You are on page 1of 8

I.

Chất điện li- sự điện li và phương trình điện li


- Chất điện li là những chất tan trong nước tạo thành dung dịch có tính dẫn điện.
- Sự điện li là sự phân li thành ion dương và ion âm của phân tử chất đện li khi tan trong nước.
- Chất không điện li khi tan trong nước tạo thành dung dịch không dẫn điện.
- Sự điện li có thể minh họa thành một phương trình phản ứng gọi là phương trình điện li hay phương trình ion hóa.
         NaCl    →    Na+  + Cl-
II. Tính thuận nghịch của sự điện li - Chất điện li mạnh,
chất điện li yếu
1. Tính thuận nghịch của sự điện li
Khái niệm: Các cation và anion chuyển động hỗn lọan nên có thể va chạm vào nhau để tái hợp thành phân tử do đó
ta nói sự điện li có tính thuận nghịch và phương trình điện li có thể là phương trình phản ứng thuận nghịch.
2. Chất điện li mạnh- chất điện li yếu
a. Chất điện li mạnh:
Là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Ví dụ:
- axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4...
- bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2 …
- các muối của axit mạnh và bazơ mạnh như NaCl, KNO3, KCl, K2SO4
 Khi được pha loãng thì chúng điện li hầu như hoàn toàn ta nói chúng là những chất điện li mạnh và phương trình
điện li của chúng không thuận nghịch.     
                             Na2SO4 →   2Na+ + SO42-
b. Chất điện li yếu:
Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng
phân tử trong dung dịch.
Ví dụ:
- Các axit yếu như axit hữu cơ, axit HF, axit HCN, cation NH4+…
- bazơ yếu như NH3, các amin R-NH2…
phương trình điện li của chúng là là những phương trình phản ứng thuận nghịch

 Cân bằng điện li:


Tất nhiên các phương trình phản ứng thuận nghịch như trên là một hệ cân bằng và được gọi là cân bằng điện li.
- Cân bằng điện li cũng thuộc loại cân bằng động nên theo Le Chatelier, cân bằng sẽ chuyển dời theo chiều chống
lại các nguyên nhân làm thay đổi cân bằng.
- Sự phân li càng hoàn toàn khi cân bằng càng chuyển dời theo chiều thuận, và sự dịch chuyển cân bằng phụ thuộc
vào  nhiệt độ, nồng độ mol/lít của chất tan.
- Khi nhiệt độ càng tăng  hay dung dịch càng loãng thì sự phân li càng hoàn toàn, cân bằng càng chuyển dời theo
chiều thuận. Vì thế ta phải so sánh độ mạnh của các chất điện li ở cùng một điều kiện nhiệt độ và nồng độ.
 Ở cùng một nhiệt độ và cùng một nồng độ mol/ lít chất điện li càng mạnh thì sự phân li càng hoàn toàn tức là cân
bằng càng chuyển dời theo chiều thuận và ngược lại chất điện li càng yếu thì sự phân li càng không hoàn toàn, cân
bằng càng chuyển dời theo chiều nghịch.
III. Độ điện li
1. Định lượng sức mạnh của chất điện li: Độ điện li α
Khái niệm: độ điện li α là tỉ số giữa số mol phân tử bị phân li thành ion trên tổng số mol phân tử tan trong dung dịch.
Ta có   0 ≤ α  ≤ 1   Hay       0%  ≤ α  ≤  100%
Chất không điện li tức là không bị phân li:  α = 0
Chất điện li mạnh thì sự phân li hoàn toàn:  α = 1 hay 100%
Chất điện li yếu thì sự phân li không hoàn toàn  0  < α  <  1
Vậy ta có thể phát biểu cách khác: Ở cùng một nhiệt độ và cùng nồng độ mol/lít chất điện li càng mạnh thì độ điện li
α càng lớn.
2. Hằng số phân li của axit và bazơ yếu
- Với những axit và bazơ yếu thì sự điện li không hoàn toàn, phương trình điện li thuận nghịch.
+ Hằng số cân bằng của dung dịch axit yếu:

        
Vì Ka <<1, được viết dưới dạng hàm số mũ âm cơ số 10 rất bất tiện nên người ta chuyển hàm mũ âm thành hàm
logarit cơ số 10 với mệnh đề định nghĩa: pKa = - logKa
+ Hằng số cân bằng của dung dịch bazơ yếu
Vì Kb <<1 và được viết dưới dạng hàm mũ âm cơ số 10 nên ta có thể chuyển hàm mũ âm cơ số 10 qua hàm logarit
cơ số 10 với định nghĩa pKb = -logKb

IV. Nồng độ mol/lít (M):


Ta gọi nồng độ mol/lít của A, ký hiệu [A], là số mol A chứa trong 1 lít dung dịch có chứa A.
Chú ý quan trọng: A có thể là phân tử hay ion và dung dịch chứa A có thể chứa thêm nhiều chất khác nữa.
Ta có thể biểu thị định nghĩa nồng độ mol/lít bằng hệ thức:

Phản ứng trao đổi ion là phản ứng xảy ra khi các chất tham gia phản ứng trao đổi ion với
nhau

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li

I. Định nghĩa:
Phản ứng trao đổi ion là phản ứng xảy ra khi các chất tham gia phản ứng trao đổi ion với nhau.
II. Các dạng (nếu có) của phản ứng trao đổi ion
 Muối     +     Axit    →    Muối mới     +    Axit mới
 Muối     +     Bazơ   →    Muối mới    +   Bazơ mới
 Muối     +     Muối   →    Muối mới     +   Muối mới
Hidroxit không tan + dung dịch H+  → dung dịch muối + H2O (chất điện li yếu)
 Dung dịch axit + dung dịch bazơ    →  Dung dịch muối + H2O (chất điện li yếu)
III. Điều kiện để phản ứng trao đổi ion xảy ra (Định luật Bertholet)
Phản ứng trao đổi ion xảy ra khi và chỉ khi có ít nhất một sản phẩm phản ứng là chất kết tủa, chất bay hơi, chất
không bền hay chất điện li yếu nghĩa là các sản phẩm này có thể tự tách ra khỏi dung dịch hay trở thành dung môi là
H2O.              
Ví dụ:
1. (Ag+  + NO3-)   +  (H+  +  Cl-)  →   AgCl↓  +   (H+  +  NO3-)
Phương trình ion thu gọn:  Ag+   +   Cl-  →  AgCl↓
2. (2Na+  +  S2- )    +   2(H+  +  Cl-)   →  2(Na+  +  Cl-)   +  H2S↑
Phương trình ion thu gọn:  2H+  +  S2-   →  H2S↑
IV. Tổng kết  phản ứng axit-bazơ hay phản ứng trung hoà và phản ứng trao
đổi
Bản chất ion của phản ứng trung hòa và phản ứng trao đổi ion - Các cặp ion đối kháng (gây phản ứng) và
các cặp ion không đối kháng (không gây phản ứng).
Phản ứng trung hoà và phản ứng trao đổi ion có chung một bản chất, đó là phản ứng giữa hai ion ngược dấu để tạo
ra một chất kết tủa, một chất bay hơi, một chất không bền hay một chất điện ly yếu, hai ion nguợc dấu này đã triệt
tiêu tính chất của nhau, cùng nhau tách khỏi môi trường phản ứng. Ta có thể gọi cặp ion ngược dấu gây ra phản
ứng trung hoà và phản ứng trao đổi ion là  một cặp ion đối kháng, bởi lẽ hai ion đối kháng này không thể nào  đồng
thời tồn tại trong cùng một dung dịch (“không đội trời chung”), vì khi chúng gặp nhau thì đã triệt tiêu lẫn nhau và gây
ra những phản ứng đặc hiệu cùng nhau tách khỏi môi trường phản ứng (đặc hiệu có nghĩa là đặc trưng và kèm theo
dấu hiệu như tạo kết tủa, dung dịch sôi, bốc mùi khai, mùi trứng thối...), như thế hai ion đối kháng còn là thuốc thử
của nhau hoặc dùng để tách nhau ra khỏi dung dịch.
Ví dụ:
- Ion H+ thì đối kháng với OH-, với CO32-, với SO32-, hay S2-.
- Ion Cl-,Br- cùng đối kháng với Ag+, với Pb2+.
- Ion SO42- đối kháng với Ba2+, Pb2+.
- Ion OH- đối kháng với mọi cation ngoại trừ các cation kim loại kiềm và 3 cation kim loại kiềm thổ.
- Anion CO32-, SO32-,PO43- thì đối kháng với hầu hết cation, ngoại trừ các cation kim loại kiềm (Na+,K+,..) và NH4+.
Hai ion ngược dấu nhưng không đối kháng thì khi gặp nhau sẽ không có phản ứng và chúng có thể đồng thời tồn tại
trong cùng một dung dịch.
  Ví dụ: Anion NO3- không đối kháng với mọi cation.
Các cation kim loại kiềm thì không đối kháng với mọi anion.
Nhưng hai ion đã đối kháng thì khi gặp nhau nhất định phải xảy ra phản ứng dù rằng một trong hai ion đối kháng đó
đang ở trạng thái hợp chất rắn không tan trong nước hay ở trạng thái ion đa nguyên tử.
Ví dụ:     CaCO3  +  2H+   →  Ca2+  +  H2O   +  CO2↑
               Cu(OH)2+ 2H+ → Cu2+   +  2H2O
               HCO3-  +  H+    →  H2O  +  CO2 ↑
               HCO3-   + OH-  →  H2O   +  CO32-
Chú ý quan trọng: Điện tích luôn luôn xuất hiện hoặc mất đi từng cặp có giá trị bằng nhau nhưng ngược
dấu.
Xuất hiện: NaCl  →  Na+  +  Cl-  : 1+ cùng xuất hiện với 1-
                   CuSO4 →  Cu2+ + SO42-: 2+ cùng xuất hiện với 2-
Mất đi:     Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓: 3+ cùng mất với 3-
                  Ba2+ + SO42- → BaSO4↓: 2+ cùng mất với 2-
                  Ag+  + Cl-     → AgCl↓:  1+ cùng mất với 1-
Trong dung dịch các chất điện ly hay chất điện ly nóng chảy thì tổng số đơn vị điện tích dương của các
cation bằng tổng số đơn vị điện tích âm của các anion.
 - Thuật ngữ  “ion đối kháng “ là thuật ngữ y khoa và phòng thí nghiệm hóa phân tích dùng để chỉ hai ion đối dấu và
có gây phản ứng với nhau.
V. Sự thủy phân của muối trung hoà
Nước nguyên chất là môi trường trung tính có pH = 7, nhưng khi ta hoà tan muối trung hoà vào nước thì một lượng
nhỏ anion hay cation của muối trung hoà có thể  phản ứng với nước để giải phóng thêm H+hay OH-  làm cho pH thay
đổi. Ta phân biệt 4 trường hợp sau:
1. Muối trung hoà tạo bởi axit và bazơ đều mạnh thì không bị thủy phân, dung dịch trung
tính; có pH = 7.
Ví dụ: Muối NaCl, Na2SO4, KNO3, KCl...
Giải thích: Na+, K+ là hai cation của  bazơ mạnh, Cl-, NO3-, SO42- là ba anion của ba axit mạnh.
Tất cả đều là những anion, cation trung tính nên không có phản ứng với H2O tức là không bị thuỷ phân: pH = 7
2. Muối trung hoà tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu thì bị thủy phân một phần tạo ra dung
dịch có tính bazơ:  pH  > 7.
  *Khi hầm xương, nấu cháo gạo lức, nấu bánh chưng, bánh ú tro... ta thường trộn vào nếp hay thêm vào nước một
tí muối NaHCO3 (xô-đa ăn) hay nước tro (K2CO3) khi đó ta đã thủy phân protit của xương, hay thủy phân tinh bột
trong môi trường kiềm (OH-).
3. Muối trung hoà tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu bị thủy phân một phần tạo ra dung dịch
có tính axit  pH  <  7.

