You are on page 1of 54

BÀI GIẢNG 1 – KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VI MÔ

I. Khái niệm về kinh tế học:


Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội lựa chọn trong việc sử dụng nguồn
tài nguyên có giới hạn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Tại sao xã hội lại phải chọn lựa? Sở dĩ xã hội phải chọn lựa là do 2 mâu thuẫn đối kháng đó là
Nguồn tài nguyên khan hiếm và nhu cầu là vô hạn.
Như vậy mâu thuẫn giữa việc đáp ứng nhu cầu vô hạn của con người trong điều kiện nguồn tài
nguyên khan hiếm đã làm nảy sinh một loạt các vấn đề cơ bản như:
- Sản xuất cái gì? Số lượng bao nhiêu?
- Sản xuất như thế nào? Công nghệ nào nên được sử dụng để sản xuất
- Sản xuất cho ai?
II. Phương pháp nghiên cứu
Cũng như các môn khoa học khác kinh tế học sử dụng phương pháp quan sát, phân tích, diễn
dịch, qui nạp, tổng hợp, mô tả cũng sử dụng nhiều công cụ toán học như đồ thị, biểu đồ và đưa ra
các mô hình từ đơn giản đến phức tạp.
Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu đặc thù của môn kinh tế học là phương pháp trừu tượng hóa.
Phương pháp trừu tượng hóa là phương pháp tách một hay một số thuộc tính, một số mối quan hệ
ra khỏi các thuộc tính, các mối quan hệ khác để nhận thức vấn đề.
Chẳng hạn muốn phân tích tác động của A lên B thì phải ngầm giả định rằng các yếu tố khác
không đổi.
III. Các giả thiết trong kinh tế học
Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu hành vi con người mà bản chất của con người rất
phức tạp vì vậy khi nghiên cứu kinh tế học các nhà kinh tế phải đưa ra các giả thiết nhất định:
Giả thiết về con người kinh tế: Con người kinh tế là con người duy lý, mọi hành động đều dựa và
lý trí để tính lợi hại hơn thiệt. Con người kinh tế là con người không có sai lầm, họ hành động
theo lý trí mà lý trí là sáng suốt, không sai lầm.
Giả thiết thứ hai là mọi người hành động làm sao thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình trong giới
hạn về khả năng tài chính, giới hạn về tài nguyên, về thời gian về năng lực.
IV. Kinh tế học thực chứng và chuẩn tắc
Kinh tế học thực chứng bàn về những giải thích khách quan hay khoa học sự vận động của một
sự vật hay nền kinh tế. Nhận định thực chứng mang tính chất mô tả
Ví dụ: Tăng lương sẽ khuyến khích công nhân làm việc chăm chỉ hơn
Kinh tế học chuẩn tắc cho đề nghị dựa trên đánh giá cá nhân về một vấn đề nào đó. Hay nói cách
khác nhận định chuẩn tắc có tính chất khuyến nghị.
Ví dụ: Các doanh nghiệp nên tăng lương cho công nhân
V. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô

1
Kinh tế học vi mô nghiên cứu về hành vi các tác nhân riêng lẻ như hành vi doanh nghiệp hay
người tiêu dùng.
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế trên giác độ tổng thể như tác động của chi tiêu chính
phủ, thuế và chính sách tiền tệ đến toàn bộ nền kinh tế như thế nào? Các biến để phân tích trong
kinh tế vĩ mô là GDP, GNP, Thuế, Chi tiêu chính phủ, Cung tiền, cầu tiền…
V. Các mô hình kinh tế
1. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Mặc dù nền kinh tế trong thực tế sản xuất hàng triệu hàng hóa và dịch vụ, nhưng chúng ta hãy
tưởng tượng ra một nền kinh tế chỉ sản xuất ra hai loại hàng hóa là ô tô và máy tính. Hai ngành
này sử dụng toàn bộ nhân tố sản xuất của nền kinh tế.
Đường giới hạn khả năng sản xuất là một đường chỉ ra các kết hợp sản lượng tối đa mà nền kinh
tế có thể sản xuất, khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực của một nền kinh tế.
Giả định một quốc gia dành toàn bộ nguồn lực của nó để sản xuất xe hơi và máy tính. Nếu nó
không sản xuất xe hơi thì có thể sản xuất 1000 máy tính, nếu tăng số lượng xe hơi lên là 100 thì
quốc gia này chỉ có thể sản xuất được 900 máy tính. Nếu nó không sản xuất cái máy tính nào thì
nó có thể sản xuất được 500 xe hơi. Dưới dây là giả định về các kết hợp về máy tính và xe hơi tối
đa mà quốc gia này có thể sản xuất.
Ví dụ: Khả năng sản xuất của một nền kinh tế

Máy tính Xe hơi


1000 0
9000 100
750 200
550 300
300 400
0 500

Hình 1.1: Đường giới hạn khả năng sản xuất


Số lượng máy
tính

A H
YA B  A, B, C, D: là những phương án
sản xuất hiệu quả.
G
 E, F: là những phương án sản
F xuất không hiệu quả.
C Đường
giới hạn  G, H: là những phương án sản
E khả năng xuất không thể đạt tới.
sản xuất

D
XD Số lượng xe
hơi
2
Đường giới hạn khả năng sản xuất lõm về phía gốc 0 do qui luật chi phí tương đối tăng lên - Chi
phí cơ hội của những đơn vị tăng thêm của một loại hàng sẽ tăng lên khi xã hội sản xuất loại hàng
đó nhiều thêm nữa. Vì sao điều này xảy ra? Quy luật chi phí tăng lên dựa trên thực tế là các
nguồn lực có khuynh hướng chuyên môn hóa, vì vậy một phần năng suất sẽ bị mất đi khi các
nguồn lực được chuyển từ những hoạt động mà họ làm tương đối tốt sang những hoạt động mà
họ có thể làm không tốt bằng.
Nền kinh tế có thể sản xuất bất kỳ kết hợp sản lượng nào nằm trên hoặc trong đường giới hạn khả
năng sản xuất. Những điểm nằm ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là không thể đạt được.
2 Mô hình lưu chuyển của nền kinh tế
Nền kinh tế bao gồm hàng triệu con người tham gia vào rất nhiều hoạt động như mua bán, lao
động, thuê công nhân, sản xuất và vv… Để hiểu được nền kinh tế hoạt động như thế nào, chúng
ta sử dụng mô hình lưu chuyển của nền kinh tế dưới hình thức tổng quát cách thức tổ chức của
một nền kinh tế và phương thức tác động qua lại giữa những người tham gia vào quá trình kinh
tế.
Giả định nền kinh tế có hai nhóm người là hộ gia đình và doanh nghiệp.Các doanh nghiệp sử
dụng những đầu vào như lao động, đất đai và tư bản để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. và bán
chúng cho hộ gia đình. Về phía hộ gia đình nhận được thu nhập từ yếu tố sản xuất để mua hàng
hóa do các doanh nghiệp sản xuất ra.
Hình 1.2: Sơ đồ chu chuyển đơn giản trong nền kinh tế

Thị trường
Cầu HH và DV Cung HH và
hàng hóa & dịch vụ
DV
chi tiêu Doanh
thu

Hộ Nhà
gia sản
đình xuất
Thu
nhập
chi phí
cho ytsx Cầu về ytsx
Cung về Thị trường
ytsx
các yếu tố sản xuất

3
BÀI GIẢNG 2 - CẦU, CUNG VÀ THỊ TRƯỜNG

Trong nền kinh tế thị trường, đa số các quyết định về giá cả và sản lượng được xác định trong thị
trường thông qua các lực lượng cung và cầu. Chương này giới thiệu lý thuyết cung và cầu. Nó
nghiên cứu hành vi của người bán và hành vi của người mua, cũng như sự tương tác giữa họ
trong thị trường cạnh tranh. Nó chỉ ra cách thức quyết định giá cả của cung và cầu trong nền kinh
tế thị trường, cũng như giá cả đến lượt nó lại phân bổ các nguồn lực khan hiếm của xã hội như
thế nào.
Lưu ý: Trong nội dung chương này giả định thị trường là thị trường cạnh tranh hoàn hảo với 2
đặc tính quan trọng:
- Nhiều người mua và nhiều người bán đến mức mỗi người chỉ có thể ảnh hưởng không đáng kể
đến giá trên thị trường. Hay nói cách khác người mua và người bán đều là người chấp nhận giá.
- Sản phẩm là giống nhau hay nói cách khác các sản phẩm có thể thay thế đồng thời cho nhau.
I. Cầu (Demand _D)
1. Cầu cá nhân
1.1 Khái niệm: Lượng cầu cá nhân (Quantity of Demand) của một hàng hóa là số lượng hàng
hóa mà 1 cá nhân muốn mua và có khả năng mua tại một mức giá nhất định. Ví dụ: Số lượng thịt
heo mà một người tiêu dùng mua trong 1 tháng là lượng cầu cá nhân về thịt heo. Gọi tắt là Qd.
Lượng cầu của một sản phẩm phụ thuộc vào giá cả chính nó, thu nhập, sở thích của người tiêu
dùng, giá các hàng hóa thay thế và hàng bổ sung, kỳ vọng về giá trong tương lai... Có thể hiện
hàm cầu dưới dạng hàm số
Qd = Qd (Giá, Thu nhập, Sở thích hay Thị hiếu, Giá hàng thay thế và hàng bổ sung…)
1.2 Luật cầu: Khi giá (P) một hàng hóa tăng, lượng cầu (Qd) hàng hóa đó giảm và khi giá 1 hàng
hóa giảm, lượng cầu hàng hóa đó tăng, giả định các yếu tố khác không thay đổi.
Một cách dễ dàng để viết quy luật cầu là: Khi P↓ ==> Qd↑ và khi P↑ ==> Qd↓ giả định các
yếu tố khác không đổi. Biểu diễn trên đồ thị đường cầu thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng là
một đường dốc xuống.
1. 3 Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu
1.3.1 Thay đổi trong thu nhập (I- Income).
Hàng hóa thông thường: Thu nhập tăng cầu của hàng hóa thông thường tăng đường cầu dịch
phải. Và ngược lại, thu nhập giảm cầu hàng hóa thông thường giảm, đường cầu dịch trái.
Hàng hóa thứ cấp: Thu nhập tăng cầu của hàng hóa thứ cấp giảm đường cầu dịch chuyển sang
trái. Và ngược lại, thu nhập giảm cầu hàng hóa thứ cấp tăng, đường cầu dịch phải.
Hàng thông thường là hàng hóa được định nghĩa là khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sử dụng
hàng hóa đó nhiều hơn ví dụ như nước giải khát, bia. Hàng thông thường bao gồm hàng xa xỉ và
hàng thiết yếu. Hàng thứ cấp có thể kể đến như dầu hôi, tivi đen trắng, mỡ heo…Những mặt hàng
này có đặc điểm là khi thu nhập tăng lượng tiêu thụ giảm.
1.3.2 Thay đổi sở thích hay thị hiếu (Taste – T)

4
Khi mọi người trở lên thích 1 hàng hóa nào đó, cầu của hàng hóa đó tăng đường cầu dịch phải và
ngược lại, khi một hàng hóa trở nên kém ưa thích thì cầu đối với hàng hóa đó sẽ giảm và đường
cầu dịch trái.
1.3.3 Hàng thay thế: Hai hàng hóa thay thế là hai hàng hóa tương tự nhau, được sử dụng thay thế
cho nhau. Ví dụ như Pepsi và Coca cola, Thịt bò và thịt heo, cá và gà
Sự tăng giá của một mặt hàng làm tăng cầu đối với hàng hóa thay thế cho nó, khiến cho đường
cầu của hàng thay thế cho nó dịch phải. Và ngược lại.
Ví dụ: Khi giá của xà bông OMO tăng sẽ khiến cho cầu về xà bông Tide tăng và ngược lại.
1.3.4 Hàng bổ sung: Hai hàng hóa bổ sung cho nhau là hai hàng hóa sử dụng đồng thời với nhau
như gas và bếp gas, Đĩa DVD và Đầu DVD.
Sự tăng giá của một mặt hàng làm giảm cầu đối với hàng hóa bổ sung cho nó, khiến cho đường
cầu của hàng thay thế cho nó dịch trái. Và ngược lại.
Ví dụ: Khi giá của hàng bếp Gas tăng sẽ khiến cho cầu của gas giảm và ngược lại.
Lưu ý sinh viên cần phân biệt di chuyển và dịch chuyển, sự thay đổi cầu và lượng cầu
Thay đổi lượng cầu là sự di chuyển dọc theo đường cầu do sự thay đổi giá của chính hàng hóa đó
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
Thay đổi cầu - Sự dịch chuyển đường cầu do thay đổi yếu tố khác (như thu nhập, giá hàng hóa có
liên quan, sở thích…).
Hình 2.1: Di chuyển trên đường cầu Hình 2.2: Dịch chuyển đường cầu
P P

A Di chuyển hay Dịch chuyển


PA trượt dọc PA đường cầu

B PB
PB D’
D

QA QA’ QB QB’ QD
QA QB QD

2. Cầu thị trường và cầu cá nhân


Cầu thị trường: là tổng cầu cá nhân về một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể. Cầu thị trường được
hình thành từ cầu cá nhân, nên nó phụ thuộc vào tất cả các yếu tố quyết định lượng cầu của
những người mua cá biệt. Ngoài ra nó phụ thuộc vào số lượng người mua. Số người mua tăng,
cầu thị trường tăng và ngược lại
Hàm cầu thị trường được viết Qd = F (Giá, Thu nhập, Sở thích hay Thị hiếu, Giá mặt hàng thay
thế và mặt hàng bổ sung, số người mua…)
II. Cung (Supply - S)
1. Lượng cung cá nhân

5
1. 1 Khái niệm: Lượng cung là số lượng của một mặt hàng mà 1 công ty muốn sản xuất tại mỗi
mức giá trong một đơn vị thời gian. Ví dụ: số lượng thịt heo mà nhà sản xuất sẽ sản xuất mỗi
tháng là lượng cung ký hiệu là Qs. Lượng cung của hàng hóa phụ thuộc vào giá của chính yếu tố
đó, giá của yếu tố sản xuất, công nghệ, thời tiết....
Hàm cung thường được biểu diễn là: Qs = F(Giá, Giá yếu tố sản xuất, Công nghệ,…)
1.2 Luật cung: Khi giá mặt hàng tăng (P), số lượng cung của mặt hàng tăng (Qs) và khi giá mặt
hàng giảm (P), số lượng cung của mặt hàng giảm (Qs), trong điều kiện các yếu tố khác không
đổi.
Một cách dễ dàng để viết quy luật cung là: Khi P↑==>Qs↑ và khi P↓ ==> Qs↓ trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi
Cũng như có sự khác nhau giữa thay đổi số lượng cầu và thay đổi cầu, ta có thể phân biệt giữa
thay đổi số lượng cung và thay đổi cung.
Phân biệt sự di chuyển và dịch chuyển, sự thay đổi lượng cung và thay đổi cung
Thay đổi lượng cung - Sự di chuyển dọc theo đường cung do thay đổi giá của chính mặt hàng đó
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Thay đổi cung - Sự dịch chuyển đường cung do thay đổi yếu tố khác như chi phí sản xuất, công
nghệ…chứ không phải giá của mặt hàng đó.

Hình 2.4: Di chuyển trên đường cung Hình 2.4: Dịch chuyển đường cung
P S
P
S S’
A PA
PA

B
PB PB

QB QA QS
QA QA’ QB QB’ QS

1.3 Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung


1.3.1 Giá của yếu tố đầu vào giảm hay chi phí sản xuất giảm sẽ thúc đẩy nhà sản xuất sản xuất
nhiều hơn trước tại mỗi mức giá khiến cho cung tăng, cung tăng biểu diễn trên đồ thị đường cung
dịch chuyển sang phải. Ngược lại, giá của yếu tố đầu vào tăng thì cung giảm đường cung dịch
trái hay lên trên.
1.3.2 Tiến bộ trong sản xuất của một ngành hay sản phẩm dịch vụ nào đó sẽ kiến cho tăng cung
của sản phẩm, đường cung dịch phải.
1.3.3. Thuế (T): Thuế đánh vào nhà sản xuất tăng, nhà sản xuất sẽ phản ứng lại bằng cách giảm
cung, khiến cho đường cung dịch trái hay dịch lên trên.
1.3.4. Những qui định chặt chẽ hơn về môi trường sẽ khiến cho cung giảm, đường cung dịch trái.

6
2. Cung thị trường và cung cá nhân
Khái niệm: Cung thị trường là tổng các lượng cung của tất cả người bán. Cung thị trường phụ
thuộc vào tất cả các yếu tố tác động vào mức cung của những người bán cá biệt. Ngoài ra nó còn
phụ thuộc vào số người bán. Số người bán tăng, cung thị trường tăng và ngược lại
Hàm cung thị trường: Qs = Qs (Giá, Gía yếu tố sản xuất, Công nghệ, số người bán…)
III. Sự cân bằng cung và cầu
1. Trạng thái cân bằng
Hai lực lượng cung và cầu quyết định giá cả và sản lượng cân bằng. Giá và sản lượng cân bằng
chính là giao điểm của đường cung và đường cầu. Nếu mức giá lớn hơn mức giá cân bằng thì trên
thị trường xuất hiện tình trạng dư thừa do đó giá sẽ giảm. Ngược lại, giá nhỏ hơn mức giá cân
bằng thì trên thị trường xuất hiện tình trạng thiếu hụt do đó giá sẽ tăng.

