặc dùng để bổ sung, đẩy mạnh sự tập trung của khán giả vào sự vật, sự
việc chính. Nhạc nền còn làm tăng tính sinh động, quyết định tiết tấu của
phim, dẫn mạch cảm xúc cho người xem.

B. Các nguyên tắc, lưu ý khi dựng âm thanh cho tác phẩm truyền hình
1. Nguyên tắc chung
1.1 Lời bình
Trong đối thoại truyền hình, lời bình phải thoải mái, thật tự nhiên. Người
nói trên màn ảnh truyền hình phải nói chuyện với khán giả, đối thoại với họ
chứ không đơn giản làm công việc phát thanh. Ngữ điệu, cử chỉ, điệu bộ đều
có tác dụng nhấn mạnh và tăng cường tác động của lời thoại. "Tất cả cử chỉ
của người nói- sự ngừng lại, những câu buông thõng, nụ cười, tiếng cười...
có tác dụng mở rộng dung tích của lời thoại, phát huy được những sáng tạo
mới về nội dung, khiến cho lời thoại rõ ràng, có sức truyền cảm", đó là ý
kiến của I. Anđrốpnhicốp, một nghệ sĩ lớn trong lĩnh vực lời thoại.

Người viết lời bình phải xác định được liều lượng của lời bình ở phần nào
trong từng tác phẩm. Theo nguyên tắc, lời bình được viết khi hình ảnh đã
thực hiện xong phần dựng thô (công tác bố cục, sắp xếp đúng theo trình tự).
Người viết chỉ được phép viết theo những hình ảnh đã ghi được trong đề tài
đang thực hiện nên người viết sẽ bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định.
Muốn nói nhiều, nói ít về một vấn đề nào đó thì cũng phải cân nhắc xem
hình ảnh có cho phép hay không; đủ thời lượng, ăn khớp với hình ảnh,
không thừa, không thiếu, thậm chí từ ngữ phải đúng từng giây, từng frame
hình thì mới đạt hiệu quả cao.

Lời bình chỉ được phép nói những gì mà người xem hình ảnh chưa cảm
được, chưa thấy được. Nhiệm vụ của người viết lời bình là dùng lý lẽ cộng
với các thủ pháp văn học để làm rõ và nâng tầm hình ảnh chứ không phải
nói lại những gì mà người xem đã thấy được, cảm nhận được qua hình ảnh.
Thế nên, trong lời bình hầu hết các câu văn cần tạo sự liên tưởng cho người
xem biết được, hiểu được những vấn đề phía sau khuôn hình, những gì có
thể xuất hiện, có thể xảy ra từ những vấn đề vừa cảm được từ hình ảnh đang
theo dõi.

1.2 Tiếng động


Khi lựa chọn tiếng động để kết hợp và dựng trong tác phẩm truyền hình,
cần phải chọn tiếng động nào là đặc trưng nhất cho chi tiết, nội dung mà
mình muốn nói.

Ví dụ: Phản ánh về việc tình trạng khai thác đá trắng tại Quỳ Hợp chưa
được chấm dứt như kết luận của Thanh tra Chính phủ và sự chỉ đạo của
UBND tỉnh Nghệ An, tác giả đã khéo léo phỏng vấn chủ mỏ trong âm thanh
của những cưa xẻ đá chát chúa, xen tiếng động cơ rùng rùng của những xe
tải vào ra vận chuyển đá trắng đi tiêu thụ. Như vậy, người nghe đã có thể
liên hệ, xác thực thông tin từ người được phỏng vấn với vấn đề mà phóng
viên muốn đề cập.

Đối với việc hoà âm tiếng động hiện trường cho tác phẩm: Mỗi tiếng động
cần được đưa vào thật hợp lý. Không nên để tiếng động quá 10 giây trong
một đoạn. Nên đưa tiếng động vào trước, sau đó dìm dần xuống để đưa tiếng
của phóng viên. Không để cho tiếng động bị cắt đột ngột, nhất là làm át cả
tiếng của phóng viên.

Trong quá trình hậu kỳ, sử dụng tiếng động phải đúng cường độ, đúng
lúc. Việc sử dụng tiếng động hiện trường không tốt sẽ làm giảm hiệu quả
của tiếng động truyền hình. Chẳng hạn, tiếng gió, mưa hay tiếng xe máy
chạy, tiếng chợ búa ồn ào mà đi kèm với lời phát biểu của nhân chứng hoặc
lời dẫn của phóng viên, nếu để quá to hoặc thời lượng đi kèm dài sẽ làm cho
chương trình bị rối, giảm hiệu quả, khán giả khó tiếp nhận thông tin. Vì vậy
phải sử dụng tiếng động hiện trường sao cho phù hợp với hoàn cảnh, không
nên sử dụng tiếng động quá to, át lời bình sẽ gây cảm giác khó chịu cho
khán giả. Tiếng động trong các tác phẩm truyền hình phải là những tiếng
động từ cuộc sống, thiên nhiên, không nên là tiếng động giả tạo như trong
phim truyện.

