You are on page 1of 48

Phần III: Gồm 45 câu (từ câu 46 đến câu 90) trong đó có một số câu hỏi riêng lẻ và một

số câu
hỏi nhóm. Các câu hỏi nhóm sẽ có dạng câu N-M, sau đó là đoạn văn tình huống chung cho tất
cả các câu hỏi trong nhóm và các câu hỏi lần lượt từ N đến M

Các câu hỏi từ số 1 đến số 3 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Một bể trộn của một nhà máy nhận nguyên liệu lỏng từ 6 van riêng biệt được đánh nhãn: R, S,
T, U, Y, Z. Mỗi một van có hai trạng thái: mở và đóng. Người điều khiển bể trộn cần đảm bảo
rằng các van được đóng và mở tuân thủ theo các yêu cầu sau:

- Nếu T mở thì cả S và Z phải đóng


- R và Z không thể cùng đóng một lúc
- Nếu Y đóng thì Z cũng phải đóng
- S và U không thể cùng mở một lúc

Câu 1:

Nếu Z mở thì điều nào sau đây buộc phải đúng?

(A) R mở (B) S mở (C) T mở (D) U mở (E) Y mở

Câu 2:

Nếu R đóng và U mở thì điều nào sau đây buộc phải đúng?

(A) S mở (B) T mở (C) T đóng (D) Y đóng (E) Z đóng

Câu 3:

Nếu ta đóng số lượng lớn nhất có thể các van cùng một lúc, điều nào sau đây buộc phải đúng?

(A) R mở (B) S mở (C) T mở (D) Z mở (E) Tất cả các van


đều đóng

Các câu hỏi từ số 4 đến số 10 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Đúng 6 bài thơ sẽ được đăng trong số tạp chí sắp xuất bản. Ba bài thơ F, H và L là của tác giả O,
và ba bài còn lại – R, S và T là của tác giả W. Mỗi một bài thơ chỉ xuất hiện đúng 1 lần trong tạp
chí, và các bài thơ sẽ được đăng ở các trang 10, 15, 20, 25, 30 và 35. Thứ tự xuất hiện của các
bài thơ (tính từ trang đầu đến trang cuối) phải thoả mãn các điều kiện sau:

- Các bài thơ ở các trang 10, 20 và 30 phải cùng của một tác giả.

- H phải xuất hiện trước T.


- R phải xuất hiện trước L.

Câu 4:

Thứ tự nào dưới đây là một thứ tự chấp nhận được mà các bài thơ có thể xuất hiện trong tạp
chí (tính từ đầu đến cuối)

(A) H, T, R, F, S, L (B) L, S, H, T, F, R (C) R, H, F, L, S, T

(D) R, H, T, F, S, L (E) S, F, R, L, T, H

Câu 5:

L có thể xuất hiện ở bất cứ trang nào dưới đây, ngoại trừ

(A) 10 (B) 15 (C) 20 (D) 25 (E) 30

Câu 6:

Nếu S xuất hiện ở trang 15, bài thơ nào dưới đây buộc phải xuất hiện ở trang 25?

(A) F (B) H (C) L (D) R (E) T

Câu 7:

Nếu một bài thơ của tác giả O xuất hiện trên trang 10 thì cặp bài thơ nào dưới đây thoả mãn
điều kiện mỗi một trong chúng đều có thể xuất hiện ở trang 35?

(A) F và L (B) F và R (C) L và T (D) R và S (E) S và T

Câu 8:

Nếu F và S xuất hiện trên các trang 30 và 35 tương ứng thì cặp bài thơ nào sau đây buộc phải
xuất hiện trên các trang 10 và 15 tương ứng?

(A) H và L (B) H và R (C) H và T (D) L và R (E) L và T

Câu 9:

Nếu T xuất hiện ở trang 15, F buộc phải xuất hiện ở trang nào dưới đây?

(A) 10 (B) 20 (C) 25 (D) 30 (E) 35

Câu 10:

Nếu H xuất hiện ở trang 25, danh sách nào dưới đây là danh sách tất cả các bài thơ có thể xuất
hiện ở trang 20?
(A) R (B) T (C) R, S (D) S, T (E) R, S, T

Các câu hỏi từ số 11 đến số 16 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Có 3 loại trái cây – táo, cam và mận được đóng gói trong 4 thùng đóng kín. Với mỗi trái cây, có
đúng 3 thùng chứa loại trái cây này. Mỗi thùng đều được dán nhãn ghi các loại trái cây bên
trong thùng đó. Tuy nhiên, do nhầm lẫn của người dán nhãn, có 2 nhãn đã bị đổi chỗ cho nhau,
kết quả là chỉ có 2 nhãn được dán đúng, hai nhãn còn lại bị dán sai. Và kết quả là các thùng
được dán nhãn như sau:

Thùng 1: Táo và cam

Thùng 2: Táo và mận

Thùng 3: Cam và mận

Thùng 4: Táo, cam và mận

Câu 11:

Nếu thực sự thùng 3 không chứa táo thì điều nào sau đây buộc phải đúng?