P S

Dư thừa
QS > QD

Giá cân bằng Po E Điểm cân bằng

Thiếu hụt
QS < QD D

Lượng cân bằng Qo= QD = QS Q

2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng


Cầu tăng : D↑ ==> Po↑ và Qo ↑
Cầu giảm: D↓ ==> Po↓ và Qo ↓
Cung tăng : S ↑ ==> Po↓ và Qo ↑
Cung giảm: S ↓ ==> Po↑ và Qo ↓
Sinh viên tự xác định kết quả cân bằng khi
Cầu tăng, cung tăng
Cầu tăng, cung giảm
Cầu giảm cung tăng
Cầu tăng cung giảm.
Sinh viên cần đọc: Cung và Cầu - Cách tiếp cận toán học
Giả sử đường cung và cầu là những đường thẳng, các hàm số có thể viết dưới dạng:
Cung: Qs = d + cP Cầu: Qd = b + aP Cân bằng: Qs = Qd Trong đó c>0, và a<0.
7
ở đó c =∆Qs/∆P và a = ∆Qd/∆P
Bài tập:
1. Thị trường bánh pizza có biểu cung và biểu cầu như sau

Giá cả Lượng cung Lượng cầu


(ngàn đồng)
5 10 40
6 20 35
7 30 30
8 40 25
9 50 20
a. Vẽ đồ thị hàm cung và hàm cầu về bánh pizza
b. Xác định phương trình hàm cung và phương trình hàm cầu về bánh pizza
c. Xác định giá và lượng cân bằng
2.Cho Hàm số cầu và hàm số cung thị trường của 1 mặt hàng lương thực có dạng sau: QD = 80 –
10P và QS = 20P – 40. Tính giá cân bằng và số lượng cân bằng.
3. “Sự gia tăng cầu về vở ghi làm tăng lượng cầu về vở ghi, nhưng không làm thay đổi lượng
cung” Nhận định này đúng hay sai hãy giải thích.
4. Trong những năm 1990, tiến bộ công nghệ làm giảm chi phí của chip máy tính. Theo bạn điều
này ảnh hưởng đến thị trường máy tính như thế nào? Tới phần mềm máy tính?

8
BÀI GIẢNG 3: HỆ SỐ CO GIÃN VÀ ỨNG DỤNG
I. Hệ số co giãn của cầu
Các phân tích chương trước, người tiêu dùng quyết định mua số lượng hàng hóa tăng khi giá của
chính nó thấp hơn, thu nhập của họ cao hơn (không kể đến hàng hóa cấp thấp), giá của hàng hóa
thay thế cao hơn, hoặc giá hàng hóa bổ sung thấp hơn. Phân tích này chỉ mang tính chất định
tính. Nghĩa là chúng ta mới phân tích về hướng thay đổi của lượng cầu, chứ chưa phân tích cụ thể
về qui mô thay đổi của lượng cầu. Để tính toán qui mô thay đổi của lượng cầu trước những thay
đổi của các yếu tố quyết định nó, nhà kinh tế sử dụng khái niệm hệ số co giãn.
1. Hệ số co giãn của cầu theo giá
1.1 Khái niệm
Luật cầu nói rằng sự giảm giá của một hàng hóa làm tăng lượng cầu về nó. Hệ số co giãn của cầu
theo giá phản ánh mức độ phản ứng của lượng cầu trước sự thay đổi của giá. Nó là phần trăm
thay đổi trong lượng cầu trên phần trăm thay đổi của giá.
Công thức tính
phaàn traêm thay ñoåi cuûa löôïng caøu
Hệ số co giãn của cầu =
phaàn traêm thay ñoåi cuûa giaù
Giả sử giá của 1 ly kem tăng 10% làm cho lượng cầu về kem giảm 30%. Hệ số co giãn của cầu
theo giá là 30% / 10% = 3. Hệ số co giãn bằng 3 cho chúng ta biết rằng sự thay đổi của lượng
cầu lớn gấp 3 lần sự thay đổi của giá cả hay khi giá thay đổi là 1% thì lượng cầu thay đổi là 3%.
Ta nói cầu co giãn nhiều theo giá.
Giả sử giá 1 ly kem tăng 10% làm cho lượng cầu về kem giảm đi 5%. Hệ số co giãn của cầu theo
giá là 5% / 10%= 0.5. Ta nói cầu co giãn ít theo giá.
Trong trường hợp đặc biệt, giá 1 ly kem tăng 10% khiến cho lượng cầu về kem giảm 10%. Hệ số
co giãn của cầu theo giá 1.Ta nói cầu co giãn đơn vị.
Lưu ý khi tính hệ số co giãn
1. Hệ số co giãn của cầu theo giá bao giờ cũng là số âm bởi quan hệ nghịch biến giữa giá và
lượng cầu theo như luật cầu đã chỉ ra. Tuy nhiên, tính toán ở trên chỉ lấy giá trị tuyệt đối của phần
trăm thay đổi lượng cầu và phần trăm thay đổi của giá. Qui ước khi viết hệ số co giãn của cầu
theo giá là một số dương thì người đọc tự hiểu là khi đó người viết đang nói tới trị tuyệt đối của
hệ số co giãn.
2. Các nhà kinh tế thường sử dụng phương pháp trung điểm để tính toán hệ số co giãn. Phương
pháp trung điểm tính phần trăm thay đổi bằng cách chia mức thay đổi cho giá trị trung bình giữa
mức đầu và mức cuối.
(Q2  Q1 ) /(Q2  Q1 ) / 2
Hệ số co giãn của cầu =
( P2  P1 ) /( P2  P1 ) / 2
Ví dụ: Tại A giá = 4 đô la, Lượng = 90.Tại B giá = 5 đô la Lượng = 80

Tính hệ số co giãn theo giá trong khỏang AB?

(80  90) /(90  80) / 2


Hệ số co giãn của cầu theo giá =  0.529
(5  4) /(5  4) / 2

9
Đôi khi người viết có thể viết hệ số co giãn của cầu theo giá = 0.529 chứ không phải là -0.529.

1.2 Các dạng đường cầu


Cầu hoàn toàn không co giãn: hệ số co giãn = 0
Cầu co giãn ít: Hệ số co giãn nhỏ hơn 1
Cầu co giãn đơn vị: Hệ số co giãn = 1
Cầu co giãn: Hệ số co giãn lớn hơn 1
Cầu hoàn toàn co giãn: Hệ số co giãn = 

1.3 Hệ số co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính

Mặc dù đường cầu tuyến tính có độ dốc không đổi nhưng hệ số co giãn của nó lại thay đổi. Dọc
lên trên theo đường cầu tuyến tính hệ số co giãn tăng dần về giá trị tuyệt đối.

1.4 Tổng doanh thu và hệ số co giãn


Tổng doanh thu được tính bằng giá nhân với số lượng hàng hóa bán ra. Ký hiệu tổng doanh thu là
TR ta có TR = PxQ.
Tổng doanh thu thay đổi như thế nào khi giá tăng? Câu trả lời phụ thuộc vào hệ số co giãn của
cầu theo giá. Nếu cầu co giãn ít theo giá thì sự gia tăng giá cả làm tổng doanh thu tăng. Chúng ta
sẽ nhận được kết quả ngược lại nếu cầu co giãn nhiều. Giá tăng trong tình huống này sẽ làm giảm
tổng doanh thu.
Giải thích bằng lời: Trong trường hợp cầu co giãn ít theo giá thì tăng giá sẽ dẫn đến sản lượng
giảm nhưng phần trăm giảm của sản lượng nhỏ hơn phần trăm tăng của giá dẫn đến tổng doanh
thu tăng. Hay nói cách khác tác động của tăng giá lớn hơn tác động của sản lượng giảm dẫn đến
tổng doanh thu tăng.
Trong trường hợp cầu co giãn nhiều theo giá thì phần trăm giảm của sản lượng nhiều hơn phần
trăm tăng của giá. Điều này khiến cho tổng doanh thu giảm.
Giải thích bằng đại số: Mối quan hệ giữa P và TR.
TR = P.Q .
TR= P.(b+aP) Vì Qd = b+aP
Lấy đạo hàm của 2 vế theo biến số P ta có
TR’P= b + 2aP (Vì Qd = b+aP  b = Qd-aP)
= Qd-aP+2aP= Qd/Qd (Qd + aP) (nhân và chia tử và mẫu cho Qd)
= Qd( 1+Ed).
Vì Ed <0 do đó TR’P = Qd (1-│Ed│)
Nếu │Ed│<1 Ta có TR’P >0 => TR và P đồng biến
Nếu │Ed│>1 Ta có TR’P <0 => TR và P nghịch biến

10
Sinh viên tham khảo bài nghiên cứu tình huống: Định giá vé vào tham quan viện bảo tàng (trang
115 – Nguyên lý kinh tế học tập 1 của Gregory Mankiw – sách dịch của khoa kinh tế học, Đại
học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản thống kê.
1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số co giãn của cầu theo giá
1.5.1 Tính thay thế của sản phẩm: Những hàng hóa có nhiều hàng hóa thay thế gần gũi thường có
cầu co giãn nhiều hơn vì người mua rất dễ dàng chuyển từ việc sử dụng chúng sang sử dụng hàng
hóa khác.
1.5.2 Thời gian. Hàng hóa thường có cầu co giãn hơn trong khoảng thời gian dài hơn. Hàng hóa
lâu bền thì cầu trong ngắn hạn lại co giãn nhiều hơn trong dài hạn.
Ví dụ xăng co giãn ít trong ngắn hạn nhưng lại co giãn nhiều hơn trong dài hạn bởi vì khi giá
xăng tăng tạm thời người tiêu dùng ít khi thay đổi hành vi tiêu dùng của mình. Nhưng khi giá
tăng dài hạn người tiêu dùng có thể thay đổi hành vi bằng cách chuyển sang phương tiện giao
thông khác hay mua xe tiêu tốn ít nguyên vật liệu hơn.
1.5.3 Tỷ phần chi tiêu của sản phẩm trong thu nhập: nếu chi tiêu của sản phẩm chiếm rất ít trong
tổng thu nhập thì sản phẩm đó sẽ ít co giãn với giá.
Ví dụ như muối ăn nói chung chiếm tỷ trọng ít trong thu nhập sẽ co giãn ít bởi vì nếu giá muối
tăng gấp đôi thì lượng tiêu dùng muối chắc chắn sẽ thay đổi không đáng kể, ngược lại đối với sản
phẩm như máy giặt, tủ lạnh người tiêu dùng sẽ phản ứng đáng kể khi giá tăng lên hay nói cách
khác nó có cầu co giãn nhiều theo giá nhiều hơn.
1.5.4 Hàng thiết yếu và hàng xa xỉ: hàng hóa thiết yếu thường có cầu ít co giãn với giá, còn hàng
xa xỉ có cầu co giãn nhiều.
1.5.5 Xác định phạm vi thị trường: Những thị trường có phạm vi hẹp thường có cầu co giãn nhiều
hơn so với thị trường có phạm vi rộng.
Ví dụ: kem đánh răng nói chung, một mặt hàng rộng, có cầu ít co giãn vì không có hàng hóa thay
thế gần gũi. Kem đánh răng của một nhãn hàng cụ thể như Colgate chẳng hạn có cầu co giãn theo
giá mạnh hơn vì có rất nhiều hàng hóa thay thế cho nó như P/S, Close up...
2. Các loại hệ số co giãn khác của cầu
2.1 Độ co giãn của cầu theo thu nhập
2.1.1 Khái niệm: Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng
biểu hiện qua sự thay đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi. Hệ số co giãn của cầu là phần trăm
thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của thu nhập.
2.1.2 Công thức tính:
phaàn traêm thay ñoåi cuûa löôïng caàu
Độ co giãn của cầu theo thu nhập =
phaàn traêm thay ñoåi cuûa thu nhaäp
Trong bài giảng 2, ta đã thấy rằng phần lớn hàng hóa là hàng hóa thông thường nên thu nhập cao
thì lượng cầu càng cao. Do đó, đối với hầu hết hàng hóa độ co giãn của cầu theo thu nhập là một
số dương vì lượng cầu và lượng thu nhập thay đổi cùng chiều.
Một số hàng hóa được gọi là hàng cấp thấp như mỡ heo, tivi đen trắng. Khi thu nhập cao hơn làm
cho lượng cầu tiêu thụ hàng hóa đó ít hơn. Do đó hệ số co giãn của cầu theo thu nhập đối với
hàng cấp thấp là một số nhỏ hơn 0.

11
Trong những sản phẩm thông thường hàng hóa xa xỉ có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập lớn
hơn 1. Hàng thiết yếu có hệ số co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 1.
Ý nghĩa kinh tế: Nó cho thấy khi thu nhập tăng lên ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa sản
phẩm như thế nào. Ví dụ: Bạn là người sản xuất xe đạp (xe đạp được cho là sản phẩm cấp thấp),
cầu về xe đạp tăng hay giảm khi thu nhập dân cư tăng 10%.
2.2 Hệ số co giãn chéo của cầu theo giá
2.2.1 Khái niệm: Độ co giãn chéo của cầu theo giá đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng,
biểu hiện qua sự thay đổi của lượng cầu một mặt hàng khi giá của mặt hàng liên quan với nó
thay đổi.
2.2.2 Công thức tính
phaàn traêm thay ñoåi löôïng caàu veà haøng hoùa 1
Hệ số co giãn chéo của cầu theo giá =
phaàn traêm thay ñoåi cuûa giaù haøng hoùa 2
Khi hai mặt hàng là thay thế nhau, hệ số co giãn chéo của cầu có giá trị dương.
Hai mặt hàng là bổ sung lẫn nhau thì hệ số co giãn chéo của cầu có giá trị âm.
Ý nghĩa kinh tế: Trong thực tế, hệ số co giãn chéo có ý nghĩa khá quan trọng đối với 1 chủ doanh
nghiệp. Nó cho thấy mức độ nhạy cảm của cầu sản phẩm của họ trước chiến lược giá cả của
doanh nghiệp cạnh tranh với nó.
II. Độ co giãn của cung theo giá (Es)
1. Khái niệm: Đo lường sự nhạy cảm của người sản xuất, biểu hiện qua sự thay đổi của lượng
hàng hóa cung ứng khi giá thay đổi. Độ co giãn của cung theo giá là phần trăm thay đổi của
lượng cung chia cho phần trăm thay đổi của giá.
Công thức tính
phaàn traêm thay ñoåi cuûa löôïng cung
Hệ số co giãn của cung theo giá =
phaàn traêm thay ñoåi cuûa giaù
Giả sử giá thịt gà tăng từ 30.000 đồng/kg lên đến 40.000 đồng/1kg làm tăng lượng gà của nhà sản
xuất từ 6000 kg lên 7.000 kg. Áp dụng phương pháp trung điểm ta tính được phần trăm thay đổi
của giá và lượng cung như sau:
Phần trăm thay đổi của giá = (40.000 – 30.000)/(40.000+30.000)/2 = 28.5%

Phần trăm thay đổi của lượng cung = (7.000 – 6.000)/(7.000+6.000)/2=15.4%

Trong trường hợp này hệ số co giãn của cung là 15.4%/28.5%=0.54

2. Các dạng đường cung khác nhau


Trường hợp 1: cung hoàn toàn không co giãn Es = 0
Trường hợp 2: Cung co giãn ít Es <1
Trường hợp 3: Cung co giãn đơn vị Es = 1
Trường hợp 4: Cung co giãn nhiều Es>1
Trường hợp 5: Cung co giãn hoàn toàn Es = ∞

12
III. Ứng dụng của hệ số co giãn của cung và cầu

Sinh viên tham khảo bài viết trang 120 – 126) – Nguyên lý kinh tế học tập 1 của Gregory
Mankiw – sách dịch của khoa kinh tế học, Đại học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản thống kê.
Với tựa đề: 1. “Một tin tức tốt lành trong ngành trồng trọt có thể là tin xấu cho người nông dân
không?” 2. “Biện pháp cấm ma túy làm giảm hay tăng các vụ tội phạm liên quan đến ma túy?”
Bài tập
1. Trong những cặp hàng hóa dưới đây, bạn cho rằng hàng hóa nào có cầu co giãn mạnh hơn tại
sao?
a. Giáo trình bắt buộc hay tiểu thuyết
b. Băng nhạc Mỹ Linh hay băng nhạc nói chung
c. Điện trong ngắn hạn (trong 6 tháng tới) và trong dài hạn (trong 5 năm tới)
d. Muối ăn hay Bia
2. Giả sử những người đi kinh doanh và những người đi nghỉ phép có cầu về vé máy bay từ
NewYork đến Boston như sau:
Giá vé Lượng cầu của người đi Lượng cầu của người đi
kinh doanh nghỉ phép
150 đô la 2100 1000
200 2000 800
250 1900 600
300 1800 400
a. Khi giá vé tăng từ 200 đô la lên 250 đô la, hệ số co giãn của cầu theo giá của người đi kinh
doanh là bao nhiêu và của người đi nghỉ phép là bao nhiêu?
b. Tại sao những người đi nghỉ phép lại có hệ số co giãn của cầu theo giá khác với những người
đi kinh doanh?
3. Thị trường sản phẩm A có hàm số cầu và hàm số cung lần lượt như sau: QD = 100 – 2P và QS
= 2P – 20
a. Tính giá cân bằng và sản lượng cân bằng trên thị trường.
b. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng.
c. Giả sử vì một lý do nào đó khiến cho đường cung dịch sang phải một chút, theo bạn tổng
chi tiêu của người tiêu dùng cho sản phẩm A tăng hay giảm?

13
BÀI GIẢNG 4: CUNG, CẦU VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
Trong thực tế, hầu hết các thị trường không hoạt động hoàn toàn tự do. Như ta đã biết, hệ thống
kinh tế ở hầu hết các nước không hoàn toàn là hệ thống kinh tế thị trường tự do thuần túy mà là
hệ thống kinh tế hỗn hợp. Chính phủ thường can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường bằng
một số biện pháp. Trong chương này, bằng cách sử dụng công cụ cung, cầu cho phép chúng ta
xem xét hiệu quả của chính sách của chính phủ. Chúng ta bắt đầu với các chính sách kiểm soát
giá cả trực tiếp của chính phủ như chính sách lãi suất trần, chính sách tiền lương tối thiểu. Sau
khi đã thảo luận về các biện pháp kiểm soát giá cả, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của thuế. Ví
dụ, khi thuế đánh vào bia thì người sản xuất hay người tiêu dùng bia phải gánh chịu thuế?
I. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT GIÁ CẢ
1. Giá trần (giá tối đa)
Giá trần là giá tối đa mà người bán được phép bán theo luật và thường được đưa ra khi thiếu hàng
hóa để hạn chế không cho giá tăng lên. Hình 4.1: Giá tối đa gây thiếu hụt
hàng hóa trên thị trường
Nếu chính phủ không qui định giá, mức giá hàng hóa hình
thành theo cơ chế thị trường là P0 và số lượng cân bằng là P S
Q0. Khi chính phủ qui định trần mức giá thấp hơn mức giá
cân bằng, lượng cầu sẽ lớn hơn lượng cung, trên thị trường
sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt.
Ví dụ: Chính phủ đặt ra giá trần đối với việc cho thuê nhà Pe E
dành cho người thu nhập thấp, nhằm giúp người nghèo có
thể an cư, lạc nghiệp. Nhưng chính chính sách này lại gây Pmax
ra tình trạng khan hiếm nhà cho thuê. Dẫn đến một lượng Thiếu hụt
lớn người thu nhập thấp không thuê được nhà. D
Vấn đề đặt ra là chính sách của chính phủ giúp đỡ được
người nghèo không? Trước chính sách đó của chính phủ có Qe Q
tình trạng thiếu hụt hàng hóa trên thị trường. Với sự khan hiếm này không phải ai cũng mua được
hàng tại mức giá qui định của chính phủ. Kết quả là một số người được lợi và một số người bị
thiệt. Người sản xuất chịu thiệt, nhận được mức giá thấp hơn trước và một số phải ngừng sản
xuất. Một số người tiêu dùng được lợi vì mua được giá thấp hơn trước và một số khác không mua
được hàng vì phải mua hàng ở thị trường chợ đen với mức giá cao hơn P 0 trong thị trường chợ
đen.
Lưu ý: mức giá trần chỉ có ý nghĩa khi mức giá này nhỏ hơn mức giá cân bằng, trong trường hợp
này chính sách giá trần được gọi là giá trần có ràng buộc. Trong trường hợp chính phủ qui định
mức giá trần cao hơn mức giá cân bằng thì qui định này không tác động gì đến giá cả thị trường.
Chính sách giá trần này được gọi là giá trần không ràng buộc.

14
2. Giá sàn (giá tối thiểu-Pmin).
Giá sàn là giá tối thiểu mà người bán được phép bán theo
Hình 4.2: Giá tối thiểu gây dư thừa luật. Khi chính phủ qui định giá sàn cao hơn mức giá cân
hàng hóa trên thị trường
bằng thì lượng cung lớn hơn lượng cầu dẫn đến dư thừa
P S hàng hóa trên thị trường. Hay nói cách khác người bán
không thể bán hết lượng hàng hóa trên thị trường.
Dư thừa Pmin
Một ví dụ kinh điển về giá sàn là chính sách qui định về
mức tiền lương tối thiểu. Mặc dù hầu như tất cả mọi
người đều nhất trí về tiền lương tối thiểu để chống lại đói
Pe E
nghèo. Nhưng thực tế cho thấy mức lương tối thiểu cao
có thể làm tăng mức độ nghèo khổ vì nó làm giảm tổng
thu nhập của công nhân thiếu kỹ năng. (sinh viên tự giải
D thích tại sao dựa trên gợi ý là nếu cầu về công nhân lương
thấp là co giãn thì bạn có thể giải thích vì sao tăng mức
Qe Q lương tối thiểu sẽ làm giảm tổng mức thu nhập của các
công nhân trong diện qui định về lương tối thiểu nói cách
khác là công nhân thiếu kỹ năng hay không?)
Một ví dụ khác đó là qui định về giá lúa tối thiểu của chính phủ. Dẫn đến hàng hóa ế thừa => để
giải quyết tình trạng này chính phủ phải áp dụng song song chính sách bao mua hết lượng dư
thừa trên thị trường.
Ngược lại với giá trần, trong trường hợp chính phủ qui định giá sàn nhỏ hơn mức giá cân bằng thì
qui định này không tác động đến kết cục trên thị trường. Giá sàn này được gọi là giá sàn không
ràng buộc. Khi giá sàn lớn hơn mức giá cân bằng luôn luôn dẫn đến dư thừa trên thị trường được
gọi là giá sàn có ràng buộc.
II. SỰ CAN THIỆP GIÁN TIẾP CỦA CHÍNH PHỦ: THUẾ VÀ TRỢ CẤP
1. Thuế
Khi chính phủ đánh thuế vào hàng hóa, giả định người bán là người nộp thuế. Do thuế đánh vào
người bán cho nên chi phí của sản xuất ra hàng hóa tăng đúng bằng lượng thuế. Người bán sẽ
cung ứng hàng hóa tại mọi mức giá. Đường cung dịch chuyển sang trái hay lên trên. Do thuế
không tác động vào người mua nên đường cầu không thay đổi.

15
Hình 4.3:Tác động của thuế
ST
P
T Po: mức giá cân
S bằng trước khi có
E’
thuế
Pc Pc: mức giá mà
người tiêu dùng phải
trả sau khi có thuế.
Po E Pp: mức giá mà
người bán nhận
Pp được sau khi có thuế.

Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu là PoPc, gánh nặng thuế mà người sản xuất chịu là
PoPp.
Khi chính phủ đánh thuế cả người tiêu dùng và người sản xuất đều bị thiệt. Nhưng người nào bị
thiệt nhiều hơn là tùy thuộc vào độ co giãn của cung và cầu. Trong trường hợp cầu co giãn nhiều
hơn cung, người bán sẽ phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn và ngược lại nếu cung co giãn nhiều
hơn cầu, người mua sẽ phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn. hoản thuế được chuyển vào giá được
tính bởi công thức = t x Es/│Ed│+Es)
2. Trợ cấp
Tương tự trợ cấp được coi là 1 khoản thuế âm. Ta có kết luận tương tự khi chính phủ trợ cấp cho
doanh nghiệp.
Bài tập
1. Những người yêu nhạc cổ điển cố thuyết phục Quốc hội qui định giá trần là 40 đô la cho
một vé nghe nhạc. Chính sách này làm tăng hay giảm lượng người đến dự các buổi hòa
nhạc cổ điển?
2. Chính phủ cho rằng giá nho trên thị trường là quá thấp. Giả sử chính phủ áp đặt giá sàn
cao hơn so với mức giá cân bằng đối với nho. Hãy sử dụng đồ thị cung cầu để chỉ rõ ảnh
hưởng của chính sách này đối với giá và lượng cân bằng. Sẽ có tình trạng thặng dư hay
thiếu hụt nho.
3. Hàm số cung và cầu của sản phẩm A được xác định: QD = 70 – 5P và QS = 10 + 10P
a. Xác định giá và lượng cân bằng?
b. Tính độ co giãn của cầu theo giá của sản phẩm A tại điểm cân bằng?
c. Nếu Chính phủ định Pmax = 3 thì điều gì sẽ xảy ra trên thị trường?
d. Nếu Chính phủ định Pmin = 5 và cam kết mua hết lượng cung thừa thì số tiền
Chính phủ cần có để thực hiện cam kết là bao nhiêu?

16
e. Nếu Chính phủ đánh thuế vào sản phẩm A làm cho sản lượng cân bằng giảm 50%.
Xác định lại giá sau thuế? Tiền thuế trên mỗi sản phẩm là bao nhiêu? Tiền thuế mỗi bên
chịu trên mỗi sản phẩm?

17
BÀI GIẢNG 5: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH

Mục tiêu: Trong chương này, chúng ta đi vào chủ đề của môn kinh tế học phúc lợi- một môn học
nghiên cứu về vấn đề là sự phân bổ nguồn lực tác động như thế nào đến phúc lợi kinh tế. Chúng
ta bắt đầu xem xét lợi ích mà người mua và người bán tham gia vào thị trường. Sau đó, chúng ta
xem xã hội có thể làm gì để phúc lợi là lớn nhất.
Chương này cũng đề cập đến chính sách của chính phủ tác động như thế nào đến phúc lợi, tức đời
sống của những người tham gia vào thị trường.
Hình 5.1: Thặng dư tiêu dùng
I. Thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất và P
hiệu quả của thị trường
A
1. Thặng dư tiêu dùng (CS)
Thặng dư tiêu dùng
Là sự chênh lệch giữa tổng số tiền người tiêu
dùng sẵn lòng trả hay giá trị mà người tiêu dùng
nhận được của một hàng hóa và số tiền thực tế mà
họ trả. Nói cách khác, đó là sự chênh lệch giữa
E
tổng lợi ích mà người tiêu dùng nhận được và Po
tổng chi tiêu của người tiêu dùng vào hàng hóa
đó. Trên đồ thị thặng dư tiêu dùng là phần diện
tích nằm dưới đường cầu và nằm trên đường giá. D
Hình 5.2: Thặng dư sản xuất
P
O Qo Q
S
2.Thặng dư sản xuất (PS)
Thặng dư sản xuất
Thặng dư sản xuất là chênh lệch giữa tổng doanh
P0 thu mà người sản xuất nhận được và tổng mức sẵn
E sàng bán của người sản xuất. Biểu diễn trên đồ thị
thặng dư sản xuất là phần diện tích nằm dưới giá
và nằm trên đường cung.

B Tổng phúc lợi xã hội ròng (NSB)


Tổng phúc lợi xã hội ròng (NSB) = Thặng dư
O Q0 Q người tiêu dùng + Thặng dư người sản xuất
Hình 5.3 chỉ ra thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu
dùng khi thị trường đang ở trạng thái cân bằng. Như vậy, tổng của phần diện tích giữa đường
cung và đường cầu cho đến điểm cân bằng biểu thị tổng phúc lợi xã hội ròng thu được từ một thị
trường. Tại điểm cân bằng này, thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, tổng phúc lợi xã hội ròng
đều đạt được ở mức cao nhất. Hay nói cách khác, thị trường tự do tối đa hóa lợi ích kinh tế từ
quan điểm của cả cá nhân. Để hiểu tại sao, chúng ta xem xét lượng hàng hóa dưới mức cân bằng,
giá trị của người mua vượt quá chi phí của người bán. Trong vùng này gia tăng lượng hàng hóa
làm gia tăng phúc lợi xã hội ròng, nó tiếp tục tăng cho đến khi lượng hàng hóa đạt được mức cân
bằng. Tuy nhiên, khi vượt ra ngoài lượng hàng hóa cân bằng, giá trị đối với người mua thấp hơn
chi phí sản xuất. Việc sản xuất thêm nhiều hơn lượng hàng hóa cân bằng sẽ làm giảm tổng phúc
lợi xã hội ròng. (Lưu ý: Kết luận này đúng nếu không có ngoại tác tiêu cực hay tích cực).

18
Hình 5.3: CS, PS tại trạng thái cân bằng
P

CS
Po
E
PS

Qo Q
II. Phân tích tác động của sự can thiệp của chính phủ
1. Giá trần và giá sàn
1.1 Giá trần làm giảm giá thị trường bằng một mệnh lệnh hành chính. Điều này làm tăng số
lượng cầu nhưng lại làm giảm số lượng cung dẫn đến trên thị trường xuất hiện tình trạng thiếu
hụt. Có thể phân tích tác động của giá trần bằng cách xem xét tác động của nó đến thặng dư tiêu
dùng và thặng dư sản xuất và phúc lợi xã hội ròng. Điều này được mô tả trong bảng dưới đây và
được minh họa bằng hình tương ứng.

P
Hình 5.4: Tác động của giá trần Khi chưa có giá trần
A
Thặng dư tiêu dùng CSo = SAEPo
S Thặng dư sản xuất PSo = SBEPo
H
Tổng phúc lợi xã hội ròng NSBo=
CSo+PSo = SABE
Khi chính phủ qui định giá trần:
Po E Thặng dư tiêu dùng CS1=SPHMPmax
Thặng dư sản xuất PS1=SBMPmax
Pmax
Tổng phúc lợi xã hội ròng là
M N NSB1=CS1 + PS1 = SAHMB
D
B Tổn thất xã hội của giá trần sẽ là
NSBo – NSB1 = SEMH
o
Qo Q Tổn thất xã hội của giá trần sẽ là
NSBo – NSB1 = SEMH
1.2 Giá sàn: cũng như giá trần. là một cố gắng của chính
phủ nhằm duy trì giá ở một mức khác với giá cân bằng. Giá sàn là mức giá tối thiểu mà doanh
nghiệp được phép bán trên thị trường. Khi chính phủ qui định giá sàn lớn hơn mức giá cân bằng
trên thị trường xuất hiện trạng thái dư thừa. Để phân tích tác động giá sàn lên các tác nhân trong

19
xã hội cũng như toàn bộ xã hội ta so sánh thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng và phúc lợi xã
hội ròng trước và sau khi có giá sàn.
P
Hình 5.5: Tác động của giá sàn
A Khi chính phủ chưa qui định giá
sàn
H K
S Thặng dư tiêu dùng CSo= SQEPo
Pmin
Thặng dư sản xuất PSo = SPoEB
Phúc lợi xã hội ròng NSBo = CSo +
PSo = SAEB
Po E
Khi chính phủ qui định giá sàn
Thặng dư tiêu dùng CS1= SAHPmin
M Thặng dư sản xuất PSo = SPminHMB
D Phúc lợi xã hội ròng NSB= CS1+
B PS1 = SPminHMB
o Tổn thất xã hội của giá sàn =
Qo Q NSBo-NSB1=SHEM

2. Tác động của thuế


Khi chính phủ đánh thuế lên một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thì người mua phải trả mức giá cao
hơn và người bán nhận được mức giá thấp hơn. Chính phủ nhận được một khỏan thuế đựơc tính bằng
lượng thuế nhân với số lượng sản phẩm.
Như vậy, rõ ràng rằng thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng sẽ giảm sau khi chính phủ đánh thuế.
Xem xét tác động của thuế lên tòan bộ xã hội ta phân tích tác động của thuế trước và sau khi có thuế.

Trước khi chính phủ đánh thuế


P ST Thặng dư tiêu dùng CSo = SAPoE
A t Thặng dư sản xuất PSo = SBEPo
S Phúc lợi xã hội ròng NSBo = CSo +
PSo = SAEB
E1
Sau khi chính phủ đánh thuế
Pc Thặng dư tiêu dùng CS1 = SAE1Pc
Thặng dư sản xuất PS1 = S BMPp
Po E
Phần thuế mà chính phủ nhận được T =
Pp S PcE1EoM
M Phúc lợi xã hội ròng NSB1=
CS1+PS1+T = SAE1MB
D Tổn thất xã hội cho chính sách thuế
B
DWL = NSBo-NSB1= SE1EM
o
Qo Q

20
Bài tập
1. Nhiều năm trước đây chính phủ Anh thực thi luật “thuế thân” một loại thuế yêu cầu mọi người
trả số tiền như nhau cho chính phủ, bất kể thu nhập hoặc của cải của họ là bao nhiêu. Lọai thuế
này gây ra ảnh hưởng gì đối với hiệu quả kinh tế. Bạn có nghĩ rằng loại thuế này được lòng dân
không?
2. Giả sử một thị trường được mô tả bằng phương trình sau đây: (đơn vị Q: sản phẩm, P: đồng)
Qs = 2P
Qd = 300-P
a. Xác định giá và lượng cân bằng?
b. Tính thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất trong trường hợp này?
c. Giả sử nhà nước quy định giá trần thấp hơn giá cân bằng 10 đồng, tính thặng dư tiêu
dùng, thặng dư sản xuất và tổn thất xã hội trong trường hợp này.
d. Giả sử nhà nước quy định giá sàn cao hơn giá cân bằng 20 đồng, tính thặng dư tiêu dùng,
thặng dư sản xuất và tổn thất xã hội trong trường hợp này.
e. Giả sử chính phủ đánh thuế là 100 đ/sản phẩm vào người bán. Xác định mức giá và lượng
cân bằng mới? Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất trong trường hợp này.
f. Tính tổn thất xã hội do chính sách thuế mang lại.

21
BÀI GIẢNG 6: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Mục tiêu của chúng ta là xây dựng một mô hình đơn giản về hành vi người tiêu dùng cho phép ta
dự đoán phản ứng của người tiêu dùng trước những thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài. Sau khi
phát triển lý thuyết cơ bản về sự lựa chọn chúng ta đi tìm nguồn gốc của đường cầu.
I. Một số khái niệm về thỏa dụng
1. Độ thỏa dụng: khái niệm lý thuyết diễn tả mức độ thỏa mãn mà người tiêu dùng nhận được
qua việc tiêu dùng một sản phẩm.
Người tiêu dùng không thể đo độ thỏa dụng của mình bằng bất kỳ đơn vị đo lường nào, nhưng họ
có thể xếp hạng mức độ thỏa dụng mà họ đạt được từ những phối hợp tiêu dùng khác nhau.
2. Tổng thỏa dụng (TU) là độ thỏa dụng người tiêu dùng nhận được từ việc tiêu dùng tất cả mọi
đơn vị của một sản phẩm cụ thể.
3. Thoả dụng biên là mức tăng lên trong tổng thỏa dụng khi tiêu dùng thêm một đơn vị sản
phẩm. MU = ∆TU/∆Qx (Qx là số lượng sản phẩm). Nếu hàm TU là hàm liên tục thì MU chính là
đạo hàm bậc nhất theo biến số Qx.
4. Thỏa dụng biên giảm dần:
Qui luật thỏa dụng biên giảm dần: Khi số lượng của một sản phẩm được tiêu dùng tăng lên (các
yếu tố khác không đổi), thoả dụng biên ứng với việc tiêu dùng thêm những đơn vị sản phẩm đó
cuối cùng sẽ giảm xuống.
Qx TU MU
1 10 10
2 18 8
3 24 6
4 28 4
5 30 2
6 30 0
7 28 -2
Hình 6.1: Đường tổng độ thỏa dụng TU và đường độ thỏa dụng biên MU
TU MU
30
TU
24 MU
10
18 8
6
10 4
2

1 2 3 4 5 6 7 Q 1 2 3 4 5 6 7 Q
-2

22
II. Mô tả sở thích của người tiêu dùng bằng đường cong bàng quan
Giả định 1: Sở thích là hoàn chỉnh. Người tiêu dùng có khả năng so sánh, sắp xếp theo thứ tự
mức thỏa mãn khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa có thể đem lại.
Giả định 2: Người tiêu dùng thích nhiều hơn ít (giả định tất cả hàng hóa đều tốt)
Giả định 3: Sở thích có tính bắc cầu.Tính bắc cầu nghĩa là gì? Nếu tôi thích A hơn B và B hơn C,
thì tôi cũng thích A hơn C.
1. Đường cong bàng quan (đường đẳng ích)
1.1 Khái niệm: Đường cong bàng quan là tập hợp tất cả các giỏ hàng hóa có thể mang lại 1 mức
thỏa mãn như nhau cho người tiêu dùng.
1.2 Đặc điểm của đường cong bàng quan Hình 6.2: Đường bàng quan

- Dốc xuống về phía phải (1) Y


- Các đường bàng quan không cắt nhau (2)
- Lồi về phía gốc O. (3)
Đặc điểm (1) và (2) sinh viên tự chứng minh.
Chứng minh đặc điểm 3: Đường bàng quan lồi về phía
gốc 0. (Với giả định thứ tư về tỷ lệ thay thế biên giảm TU3
dần). TU2
Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là gì? Là số lượng sản phẩm TU1
Y giảm xuống để sử dụng tăng thêm 1 đơn vị sản phẩm
X nhằm đảm bảo mức thỏa mãn không đổi. (Ký hiệu X X
là số lượng sản phẩm X và Y là số lượng sản phẩm Y).
MRSXY = ∆Y/∆X
Tỷ lệ thay thế biên giảm dần: Điều này hàm ý mọi người sẵn sàng hơn trong việc từ bỏ những
loại hàng hóa mà họ đang dùng nhiều và ít sẵn sàng hơn trong việc từ bỏ những loại hàng hóa mà
họ đang dùng ít.
Tỷ lệ thay thế biên giảm dần do đó đường cong bàng quan có hình dạng lồi về phía gốc 0.
Độ thỏa dụng biên của X là: MUX = TU’X và Độ thỏa dụng biên của Y là: MUY = TU’Y
Dọc theo một đường bàng quan độ thỏa dụng không đổi, nói cách khác, nếu tôi bàng quan giữa
hai rổ hàng. Ta có
MUX∆X + MUX∆Y = 0
Số hạng thứ nhất là độ thỏa dụng tăng thêm do có thêm X (như vậy X>0); số hạng thứ hai là độ
thỏa dụng giảm đi do giảm Y (như vậy Y<0).
Đổi vế: MUX/∆X = -MUY/∆Y.
Hay Độ dốc của đường cong bàng quan được viết: MRSXY = ∆Y/∆X = -MUX/ MUY
III. Đường giới hạn ngân sách
1. Công thức tổng quát: Giả định hiện giờ chỉ có hai hàng hóa X và Y. Do vậy một người sẽ tiêu
hết thu nhập của mình vào hai mặt hàng này. Gọi X là số lượng tiêu thụ hàng hóa X và Y là số
lượng tiêu thụ hàng hóa Y. PX là giá cả hàng hóa X và PY là giá cả hàng hóa Y.

23
Phương trình đường giới hạn ngân sách I = PXX + PYY, với số hạng thứ nhất là tổng chi tiêu của
người đó vào X và số hạng thứ hai là tổng chi tiêu vào Y. Ta có thể biểu diễn bằng đồ thị.
Hình 6.3: Đường giới hạn ngân sách
Y

I/PY Độ dốc của đường


ngân sách = -PX/PY

I/Px X

2. Những thay đổi trong Đường Giới hạn Ngân sách


Có ba yếu tố cho sẵn khi ta xây dựng đường ngân sách là thu nhập, P X và PY nếu bất cứ yếu tố
nào thay đổi, đường ngân sách sẽ thay đổi. Điều gì xảy ra nếu:
a) Thu nhập tăng?
b) Giá của X tăng?
c) Giá của Y giảm?
IV. Cân bằng tiêu dùng
1. Bài toán: Với một ngân sách cho trước người tiêu dùng sẽ lựa chọn phối hợp X, Y như thế nào
để đạt được mức thỏa mãn là cao nhất?

Y Hình 6.4: Phối hợp tối ưu

I/PY

U2

U1

I/Px X

Phối hợp tối ưu là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường cong bàng quan. Trên đồ thị
phương án A là phương án tối ưu của người tiêu dùng ở đó độ dốc của đường cong bàng quan
bằng với độ dốc của đường ngân sách.

24
Độ dốc của đường cong bàng quan là tỷ lệ thay thế biên: MRSXY = ∆Y/∆X = -MUX/ MUY
Độ dốc đường giới hạn ngân sách là tỷ số giá: -PX/PY
Do vậy, điều sau đây đúng tại điểm A: MUX/ MUY= PX/PY hay MUX/PX = MUY/PY
Như vậy, nguyên tắc tối đa hóa thỏa dụng là trong khả năng chi tiêu có giới hạn, người tiêu dùng
sẽ mua số lượng sản phẩm sao cho thỏa dụng biên trên mỗi đơn vị tiền tệ cuối cùng của các sản
phẩm được mua phải bằng nhau. Hay độ thỏa dụng biên của mỗi đơn vị tiền tệ chi tiêu cho các
mặt hàng khác nhau phải bằng nhau.
 MU X MU Y
 
Như vậy điều kiện tối đa hóa độ thỏa dụng là  PX PY
I  PX .X  PY .Y

V. Tác động của thay đổi thu nhập: Đường Thu nhập Tiêu dùng
Cho thu nhập liên tục thay đổi, các yếu tố khác không đổi ta được tập hợp các điểm tối ưu ở các
mức thu nhập khác nhau ta được đường thu nhập tiêu dùng.
Từ đường tiêu dùng theo thu nhập ta có thể xây dựng đường Engel cho các sản phẩm. Đường
Engel phản ánh mối quan hệ giữa sự thay đổi lượng cầu với sự thay đổi thu nhập trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi. (Thu nhập ở trục tung, Lượng cầu trục hoành). (cụ thể xem trong giáo
trình).
Hàng hóa thông thường: Đường Engel dốc lên cầu tăng cùng với thu nhập
Hàng hóa thứ cấp: Đường Engel dốc xuống cầu giảm khi thu nhập tăng.
V. Đường cầu cá nhân
Để xây dựng đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X, cho giá sản phẩm X thay đổi xem xét sự
thay đổi của lượng cầu hàng hóa X dựa trên nguyên tắc tối ưu của người tiêu dùng. Bạn có thể
xây dựng được đường cầu. (cụ thể: Xem trong giáo trình).
Đường cầu cá nhân có hình dạng là đường dốc xuống phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá
và lượng cầu.
Khi giá tăng lượng cầu hàng hóa giảm được giải thích bởi 2 tác động
- Tác động thay thế
- Tác động thu nhập
Tổng tác động = Tác động thay thế + Tác động thu nhập
VI. Ứng dụng của phân tích độ thỏa dụng
Trợ cấp bằng tiền hay hiện vật: Nam là một người nghèo dưới mức nghèo khổ. Chính phủ
muốn giúp đỡ Nam. Họ có thể trợ cấp gạo cho Nam hàng tháng trị giá là 100.000 đồng hoặc trợ
cấp cho Nam bằng tiền mặt là 100.000 đồng. Lý thuyết về sự lựa chọn về người tiêu dùng chỉ ra
rằng chính phủ nên trợ cấp cho Nam bằng tiền mặt bởi vì trợ cấp bằng tiền mặt mang lại cho
Nam sự thỏa mãn cao hơn hay ít nhất là bằng so với trợ cấp bằng gạo. Hình vẽ 6.5 biểu diễn
trong trường hợp trợ cấp bằng tiền mặt đem lại sự thỏa mãn cao hơn. Nam chỉ có thể đạt được độ
thỏa mãn U2 nếu nhận trợ cấp bằng gạo và khi nhận trợ cấp bằng tiền Nam đạt được sự thỏa mãn
là U3.
Hình 6.5: Trợ cấp bằng gạo hay tiền

25
tieu dung khong p hai gao

U3

U2

U1

B D E
gao

Bài tập
1. Thu nhập của cô Liên là $150/tuần. Nếu mỗi bữa ăn tối tốn $5 và một đĩa DVD tốn $10. Vẽ
đường giới hạn ngân sách của cô ta. Nếu cô ta sử dụng hết khoản thu nhập của mình vào 2 sản
phẩm này và ăn 20 bữa /tuần thì cô ta có thể mua được bao nhiêu đĩa DVD.
2. Lan là một người ăn chay trường, hãy vẽ tập hợp đường đẳng ích (đường bàng quan) của Lan
đối với hai hàng hóa là thịt và thức ăn chay.
3. Cường là người mê ăn uống, trong khi Cúc là người mê xem phim. Bạn hãy vẽ tập hợp đường
đẳng ích đối với Cường và Cúc đối với hai loại hàng hóa là thực phẩm và xem phim.
4. An không thấy có sự khác biệt nào giữa Coke và Pepsi. Cả hai nước giải khát đều đem lại sự
thoả mãn như nhau cho cô ta. (Coke và Pepsi là hàng hóa thay thế hoàn hảo). Anh (chị) hãy vẽ
một trong số các đường đẳng ích của cô ấy. Xác định điểm tiêu dùng nếu
Nếu P(Coke/P(Pepsi)=1/2
Nếu P(Coke/P(Pepsi)=1
Nếu P(Coke/P(Pepsi)=2
5. Chị Đào có thu nhập hàng tháng là 1.000.000 đồng, giá quần áo là 50.000 đồng/1 đơn vị sản
phẩm và giá thực phẩm là 20.000 đồng/ 1 đơn vị thực phẩm.
a. Thiết lập phương trình đường ngân sách và minh họa bằng đồ thị.
b. Hàm hữu dụng được cho:
TU = (C-2).F
Vẽ đường đẳng ích có mức hữu dụng là 10 và 20.

26
c. Phối hợp nào giữa quần áo và thực phẩm mà chị Đào cần mua để tối đa hóa hữu dụng?
d. Nếu giá thực phẩm tăng lên 40.000 đồng/1 đvtp. Đường ngân sách thay đổi như thế nào? Phối
hợp nào giữa thực phẩm và quần áo để chị Đào tối đa hóa hữu dụng?
6. Một người tiêu dùng có thu nhập I = 3.500.000 đồng để mua hai hàng hóa là X và Y với giá
tương ứng là Px = 500.000 và Py = 200.000. Sở thích của người này được biểu thị qua hàm số :
TUx = -Q2x + 26Qx
TUy = -5/2Q2y + 58Qy
Xác định phương án tiêu dùng tối ưu và tổng hữu dụng tối đa có thể đạt được.
7. Một người tiêu thụ có thu nhập I = 36000đ chi tiêu cho 3 loại sản phẩm X, Y, Z, đơn giá các
sản phẩm:
Px = Py = Pz = 3000đ/sản phẩm
Sở thích của người tiêu thụ được thể hiện qua bảng hữu dụng sau:
Số lượng sản phẩm TUx TUy TUz
1 75 68 62
2 147 118 116
3 207 155 164
4 252 180 203
5 289 195 239
6 310 205 259
7 320 209 269
a. Để tối đa hóa hữu dụng, người tiêu thụ phải phân phối thu nhập cho 3 loại sản phẩm như
thế nào? Tổng hữu dụng đạt được?
b. Thu nhập vẫn là :
I=36000đ, nhưng giá sản phẩm thay đổi:
Px=3000đ/sp; Py=6000đ/sp; Pz=3000đ/sp
Người tiêu dùng phải phân phối như thế nào để tổng hữu dụng là cao nhất? Xác định TU
tương ứng.
c. Vẽ đường cầu cá nhân sản phẩm Y

27
BÀI GIẢNG 7: LÝ THUYẾT SẢN XUẤT
I. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất mô tả những số lượng sản phẩm (đầu ra) tối ưu có thể được sản xuất bởi một số
lượng các yếu tố sản xuất (đầu vào) nhất định, tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định.
Hay nói cách khác một hàm sản xuất đơn giản mô tả quá trình biến đổi một tập hợp yếu tố sản
xuất X1, X2, X3…thành một số lượng đầu ra Q.
Dạng tổng quát của hàm sản xuất
Q = Q(X1, X2, X3….Xn)
Với Q: là số lượng sản phẩm đầu ra
Xi: số lượng yếu tố sản xuất i
Để đơn giản ta nghiên cứu hàm sản xuất chỉ số 2 yếu tố sản xuất là K và L. Hàm sản xuất mà
chúng ta nghiên cứu ở nội dung chương này được viết là 1 hàm với K và L.
Q = Q(K,L)
II. Quyết định sản xuất trong ngắn hạn
Ngắn hạn là khoảng thời gian mà doanh nghiệp không thể thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất.
Thông thường, trong ngắn hạn người ta chia thành hai yếu tố sản xuất biến đổi và cố định. Yếu tố
sản xuất cố định là yếu tố sản xuất không thể thay đổi trong ngắn hạn. Yếu tố sản xuất biến đổi có
thể thay đổi trong ngắn hạn. Trong phần này giả định là K là yếu tố sản xuất cố định và L là yếu
tố sản xuất biến đổi.
Tổng sản phẩm, năng suất biên và năng suất trung bình
Năng suất trung bình (AP) là số sản phẩm trung bình được sản xuất tính trên mỗi đơn vị yếu tố
đầu vào. Chẳng hạn, năng suất trung bình của lao động (AP L) là số sản phẩm trung bình được sản
xuất tính trên mỗi đơn vị lao động. APL= Q/L
Năng suất biên (MP) của một yếu tố sản xuất biến đổi được định nghĩa là thay đổi trong sản
phẩm (Q) bắt nguồn từ sự thay đổi một đơn vị yếu tố đầu vào. Chẳng hạn, năng suất biên của lao
động (MPL) là phần thay đổi trong số lượng sản phẩm khi thay đổi một đơn vị lao động. Năng
suất biên là độ dốc của tổng sản phẩm. MPL = ∆Q/∆L hay MPL = Q’L.Nếu ta có một đường tổng
sản phẩm liên tục, thì năng suất biên tại một điểm cụ thể trên đường tổng sản phẩm chính là độ
dốc của đường tiếp tuyến với đường tổng sản phẩm tại điểm đó.
Năng suất biên giảm dần - Ta có thể biểu diễn những giai đoạn khác nhau
Giai đoạn 1: Năng suất biên tăng dần
Giai đoạn 2: Năng suất biên giảm dần
Giai đoạn 3: Năng suất biên âm

28
Hình 7.1: Mối quan hệ giữa các đường
tổng sản lượng QL, sản lượng trung
bình APL và sản lượng biên MPL

P
Quy luật năng suất biên giảm dần: Khi tăng một TPmax
yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản
xuất giữ nguyên thì đến một lúc nào đó năng suất
của yếu tố sản xuất biến đổi đó sẽ ngày càng
giảm xuống.
Mối liên hệ giữa tổng sản phẩm, năng suất trung
bình và năng suất biên của nhập lượng biến đổi
(trường hợp tổng quát)
1. Khi Q đạt giá trị lớn nhất, MPL = 0.
2. Khi APL đang tăng, MPL > APL.
L1 L3 L2 L
3. Khi APL đạt giá trị lớn nhất, MPL = APL.
P
4. Khi APL đang giảm, MPL < APL.
III. Quyết định sản xuất trong dài hạn
Lập kế hoạch sản xuất khi các yếu tố sản xuất
đều biến đổi MPL = APL
Bài toán: Chi phí của doanh nghiệp, giá cả của
các yếu sản xuất là cho trước. Doanh nghiệp đối
diện với bài toán nên thuê bao nhiêu K và L để
sản xuất được xuất lượng tối đa.
APL

Tóm tắt bài toán L1 L3 L2 L


MPL
K?L?
TCo, PL, PK cho trước == Qmax

Giải bài toán tối ưu dựa trên đường đẳng lượng và đường đẳng phí. Cách tiếp cận giống với cách
tiếp cận trong chương trước trong phần tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng.
1. Đường đẳng lượng
Đường đẳng lượng là tập hợp phối hợp khác nhau Hình 4.4: Đường đẳng lượng giữa 2
yếu tố sản xuất cùng tạo ra một mức sản lượng. Lưu ý:
đường đẳng lượng chỉ bao gồm những phối hợp K hiệu
quả nghĩa là những điểm trên đường đẳng lượng ứng
với số lượng tối đa sản phẩm có thể sản xuất từ 1 hỗn
K1
hợp yếu tố sản xuất cụ thể.
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên (MRTS) là độ dốc của đường
đẳng lượng, cho ta biết phải bớt đi bao nhiêu yếu tố sản
xuất trên trục 'y' để sử dụng nhiều hơn một đơn vị 2 yếu tố
sản xuất trên trục 'x' mà sản lượng không thay đổi. K2
Q
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên của L cho K:
MRTSKL = ∆K/∆L là độ dốc của đường đẳng L1 L2 L lượng:
Cho biết số lượng vốn có thể giảm xuống khi tăng thêm
một đơn vị lao động để đảm bảo mức sản lượng không thay đổi.

29
Tại hai điểm trên đường đẳng lượng có MPK∆K + MPL∆L = 0
hay MRTSKL = ∆K/∆L =- MPL/MPK. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên chính là tỷ số giữa những năng
suất biên.
Trường hợp đặc biệt của đường đẳng lượng Hình 7.3: Đường đẳng lượng của
các yếu tố sản xuất có khả năng
thay thế hoàn toàn
Khi 2 yếu tố sản xuất thay thế hoàn hảo, đường đẳng
lượng là một đường thẳng. Hàm sản xuất trong trường K
hợp này là hàm tuyến tính. Q = F (K,L) = aK + bL K3 A

Ví dụ:Trạm thu phí tự động và công nhân


B
KB

Q3
Q2
Q1 C
LB L3 L
Khi hai yếu tố sản xuất được phối hợp theo tỷ lệ cố
định. Hàm sản xuất Leontief - là hàm sản xuất giả định rằng
Hình 7.4: Đường đẳng lượng
nhập lượng được sử dụng theo một tỷ lệ cố định, hay một của các yếu tố sản xuấtđược phối
lượng K nhất định phải được dùng với L, các nhập lượng hợp theo tỷ lệ cố định
KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO NHAU.
K
Q = F (K, L) = min {bK, cL}
Ví dụ: Q = min{3K, 4L} Sẽ làm ra được bao nhiêu xuất lượng
nếu ta sử dụng 3 đơn vị lao động và 6 đơn vị vốn?
4L = 4 x 3 = 12 đơn vị 3K = 3 x 6 = 18 đơn vị C Q3
Như vậy 3 đơn vị lao động và 6 đơn vị vốn sẽ sản xuất được số B Q2
nhỏ hơn trong hai số 12 &18, như vậy chỉ có 12 đơn vị. K1
Hàm sản xuất thông dụng: Hàm sản xuất Cobb Douglas - là A Q1
một hàm sản xuất giả định rằng các nhập lượng có thể thay thế
phần nào cho nhau. Ở dạng tổng quát có thể viết như sau Q = L1 L
AKαLβ
2. Đường đẳng phí
Đường đẳng phí là tập hợp các khối hợp khác nhau giữa các yếu tố sản xuất mà xí nghiệp có khả
năng thực hiện với cùng một mức chi phí sản xuất và giá các yếu tố sản xuất đã cho.
Phương trình đường đẳng phí có dạng : K.PK + L.PL = TC
Trong đó: K là số lượng vốn được sử dụng, PK là đơn giá của vốn
L là số lượng lao động được sử dụng, PL đơn giá của lao động.

30
Hình 7.5: Đường đẳng phí

K
Độ dốc của đường
TC/PK đẳng phí = -PL/PK

TC/PL L

3. Phối hợp các yếu tố sản xuất với chi phí sản xuất tối thiểu

Nguyên tắc tổng quát: Điểm


Hình 7.6: Phối hợp tối ưu giữa các
K phối hợp tối ưu giữa hai yếu
yếu tố sản xuất
tố sản xuất là tiếp điểm của
TC/PK đường đẳng phí và đường
Tại A; Độ dốc của đẳng lượng. Tại đó độ dốc của
đường đẳng ích = độ hai đường là bằng nhau.
A dốc của đường đẳng Điểm tối ưu phải thỏa mãn
phí. phương trình (1) và (2) dưới
đây.
Q2 MPL/MPK = PL/PK (1)
và K.PK + L.PL = TC (2)
Q1

TC/PL L

VI. Hiệu suất theo quy mô


Giả sử công ty đang xét việc mở rộng cơ sở, nó sẽ đối diện với câu hỏi, nếu tăng gấp đôi tất cả
các yếu tố sản xuất theo đúng tỷ lệđã có thì sẽ làm ra tăng thêm bao nhiêu sản lượng. Câu hỏi này
nhắm đến vấn đề hiệu suất theo quy mô.
Hiệu suất tăng dần theo quy mô: Sản lượng tăng với tỷ lệ cao hơn mức tăng của yếu tố đầu vào.
Ví dụ, tăng gấp đôi yếu tố đầu vào sẽ cho ra sản lượng nhiều hơn gấp đôi.
Hiệu suất không đổi theo quy mô: Sản lượng tăng tương ứng với mức tăng của các yếu tố đầu
vào. Ví dụ, tăng gấp đôi các yếu tố sản xuất sẽ cho ra sản lượng gấp đôi.
Hiệu suất giảm dần theo quy mô: Sản lượng tăng với tỷ lệ thấp hơn mức tăng của các yếu tố đầu
vào. Ví dụ, tăng gấp đôi các yếu tố đầu vào sẽ cho ra sản lượng ít hơn gấp đôi.

31
Hiệu suất theo quy mô giúp công ty quyết định quy mô tối ưu của mình, đây chính là vấn đề dài
hạn trong lý thuyết kinh tế vi mô.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas và khái niệm hiệu suất theo quy mô
Hàm sản xuất Cobb – Douglas Q = AKαLβ (0<α,β<1)

Nếu α+β > 1, ta có hiệu suất tăng dần theo quy mô.
Nếu α+β = 1, ta có hiệu suất không đổi theo quy mô.
Nếu α+β < 1, ta có hiệu suất giảm dần theo quy mô.
Bài tập
1. Hãy xem xét những hàm sản xuất dưới đây là tăng dần, giảm dần hay không đổi theo qui mô.
Q = 0.7K0.2L0.3
Q =5K + 3L
2. Một hãng sản xuất dây cáp điện có các thiết bị là cố định. Biết rằng khi số người lao động
được dùng trong quá trình sản xuất tăng từ 1-7, số dây cáp điện được sản xuất như sau: 10, 17,
22, 25, 26, 25, 23.
a. Tính năng suất biên và năng suất trung bình của lao động cho hàm sản xuất này.
b. Ở lượng lao động nào qui luật năng suất biên giảm dần bắt đầu thể hiện?
c. Mối quan hệ giữa đường năng suất biên và đường tổng sản lượng là gì?
3. Hàm sản xuất của một sản phẩm có dạng: Q = 100KL. Biết người này đã chi ra 2400 đô la để
mua yếu tố sản xuất với giá của vốn l20 đôla/một ngày và giá của lao động là 30 đô la/1 ngày.
a. Xác định năng suất biên của các yếu tố K và L.
b. Tìm phương án sản xuất tối ưu và sản lượng tối đa đạt được.
c. Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất 1000 đơn vị, tìm phương án sản xuất tối ưu với chi phí sản
xuất tối thiểu.
4. Xí nghiệp X đang lựa chọn 1 trong 3 dây chuyền sản xuất bánh kẹo như sau

Số lượng vốn Số lượng lao động Số lượng sản phẩm


Phương án A 20 5 100
Phương án B 10 10 100
Phương án C 5 20 100
Cả ba dây chuyền đều có sản lượng không đổi theo qui mô
a. Vẽ các đường đẳng lượng cho 100, 200, 300 đơn vị sản phẩm
b. Nếu giá lao động là 5 đồng và giá vốn là 10 đồng cho mỗi đơn vị sản phẩm thì XYZ chọn
phương án nào để sản xuất 200 sản phẩm. Minh họa bằng đồ thị.
c. Nếu giá lao động và giá vốn là 8 đồng cho một đơn vị sản phẩm thì xí nghịêp X lựa chọn
phương án nào để sản xuất 100 sản phẩm? Chi phí bằng bao nhiêu?

32
BÀI GIẢNG 8: LÝ THUYẾT CHI PHÍ
I. Một số khái niệm
1. Chi phí kế toán (chi phí hiện): chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp chi ra để mua sắm máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu, trả lương lao động. Đây là những chi phí thực được ghi chép (hạch toán)
trong sổ sách kế toán.
2. Chi phí ẩn: là những khoản giá trị lớn nhất bị mất đi do doanh nghiệp lựa chọn quyết định sản
xuất kinh doanh này thay vì lựa chọn quyết định khác.
3. Chi phí kinh tế = chi phí hiện (chi phí kế toán) + chi phí ẩn.
Ví dụ: Một người bỏ vốn ra tự sản xuất kinh doanh sản xuất kem, chi phí cơ hội của người đó bao
gồm 2 phần
- Chi phí kế toán: chi phí mua NVL, MMTB, thuê lao động, xây dựng nhà xưởng, đóng thuế …
- Chi phí ẩn bao gồm:
+ Lãi suất nếu anh ta dùng tiền này gửi ngân hàng lấy lãi.
+ Thu nhập lương nếu anh ta không kinh doanh sản xuất mà đi làm thuê cho nơi khác.
+ Tiền cho thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị … nếu không đưa vào sản xuất mà đem cho
thuê.
4. Chi phí chìm là khoản chi tiêu đã thực hiện và không thể thu hồi được. Vì không thể hoàn lại
được do đó không nên để chi phí chìm này có một chút ảnh hưởng nào đến quyết định của doanh
nghiệp.
II. Chi phí sản xuất trong ngắn hạn
1. Khái niệm
1.1 Tổng chi phí (TC) bao gồm hai bộ phận cấu thành: tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí cố
định.
1.2 Tổng chi phi cố định (TFC) là chi phí mà hãng phải gánh chịu bất kể mức sản lượng là bao
nhiêu. Tùy theo từng trường hợp mà tổng chi phí cố định bao gồm các khoản chi để bảo dưỡng
nhà máy, duy trì một lượng nhân viên tối thiểu.
1.3 Tổng chi phí biến đổi (TVC) là chi phí thay đổi theo mức thay đổi của sản lượng. Chi phí
biến đổi bao gồm các khoản chi trả tiền công, lương tháng và chi nguyên vật liệu. Chi phí này
tăng khi sản lượng tăng.
1.4 Chi phí trung bình (AC) là chi phí tính trên một đơn vị sản lượng AC = TC/Q
1.5 Chi phí biến đổi trung bình (AVC) là chi phí biến đổi tính trung bình cho một đơn vị sản
lượng: AVC = TVC/Q
1.6 Chi phí cố định trung bình (AFC) là chi phí cố định tính trung bình cho mỗi đơn vị sản
lượng: AFC = TFC/Q
1.7 Chi phí biên là chi phí tăng thêm do sản xuất tăng thêm một đơn vị sản phẩm
MC= ∆TC/∆ Q = ∆TVC/ ∆Q =TC’Q =TVC’Q
Tổng chi phí được tạo nên bởi hai thành tố trong ngắn hạn: TFC + TVC = TC.

33
Hình 8.1: Đường tổng chi phí TC

Chi phí
2. Biểu diễn trên đồ thị
TC
2.1 Tổng chi phí cố định (TFC) không thay đổi theo số
lượng sản phẩm. TFC là chi phí của yếu tố sản xuất cố VC
định. Trong trường hợp hàm sản xuất đơn giản Q =
F(K,L) trong đó K là yếu tố sản xuất cố định thì TFC là
chi phí cho vốn (K). TVC = PK.K. TFC có hình dạng là
đường thẳng song song với trục hoành.
2.2 Tổng chi phí biến đổi (TVC) thay đổi theo mức sản TF
lượng.TVC là chi phí của yếu tố sản xuất biến đổi. Trong cC
trường hợp đơn giản mà ta đã xét thì lao động (L) là yếu
tố sản xuất biến đổi trong ngắn hạn. thì TVC = PL.L. Q
Dạng thông thường của TFC là đồ thị hàm bậc 3 như Hình 8.2: Các đường chi phí trung bình
hình vẽ.
Chi phí
2.3 Tổng chi phí TC = TFC + TVC = PK.K + PL.L được
xác định bằng cách cộng tổng theo chiều đứng của TVC
và TFC như hình vẽ. AC
2.4 Chi phí cố định trung bình (AFC) sẽ luôn dốc
xuống do Q tăng thì AFC giảm. ACmin
AVC
2.5 Chi phí biến đổi trung bình (AVC): AVCmin
AVC= TVC /Q = wL /Q Để đơn giản, giả sử w = 1
Mà APL = Q/L nên AVC = 1/APL. AFC
Khi APL giảm AVC tăng và khi APL tăng AVC giảm.
Như vậy đường AVC thông thường có hình dạng Hình 8.3: Mối quan hệ giữa đường Q
tổng chi phí TC với đường chi phí
parabol.
biên MC và chi phí trung bình AC
2.6 Chi phí trung bình AC=TC/Q = (TFC + TVC)/Q = Chi phí
AFC +AVC. Được xác định bằng cách cộng theo chiều TC
đứng của AFC và AVC.
E
2.7 Chi phí biên MC = TC’Q do đó MC là độ dốc của
đường TC. I
Xác định hình dạng đường chi phí biên
MC= ∆TVC/∆Q = w.∆L/∆Q Để đơn giản giả định w= 1
Mà MPL= ∆Q/∆L nên MC = 1/ MPL.

Khi MPL tăng thì MC giảm, khi MPL giảm thì MC tăng, Q1 Q2 Q
MPL lớn nhất thì MC nhỏ nhất. Chi phí
MC
3. Mối liên hệ giữa các đường Chi phí ngắn hạn
1. AFC dốc xuống AC
2. AVC ban đầu giảm đến giá trị nhỏ nhất, sau đó tăng.
3. Khi ở giá trị nhỏ nhất, AVC bằng MC.
4. AC ban đầu giảm đến giá trị nhỏ nhất, sau đó tăng.

34

Q1 Q2 Q
5. Khi ở giá trị nhỏ nhất, AC bằng MC.
6. MC nhỏ hơn AVC và AC khi cả hai đường đang giảm.
7. MC lớn hơn AVC và AC khi những đường này đang tăng.
8. MC bằng AVC và AC khi cả hai đường đạt giá trị nhỏ nhất của chúng.
Ta có thể chứng minh là MC đi ngang qua giá trị nhỏ nhất của AC .
- Mối quan hệ giữa AC và MC
MC  AC  AC giảm dần
MC  AC  AC cực tiểu
MC  AC  AC tăng dần
Chứng minh
TC
Ta có: AC 
Q

 TC  dTC dQ
d   Q  TC
 Q  dQ dQ 1  dTC TC  1
  MC  AC 
dAC
    
dQ dQ Q2 Q  dQ Q  Q
dAC
AC giảm khi 0 tức là MC – AC < 0 hay MC < AC
dQ
dAC
AC cực tiểu khi 0 tức là MC – AC = 0 hay MC = AC
dQ
dAC
AC tăng khi  0 tức là MC – AC > 0 hay MC > AC
dQ
Tương tự ta cũng chứng minh được MC đi qua điểm nhỏ nhất của AVC và mối quan hệ giữa MC
và AVC như sau.
Quan hệ giữa AVC và MC
MC  AVC  AVC giảm dần
MC  AVC  AVC cực tiểu
MC  AVC  AVC tăng dần
Mức sản lượng tối ưu là mức sản lượng tại đó hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất cao nhất, tức
là chi phí trung bình thấp nhất.
Đó chính là giao điểm giữa MC và AC
Chú ý: Khi ta nói tối ưu không có nghĩa là ta nói doanh nghiệp đặt lợi nhuận tối đa vì điều này
còn phụ thuộc vào các yếu tố giá cả thị trường.
II. Phân tích chi phí trong dài hạn
1. Tổng chi phí trong dài hạn (LAC) là chi phí thấp nhất có thể có khi doanh nghiệp có thể thay
đổi tất cả các yếu tố sản xuất

35
2. Chi phí trung bình dài hạn: Là chi phí trung bình thấp nhất có thể có khi doanh nghiệp có thể
thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất LAC = LTC/Q
3. Qui mô tối ưu là qui mô ở đó có mức chi phí trung bình dài hạn thấp nhất.
4. Tính kinh tế theo qui mô và phi kinh tế theo qui mô
Nếu chi phí bình quân trong dài hạn giảm khi tăng qui mô sản xuất, nó được coi là có tính kinh tế
theo qui mô hay hiệu suất tăng dần theo qui mô. Nếu tổng chi phí bình quân trong dài hạn tăng
khi tăng qui mô sản xuất, nó được coi là tính phi kinh tế theo qui mô hay hiệu suất giảm dần theo
qui mô. Nếu tổng chi phí bình quân dài hạn không biến đổi theo mức sản lượng, nó được coi là
lợi suất không đổi theo qui mô.

