You are on page 1of 10

BÀI GIẢNG ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH MATH1090

Võ Thị Như Quỳnh

Tuần 4

1 Các tính chất của định thức và các phương


pháp tính
Định thức của một ma trận vuông cấp n được định nghĩa bằng quy nạp theo n
bởi công thức khai triển Laplace theo hàng thứ 1:

a11 a12 . . . a1n

a21 a22 . . . a2n
det(A) = . (1)

.. ..
.. . .

an1 a12 . . . ann
= a11 det(A11 ) − a12 det(A12 ) + · · · + (−1)1+n a1n det(A1n ) (2)

trong đó Aij được gọi là ma trận con tương ứng với phần tử aij (thuộc giao
hàng i và cột j) thu được từ A bằng cách xóa đi hàng và cột chứa aij (xóa hàng
i và cột j). Chẳng hạn:
 
a a12
det(a11 ) = a11 , det 11 = (a11 a22 − a12 a21 )
a21 a22

 
a11 a12 a13      
a a23 a a23 a a22
det a21 a22 a23  = a11 det 22 − a12 det 21 + a13 det 21 .
a32 a33 a31 a33 a31 a32
a31 a32 a33

Nhận xét 1.1. Việc tính det A đối với một ma trận vuông A cấp n khai triển
Laplace truy hồi, ta cần thực hiện n! phép tính, khá lớn. Chẳng hạn với n = 20
ta cần 20! = 2, 432, 902, 008, 176, 640, 000 phép tính. Vì vậy, ta sẽ khảo sát một
số tính chất của định thức để góp phần giảm thiểu số phép tính cho định thức.
Ta thừa nhận tính chất sau đây. Chứng minh của định lý này khá dài và
phức tạp. Tính chất này nói rằng "quy tắc" khai triển Laplace theo hàng thứ
1 để định nghĩa định thức của ma trận vuông A cũng áp đụng được cho một
hàng bất kỳ và một cột bất kỳ.

1
Định lý 1.2 (Khai triển Laplace theo hàng và theo cột). Khai triển
Laplace theo một hàng bất kỳ hay một cột bắt kỳ của ma trận vuông A cũng có
giá trị bằng det(A).
(a) Khai triển Laplace theo hàng i:

det A = (−1)i+1 ai1 det Ai1 + (−1)i+2 ai2 det Ai2 + · · · + (−1)i+n ain det Ain .

(b) Khai triển Laplace theo cột j:

det A = (−1)1+j a1j det A1j +(−1)2+j a2j det A2j +· · ·+(−1)n+j anj det Anj .

+ Lưu ý rằng dấu của cặp aij det Aij là (−1)i+j có thể xác định theo quy
tắc của bảng sau: các dấu + và − đan xen lẫn với nhau
 
+ − + ...
− + − . . . 
.
.. .. .. . .

. . . .

+ Mỗi số hạng aij det Aij = 0 nếu aij = 0 mà không cần tính det Aij . Do đó
để tính det A bằng khai triển Laplace ta chọn hàng nào hoặc cột nào
có nhiều giá trị 0.
 
1 5 0
Ví dụ 1.3. Tính det 2 4 1.
0 −2 0

Lời giải:. Ta thấy hàng thứ 3 và cột thứ 3 có nhiều giá trị 0. Do đó ta tính
det A bằng khai triển Laplace theo hàng 3 hoặc cột 3. Ta sẽ thấy dù khai triển
theo hàng nào, cột nào thì đều có giá trị bằng nhau.
+ Khai triển Laplace theo hàng 3:
 
1 5 0
det 2 4 1
0 −2 0
     
5 0 1 0 1 5
= (−1)3+1 0. det + (−1)3+2 (−2). det + (−1)3+3 0. det
4 1 2 1 2 4
= (−1)(−2)(1.1 − 2.0) = 2.

+ Khai triển Laplace theo cột 3:


 
1 5 0
det 2 4 1
0 −2 0
     
2 4 1 5 1 5
= (−1)1+3 0. det + (−1)2+3 1. det + (−1)3+3 0. det
0 −2 0 −2 2 4
= (−1).1(1.(−2) − 0.5) = 2.

