You are on page 1of 6

BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MẸ

Như bao trẻ thơ khác, tôi cũng có một gia đình,Một gia đình luôn tràn ngập niềm vui. Trong ngôi nhà nhỏ không tên ấy luôn
vọng ra những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng, những lời ca ngọt ngào, tình cảm. Và cũng ở ngôi nhà ấy, hai chị em tôi được
sống cùng bố mẹ. Mẹ tôi là một phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác , nhưng đối với tôi, mẹ là người mẹ tuyệt vời
nhất.

Năm nay, mẹ tôi đã ngoài bốn mươi. Nhưng trông mẹ còn trẻ với dáng người dong dỏng cao mà theo như các cô đồng nghiệp
của mẹ tôi nhận xét là “ mang dáng vẻ của phụ nữ xứ Huế”. Đặc biệt, trong tà áo dài truyền thống, dáng mẹ trông càng nổi bật.
Mái tóc dài luôn được búi gọn sau gáy tạo thêm vẻ dịu dàng mà quý phái. Nụ cười với chiếc răng khểnh cùng đôi má lúm đồng
tiền như làm giảm bớt nét mặt đăm chiêu, nghiêm khắc của mẹ.

Chưa bao giờ mẹ kể với tôi về hoàn cảnh gia đình nhà ngoại. Qua những lần đi thăm bà con, tôi biết mẹ sinh ra trong một gia
đình có đến 8 anh chị em. Nhưng không vì thế mà mẹ tôi phải sống cuộc sống thiếu thốn như bao gia đình khác thời ấy. Ngược
lại, ông bà ngoại là những người có nghề nghiệp đàng hoàng nên cuộc sống cũng khá đầy đủ, không phải chạy vạy tìm kế sinh
nhai. Tuy nhiên, ông bà lại có cách dạy con cái nghiêm khắc. Dù gia đình khá giả nhưng con cái có thói quen tự lập từ nhỏ. Mới
hơn mười tuổi, mẹ tôi đã biết giúp ngoại gánh hàng đi chợ. Mẹ biết thay ngoại đi chợ mua thức ăn hàng ngày vì bà còn mải lo
bán hàng. Có thể nói, mẹ tôi đảm đang từ khi còn là một cô bé trạc tuổi tôi bây giờ. Vậy mà, nhìn mẹ tôi khi đã là một người mẹ
của hai đứa con, với bao khó khăn chồng chất khi theo chồng vào một thành phố phương Nam xa xôi, có lẽ không ai nghĩ mẹ
xuất thân nơi dòng dõi trâm anh thế phiệt. Dù gia đình tôi còn thiếu thốn đủ thứ nhưng mẹ chẳng bao giờ kêu ca; chẳng bao giờ
lên tiếng nhờ cậy người thân, bạn bè dù hầu hết họ là những người giàu có.. Hình như mẹ cũng không muốn người thân biết hoàn
cảnh hiện tại cuả mình. Thế mà, tôi đã có lần thầm trách mẹ , khi vô tình nghe được mẩu đối thoại ngắn giữa mẹ với một người
bạn đồng môn. Ý là họ muốn hỗ trợ mẹ tiền xây nhà nhưng mẹ không đồng ý. Lúc ấy , tôi đã rất tiếc “ Tại sao nhà mình lụp xụp
thế này mà mẹ lại từ chối nhỉ? Họ mời nhận chứ có phải mình xin đâu?”Tôi chỉ nghĩ thế , chứ cũng không dám hỏi mẹ…

Mẹ sống vô cùng giản dị, với những bộ quần áo không thể đơn giản hơn. Hình như, mẹ chỉ lo nghĩ mỗi chuyện kiếm tiền, lo
cho chị em tôi ăn học mà quên mất bản thân mình cần gì. Đến trường, bạn bè đồng nghiệp thường cười mẹ là người “ cổ hủ” bởi
bao nhiêu năm rồi vẫn chỉ một kiểu tóc, bao năm rồi vẫn chỉ một chiếc xe máy made in Việt Nam. Chẳng mấy khi mẹ theo
trường đi tham quan, du lịch; chẳng mấy khi mẹ theo bạn bè café, ăn sáng; đi khám bệnh mẹ còn không muốn vì sợ tốn tiền. Mẹ
cứ miệt mài lo cho chị em tôi từng li từng tí. Mẹ không muốn chị em tôi tự ti trước bạn bè. Chúng tôi luôn có đầy đủ những gì a
rằng: Những thứ gì chúng tôi thực sự cần, mẹ sẵn sàng đáp ứng.

Vậy mà,…đã không chỉ mcần thiết cho sinh hoạt, học tập: Sinh nhật mỗi đứa, mẹ cũng dẫn hai chị em đi chơi; Đầu mỗi năm
học hay Tết, mẹ cũng lo mua sắm quần áo mới cho chúng tôi; mẹ còn mua những cuốn truyện rất hay như: Không gia đình;
Trong gia đình; Công chúa nhỏ; Lũ trẻ đường tàu; Hạt giống tâm hồn.v..v…mà chị em tôi rất thích nhưng không dám nhờ mẹ
0gia đình giàu có, có nhà lầu, xe hơi, muốn gì được nấy…Tôi đã không biết được rằng, tài sản qúy giá nhất trong cuộc đời của
mỗi con người chính là tình thương yêu của cha mẹ. Có tình thương yêu ấy, chúng ta có thể vượt lên tất cả mọi khó khăn, trở ngại
để hoàn thiện bản thân mình. Lên THCS, tôi không mấy tự tin về môn Văn, mẹ nhắc tôi dành nhiều thời gian đọc các tác phẩm
văn học, học thêm ở cô để tôi tự tin hơn. Với mẹ thì sức khỏe, suy nghĩ và việc học tập của hai chị em tôi là quan trọng nhất. Và
tôi cũng chợt nhận ra rằng: Với tôi, mẹ là người quan trọng nhất, mẹ là người quan tâm, yêu thương tôi nhất. Vì hai chị em tôi,
mẹ có thể hi sinh cả bản thân mình.