(A) Thùng 1 được dán nhãn đúng

(B) Thùng 2 được dán nhãn đúng

(C) Thùng 3 được dán nhãn đúng

(D) Thùng 1 không chứa táo

(E) Thùng 2 không chứa cam

Câu 12:

Nếu thùng 4 thực sự không chứa táo thì điều nào sau đây buộc phải đúng

(A) Thùng 3 được dán nhãn đúng

(B) Thùng 4 được dán nhãn đúng

(C) Thùng 1 bị dán nhãn sai

(D) Thùng 2 bị dán nhãn sai

(E) Thùng 3 bị dán nhãn sai


Câu 13:

Nếu thùng 1 được dán nhãn đúng, điều nào sau đây buộc phải đúng?

(A) Thùng 2 không chứa táo.

(B) Thùng 2 không chứa cam.

(C) Thùng 2 không chứa mận.

(D) Thùng 4 chứa một số quả táo.

(E) Thùng 4 chứa một số quả mận.

Câu 14:

Nếu thùng 1 và thùng 4 là các thùng bị dán nhãn sai, điều nào sau đây buộc phải đúng?

(A) Thùng 1 chứa tất cả các loại trái cây.

(B) Thùng 2 chứa tất cả các loại trái cây.

(C) Thùng 3 chứa tất cả các loại trái cây.

(D) Thùng 3 không chứa cam.

(E) Thùng 3 không chứa mận.

Câu 15:

Nếu thùng 1 và thùng 4 được dán nhãn đúng thì điều nào sau đây buộc phải đúng?

(A) Cả hai thùng 1 và 2 đều chứa táo.

(B) Cả hai thùng 1 và 2 đều chứa cam.

(C) Cả hai thùng 1 và 3 đều chứa cam.

(D) Cả hai thùng 2 và 3 đều chứa táo.

(E) Cả hai thùng 3 và 4 đều chứa cam.

Câu 16:

Nếu ta biết rằng chắc chắn thùng 4 có chứa ít nhất là táo và cam thì điều nào sau đây buộc phải
đúng?
(A) Nếu thùng 1 chứa ít nhất là táo và cam thì thùng 2 chứa mận.

(B) Nếu thùng 1 chỉ chứa táo và cam thì thùng 2 chứa táo.

(C) Nếu thùng 2 chỉ chứa táo và cam thì thùng 1 không chứa táo.

(D) Nếu thùng 2 chứa ít nhất là cam và mận thì thùng 4 không chứa mận.

(E) Nếu thùng 3 chứa ít nhất là táo và mận thì thùng 2 không chứa mận.

Các câu hỏi từ số 17 đến số 23 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Có đúng 7 học sinh – R, S, T, V, W, X và Y cần được chia thành hai nhóm học tập, nhóm 1 và
nhóm 2. Nhóm 1 có 3 thành viên và nhóm 2 có 4 thành viên. Các học sinh cần được phân vào
các nhóm thoả mãn các yêu cầu sau:

- R và T không được phân vào một nhóm.

- Nếu S ở nhóm 1 thì V cũng phải ở nhóm 1.

- Nếu W ở nhóm 1 thì T phải ở nhóm 2.

- X phải ở nhóm 2.

Câu 17:

Trong các phân nhóm dưới đây, phân nhóm nào là chấp nhận được?

(A) Nhóm 1: R, S, Y; nhóm 2: T, V, W, X

(B) Nhóm 1: R, T, V; nhóm 2: S, W, X, Y

(C) Nhóm 1: T, V, X; nhóm 2: R, S, W, Y

(D) Nhóm 1: T, V, Y; nhóm 2: R, S, W, X

(E) Nhóm 1: T, W, Y; nhóm 2: R, S, V, X

Câu 18:

Nếu R ở nhóm 2 thì học sinh nào dưới đây cũng phải ở nhóm 2?

(A) S (B) T (C) V (D) W (E) Y

Câu 19:

Nếu W ở nhóm 1 thì học sinh nào dưới đây cũng phải ở nhóm 1?
(A) R (B) S (C) T (D) V (E) Y

Câu 20:

Nếu T và Y ở nhóm 1 thì điều nào sau đây phải đúng?

