You are on page 1of 4

Bản kế hoạch chuyên đề tháng 11 : “Thanh Niên với

Truyền thống hiếu học” lớp 11A3


I, Giới thiệu :

Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến công tác giáo dục thế hệ trẻ nói chung, công tác
dạy học nói riêng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của những thầy
giáo, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Người đánh giá cao sứ mệnh
của người thầy: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực
góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt,
thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không
đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt
là những người anh hùng vô danh...”.

Ngày nay, nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là “Nghề
cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Lớp lớp nhà giáo đã đóng góp xứng đáng
cho sự nghiệp “trồng người”. Nhằm ôn lại truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của
dân tộc để nhắc nhở các thế hệ học sinh về nét đẹp trong truyền thống văn hóa của
đất nước.Xã hội ngày càng văn minh, vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi,
người thầy - từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh
tìm ra con đường đến với tri thức. Nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy
giảm, trò vẫn luôn kính trọng thầy và thầy cũng vẫn luôn thương yêu học trò như
những đứa con thân yêu. Xã hội càng phát triển, thì vai trò người thầy càng lớn lao,
cao cả.  

II, Các nội dung chính

1, Hiếu học là gì ?

-Hiếu học là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống
này đã được lưu truyền, duy trì và phát huy qua nhiều thế hệ. Điều này được thể
hiện rõ nét qua việc các sinh viên, học sinh ưu tú,... đạt được nhiều giải cao
trong các kì thi, đặc biệt là kì thi quốc tế.

- Hiếu học là kế sâu rễ bền gốc, là quốc sách để quốc gia phát triển bền vững , là
con đường để mỗi gia đình hạnh phúc, ấm no.
-Hiếu học là hướng đi giúp mỗi cá nhân thành đạt một cách đàng hoàng.

2, Biểu hiện của tính Hiếu học

- Biểu hiện trước hết của truyền thống hiếu học là tinh thần ham học hỏi, thích
hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững..

- Biểu hiện thứ hai của truyền thống hiếu học là thái độ luôn coi trọng sự học,
coi trọng người có học. 

3, Người có tính hiếu học là người ?

Người hiếu học là người có nhu cầu học tập suốt đời. Bởi sự học như chiếc thang
không nấc chót và cũng như người đi trên con thuyền ngược dòng, chỉ có tiến lên
phia trước mà không được phép dừng lại vì đứng lại đồng nghĩa với tụt hậu.

Lênin cũng dạy rằng: Hoc! Học nữa! Học mãi! Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri
thức hôm nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng
nổ và tăng lên theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên
nghiệp càng là một điều bắt buộc.

4, Một vài chân dung tiêu biểu về tính hiếu học

Lịch sử dân tộc đã từng biết đến rất nhiều tấm gương hiếu học của các bậc hiền tài,
đức cao đạo trọng như: Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Chu Văn An, Mạc Đĩnh
Chi, Lương Thế Vinh, Lê Thánh Tông, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Hồ Chí
Minh,… và rất nhiều ông đồ Nghệ - những người đã làm nên cốt cách Hồng
Lam… Cùng không ít dòng họ hiếu học trên khắp mọi miền đất nước…

5, Về mức độ: Học có 4 mức: Học để biết, học để hiểu, học để làm việc, học để
sáng tạo. Người hiếu học bao giờ cũng có khát vọng vươn tới sự sáng tao.

Về cách học: có hai hình thức: Học và tự học. Người hiếu học phải là người luôn
đề cao việc tự học: học kiến thức kinh viện trong sách vở và học khôn từ thực tiễn
cuộc sống, với nguyên tắc: học đi đôi với hành.Vẫn biết, học ở nhà trường là rất
quan trọng vì cơ bản và hiệu quả nhưng muốn thành đạt, đặc biệt là muốn vươn tới
đỉnh cao thì rất cần phải tự học, đặc biệt phải chăm chỉ đọc sách.Bởi những kiến
thức nền tảng giúp mỗi cá nhân bay xa được đều do đọc sách mà có.

