You are on page 1of 9

KHỐI ĐẦU TƯ

BÁO CÁO TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ --


Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương,
Trung Hòa - Nhân Chính, Hà Nội

Tháng 8/2014

Tóm tắt nội dung

 Mỹ: GDP quý 2/2014 của Mỹ tăng mạnh so với quý trước và cao hơn ước
tính do tăng trưởng tốt trong tiêu dùng khi thị trường lao động đã dần cải
thiện. Trong tháng, hoạt động sản xuất cũng tiếp tục mở rộng dù tốc độ chậm
lại, một phần do lo ngại về bất ổn địa chính trị. Niềm tin tiêu dùng đã tăng
lên mức cao nhất 14 tháng. Tuy nhiên thị trường nhà đất đang chững lại.
Nền kinh tế Mỹ cho thấy tín hiệu phục hồi, nhưng vẫn còn sớm để Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra quyết định nâng lãi suất sớm hơn dự kiến.

 Châu Âu: Nền kinh tế phục hồi chậm khi lĩnh vực sản xuất đang có dấu hiệu
giảm tăng trưởng, niềm tin tiêu dùng sụt giảm rất mạnh khi căng thẳng chính
trị của Khu vực với Nga gia tăng. Trước áp lực đó, Ngân hàng Trung ương
Châu Âu đã giảm lãi suất điều hành xuống mức thấp kỷ lục nhưng chỉ số giá
tiêu dùng vẫn tăng rất thấp. Trong tháng, ECB đã công bố kế hoạch kích
thích kinh tế mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang rất trì trệ của Khu vực.

 Nhật Bản: Kinh tế Nhật Bản đón nhận khá nhiều tin tức tích cực trong tháng
9 như hoạt động sản xuất tiếp tục mở rộng tuy có chậm hơn tháng trước,
doanh số bán lẻ tăng nhanh hơn dự báo, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại
Người thực hiện:
và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên, niềm tin tiêu dùng tháng 8 giảm do lo
Đào Thanh Hằng
ngại về tăng trưởng thu nhập và việc làm.
Chuyên viên Phân tích
E: hangdt.pgbank@petrolimex.com.vn
 Trung Quốc: Hoạt động sản xuất và dịch vụ tại Trung Quốc tháng 9 mở rộng
T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 360
với tốc độ thấp hơn tháng trước, đồng thời sản xuất công nghiệp và doanh số
Bùi Quỳnh Vân bán lẻ tăng trưởng chậm lại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh,
Chuyên viên Phân tích
riêng CPI tăng chậm và thấp hơn dự báo. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc
E: vanbq.pgbank@petrolimex.com.vn
có thể không đạt mục tiêu tăng 7,5% năm nay, một mặt nước này vẫn tập trung
T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243
vào các mục tiêu tăng trưởng bền vững như việc làm và lạm phát, mặt khác,
PBoC vừa quyết định bơm tiền tăng thanh khoản và nới lỏng điều kiện cho vay
thế chấp để hỗ trợ thị trường bất động sản.

 Việt Nam: Tăng trưởng kinh tế tăng dần theo các quý và đã cao hơn cùng kỳ
2 năm gần đây. Điều kiện sản xuất nói chung đã lấy lại đà tăng trưởng sau
Với sự đóng góp ý kiến của: một tháng chậm lại, sản xuất công nghiệp nói riêng tiếp tục xu hướng gia
tăng, doanh số bán lẻ (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) cũng tăng so với cùng
Nguyễn Đức Hải
kỳ. Các chỉ số cho thấy nền kinh tế đang dần hồi phục và có thể đạt mục tiêu
Phó trưởng Phòng Nghiên cứu
tăng trưởng 5,8%. Tuy nhiên các doanh nghiệp sẽ vẫn phải đối diện với
và Phân tích
E: haind.pgbank@petrolimex.com.vn
nhiều khó khăn khi tăng trưởng tín dụng chưa cao, tình hình giải quyết nợ
xấu còn chậm.
Xin vui lòng tham khảo Khuyến
cáo sử dụng ở trang cuối
MỸ

GDP quý 2/2014 của Mỹ tăng mạnh so với quý trước và cao hơn ước tính do tăng trưởng
tốt trong tiêu dùng khi thị trường lao động đã dần cải thiện. Trong tháng, hoạt động sản
xuất cũng tiếp tục mở rộng dù tốc độ chậm lại, một phần do lo ngại về bất ổn địa chính
trị. Niềm tin tiêu dùng đã tăng lên mức cao nhất 14 tháng. Tuy nhiên thị trường nhà đất
đang chững lại. Nền kinh tế Mỹ cho thấy tín hiệu phục hồi, nhưng vẫn còn sớm để Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra quyết định nâng lãi suất sớm hơn dự kiến.