(A) S cùng nhóm với V. (B) S cùng nhóm với W. (C) V cùng nhóm với R.

(D) W cùng nhóm với T. (E) Y cùng nhóm với X.

Câu 21:

Nếu W cùng nhóm với T, mỗi một cặp các học sinh dưới đây đều có thể ở chung một nhóm,
ngoại trừ

(A) R và S (B) S và Y (C) T và Y (D) V và Y (E) W và X

Câu 22:

Nếu V cùng nhóm với Y, điều nào sau đây phải đúng?

(A) R ở nhóm 1. (B) S ở nhóm 1. (C) T ở nhóm 1.

(D) W ở nhóm 2. (E) Y ở nhóm 2.

Câu 23:

Nếu S ở nhóm 1, điều nào sau đây phải đúng?

(A) R ở nhóm 1. (B) T ở nhóm 1. (C) T ở nhóm 2.

(D) Y ở nhóm 1. (E) Y ở nhóm 2.

Các câu hỏi từ số 24 đến số 30 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Một toà cao ốc văn phòng có đúng 6 tầng, đánh số 1, 2, 3, 4, 5, 6 từ dưới lên trên. Có đúng 6
công ty – F, G, I, J, K và M – cần được sắp xếp vào các tầng, mỗi công ty chiếm trọn một tầng.
Việc sắp xếp cần tuân thủ các điều kiện sau:

- F cần được xếp dưới G


- I hoặc được xếp ở tầng ngay trên M hoặc ở tầng ngay dưới M
- J không được xếp ở tầng ngay trên M hoặc ngay dưới M
- K phải được sắp ở tầng 4

Câu 24:
Sắp xếp nào dưới đây là chấp nhận được, trong đó các công ty được liệt kê theo thứ tự các tầng
được xếp, từ 1 đến 6?

(A) F, I, G, K, J, M (B) G, I, M, K , F, J (C) J, F, G, K, I, M

(D) J, M, I, K, F, G (E) K, F, J, G, M, I

Câu 25:

Nếu G được xếp ở tầng 5, điều nào dưới đây buộc phải đúng

(A) F ở tầng 1. (B) F ở tầng 3. (C) I ở tầng 1. (D) J ở tầng 6. (E)


M ở tầng 2.

Câu 26:

Nếu M ở tầng 2, tất cả các điều dưới đây đều có thể đúng, ngoại trừ

(A) F ở tầng 3. (B) F ở tầng 5. (C) I ở tầng 1. (D) J ở tầng 5. (E) J


ở tầng 6

Câu 27:

Nếu J ở tầng 3, cặp công ty nào dưới đây buộc phải được xếp ở hai tầng kề nhau?

(A) F và G (B) F và K (C) G và J (D) I và J (E) K


và M

Câu 28:

Mỗi một cặp công ty dưới đây đều có thể được xếp ở hai tầng kề nhau, ngoại trừ

(A) F và I (B) F và M (C) G và I (D) I và K (E) J


và K

Câu 29:

Nếu F ở tầng 5, điều nào dưới đây buộc phải đúng?

(A) I ở tầng 2. (B) I ở tầng 3. (C) J ở tầng 1. (D) J ở tầng 2. (E) M


ở tầng 3.

Câu 30:

Nếu F và I ở hai tầng kề nhau, cặp công ty nào dưới đây có thể được xếp ở hai tầng kề nhau?
(A) F và J (B) F và M (C) G và M (D) I và K (E) J và K

Các câu hỏi từ số 31 đến số 34 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Thành viên của hai tiểu ban X và Y được chọn từ một nhóm gồm 7 người: An, Bình, Châu, Danh,
Lan, Mai, Nga. Mỗi một người phải làm việc trong đúng một tiểu ban, X hoặc Y.

- An không thể cùng tiểu ban với Bình và Lan.


- Châu không thể cùng tiểu ban với Danh.

Câu 31:

Nếu Châu là thành viên tiểu ban X thì điều nào dưới đây buộc phải đúng:

(A) An là thành viên tiểu ban X.

(B) Bình là thành viên tiểu ban Y.

(C) Danh là thành viên tiểu ban Y.

(D) Mai là thành viên tiểu ban X.

(E) Nga là thành viên tiểu ban Y.

Câu 32:

Nếu có đúng 2 người làm việc ở tiểu ban X, ai dưới đây có thể là một trong hai người đó?

(A) Bình (B) Châu (C) Lan (D) