You are on page 1of 36

Mục lục

PHẦN 1: NHẬT KÝ THAM QUAN NHÀ MÁY ETHANOL..................................................4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY..............................................................................4

I. Tổng quan về nhà máy về Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung
(BSR-BF):.......................................................................................................................................4
1. Địa điểm và diện tích sử dụng:..........................................................................................4
2. Nguyên liệu và nhiên liệu:..................................................................................................4
3. Công suất và sản phẩm:.....................................................................................................4
4. Giới thiệu về Bioethanol:....................................................................................................5

II. Các công nghệ sử dụng :........................................................................................................5


1. Đường hoá và lên men gián đoạn......................................................................................5
2. Quá trình lên men gián đoạn:............................................................................................6
3. Hấp thụ hơi ẩm bằng rây phân tử, tái sinh bằng áp suất (Pressure Swing
Absorption-PSA)........................................................................................................................6
4. Công nghệ lò hơi đốt tầng sôi tuần hoàn ( Circulating Fluidizing Boiler- CFB)..........7
5. Công nghệ xử lí nước thải bằng vi sinh kị khí:................................................................7
6. Công nghệ sinh học hiếu khí..............................................................................................9
7. Công nghệ xử lý nước thải hoạt tính hiếu khí Aeration................................................10

III. Các phân xưởng sản xuất:...............................................................................................11


1. Khu phân xưởng nhà máy chính.....................................................................................12
2. Phân xưởng ngoại vi.........................................................................................................21
3. Phân xưởng phụ trợ..........................................................................................................25
4. Khu vực phòng thí nghiệm...............................................................................................25

CHƯƠNG 2: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CHÍNH SẢN XUẤT ETHANOL..................27

I. Quy trình dây chuyền cụ thể:..............................................................................................27


1. Nguyên liệu sắn khô..........................................................................................................27
2. Hồ hóa – đường hóa..........................................................................................................28
3. Lên men.............................................................................................................................28
4. Nhân giống men................................................................................................................29
5. Công nghệ lên men............................................................................................................29
6. Chưng cất và khử/tách nước............................................................................................30
7. Tồn trữ và làm biến tính..................................................................................................32

1
II. Một số quá trình phụ:..........................................................................................................33
1. Xử lý bã hèm:....................................................................................................................33
2. Quy trình thu hồi và sản xuất CO2..................................................................................33
3. Xử lý nước thải..................................................................................................................34

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................35


1. Kết luận:............................................................................................................................35
2. Tài liệu tham khảo:...........................................................................................................35

2
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế càng phát triển, đòi hỏi cơ sở vật chất càng tiện nghi và hiện đại
hơn nhưng nó cũng mang theo mình rất nhiều hệ lụy. Đặc trưng là ô nhiễm môi
trường, trái đất nóng lên không ngừng do lượng CO2 thải ra quá lớn- hậu quả tất
yếu do giao thông vận tải phát triển mạnh mẻ. Điều này tạo ra thách thức cho các
nhà khoa học và không sau đó một nguyên liệu sinh học mới đã xuất hiện, làm
giảm khí thải ô nhiểm.

Và lời đầu tiên, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh
đạo Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu khí Miền Trung và các thầy cô đã
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em hoàn thành tốt môn thực tập này

Trong thời gian thực tập tạo Công ty, chúng em nhận được sự hướng dẫn tận
tình của các anh chị trong nhà máy đã giúp chúng em có cơ hội tiếp cận, để có thể
nắm chắc và hiểu rõ về dây chuyền công nghệ sản xuất của nhà máy, cấu tạo
nguyên lý hoạt động và cách vận hành của các thiết bị trong nhà máy. Giúp em
được hiểu rõ hơn và vận dụng những kiến thức đã học vào trong vận hành thực tế,
đây có thể là những kiến thức, những kinh nghiệm thực tế quan trong cho em sau
này khi ra trường.

Em rất cảm ơn thầy cô và các anh chị rất nhiều. đồng thời chúng em cũng
xin gửi lời chúc tới các thầy cô, chúc tất cả mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc, ngày
càng gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp của mình

3
PHẦN 1: NHẬT KÝ THAM QUAN NHÀ MÁY ETHANOL
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY

I. Tổng quan về nhà máy về Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sinh học Dầu
khí Miền Trung (BSR-BF):
1. Địa điểm và diện tích sử dụng:
 Địa chỉ: Khu Công nghiệp phía Đông, Khu Kinh tế Dung Quất, xã
Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
 Tên viết tắt: BSR-BF
 Ngày thành lập: 29/8/2008
 Diện tích: 24,62 ha
 Nhà thầu EPC: Liên danh PTSC – Alfa Laval Ấn Độ
 Nhà cung cấp bản quyền: Applied Process Technologies Inc (APTI)
– Mỹ (trước đây là Delt-T)
 Nhà máy đi vào vận hành thương mại từ 01/01/2014
2. Nguyên liệu và nhiên liệu:
 Nguyên liệu chính: Sắn lát khô, 240.000 tấn/năm. Sử dụng nguồn sắn
lát của khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
 Nhiên liệu: Than cám 4A, 5B, (11 tấn/giờ) hoặc Than cám 70% -
Biogas 30%
3. Công suất và sản phẩm:
 Công suất: 100.000.000 lít Ethanol khan (99,8% thể tích)/ năm
 Sản phẩm:
- Sản phẩm chính: Ethanol 99,8% (100.000.000 lít/năm). Dùng để
làm xăng nhiên liệu sinh học. Nhà máy chủ yếu xuất sản phẩm

4
dưới dạng ethanol công nghiệp khan. Tuy nhiên, tuỳ theo đơn
đặt hàng, nhà máy cũng có thể pha thêm chất biến tính vào cồn
để thu được sản phẩm ethanol biến tính
- Sản phẩm phụ: CO2 lỏng (20.000 tấn/năm), dùng để tạo gas cho
nước uống, là chất làm lạnh, sử dụng trong công nghiệp ô tô.
DDFS (20.000 tấn/năm), dùng làm chất độn thức ăn gia súc,
môi trường nuôi cấy vi sinh vật
4. Giới thiệu về Bioethanol:

Ethanol là hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng rượu no đơn chức có công
thức phân tử C2H5OH hay C2H6O, còn được gọi bằng các tên khác như rượu Etylic,
cồn, ethyl alcohol, ethyl hydrate, hydroxyethane. Ethanol tạo hỗn hợp đẳng phí với
nước có thành phần 95% khối lượng (tương đương 96% thể tích ethanol). Nên
không thể dùng chưng cất thông thường để thu được độ tinh khiết của ethanol lớn
hơn 95%.Ethanol có thể được tổng hợp bằng phương pháp hóa học hoặc phương
pháp sinh học. Bioethanol là ethanol được sản xuất theo phương pháp sinh học.

II. Các công nghệ sử dụng :


1. Đường hoá và lên men gián đoạn

Men giống sau khi được nhân men và cung cấp các chất dinh dưỡng như:
gluco, amylase và urca sẽ được đưa đến thùng nhân men thì tại đây sẽ xảy ra quá
trình lên men để tạo thành beer và quá trình đường hoá tạo ra CO2 nên được gọi là
quá trình đường hoá và lên men đồng thời

Phương trình tổng quát của quá trình đường hoá và lên men đồng thời bao
gồm: (C6H10O5)n + nH2O => nC6H12O6

C6H12O6 => 2C2H5OH + 2CO2

- Ưu điểm:
 Tiết kiệm năng lượng (không gia nhiệt trong quá trình dịch hoá)
 Thời gian sản xuất cũng được giảm đi đáng kể
 Tiết kiệm chi phí đầu tư (không sử dụng thiết bị dịch hoá và đường
hoá)
 Giảm thiểu ức chế cho nấm men và giảm nguy cơ nhiễm tạp

5
 Quy trình sản xuất ổn định, hiệu suất tương đương quy trình hiện
hành
2. Quá trình lên men gián đoạn:

Lên men gián đoạn: vi sinh vật được nuôi cố định trong bình lên men với một
thể tích môi trường xác định. Trong thiết bị này, tế bào vi sinh vật được sinh ra,
thành cơ chất thay đổi, và sản phẩm có thể ức chế sự thành lập tế bào.Quá trình lên
men gián đoạn chỉ xảy ra ở một thiết bị duy nhất, thời gian lên men kéo dài.

Vi sinh vật phát triển theo các giai đoạn sau:

o Giai đoạn tiềm toàn


o Giai đoạn phát triển
o Giai đoạn ổn định
o Giai đoạn suy thoái

Kết thúc quá trình tiến hành công đoạn cần thiết để thu lấy sản phẩm. Phương
pháp lên men chu kỳ được ứng dụng để sản xuất nhiều hoạt chất quan trọng như
amini acid, các chất kháng sinh.

- Ưu điểm:
 Thao tác công nhân đơn giản
 Thiết bị dễ vệ sinh, sửa chữa
 Nếu có sự cố (nhiễm khuẩn, nấm men kém,…) thì chỉ xảy ra ở thùng
men đó, không ảnh hưởng đến thùng men khác, xử lý nhẹ nhàng hơn.
- Nhược điểm:
 Chất lượng lên men không đều
 Hiệu suất lên men thấp
 Thời gian lên men kéo dài
3. Hấp thụ hơi ẩm bằng rây phân tử, tái sinh bằng áp suất (Pressure
Swing Absorption-PSA)

Rây phân tử làm việc cơ bản là hấp phụ chọn lọc ở pha hơi. Trong trường hợp
này, nước được hấp phụ trong các mao quản trong khi ethanol thoát ra ngoài. Nước
bị hấp phụ sẽ được loại bỏ suốt trong giai đoạn tái sinh và được đưa trở lại hệ
thống chưng cất để thu hồi ethanol. Quá trình hấp phụ chọn lọc là của Zeolit loại
3A ( kích thước mao quản 3 Angstrom), nước có kích thước lỗ mao quản 2.5Å nên

6
bị hấp phụ. Ethanol có kích thước lỗ mao quản 4Å nên không bị hấp phụ. Hấp phụ
xong nước sẽ bị loại bỏ qua giai đoạn tái sinh. Quá trình hấp phụ sử dụng áp suất
dư trong khi quá trình tái sinh sử dụng áp suất chân không nên được gọi là hấp phụ
hơi ẩm bằng rây phân tử và tái sinh bằng áp suất.

4. Công nghệ lò hơi đốt tầng sôi tuần hoàn ( Circulating Fluidizing
Boiler- CFB)

Công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn (CFB) là công nghệ tiên tiến phù hợp với
việc đốt than và các nhiên liệu khác. Là công nghệ với đặc tính thân thiện với môi
trường.

Đặc điểm: Có nhiệt độ buồng đốt khá thấp so với buồng đốt thông thường nên
phát thải khí SOx , NOx có thể khắc phục được

Công nghệ này hiệu quả với việc hiệu chỉnh và duy trì quá trình chát ở một
phạm vi khá rộng khi sử dụng nhiên liệu là than. Hiệu suất cháy cao với chi phí
vận hành thấp. Nhiên liệu, tro, và nhiên liệu chưa cháy hết cùng nhau đi từ dưới đi
lên và được thu hồi lại trong bộ phận thu bụi và quay trở lại một phần vào buồng
đốt phía dưới.

Đá vôi là chất hấp thụ lưu huỳnh sẽ được cấp vào vùng dưới vùng buồng đốt.
Nhiệt độ buồng đốt được duy t rình ở mức 1500ºF (816ºC) đến 1700ºF (927ºC)

5. Công nghệ xử lí nước thải bằng vi sinh kị khí:

Xử lý nước thải bằng vi sinh kị khí (SAR): sử dụng nhóm vi sinh vật kị khí,
hoạt động trong điều kiện không có oxi. Phương trình phản ứng sinh hoá trong
điều kiện kị khí có thể biểu diễn đơn giản như sau:

Chất hữu cơ  CH4 + CO2 + H2 + NH3 +H2S + tế bào mới


Một cách tổng quát, quá trình phân huỷ kỵ khí xảy ra theo 4 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: Thuỷ phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử. Trong giai đoạn
này các chất thải hữu cơ chứa nhiều chất hữu cơ cao phân tử như protein,
chất béo, carbohydrates, celluloses, lignin,.. chúng bị thuỷ phân, sẽ được cắt
mạch tạo thành những phân tử đơn giản hơn, dễ phân huỷ hơn. Các phản

7
ứng thuỷ phân sẽ chuyển hoá protein thành amino acids, carbohydrates
thành đường đơn, và chất béo thành các acid béo
 Giai đoạn 2: Acid hoá. Trong giai đoạn này, các chất hữu cơ đơn giản lại
được tiếp tục chuyển hoá thành acetic acid, H2 và CO2 . Các acid béo dễ bay
hơi chủ yếu là acetic acid, propionic acid và lactic acid. Bên cạnh đó, CO2 và
H2O, methanol, các rượu đơn giản khác cũng được hình thành trong quá
trình cắt mạch carbohydrates. Vi sinh vật chuyển hoá methane chỉ có thể
phân huỷ một số loại cơ chất nhất định như CO2 +H2 , formate, acetate,
methanol, methylamines và CO. Các phương trình phản ứng xảy ra như sau:

4H2 +CO2  CH4 + 2H20

4HCOOH  CH4 + CO2 + 2H2O

CH3COOH  CH4 + CO2

4CH3OH  3CH4 + CO2 + 2H2O

4 (CH3)3N + H2O  9CH4 + 3CO2 + 6H2O + 4NH3


 Giai đoạn 3: Acetate hoá
 Giai đoạn 4: Methane hoá. Tuỳ theo trạng thái của bùn, có thể chia quá trình
xử lý kị khí thành:
+ Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng như quá
trình tiếp xúc kỵ khí, quá trình xử lý bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên
(UASB)
+ Quá trình xử lý kỵ khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá
trình lọc kỵ khí
 Công nghệ sinh học kỵ khí USAB: đây là quá trình kỵ khí được ứng dụng
rộng rãi do 2 đặc điểm chính sau:
+ Cả 3 quá tình, phân huỷ - lắng bùn – tách khí, được lắp đặt trong cùng
một công trình.
+ Tạo thành các loại bùn hạt có mật độ vi sinh vật rất cao và tốc độ lắng
vượt xa so với bùn hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng

Bên cạnh đó, quá trình xử lý sinh học lỵ khí sử dụng UASB còn có những
ưu điểm so với quá trình bùn hoạt tính hiếu khí như:

8
o Ít tiêu tốn năng lượng vận hành
o Ít bùn dư, nên giảm chi phí xử lý bùn
o Bùn sinh ra dễ tách nước
o Nhu cầu dinh dưỡng thấp nên giảm được chi phí bổ sung dinh dưỡng
o Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí methane
o Có khả năng hoạt động theo mùa vì kỵ khí có thể phục hồi và hoạt động
được sau một thời gian ngưng không nạp liệu
Hệ thống UASB được phát triển từ hệ thống xử lý kỵ khí đối với các loại
nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao. Trong những năm gần đây
UASB đã được nghiên cứu chuyên sâu và triển khai áp dụng rộng rãi do các ưu
điểm sau:
 Tải trọng phân huỷ hữu cơ cao do vậy mặt bằng yêu cầu cho hệ thống
xử lý nhỏ
 Nhu cầu tiêu thụ năng lượng thấp do không cần phải cung cấp oxy
 Có khả năng thu hồi năng lượng

Bể UASB
6. Công nghệ sinh học hiếu khí

Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm ba giai đoạn sau:

 Oxy hoá các chất hữu cơ: CxHyOz + O2  CO2 +H2O +DH
 Tổng họp các chất hữu cơ: CxHyOz +NH3 + O2  CO2 + H2O + DH
 Phân huỷ nội bào: C5H7NO2 + 5O2  5CO2 + 5H2O + NH3 + DH

9
Các quá trình xử lý sinh học bằng phương pháo hiếu khí có thể xảy ra ở điều
kiện tự nhiên hoặc nhân tạo. Trong các công trình xử lý nhân tạo, người ta tạo điều
kiện tối ưu cho quá trình oxy hoá sinh hoá nên quá trình xử lý có tốc độ và hiệu
suất cao hơn rất nhiều. Tuỳ theo trạng thái tồn tại của vi sinh vật, quá trình xử lý
sinh học hiếu khí nhân tạo có thể chia thành:
 Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng chủ yếu được
sử dụng khử chất hữu cơ chứa carbon như quá trình bùn hoạt tính, hồ làm
thoáng, bể phản ứng hoạt động gián đoạn, quá trình lên men phân huỷ hiếu
khí. Trong số những quá trình này, quá trình bùn hoạt tính hiếu khí
(Aerotank) là quá trình phổ biến nhất.
 Xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám như quá
trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc nhỏ giọt, bể lọc cao tải, đĩa sinh học, bể
phản ứng nitrate hoá với màng cố định
7. Công nghệ xử lý nước thải hoạt tính hiếu khí Aeration

Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá
trình phân huỷ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên
tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy một các liên
tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Bản chất của phương pháp là
phân huỷ sinh học hiếu khí với cung cấp oxy cưỡng bức và mật độ vi sinh vật
được duy trì cao (2.000mg/l – 5.000mg/l) do vậy tải trọng phân huỷ hữu cơ cao
và cần ít mặt bằng cho hệ thống xử lý.

Tuy nhiên hệ thống có nhược điểm là cần nhiều thiết bị và tiêu hao nhiều
năng lượng. Nồng độ oxy hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 không được nhỏ
hơn 2 mg/l. Tốc độ sử dụng oxy hào tan trong bể bùn hoạt tính phụ thuộc vào:

 Tỷ số giữa lượng thức ăn lượng vi sinh vật


 Nhiệt độ
 Tốc độ sinh trưởng và hoạt động sinh lý của vi sinh vật
 Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất
 Lượng các chất cấu tạo tế bào
 Hàm lượng oxy hoà tan

Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một các hiệu quả
cần phải hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. Các vi sinh vật này sẽ
phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hoá

10
thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hoá hoàn toàn thành CO 2 , H2O,
NO3- , SO42- ,… Một cách tổng quát, vi sinh vật tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính
bao gồm nhiều loại vi khuẩn khác nhau cùng tồn tại.

Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí là nước thải
được đưa bào hệ thống cần có hàm lượng S không vượt qía 150mg/l, hàm lượng
sản phẩm dầu mor không quá 25mg/l, pH= 6,5-8,5 , nhiệt độ 6ºC < tºC < 37ºC

III. Các phân xưởng sản xuất:

Mặt bằng tổng thể của nhà máy được chia làm 3 khu vực chức năng bao
gồm:

1. Khu vực nhà máy chính

2. Khu vực phụ trợ

3. Khu vực ngoại vi

Mặt bằng tổng thể của nhà máy

Các khu vực chức năng của nhà máy bao gồm:

 Khu vực phân xưởng chính bao gồm:


 Kho sắn , nhà nghiền
 Chuẩn bị dịch và tách cát
 Hồ hóa lên men

11
 Chưng cất- tách nước
 Tách và ly tâm sấy bã sắn (DDFS)
 Khu vực phân xưởng ngoại vi gồm:
 Hệ thống thu hồi CO2
 Khu bồn chứa và xuất sản phẩm Ethanol
 Hệ thống khí nén
 Hệ thống làm lạnh sâu Chiller
 Hệ thống xử lý nước thải
 Khu phân xưởng Phụ trợ gồm:
 Hệ thống sản xuất điện –hơi
 Hệ thống nước công nghiệp
 Trạm khử khoáng, tháp làm mát
 Các hệ thống khác: PCCC, thông tin liên lạc, phòng thí nghiệm
1. Khu phân xưởng nhà máy chính

Khu nhà máy chính của nhà máy

Công suất thiết kế: 100 triệu tấn/năm.