Biểu đồ 1: GDP qq Hoạt động kinh tế quý 2/2014 tăng mạnh hơn ước tính:
%
05
5,0 05 GDP quý 2/2014 tăng 4,6%, cao hơn nhiều so với mức 4,2% trong số liệu ước tính công bố lần trước
4,0 04
03
và trùng với dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Trước đó, GDP quý 1/2014 tại Mỹ giảm 2,9%.
3,0
03
02 02
2,0
Hoạt động sản xuất và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng nhưng với tốc độ chậm lại:
1,0
00
,0 Viện quản lý nguồn cung (ISM) cho biết tăng trưởng trong hoạt động sản xuất của Mỹ đã có
-1,0
sự sụt giảm đáng chú ý trong tháng 9. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất
-2,0
-02 giảm xuống 56,6 điểm trong tháng 9 từ 59 điểm trong tháng 8 và thấp hơn dự đoán giảm
-3,0
6/12 9/12 12/12 3/13 6/13 9/13 12/13 3/14 6/14 xuống 58,5 điểm của các chuyên gia kinh tế. Với sự sụt giảm mạnh hơn dự kiến, PMI sản xuất
Biểu đồ 2: PMI sản xuất và dịch vụ bắt đầu chậm lại sau khi chạm mức cao nhất kể từ tháng 3/2011 trong tháng trước. PMI sản
PMI khu vực sản xuất
xuất tháng 9 vẫn tiếp tục phản ánh triển vọng kinh doanh tích cực mặc dù có dấu hiệu chậm lại
59
PMI khu vực dịch vụ do thiếu hụt lao động và những lo ngại về tình hình bất ổn địa chính trị. Đồng thời tốc độ tăng
58,6
57 trưởng lĩnh vực dịch vụ giảm nhẹ trong tháng 9. PMI dịch vụ giảm từ 59,6 xuống 58,6 điểm,
56,6
55 nhưng vẫn cao hơn mức dự đoán giảm xuống 58,5 điểm của các chuyên gia kinh tế.
53
Tốc độ cải thiện của thị trưởng lao động tăng mạnh:
51
- ADP cho biết tình hình việc làm của Mỹ tăng hơn dự kiến trong tháng 9 khi số lượng việc
49
09/11 03/12 09/12 03/13 09/13 03/14 09/14 làm tăng 213.000 việc sau khi tăng 202.000 việc trong tháng 8 và cao hơn nhiều so với dự
đoán tăng 205.000 việc của các chuyên gia kinh tế.
Biểu đồ 3: Tỷ lệ thất nghiệp
%
10 - Bộ Lao động Mỹ cho thấy, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm từ 295.000 xuống
9,5

9
287.000 đơn từ, trái với dự đoán tăng lên 297.000 đơn của các chuyên gia kinh tế trong tuần
8,5 kết thúc vào ngày 27/9. Số đơn bình quân 4 tuần giảm xuống 294.750 đơn từ 299.000 đơn
8

7,5 trong tuần trước đó. Với mức giảm này, số đơn bình quân 4 tuần giảm xuống mức thấp nhất kể

6,5
7
từ tuần kết thúc vào ngày 2/8.
6

5,5
5,9 - Bộ Lao động Mỹ cũng cho số lượng việc làm phi nông nghiệp tăng 248.000 việc trong tháng
9/10 3/11 9/11 3/12 9/12 3/13 9/13 3/14 9/14
Tỷ lệ thất nghiệp 9 sau khi tăng 180.000 việc trong tháng trước đó và cao hơn mức dự đoán tăng lên 215.000
Biểu đồ 4: Thị trường nhà đất việc của các chuyên gia. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5,9% trong tháng 9 từ 6,1% trong
Triệu căn tháng 8 và thấp hơn mức dự đoán không đổi ở 6,1% của các chuyên gia kinh tế. Với sự sụt
6 60%
5 50% giảm này, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ mức tháng 7/2008.
40%
4 30%
3 20%
Đà phục hồi của thị trường nhà đất chững lại:
2 10%

1
0% - Số lượng nhà mới xây giảm mạnh 14,4% trong tháng 8, đồng thời, số giấy phép đăng ký xây
-10%
0 -20% dựng nhà giảm 5,6% trong tháng 8.

