You are on page 1of 2

Lớp văn Thầy Hoa Giáo xứ Lập Thạch

Họ và tên: Phê-rô. Trần Đăng Chương Giáo xứ: Thanh Tân


Lời nhận xét của thầy giáo.
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Đề bài: Bình giảng câu tục ngữ: “Quen sợ dạ, lạ sợ áo”.
Bài làm:

Con người thường hay phân biệt giữa kẻ lạ - người quen, giữa người tốt –
kẻ xấu, nên thái độ đối xử giữa người này, người kia cũng khác nhau. Chính vì
thế, để giáo dục ta về cách đối nhân xử thế, tục ngữ có câu: “Quen sợ dạ, lạ sợ
áo”. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem câu nói trên muốn khuyên ta điều gì?

Trước hết, ta cần làm rõ “quen” là gì? Quen là đã biết từ trước và tiếp xúc
nhiều lần trong đời sống. Người quen là người mà ta đã hiểu biết họ cách thông
thuộc. Trái lại, “lạ” có nghĩa là chưa từng được thấy, chưa được biết đến. Người
lạ là người không quen biết, là người chưa bao giờ thấy trước khi gặp mặt lần
đầu. Còn, “dạ” là bụng hay lòng, tượng trưng cho những tâm tính, ý nghĩ, tình
cảm bên trong của con người. Ngược lại, “áo” là vật che thân, dùng để trang trí
cho vẻ bề ngoài của mỗi người. Tác giả sử dụng những hình ảnh trái ngược
nhau để làm nổi bật ý nghĩa của câu nói đó là: con người quen biết nhau thì
đánh giá nhau qua lòng dạ, lối ăn ở; không biết nhau thì đánh giá nhau qua vẻ
ngoài.

Vậy, tại sao tác giả lại nói: “Quen sợ dạ”? Vì những người quen biết thì
hiểu lòng dạ của nhau, nên sẽ bị người đời có thái độ sợ khác nhau. Quen với
người tốt thì chúng ta có thái độ kính sợ và tôn trọng tấm lòng bác ái của họ.
Trái lại, quen với người xấu thì chúng ta coi thường những việc làm của những
con người đó. Chính Thu Quát đã từng nói: “Nếu ta làm điều thiện, dù chỉ là
học trò nghèo, cũng có người kính phục vì phẩm hạnh. Nếu ta làm điều ác, dù
địa vị cực cao, cũng có người phê phán chống lại.” (Minh Tâm Bảo Giám).
Thật vậy, người tốt thì được người khác kính trọng, còn kẻ xấu thì bị người đời
coi thường.

Mặt khác, cũng có nhiều người ta quen biết nhưng chưa chắc đã hiểu
được lòng dạ của họ. Bởi, cổ nhân đã từng nói: “Biết người biết mặt khó biết
lòng”. Thật vậy, họ là những kẻ đạo đức giả, miệng thì năm mô nhưng bụng thì
một bồ dao găm. Vì thế, chúng ta phải cẩn thận khi giao tiếp với những con
người đó.
1
Lớp văn Thầy Hoa Giáo xứ Lập Thạch

Trái lại, câu tục ngữ cũng nhận định: “Lạ sợ áo”? Vậy, tại sao tác giả lại
nói như thế? Vì những người không quen biết thì chúng ta chỉ đánh giá qua
trang phục hay lời ăn tiếng nói của họ, mà không biết tính tình, nội tâm bên
trong. Trên thực tế, khi nhìn thấy ai ăn mặc lịch thiệp thì chúng ta có thái độ tôn
trọng hơn là những người trang phục xề xòa, xốc xếch. Hơn nữa, vì chưa quen
biết nhau nên chúng ta sẽ ấn tượng nhau qua cách ăn mặc của người khác. Thật
vậy, nếu một người áo quần gọn gàng, sang trọng thì chúng ta sẽ có cảm giác
thân thiện và đáng tin hơn những ai mặc lôi thôi, nhếch nhác. Vì thế, chúng ta
cần làm đẹp hình ăn mặc chỉnh tề, để tạo thiện cảm đối với người khác. Bởi,
hình thức bên ngoài là cần thiết đối với những người chưa từng gặp lần nào.

Bản thân là một người trẻ, là một Ki-tô hữu, và là một ứng sinh Linh
mục. Dẫu biết rằng, hình thức bên ngoài chỉ là phụ, nhưng chúng ta cũng phải
ăn mặc sạch sẽ gọn gàng, để thể hiện sự tôn trọng người khác. Tuy nhiên, chúng
ta không được quá chú trọng hình thức bên ngoài, mà quên đi căn tính bên trong
của một Ki-tô hữu. Hơn thế nữa, là một ứng sinh Linh mục, chúng ta không
những làm đẹp vẻ bề ngoài, mà còn phải trang điểm tâm hồn, để xứng đáng là
Đền thờ của Chúa Thánh Thần. Bởi tục ngữ có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Thật vậy, phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của
hình thức bên ngoài. Vì thế, chúng ta cần thanh lọc tâm hồn, xóa bỏ mọi vết nhơ
của tội, cùng với đó, phải cố gắng rèn luyện tri thức, để xứng đáng là người con
của Chúa.

Mặt khác, là thành viên của Hội Thánh, chúng ta phải tôn trọng và yêu
thương tất cả mọi người, không được phân biệt giữa lạ - quen, hay sang - hèn
cũng như tốt – xấu. Bởi, con người được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa,
có phẩm giá cao quý như nhau. Chính Thánh Augustinô cũng từng nói rằng:
“Chúng ta phải yêu mến người thân cận hoặc vì người đó tốt, hoặc để cho
người đó có thể trở nên tốt hơn”. Thật vậy, chúng ta phải “muối và ánh sáng”
giữa thế gian này, để biến đổi và cảm hóa người xấu thành người tốt. Chúng ta
phải mang Chúa đến với tất cả mọi người bằng chính đời sống đạo, như thế, là
cách rao giảng Tin Mừng hữu hiệu nhất.

Tóm lại, qua phần phân tích trên, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta, đối với
người quen biết thân mật, thì lấy lòng tốt mà cư xử với nhau. Đối với người lạ
cần phải chú ý hình thức bên ngoài, bởi những người chưa biết thì sẽ đánh giá ta
qua vẻ bề ngoài. Hơn thế nữa, chúng ta phải lấy lòng bác ái mà yêu thương và
tôn trọng tất cả mọi người. Chính Chúa Giê-su đã dạy rằng: “Anh em hãy yêu
thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15,12).

You might also like