Hình 8.4: Đường chi phí trung bình dài hạn LAC của những ngành kinh tế khác nhau

Chi phí Chi phí Chi phí


Hiệu suất tăng dần theo Hiệu suất không đổi theo Hiệu suất giảm dần theo
qui mô qui mô quy mô
LAC

LAC

LAC
Q Q Q

Bài tập
1. Chương này thảo luận về nhiều loại chi phí: chi phí cơ hội, tổng chi phí, chi phí cố định, chi
phí biến đổi và chi phí bình quân. Điền loại chi phí thích hợp nhất vào những trường hợp sau:
a. Chi phí thực sự để thực hiện một hoạt động nào đó là ………………
b. ………….giảm khi chi phí biên thấp hơn nó và tăng khi chi phí biên cao hơn nó.
c. Chi phí không phụ thuộc vào sản lượng là...............
d. Ở ngành sản xuất kem, trong ngắn hạn, ………….bao gồm chi phí của kem và đường, nhưng
không bao gồm chi phí nhà xưởng.
e. Lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ ………
f. Chi phí sản xuất thêm một đơn vị sản lượng là ………
2. Ông A đang làm việc cho 1 công ty với mức lương hàng tháng là 5 triệu đồng, có nhà đang
cho thuê là 10 triệu đồng/tháng. Ông có ý định nghỉ việc, lấy lại nhà để mở cửa hàng sách. Dự
tính sẽ thuê 4 nhân viên bán hàng với mức lương mỗi người là 1,5 triệu đồng/tháng. Tiền điện
nước, điện thoại hàng tháng là 5 triệu đồng, chi phí quảng cáo hàng tháng 1 triệu đồng/tháng.
Tiền thuế dự kiến hàng tháng 4 triệu đồng. Các chi phí khác 1 triệu đồng/tháng. Doanh thu dự
kiến mỗi tháng là 400 triệu đồng/tháng. Tiền mua sách chiếm khoảng 90% doanh thu, tiền trả lãi
vay hàng tháng chiếm 1% doanh thu.
a. Tính chi phí kế toán, chi phí cơ hội và chi phí kinh tế hàng tháng
b. Tính lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế hàng tháng

36
c. Theo bạn, ông A có nên nghỉ việc để mở cửa hàng?
d. Nếu lãi suất dự kiến là 1,5%/tháng, tiền thuế dự kiến hàng tháng là 6 triệu đồng; bạn hãy
cho ông ta một lời khuyên.
3. Công ty ABC làm chổi và sau đó bán chúng đến từng nhà. Sau đây là mối quan hệ giữa số
công nhân và sản lượng của ABC mỗi ngày.
Số Sản Sản Tổng chi Tổng Chi phí Chi phí Chi
công lượng phẩm phí chi phí bình biến đổi phí
nhân biên biến đổi quân bình biên
quân
0 0
1 20
2 50
3 90
4 120
5 140
6 150
7 155

a. Hãy điền vào cột sản phẩm cận biên. Bạn thấy số liệu trong cột có xu thế thay đổi như thế nào?
Hãy giải thích.
b. Doanh nghiệp phải chi phí cho mỗi công nhân là 100 đô la mỗi ngày và có chi phí cố định là
200 đô la. Hãy dùng thông tin này để điền vào cột tổng chi phí và tổng chi phí biến đổi. Vẽ đồ thị
biển diễn đường tổng chi phí và tổng chi phí biến đổi.
c. Hãy điền vào cột chi phí bình quân, chi phí biến đổi bình quân và chi phí biên. Vẽ đồ thị biểu
diễn đường AC, AVC và MC. Hãy giải thích về mối quan hệ giữa AVC và MC, AC và MC.

37
BÀI GIẢNG 9: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO

I. Định nghĩa: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo bao gồm các công ty làm ra những sản phẩm
như nhau và bán cùng một giá giống nhau. Số lượng sản phẩm sản xuất của mỗi công ty quá nhỏ
so với toàn bộ cầu thị trường đến nỗi không một công ty nào gây được ảnh hưởng lên giá thị
trường.
II. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
1. Các công ty sản xuất những sản phẩm giống nhau
2. Người tiêu dùng có được thông tin hoàn hảo về mức giá mà mọi người bán trong thị
trường đưa ra.
3. Rất nhiều người mua và người bán đến mức bất cứ người mua hay người bán đều không
thể tác động đến giá cả trên thị trường
4. Lối ra vào ngành hoàn toàn tự do hàm ý tất cả các công ty có khả năng tiếp cận về công
nghệ, yếu tố đầu vào là như nhau.
III. Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
1. Đường cầu: doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là đường nằm ngang. Biểu thị doanh nghiệp có
thể bán bất cứ số lượng sản phẩm nào tại cùng một mức giá.
Hình 9.1: Đường cầu thị trường và đường cầu doanh nghiệp
P P
Đường cầu thị trường Đường cầu của doanh nghiệp
S

MR,d,AR
P P

Qo Q Q

2. Tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp nhận được khi
tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định TR = P.Q. (P là không đổi)
3. Doanh thu biên (MR) doanh thu tăng thêm khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm.
MR = ∆TR/∆Q= P
4. Doanh thu trung bình (AR) là doanh thu tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm AR=
PQ/Q= P.
Như vậy doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có đặc điểm là MR= AR = P. Hay nói cách khác
đường doanh thu biên, đường doanh thu trung bình chính là đường cầu.
IV. Tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
1. Phương pháp đại số

38
Chú ý: Ta đang xét hành vi của một công ty nên ta biểu diễn số lượng = q.
Mục đích của công ty là tìm mức xuất lượng (q) có thể tối đa hóa lợi nhuận (Π )
Max (Π(q)) = TR(q) - TC(q) Π = TR - TC
<=> Π’(q) = TR’(q) – TC’(q) = 0
Hay MC = MR. Hình 9.2: Sản lượng của doanh
nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận sản xuất tại $
mức sản lượng mà ở đó MC = MR=P MC

2. Sử dụng đồ thị
Lợi nhuận (π) của
Ở mức sản lượng nhỏ hơn Q*, doanh thu biên lớn doanh nghiệp
MR, D
hơn chi phí biên do đó doanh nghiệp nên tăng P
mức sản lượng sản xuất. Ngược lại, tại mức sản AC
lượng lớn hơn Q*, chi phí biên lớn hơn doanh thu
biên do đó doanh nghiệp nên giảm mức sản
lượng. AVC

Chỉ có tại Q* thỏa mãn MC= MR = P doanh


nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.

V. Quyết định đóng cửa của doanh nghiệp Q* Q


trong ngắn hạn
Các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đạt lợi nhuận trong ngắn hạn. Trong một số trường
hợp doanh nghiệp phải chịu lỗ lã. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ phải đối diện bài toán
nên đóng cửa doanh nghiệp hay tiếp tục sản xuất.
Nếu doanh nghiệp đóng cửa: Tổng doanh thu của doanh nghiệp là 0 và tổng chi phí biến đổi là 0.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chịu chi phí cố định không thể thu hồi. Do đó doanh nghiệp sẽ mất
đi phần TFC nếu nó quyết định đóng cửa.
Doanh nghiệp sẽ đóng cửa nếu lỗ lã từ việc quyết định sản xuất lớn hơn TFC hay doanh thu nhận
được từ việc sản xuất nhỏ hơn chi phí biến đổi. Viết dưới dạng công thức ta có TR<TVC. Chia cả
hai vế cho Q ta có kết quả doanh nghiệp sẽ đóng cửa khi TR/Q <TVC/Q hay P <AVC.Nghĩa là
doanh nghiệp quyết định đóng cửa nếu giá hàng hóa thấp hơn chi phí biến đổi bình quân.
Doanh nghiệp sẽ quyết định tiếp tục sản xuất nếu lỗ từ việc quyết định sản xuất nhỏ hơn TFC.
Hay TR>TVC. Chia cả 2 vế cho Q ta có doanh nghiệp sẽ tiếp tục sản xuất P>AVC.

39
Chi phí MCCTHH trong ngắn hạn.
Hình 9.3: Quyết định của DN
Nếu P > ACmin
doanh nghiệp có lãi
và sản xuất
AC
ACmin
Nếu ACmin > P > AVCmin
doanh nghiệp bị lỗ
nhưng vẫn sản xuất
AVCmin AVC
Nếu P < AVCmin
doanh nghiệp bị lỗ
và ngừng sản xuất
Q
VI. Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
1. Định nghĩa: Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo cho biết lượng hàng
hóa mà người tiêu dùng sẵn sàn mua tại các mức giá khác nhau.
Nếu công ty quyết định sản xuất, số lượng sản Hình 9.4: Đường cung ngắn hạn của doanh
phẩm được quyết định bởi phương trình P = MC. nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
Do đó MC chính là đường cung ngắn hạn của công Tiền
ty. Tuy nhiên, tại mức giá P<AVCmin doanh MC
nghiệp không sản xuất do đó phần đường MC nằm
dưới đường chi phí biến đổi bình quân không phải MR1 = D1
P1
là đường cung.
Do đó, đường cung ngắn hạn của công ty là phần
AC
đường của chi phí cận biên nằm phía trên của P2
MR2 = D2
đường chi phí biến đổi bình quân.
VII. Quyết định trong dài hạn của doanh nghiệp AVCmin AVC
về gia nhập hoặc rời bỏ thị trường.
Doanh nghiệp trong dài hạn sẽ rời bỏ thị trường nếu
doanh thu nhận được từ việc sản xuất nhỏ hơn tổng
chi phí của nó. Hay doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị Q2 Q1 Q
trường nếu giá hàng hóa thấp hơn chi phí sản xuất bình quân. Rời bỏ thị trường nếu TR<TC hay
P<AC.
Đường cung dài hạn của doanh nghiệp cạnh tranh là phần của đường chi phí cận biên nằm trên
đường tổng chi phí bình quân. Nếu giá thấp hơn AC, doanh nghiệp sẽ rời bỏ thị trường.
VIII. Đường cung của ngành
1. Ngắn hạn: Cung thị trường với số doanh nghiệp cố định là tổng theo chiều ngang của tất cả
các đường cung doanh nghiệp (hay đường chi phí biên) hiện hữu trong ngành.
2.Dài hạn: Mức cung thị trường khi có sự gia nhập và rời bỏ thị trường.
Giả định: mọi công ty đều sản xuất với công nghệ như nhau và có khả năng tiếp cận thị trường
cung cấp đầu vào cho sản xuất là như nhau. Với giả định này, mọi doanh nghiệp hiện có và doanh
nghiệp có khả năng gia nhập thị trường đều có chi phí là giống nhau.

40
Trong dài hạn, doanh nghiệp trong ngành có lợi nhuận dương, khuyến khích các doanh nghiệp
khác gia nhập ngành, làm giảm giá cả và giảm lợi nhuận. Ngược lại, các doanh nghiệp trên thị
trường thua lỗ, một số doanh nghiệp rời bỏ thị trường, làm giảm mức cung, do đó giá cả và lợi
nhuận tăng.
Quá trình gia nhập và rời bỏ kết thúc khi lợi nhận bằng 0. Do đó điểm cân bằng trong dài hạn
thỏa mãn P = AC.
Trong dài hạn, thị trường chỉ có một mức giá tương ứng với lợi nhuận bằng 0, đó là mức tối thiểu
của chi phí trung bình. Như vậy, đường cung trong dài hạn phải là đường nằm ngang ở mức giá
này.
Lưu ý: Tuy nhiên đường cung trong dài hạn có thể dốc lên do một số nguồn lực sản xuất bị giới
hạn về số lượng và các doanh nghiệp phải chịu các chi phí khác nhau. Ví dụ: chi phí khác nhau
một phần vì một số người làm việc nhanh hơn người khác và một phần vì số người có cách sử
dụng thời gian của mình tốt hơn nhiều người khác. Tại mỗi mức giá cho trước, những người có
chi phí thấp có nhiều khả năng gia nhập thị trường hơn những người có chi phí cao.
Bài tập
1. Hàm tổng phí của một công ty là TC = 25+10Q +2Q2. Nếu công ty này là công ty chấp nhận
giá và P = 30.
a. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu?
b.Tại Q*, lợi nhuận, tổng định phí và tổng biến phí là bao nhiêu?
2. Một doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo có số liệu về chi phí sản
xuất trong ngắn hạn như sau:
Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TC 1500 2500 3400 4300 5100 6100 7300 8600 10100 11900 13900
a. Tính AVC, AFC, AC và MC
b. Xác định điểm đóng cửa. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp tiếp tục sản xuất?
c. Xác định ngưỡng sinh lời. Ở những mức giá nào thì doanh nghiệp có lời.
d. Nếu giá thị trường P= 1800đ/sp, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào để tối đa hóa
lợi nhuận? Tổng lợi nhuận đạt được?
e. Nếu giá thị trường P = 1000đ/sp. Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở xuất lượng nào? Xác định phần
lỗ nếu có.
3. Giả sử chi phí biên của một hãng cạnh tranh được cho bởi MC = 3+2Q. Nếu giá thị trường sản
phẩm của hãng là 9 ngàn đồng.
a. Mức sản lượng nào hãng sẽ sản xuất
b. Thặng dư sản xuất của hãng là bao nhiêu?

41
BÀI GIẢNG 10: THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN BÁN

I. Định nghĩa: Một thị trường độc quyền bán gồm một người bán duy nhất đối diện trước nhiều
người mua.
II. Đặc điểm của thị trường
1. Chỉ có duy nhất một người bán.
2. Sản phẩm của doanh nghiệp là riêng biệt hay nói cách khác nó có rất ít sản phẩm thay thế
gần gũi cho nó.
3. Lối ra vào ngành là hoàn toàn bị phong tỏa.
Các hàng rào của sự gia nhập xuất phát từ 3 nguồn chính như sau:
- Độc quyền do chính phủ tạo ra. (có thể là do luật định, hay do mục đích chính trị).
- Do duy nhất một doanh nghiệp sở hữu nguồn lực duy nhất.
- Chi phí sản xuất của doanh nghiệp nào đó trở lên có hiệu quả hơn so với nhà sản xuất
khác. Dạng độc quyền này được gọi là độc quyền tự nhiên.
III. Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền bán
1. Đường cầu: Doanh nghiệp độc quyền bán là doanh nghiệp Hình 10.1: Đường cầu D và đường doanh thu
duy nhất cung ứng sản phẩm trên thị trường do đó đường cầu biên MR của doanh nghiệp độc quyền
của doanh nghiệp độc quyền chính là đường cầu thị trường. $
Đường cầu độc quyền có hình dạng là đường dốc xuống.
Đường cầu dốc xuống hàm ý nếu doanh nghiệp độc quyền
b
quyết địn h nâng giá bán thì số lượng sản phẩm bán ra sẽ
giảm xuống và ngược lại.
Đường cầu là dốc xuống do đó MR<P. Điều này có thể
chứng minh bằng đại số
MR = ∆TR/∆Q = ∆(PQ)/ ∆Q = (∆P.Q+∆Q.P)/∆Q= P +
(∆P/∆Q)Q
= P+P (∆P/∆Q)(Q/P)= P +P(1/Ed) (vì Ed <0 do đó ta có MR MR D
<P).
Q
2. Đường doanh thu biên (MR). Nếu đường cầu của Hình 10.2: Quyết định mức sản lượng của
doanh nghiệp độc quyền là một đường thẳng có doanh nghiệp độc quyền
dạng: P = b – a.Q thì doanh thu biên MR của doanh
nghiệp độc quyền được xác định như sau: $

MR = TRQ’ = [(b – a.Q)Q]’ = b – 2a.Q. Biểu diễn MC


trên đồ thị đường doanh thu biên có độ dốc gấp 2 lần K
độc dốc đường cầu và có cùng điểm cắt với trục P*
tung. Π AC
C
IV. Tối đa hóa lợi nhuận của nhà độc quyền bán
I D
1. Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
MR

Q* Q 42 Q
TRmax
Lợi nhuận nhà độc quyền Π = TR – TC. Tối đa hóa lợi nhuận Πmax  Π’= 0  MC = MR.
Như vậy để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất tại mức sản lượng mà ở đó
MC = MR.
Trên đồ thị, mức giá mà thị trường độc quyền bán là P*, mức sản lượng Q*. Lợi nhuận biểu diễn
là hình KP*CI.
2. Qui tắc định giá trong thực tế
Chúng ta biết rằng giá và lượng được lựa chọn sao cho doanh thu biên bằng với chi phí biên,
nhưng trong thực tế doanh nghiệp rất khó có thể xác định về doanh thu bình quân và doanh thu
biên của hãng mình. Các nhà quản lý biết đường chi phí biên của hãng đối với một khoảng sản
lượng nhất định. Do đó, trên thực tế chúng ta muốn chuyển đổi điều kiện doanh thu biên bằng với
chi phí biên bằng một qui tắc định giá đơn giản (qui tắc ngón tay cái) có thể sử dụng dễ dàng hơn
trong thực tế.
Để làm được điều này, chúng ta viết lại biểu thức của doanh thu biên
MR = ∆TR/∆Q = ∆(PQ)/ ∆Q = (∆P.Q+∆Q.P)/∆Q= P + (∆P/∆Q)Q
= P+P (∆P/∆Q)(Q/P)= P +P(1/Ed)
Vì mục tiêu của hãng là tối đa hóa lợi nhuận nên từ điều kiện doanh thu biên bằng chi phí biên ta
có:
P+P/Ed =MC  P-MC = P/(-Ed)
 (P-MC)/P = -1/Ed
Ta có thể viết phương trình xác định giá tối ưu như sau
MC
P=
1 + (1 / Ed )
Do đó: Vì Ed < 0 nên nhà độc quyền bán ấn định giá cao hơn chi phí biên và khả năng định giá
cao hơn chi phí biên của nhà độc quyền bán tùy thuộc vào độ co giãn của cầu.
3. Đo lường mức độ độc quyền: Chỉ số Lerner về quyền lực thị trường (L) dao động từ 0 (đối
với công ty cạnh tranh) đến 1 đối với nhà độc quyền bán có cầu co giãn đơn vị.
L = (P-MC)/P = -1/Ed
Nhận xét
- Hệ số co giãn của cầu theo giá càng lớn thì thế lực độc quyền càng giảm
- Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn P=MC => L = 0, thể hiện doanh nghiệp cạnh tranh hoàn
toàn không có thế lực thị trường.

43
V. Tác động của thuế đối với nhà độc quyền bán
1. Thuế đơn vị: Giả sử chính phủ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (t) đối với nhà độc quyền bán. Có
nghĩa là chính phủ qui định mức thuế là t đơn vị tiền với mỗi đơn vị sản phẩm bán ra.
Khi chính phủ đánh thuế đơn vị, tổng chi phí của Hình 10.3: Chính sách thuế theo sản lượng
doanh nghiệp tăng bằng đúng lượng thuế. Do đó,
Tiền
tổng chi phí sau thuế được viết: MCt
TCt = TC+ t.Q
MC
Pt
MC sau khi có thuế: MCt = MC+ t ACt
P*
AC sau khi có thuế ACt = AC + t
AC
Biểu diến trên đồ thị đường MC và AC dịch chuyển
lên trên bằng đúng khoản thuế. Sau khi có thuế D
doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất tại mức sản
lượng Qt và định mức giá là Pt.
MR
2.Thuế cố định. Mức thuế này không phụ thuộc
vào mức sản lượng mà doanh nghiệp sẽ sản xuất.
Qt Q* Q
Khoản thuế này được coi như là chi phí cố định, nó
không ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp trong việc quyết định sản xuất bao nhiêu sản
phẩm và bán ở mức giá bao nhiêu. Do đó doanh thu của doanh nghiệp không đổi và lợi nhuận
giảm bằng đúng lượng thuế mà chính phủ thu được.
VI. Kinh tế học phúc lợi của độc quyền bán
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo giá cả trên thị trường được xác định theo chi phí
biên MC (P = MC), còn trong thị trường độc quyền hoàn toàn giá cả được định cao hơn
chi phí biên MC (P* > MC). Nghĩa là người tiêu dùng phải trả giá cao hơn nếu có độc
quyền và kết quả là người tiêu dùng phải tiêu dùng một số lượng sản phẩm ít hơn so với
cạnh tranh hoàn hảo.
Đứng trên góc độ của toàn xã hội, liệu như vậy có làm cho xã hội tốt hơn không? Để trả
lời câu hỏi này chúng ta xem xét và so sánh thặng dư của người tiêu dùng và của nhà sản
xuất trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền hoàn toàn.
Hình 10.4: Tổn thất xã hội do độc quyền
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo:
Thặng dư tiêu dùng CS1= SAPcE $ MC
Thặng dư sản xuất PS1=SBPcE A

Phúc lợi xã hội ròng NSB1=SAPcE+SPcBE=


SABE
P*
F
Trong điều kiện độc quyền hoàn toàn:
E
Thặng dư tiêu dùng CS2=SAFP* Pc

Thặng dư sản xuất PS2=SBP*FK


Phúc lợi xã hội ròng K D
NSB2=CS2+PS2=SABKF
B MR
Tổn thất xã hội của độc quyền
Qc Q
44
DWL = NSB1-NSB2=SFEK
Rõ ràng, độc quyền làm giảm phúc lợi xã hội ròng hay nói cách khác xã hội bị tổn thất
một phần lợi ích. Do vậy, chính phủ luôn có những biện pháp hành chính hoặc kinh tế
nhằm hạn chế độc quyền như: luật chống độc quyền, qui định mức giá tối đa chuyển đổi
hình thức sở hữu…Tuy nhiên, sự can thiệp của chính phủ đem lại lợi ích hay làm tồi hơn
thì đó còn là một điều tranh cãi. Dưới đây là ví dụ về sự can thiệp của chính phủ trong
việc đối phó với độc quyền tự nhiên.
VII. Chính sách đối phó với độc quyền tự nhiên
Có bao giờ ta thích độc quyền hơn? Có, nếu như có thể chỉ ra rằng một ngành độc quyền sẽ có
chi phí thấp hơn một ngành cạnh tranh, thì quả thực có thể tốt hơn cho chúng ta khi chỉ có một
nhà sản xuất duy nhất. Khi nào những trường hợp này có thể tồn tại? Đó là trong trường hợp một
ngành có lợi thế theo qui mô.

Nếu chính phủ không qui định giá thì doanh nghiệp sẽ bán ở mức giá Pm và sản lượng Qm gây
tổn thất cho nền kinh tế. Do đó, chính phủ có thể áp dụng biện pháp qui định giá để loại bỏ được
tổn thất gây ra bởi sức mạnh độc quyền. Mức giá lý tưởng là mức giá mà doanh nghiệp có thể đạt
được trong ngành cạnh tranh là Pc và sản lượng là Qc. Nhưng tại mức giá này doanh nghiệp độc
quyền bị thua lỗ và phải ngừng kinh doanh. Trong trường hợp này chính phủ phải trợ cấp cho
doanh nghiệp độc quyền.
Một số nhà kinh tế cho rằng phương án tốt nhất đưa ra trong trường hợp này đó là xác định mức
giá Pr, tại mức này chi phí bình quân bằng doanh thu bình quân. Khi đó hãng không thu được lợi
nhuận độc quyền nhưng vẫn tiếp tục kinh doanh.

45
Việc qui định giá trong thực tế rất khó khăn do chính phủ khó có thể xác định được mức giá Pc
hay Pr trên thị trường vì đường cầu và đường chi phí luôn thay đổi khi các điều kiện thị trường
biến đổi. Chính vì vậy những qui định về độc quyền thường dựa trên tỷ lệ lãi thu được từ vốn.
Chính phủ xác định mức giá cho phép để doanh nghiệp có được tỷ lệ lợi nhuận mà chính phủ cho
rằng như thế là cạnh tranh và công bằng. Nhưng khi thực hiện qui định về tỷ lệ lợi nhuận cũng
gặp khó khăn trong việc xác định tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp và thế nào là một tỷ lệ lợi
nhuận công bằng.
Bài tập
1. Nhà độc quyền bán có hàm cầu là: Q = 41 – P. Hàm chi phí là TC = 2 + 8Q + ½Q2
Hãy tính mức giá và sản lượng của nhà độc quyền nếu như mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa
hóa lợi nhuận.
2. Biết hàm cầu thị trường và đường chi phí của doanh nghiệp độc quyền như sau: P = -1/4Q +
280. TC = 1/6Q2 + 30Q + 15000. Xác định sản lượng, giá cả, doanh thu và lợi nhuận của doanh
nghiệp nếu mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.
3. Giaû söû nhaø ñoäc quyeàn coù caùc thoâng tin nhö sau:

P Q TC
500 0 50
450 1 290
400 2 510
350 3 760
300 4 1060
250 5 1430
200 6 1890
Yeâu caàu:
1. Tính AVC vaø MC
2. Tính TR vaø MR
3. Xaùc ñònh giaù caû vaø saûn löôïng toái ña hoùa lôïi nhuaän cho haõng. Haõy tính toaùn loã/laõi cho
haõng.
4. Một doanh nghiệp độc quyền có hai thị trường tiêu thụ. Hàm số cầu sản phẩm trên hai thị
trường lần lượt là P1 = -2Q1 + 320 và P2 = -2/5 Q2 +200. Hàm tổng chi phí của doanh nghiệp là
TC = 1/4Q2 + 10Q + 10.000.
a. Xác định hàm doanh thu biên của từng thị trường và hàm doanh thu biên chung của doanh
nghiệp.
b. Nếu không phân biệt giá thì doanh nghiệp sẽ định giá bán và sản lượng trên cả 2 thị
trường là bao nhiêu? Tính tổng lợi nhuận tương ứng
c. Nếu phân biệt giá (cấp ba), doanh nghiệp sẽ ấn định giá và sản lượng bán trên mỗi thị
trường thế nào? Xác định tổng lợi nhuận đạt được và so sánh với kết quả câu b.

46
BÀI GIẢNG 11: THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN VÀ THỊ
TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN NHÓM
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền hoàn toàn như đã nghiên cứu ở trên
không tồn tại trong thực tế, mà chỉ có những loại thị trường gần với hai loại thị trường đó. Phổ
biến là những loại trung gian giữa hai loại trên, đó là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và tùy
theo mức độ cạnh tranh nhiều hay ít mà chúng được phân thành: thị trường cạnh tranh độc quyền
và thị trường độc quyền nhóm.
A. Thị trường cạnh tranh độc quyền
I. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh độc quyền:
- Số lượng người tham gia trên thị trường tương đối lớn nên quyết định của doanh nghiệp
này không gây ra những ảnh hưởng lớn đến quyết định của doanh nghiệp khác.
- Điểm khác biệt rõ nét của loại thị trường này với thị trường cạnh tranh hoàn hảo là sản
phẩm được mua bán trên thị trường có sự khác biệt nhất định mà người tiêu dùng có thể phân biệt
được. Sự khác biệt của các sản phẩm thông thường thể hiện qua nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng,
bao bì… tuy nhiên chúng có thể thay thế tốt cho nhau.
- Sự gia nhập hay rút lui khỏi thị trường này tương đối dễ dàng.
II. Doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền:
Vì có sự khác biệt giữa sản phẩm của các doanh nghiệp nên doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền
định giá cho sản phẩm của mình, nghĩa là đường cầu đối với sản phẩm của mỗi doanh nghiệp dốc
xuống. Tuy nhiên, sản phẩm của các doanh nghiệp lại dể dàng thay thế cho nhau nên cầu đối với
sản phẩm của doanh nghiệp co dãn nhiều theo giá.
Hình 11.1: Cân bằng ngắn hạn mỗi DN
Mỗi doanh nghiệp trong thị trường này cũng luôn cạnh tranh độc quyền thu lợi nhuận tối đa
ưu tiên cho mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và vì Tiền
vậy họ phải sản xuất ở mức sản lượng có MR =
MC. MC
III. Cân bằng trong thị trường cạnh tranh độc
quyền: P* AC
1. Cân bằng ngắn hạn:
π
AC*
D
Trong ngắn hạn, các doanh nghiệp không đủ
thời gian để thay đổi qui mô sản xuất và để các
doanh nghiệp mới tham gia vào ngành. Những
MR
doanh nghiệp riêng lẻ có thể thực hiện những thay
đổi nhỏ trong giá cả và mức sản lượng trên đường
cầu của mỗi doanh nghiệp thông qua việc quảng Q* Q
cáo, chất lượng và kiểu dáng sản phẩm. Tuy πmax
nhiên, những thay đổi về giá cả và sản lượng của
mỗi doanh nghiệp phải tuân theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. Nghĩa là, mỗi doanh nghiệp sẽ
có lợi nhuận cực đại khi thị trường đạt cân bằng ngắn hạn. Ngoài ra, cũng vì có sự khác biệt về
sản phẩm nên mức giá và sản lượng tối ưu trong ngắn hạn của mỗi doanh nghiệp là hoàn toàn
khác nhau và do đó không tồn tại một mức giá cân bằng trên thị trường, mà giá cả cân bằng lập
thành một nhóm không có nhiều cách biệt.

47
2. Cân bằng dài hạn:
Trong dài hạn, các doanh nghiệp cạnh tranh Hình 11.2: Cân bằng dài hạn mỗi DN cạnh
độc quyền có thể thiết lập bất cứ qui mô sản xuất tranh độc quyền thu lợi nhuận kinh tế = 0
nào mà họ mong muốn và nếu họ thu được lợi Tiền
nhuận kinh tế thì sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp
khác tham gia vào ngành. Sự gia nhập của các MC
doanh nghiệp mới làm đường cầu về sản phẩm của
mỗi doanh nghiệp bị dịch chuyển lại về phía tay AC
trái do thị phần của mỗi doanh nghiệp bị thu hẹp P*
lại. Quá trình này diển ra cho đến khi đường cầu D
của mỗi doanh nghiệp tiếp xúc với đường chi phí
trung bình AC. Ở mức sản lượng tối đa hóa lợi
nhuận, giá cả bằng chi phí trung bình AC nên các
doanh nghiệp đều có lợi nhuận kinh tế bằng 0 MR
(như hình 11.2).
Tuy nhiên, vì mỗi doanh nghiệp có đường cầu Q* Q
dốc xuống một ít và chi phí sản xuất khác nhau nên có một số doanh nghiệp có sản phẩm nổi trội
hơn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể đặt mức giá hơi khác biệt và thu được một lợi
nhuận kinh tế nhỏ.
B. Thị trường độc quyền nhóm
I.Đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm:
- Chỉ có một số ít các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau
- Có rào cản trong việc gia nhập ngành
-Sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất có thể có sự khác biệt như ôtô, máy bay, điện
thoại hoặc có thể không có sự khác biệt như thép.
- Các doanh nghiệp độc quyền nhóm phụ thuộc lẫn nhau về việc định giá cho sản phẩm, bởi
vì họ biết rằng bất cứ sự điều chỉnh giá cả nào về sản phẩm của họ cũng gây nên những phản ứng
trong chính sách giá của các doanh nghiệp còn lại.
Tại sao trong thị trường độc quyền nhóm lại có rào cản?
Các hãng đang ở trong thị trường có thể hành động chiến lược để ngăn chặn sự gia nhập
-
của hãng mới.
- Tính kinh tế theo qui mô làm cho nhiều hãng cùng tồn tại trong một thị trường là không có
lợi.
Bằng phát minh sáng chế hoặc khả năng sử dụng công nghệ có thể loại trừ những đối thủ
-
cạnh tranh tiềm năng
II. Hành vi của doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm
1. Ví dụ về thị trường nhị quyền
Để hiểu hành vi của doanh nghiệp độc quyền nhóm, chúng ta hãy xem xét một thị trường độc
quyền nhóm chỉ có hai thành viên, gọi là thị trường nhị quyền. Nhị quyền là hình thức đơn giản
nhất của độc quyền nhóm. Tuy nhiên, các thị trường độc quyền nhóm với ba hay nhiều thành
viên hơn cũng phải gặp vấn đề tương tự như thị trường nhị quyền, do vậy việc xem xét thị trường
nhị quyền là điểm xuất phát hữu ích đối với chúng ta.