Doanh số nhà cũ Số giấy phép xây dựng yy - Doanh số bán nhà cũ cũng bất ngờ giảm trong tháng 8 sau 4 tháng tăng liên tiếp khi giảm
1,8% xuống 5,05 triệu căn trái với dự đoán tăng lên 5,15 triệu căn của các chuyên gia kinh tế.
Biểu đồ 5: Niềm tin tiêu dùng
86,0 - Trong khi đó, doanh số bán nhà mới trong tháng 8 tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn 6
84,0

82,0
84,6 năm khi tăng 18%.
80,0

78,0 Niềm tin tiêu dùng


76,0

74,0 Chỉ số niềm tin tiêu dùng do Reuters và Đại học Michigan thực hiện đã tăng từ 82,5 lên 84,6
72,0
điểm trong tháng 9, đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 7/2013. Các yếu tố chính thúc đẩy
70,0
9/12 11/12 1/13 3/13 5/13 7/13 9/13 11/13 1/14 3/14 5/14 7/14 9/14 niềm tin tiêu dùng trong tháng 9 là tăng trưởng kinh tế và thu nhập cá nhân đều tốt.
CHÂU ÂU

Nền kinh tế phục hồi chậm khi lĩnh vực sản xuất đang có dấu hiệu giảm tăng trưởng, niềm
tin tiêu dùng sụt giảm rất mạnh khi căng thẳng chính trị của Khu vực với Nga gia tăng.
Trước áp lực đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã giảm lãi suất điều hành xuống mức
thấp kỷ lục nhưng chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng rất thấp. Trong tháng, ECB đã công bố kế
hoạch kích thích kinh tế mới nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang rất trì trệ của Khu vực.

Biểu đồ 6: Chỉ số PMI Tốc độ mở rộng hoạt động sản xuất tiếp tục sụt giảm:
60 Chỉ số tổng hợp nhà quản trị mua hàng (PMI) do Markit Economics thực hiện đã giảm từ 52,5
55 52,4 xuống 52 điểm trong tháng 9, thấp hơn số sơ bộ 52,3 điểm và thấp hơn dự đoán giảm nhẹ
50 xuống 52,8 điểm của các chuyên gia kinh tế. Như vậy, chỉ số PMI tổng hợp tháng 9 đã ở mức
50,3
45 thấp nhất trong 10 tháng qua khi hoạt động kinh doanh mới tăng thấp nhất kể từ tháng
40 10/2013. Trong đó, PMI sản xuất giảm từ 50,7 xuống 50,3 điểm, thấp hơn số sơ bộ 50,5 điểm.
35 Theo đó, đây là mức thấp nhất trong 14 tháng trở lại đây. PMI dịch vụ của Khu vực cũng cho
30 thấy sự tăng trưởng chậm hơn, từ mức 53,1 xuống 52,4 điểm, thấp hơn số điểm 52,8 trong lần
07/09 07/10 07/11 07/12 07/13 07/14
PMI sản xuất PMI dịch vụ
ước tính sơ bộ.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 4,5 năm qua:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục ghi nhận mức tăng rất thấp trong tháng 9, đạt 0,3% so với
Biểu đồ 7: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy
1,2% cùng kỳ năm trước, giảm từ 0,4% trong tháng 8, thấp nhất trong 4,5 năm qua. Con số tháng

1,0%
này cho thấy CPI tiếp tục nằm dưới mức mục tiêu “thấp hơn nhưng gần 2%” của Ngân hàng
Trung ương Châu Âu, mặc dù ngân hàng này đã giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục vào đầu
0,8%
tháng 9.
0,6%

0,4%
Niềm tin tiêu dùng giảm tháng thứ 4 liên tiếp:
0,3%

0,2% Ủy ban Châu Âu cho biết niềm tin tiêu dùng của Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu
0,0% (Eurozone) giảm trong tháng 9 và còn giảm mạnh hơn dự kiến. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của
9/13 12/13 3/14 6/14 9/14
Khu vực giảm xuống -11,4 điểm trong tháng 9 từ -10 điểm trong tháng 8 và thấp hơn mức dự
đoán -10,5 điểm của các chuyên gia kinh tế. Theo đó, đây là lần giảm tháng thứ 4 liên tiếp và
Biểu đồ 8: Tỷ lệ thất nghiệp là mức điểm thấp nhất kể từ mức -12,7 điểm trong tháng 2/2014.
%
13,0
Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, nhưng số người thất nghiệp đã giảm:
12,0

11,0 11,5
Tỷ lệ thất nghiệp của Khu vực vẫn ổn định như dự kiến trong tháng 8 ở mức 11,5%, không
10,0 thay đổi so với tháng 7 và cũng trùng với dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Trong đó, số
9,0 người thất nghiệp giảm xuống 18,326 triệu người từ 18,463 triệu người trong tháng 7. Tỷ lệ
8,0 thất nghiệp trong độ tuổi dưới 25 cũng ổn định ở mức 23,3%. Trong tháng tương ứng cùng kỳ
7,0 năm trước, tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone là 12%. Tuy vẫn đang đà giảm nhưng tỷ lệ thất
08/06 08/07 08/08 08/09 08/10 08/11 08/12 08/13 08/14
nghiệp đang ở mức cao và tốc độ cải thiện khó nhanh khi các doanh nghiệp không muốn thuê
thêm nhân viên do lợi nhuận của họ bị giới hạn bởi khả năng chi tiêu của người tiêu dùng.