2
+ Tính det A bằng định nghĩa, khai triển Laplace theo hàng 1:
 
1 5 0
det 2 4 1
0 −2 0
     
4 1 2 1 2 4
= 1. det − 5. det + 0. det
−2 0 0 0 0 −2
= 1.(4.0 − (−2).1) − 5(2.0 − 0.1) + 0 = 2.

 
3 −7 8 9 −6
0
 2 −5 7 3
0
Ví dụ 1.4. Tính det A với A =  0 1 5 0 
0 0 2 4 1
0 0 0 −2 0
Lời giải. Đầu tiên ta khai triển det A theo cột 1, rồi tiếp tục cho các bước tiếp
theo.
 
3 −7 8 9 −6
0 2 −5
2 −5 7 3
7 3
0
1 5 0
 1 5 0
0 0
det  1 5 0  = 3 = 3.(2) 2 4 1 = 3.2.2 = 12.

0 2 4 1
0 0 2 4 1 0 −2 0
0 0 −2 0
0 0 0 −2 0

Hệ quả 1.5 (Định thức ma trận dạng tam giác). Định thức một ma trận
vuông dạng tam giác (trên, dưới) bằng tích các phần tử trên đường chéo chính.
Cụ thể

a11 a12 . . . a1n a11 0 ... 0

0 a22 . . . a2n a21 a22 . . . 0

.. .. .. = a a . . . a , .. .. .. = a a . . . a .
. . . 11 22 nn . . . 11 22 nn

0 0 . . . a nn
an1 an2 . . . a nn


Hệ quả 1.6 (Định thức ma trận có 1 hàng (hoặc cột) bằng 0). Nếu ma
trận vuông A có một hàng nào đó hoặc một cột nào đó gồm các phần tử 0 thì
det A = 0.
Chứng minh. Nếu A có hàng thứ i gồm các giá trị 0, ta khai triển theo hàng
đó.Tương tự đối với cột.

3 −7 8 9 −6

0 2 −5 7 3

Ví dụ 1.7. 0 0 1 5 0 = 0 vì có hàng cuối gồm các phần tử 0 nên
0 0 2 4 1

0 0 0 0 0
ta khai triển Laplace theo hàng đó.

3
Định lý 1.8 (Định thức và phép chuyển vị). Định thức của chuyển vị của
một ma trận vuông bằng định thức của ma trận đó. Cụ thể det At = det A.
Định lý này cho ta thấy mọi tính chất của det A khi thực hiện với các hàng
cũng đúng đối với khi ta thực hiện với các cột của nó. Chứng minh của định lý
được chứng minh bằng quy nạp. Dưới đây ta sẽ mô tả cho các ma trận cấp 2
và cấp 3 tương ứng:

a b a x
ˆ det(A) = t
= ay-bx và det(A ) = = ay-xb. Do đó |A| = |At |.
x y b y

ˆ Ta có

m n k
b c a c a b
det A = a b c = m
−n
+k (khai triển theo hàng 1).
x y z y z x z x y

m a x
t
b y a x a x
det A = n b y = m
−n
+k (khai triển theo cột 1).
k c z c z c z x y

Mỗi định thức cấp 2 là định thức của các chuyển vị các ma trận tương
ứng ở A, theo phần trên, chúng bằng nhau. Do đó det At = det A.
Định lý 1.9 (Định thức và 3 phép toán sơ cấp). Cho A là một ma trận
vuông cấp n.
(1) Hoán đổi hai hàng (cột) của A ta thu được ma trận mới B, khi đó det B =
− det A.
(2) Nhân một hàng (cột) của A với c ta thu được ma trận mới B, khi đó
det B = c det A.
(3) Cộng một số lần một hàng (cột) của A vào hàng (Cột) khác ta thu được
ma trận mới B, khi đó det B = det A.

