You are on page 1of 4

Vì vấn đề Chỉ Hỏa mà hồi đáp các đạo hữu

Trần Anh Ninh


Ngày mùng 1 tháng 8 trên [Tiên Đạo nguyệt báo] có đăng một bài [Khởi Hỏa với Chỉ Hỏa1],
khơi lên rất nhiều nghi hoặc của độc giả, rất nhiều người gửi thư thỉnh cầu giải thích “Tây phái tam
bộ chỉ hỏa bí quyết”.
Nhưng bài văn chương này, do Hải Ấn Sơn Nhân sáng tác, theo lí thì cần tác giả bản thân tự
mình giải thích, mới là xác đáng. Nhưng Hải Ấn tiên sinh đã không còn ở Thượng Hải, mà người
gửi thư hỏi, lại không chịu gửi thẳng đến bộ biên tập của bản báo, mà cứ gửi cho cá nhân kẻ này.
Nếu nhất loại gác lại không đáp, thì các vị độc giả sẽ không tránh khỏi thất vọng, nếy y theo thứ tự
trước sau của thư tới, dùng bưu kiện hồi đáp, thì thực sự hiềm công tác bút mực quá bận, nên khó
mà ứng phó, không biết làm sao, chỉ có thể làm một lần hồi đáp công khai trên bản báo, cũng chỉ là
phát biểu ý kiến cá nhân của tôi mà thôi. Độc giả không được cho rằng “Tây phái tam bộ Chỉ Hỏa
khẩu quyết” là ở chỗ này, các vị nếu hỏi khẩu quyết, chỉ cần trực tiếp thỉnh giáo Hải Ấn tiên sinh là
xong.
Muốn hiểu rõ cái lí Chỉ Hỏa, đầu tiên cần nhận thức trong thân người thì “Hỏa” hình trạng thế
nào, nếu đối với hình trạng của Hỏa còn nhận thức không rõ, thì tác dụng Chỉ Hỏa càng không cần
nói đến. Lúc con người chúng ta thi hành công phu, đem tâm thần của ta chú trọng tại mỗi một bộ
phận trên thân, đấy chính là “Hỏa”.
Công phu hạ thủ sơ bộ được truyền ở thế gian, có kẻ thủ Ấn Đường, có kẻ thủ Giáng Cung, có kẻ
thủ 1 tấc 3 phân dưới rốn, có kẻ thủ Đỉnh Môn, có kẻ thủ Giáp Tích, có kẻ thủ Lưỡng Thận trung
gian, có kẻ thủ Hải Để, phàm là nơi tâm thần chuyên chú, thì đều là nơi hỏa lực đến 2. Vì sao mà tâm
thần lại gọi là “Hỏa”?
Vì y thư Trung Quốc lấy ngũ tạng phối với Ngũ Hành, Tâm tàng Thần, ở Ngũ Hành thì thuộc
Hỏa, vô luận là chỗ nào trên thân người, nếu dùng tâm thần của mình tại chỗ ấy thủ thật chặt, không
để di động, cũng không buông lỏng, ngày ngày như vậy, trải thời gian thích hợp, tất cảm thấy bộ
phận ấy phát nhiệt phát nóng, hoặc cảm giác thấy tê ngứa, hoặc cảm thấy bành trướng, thậm chí có
trạng thái nhảy nhót, đây đều là biểu hiện của lực do Thần Hỏa tập trung.
Người đời thi hành công phu đến như bước này, luôn luôn trong lòng rất vui sướng, cho là Đạo ở
đây vậy, càng thêm tử thủ không buông, liều chết dụng công, lâu dài như vậy, dần thành chứng
bệnh bất trị, đây đều là cái tệ không giỏi dụng “Hỏa”. Ví như nấu cơm, lửa quá nhỏ thì cơm không
chín, lửa quá nhiều thì cơm cháy, cơm không chín còn có thể thêm lửa, cơm cháy rồi thì không thể
cứu được. Lúc này dù nghĩ Chỉ Hỏa, sợ là đã muộn, cho nên người mới luyện công phu, thà rằng
bất cập, chứ tuyệt không được thái quá.
Tính chất của Hỏa, đã minh bạch, sau đây có thể luận đến Chỉ Hỏa, cùng một đoạn công phu
luyện Tinh hóa Khí.
Nói là Chỉ Hỏa, ấy là đình chỉ Vũ Hỏa mà không dùng, chỉ dùng Văn Hỏa nhẹ nhàng chiếu cố,
chiếu cố là chiếu cố đến hơi thở ra vào trong mũi, không phải là chiếu cố Hạ Đan Điền. Nếu chiếu
cố Hạ Đan Điền, thì Tinh Khí Thần toàn thân đều tụ hội tại cái địa phương nhỏ bé đó, càng tập càng
nhiều, không thể dung nạp, tất dẫn đến xung quan mà xuất3.
Công phu thượng thừa trực tiếp đúng đắn, giản dị viên dung, vốn không phân ra các đoạn. Người
xưa vì tiện thuyết pháp cho kẻ sơ học, mà miễn cưỡng phân ra ba đoạn.
Đoạn thứ nhất tuy tên là luyện Tinh, nhưng không được chấp vào Tinh. Nếu chấp vào Tinh Hữu
Hình Hậu Thiên, xem như một kiện bảo bối, liều chết kiên trì luyện, dụng Hỏa càng nhiều, thì Trọc
Tinh càng không thể hóa. Di tinh còn là chuyện nhỏ, chỉ sợ bị khóa ở bên trong, xả phóng nó ra
ngoài không được, lại vô pháp khiến nó hóa Khí đi lên, Trọc Tinh với Tà Hỏa trộn thành một khối,
quấy nhiễu thân tâm cực khó an tĩnh. Cái hại đó còn sâu hơn cả di tinh.
Đoạn thứ hai tuy tên là luyện Khí, cũng không được chấp vào Khí. Nếu chấp vào Khí hô hấp
Hậu Thiên, ở trong thân vận chuyển thăng giáng, công phu càng chăm chỉ, thì Thô Khí càng không
thể hóa. Tiết lậu Khí còn là chuyện nhỏ, chứ khóa chặt ở bên trong không phóng nó ra ngoài được,
1
Ngừng lửa.
2
Các dạng phép thủ khiếu, tuy chẳng cao minh gì, nhưng nếu dùng đúng đắn, cũng có chút công hiệu
3
Như là lửa quá mạnh, thì nước sôi sục mà tràn ra, cũng có thể như vậy.
lại không thể Thần Khí hợp nhất, tâm tức lưỡng vong, không nhập đại định, Thô Khí không có
đường ra, ngưng kết ở trong thân, tập trung ở một bộ phận, thành ra một khối ách tắc hoặc sinh ra
vô danh thũng độc. Cái hại đó gấp trăm lần tiết lậu Khí.
Đoạn thứ ba tuy tên là luyện Thần, kì thật chính là Chỉ Hỏa. Thần tức là Hỏa, Hỏa tức là Thần,
luyện tức là chỉ4, chỉ tức là luyện. Người học có thể hiểu được công phu luyện Thần, thì bất tất đi
hỏi phương pháp Chỉ Hỏa, luyện Thần với Chỉ Hỏa, tên thì hai, thực ra là một.
Luyện Tinh hóa Khí là lấy Nguyên Thần luyện Nguyên Tinh. Luyện Khí hóa Thần là lấy
Nguyên Thần luyện Nguyên Khí. Luyện Thần hoàn hư là Nguyên Thần tự luyện. Nếu hỏi thế nào là
tự luyện, tức là lấy Bất Thần Chi Thần mà thi hành Bất Luyện Chi Luyện. Đến bước này, không chỉ
Vũ Hỏa cần hoàn toàn đình chỉ, mà Văn Hỏa cũng không có chỗ dùng, chỉ có một cái hồn nhiên Vô
Thần, không thấy một điểm Hỏa Tính. Như vậy há không phải là Chỉ Hỏa sao? Nếu không chịu Chỉ
Hỏa, thì công phu luyện Thần ắt không chỗ mà hạ thủ.
Có người nghi hoặc về mặt công phu kẻ này còn chưa đến bước ấy, làm sao có thể hiểu được bao
nhiêu đạo lí đó, sợ không tránh khỏi chỉ là đàm luận kiểu bộ phong tróc ảnh5, vị tất có thể tôn là
tiêu chuẩn. Xin hãy xem [Huyền cơ trực giảng] của Trương Tam Phong chân nhân có nói: “Trong
một khắc, có cả công phu luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hoàn hư ở bên
trong, không chỉ 10 tháng thôi đâu.”
Nếu coi lời Tam Phong là đáng tin, thì lời kẻ này nói hôm nay cũng chưa từng không đáng tin.
Công phu thượng thừa vốn không phân ra thành đoạn, trong một khắc cứ hành pháp như vậy, một
ngày một tháng một năm, cũng hành pháp như vậy, cho nên gọi là trực tiếp đúng đắn, giản dị viên
dung.
Sách của Ngũ Xung Hư, Liễu Hoa Dương, ngang ngạnh muốn phân thành các đoạn rõ rõ ràng
ràng, gọi là “Bách nhật trúc cơ”, “Thất nhật quá quan”, “Thập nguyệt kết thai”, “Tam niên nhũ bộ”,
“Cửu niên diện bích”, xét trên thực tế, đều không phù hợp.
Đã không phù hợp với sự thật, hà tất nhất định nói ra một cái số mục cố định? Tưởng là đương
thời gặp được một loại người học Đạo, sinh tính ngu dốt, cố gắng truy cứu kì hạn thành công, cho
nên người truyền Đạo không thể không thuận tiện thuyết pháp, để an ủi tâm lí nóng vội của đại
chúng. Hậu học nếu chấp vào định luận, thì ngược lại bị cổ nhân làm lầm lỡ vậy.
Phụ cáo: Kẻ này đã không phải người biên tập của bản báo, cũng không mang trách nhiệm gì,
nếu các vị có vấn đề đối với bản báo, có thể trực tiếp gửi bộ biên tập của bản báo, bất tất ghi tính
danh, họ tự nhiên sẽ có biện pháp, cái có thể hồi đáp thì sẽ hồi đáp, cái không thể hồi đáp, có thể sẽ
thay mặt đi thỉnh giáo nguyên tác giả.
Nếu đến hỏi kẻ này, trừ kẻ này tự mình động bút ra, chẳng có biện pháp gì, dù miễn cưỡng vượt
quá chức phận, cũng vị tất hợp với bản ý của nguyên tác giả, vì người khác nhau thì ý kiến cũng
khác nhau.

4
Chỉ: là đình chỉ, là ngừng.
5
Đại loại nghĩa là chém gió.
Đáp anh Ân Vũ ở Thượng Hải: Trung Hoàng trực thấu pháp
Trần Anh Ninh
Nguyên văn bức thư của Ân Vũ ở Thượng Hải: Chiều mùng 5 tháng một, lúc tĩnh tọa, như bình
thường Âm Kiều bành trướng, chỉ có vuông tròn bốn năm tấc, lớn hơn bình thường. Đợi hô hấp hơi
nhẹ đi, lúc Thần dẫn tĩnh tịch, Khí này đột nhiên xông lên trên, thẳng đến đỉnh đầu. Nhớ lại tình
hình lúc đó, giống như ầm một cái, chỉ có thăng lên không theo mạch Đốc, mà theo Hoàng Đạo trực
tiếp đi lên. Chớp mắt hơi thở dồn dập tim đập mạnh, đầu mắt phồng lên, ẩn ẩn có tiếng chuông
tiếng khánh, toàn thân toát mồ hôi.
Lần đầu trải qua cảnh này, không khỏi kinh hoàng thất thố. Hôm sau, tứ chi vô lực, bệnh một
ngày mới dậy. Thiết nghĩ, theo mạch Đốc đi lên, gọi là chính thấu, nếu mà tuần theo Trung Đạo,
như tôi học dưỡng chưa đủ, chưa khỏi sau này có tạp nhập, mà có cái tệ “choáng váng”. Chỉ có điều
không rõ, sao mà tịnh chưa dụng ý dẫn, mà Khí này lại tự do xông vào Hoàng Đạo, nay xin kính hỏi
các điểm sau, xin phu tử từ bi chỉ cho.

Hỏi 1: Ngoại Dương không cử, Đan Điền không nóng, chỉ có Âm Kiều phập phồng, thì Khí này
cũng có thể xung hay không?
Đáp 1: Có thể xung, không có gì lạ.

Hỏi 2: Lúc Khí này phát động, tịnh không có dấu hiệu, cho nên không kịp phòng hộ, cũng không
có công phá Vĩ Lư, mà chỉ theo Âm Kiều đi lên tâm vị, thẳng xung tâm bộ, nếu Nhâm Đốc chưa
thông, thì cái việc đi lên này có hại hay không?
Đáp 2: Lúc này nếu có thể ngồi ngay ngắn, ổn định như Thái Sơn không dao động, vạn mối lo
đều không, thanh tịnh như đầm lạnh trong suốt, mặt nó tự nhiên xung động, tự nhiên hun chưng, tự
nhiên dung hóa, tự nhiên ngưng kết, thì không chỉ vô hại, mà còn có ích. Nếu là người công phu
tĩnh định chưa cao, thì cái hại rất lớn.

Hỏi 3: Sau khi xông lên, đã kinh hoàng mà đình chỉ tọa công, Khí này còn chưa quan về bản vị,
thì cái tệ như thế nào?
Đáp 3: Kinh hoàng tuyệt không được có, lúc này cái may mắn là tự mình kinh hoàng bên trong,
còn chưa phát sinh nguy hiểm. Giả như lúc ấy mà bất hạnh, bị nhân sự ngoại giới quấy nhiễu, hoặc
âm thanh mạnh đột nhiên chấn hãi, tất dẫn đến Khí tán Thần phi, toàn thân toát mồ hôi lạnh. Nhỏ
thì bị tật điên cuồng, lớn thì có cái lo về sinh mệnh, chẳng phải trò trẻ. Sau này nếu không tìm địa
điểm an toàn, tịnh chưa có đạo lữ làm hộ pháp, thì tuyệt không được coi thường mà thử. Đây là
công phu trọng yếu lúc sơ bộ hạ thủ để siêu phàm nhập thánh, thành tiên liễu đạo, không thi hành
trong danh sơn động phủ, chỉ có thể thi hành ở trong đô thị trần tục hoặc hương thôn phổ thông,
cũng coi như là ủy khuất. Huống gì như dạng địa điểm ở nơi của anh, ta đã sớm nói không hợp
dùng để thi hành công phu.

Hỏi 4: Lúc này não bộ phình to, có phải do không tuần theo Hắc Đạo, hoặc là tuần theo Hắc Đạo
cũng sẽ bị trướng? Có vài hiện tượng như hơi thở dồn dập, tim đập mạnh, ra mồ hôi, có phải là nên
có không?
Đáp 4: Người khác làm tốt, tịnh không có hiện tượng phình não, hơi thở dồn dập, tim đập mạnh,
ra mồ hôi, ta nghĩ, các hiện tượng đó không nên có.

