You are on page 1of 11

DẪN CHỨNG VIẾT ĐOẠN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

A,Những vấn đề nóng của xã hội


I, BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1,Theo Vụ Gia đình- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sau gần 9 năm áp dụng Luật Phòng,
chống BLGĐ, tình trạng BLGĐ vẫn tồn tại trong xã hội. Điều đáng buồn là số vụ bạo hành gia
đình gây hậu quả nghiêm trọng bị phát hiện vẫn tăng cao qua từng năm, trong đó, nạn nhân chủ
yếu thường là phụ nữ, trẻ em và người già- những người yếu thế trong xã hội.
2, Trong tổng số 157.859 vụ BLGĐ được phát hiện (từ năm 2011- 2015) cho thấy: Nạn nhân là
phụ nữ (từ 16- 59 tuổi) chiếm tới 117.206 trường hợp (74,24%); 17.586 trường hợp là trẻ
em (11,14%); 14.017 trường hợp là người cao tuổi (8,91%). Thống kê cũng cho thấy, có khoảng
58% phụ nữ đã kết hôn cho biết rằng cuộc đời họ đã từng phải trải qua ít nhất 1 trong 3 loại bạo
lực gồm: Thể xác, tình dục, tinh thần.
3,  Điều đáng nói, tuy đây là vấn nạn đã xảy ra từ nhiều năm nay nhưng có tới 1/3 số gia đình
mỗi khi xảy ra vấn đề BLGĐ thường không biết phải làm gì; khoảng 25% các gia đình cho rằng
BLGĐ là việc riêng của hàng xóm, không nên can dự vào vì sợ phiền hà, liên lụy.
II,THẤT NGHIỆP
1, Theo con số thống kê chính thức. Việt nam có khoảng 1,7 triệu người thất nghiệp trong đó có
rất nhiều cư dân ở các thành phố và chủ yếu là ở độ tuổi thanh niên. Hơn nữa, còn có tình trạnh
thiếu việc làm nghiêm trọng và phổ biến ở nông thôn vào thời kỳ nhàn rỗi và khu vực kinh tế nhà
nước trong quá trình cải tổ hệ thống kinh tế xã hội, ước tính trong thập kỷ tới mỗi năm sẽ có hơn
1 triệu người bước vào độ tuổi lao động và tỷ lệ tăng của lực lượng lao động sẽ cao hơn so với
tỷ lệ tăng dân số. Một vài năm trở lại đây, lực lượng lao động đã tăng 3,43 - 3,5% mỗi năm so với
mức tăng dân số là 2,2 - 2,4%.
III. SUY DINH DƯỠNG
1. tình trạng SDD thấp còi trên toàn cầu có xu hướng giảm nhưng đến năm 2012 vẫn còn ở
mức cao. Ước tính có 162 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi, trong đó 56% tập trung ở trẻ em
Châu Á và 36% ở trẻ em Châu Phi. Số trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm tuy đã giảm nhưng
vẫn còn khoảng 7 triệu trường hợp, trong đó có khoảng 2,3 triệu trẻ tử vong vì SDD
2. Theo báo cáo của UNICEF/WHO/WB năm 2015 và Viện Nghiên cứu chính sách lương thực,
thực phẩm quốc tế (IFPRI) năm 2016 cho thấy, trên thế giới có khoảng 667 triệu trẻ em dưới
5 tuổi, trong đó vẫn còn 159 triệu trẻ bị thấp còi. Vì thế, mục tiêu giảm 40% số trẻ thấp còi
vào năm 2025 là một chiến lược đầy thách thức đòi hỏi sự nỗ lực tham gia của toàn cộng
đồng và xã hội . Tại Việt Nam, dù đã có nhiều thành tựu trong công tác phòng chống SDD,
nhưng tỷ lệ SDD ở trẻ em nước ta vẫn còn ở mức cao, đặc biệt là SDD thể thấp còi chiếm
24,6% (2015).
IV. BÙNG NỔ DÂN SỐ
1. Bình quân dân số hàng năm giai đoạn 1979-1989 là 56 triệu người; giai đoạn 1989-1999
là 72 triệu người, và con số này là 82 triệu người ở giai đoạn 1999-2009.
2. Theo dự báo, quy mô dân số trung bình giai đoạn sắp tới sẽ lên mức 90,2 triệu người.
Tương ứng với quy mô dân số lớn, số cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ cũng lớn. Nếu
năm 1989, cả nước có 17 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thì đến năm 1999 đã có đến
22 triệu người và năm 2009 là gần 25 triệu người.
3. Mặt khác, nhiệm vụ giảm mức sinh khá phức tạp. Ví dụ, ở thời điểm 1999, tổng tỉ suất
sinh của cả nước là 2,3 con/cặp vợ chồng, riêng khu vực đồng bằng sông Hồng là 2
con/cặp vợ chồng, nhưng ở thời điểm 2009, khi tổng tỉ suất sinh cả nước giảm xuống chỉ
còn 2,03 con/cặp vợ chồng thì khu vực đồng bằng sông Hồng lại nhích lên 2,11 con/cặp
vợ chồng. Điều đó cho thấy, để tiếp tục giảm mức sinh xuống thấp hơn nữa không phải
là điều dễ dàng.
V. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1, Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Theo đánh giá hàng
năm về những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn
giai đoạn 1997-2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018
và thứ 8 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài hạn
2,Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan
đang ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán. Lượng mưa tháng cao
nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281 mm trong giai đoạn 1991-2015,
trong khi nhiệt độ tháng cao nhất tăng từ 27,1°C (1901-1930) lên 27,5°C (1991-2015)
VI,COVID 19
1. Tại châu Á, tờ Times of India đưa tin, số ca mắc Covid-19 đang tăng tại nhiều bang
ở Ấn Độ, trong đó có Punjab, Maharashtra, Kerala và Madhya Pradesh. Đà tăng xuất
hiện trong lúc giới chức nước này phát hiện các biến chủng mới của virus SARS-
CoV-2 tại bang Maharashtra.
2. theo trang Worldometers, thế giới ghi nhận tổng cộng 111.638.728 ca mắc Covid-19,
trong đó 86.837.933 trường hợp đã hoàn toàn bình phục và 2.471.435 người đã tử
vong.