Định lý có thể chứng minh bằng quy nạp theo cấp của ma trận A. Ở đây ta
lấy một số ví dụ cho các khẳng định đó, tập trung vào ma trận cấp 2-cấp khởi
đầu cho quá trình quy nạp.

a b
Ví dụ 1.10. Ta có det A = = ay = bx.
x y
(1) Đổi chỗ 2 hàng:

x y a b

a = xb − ya = −(ay − bx) = − .
b x y

(2) Nhân hàng 2 với c:



a+ b
= a(cy) − (cx)b = c(ay − bx) = c a b


cx cy x .
y

4
(3) Nhân hàng 2 với c sau đó cộng vào hàng 1:

a + cx b + cy
= (a + cx)y − (x)(b + cy) = (ay − bx) = a b


x .
y x y

Áp dụng các phép sơ cấp như thế nào cho hiệu quả?
Trả lời: Dùng 3 phép biến đổi sơ cấp đê đưa ma trận ban đầu về dạng tam
giác (có hàm định thức đơn giản), Thuật toán này gồm 2 bước:
Bước 1: Dùng 3 phép biến đổi sơ cấp đưa ma trận ban đầu về dạng
tam giác. Mỗi bước biến đổi như thế, định thức của ma trận sai khác một hằng
số, theo định lý trên, bởi một hệ số.
Bước 2: Tính định thức ma trận dạng tam giác, và lượt tính các định thức ma
trận ban đầu theo công thức biến đổi của quá trình trên.

0 1 5

Ví dụ 1.11. Tính 3 −6 9 .
2 6 1

Hướng dẫn và lời giải. Ta dùng 3 phép biến đổi sơ cấp đối với hàng đưa ma
trận A về dạng tam giác. Chú ý rằng mỗi phép biến đổi, định thức ma trận mới
thay đổi bởi hằng số so với đinh thức ban đầu.
ˆ Dùng hàng đầu tiên để khử các phần tử ở cột 1 các hàng còn lại về 0, do
đó phần tử đầu tiên của hàng 1 cần khác 0. Vì vậy ta đổi hàng 1 cho một
hàng khác có phần tử đầu tiên khác 0.

0 1 5 3 −6 9

3 −6 9 = − 0 1 5 (đổi chỗ hàng 1 và hàng 2)

2 6 1 2 6 1

1 −2 3

= −3 0 1 5 (đưa thừa số chung 3 ở hàng 1 ra ngoài)
2 6 1

ˆ Để hàng thứ 3 có phần tử đầu tiên bằng 0, ta nhân hàng 1 với (−2) rồi
cộng vào hàng 3, định thức không thay đổi. Thực hiện tương tự cho quá
trình sau đối với các hàng còn lại và các cột còn lại.

1 −2 3

= −3 0 1 5 ((−2)H1 + H2 −→ H2 )
0 10 −5

1 −2 3

= −3 0 1 5 ((−10)H2 + H3 −→ H3 )
0 −55
= (−3).1.1.(−55) = 165.

5
Định lý 1.12 (Định thức và tính đa tuyến tính, thay phiên). Cho
A = (aij )n×n là một ma trận vuông cấp n.
(1) Nếu các phần tử của một cột j nào đó (tương tự đối với hàng) của A
được viết thành tổng của hai số hạng:

aij = aa0ij + ba”ij , (i = 1, . . . n)

thì định thức của A được phân tích thành tổng:

det A = a det A0 + b det A”

trong đó A0 là ma trận thu được từ A bằng cách thay cột thứ j bởi cột gồm
các phần tử a01j , . . . , a0nj tương ứng; A” bằng cách thay cột thứ j bởi cột
gồm các phần tử a”1j , . . . , a”nj tương ứng.
(2) Nếu A có 2 cột (hoặc 2 hàng) giống nhau thì det A = 0.
Chứng minh. Điều kiện (2) thu được khi ta trừ hai cột (hàng) đó, cột (hàng)
mới gồm các giá trị 0, nên định thức mới =0, do đó định thức ban đầu bằng 0.
Chứng minh điều kiện (1) bằng việc khai triển Laplace tại cột j (hàng).
Dưới đây ta sẽ mô tả cho trường hợp cấp 2:
(1) Tính đa tuyến tính:
a11 a.a012 + b.a”12 a012

a11 a11 a”12
a21 a.a022 + b.a”22 = a. a21 0 + b. .

a22 a21 a”22

Ta có

V T = a11 (a.a022 +b.a”22 )−a21 (a.a012 +b.a”12 ) = a(a11 a022 −a21 a012 )+b(a11 a”22 −a21 a”12 ).