Hỏi 5: Hôm sau bệnh mệt, có phải là do chưa thi hành toàn bộ công phu?
Đáp 5: Bệnh mệt là do thi hành công phu không hợp pháp độ, chỉ bị như vậy, còn là may chán.

Hỏi 6: Gần đây Âm Kiều thường máy động, có thể để mặc chẳng quan tâm không?
Đáp 6: Nên tạm thời ngừng tọa công, đợi lúc đủ ba chữ “tài lữ địa” hãy làm tiếp. Nếu không
ngừng tọa công thì máy động cũng không ngừng, lúc máy động lực lớn và Khí đủ, sẽ muốn xông
lên trên, lúc xông lên anh lại ngăn không được, nếu chỉ không lí đến, cũng chả có ích lợi gì.
Đáp chung: Sau khi nhận được bức thư đầu tiên, ta liền tỉ mỉ thẩm tra, cho rằng dạng hiệu
nghiệm này, không phải là Ngũ Liễu nhất phái, cũng không phải là Hoàng Nguyên Cát nhất phái,
nghi là từ phương pháp nhập môn của Mẫn Tiểu Cấn, nhưng không dám khẳng định, cho nên mang
thư đi hỏi han. Đến lúc nhận bức thư thứ hai, xem đầu mối hạ thủ công phu thứ tự, mới biết chính
xác là Kim Cái Sơn nhất phái không sai. Phái này có một dạng thuật ngữ chuyên môn, gọi là
“Trung Hoàng trực thấu”, hiện tượng giống như những gì bức thư nói đến. Cầu được ước thấy, vốn
là việc tốt, tự không phải sợ hãi gì. Chỉ là dạng công phu này, quan trọng nhất là hai chữ “ hư tịch”,
nếu tự hỏi mình công phu thực sự đã đạt đến cảnh giới này, hoàn toàn có thể can đảm mà làm, nếu
như chưa thể, thì không tránh khỏi cái tệ “choáng váng Hậu Thiên”.
Anh hiện tại công vụ trói buộc, ban ngày bôn ba vất vả, ban đêm ở trong phòng nhỏ, miễn cưỡng
tập tĩnh, địa điểm lại không thích hợp, đương nhiên, hai chữ “hư tịch” không nói đến, thế là chưa
được lợi gì, mà trước tiên lại nhận cái hại. Tiếp nữa, Khí này phát động, hơn nửa là từ gi ữa xông
thẳng lên trên, tịnh không cần anh dùng thần ý dẫn đạo, nếu anh muốn nó cải biến đạo lộ, theo mạch
phái đi lên, nếu không dẫn đạo thì không được. Có người thì dù dẫn đạo mà nó không nghe theo
mệnh lệnh, vẫn ở giữa xông lên, cuối cùng muốn ngừng mà ở cái thế không ngừng được, ta có gặp
qua vài người. Ta cho rằng anh ở trên đời này, có có sự nghiệp đáng làm, lúc này nếu muốn chuyên
tâm tu Đạo, vứt bỏ tất cả, tựa hồ trái với định số, vị tất có thể có được kết quả tốt đẹp.
Cho nên, khuyên anh ngày nay đối với thế pháp, nên chọn tiến thủ chủ nghĩa, đối với xuất thế
pháp, nên chọn bảo thủ chủ nghĩa, chỉ cầu có thể không tiêm nhiễm toàn bộ ác tập, không để Tinh
Khí Thần bì tiêu hao vô vị, không để rơi vào cái lụy gia đình khó mà thoát khỏi. Một phương diện
vì xã hội làm tròn chức trách tương đương, một phương diện thừa thời cơ tích trữ đầy đủ tài lực, dự
bị kinh phí sau 40 tuổi, thật sự thi hành tu Đạo. Tương lai nếu có dư lực, còn có thể giúp đỡ người
đồng chí hướng, há không phải càng tốt hay sao? Mong anh suy nghĩ.

You might also like