Nhà bản quyền công nghệ: Applied Process Technology International-APTI
(Mỹ).

- Mô tả chung:

Công nghệ sản xuất Bio-Ethanol với nguyên liệu là sắn lát, sắn lát được đưa đến
khu vực nghiền, chuẩn bị dịch và tách cát, ở đây sẽ tạo thành dung dịch bột đồng
nhất.

12
Tinh bột trong dung dịch bột được chuyển hóa thành đường có khả năng lên
men dựa trên hoạt động của các enzyme (công đoạn hồ hóa và nấu) và sau đó
đường được chuyển hóa thành Ethanol và CO2 bởi hoạt động của men (công đoạn
lên men).

Khí CO2 thô sẽ được rửa sơ bộ bằng nước để tách lượng cồn bị cuốn theo, sau
đó CO2 được đưa đến phân xưởng thu hồi và hóa lỏng CO2.

Dịch sau lên men có nồng độ Ethanol thấp (9 ÷ 14% v/v), cần phải loại bỏ tối
đa lượng nước bằng phương pháp chưng cất, tinh luyện. Tuy nhiên do hiện tượng
“điểm đẳng phí” của hỗn hợp Ethanol và nước nên sau công đoạn chưng cất
BioEthanol thu được chỉ đạt nồng độ 95-96 % v/v. Để sử dụng làm nhiên liệu,
BioEthanol tiếp tục được đưa qua công đoạn tách nước để đạt nồng độ tối thiểu
99.8 % v/v.

Dịch hèm thải ra từ đáy của hai tháp chưng cất thô được đưa đến Decanter (máy
ly tâm) để tách các thành phần rắn có trong dịch hèm. Các bước xử lý tiếp theo là
sấy bã và xử lý nước thải có thu hồi Metan.

a) Kho sắn và nhà nghiền

Cụm hệ thống bao gồm từ khâu tiếp nhận sắn lát đến khu vực nghiền sắn. Sắn
lát là nguyên liệu của nhà máy, được tiến hành xử lý sơ bộ, tồn trữ phục vụ sản
xuất và chuyển sắn thô thành dạng bột mịn. Kho chứa có hệ thống nạp liệu di động
và hệ thống phân bổ bột sắn (chain reclaimer). Dọc hai bên kho chứa có hệ thống
vít tải có chức năng xuất liệu ở kho chứa. Nhà nghiền được thiết kế gồm hai cấp:
nghiền thô và nghiền tinh để kích thước bột sắn đạt như mong muốn. Cụm hệ
thống bao gồm các hệ thống như sau:

 Hệ thống tiếp nhận sắn lát

Sắn được vận chuyển bằng xe tải đến nhà máy. Sau khi kiểm tra chất lượng sắn,
sắn được đổ vào các phễu thu của hệ thống tiếp nhận, sau đó sắn sẽ xả từ phiễu
chứa đến hệ thống vận chuyển nhờ trọng lực với lưu lượng ổn định.

 Hệ thống vận chuyển sắn lát

Sắn được chuyển từ khâu này đến khâu kia trong cụm là nhờ hệ thống
vận chuyển. Mục đích của hệ thống này như sau:

13
- Vận chuyển sắn từ hệ thống tiếp nhận sắn đến hệ thống làm sạch sơ bộ và
bẻ gãy sắn sơ bộ.

- Vận chuyển sắn sau khi bẻ gãy sơ bộ đến kho chứa hoặc hệ thống làm
sạch.

- Vận chuyển sắn từ kho chứa đến hệ thống làm sạch.

Hệ thống làm sạch sắn

 Hệ thống làm sạch sơ bộ và bẻ gãy sơ bộ sắn

14
Sắn sau khi bẽ gãy sơ bộ được vận chuyển đến kho lưu trữ

Sắn lát được thu nhận tại nhà máy được làm sạch sơ bộ trước khi bẻ gãy sơ bộ.
Hệ thống làm sạch sơ bộ được thiết kế để phân tách kim loại, cát, đất đá và các
thành phần khác đi theo sắn. Hệ thống bẻ gãy sơ bộ nhằm giảm kích thước của sắn
lát, từ kích thước lớn thành kích thước nhỏ hơn (khoảng 15 – 20mm). Sắn sau khi
bẻ gãy sơ bộ có thể được vận chuyển đến kho để lưu trữ hoặc chuyển trực tiếp vào
sản xuất.

 Kho chứa
Kích thước: 80 x159 m.
Được xây lắp với hệ thống kết cấu thép CS, có mái che kín chống thấm ướt
trong quá trình bảo quản sắn. Bên trong kho chứa có hệ thống nạp liệu di
động và hệ thống phân bổ bột sắn (chain reclaimer). Dọc hai bên kho chứa
có hệ thống vít tải có chức năng xuất liệu ở kho chứa.

 Nhà nghiền

Khu vực nhà nghiền

Theo thiết kế để đạt kích thước bột sắn cho quá trình sản xuất thì sắn
lát được nghiền qua hai cấp:
 Nghiền thô: được thiết kế hai máy nghiền với công suất tương ứng là 25
tấn/giờ và 40 tấn/giờ. Nguyên liệu cho giai đoạn nghiền cấp 1 là: sắn lát khô
có kích thước dài 30÷70mm, dày 30mm. Kích thước hạt sau giai đoạn

15
nghiền cấp 1 là: max 25mm.
 Nghiền tinh: được bố trí 3 máy trong đó 2 máy working và 1 máy stand by
với công suất: 18 tấn/giờ. Nguyên liệu cho giai đoạn nghiền tinh là sản phẩm
của quá trình nghiền thô, kích thước hạt tinh bột sau giai đoạn nghiền tinh là:
65% có kích thước nhỏ hơn 15micron.

b) Khu vực chuẩn bị dịch và tách cát

Thiết bị tách cát

Bột sắn sau nghiền được hòa trộn cùng với dòng dịch từ thùng TK -1101 gồm
nước công nghệ, dịch hèm loãng và dòng dịch hồi lưu từ đỉnh hệ thống cyclone cấp
2 của hệ thống cyclone tách cát. Dịch bột sau đó được đưa đến thùng trung gian.
Hiệu suất của thiết bị tách cát thấp nhưng công suất cao. Hàm lượng thất thoáng
thấp

c) Khu vực hồ hóa và nấu


- Mô tả chung:
+ Dịch sau hòa trộn được bơm đến thùng hồ hóa. Thời gian lưu của dịch ở
thùng hồ hóa là 120 phút để đủ thời gian cho enzyme Alpha-amylaza tiếp
tục bẻ gãy những chuỗi tinh bột thành đường đơn. Sau đó dịch được gia
nhiệt bằng hơi tại thiết bị trao đổi nhiệt nhằm chuyển hóa tinh bột triệt để và
tiệt trùng dòng dịch. Hệ thống gồm 3 nồi nấu dạng ống được cung cấp nhằm
tạo thời gian lưu cần thiết để tiệt trùng. Sau khi nấu, dịch được làm lạnh
bằng nước làm mát đến nhiệt độ 32ºC và cung cấp cho khu vực lên men.
+ Dung dịch H2SO4 được bổ sung tại đầu ra của thùng hồ hóa nhằm giảm pH
xuống thích hợp cho quá trình nhân men. Trong thời gian dài dừng nhà máy,

16
thùng hòa trộn, thùng hồ hóa và các đường ống liên quan sẽ được vệ sinh
làm sạch bằng hệ thống CIP.

d) Khu vực nhân men giống và lên men

Hệ thống nhân men và lên men

- Mô tả chung:

Hệ thống lên men gồm 6 thùng, trong đó thùng đầu tiên là thùng nhân
giống, 4 thùng lên men cùng kích thước và thùng chứa giấm chín. Nhà máy sử
dụng quá trình lên men theo mẻ để chuyển hóa đường có khả năng lên men thành
Ethanol và CO2 dựa trên hoạt động của men.

Quá trình nhân men theo mẻ và toàn bộ mẻ nhân men sẽ được cấp cho thùng
lên men khi hoạt động của men đạt được điểm tối ưu, bình thường thời gian lưu
dịch trong thùng nhân men là 12h/mẻ. Sau mỗi mẻ, thùng nhân men, thiết bị làm
lạnh và các đường ống liên quan được vệ sinh làm sạch bằng hệ thống CIP để ngăn
ngừa nhiễm khuẩn.

Quá trình lên men theo mẻ với hiệu suất 94% và thời gian lưu 48h/mẻ. Quá
trình lên men sinh nhiệt nên phải tuần hoàn dịch đang lên men qua thiết bị làm mát
bên ngoài để duy trì nhiệt độ thùng lên men ở khoảng 32ºC.

17
Sau khi đạt đủ thời gian lên men, giấm chín được bơm đến thùng chứa giấm
chín. Tại đây giấm chín sẽ được cung cấp liên tục cho khu vực chưng cất. Để thu
hồi năng lượng, giấm chín trước khi đến khu vực chưng cấp sẽ được gia nhiệt sơ
bộ ở 1 trong 2 thiết bị trao đổi nhiệt mà tác nhân gia nhiệt là dịch sau nấu.

Khí CO2 thô sẽ được rửa sơ bộ bằng nước để tách lượng cồn bị cuốn theo,
sau đó CO2 được đưa đến phẩn xưởng thu hồi và hóa lỏng CO2. Khí CO2 sinh ra có
thể tạo bọt trong thùng lên men, do đó mỗi thùng lên men được trang bị các đầu
phun chất chống tạo bọt khi cần.

Các thùng lên men và đường ống lên quan, các thiết bị trao đổi nhiệt đều
được kết nối với hệ thống CIP để làm sạch và tiệt trùng. Hệ thống lên men được
trang bị với đường ống và điều khiển cho phép làm vệ sinh hay bảo trì bất kỳ thùng
lên men nào cũng không ảnh hưởng đến việc cung cấp giấm chín liên tục.

e) Khu vực chưng cất

Khu vực chưng cất có 2 tầng

Chưng cất là quá trình làm bay hơi ethanol có trong giấm chín và nâng nồng
độ ethanol lên xấp xỉ 95 %vol. Ethanol trong giấm chín được tách ra khỏi dịch hèm
sử dụng hệ thống với 3 tháp chưng cất. Hệ thống chưng cất gồm ba tháp, bao gồm
hai tháp chưng cất thô và một tháp chưng cất tinh.

18
Chưng cất thô

Giấm chín được đưa đến đỉnh của mỗi tháp chưng cất thô với tỷ lệ như nhau.
Sau khi gia nhiệt, giấm chín đi vào tháp thô 1 có nhiệt độ sấp xỉ là 88ºC, và đi vào
tháp thô 2 với nhiệt độ sấp xỉ là 76ºC. Sản phẩm đáy của tháp thô, hay gọi là dịch
hèm, được đưa đi xử lý. Hơi ethanol từ đỉnh của các tháp thô được ngưng tụ và
bơm đến tháp tinh. Tại đây nó được nâng nồng độ lên 95%vol. Ethanol ra khỏi
tháp tinh được đưa sang hệ thống tách nước. Dòng ra khỏi đáy tháp tinh chủ yếu là
nước cùng với lượng nhỏ ethanol và các chất hữu cơ dễ bay hơi được quay lại quá
trình công nghệ.

Hệ thống chưng cất được tính toán để hiệu suất sử dụng năng lượng là lớn
nhất. Phần cất của đỉnh tháp tinh được sử dụng để cung cấp nhiệt cho các tháp thô.
Hơi ngưng tụ được tuần hoàn lại tháp tinh làm dòng hồi lưu đỉnh. Độ axit của sản
phẩm được điều khiển bằng cách loại bỏ các khí không tan trong ethanol với một
quá trình riêng.

f) Khu vực tách nước

Việc loại bỏ nước, làm khan cồn để sản xuất cồn nhiên liệu được thực hiện
trong hệ thống tách nước rây phân tử. Rây phân tử làm việc cơ bản là hấp phụ
chọn lọc ở pha hơi. Trong trường hợp này, nước được hấp phụ trong các mao
quản trong khi ethanol thoát ra ngoài. Nước bị hấp phụ sẽ được loại bỏ suốt

19
trong giai đoạn tái sinh và được đưa trở lại hệ thống chưng cất để thu hồi
ethanol. Quá trình hấp phụ thực hiện ở áp suất dư trong khi quá trình tái sinh
thực hiện ở áp suất chân không

Thiết bị tách nước

g) Khu vực ly tâm sấy bã

Thiết bị sấy dạng thùng xoay

Dịch hèm từ thùng chứa được đưa đến máy ly tâm (decanter). Tại decanter,
phần lớn các thành phần rắn có trong dịch hèm sẽ được phân tách tạo thành bã ẩm
(wetcake). Dòng dịch đi ra khỏi decanter gọi là dòng dịch hèm loãng (thinslop),

20
một phần được hồi lưu lại quy trình công nghệ và phần còn lại đưa đến khu vực thu
hồi metan và xử lý nước thải.

Bã ẩm có độ ẩm khoảng 65-70% khối lượng được đưa đến máy sấy để tạo
thành bã khô có độ ẩm khoảng 10% khối lượng, được bán cho các nhà thu mua
dùng làm chất độn hay thức ăn cho gia súc. Hơi nước sinh ra trong quá trình sấy
được ngưng tụ và gộp với dòng dịch hèm loãng đưa đến khu vực xử lý. Dòng dịch
hèm loãng được đưa đi xử lý kỵ khí thu hồi biogas, biogas sinh ra dùng làm nhiên
liệu đốt lò hơi.

Lượng nước thải sau khi qua bước xử lý kỵ khí và các dòng nước thải khác
như: nước thải sinh hoạt, nước vệ sinh nhà xưởng, nước xả đáy tháp, nước xả đáy
lò hơi…,được xử lý hiếu khí, tuyển nổi, lắng lọc và khử trùng để nước thải đạt tiêu
chuẩn xả thải ra.

2. Phân xưởng ngoại vi

a) Hệ thống thu hồi CO2

Thùng chứa CO2 lỏng

21
Hệ thống thu hồi CO2

b) Khu bồn chứa và xuất sản phẩm Ethanol:

Ethanol thu được sau quá trình làm khan được đưa qua Check Tank để tiến
hành kiểm định các chỉ tiêu hóa lý. Nếu sản phẩm đạt các chỉ tiêu yêu cầu sẽ được
chuyển qua bể chứa sản phẩm cuối. Chất biến tính (xăng A92) được chứa riêng
biệt trong Denaturant Storage Tank. Việc phối trộn với các chất biến tính được tiến
hành tại Static Mixer được lắp trên đường ống dẫn từ Check Tank đến Commercial
Bioethanol Storage Tank.

Nếu sản phẩm không đạt các chỉ tiêu yêu cầu sẽ được trữ trong Off-
SpecTank và sau đó được đưa lại cột chưng cất tinh để tiến hành chưng cất lại.

Sơ đồ công nghệ quá trình pha trộn chất biến tính vào ethanol

22
Sản phẩm ethanol biến tính được xuất sang các xe bồn qua 02 trạm bơm với
công suất 75 m3/h.

Xuất bằng đường biển Xuất bằng đường bộ

Khu vực lưu trữ sản phẩm (Cồn 99,8%)

c) Hệ thống khí nén

Hệ thống khí nén với mục đích chính là tạo áp lực đóng mở các van tự
động trong nhà máy chính. Phun rữa các thiết bị khi gặp sự cố ngẽn ngặt
đường ống.

d) Hệ thống làm lạnh Chille:

23
Cụm máy lạnh chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều hoà
kiểu làm lạnh bằng nước. Làm giảm hai dòng hơi nước xuống tại 15ºC và
20ºC. Dùng môi chất làm lạnh là NH3 99%.

e) Hệ thống xử lí nước thải

Bồn xử lý vi sinh vật có trong nước thải

Công nghệ xử lý nước thải của nhà máy mô ta qua 4 giai đoạn:
- Xử lý bậc 1: Xử lý kỵ khí (SAR, UASB)

- Xử lý bậc 2: Xử lý hiếu khí ( vi sinh hiếu khí)

Trong hiếu khí có một bể trung gian để khử nito. Sử dụng vi sinh vật hiếu
khí và cung cấp khí cho vi sinh vật bằng máy thổi khí, phía dưới máy thổi
khí là đường ống dẫn khí được lắp đặt âm đất có dạng xương cá
- Xử lý bậc 3: Xử lý làm sạch

24
Sử dụng hóa chất HCl và NaClO3 để tạo thành ion OCl2 là ion oxy hóa và
khử trùng cực mạnh. Nước sạch thu lại kiểm tra rồi mới thải ra môi trường.
- Xử lý bùn: nén ép và tách nước làm giảm độ ẩm của bùn.

Bùn và vi sinh vật gom lại từ tất cả các bể rồi đưa vào máy ép bùn ép lại cho
lên xe đưa ra bãi phân vi sinh để làm phân vi sinh.

3. Phân xưởng phụ trợ

- Hệ thống sản xuất điện hơi

 Nhiệm vụ: Cung cấp hơi cho toàn bộ nhà máy và cung cấp điện vận hành
nhà máy.

 Lò hơi: Đốt được các loại nhiên liệu khó cháy, thành phần nhiên liệu có
thể thay đổi trong dải rất rộng, hàm lượng lưu huỳnh trong than cao.
Than không cần có độ mịn cao như lò than phun. Khử SO2 trực tiếp ngay
trong buồng đốt.

Sơ đồ công nghệ khu vực điện hơi

4. Khu vực phòng thí nghiệm

25
Phòng thí nghiệm chuẩn bị hoá chất

Thiết bị cận hồng


ngoại

Sắc kí khí Thiết bị HPLC

26
Cân sấy ẩm Thiết bị đo hàm lượng nước Tủ hấp
CHƯƠNG 2: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CHÍNH SẢN XUẤT
ETHANOL

Sơ đồ công nghệ sản xuất ethanol

I. Quy trình dây chuyền cụ thể:

27
1. Nguyên liệu sắn khô

Nguyên liệu sắn lát khô

Nguyên liệu sắn lát đưa vào khu vực xử lý thô. Sắn được đưa qua thiết bị bẻ sơ
bộ, tiếp theo qua khu chứa sắn và đi qua thiết bị nghiền tinh. Bột sắn sau khi
nghiền được đưa qua thùng chứa tinh bột bằng các vít tải bột sắn. Tại đây, bột sắn
được phối trộn với nước, nước ngưng tụ và một lượng nhỏ thinslop (dịch hèm
loãng). Tuy nhiên thì loại dịch này ít được sử dụng do đem lại hiểu quả kinh tế
không cao. Hỗn hợp bột sau khi được khuấy trộn được đưa qua hệ thống cyclon
tách cát 3 lớp. Phần cát tách ra đưa đến khu vực xử lý.

