You are on page 1of 2

Cốt chính :

Một gia đình nọ có 2 vợ chồng sống với nhau. Nhà họ cũng chẳng khá khẩm gì . Ông là một kẻ mang hơi
hướng truyền thống cổ hủ, vẫn mang tư tưởng xưa cũ khi luôn mong ngóng có đứa con trai nối dõi tổ
tông . Nhưng cố mãi, bà vợ vẫn chỉ đẻ được 2 đứa con gái. Hết lần này đến lần khác, ô luôn bắt ép vợ
mình sinh thêm nữa để có mống con trai. Nhưng rồi đến lần thứ 3 ại là một đứa con gái. Cố được đến
đâu chưa thấy, nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến gia đình điêu đứng chồng chất điêu đứng. Những đứa con
sinh ra không đủ sữa khiến bà mẹ phải chạy vạy khắp xóm làng đầu tắt mặt tối xin sữa cho con. Ông
chồng làm thêm ngày một nhiều, cứ có việc là xin đi làm ngay nhưng vẫn không đủ để trang trải cho gia
đình. Bữa cơm ngày một vơi dần những đĩa thức ăn , ngày qua ngày , hôm họ ăn rau, hôm ăn muối vừng
để quên cơn đói. Những đứa trẻ thì còn thơ ngây, cứ gặng hỏi sao hôm nay ăn ít thế hả bố mẹ , ông bà
chỉ biết cười trừ cho qua chuyện. Họ không còn tìm thấy niềm vui, sự ấm áp trong bữa cơm gia đình
ngày nào nữa, chỉ còn lại nỗi âu lo, mệt mỏi và luôn thường trực băn khoăn không biết rằng ngày mai sẽ
ra sao.

Phân vai :
Người dẫn truyện ( là Tôi) : Kể đoạn từ đầu đến “2 đứa con gái”( Hoàng Sơn, Thanh Hương, Minh, Phong
dắt tay nhau đi vào)

Bố : Haizzzzz, lẩm bẩm gì đó (*đi đi lại lại) ( đi đi lại lại tầm khoảng 2 đến 3 lần ấy )

Thanh Hương: Mình làm gì mà đi đi lại lại mãi thế, em chóng hết cả mặt (* cố gắng nói giọng kéo dài )

Bố ( Sơn) : Thôi mình đẻ nốt lần này thôi, để tôi còn có thằng cu sau này nối dõi tông đường chứ. Nhà có
mỗi tôi nam trưởng mà ko có đc một thằng cu thì mất mặt với tổ tiên lắm.

Mẹ (Thanh Hương) : Em đã cố và e mệt lắm rồi. Con nào cũng là con. Mình không nên cổ hủ mãi thế.
Con là trời cho, con trai hay con gái thì đâu có sao.

Bố : Ơ cái bà này hay nhỉ. Thế còn ra cái thể thống gì nữa. Tôi muốn có thằng cu , sau này nó còn thay tôi
lo việc cúng dỗ tổ tiên, để tôi còn nở mày nở mặt với họ hàng, chứ không bây giờ ra ngoài người ta cười
cho thôi mũi à (*gằn giọng*) Thôi , nghe tôi đẻ nốt lần này thôi, mình nhé (*nhẹ nhàng*)

Mẹ : Thôi em xin mình, nốt lần này thôi mình nhé…

( đoạn trên mọi người cố gắng nói chậm thôi , và kiểu cố gắng nói tùy theo những cách nói tôi đã ghi dấu
* bên cạnh ấy) (trong lúc 2 bố mej

Dẫn truyện: Nhưng kì vọng bao nhiêu thì thất vọng bấy nhiêu, lần này , bà lại hạ sinh được một cô con
gái. Ông chồng chỉ còn biết buồn tủi , suốt ngày giấu mình trong nhà mà không dám đi đâu. Cố mãi chưa
đến đâu thì nỗi lo cơm áo gạo tiền chất đống khiến gia đình ngày một điêu đứng. Những đứa con sinh ra
không đủ sữa khiến bà mẹ phải chạy vạy khắp xóm làng đầu tắt mặt tối xin sữa cho con. Ông chồng làm
thêm ngày một nhiều, cứ có việc là xin đi làm ngay nhưng vẫn không đủ để trang trải cho gia đình.
(cảnh Hoàng Sơn cày cuốc các kiểu, đẩy hàng , xúc cát…)

(* xen lẫn lời đọc là Phong, Bảo giả gái khóc huhu, khóc càng to càng tốt, vòi sữa, vòi đồ ăn các thứ,
mẹ(Thanh Hương) chỉ biết còng lưng xuống dỗ các con mình, để lại cho Minh( đứa con gái lớn tầm 6
tuổi) trông đứa em để chạy đi xin sữa)

Bữa cơm ngày một vơi dần những đĩa thức ăn , ngày qua ngày , hôm họ ăn rau, hôm ăn muối vừng để
quên cơn đói. Những đứa trẻ thì còn thơ ngây, cứ gặng hỏi sao hôm nay ăn ít thế hả bố mẹ

Minh : Mẹ ơi sao hôm nay ăn mỗi rau thôi hả mẹ , ăn rau nhạt mà chán lắm rồi mẹ ạ (* giọng uể oải, ảo
não)

Phong, Bảo : Khóc càng to càng tốt, khóc cả bữa ăn, đứa vòi sữa , đứa vòi đồ ăn các thể loại , một đứa
cần phải đóng bé sơ sinh nên chỉ cần khóc thôi , đứa còn lại sẽ vòi vĩnh.

Thanh Hương, Hoàng Sơn : Thôi cố ăn đi con, rồi sau bố mẹ kiếm nhiều hơn cho các con ăn uống nhiều
hơn (dỗ đứa bé, dỗ con) (*giọng buồn, trầm, như sắp khóc*)

Dẫn truyện : đây chỉ là một trong những tác hại của việc không sử dụng kế hoạch hóa gia đình. Nó gây
sức ép lên chính bản thân chúng ta, để lại những nhọc nhằn khó khăn như các bạn đã thấy trên đây. Và
đó cũng là kết thúc của vở kịch nhóm 4. Cảm ơn cô và các bạn đã chú ý đón xem.

You might also like