VII.KHỦNG BỐ

1. Viện Kinh tế và hòa bình (IEP), có trụ sở ở Sydney (Australia) vừa công bố báo cáo về
chỉ số khung toàn cầu năm 2019, cảnh báo rằng, chủ nghĩa khủng bố vẫn lan rộng.
Theo báo cáo, năm 2018, với khoảng 15 nghìn trường hợp, số người chết vì khủng bố
trên toàn cầu đã giảm 15,2% so năm trước.
2. Tuy nhiên, số quốc gia chịu tác động vì tình trạng bạo lực cực đoan lại gia tăng, với 71
quốc gia có ít nhất một người chết do khủng bố và là mức cao thứ hai kể từ đầu thế kỷ
21. Mức giảm thương vong mạnh nhất là ở Iraq, trong khi tăng nhanh ở Afghanistan và
Syria.

VIII. TRẺ EM KHÔNG ĐƯỢC ĐI HỌC

1. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hội Liên hiệp thanh niên và
UNICEF vừa tiến hành nghiên cứu “Nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam”. Qua
điều tra về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY), có tới 24% thanh niên
được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi, tỉ lệ bỏ học từ lớp 1-5 là 12%, lớp 6-8
là 21%. Theo SAVY, chỉ có 46,3% thanh niên ViệtNam được đi học trung học.
2. Đói nghèo là nhân tố được nhắc đến nhiều nhất gây ra tình trạng bỏ học ở trẻ em
lứa tuổi 11-18. Do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và
các khoản chi phí liên quan đến học tập. Chi phí học tập: Sách vở, đồ dùng học tập,
quần áo đồng phục, xây dựng trường… tốn gấp 2,5 lần tiền đóng học phí.

IX. TỆ NẠN XÃ HỘI NGHIỆN HÚT

1. Theo Cơ quan Phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC),
vấn đề lạm dụng ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, số người sử dụng chất
kích thích dạng Amphetamine (ATS), chất hướng thần, gây ảo giác đang gia
tăng mạnh, đặc biệt tại khu vực các nước Châu Á. Tại Việt Nam, tính đến
15/12/2019, cả nước có 246.500 người nghiện có hồ sơ quản lý, trong đó:
38.244 người đang cai nghiện bắt buộc trong các cơ sở cai nghiện ma túy; gần
80% có sử dụng ATS và chất hướng thần mới. Đặc biệt, tại một số địa phương,
tỷ lệ người nghiện sử dụng ATS và chất hướng thần rất cao (Đồng Nai 87%, Đà
Nẵng 85%, Trà Vinh 90,7 %). Ngoài ma túy truyền thống, ATS thì các loại ma
túy khác như: cần sa, “cỏ Mỹ”... xuất hiện ngày càng nhiều.

X .PHÁ RỪNG

1. Diện tích hệ sinh thái rừng tự nhiên trên khắp cả nước bị suy giảm một cách
nghiêm trọng. Trong đó, theo như con số thống kê còn cho biết độ che phủ
rừng chỉ còn nằm trong con số là chưa đầy 40%. Diện tích mặt hệ sinh thái
rừng nguyên sinh còn khoảng 10%.Nạn chặt phá rừng không những làm
ảnh hưởng đến lá phổi xanh của Trái Đất mà còn đó kéo theo rất nhiều
những hệ lụy khác mà chính con người chúng ta phải gánh chịu. Rừng mất
đồng nghĩa với việc con người phải gánh chịu những thiên tai như: Lũ quét,
lũ đầu nguồn, sạt lở đất, biến đổi khí hậu khiến trái đất nóng dần lên làm
cho băng tan ở Bắc Cực khiến cho mực nước biến ngày một dâng lên,…

2. Tại khu vực Đông Nam Á, những nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng bao
gồm việc khai thác gỗ không bền vững (bao gồm hợp pháp và bất hợp
pháp), canh tác nương rẫy, lấn chiếm rừng, thu gom củi, khai thác gỗ để
sản xuất than, cháy rừng và thậm chí do thay đổi chế độ nước tự nhiên.
Trong vòng 15 năm qua, khu vực Đông Nam Á đã mất đi 14,5% diện tích
rừng và có thể mất hơn 50% độ che phủ rừng nguyên sinh. Một số khu vực,
bao gồm nhiều diện tích thuộc Indonesia được dự báo sẽ mất đi 98% diện
tích rừng vào năm 2022.

B. Những tấm gương về ý chí, nghị lực


1. Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Phan xi păng bằng nạng gỗ
Là một trong những nạn nhân bất hạnh vô tình nhận lấy sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam trong
chiến tranh Việt Nam.Nguyễn Sơn Lâm sinh ra đã không được bình thường, vì dị tật ở hệ xương.Chân
tay mềm yếu,với bộ khung ‘’xương thủy tinh’’ anh không thể cao lớn,hoạt động sinh hoạt bình thường
như bạn bè cùng trang lứa.Từ đó sinh ra mặc cảm,tự ti và muốn buông bỏ số phận.Từ đó việc đến
trường của Lâm cũng không còn nữa.Trong những tháng ngày sống với những nỗi buồn mặc cảm ở
nhà.Thương con không được như bạn bè, mẹ của anh đã sưu tầm sách báo, những câu chuyện nói về
tấm gương vượt khó vươn lên để kể cho anh nghe.Hiểu được tấm lòng và sự động viên của Mẹ.Hết lớp
12 Lâm đã thi đỗ 2 trường Đại Học.Hiện nay, anh là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty CP Đào tạo Tỏa
sáng đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp. Không chỉ vậy, là một người niềm đam mê ngoại ngữ, anh
có thể nói thành thạo 3 thứ tiếng Anh, Nhật, Pháp. Đặc biệt, với cơ thể chưa đầy 27kg và cao khoảng
90cm, vào tháng 10/2011, anh là người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Phan xi păng - nóc nhà
Đông Dương bằng nạng gỗ.

2.Hiệp sĩ công nghệ số Nguyễn Công Hùng


Vốn có niềm đam mê mảnh liệt vơi công nghệ thông tin.Thế nhưng số phận lại trêu đùa khi từ nhỏ anh đã
mắc chứng bệnh liệt toàn thân.Những tưởng cánh cửa ước mơ đã dần khép lại đối với anh.Thế nhưng
niềm đam mê về học tập ở thế giới công nghệ thông tin là vô bờ.Anh đã lấy điểm yếu của bản thân làm
động lực cho cuộc sống.Tiếp tục học hỏi,rèn luyện và mở trung tâm công nghệ thông tin cho người
khuyết tật.Để giúp đỡ hàng triệu số phận giống như mình,có cơ hội được học tập.

3.Đoàn Phạm Khiêm - Người soạn từ điển cho trẻ câm điếc
Là một trong số ít những người khuyết tật theo đuổi việc học.Đoàn Phạm Khiêm đã đỗ đại học chính quy
(thủ khoa ngành hội họa, Trường ĐH Mỹ thuật TP HCM năm 2009).Ít ai biết rằng trong quá khứ đau
thương của anh.Khi chỉ mới 1 tuổi.Cơn sốt co giật ập đến,đã làm mất đi vĩnh viễn khả năng nói và viết
của anh.Cuộc sống tương lai tưởng chừng sụp đỗ khi anh lơn dần.Thế nhưng bằng những nỗ lực không
ngừng nghỉ.Anh bắt đầu làm quen với ngôn ngữ,chữ cái bằng kí hiệu.Sau nhiều năm anh vinh dự là 1
trong 5 người xuất sắc nhất trong dự án biên soạn bộ Từ điển ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam để dạy cho
người câm điếc trong cả nước.Đồng thời anh trực tiếp là giảng viên để giúp đỡ những người có hoàn
cảnh giống mình.Vì những chuyện ấy anh đã từng đã phải một mình trải qua,và hiểu nó khó khăn đến thế
nào,..

4. Nguyễn Thị Kim Anh nghị lực vượt khó trong học hành
Nguyễn Thị Kim Anh quê ở xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, bởi em đã mồ côi mẹ từ khi mới 10 tuổi,
bố em lại bị câm, điếc bẩm sinh, không có khả năng lao động. Là chị cả của 2 em nhỏ, Kim Anh luôn phải
tự làm tất cả mọi việc trong gia đình và chăm sóc các em. Đi học về là em lại dành hết thời gian cho việc
chăm sóc các em và lo nhà cửa, đồng ruộng. Còn phần thời gian ít ỏi vào buổi tối hoặc khuya em giành
cho việc học để chuẩn bị bài ngày hôm sau. Những nỗ lực của Kim Anh đã được đền đáp xứng đáng khi
em đạt 27 điểm trong kì thi đại học năm nay và trở thành thủ khoa Đại học Ngoại thương Hà Nội. “Em
muốn trở thành một nhà kinh tế để sau này khi ra trường sẽ tự mình tìm việc dễ hơn và đấy cũng là con
đường thoát nghèo của gia đình”- Kim Anh tâm sự.

5. Nguyễn Văn Duy vượt qua bi kịch cuộc sống


Duy sinh ra vốn khỏe mạnh và khôi ngô. Khi chưa tròn 8 tháng tuổi, Duy bị sốt cao, lên cơn co giật rồi
biến chứng sang teo cơ, dần dần bị liệt nửa người bên trái. Gia đình đưa em đi khắp nơi, hễ nghe nơi
nào có thuốc tốt là mẹ em lại lặn lội tìm đến, nhưng tất cả những nỗ lực của gia đình đều trở nên vô
vọng. Nửa người bên trái của em đã bị liệt hoàn toàn, chân và tay phải cũng yếu đi.
Buổi đầu đến lớp, Duy gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại, những ánh mắt tò mò, cười cợt của bạn bè
khiến em bị tổn thương. Việc đi học và sinh hoạt của em cũng không dễ dàng. Tay em không cầm được
ô hay tự lái chiếc xe lăn đi học nên phải nhờ đến bố mẹ. Nhưng không vì thế mà Duy nản chí, em luôn tự
nhủ với bản thân “mình không đứng được thì phải học được, chỉ có học mới khẳng định được bản thân,
thay đổi số phận và không muốn là gánh nặng của gia đình, xã hội”.
Vượt qua sự nghiệt ngã của số phận với nửa người bị liệt, Duy trở thành một sinh viên khoa Công nghệ
thông tin và truyền thông của trường ĐH Hồng Đức. Năm 2009, em được nhận bằng khen của Hội Bảo
trợ người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa trong chương trình “Biểu dương những tấm gương có hoàn cảnh
khó khăn trong học tập – lao động – sản xuất giỏi”. Duy còn được nhận quà của UBND tỉnh Thanh Hóa
trong chương trình “Những tấm lòng nhân ái’ dành cho người khuyết tật vượt lên số phận”.

6. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi


Mạc Đỉnh Chi là vị trạng nguyên nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam về câu chuyện vượt khó vươn
lên trong học tập.Tương truyền rằng,thuở nhỏ Mạc Đĩnh Chi vốn lanh lợi,thông minh.Những lại là con
nhà ngheo người đen đủi, xấu xí.Hàng ngày mọi đứa bé khác đi học,thì ông lại phải vào rừng kiếm
cũi.Vốn bản tính ham học,nhưng nhà lại nghèo không có tiền.Thế nên hàng ngày Mạc Đĩnh Chi luôn ghé
đến lớp học của Thầy Đồ gần nhà trong làng,đứng ngoài cửa ngấp nghé với bó củi sau lưng để học
‘’ké’’.Nhiều ngày Thầy Đồ thấy tội nên đã cho vào lớp ngồi cùng các bạn.Mạc Đỉnh Chi rất vui mừng,thế
nhưng ban ngày cậu phải kiếm sống, phải học tranh thủ vào buổi tối. Nhà nghèo không có đèn dầu để
học cầu liền nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn. Không có vở để viết cậu
dùng lá để thay giấy và tập viết. Âý thế mà bằng nghị lực phi thường khoa thi Giáp Thìn (1304), thi hội,
Mạc Đĩnh Chi đỗ Hội nguyên, thi Đình, ông đỗ Trạng nguyên. Không chỉ làm trạng nguyên Đại Việt, ông
còn được phong làm “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa thời
nhà Nguyên.

7.Kito Aya
Kito Aya, cô nữ sinh Nhật Bản phải đối mặt với bệnh thoái dây sống tiểu não, đã dũng cảm và mạnh mẽ
để sống những ngày trọn vẹn, yêu thương bên mọi người. Cô tâm sự: “Có những người mà sự tồn tại
của họ giống như không khí, êm dịu, nhẹ nhàng, chỉ khi họ mất đi người ta mới nhận ra họ quan trọng
nhường nào. Mình muốn trở thành một sự tồn tại như thế. “Cuốn nhật kí “Một lít nước mắt” của cô đầy
nghị lực và cảm động, đã truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị của cuộc sống. Đến tận cuối đời, Aya vẫn
giữ trọn niềm tin yêu của mình với cuộc đời, với mọi người. Cuốn nhật kí của cô kết thúc bằng dòng chữ:
“Cảm ơn”.

8. Cô gái “xương thủy tinh” Nguyễn Phương Anh


Chúng ta hẳn đã biết rất rõ về cô gái này, tham gia Vietnam’s got talent 2011 và chinh phục khán giả
bằng một giọng hát đầy nội lực. Một phong thái biểu diễn đầy cuốn hút và sôi động khi chỉ ngồi trên chiếc
xe lăn. Không chỉ có tài năng, cô còn khiến người khác phải khâm phục về nghị lực sống của mình. Dù
mang trong mình căn bệnh quái ác, nhưng cô vẫn sống một cách đầy nghị lực, không tự ti, không tự gò
bó mình mà thay vào đó là một phong thái sống tràn đầy năng lượng, đầy sự nhiệt huyết của một người
trẻ.

9. Thầy Lí Quế Lâm


giáo viên trường tiểu học làng Nhị Bình- Tứ Xuyên. Suốt 19 năm dẫn học trò đến trường, vượt qua 5
chiếc thang gỗ dựng đứng trên vách núi cheo leo. Thầy trở thành một trong 10 nhân vật cảm động của
Trung Quốc năm 2008

10. Phạm Thị Huệ


Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV/ AIDS dám công khai thân phận- Phạm Thị
Huệ quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Times bầu chọn là anh hùng Châu Á. Biết mình và
chồng bị nhiễm bệnh nhưng chị đã chiến thằng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho
cuộc đời. 2/ 2005 chị trở thành thành viên Liên Hợp Quốc
C. Những tấm gương đồng cảm, sẻ chia, hi sinh

1. Huỳnh Chí Trung


Huỳnh Chí Trung sinh ra và lớn lên tại khu phố Mỹ Thuận, Phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy. Năm lên 3 tuổi
Chí Trung không may bị té, dẫn đến viêm xương. Sau nhiều lần phẫu thuật giờ đây di chứng để lại là em
mang căn bệnh xương thủy tinh. Những năm qua bản thân Huỳnh Chí Trung và gia đình sống nhờ vào
tiền trợ cấp xã hội của nhà nước, sự giúp đỡ của địa phương và các mạnh thường quân. Thấu hiểu
được sự khó khăn, nỗi đau của những gia đình có người thân bệnh tật, những người già neo đơn, trẻ em
cơ nhỡ không nơi nương tựa, thiết nghĩ gia đình và bản thân còn nhiều may mắn, cùng với việc  học tập
và làm theo lời dạy của Bác “Phải xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ
sức khỏe cho nhân dân và mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”, từ giữa năm 2019
Chí Trung âm thầm vận động các anh, chị, em, bà con trong gia đình và bạn bè khắp nơi, kết nối cả các
mạnh thường quân trong và ngoài nước đã từng giúp đỡ em cùng mở rộng vòng tay giúp đỡ cho nhiều
hoàn cảnh khó khăn đặc biệt khác của Thị xã Cai Lậy.

2. Đào Văn Chính 

Anh Đào Văn Chính (38 tuổi, Hà Nội) biết mình mang nhóm máu hiếm O Rh năm 2009 trong một lần
tham gia hiến máu tình nguyện tại cơ quan. Sau đó, anh Chính quyết định tham gia vào Câu lạc bộ Nhóm
máu hiếm miền Bắc và trở thành một thành viên hoạt động tích cực.

Kỉ niệm đáng nhớ của anh là vào năm 2018, khoảng 4 giờ sáng, anh Chính đang ngủ thì nhận được cuộc
gọi có một sản phụ trở dạ lúc nửa đêm, cần máu dự phòng gấp. Anh cùng những người bạn của mình
trong Câu lạc bộ Nhóm máu hiếm đến Bệnh viện Phụ sản để chờ sẵn, cho tới khi sản phụ an toàn ra khỏi
phòng sinh. Sau đó, anh lại vội vã tới chỗ làm cho kịp giờ.

9 năm qua, anh Chính đã có 20 lần hiến máu như vậy. Với người mang nhóm máu hiếm như anh, những
lần tham gia hiến máu hầu hết đều là trường hợp cấp bách

3.Cù Chính Lan


Anh tham gia cướp chính quyền và tham gia đội du kích xã của Việt Minh năm 1945. Anh là một trong 7
cá nhân đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của Việt Nam. Ngày 13
tháng 12 năm 1951, trong trận tấn công cứ điểm Giang Mỗ, anh đã một mình đuổi xe tăng Pháp, nhảy lên
thành xe, ném lựu đạn vào buồng lái, lựu đạn nổ diệt hết lính tăng trong xe, chiếc xe dừng lại tại chỗ, tạo
điều kiện cho đồng đội hoàn thành nhiệm vụ. Do thành tích này, anh được tuyên dương trước đại hội
chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.

4.Vừ A Dính
gia đình Vừ A Dính là cơ sở cách mạng của Việt Minh tại huyện Tuần Giáo.Năm 13 tuổi, Vừ A Dính làm
nhiệm vụ canh gác, liên lạc, tiếp tế gạo, muối cho nhân dân bị thực dân Pháp bao vây... Đến năm 1949
anh vừa đủ điều kiện gia nhập bộ đội Việt Minh. Trong 1 lần liên lạc, quân Lê dương Pháp vây bắt
được Vừ A Dính và yêu cầu anh chỉ điểm nơi ở của cán bộ Việt Minh.

Vừ A Dính chống lại và bị tra tấn, nhưng Pháp và Quốc gia Việt Nam không khai thác được tin tức gì.
Vào chiều tối ngày 15-6-1949, quân Pháp đã bắn và treo anh lên cây đào cổ thụ ở Khe Trúc gần đồn Bản
Chăn. Anh hy sinh khi chưa tròn 15 tuổi. Vừ A Dính liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân thời kháng chiến chống Pháp, và là một nhân vật trong nhiều tài liệu, sách giáo
khoa của Việt Nam.
5. Nguyễn Viết Xuân
Nguyễn Viết Xuân (20/01/1933 - 18/11/1964) là một chiến sĩ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được biết
đến nhiều qua khẩu hiệu "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!" trong Chiến tranh Việt Nam. Ông sinh tại xóm
Thượng, xã Ngũ Kiên, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 7 tuổi, ông phải đi
ở đợ cho gia đình địa chủ trong 10 năm. Tháng 11 năm 1952, ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt
Nam. Trong Chiến tranh Đông Dương, đơn vị ông chiến đấu với không quân đối phương ở Lũng Lô.

Ngày 5 tháng 1 năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sáng ngày 18 tháng 11 nǎm
1964, trong trận chiến với Không quân Hoa Kỳ tại phía tây tỉnh Quảng Bình, ông bị máy bay bắn bị
thương nát đùi phải, song ông yêu cầu phẫu thuật bỏ chân, tiếp tục được vào bờ công sự và chỉ huy
chiến đấu, động viên cán binh bằng khẩu lệnh "Nhằm thẳng quân thù! Bắn!". Trong đời binh nghiệp, ông
từng làm trinh sát thuộc C3 Đoàn 99, kế đó là Tiểu đội trưởng trinh sát, Trung đội trưởng pháo cao xạ, rồi
Chính trị viên phó đại đội pháo cao xạ.Khi tử trận, ông mang quân hàm Thiếu úy, Chính trị viên Đại đội 3,
Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, Sư đoàn 325, Quân khu 4. Hiện hài cốt của ông được an táng tại nghĩa trang
xã Ngũ Kiên.
6. Kim Đồng
Kim Đồng (1929 – 15 tháng 2 năm 1943) là bí danh của Nông Văn Dèn (một số sách báo ghi nhầm thành
Nông Văn Dền), một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh
Cao Bằng. Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội
TNTP HCM được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941. Bí danh của năm đội viên đầu tiên là: Kim Đồng,
Cao Sơn, Thanh Minh, Thanh Thủy, Thủy Tiên.Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa
đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có
quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ
đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào
anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn
14 tuổi.Tháng 7 năm 1997, Kim Đồng được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
7. Lý Tự Trọng
Năm 1931 trong cuộc họp kêu gọi quần chúng đấu tranh chống thực dân Pháp bị phát hiện, Lý Tự
Trọng đã rút súng bắn chết tên thanh tra mật thám cứu đồng đội và đã bị bắt. Bị tra tấn giã man và kết án
tử hình. Người anh hùng Lý Tự Trọng hy sinh ở tuổi 17, với câu nói nổi tiếng: "Tôi chưa đến tuổi thành
niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách
mạng và không thể là con đường nào khác". Cuộc đời anh, sự nghiệp hoạt động cách mạng của anh mãi
là tấm gương, bài học quý báu cho thế hệ trẻ Việt Nam noi theo.
8. Tô Vĩnh Diện
Anh nổi tiếng với giai thoại hy sinh thân mình để cứu khẩu pháo không bị lăn xuống vực trong Chiến dịch
Điện Biên Phủ. Ngày 01/02/1954, anh Tô Vĩnh Diện đã hi sinh tại rừng Pá Có, Điện Biên. Tấm gương hy
sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành
tốt nhiệm vụ.

9. Bế Văn Đàn
Tháng 1 năm 1948 ông xung phong vào bộ đội giữa lúc cuộc chiến tranh Đông Dương đang quyết liệt.
Ông tham gia nhiều chiến dịch, luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt,
kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao. Bế Văn Đàn nổi tiếng với giai thoại lấy thân mình làm giá súng. Trong lúc lấy thân mình làm
giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt
súng trên vai mình.

10. Nguyễn Thái Bình


Nguyễn Thái Bình (1948 - 1972) sinh ra tại Trường Bình, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, là con thứ hai
trong 9 người con của bà Lê Thị Anh và ông Nguyễn Văn Hai, Nguyễn Thái Bình là một sinh viên phản
chiến người Việt du học tại Mỹ.
Trong chuyến bay về nước, sau khi khống chế một chiếc máy bay để thể hiện sự phản đối cuộc chiến
tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông bị một viên cảnh sát Mỹ bắn chết tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau cái chết,
Nguyễn Thái Bình trở thành một biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt
Nam vào thập niên 1970.

D. Những tấm gương vượt khó thành công

1. Arianna Huffington
Không chỉ là cái tên nổi bật với vai trò Chủ tịch đồng kiêm trưởng ban biên tập của The Huffington Post,
Arianna Huffington còn rất nổi tiếng trong giới chính trị gia Mỹ, tuy nhiên bà đã sớm nếm trải mùi vị cay
đắng của thất bại trong cuộc đua thống đốc bang California.Sự nghiệp làm báo của bà cũng lận đận
không kém, mặc dù cuốn sách đầu tay đã được xuất bản và bán khá thành công nhưng cuốn sách thứ 2
của bà đã bị từ chối 36 lần. Và tới thời điểm bây giờ bà đã xuất bản 13 cuốn sách và sự thành công của
tờ The Huffington Post thật đáng kinh ngạc

2.. Sylvester Stallone

Sylvester Stallone đã trải qua cuộc sống vô cùng khó khăn trước khi ông trở thành ngôi sao Hollywood
như ngày nay. Stallone đã từng là một diễn viên vô danh, vật lộn với những vai diễn nhỏ và thường
xuyên bị từ chối trong các buổi thử vai. Cuộc sống của ông rơi vào đỉnh điểm của sự cùng cực khi không
có tiền thuê nhà, phải sống lang thang và phải nén nỗi đau bán đi chú chó – người bạn đồng hành của
mình cho một cửa hàng rượu với giá 25 USD.Ông nói rằng đó là thời khắc tồi tệ nhất trong cuộc đời của
ông khi ông bước đi trong nước mắt. Sau đó, “Rocky” đã đưa ông đến đỉnh vinh quang của sự nghiệp
diễn viên. Và bạn biết điều đầu tiên Stallone làm với 35.000 USD tiền kịch bản là gì không? Ông đã tìm
cách mua lại chú chó mà ông đã bán đi ngày nào. Ông đã phải dùng 15.000 USD (khoảng 327 triệu VNĐ)
để mua lại chú chó ông từng bán chỉ với 25 USD.

3. Tỷ phú xe máy Soichiro Honda


Soichiro Honda từng tâm sự rằng, “đối với tôi, thành công có thể chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất
bại và nghiền ngẫm. Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là
thất bại”. Tinh thần làm việc, nghị lực và lòng say mê với khoa học là chìa khoá đưa Honda đến thành
công. Soichiro Honda từ biệt thế giới vào năm 1992, nhưng người đời còn nói nhiều về ông, mỗi khi nghĩ
tới một điển hình của “thiên tài không bằng cấp”

4. Bà hoàng truyền thông Oprah Winfrey

Oprah Winfrey được mệnh danh là "bà hoàng truyền thông" của Mỹ. Tuy nhiên, để có được vị trí như
ngày nay, bà đã phải nỗ lực hết mình vượt khó vượt khổ. Bà từng bị từ chối, vì không phù hợp lên sóng
truyền hình, nhưng Winfrey đã tìm cách vươn lên. Sự nghiệp của Oprah vươn tới đỉnh cao khi bà làm
chủ chương trình “The Oprah Winfrey Show”.

5. Đoàn Nguyên Đức

Đoàn Nguyên Đức sinh ra trong gia đình có 10 anh chị em ruột [3], quê quán tại xã Nhơn Mỹ
huyện An Nhơn tỉnh Bình Định Bố là ông Đoàn Tiến Quyết và mẹ là Nguyễn Thị Thơm.Năm 1965
khi mới 3 tuổi, theo cả gia đình chuyển lên An Phú, Pleiku, Gia Lai sinh sống. Do nhà nghèo nên
từnhỏ việc gì vất vả ông đã đều làm qua. Gia đình ông chuyển lên Gia Lai cũng vẫn làm ruộng, làm
rẫy, làm thuê như khi còn ở Bình Định.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3 hệ 12 năm (năm 1982), ông Đức lên Thành phố Hồ Chí Minh thi đại học
nhưng thi trượt. Đoàn Nguyên Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ
4, ông vẫn không đậu. Sau một thời gian làm thuê, ông Đức tích góp được một khoản tiền đủ để mở
một xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Năm 1993, ông thành lập xí nghiệp
tư doanh Hoàng Anh Pleiku. Đến năm 2006, nó trở thành Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai với
nhiều lĩnh vực kinh doanh như khoáng sản, gỗ, cao su, thủy điện, địa ốc và bóng đá. Công ty bắt
đầu niêm yết chứng khoán  (HoSE) vào năm 2008 với mã HAG  .Ông là người giàu nhất trên
sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008

6. Vera Wang 
đã không thể vào đội tuyển Olympic trượt băng nghệ thuật của Mỹ. Nhưng sau này cô ấy đã trở thành
một biên tập viên tại Vogue và bỏ qua cơ hội trở thành tổng biên tập. Cô bắt đầu thiết kế váy cưới ở tuổi
40 và ngày nay trở thành một trong những nhà thiết kế đầu tiên trong ngành công nghiệp thời trang với
việc kinh doanh đáng giá 1 tỷ đô la.
7. Fred Astaire

Trong một cuộc kiểm tra lên màn ảnh đầu tiên của Fred Astaire, một người trong nghề đã viết về ông:
“Không có khả năng hát và diễn, hơi hói đầu và khả năng nhảy kém.Sau này, Astaire đã trở thành một
huyền thoại Broadway của Hollywood

8. Sidney Poitier

Khi Sidney Poitier lần đầu tiên thử vai ở nhà hát Negro Mỹ, ông đã đọc sai lời thoại và còn nói nặng giọng
Caribbean, điều này làm vị giám đốc vô cùng giận dữ yêu cầu ông dừng lại và đừng lãng phí thời gian
nữa.Poitier đã cải thiện những điểm yếu của ông và trở thành một ngôi sao Hollywood thành công vang
dội. Ông đã thắng một giải hàn lâm cho diễn viên xuất sắc nhất và góp phần làm phá vỡ rào cản về màu
da trong ngành công nghiệp điện ảnh của Mỹ.

9. Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill


Churchill từng bị đúp năm lớp 6. Ông cũng bị đánh bại ở tất cả các vị trí trong những cơ quan chính phủ
mà ông xin vào. Tuy nhiên, tới năm 62 tuổi, Churchill đã trở thành Thủ tướng Anh. Ông tự nhận mình là
"một người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội" và "một người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội
trong mọi khó khăn".

10. Harrison Ford

rước khi Harrison Ford đảm nhiệm và thành công với vai diễn Han Solo trong Chiến tranh giữa các vì sao
và Indiana Jones trong seri phim Indiana Jones, ông từng là thợ mộc, tự học và vật lộn kế mưu sinh cho
cả gia đình. Ông cũng có những vai diễn nhỏ trong các chương trình truyền hình, nhưng chỉ đủ để nuôi
sống gia đình. Vì vậy, nghề kiếm kế sinh nhai chính của ông là thợ mộc.Ông từng thiết kế tủ cho George
Lucas và cũng chính George Lucas đề nghị ông tham gia một vai phụ trong “American Graffiti”. Nhưng
bước ngoặt lớn của ông là 6 năm sau đó trong Chiến tranh giữa các vì sao cũng là của George Lucas với
vai diễn Han Solo
 

You might also like