2. Hồ hóa – đường hóa

Phần dịch bột đưa đến bồn chứa trung gian chuẩn bị cho quá trình hồ hóa để
giải phóng tinh bột và chuẩn bị tốt cho quá trình lên men, quá trình này được bổ
sung Enzyme alpha-amylase, ammonia, dịch hèm loãng bẻ gãy các chuỗi phân tử
trong phân tử thành các phân tử đường ngắn hơn. Dịch bột sau khi hồ hóa được
đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt trước khi thực hiện quá trình đường hóa. Để tăng
hiệu suất hồ hóa hỗn hợp được nâng nhiệt độ lên 110ºC nhờ các dòng trao đổi nhiệt
từ tháp chưng cất. Dịch bột được bổ sung Enzyme gluco-amylase để thực hiện quá
trình đường hóa. Ngoài ra, dịch bột còn được bổ sung thêm urea, anti-foam,
amoniac để điều chỉnh pH.

3. Lên men

Quá trình lên men là quá trình chuyển đường đơn thành ethanol, khí CO 2 và các
sản phẩm trung gian khác.

28
Sơ đồ quá trình lên men

Sau khi lên men, hỗn hợp giữa ethanol và các sản phẩm khác được gọi là giấm
chín có nồng độ ethanol thông thường khoảng 8-10% (v/v). Quá trình lên men là
quá trình sinh nhiệt, một lượng lớn nhiệt được tạo ra gây ức chế quá trình lên men,
do vậy dịch lên men cần được duy trì nhiệt độ ổn định bằng cách làm nguội dịch
cưỡng bức ở thiết bị trao đổi nhiệt bên ngoài bồn. Thời gian lên men đối với dịch
đường hóa từ 48-72 giờ, đối với nước mía từ 10-48 giờ tùy công nghệ lên men, pH
của khối dịch lên men từ 4,2-4,5; nhiệt độ lên men tối ưu là 320 oC. Giấm chín thu
được sau quá trình lên men được chuyển đến công đoạn chưng cất để tách ethanol
ra khỏi giấm chín.

4. Nhân giống men

Công đoạn nhân giống men là bộ phận cung cấp men cho bồn lên men.

29
.

Hệ thống nhân giống men và lên men

Men được phát triển theo ba công đoạn. Hai công đoạn đầu được thiết kế cho
men phát triển trong điều kiện vô trùng chặt chẽ. Trong bồn nhân giống, dung dịch
lên men đã được thanh trùng được sử dụng để làm dịch chủng men. Quá trình nhân
giống men chỉ cần thiết tiến hành ở thời điểm ban đầu, khi khởi động nhà máy,
hoặc khi dừng nhà máy rất lâu và các bồn lên men được tháo khô.

5. Công nghệ lên men

Hiện nay có 2 quy trình lên men được dùng phổ biến: Lên men liên tục và lên
men gián đoạn. Công suất nhà máy và loại nguyên liệu là nhân tố quyết định để lựa
chọn quy trình lên men

Quá trình lên men Ưu điểm Nhược điểm

Lên men liên tục Tận dụng được toàn bộ thể tích Có nguy cơ nhiễm khuẩn
bồn lên men cao

Dễ tự động hoá Không vệ sinh bồn được

Dễ làm việc

Lên men ở nhiều nồng độ cồn khác


nhau tạo điều kiện tốt cho sự tăng
trưởng của men

30
Chi phí đầu tư thấp hơn

Lên men gián đoạn Vệ sinh được bồn lên men Sử dụng nhiều lao động hơn

Có khả năng ngăn chặn được sự Có 20% thể tích bồn lên
nhiễm khuẩn men không dùng

Chi phí đầu tư cao hơn

Việc lựa chọn công nghệ lên men liên tục hay gián đoạn tùy thuộc vào
nguồn nguyên liệu và công nghệ sản xuất. Đối với lên men nguyên liệu gốc tinh
bột, quy trình lên men gián đoạn thường được lựa chọn. Ngược lại lên men từ
nguyên liệu chứa đường, quy trình lên men liên tục lại thường được sử dụng hơn vì
nó giúp giảm được vốn đầu tư, giảm thời gian lên men nhưng vẫn đảm bảo được
hiệu suất lên men.

6. Chưng cất và khử/tách nước

Đối với nhà máy sản xuất ethanol nhiên liệu, công đoạn chưng cất và tách nước
được thiết kế liên hoàn thành một dây chuyền đồng bộ nhằm giảm chi phí đầu tư
và để tiết kiệm năng lượng.

a) Chưng cất

Sơ đồ quá trình chưng cất

Công đoạn này nhằm tách ethanol ra khỏi giấm chín, loại bỏ các tạp chất và
nâng nồng độ ethanol lên > 95% (v/v). Dịch sau lên men có nồng độ ethanol thấp

31
cần được chưng cất nhằm loại bỏ tối đa lượng nước và các tạp chất khác để thu
được ethanol có nồng độ và chất lượng phù hợp với yêu cầu.

Hai quy trình công nghệ chưng cất được dùng phổ biến hiện nay là chưng cất áp
suất dư và chưng cất áp suất chân không. Tuy nhiên, đối với các nước tiên tiến
thường áp dụng hệ thống chưng cất chân không do các ưu điểm vượt trội như:

- Đạt được cồn có chất lượng cao với tiêu hao năng lượng tối thiểu và có
hiệu suất cao
- Hệ thống chưng cất vận hành liên tục, không cần dừng để vệ sinh tháp
- Công suất chưng cất ổn định, không có sự giảm công suất do hiện tượng
bám cáo cặn
- Điểm sôi của dung dịch thấp hơn nên tiêu hao hơi thấp hơn và giảm khả
năng hình thành cặn canxi.
b) Công đoạn tách nước

Do hiện tượng “điểm đẳng phí” của hỗn hợp ethanol-nước, nên sau công đoạn
chưng cất thông thường, ethanol thu được chỉ đạt nồng độ tối đa 96,5% (v/v). Để
sử dụng làm nhiên liệu, ethanol thô được đưa qua công đoạn tách nước để đạt nồng
độ đến 99,7% (v/v).

Có 3 phương án công nghệ được sử dụng để tách nước trong sản xuất ethanol
nhiên liệu là:

 Công nghệ chưng cất sử dụng hỗn hợp 3 cấu tử (như benzen) để phá
“điểm đẳng phí”
 Công nghệ hấp phụ nước bằng rây phân tử
 Công nghệ tách nước bằng hệ thống lọc màng.

Trong ba phương pháp trên, phương án công nghệ hấp phụ nước bằng rây phân
tử được sử dụng rộng rãi vì có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dùng hỗn
hợp 3 cấu tử và chi phí vận hành thấp hơn so với phương án lọc màng.