Có một người mẹ như thế, thử hỏi có đứa con nào không nỗ lực học hành?Có một người mẹ như thế, hỏi có đứa con nào không
cảm thấy tự hào?Tôi cũng là một đứa con với đầy đủ sự dại khờ của tuổi thơ, với bao nỗi tự ái luôn thường trực trong lòng, với
những khao khát thực dụng đời thường.

Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên
mình có biết bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương
mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ nhưng chắc chắn có ai không cảm nhận được tình
yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.
Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học cơ sở ta mới
phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm
cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy
lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử
luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh
tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ
đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao
đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ
đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.

Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...

“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”

Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa
ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất này với bất kỳ không
gian nào.

Một sớm mai trong bài giảng của thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh
mông tình mẫu tử:

“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi”.

Buổi chiều về, đem cảm xúc đó thổ lộ với ba, con lại nghe ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô
tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng
liêng bất tận! Mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc
đã là người lớn như ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ
ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:

“Công cha như núi Thái sơn


Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời này, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương
của mẹ hiền!

Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám
nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần
để con hết bệnh!

“Con ho lòng mẹ tan tành.


Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.
Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những
vết chân chim!

Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã
nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta
dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xuýt xoa? Cảm nhận được nỗi đau lúc này là ai ngoài
mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ
thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi
ta được điểm mười ?

Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi
hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây
chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người từ miền quê xa lắc. Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới
rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán.

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc
khuy, đắp bạ từng mảnh vải áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy
sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim
nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian mênh mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo
rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng
những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm
lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm
đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn nghiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa
con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người.
Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân
hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo
tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.

Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển
vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn
luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng.

Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự
quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh
bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt
ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.

Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của
mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần
nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.

Những câu hát như vang vọng đâu đây: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu”. Hoa phượng

loài cây gắn bó với tuổi học trò và những kỉ niệm đẹp đẽ của một thời học sinh, hoa phượng cũng là loại cây mà tôi rất yêu quý.

Đối với tôi mỗi lần đứng trên ban công của lớp học, nhìn lại cây phượng nơi góc sân trường, trong đầu tôi như xuất hiện hàng trăm

đốm lửa ấm nóng đến chói chang. Ai đó đã từng nói về hoa phượng rằng: Một loài hoa luôn cháy hết mình và vắt kiệt những đam

mê. Đúng vậy, hoa phượng đỏ rực như muốn sống hết mình với tụi học trò chúng tôi. Màu đỏ của hoa phượng như kết lại trong

tâm tưởng chúng tôi những vòng nguyệt quế của niềm khát khao, và làm cháy lên những niềm thương nhớ trong những ngày hè xa

trường xa lớp.

Cây phượng đứng âm thầm và thầm lặng bên sân trường và chứng kiến những cột mốc và những sự trưởng thành từ chúng tôi.

Bởi không chỉ tôi mà hầu như mọi người những ai được sống trong những năm tháng học trò thì sẽ luôn cảm thấy yêu hoa phượng

bằng một tình yêu đặc biệt. Năm nào cũng vậy, đã thành thông lệ nhưng tôi không thể nào quên cảm giác bồi hồi, xao xuyến khi

thấy hoa phượng nở, hoa phượng rơi.hòa trong tiếng ca nóng bỏng, râm ran của lũ ve sầu!

Hoa phượng mãi là biểu tượng đẹp của tuổi học trò, những chiếc giỏ xe vẫn chở những mùa phượng vĩ đi qua thời gian và lưu lại

trong kí ức mỗi người về một thời học sinh không thể nào quên dưới mái trường yêu dấu.

Biểu cảm về cây phượng - Mẫu 3

Phượng không thơm, phượng chưa hẳn là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang.

Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ

là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xòe ra, trên đậu
khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa

hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa.

Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió hẩy tới; từng đợt sóng

rào rào trên biển hoa.

Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù

trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho

bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan họa với phượng thắm tươi?

Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xòe ra cho gió đưa

đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên

những cành cây báo ra một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: Hoa nở lúc nào mà

bất ngờ dữ vậy!

Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm

dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà

nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến.

Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa

phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chạy nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ.

Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hoa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa

phượng.

Các chàng trai trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép, có người bỏ cả vào thư

gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như

vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá để che dấu cái sầu uất.

Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm

ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gấp gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng

đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cố học; sắc

phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường,

đến ngã ba đường phải chọn hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt.

Rồi một hôm, trống đánh: Các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu

cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình,

bạn bè cũng không, chỉ biết thơ thẩn cùng bông phượng. Họ đi giữa đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng

phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ảnh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng.

Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa

soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thấy, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa
bạn bè đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở

trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt. Nhớ một trưa hè gà gáy khan. Nhớ một thành

xưa son uể oải.

Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều

buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng

cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.

Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi. Hoa phượng

mưa. Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng nở, hoa phượng nhắc nhở. Ba tháng

trời đằng đẵng. Hoa phượng đẹp với ai; khi học sinh đã đi cả rồi!

You might also like