1.3 Nhạc nền


Khi dựng, cần phải lựa chọn âm nhạc phù hợp với hoàn cảnh, với thông
tin muốn truyền tải tới người xem. Âm thanh và hình ảnh cần hài hoà. Muốn
chọn nhạc phù hợp cần phải cân nhắc tiết tấu, nội dung và cả “liều lượng”
khi đưa một bản nhạc vào làm nhạc nền. Ưu tiên chọn những bản nhạc
truyền thống, nhạc Việt.

Muốn có nhạc hay, tiếng động “độc” thì nhà đài phải đầu tư mua. Hiện
nay không thiếu những thư viện âm thanh cung cấp tiếng động, nhạc cho các
chương trình truyền hình, phim… Trong đó có thể kể đến sounddog.com,
soundideas.com, smartsound.com… Tại các thư viện này, các file âm thanh
và file nhạc được chia rõ theo các chủ đề như thể thao, phim tài liệu, phim
kinh dị, lãng mạn… Ngoài ra, các thư viện này còn phân loại sản phẩm theo
khu vực như âm nhạc châu Á, châu Phi, nhạc truyền thống dân tộc để khách
hàng dễ dàng chọn mua.

2. Những lưu ý khi kết hợp và sử dụng những thành tố âm thanh


2.1 Sử dụng và kết hợp các thành tố âm thanh trong mỗi thể loại
Trong cùng một tác phẩm truyền hình, có thể kết hợp tất cả các thành tố
âm thanh. Tuy nhiên, tùy vào từ thể loại, ta có thể vận dụng kết hợp các
thành tố âm thanh khác nhau.
Đối với thể loại tin, các thành tố âm thanh thường sử dụng là lời dẫn (lời
bình; lời thoại nhân vật), tiếng động hiện trường. Trong một số trường hợp
có thể sử dụng nhạc nền. Bởi, tin mang tính chất thông báo về một sự kiện
cho khán giả, chính vì vậy cần phải có lời bình đi kèm để khán giả hiểu được
thông tin xoay quanh sự kiện đó. Tin phải bám sát sự kiện, phải chân thực,
nên tiếng động hiện trường trong tin là rất quan trọng – đây có thể là 1 trong
những phương phát kiểm chứng tính trung thực, tôn trọng sự thật của tin tức.
Trong một số sự kiện đặc biệt, có thể sử dụng thêm nhạc nền để tin thêm
sinh động hơn.

Trong phóng sự truyền hình, việc kết hợp các thành tố âm thanh là vô
cùng quan trọng trong giai đoạn hậu kỳ. Theo kinh nghiệm của các nhà làm
phim Canada thì trước đây trong phóng sự của Canada thì trước đây :
+ 90% là lời bình, 5% là lời nhân vật và 5% là tiếng động hiện trường.
+ Sau đó, tỷ lệ này thay đổi thành 80% lời bình, 15% lời nhân vật và 5%
tiếng động hiện trường.
+ Hiện nay, tỷ lệ này đang là 40% lời bình, 40% lời nhân vật và 20%
tiếng động hiện trường.
Bên cạnh đó, có thể sử dụng âm nhạc xen kẽ với tiếng động hiện trường,
tuy nhiên cần xem xét kỹ lưỡng để không bị lạm dụng âm nhạc.

Đối với thể loại phỏng vấn, lời thoại của nhân vật là yếu tố được sử dụng
nhiều nhất.

Đối với thể loại phim truyền hình, người làm công tác hậu kỳ có thể sử
dụng lời nhân vật, tiếng động hiệu ứng và nhạc nền. Bởi, phim truyện là câu
truyện được kể bằng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh. Khán giả có thể cảm
nhận được câu chuyện thông qua lời thoại của diễn viên trong phim, các âm
thanh khác: nhạc nền, tiếng động hiệu ứng góp phần làm tăng cảm xúc trong
phim, khiến bộ phim trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn.

Ở các chương trình giải trí (gameshow, ca nhạc,.v.v.), khi kết hợp sử dụng
lời bình, lời dẫn của MC, lời nhân vật với tiếng động hiệu ứng và âm nhạc
phải được lựa chọn phù hợp với hình ảnh. Lí do là chủ thể của các chương
trình giải trí là người dẫn chương trình và người chơi nên chắc chắn phải có
lời bình trong tác phẩm. Bên cạnh đó các thành tố âm thanh như tiếng động
hiệu ứng và nhạc nền được sử dụng phù hợp cũng góp phần giúp chương
trình trở nên thúc vị và cuốn hút hơn.
Bên cạnh đó, trong một số chương trình khác như: quảng cáo, video âm
nhạc… thường sử dụng lời dẫn (lời nhân vật) và nhạc nền, nhạc hiệu ứng

2.2 Lưu ý khi kết hợp các đường tiếng với nhau:
Khi dựng video bằng phần mềm Adobe Premiere, để phối tất cả các âm
thanh trong tác phẩm, ở cột âm lượng nên để mức âm lượng ở mức từ -12
đến -6. Đây là mức âm lượng lí tưởng nhất (không quá to gắt, không quá
nhỏ) của một tác phẩm.