Biểu đồ 9: Niềm tin tiêu dùng Châu Âu Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) công bố kế hoạch kích thích kinh tế mới:
0
9/10 3/11 9/11 3/12 9/12 3/13 9/13 3/14 9/14 Sau khi bất ngờ công bố quyết định cắt giảm lãi suất bất chấp sự phản đối từ Ngân hàng trung
ương Đức trước áp lực giảm phát và tăng trưởng kinh tế chững lại của Khu vực Đồng tiền
-10
chung Châu Âu, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) - ông Mario Draghi cho biết
ECB sẽ tiến hành mua lại lượng lớn trái phiếu thế chấp bằng tài sản (ABS) ngay sau khi quý
-20 IV/2014 bắt đầu và sẽ kéo dài chương trình trên trong ít nhất 2 năm. Quyết định thực hiện
chương trình mua tài sản trên đã được ECB thông qua từ cuộc họp chính sách tiền tệ tháng
-30 trước nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (EUrozone) đối mặt với
Niềm tin người tiêu dùng
tình trạng tăng trưởng chậm và lạm phát thấp.
NHẬT BẢN

Kinh tế Nhật Bản đón nhận khá nhiều tin tức tích cực trong tháng 9 như hoạt động
sản xuất tiếp tục mở rộng tuy có chậm hơn tháng trước, doanh số bán lẻ tăng nhanh
hơn dự báo, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp giảm. Tuy nhiên,
niềm tin tiêu dùng tháng 8 giảm sau khi tăng 3 tháng trước đó do lo ngại về tăng
trưởng thu nhập và việc làm.

Hoạt động sản xuất giảm tốc trong tháng 9:

Biểu đồ 10: PMI sản xuất Theo báo cáo của Markit Economics, lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng
58
trong tháng 9 nhưng với tốc độ chậm hơn. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản
56

54
xuất trong tháng 9 đạt 51,7 điểm, thấp hơn mức 52,2 điểm trong tháng 8 và trái với dự đoán
52
51,7 tăng lên 52,5 điểm của các nhà phân tích. PMI sản xuất tháng 9 giảm nhưng vẫn trên mức 50
50 điểm do sản lượng sản xuất tăng nhanh hơn tháng trước và số lượng đơn đặt hàng mới tăng
48 tháng thứ 4 liên tiếp nhưng với tốc độ chậm hơn tháng trước.
46

44
Doanh số bán lẻ tăng mạnh hơn dự báo:
09/12 03/13 09/13 03/14 09/14

Doanh số bán lẻ của Nhật Bản tháng 8 bất ngờ tăng mạnh 1,2% so với cùng kỳ năm trước, từ
mức tăng 0,6% trong tháng trước và cao hơn nhiều so với dự đoán tăng 0,1% của các chuyên
gia kinh tế. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp doanh số bán lẻ Nhật tăng cho thấy ảnh hưởng của đợt
Biểu đồ 11: Chỉ số tiêu dùng (CPI) yy tăng thuế tiêu thụ đầu tháng 4 vừa qua đã giảm dần. So với tháng trước, doanh số bán lẻ sau
4 %
khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ tháng 8 tăng 1,9%, cao hơn dự báo tăng 0,5% và trái với mức
3 3,3
giảm 0,5% của tháng 7.
2

1 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng chậm lại so với tháng trước:
0
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước đúng như ước tính và
-1
thấp hơn mức 3,4% trong tháng 7. CPI cơ bản không bao gồm mặt hàng nhiên liệu và thực
-2
08/12 02/13 08/13 02/14 08/14
phẩm tăng 3,1% trong tháng 8 sau khi tăng 3,3% trong tháng 7 và thấp hơn mức dự đoán tăng
3,2% của các chuyên gia kinh tế. Cơ quan này cũng cho biết, trong tháng 8, giá nhiên liệu tăng
6,4%, giá thực phẩm tăng 4,9%, nội thất 4,6%. So với tháng trước, CPI tăng 0,2% và CPI cơ
Biểu đồ 12: Niềm tin tiêu dùng bản không thay đổi.
46
45
Niềm tin tiêu dùng giảm sau khi 3 tháng liên tiếp, trái với dự báo:
44
43
42
Văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết niềm tin tiêu dùng hộ gia đình giảm trong tháng 8
41,2
41 xuống còn 41,2 điểm từ mức 41,5 điểm trong tháng 7, và trái với dự đoán tăng lên 42,3 điểm
40
39 của các chuyên gia kinh tế. Trong 4 chỉ số thành phần, 3 chỉ số giảm trong tháng 8. Chỉ số đo
38
lường tăng trưởng thu nhập giảm 0,6 điểm xuống 38,5 điểm, chỉ số đo lường mức độ việc làm
37
36 giảm 0,9 điểm xuống 47,8 điểm, chỉ số đo lường sự sẵn lòng mua hàng hóa lâu bền cũng giảm
08/12 02/13 08/13 02/14 08/14
từ 39,5 điểm xuống 39,6 điểm. Trong khi đó, chỉ số đo lường sinh kế tổng thể tăng 0,6 điểm
lên 39,1 điểm trong tháng 8.

Biểu đồ 13: Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp giảm so với tháng trước:
%
6
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại nước này sau khi điều chỉnh
5
yếu tố mùa vụ trong tháng 8 giảm xuống mức 3,5% từ mức 3,8% của tháng trước. Ngoài ra, cơ
5 quan này cũng cho biết tỷ lệ việc làm/số ứng viên dùng đo lường nhu cầu lao động tháng 8 ổn
4 định ở mức 1,1 lần của tháng trước.
4
3,5
3
8/10 2/11 8/11 2/12 8/12 2/13 8/13 2/14 8/14
TRUNG QUỐC
Hoạt động sản xuất và dịch vụ tại Trung Quốc tháng 9 đều mở rộng với tốc độ thấp hơn tháng trước,
đồng thời sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều tăng trưởng chậm lại, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài giảm mạnh, riêng CPI tăng chậm và thấp hơn dự báo. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc có thể
không đạt mục tiêu tăng 7,5% năm nay, một mặt nước này vẫn tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng
bền vững như việc làm và lạm phát, mặt khác, PBoC vừa quyết định bơm tiền tăng thanh khoản và nới
lỏng điều kiện cho vay thế chấp để hỗ trợ thị trường bất động sản.

Hoạt động sản xuất vẫn mở rộng nhưng với tốc độ thấp nhất 4 tháng gần đây:
Biểu đồ 14: PMI sản xuất (HSBC)
53
Theo khảo sát của HSBC và Markit Economics, chỉ số PMI sản xuất tháng 9 ổn định ở mức
52
51 50,2 điểm từ tháng 8, thấp hơn dự báo 50,5 điểm của các chuyên gia và ở mức thấp nhất 4
50
50,2 tháng gần đây. Sản lượng sản xuất và số đơn hàng mới giảm trong khi các chỉ số về việc làm,
49
48
giá cả tăng ở mức thấp, số đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh góp phần khiến PMI sản xuất tháng
47 8 duy trì trên ngưỡng 50 điểm.
46
45
Hoạt động lĩnh vực dịch vụ mở rộng với tốc độ chậm lại:

Cũng theo HSBC và Markit Economics, PMI dịch vụ tháng 9 giảm xuống mức 53,5 điểm từ mức
Biểu đồ 15: Sản xuất công nghiệp yy 54,1 điểm của tháng 8. Tuy PMI giảm nhưng vẫn ở mức trên 50 điểm cho thấy hoạt động dịch vụ tiếp
%
12 tục mở rộng. Chỉ số tổng hợp phản ánh hoạt động sản xuất và dịch vụ trong tháng 9 đạt 52,3
10 điểm, ở mức trên 50 điểm tháng thứ 5 liên tiếp, nhưng thấp hơn mức 52,8 điểm trong tháng 8.
8 6,9 Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ đều tăng trưởng chậm lại trong tháng 8:
6
Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết sản xuất công nghiệp tháng 8 chỉ tăng 6,9% so với
4
cùng kỳ năm trước, thấp hơn dự báo tăng 8,8%, sau khi tăng 9% trong tháng 7. Đây là tháng
2
thứ 2 liên tiếp sản xuất công nghiệp giảm tăng trưởng. Doanh số bán lẻ tăng chậm lại tháng
0
8/13 10/13 12/13 2/14 4/14 6/14 8/14 thứ 3 liên tiếp trong tháng 8 với mức tăng chỉ đạt 11,9% so với cùng kỳ năm trước, sau khi
tăng 12,2% trong tháng 7 và thấp hơn mức dự đoán tăng 12,1% của các chuyên gia kinh tế.
Biểu đồ 16: Doanh số bán lẻ yy
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tháng 8 giảm:
15 %

14 Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm 14% so với cùng
13
11,9 kỳ năm trước xuống 7,2 tỷ USD trong tháng 8, sau khi giảm 17% trong tháng 7. Từ tháng 1
12
đến tháng 8 năm nay, tổng vốn FDI giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước xuống 78,3 tỷ USD.
11

10
CPI tháng 8 so với cùng kỳ năm trước tăng thấp hơn dự báo:
9

8 Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tăng 2% so với
7
8/13 10/13 12/13 2/14 4/14 6/14 8/14
cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 2,3% trong tháng 7 và thấp hơn dự đoán tăng 2,2% của
các chuyên gia kinh tế. CPI tháng 8 tăng thấp một phần nhờ chỉ số giá thực phẩm tháng 8 tăng
chậm lại ở mức 3% từ mức 3,6% của tháng trước. So với tháng trước, CPI tăng 0,2% trong
Biểu đồ 17: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy
% tháng 8. CPI tăng chậm lại đã tạo điều kiện thuận lợi để Trung Quốc thực hiện các biện pháp
3,5
kích thích kinh tế bổ sung nhằm bù đắp sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản.
3,0

2,5
2 Trung Quốc tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng, PBoC nới lỏng cho vay thế chấp
2,0

1,5 Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lou Jiwei cho biết chính sách kinh tế vĩ mô của nước này
1,0
sẽ tập trung vào các mục tiêu tăng trưởng, đặc biệt là vấn đề việc làm và lạm phát. Ông cho
0,5
biết việc cắt giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cũng như tăng cường huy động
0,0
08/12 02/13 08/13 02/14 08/14 nguồn vốn xã hội vào nhiều lĩnh vực sẽ giúp tạo ra tăng trưởng. Bên cạnh đó, trong bối cảnh
nước này có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng 7,5% vào năm nay, Ngân hàng Trung ương
Trung Quốc (PBoC) vừa quyết định bơm 500 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 81 tỷ USD với thời
hạn 3 tháng vào 5 ngân hàng lớn nhất nhằm gia tăng thanh khoản. Đồng thời, PBoC cũng vừa
quyết định nới lỏng điệu kiện cho vay thế chấp đối với những người mua ngôi nhà thứ 2 để hỗ
trợ thị trường bất động sản.
VIỆT NAM - SẢN XUẤT, TIÊU DÙNG
Tăng trưởng kinh tế tăng dần theo các quý và đã cao hơn cùng kỳ 2 năm gần đây. Điều
kiện sản xuất nói chung đã lấy lại đà tăng trưởng sau một tháng chậm lại, sản xuất công
nghiệp nói riêng tiếp tục xu hướng gia tăng, doanh số bán lẻ (sau khi loại trừ yếu tố tăng
giá) cũng tăng so với cùng kỳ. Các chỉ số cho thấy nền kinh tế đang dần hồi phục và có
thể đạt mục tiêu tăng trưởng 5,8%. Tuy nhiên các doanh nghiệp sẽ vẫn phải đối diện với
nhiều khó khăn khi tăng trưởng tín dụng chưa cao, tình hình giải quyết nợ xấu còn chậm.

Biểu đồ 18: Tăng trưởng GDP Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2014 ước tính tăng 5,62% so với cùng kỳ năm
06%
5,62% 2013 (trong đó quý I tăng 5,09%, quý II tăng 5,42%, quý III tăng 6,19%). Mức tăng GDP 9
06%
5,42%
05% tháng so với cùng kỳ năm nay đã cao hơn so với các năm trước (Năm 2013 tăng 5,14%, năm
5,18%
5,14%
05%
5,03% 2012 tăng 4,73%).
4,96%
05% 4,89% 4,90%

05% 4,73%
Sản xuất tiếp tục tăng trưởng:
05%

04%
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 9 ước tính tăng 8,6% so với cùng kỳ năm
04%
09/12 12/12 03/13 06/13 09/13 12/13 03/14 06/14 09/14 trước. Tính chung 9 tháng năm nay, chỉ số tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức
tăng cùng kỳ 2 năm gần đây (9 tháng năm 2013: 5,3%, năm 2012: 4,8%, năm 2011: 7,8%)
Biểu đồ 19: Chỉ số sản xuất IIP
20% - Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 8 năm nay tăng 6,4% so với
15,2%
15% 16,9% tháng trước và tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng, chỉ số tiêu thụ ngành
8,6%
10%
5,6% 5,9% 5,7%
7,0%
4,7%
6,0% 5,9% 6,1%
7,5%
6,7% này tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2013, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (8 tháng năm 2013:
5% 3,0%
6,7%
4,4%
10,1%, năm 2012: 6,4%, năm 2011: 12,9%)
0% 2,6% 2,0% 1,9%
0,5% 1,2% 0,5% 0,2%
-0,4%
-5% -1,9% - Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/9/2014 tăng 11,6%
YoY
-10%
MoM
so với cùng thời điểm năm 2013 (cùng kỳ năm 2013: 9,3%, năm 2012: 20,4%, năm 2011: -
-10,3%
-15%
09/13 10/13 11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14 06/14 07/14 08/14 09/14
5,5%). Như vậy, tồn kho đến hết tháng 8 vẫn cao hơn so với mức tăng cùng thời điểm năm
Biểu đồ 20: Chỉ số tồn kho CN chế biến trước, nhưng đã giảm so với mức 13,4% của tháng trước đó.
16%
Lĩnh vực sản xuất lấy lại đà tăng
14% YoY

