You are on page 1of 3

Họ&tên: Huỳnh Thị Thu Thảo BÀI TÓM TẮT CHƯƠNG 2

MSSV: 1953801014204 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG


Lớp: CLC44B
ĐẾN VĂN HÓA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY
Bài làm:
Văn hóa là sản phẩm của sự ứng xử của con người với một môi trường tự nhiên và xã
hội cụ thể. Chính vì vậy mà văn hóa luôn có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với
pháp luật. Hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền trên nền tảng của văn
hóa truyền thống với sự chi phối của ba yếu tố hạt nhân, đó là: văn hóa nông nghiệp lúa
nước, Nho giáo và Phật giáo.
Trải dài qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã gắn bó với cây lúa, với nền sản xuất
nông nghiệp mang tính chủ đạo. Để từ đó, chúng ta dựng nên nhà nước pháp quyền trên
nền tảng của một xã hội nông nghiệp cổ truyền với sự chi phối của nhân tố gốc là phương
thức sản xuất nông nghiệp lúa nước. Diện mạo của nền văn hóa này được biểu hiện qua
những đặc trưng mang tính nổi trội là các giá trị tốt đẹp của truyền thống, hiện đang phát
huy sức mạnh trong công cuộc hiện đại hóa đất nước như tính cộng đồng và ứng xử trọng
tình; lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít những căn tính tiểu
nông, những nhược điểm của truyền thống đang di căn sâu sắc trong tâm lý cộng đồng
dưới dạng những thói quen, tập quán, những nếp suy nghĩ, những lề thói làm ăn, những
cách ứng xử chưa phù hợp như: lối sống tự trị khép kín và thói quen ứng xử “phép vua
thua lệ làng”; tư duy tiểu nông chủ quan, cảm tính. Đó cũng chính là những trở lực tạo nên
sự trì níu nặng nề cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng thừa nhận rằng: “Việt Nam có những truyền thống tốt và cả
những truyền thống xấu”, có lẽ vì thế mà chúng ta không nên tránh một cái nhìn lý tưởng
hóa, ca ngợi một chiều, hay ngược lại, tỏ thái độ phủ nhận truyền thống một cách cực
đoan, bởi văn hóa truyền thống đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tạo nên đến lối sống, thói quen, tâm lý, tình cảm, cách tư duy,
ứng xử của nhiều thế hệ người Việt Nam.
Nếu như nền văn hóa nông nghiệp lúa nước là yếu tố văn hóa truyền thống có sức chi
phối rõ ràng nhất lên văn hóa pháp luật nước ta, thì yếu tố Nho giáo cũng để lại dấu ấn sâu
đậm trong lòng văn hóa Việt, để từ đó tác động sâu sắc và toàn diện đến tư tưởng lối sống,
cách tư duy và hành vi ứng xử của người Việt. Nho giáo là hệ tư tưởng đề cao vai trò của
đạo đức và lễ giáo trong quản lý xã hội, xem đạo đức là nền tảng cho chính trị, hướng tới
nguồn gốc của sự bình an hơn là dùng hình luật để đe dọa hoặc trừng phạt điều ác khi nó đã
xảy ra. Tuy vậy, Nho giáo không phủ nhận vai trò của pháp luật trong việc giữ gìn trật tự xã
hội. Với gần một ngàn năm Bắc thuộc của thể chế nhà nước phong kiến trên nền tảng của tư
tưởng Nho giáo cũng đủ để ăn sâu vào tâm thức cộng đồng về tư tưởng “trọng đức” hơn
“trọng pháp”. Nho giáo thực chất là công cụ tư tưởng của bộ máy cai trị phong kiến chuyên
quyền nhằm bảo vệ và duy trì quyền lực, vì lẽ đó, Nho giáo đã góp phần làm mờ nhạt thêm,
thậm chí triệt tiêu quyền cá nhân, ý thức công dân cùng với tinh thần phản kháng của con
người, thay vào đó là tâm lí “thượng tôn quan quyền”. Suốt cả một chiều dài lịch sử hàng
nghìn năm, trên nền tảng Nho giáo, các triều đại phong kiến Việt Nam đã mặc nhiên coi
pháp luật như là công cụ của công quyền, là hình phạt để cai trị dân chúng khiến cho người
dân không nhìn thấy ở pháp luật sự bảo vệ mình mà lại là sự đối lập với mình. Nho giáo
mang trong mình những tư tưởng bảo thủ, phiến diện đã được bảo lưu lâu bền trong suốt cả
hàng ngàn năm phong kiến, ăn sâu vào tâm lý, tư duy, ứng xử của xã hội, trở thành lực cản
không nhỏ đối với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay ở nước ta nói riêng
cũng như công cuộc hiện đại hóa đất nước nói chung…
Khác với Nho giáo, Phật giáo du nhập vào nước ta bằng con đường hòa bình nên đã
nhanh chóng bén rễ ngay từ thời Bắc thuộc, để rồi cộng sinh và thẩm thấu trong văn hóa
Việt ở tầng sâu nhất của triết lí sống từ ngàn năm nay. Tư tưởng khoan dung, nhân ái của
Phật giáo đã cộng hưởng rất đồng điệu với văn hóa trọng tình của người Việt nên đã được
các thế hệ người Việt tiếp thu một cách tự nhiên, tự nguyện “như nước mưa thấm vào lòng
đất mẹ”. Phật giáo đòi hỏi con người trước hết phải tự hòa giải với bản thân mình. “Chiến
đấu với chính mình để nhường nhịn người khác” - đó là triết lý sống mà Phật giáo mong
muốn đạt tới. Tuy nhiên, từ góc nhìn của văn hóa ứng xử với pháp luật thì Phật giáo lại cũng
không tránh khỏi sự tác động tiêu cực, bởi chính tư tưởng từ bi bác ái của Phâ ̣t giáo đã góp
phần làm hạn chế, thui chột khả năng hành đô ̣ng và đấu tranh của con người khi cần phải
bảo vệ công lý, lẽ phải. Khi những quy tắc ứng xử này đã thành đạo lý, thành truyền thống
thì người ta cũng không mấy quan tâm đến việc nó có phù hợp với pháp luật hay không.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ chi phối giữa văn hóa truyền thống với những gì
đang diễn ra trong hiện tại đã cho chúng ta thấy một cái nhìn ở chiều sâu của sự kết nối có
tính nền tảng giữa văn hóa với pháp luật. Qua quá trình nghiên cứu, ta nhận thấy được
những mặt tốt, xấu; tích cực, hạn chế của văn hóa truyền thống, không phải tất cả những gì
thuộc di sản truyền thống của dân tộc đều là “nguyên liệu” tốt cho việc xây dựng nền văn
hoá pháp luật tích cực, trong khi còn tiềm ẩn nhiều mầm mống cản trở con đường tiến tới
văn minh. Đó là vấn đề lớn, khiến mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện
nay còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, giải pháp cần được đề ra để có thể phát huy sức mạnh
của văn hóa trong việc xây dựng một nền văn hóa pháp luật tích cực, chính là pháp luật chỉ
có thể trở thành văn hóa, được ứng xử như là văn hóa khi nó là hiện thân của những giá trị
nhân văn chứ không phải là những công cụ cưỡng bức mà người ta chỉ nhìn thấy ở đó sự đối
lập với tự do./.

You might also like