Lưu ý khi mix các đường tiếng: Nên ưu tiên lời dẫn hơn so với các tiếng
động khác, đây là âm thanh chính, quan trọng nhất trong tất cả các thành tố
âm thanh. Các tiếng động khác: nhạc nền, tiếng động hiện trường, tiếng
động hiệu ứng nên để ở mức nhỏ, vừa phải, không lấn át lời dẫn trong tác
phẩm, vì đây là các thành tố bổ trợ cho tác phẩm để tác phẩm cuốn hút, hất
dẫn hơn.

III. Cảm nhận môn học:

Dựng phim là kỹ thuật vốn không còn xa lạ và mang tính chuyên biệt. Nó
đã trở thành một kỹ năng mà hầu hết các bạn trẻ đều cho rằng là cần thiết
cho cuộc sống thường ngày, đặc biệt là với phóng viên truyền hình tương lai
như chúng em. Môn học Dựng phim truyền hình do thầy Lương Đông Sơn
trực tiếp hướng dẫn đã truyền tải những kiến thức cơ bản nhất về dựng phim,
bố cục hình ảnh, mix âm thanh và sử dụng phần mềm dựng phim chuyên
nghiệp Adobe Premiere.

Chúng em vô cùng ấn tượng với cách truyền đạt kiến thức môn học của
thầy, từ cách dẫn dắt nội dung bài giảng qua cách đặt câu hỏi bằng hình ảnh
trừu tượng cho sinh viên để sinh viên tự tư duy; cho đến cách hướng dẫn
bằng các thao tác trực quan tại phòng máy. Thầy đã truyền cho chúng em sự
yêu thích và niềm đam mê đối với môn dựng phim. Từ đó, chúng em thấy
được tầm quan trọng của dựng phim nói chung và đối với ngành nghề mà
chúng em đang theo học nói riêng.

Cuối cùng, trong quá trình làm bài kết thúc môn học, chúng em khó tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy Lương Đông Sơn xem xét và đóng
góp ý kiến các thành viên trong nhóm rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn
trong tương lai. Nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn Thầy!”
KẾT LUẬN

Việc được thực hành làm bài tập giữa kỳ – cuối kỳ theo nhóm là một hình
thức học tập cần thiết và hiệu quả. Bài tập giữa kỳ là bài tập giúp sinh viên
có thể tự sáng tạo những cảnh quay theo 9 cỡ cảnh và góc quay được yêu
cầu theo một câu chuyện nhất định. Sau khi nhận được những lời nhận xét
của thầy về tác phẩm đầu tiên, cũng như những kiến thức chuyên môn trong
những bài học sau đó, ở bài tập cuối kỳ, nhóm chúng em đã vận dụng tối đa
kiến thức học được kết hợp với những kinh nghiệm sẵn có của bản thân và
xây dựng nên sản phẩm phóng sự hoàn chỉnh. Kết thúc môn học Dựng phim
truyền hình do thầy Lương Đông Sơn giảng dạy, chúng em đã học hỏi và
tiếp thu được thêm nhiều kiến thức bổ ích về ngành nghề mình đang theo
học nói chung và về nghề quay phim nói riêng, hiểu được rằng dựng phim
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong một ekip sản xuất. Qua đó, chúng em
đã tự ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, biết bản thân cần phải
trau dồi những gì để có thể tiếp tục phát triển. Sau mỗi bài tập làm nhóm,
chúng em không chỉ nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn được củng cố
tinh thần đoàn kết giữa các thành viên.

Là những người trẻ, những phóng viên tương lai, kinh nghiệm chưa nhiều,
bên cạnh việc cần phải học hỏi các anh chị đi trước, chúng em luôn tâm
niệm mình phải không ngừng học tập để nâng cao năng lực bản thân, giữ
vững đạo đức nghề nghiệp, không để cuốn theo xu hướng thương mại hóa
báo chí hoặc vì lợi ích cá nhân mà có những hành vi vi phạm pháp luật. Học
viện Báo chí và Tuyên truyền đã và đang làm tốt vai trò là một trong những
nơi đào tạo ra những phóng viên tương lai tốt nhất trên cả nước. Hiểu được
điều này, chúng em quyết tâm học tập thật tốt các môn học tại trường, đặc
biệt là những môn học chuyên ngành như “Dựng phim truyền hình”.

Trên đây là báo cáo tổng kết về quá trình học tập bộ môn Dựng phim
truyền hình của nhóm chúng em nói chung và báo cáo chi tiết các công đoạn
xây dựng tác phẩm phóng sự cuối môn nói riêng. Để bài tập của nhóm được
hoàn thiện hơn, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy. Chúng em
xin chân thành cảm ơn!

HẾT

You might also like