6, Tầm quan trọng của Hiếu học :


Vì để thành công một cách đàng hoàng cần phải có kiến thức mà kiến thức chỉ có
đươc nhờ con đường học tập. Ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ còn cần phải
có được kiến thức văn hóa nền tảng như văn học nghệ thuật, luật học, lịch sử học,
tin học và ngoại ngữ. Bởi vì mọi sự phát triển bền vững, lâu dài chỉ có được trên cơ
sở nền tảng văn hóa vững chắc. Đúng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau
đây:

“Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”

7, Trong thời đại bùng nổ phát triển công nghệ như hiện nay ,kiến thức càng đóng
vai trò quan trọng , quyết định về đời sống và về cà chất lượng sống của con
người. Vậy nên việc học vẫn là một việc quan trọng hàng đầu mà mỗi người trong
chúng ta đều phải làm.

Thế nhưng khi nhìn lại bản thân cùng những thực tế mà em đang chứng kiến.Ngày
nay,không chỉ có những bạn chăm chỉ và hiếu học ,chịu khó tìm hiểu vag cầu tiến
mà còn có rất nhiều bạn vẫn còn lười biếng,ham chơi ,không chịu chăm lo học
hành .Dẫn đến kết quả chểnh mảng,kiểm tra đểm thấp .Còn cả là học tủ,học
vẹt,học cho có,để rồi trở thành gánh nặng cho cả gia đình và xã hội.để rồi tương lai
của chính những vạn dó trở nên mù mịt và vô lối đi.

Vậy nên ngay từ bây giờ , chúng ta là thanh niên - chủ nhân tương lai của đất nước,
chúng ta đã và đang không ngừng cố gắng học tập để phát huy truyền thống hiếu
học của nhân dân ta. Hằng ngày , chúng ta hãy cùng lập cho mình một niên biểu
học rõ ràng và thực hiện nó. Hơn thế nữa, ngoài việc học hành chúng ta cũng nên
tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để nâng cao tầm hiểu biết, đúc kết cho mình
nhiều kinh nghiệm quý báu.

8, Và trong tháng 11 này , chúng ta cùng tưng bừng đón chào ngày 20/11 , ngày
mà cả nước hướng về những người thầy giáo , cô giáo . Cùng động viên , cổ vũ các
thầy cô vẫn đang miệt mài “ Đưa từng chuyến đò sang sông “

III, Trò chơi

Thể lệ vòng thi:


Caùc nhoùm nghe caâu hoûi, nhoùm naøo traû lôøi ñöôïc caâu hoûi thì giô tay, traû
lôøi ñuùng moät caâu ñöôïc 1 phần quà .

Câu 1: Đây là tên một nhà giáo nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam ( có 8 chữ)
Đáp án: Chu Văn An

Câu 2 : Coù 15 chöõ caùi: teân moät nhaø thô, nhaø giaùo ñöôïc meänh danh laø
Traïng Trình
Đáp án: Nguyeãn Bænh Khieâm
Câu3:Có 13 chữ cái: tên tác giả câu văn bia nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia”.
Đáp án:Thân Nhân Trung
Câu 4: Có 10 chữ cái: vị hoàng đế ban Chiếu lập học .
Đáp án:Quang Trung
Câu 5: Có 15 chữ cái: nhà thơ, nhà giáo và là thầy thuốc nổi tiếng ở Nam Bộ .
Đáp án:Nguyễn Đình Chiểu
Câu 6: Có 10 chữ cái: tên một ngôi trường được coi là trường đại học đầu tiên ở
nước ta .
Đáp án:Quốc Tử Giám
Câu 7: Có 8 chữ cái: đây là ngôi trường Bác đã dạy học trên đường vào Nam trước
khi ra đi tìm đường cứu nước .
Đáp án:Dục Thanh
Câu 8: Có 12 chữ cái: tên nhà giáo, nhà quân sự nổi tiếng ở nước ta .
Đáp án:Võ Nguyên Giáp
Câu 9 : Hãy cho biết ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
Đáp: Đây là ngày biểu dương nghề dạy học, củng cố lòng yêu nghề của các nhà
giáo, và cũng là dịp để phụ huynh, học sinh
Câu 10 : Lần đầu tiên, Ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo được tổ chức trên
miền Bắc nước ta vào thời gian (ngày, tháng, năm) nào ?

Đáp: Ngày 20 – 11 – 1958.

You might also like