(2) Tính thay phiên


a a

b = 0.
b

Hệ quả 1.13 (Các điều kiện để định thức ma trận bằng 0). Cho A là
một ma trận vuông. Khi đó det A = 0 nếu một trong các điều kiện sau thỏa
mãn:
(1) Nếu A có 2 hàng (cột) giống nhau;
(2) Nếu A có 2 hàng (cột) tỉ lệ với nhau;
(3) Nếu A có một hàng (hoặc 1 cột) gồm các giá trị 0.
(4) Nếu A có một hàng (cột) là "một tổ hợp tuyến tính" của các hàng (cột)
khác.

6
Định lý 1.14 (Định thức và tích hai ma trận). det AB = (det A)(det B).
Chúng ta sẽ phân tích chứng minh định lý sau khi tìm hiểu thuật toán khử
Gauss trong phần Hệ phương trình tuyến tính: dùng các phép biến đổi sơ cấp
đối với hàng để đưa một ma trận về dạng bậc thang.
   
2 −4 3 −1
Ví dụ 1.15. Cho A = và B = . Ta có
−1 1 2 1

det A = −2, det B = 5 =⇒ (det A)(det B) = −10.


    
2 −4 3 −1 −2 −6
Và AB = = do đó det(AB) = −10 = (det A)(det B).
−1 1 2 1 −1 2

Chú ý rằng: det(A + B) = det A + det B không đúng trong trường hợp
tổng quát. Chẳng hạn
   
−1 0 1 0
det = det =1
0 −1 0 1
     
−1 0 1 0 0 0
Tuy nhiên + = do đó định thức bằng 0 6= 1 + 1.
0 −1 0 1 0 0

2 Áp dụng của định thức


2.1 Định thức và ma trận nghịch đảo
Một ma trận vuông A được gọi là khả nghịch nếu có A−1 (duy nhất) sao cho
A.A−1 = A−1 A = E ở đây E là ma trận đơn vị cùng cấp với A.
Nếu A khả nghịch thì phương trình ma trận

AX = B có nghiệm duy nhất X = A−1 B.

Thật vậy AX = B ⇐⇒ A−1 AX = A−1 B ⇐⇒ X = E.X = A−1 B (nhân trái


hai vế của phương trình với A−1 ).
Cho trước ma trận vuông A. Kiểm tra A có khả nghịch hay không?
Nếu có, tìm nghịch đảo A−1 của nó.
Sau đây là câu trả lời đầy đủ của câu hỏi trên, sử dụng lý thuyết định thức.
Nhắc lại rằng Aij là ma trận con tương ứng với aij của A. Ta định nghĩa
đại lượng
Cij = (−1)i+j det Aij
là phần bù đại số của aij . Theo định nghĩa và tính chất của det A ta có
(1)

det A = ai1 Ci1 + ai2 Ci2 + · · · + ain Cin (khai triển theo hàng i)
= a1j C1j + a2j C2j + · · · + anj Cnj (khai triển theo cột j)

7
(2) Thay các giá trị ở hàng thứ i bởi các giá trị ở hàng thứ k của A ta thu
được ma trận B có hàng thư i bằng hàng thứ k. Khai triển Laplace theo
hàng i cho det B:

0 = det B = ak1 Ci1 + ak2 Ci2 + · · · + akn Cin = 0 (với k 6= i).