12%
MoM
Chỉ số PMI do HSBC phối hợp cùng Markit Economics thực hiện cho thấy điều kiện hoạt
10% 11,6%
động kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục được cải thiện tốt hơn trong
8%

6% tháng 9. Chỉ số PMI tăng 1,4 điểm lên 51,7 điểm, về lại mức điểm của tháng 7 khi được hỗ trợ
4%
bởi sự phục hồi của đơn đặt hàng mới. Để đáp ứng tăng trưởng của đơn hàng mới, tốc độ mở
2% 0,4%
rộng sản xuất đã tăng nhanh nhất trong vòng 3 tháng qua. Chi phí đầu vào đang ở mức thấp
0%
10/13 11/13 12/13 01/14 02/14 03/14 04/14 05/14 06/14 07/14 08/14
nhất kể từ tháng 6/2013, trong khi đó giá đầu ra không thay đổi so với tháng trước, cho thấy
Biểu đồ 21: PMI sản xuất (HSBC) lợi nhuận của nhà sản xuất đã được cải thiện. Như vậy, chỉ số PMI đã tăng trở lại sau 4 tháng
giảm liên tiếp và ở trên mức 50 điểm cho thấy điều kiện sản xuất mở rộng tháng thứ 13 liên
tiếp. Theo chuyên gia kinh tế của HSBC, Với số đơn đặt hàng mới cao hơn hàng tồn kho, kỳ
vọng sản lượng sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng tới.

Tăng trưởng bán lẻ cải thiện so với cùng kỳ:

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 đạt 244,5 nghìn tỷ
đồng, tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9
tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 2.145,5
Biểu đồ 22: Tăng trưởng bán lẻ yoy
nghìn tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm 2013, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%, tăng so
35%
với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2013: 5,4%, năm 2012: 6,7%, năm 2011: 3,9%) . Theo
30%

25%
Tổng cục Thống kê, giá cả thị trường trong những tháng qua khá ổn định đã là một trong
20% 21,90% 18,67% những yếu tố làm cho mức tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng trong nước có phần được cải thiện hơn.
15%
14,44%
10%
11,1%
5%

0%

Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research 6


VIỆT NAM - XUẤT NHẬP KHẨU
Tình hình xuất khẩu tiếp tục khả quan, với tốc độ tăng như hiện tại, khả năng đến cuối
năm, kim ngạch xuất khẩu có thể vượt mốc 150 tỷ USD. Khu vực kinh tế trong nước
vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số, với tỷ trọng tăng dần trong cơ cấu xuất
khẩu. Nhập siêu quay trở lại có thể là dấu hiệu của nhu cầu nhập khẩu thiết bị, máy
móc, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

Biểu đồ 23: Xuất Nhập khẩu - Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 8 đạt 13,3 tỷ USD, tăng 272 triệu USD so
14 tỷ USD
13,00 với số ước tính. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 9 ước tính đạt 12,4 tỷ USD, giảm 6,6%
12,40
12
so với tháng trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) ước tính
10
8 đạt 8 tỷ USD, giảm 8,9%, khu vực kinh tế trong nước đạt 4,4 tỷ USD, giảm 2%.
6
4 Tính chung 9 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 109,6 tỷ USD, tăng
2
0
14,1% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 36,6 tỷ USD, tăng
-2
Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu
-0,60 14,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 73 tỷ USD, tăng 14,1%.
-4

- Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện tháng 8 đạt 12,2 tỷ USD, thấp hơn
702 triệu USD so với số ước tính. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 9 ước đạt 13 tỷ USD,
tăng 6,6% so với tháng trước, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 7,5 tỷ USD,
Biểu đồ 24: XNK Khu vực FDI tăng 6,6%, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,5%.

10 tỷ USD 4,00 Tính chung 9 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 107,2 tỷ USD, tăng
Xuất siêu Xuất khẩu Nhập khẩu
9
8
3,500
11,1% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 46,9 tỷ USD, tăng
3,00
7
2,500
12,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD, tăng 9,8%.
6
5 2,00
4
- Xuất siêu tháng 8 đạt 1,07 tỷ USD, là tháng đạt mức xuất siêu cao nhất so với cùng kỳ một
1,500
3
1,00 số năm gần đây (năm 2013 xuất siêu 508 triệu USD, năm 2012 nhập siêu 77 triệu USD, năm
2
1 ,500
2011 nhập siêu 676 triệu USD, năm 2010 nhập siêu 485 triệu USD).
0 ,00
12/10 05/11 10/11 03/12 08/12 01/13 06/13 11/13 04/14 09/14
Ước tính tháng 9 nhập siêu 600 triệu USD, bằng 4,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Tính
chung 9 tháng, xuất siêu khoảng 2,5 tỷ USD, bằng 2,3% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong
đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 12,7 tỷ USD, khu vực kinh tế trong nước nhập
Biểu đồ 25: Xuất dầu thô - Nhập xăng dầu
siêu 10,2 tỷ USD.
1,400
tỷ USD
Xuất dầu thô Nhập xăng dầu
1,200