48
Bài toán: Chúng ta hãy tưởng tượng một thị trấn có hai cư dân (Khôn và Ngoan) sở hữu các
giếng nước để sản xuất nước sạch. Bạn hãy xem xét xem liệu mỗi cư dân quyết định bơm bao
nhiêu nước đưa ra thị trấn để bán với mức giá thị trường (Để đơn giản hóa ta giả định hai cư dân
này có thể bơm nước mà khôngmất chi phí gì nghĩa là MC = 0).
Bảng 11.1 cho thấy biểu cầu về nước của thị trấn. Cột đầu tiên biểu thị tổng lượng cầu, Cột thứ 2
biểu thị giá, cột thứ 3 biểu thị tổng doanh thu bằng giá nhân với lượng bán. Do không mất chi phí
bơm nước nên tổng doanh thu của hai nhà sản xuất đúng bằng tổng lợi nhuận của họ.
Bảng 11.1 Biểu cầu về nước sạch

Giá (ngàn Tổng doanh thu


Lượng (thùng)
đồng) (tổng lợi nhuận)
0 12 0
10 11 110
20 10 200
30 9 270
40 8 320
50 7 350
60 6 360
70 5 350
80 4 320
90 3 270
100 2 200
110 1 110
120 0 0
2. Cạnh tranh, độc quyền và Các-ten
Trong thị trường cạnh tranh: Hãng cạnh tranh sẽ cung ứng tại mức sản lượng mà ở đó P = MC =
0. Do vậy, giá cân bằng của nước sẽ là 0 và lượng cân bằng của nước là 120 thùng.
Trong thị trường độc quyền: doanh nghiệp độc quyền sẽ cung ứng ở mức sản lượng mà ở đó tối
đa hóa lợi nhuận. Bảng 11.1 cho thấy tổng lợi nhuận sẽ đạt mức cao nhất tại mức sản lượng 60
thùng và giá là 6 ngàn đồng.
Trong thị trường độc quyền nhóm: Khả năng thứ nhất là Khôn và Ngoan có thể câu kết được với
nhau thỏa thuận về lượng nước sản xuất và giá bán. Sự thỏa thuận như vậy giữa các doanh nghiệp
về sản lượng và giá cả được gọi là sự cấu kết, còn nhóm các doanh nghiệp hành động thống nhất
được gọi là Các- ten. Khi các- ten được hình thành, thị trường trên thực tế giống như đối với độc
quyền do một công ty cung ứng. Nghĩa là nếu Khôn và Ngoan có thể câu kết với nhau thì cả hai
sẽ sản xuất ở mức sản lượng 60 thùng và bán ở mức giá là 6 ngàn đồng. Nếu Khôn và Ngoan
đồng ý chia 2 phần bằng nhau thì mỗi người sẽ sản xuất 30 thùng và bán với mức giá là 6 ngàn
đồng, qua đó mỗi người sẽ được 180 ngàn đồng.

49
3. Trạng thái cân bằng trong độc quyền nhóm
Mặc dù các nhà độc quyền muốn thành lập Các-ten để thu lợi nhuận độc quyền nhưng điều đó
thường khó xảy ra. Trên thực tế, đạo luật chống độc quyền nghiêm cấm thỏa thuận công khai
giữa các nhà độc quyền nhóm. Ngòai ra, sự tranh cãi giữa các thành viên của Các-ten về việc
phân chia nhiều khi làm thỏa thuận giữa họ không thể thực hiện được. Do vậy chúng ta xem xét
điều gì xảy ra nếu như Khôn và Ngoan có quyết định độc lập về lượng nước sản xuất.
Trên thực tế, nếu không có sự ràng buộc nào kết cục độc quyền rất khó xảy ra. Để biết tại sao,
chúng ta hãy giả định rằng Khôn dự đoán Ngoan chỉ sản xuất 30 thùng (một nửa sản lượng độc
quyền). Khôn sẽ lập luận “nếu Ngoan sản xuất 30 thùng, mình sản xuất 40 thùng kết quả là
Ngoan được số tiền là 150 ngàn đồng, mình sẽ được số tiền là 200 ngàn đồng. Tuy rằng lợi nhuận
thị trường giảm nhưng lợi nhuận của ta lại cao hơn, vì ta có phần lớn hơn”.Và tất nhiên là Ngoan
cũng lập luận tương tự. Kết cục là cả Khôn và Ngoan đều cung ứng 40 thùng trên thị trường và
lợi nhuận mỗi bên nhận được là 160 ngàn đồng.
Lô gíc về lợi ích cá nhân làm sản lượng của thị trường nhị quyền cao hơn sản lượng độc quyền
nhưng thấp hơn so với sự phân bổ trên thị trường cạnh tranh. Kết cục mà Khôn và Ngoan mỗi
người sản xuất 40 thùng được gọi là cân bằng Nash. Cân bằng Nash là tình huống trong đó các
chủ thể kinh tế tương tác với nhau, mỗi người lựa chọn một chiến lược tốt nhất cho mình khi biết
được chiến lược mà người khác đã chọn.
Tóm lại: Khi các doanh nghiệp trong thị trường độc quyền nhóm chọn mức sản lượng để tối đa
hóa lợi nhuận, sản lượng của họ sẽ lớn hơn Giá của nhà độc quyền nhóm thấp hơn giá độc quyền
nhưng cao hơn giá cạnh tranh (bằng chi phí cận biên).
4. Qui mô của thị trường độc quyền nhóm ảnh hưởng đến kết cục thị trường như thế nào?
Khi số lượng nhà cung cấp trong thị trường độc quyền độc quyền nhóm tăng lên, thị trường độc
quyền nhóm ngày càng trở nên giống thị trường cạnh tranh. Mức giá tiến dần đến chi phí cận biên
và sản lượng tiến đến mức có hiệu quả đối với xã hội.
III. Lý thuyết trò chơi và kinh tế học của sự hợp tác
Lý thuyết trò chơi nghiên cứu hành vi con người trong các tình huống chiến lược. Ở đây, tình
huống chiến lược để chỉ tình huống mà trong đó khi đưa ra quyết định hành động, mỗi người phải
tính đến phản ứng của người khác đối với hành động của mình. Trong thị trường độc quyền nhóm
lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà doanh nghiệp đó sản xuất
mà còn phụ thuộc vào số lượng của doanh nghiệp khác trong ngành. Khi ra quyết định sản xuất,
mỗi doanh nghiệp trong độc quyền nhóm cần quan tâm đến quyết định của mình ảnh hưởng như
thế nào đến quyết định sản xuất của doanh nghiệp khác. Vì vậy, lý thuyết trò chơi đặc biệt hữu
ích cho việc tìm hiểu hành vi của các nhà độc quyền nhóm.
1. Tình trạng lưỡng nan của người tù
Tình trạng lưỡng nan của những người tù là câu chuyện giữa hai phạm nhân vừa bị cảnh sát bắt.
Gọi họ là Cường và Thọ. Cảnh sát có đủ chứng cứ để kết tội Cường và Thọ đã phạm một tội nhỏ
là đánh bạc. Vì tội này mỗi người sẽ bị kết án là 1 năm tù. Ngòai ra, cảnh sát còn nghi ngờ rằng
họ cùng nhau thực hiện một vụ cướp ngân hàng nhưng thiếu chứng cớ rõ ràng để qui tội lớn này
cho họ. Cảnh sát hỏi cung Cường và Thọ trong các phòng riêng biệt và thỏa thuận với từng người
như sau:
“Hiện nay chúng tôi có thể giam giữ anh trong 1 năm. Tuy nhiên, nếu anh nhận tội cướp ngân
hàng và tố cáo đồng phạm, thì anh được miễn tội và tha bổng. Đồng thời, đồng phạm của anh bị

50
lãnh án là 20 năm tù. Nhưng nếu cả hai người nhận tội, thì chúng tôi không cần chứng cớ và
không mất thời gian điều tra và vì vậy mỗi anh sẽ nhận bản án là 8 năm tù”.
Bảng 11.2 Tình thế lưỡng nan của những người tù
Cường
Thuù nhaän Im lặng

Thọ Thuù nhaän -8,-8 0,-20

Im lặng -20,0 -1,-1

Cả Cường và Thọ đều tính toán rằng


• Nếu thú nhận, ít nhất 0 năm tù và nhiều nhất là 8 năm tù
• Nếu im lặng, ít nhất là 1 năm tù và nhiều nhất là 20 năm
Vì vậy, chiến lược thống trị của cả A và B là thú tội kết cục là cả hai phải đi tù 8 năm. Song đây
là kết cục bất lợi đối với họ. Nếu cả hai cùng im lặng, họ có thể được lợi vì mỗi người chỉ phải
ngồi tù 1 năm do tội đánh bạc. Do mỗi người chỉ theo đuổi lợi ích riêng mình, nên cả hai đều bị
thiệt.
Chiến lược thống trị là một chiến lược tối ưu của một người chơi, bất kể đối phương hành động
như thế nào tội phạm đã gây ra một kết cục bất lợi cho mỗi người.
2. Độc quyền nhóm trong tình thế lưỡng nan của những người tù
2.1 Quảng cáo: Khi hai doanh nghiệp quảng cáo để thu hút cùng một nhóm khách hàng, họ gặp
phải những vấn đề tương tự như trong tình trạng lưỡng nan của những người tù. Ví dụ chúng ta
xem xét quyết định của hai công ty thuốc lá là 555 và Marlboro. Giả sử nếu không công ty nào
quảng cáo, họ sẽ chia đôi thị trường. Nếu cả hai cùng quảng cáo, họ cũng chia đôi thị trường
nhưng lợi nhuận thấp hơn vì công ty nào cũng phải chịu chi phí quảng cáo. Song nếu một công ty
quảng cáo trong khi công ty còn lại không quảng cáo thì công ty quảng cáo sẽ thu hút được khách
hàng từ công ty còn lại. Do đó ta có thể giả định ma trận biểu diễn lợi nhuận của doanh nghiệp
với mỗi tình huống như sau:
Bảng 11.3 Trò chơi quảng cáo
555
Quảng cáo Khoâng quảng cáo
Marlboro

Quảng cáo 3 tỷ , 3tỷ 5 tỷ, 2 tỷ

Khoâng quảng cáo 2 tỷ, 5 tỷ 4 tỷ, 4 tỷ

Bảng 11.3 cho biết lợi nhuận của hai công ty phụ thuộc vào hành động của họ như thế nào. Bạn
có thể thấy rằng quảng cáo là chiến lược vượt trội đối với cả hai công ty. Như vậy, cả hai công ty
đều quảng cáo, mặc dù cả hai có lợi nếu không ai quảng cáo.
2.2 Định giá: P &G và Unilever có kế hoạch cùng gia nhập thị trường về nhóm sản phẩm mới.
Giả định những hãng này có điều kiện chi phí và cầu giống nhau, và mỗi hãng phải quyết định về

51
giá có tính đến đối thủ cạnh tranh của mình. Ở bảng 11.4 cho chúng ta lập một ma trận bảng số
về lợi nhuận của P&G tương ứng với các mức giá khác nhau mà các hãng và đối thủ có thể đặt.
Giả sử cả P&G và đối thủ cạnh tranh đều đặt mức giá thấp thì lợi nhuận của thu được của hai
hãng là 12.000 USD/1 tháng. Nếu cả hai cùng định mức giá cao thì lợi nhuận cao hơn giả định ở
mức 20.000USD/1 tháng. Nếu P&G định mức giá cao và Unilever định mức giá thấp thì Ulilever
sẽ chiếm được thị phần lớn và có lợi nhuận cao. Ngược lại, P&G định mức giá thấp, Unilever
định mức giá cao thì lợi nhuận thu được của P&G sẽ lớn hơn Unilever.
Bảng 11.4: Trò chơi định giá (đơn vị: ngàn USD)
Unilever
Giá thấp Giá cao
P &G

Giá thấp 12 ,12 21, 3

Giá cao 3, 21 20,20 tỷ

Cân bằng Nash trong tình huống này là cả 2 công ty sẽ lựa chọn phương án định giá thấp, mỗi
bên sẽ có lợi nhuận 12.000 USD.
3. Kết cục hợp tác trong trò chơi lặp lại
Tình trạng lưỡng nan của người tù cho thấy sự hợp tác rất khó khăn. Nhưng phải chăng điều đó
không thể thực hiện được? Không phải tất cả toàn bộ tội phạm đều khai ra đồng phạm của mình
khi bị cảnh sát hỏi cung. Các-ten thỉnh thoảng vẫn duy trì được các thỏa thuận mang tính cấu kết,
cho dù động lực cá nhân có khả năng gây ra trở ngại. Lý do thường thấy để lý giải tại sao những
người tham gia cuộc chơi có thể giải quyết tình trạng lưỡng nan của người tù là họ tham gia trò
chơi không phải nhiều lần mà là một lần.
Quay lại tình huống giữa Khôn và Ngoan trong trường hợp trò chơi lặp lại hàng tháng. Cả hai sẽ
đạt được kết cục tốt hơn nếu hợp tác được duy trì. Nếu một bên bội ước thì bên kia sẽ trả đũa
bằng cách sản xuất mức sản lượng cao. Trong trường hợp này, người tham gia cuộc chơi quan
tâm đến lợi nhuận trong tương lại, họ bỏ qua lợi nhuận thu được 1 lần do bội ước.
Khi trò chơi được lặp lại, các doanh nghiệp thấy rằng bội ước là không có lợi cho cả hai nên họ
quyết định hợp tác với nhau. Trên thực tế, hai người chơi hoàn toàn có khả năng đạt được kết cục
hợp tác.
IV. Chính sách công cộng đối phó với độc quyền nhóm
Hợp tác trong thị trường độc quyền nhóm gây bất lợi cho toàn xã hội vì nó dẫn đến sản lượng quá
thấp còn giá thì quá cao. Nhà hoạch định chính sách tìm cách buộc doanh nghiệp độc quyền
nhóm cạnh tranh, chứ không được cấu kết với nhau bằng đạo luật chống độc quyền.
V. Ứng dụng tình thế lưỡng nan của những người tù vào việc định giá trong độc quyền
nhóm
1. Mô hình đường cầu gãy
Vì hợp tác là khó duy trì, nên các doanh nghiệp đều mong muốn có sự ổn định, nhất là ổn định
giá cả. Đó là lý do tại sao giải thích tính cứng nhắc của giá cả là một đặc điểm của thị trường độc
quyền nhóm. Cho dù chi phí giảm hay nhu cầu giảm thì doanh nghiệp cũng không giảm giá vì có
thể gây ra hiểu lầm và chiến tranh giá cả sẽ tái diễn.

52
Trong thị trường độc quyền nhóm, các doanh nghiệp tin tưởng rằng khi họ thực hiện chiến lược
giảm giá để tăng thị phần thì lập tức các doanh nghiệp khác cũng sẽ thực hiện chiến lược giảm
giá theo vì các doanh nghiệp khác biết rằng nếu không làm như vậy họ sẽ bị mất thị phần trên thị
trường. Đồng thời, họ cũng tin rằng nếu họ thực hiện một chiến lược tăng giá thì các doanh
nghiệp khác sẽ không tăng giá theo vì những doanh nghiệp này biết rằng tăng giá là dại dột và thị
phần sẽ rơi vào tay của doanh nghiệp khác.
Như vậy, đối với các doanh nghiệp trong thị Hình 11.3: Đường cầu gãy khúc và mức
giá cứng nhắc trong độc quyền nhóm
trường độc quyền nhóm, họ phải đối diện với một
Tiền
đường cầu gãy khúc. Đường cầu gãy khúc của
doanh nghiệp làm cho đường doanh thu biên MR
MC’
bị đứt đoạn ngay tại điểm gãy khúc này. (Như
hình 11.3) Điều này giải thích tại sao trong độc MC
P*
quyền nhóm giá cả lại mang tính cứng nhắc.
Nếu chi phí biên của một doanh nghiệp nào đó
tăng từ MC lên MC’ thì doanh nghiệp vẫn sản
xuất ở mức sản lượng Q* và bán với mức giá P*.
D
Lưu ý: Mô hình truyền thống này chỉ đúng khi các
doanh nghiệp trong thị trường có qui mô và khả
năng như nhau.
Q* Q
2. Phát tín hiệu giá và chỉ đạo giá MR
Một trong những trở ngại chính của việc định giá
cấu kết ngầm là các hãng khó thống nhất được với nhau về mức giá. Sự thống nhất trở lên phức
tạp khi cầu thay đổi và chi phí thay đổi. Khi gặp vấn đề này, đôi khi dạng cấu kết ngầm được phát
ra. Ví dụ một hãng thông báo rằng nó tăng giá và hy vọng rằng các đối thủ sẽ coi đây là tín hiệu
và sẽ tăng giá theo. Nếu các đối thủ làm như thế thì kiểu chỉ đạo giá đã được thiết lập. Theo cách
này, các hãng giải quyết được vấn đề thống nhất giá.
Bài tập
1. Hãy phân loại các thị trường sau đây thành cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền và cạnh tranh độc
quyền. Hãy giải thích câu trả lời của bạn
a. Nước sạch đóng chai
b. Dịch vụ điện thoại địa phương
c. Son môi
d. Gạo
2. Đặc điểm nào của hàng hóa bán ra làm cho doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền khác với doanh
nghiệp độc quyền?
3. Hãy xem xét mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Mêhico. Giả sử nhà lãnh đạo của hai nước
tin vào kết quả khách nhau của các chính sách thương mại như sau
Mỹ
Thuế quan thấp thuế quan cao
Mehico

Thuế quan thấp 25 ,25 10, 30

Thuế quan cao 30, 10 20,20 tỷ

53
a. Chiến lược vượt trội của Mỹ là gì? của Mêhico là gì? Hãy giải thích?
b. Cân bằng Nash của chính sách thương mại là gì?
c. Trong năm 1993, quốc hội Mỹ đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)
trong đó Mỹ và Mêhico thỏa thuận cùng cắt giảm hàng rào thương mại. Liệu các kết quả được
trình bày ở đây có biện minh cho cách tiếp cận chính sách thương mại đó không?

54

You might also like