Hệ thống rây phân tử làm việc theo nguyên tắc hấp phụ trong các pha hơi.
Động lực cho quá trình hấp phụ và giải hấp phụ là sự chênh lệch áp suất. Hệ thống
gồm 2 tháp rây phân tử chứa các vật liệu Zeolites loại 3Å (có khả năng hấp phụ các
phân tử nước cao), làm việc theo chu kỳ (tách nước và tái sinh), được vận hành
luân phiên, một tháp đang trong giai đoạn tách nước, tháp kia trong giai đoạn để tái

32
sinh. Thời gian tách nước và tái sinh tương ứng với nhau để đảm bảo việc tách
nước được thực hiện liên tục.

Trước khi cấp vào tháp rây phân tử, ethanol bán luyện được gia nhiệt đến
nhiệt độ quá nhiệt để hóa hơi hoàn toàn, tác nhân gia nhiệt là hơi bão hòa. Sau đó,
hơi ethanol được đưa từ đỉnh tháp xuống đáy tháp. Khi đi qua lớp vật liệu Zeolites
3Å, nước sẽ bị giữ lại, còn hơi ethanol sẽ thoát ra ở đáy tháp.

Phương án hấp phụ nước bằng rây phân tử có các ưu điểm:

- Sử dụng ít nhân công


- Vận hành ổn định
- Hiệu suất thực tế gần với thiết kế
- Tiêu hao hơi thấp
- Hệ thống làm việc hoàn toàn tự động.
7. Tồn trữ và làm biến tính

Ethanol nhiên liệu thu được từ quá trình sản xuất có tính chất dễ bốc cháy, nên
quá trình tồn trữ phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt. Mặt khác, do mục
đích sản xuất ethanol để làm nhiên liệu nên ethanol còn lẫn nhiều tạp chất không
sử dụng cho các mục đích khác được. Do vậy, trước khi xuất xưởng ethanol nhiên
liệu cần phải được làm biến tính bằng cách pha chất biến tính vào để phân biệt và
tránh dùng sai mục đích.

Ethanol nhiên liệu cần phải được chứa trong những thiết bị được làm bằng thép
carbon, hoặc thép không gỉ, bồn chứa phải được trang bị hệ thống đảo bồn và thu
hồi hơi bốc để tránh hiện tượng giảm nồng độ ethanol.

II. Một số quá trình phụ:


1. Xử lý bã hèm:

Dịch hèm thải0 từ tháp chưng cất được đưa đến máy ly tâm nhằm tách bỏ
các thành phần rắn lơ lửng. Dịch hèm loãng sau ly tâm, một phần sẽ hồi lưu lại quá
trình công nghệ, phần còn lại được đưa đi cô đặc bốc hơi

Bả ẩm tách ra từ máy ly tâm sẽ được trộn với phần cặn đáy từ thiết bị cô đặc,
sau đó được đưa đi sấy làm thức ăn gia súc. Hơi sinh ra từ thiết bị sấy, cô đặc sẽ
được thu hồi và quay trở lại quá trình công nghệ

33
2. Quy trình thu hồi và sản xuất CO2

CO2 là sản phẩm được thu hồi từ quá trình lên men ở phân xưởng Nhà máy
chính trong quá trình sản xuất Ethanol. Quy trình sản xuất CO2 như sau:

Nghiền sắn  Tách cát  Hồ hóa  Lên men  thu hồi CO2

Sản phẩm CO2 được thu hồi ở dạng khí, sau đó dùng máy nén làm lạnh bằng
môi chất NH3 để tạo CO2 lỏng. Công suất thu hồi CO2 đạt 2,5 tấn/giờ.

Sản phẩm CO2 lỏng được chứa trong hai bình là TK 8602A và TK 8602B
(mỗi bình có khối lượng chứa là 125 tấn).

Hai bồn chứa CO2 là TK 8602A và TK 8602B

3. Xử lý nước thải

Nước thải nhà máy có lưu lượng lớn và có nhiều chất hữu cơ, thành phần
BOD/COD cao, nên công nghệ xử lý phải qua nhiều công đoạn như xử lý vi sinh,
xử lý hóa học, hóa lý và cơ học.

Quá trình xử lý bao gồm 4 công đoạn chính sau:

- Xử lý kỵ khí 2 bậc (SAR, UASB)


- Xử lý hiếu khí 1 bậc (vi sinh hiếu khí)
- Xử lý làm sạch (hóa lý)
- Xử lý bùn: nén ép và tách nước làm giảm độ ẩm của bùn bằng thiết bị
Decanter.

34
Do vậy, cần rất nhiều loại hóa chất như H 2SO4, FeCl3, NaOH, Ure, Polymer,
H2O2, PAC với tiêu hao rất lớn.

Khu vực xử lý nước thải

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Kết luận:

Chuyến đi thực tập tham quan nhà máy là một trải nghiệm thực tế bổ ích dành
cho sinh viên chúng em trong chặng đường sau này, chuyến đi đã cung cấp cho
chúng em những kinh nghiệm thực tiễn sau:

- So sánh được sự khác biệt giữa quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm trong
thực tế khác với những kiến thức được học ở trường như thế nào.

- Những kiến thức được áp dụng trong thực tiễn và độ phức tạp của quá
trình sản xuất.

35
- Tìm hiểu kỹ hơn cách hoạt động, vận hành của các loại máy móc ở nhà
máy và hình ảnh thực tế của các loại thiết bị.

- Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong nhà máy.

- Sự phân bố các phân khu của nhà máy.

- Các công việc cụ thể, kiến thức cần có của một người kỹ sư trong nhà
máy phải đảm nhận.

2. Tài liệu tham khảo:

http://ptscquangngai.com.vn/tin-tuc/nha-may-san-xuat-nhien-lieu-sinh-
hoc-bio-ethanol-dung-quat-cho-ra-dong-san-pham-dau-tien.html

http://luanvan.net.vn/luan-van/cong-nghe-san-xuat-bio-ethanol-tu-san-lat-
phan-1-22661/

https://text.123doc.net/document/4335121-bao-cao-thuc-tap-nha-may-
etanol-sinh-hoc-dung-quat-quang-ngai.htm

http://www.pvcmt.vn/vi/cong-trinh-du-an/cong-trinh-cong-nghiep/194-
cong-trinh-nha-may-nhien-lieu-sinh-hoc-bio-ethanol-dung-quat.html

https://text.123doc.net/document/5208564-bao-cao-thuc-tap-nhien-lieu-
sinh-hoc-dau-khi-mien-trung-bsrbf.htm

36

You might also like