1,00

,800

,600

,400

,200

,00
09/10 03/11 09/11 03/12 09/12 03/13 09/13 03/14 09/14

Biểu đồ 26: Xuất khẩu theo khu vực Biểu đồ 27: Xuất nhập khẩu tích lũy Biểu đồ 28: Cơ cấu xuất siêu
tỷ USD
40% tỷ USD
14 XK yy tích lũy Xuất siêu của khu vực trong nước
KV trong nước FDI 2,5
35%
12 2,0 Xuất siêu của khu vực FDI
NK yy tích lũy
30%
1,5
10
25% 1,0
8 0,5
20%
13,95% 0,0
6
15%
-0,5
4 10% 11,1% -1,0
2 5% -1,5
-2,0
0 0%
11/11
01/12
03/12
05/12
07/12
09/12
11/12
01/13
03/13
05/13
07/13
09/13
11/13

03/14

07/14
01/14

05/14

09/14

Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research 7


VIỆT NAM - CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao trong tháng 9 do nhóm giáo dục tăng mạnh, tuy vậy,
chỉ số CPI vẫn thấp hơn so với cùng kỳ nhiều năm trước khi nguồn lương thực dồi dào,
giá cả các mặt hàng thiết yếu trên thế giới ổn định, giá xăng dầu trong nước giảm liên
tục. Mục tiêu lạm phát của Quốc hội hoàn toàn có thể đạt được và trong điều kiện nền
kinh tế đang dần phục hồi, chỉ số giá ổn định sẽ góp phần tăng hiệu quả tăng trưởng.

Biểu đồ 29: Chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ
25% 2,5%
CPI
2,0%
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2014 tăng 0,40% so với tháng trước, mức tăng cao nhất
20%
1,5% trong các tháng kể từ tháng 6/2014, tăng 2,25% so với tháng 12/2013 và tăng 3,62% so với
15%
1,0%
cùng kỳ năm trước.
0,5%
10%

0,0% - CPI tháng 9 tăng chủ yếu do nhóm giáo dục tăng cao ở mức 6,38%, tác động làm chỉ số giá
5%
-0,5%
chung tăng 0,39%. Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng do trong tháng có 43 tỉnh, thành phố trực
0% -1,0%

thuộc Trung ương điều chỉnh học phí các loại theo lộ trình tăng học phí của Bộ Giáo dục và
Ytd YoY MoM
Đào tạo.Tuy nhiên, mức tăng của tháng 9 năm nay vẫn thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước
(năm 2013: 1,06%, năm 2012: 2,2%, năm 2011: 0,82%). Những yếu tố góp phần kìm giữ chỉ
số giá tiêu dùng trong tháng bao gồm nguồn lương thực dồi dào, giá cả các mặt hàng thiết yếu

Biểu đồ 30: Đóng góp của 1 số mặt hàng trên thế giới tương đối ổn định, giá xăng dầu giảm liên tiếp 3 đợt.

vào mức tăng CPI chung


Giao thông Nhà ở, VLXD
02%
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống MoM
01%
01%
01%
01%
01%
00%
00%
00%
00%
00%
-01%

VIỆT NAM - FDI, ODA, KIỀU HỐI

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục sụt giảm trong 8 tháng đầu năm 2014. Tuy
nhiên, giải ngân FDI vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định.

Biểu đồ 31: Vốn FDI theo tháng - Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/8/2014 bao gồm cả các dự án đăng ký
tỷ
USD
Vốn đăng ký và bổ sung Vốn thực hiện mới và bổ sung vốn đạt 10.232,1 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, có
05
992 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7246,2 triệu USD, tăng 29% về số dự án
04
04 và giảm 2,1% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 349 lượt dự án đã cấp phép từ
03
các năm trước được cấp vốn bổ sung với 2985,9 triệu USD.
03
02
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng năm nay ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng
02
01 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
01
00
09/12 03/13 09/13 03/14 09/14

Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research 8


Thông tin liên hệ
Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:
Phòng Nghiên cứu và Phân tích
Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex
Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Tel : +(84 4) 6 281 1298 Ext: 243, 247, 360 Fax: +(84 4) 6 281 1299
Email: research.pgbank@petrolimex.com.vn Website: www.pgbank.com.vn
Blog: pgbankresearch.wordpress.com

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Khối Đầu tư - PG Bank
thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này chỉ phục vụ mục đích
tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả có thể gây ra do việc sử
dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và PG
Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.

Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research 9

You might also like