4. Muối tạo bởi axit yếu và bazơ yếu thì khi tan trong nước luôn bị thuỷ phân:
Giá trị pH của dung dịch tuỳ thuộc vào bản chất axit của cation và bazơ của anion.
Ta không nên cất giữ Al2S3 nơi ẩm ướt vì sẽ có mùi trứng thối bốc lên thường xuyên.
VI. Phản ứng tạo phức tan
Nhỏ dung dịch NH3 vào cốc đựng AgCl ta thấy AgCl tan dần ta thu được dung dịch trong suốt đó là dung dịch muối
phức [Ag(NH3)2]Cl. Phương trình phản ứng như sau:
               AgCl  + 2NH3  →  [Ag(NH3)2]+ +  Cl-
 Cách học thuộc các cặp ion đối kháng và không đối kháng
- Muốn biết phản ứng trung hòa và phản ứng trao đổi có xảy ra hay không.
- Muốn nhận biết các chất, các ion trong dung dịch.
- Muốn tách các chất, các ion ra khỏi dung dịch.
 Ta cần phải học thuộc lòng các cặp ion đối kháng và không đối kháng sau đây:
1. Anion NO - và CH COO- thì không đối kháng với mọi cation, ngoại trừ
3 3

         
2. Anion Cl-, Br- thì không đối kháng với hầu hết cation, ngoại trừ cation Ag+, Pb2+
             Ag+  +  Cl-    →  AgCl¯
             Pb2+ +  Br-   →   AgBr¯
             Pb2+ + 2Cl-  →   PbCl2¯   (tan trong nước sôi)
             (bay hơi )
3. Anion SO 2- thì không đối kháng với hầu hết mọi cation ngoại trừ cation Ba2+, Pb2+ riêng
4

CaSO ít tan4

Ba2+   +   SO42- →   BaSO4 ¯


Pb2+    +   SO42- →   PbSO4 ¯ 
4. Các anion CO 2-, SO 2-, S2-, PO 3- thì đối kháng với hầu hết cation, ngoại trừ các cation
3 3 4

kim loại kiềm ( Li+, Na+, K+…) và NH + 4

5. Anion OH- thì đối kháng với hầu hết cation ngoại trừ các cation kim loại kiềm và 3
cation kim loại kiềm thổ là Ca2+, Ba2+, Sr2+
Tóm lại các cation kim loại kiềm như Na+, K+ thì không đối kháng với mọi anion
 Ta nên lưu ý: H+  + OH-  → H2O (có phản ứng nhưng không đặc hiệu)                  

Các cation kim loại kiềm thì không có anion đối kháng, còn anion NO3- thì không có cation đối kháng do đó muốn
nhận biết các cation kim loại kiềm ta phải xem quang phổ phát xạ của chúng.
 Thí dụ: 
- Quang phổ phát xạ của nguyên tố Natri có màu vàng.
- Quang phổ phát xạ của nguyên tố Kali có màu tím.
- Muốn nhận biết anion NO3- thì dùng dung dịch H2SO4 và Cu.

Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc lý thuyết của bài sự điện li của nước, pH, chất chỉ thị axit -
bazo
Sự điện li của nước.pH.Chất chỉ thị Axit-bazơ

I. Nước là chất điện li yếu


1. Sự điện li của nước
Nước điện li rất yếu theo phương trình sau:

2. Tích số ion của nước


Vậy môi trường trung tính là môi trường có:
               [H+] = [OH-]
Tại 250C, trong nước nguyên chất có:
      [H+] = [OH-] = 1,0.10-17 M.
Đặt: KH2O = [H+] . [OH-] = 1,0.10-17 . 1,0.10-17 = 1,0.10-14
KH2O được gọi tích số ion của nước.
Ở nhiệt độ xác định, tích số này là hằng số không những trong nước tinh khiết mà cả trong những dung dịch loãng
khác nữa.
3. Ý nghĩa tích số ion của nước
a. Môi trường axit
Khi cho axit HCl vào nước, nồng độ H+ tăng, mà tích số ion trong nước không đổi nên nồng độ OH- phải giảm.
Ví dụ: Hòa tan HCl vào nước để được  [H+] = 1,0.10-3M =>[OH-] = 1,0.10-11M
Vậy môi trường axit là môi trường có:
         [H+]  > [OH-] hay [H+]  > 1,0.10-7M
b. Môi trường kiềm
Khi cho NaOH vào nước, nồng độ OH- tăng, mà tích số ion trong nước không đổi nên nồng độ H+ phải giảm.
Vậy môi trường kiềm là môi trường có:
         [H+] < [OH-] hay [H+] < 1,0.10-7M
Kết luận:

 Môi trường trung tính: [H+]  > 1,0.10-7M


 Môi trường axit:   [H+]  < 1,0.10-7M
 Môi trường kiềm: [H+]  → 1,0.10-7M
II. Khái niệm pH, chất chỉ thị axit – bazơ
1. Khái niệm về pH
Để đánh giá độ kiềm, độ axit của dung dịch có thể dựa vào [H+].
Để tránh ghi giá trị [H+] với số mũ âm, người ta dùng gía trị pH với quy ước:
 pH = - lg[H+]  ;  [H+] = 10- pH
Ta có:
- pH = 7  môi trường trung tính.
- pH < 7 môi trường axit.
- pH > 7  môi trường kiềm.

Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14.


2. Chất chỉ thị axit – bazơ
Chất chỉ thị axit – bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc theo giá trị pH của dung dịch.
Khi trộn lẫn một số chất chỉ thị axit – bazơ có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH ta thu được chất chỉ thị vạn
năng.
Bài viết liên quan: 

Bài giảng dưới đây sẽ giúp bạn đọc phân biệt, gọi tên được axit, bazo và muối

Axit - Bazo - Muối

I. Axit
1.Khái niệm
1 số axit thường gặp: axit clohiđric HCl, axit sunfuric H2SO4, axit nitric HNO3
Trong thành phần phân tử của các axit trên đây đều có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (-Cl, =SO4,
-NO3)
2. Định nghĩa
Axit là hợp chất mà phân tử gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit
Gồm: H và gốc axit
3. Tên gọi
a. Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên latinh của phi kim + hiđric


VD: Gốc axit tương ứng
HCl : axit clohiđric -Cl : clorua
H2S : axit sunfuhiđric =S : sunfua
b. Axit có nhiều oxi

Axit có nhiều nguyên tử oxi


Tên axit = axit + tên latinh của phi kim + ic
VD: Gốc axit tương ứng
HNO3 : axit nitric -NO3: nitrat
H2SO4 : axit sunfuric =SO4: sunfat
H3PO4 : axit photphoric  PO4: photphat
c. Axit có ít nguyên tử oxi

Tên axit = axit + tên latinh của phi kim + ơ


VD: Gốc axit tương ứng
HNO2 : axit nitrơ -NO2: nitrit
H2SO3 : axit sunfurơ =SO3: sunfit

4. Phân loại
Axit không có oxi (HCl, H2S)
axit có oxi (HNO3, H2SO4)
II. Bazơ
1. Định nghĩa
Bazơ là hợp chất mà phân tử có 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).
2. Công thức
Gồm : 1 nguyên tử kim loại (M) và 1 hoặc nhiều nhóm hiđroxit ?OH
M(OH)n
n: hoá trị của kim loại
3. Tên gọi
Tên bazơ = tên kim loại (thêm hoá trị n nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit
VD:
NaOH : natri hiđroxit
Ca(OH)2 : canxi hiđroxit
Cu(OH)2 : đồng hiđroxit
Fe(OH)2 : sắt (II) hiđroxit

4. Phân loại
Bazơ tan được trong nước (kiềm) (NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2)
bazơ không tan trong nước
(Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3)
Bazơ
1 số muối thường gặp: NaCl, CuSO4, NaNO3, Na2CO3, NaHCO3
III. Muối
1. Định nghĩa
Muối là hợp chất mà phân tử gồm nguyên tử kim loại liên kết với gốc axit
2. Công thức
Gồm : kim loại + gốc axit
VD: Na2CO3 Na =CO3
NaHCO3 Na -HCO3
3. Tên gọi
Tên muối = tên kim loại (thêm hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + tên gốc axit
VD: Na2SO4 : natri sunfat
Na2SO3 : natri sunfit
ZnCl2 : kẽm clorua
Fe(NO3)3: sắt (III) nitrat
KHCO3 : kali hiđrocacbonat
4. Phân loại
a. Muối trung hoà

Là muối mà trong gốc axit không có hiđro.


VD: Na2SO4, Na2CO3, CaCO3

b. Muối axit

* Là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng kim loại.
* Hoá trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng kim loại.
Trong những chất sau đây, những chất nào là oxit, bazơ, axit, muối. Đọc tên của chúng.
CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Mn(OH)2, SO2

You might also like