(3) Thay các phần tử ở cột j của A bởi các phần tử cột k tương ứng ta thu
được ma trận B. Khi đó B có cột thứ j bằng cột thứ k nên

0 = det B = a1k C1j + a2k C2j + · · · + ank Cnj = 0 (với k 6= j).

Như vậy
    
a11 a12 ... a1n C11 C21 ... Cn1 det A 0 ... 0
 a21 a22 ... a2n   C12 C22 ... Cn2   0 det A ... 0 
..  =  ..
    
 .. .. ..   .. .. .. .. 
 . . .  . . .   . . . 
an11 an2 ... ann C1n C2n ... Cnn 0 0 ... det A
    (3) 
C11 C21 ... Cn1 f a11 a12 ... a1n det A 0 ... 0
 C12 C22 ... Cn2   a21 a22 ... a2n   0 det A ... 0 
..  =  ..
    
 .. .. ..   .. .. .. .. 
 . . .  . . .   . . . 
C1n C2n ... Cnn an11 an2 ... ann 0 0 ... det A
(4)
Định lý 2.1. Ma trận vuông A cấp n khả nghich nếu và chỉ nếu det A 6= 0.
Hơn nữa nếu det A 6= 0 thì
 
C11 C21 . . . Cn1
1 1   C12 C22 . . . Cn2 

A−1 = Ct =  .. .. ..  .
det A det A  . . . 
C1n C2n . . . Cnn

Chứng minh. Chứng minh định lý dựa vào tính chất của định thức và các quan
sát (3) và (4) ở trên.
+ Nếu A khả nghịch thì có A−1 sao cho A.A−1 = E. Suy ra 1 = det E =
det(AB) = (det A)(det B) nên det A 6= 0.
+ Giả sử det A 6= 0, theo (3) và (4) ta có

AC t = C t A = (det A)E.

Suy ra
1 1
A( C t) = ( C t )A = E.
det A det A
Vậy A khả nghịch và A−1 = det1 A C t .
 
1 2
Ví dụ 2.2. Cho A = . Ta có det A = 0 nên A không khả nghịch.
2 4

8
 
a b
Ví dụ 2.3 (Ma trận cấp 2). Cho A = . Ma trận A khả nghịch nếu
c d
det A = (ad − bc) 6= 0 và khi đó
 
1 d −b
A−1 = .
ad − bc −c a

Lời giải. Ta có
     
C11 C12 a −c d −b
= =⇒ C t = .
C21 C22 −b d −c a

Nếu det A = (ad − bc) 6= 0 thì


 
−1 1 1 d −b
A = Ct = .
det A ad − bc −c a

 
1 2 3
Ví dụ 2.4. Cho A = 2 5 3. Ta có det A = −1 nên A khả nghịch. Ta có
1 0 8

5 3 2 3 2 5
C11 =
= 40, C12 = − = −13, C13 = = −5
0 8 1 8 1 0

2 3 1 3 1 2
C21 = − = −16, C22 = = 5, C23 = − =2
0 8 1 8 1 0

2 3 1 3 1 2
C31 = = −9, C32 = − = 3, C33 =
= 1.
5 3 2 3 2 5

Do đó    
40 −13 −5 40 −16 −9
C = −16 5 2  =⇒ C t = −13 5 3 .
−9 3 1 −5 2 1
Khi đó  
−40 16 9
1 t 
A−1 = C = 13 −5 −3 .
−1
5 −2 −1

2.2 Định thức và diện tích, thể tích

Tài liệu
[1] David F. Parkhurst, Introduction to Applied Mathematics for Environmental
Science, Springer, 2006.

9
[2] Nguyễn Đình Trí, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh, Toán học cao cấp, Tập
1-NXB Giáo dục, 2001.
[3] Nguyễn Thủy Thanh, Toán cao cấp, Tập 1-NXB ĐHQG Hà Nội, 2005.
[4] David Lay, Linear algebra and its applications

[5] Trần Trọng Huệ, Đại số tuyến tính và hình học giải tích
[6] Phó Đức Tài, Giáo trình đại số tuyến tính

10

You might also like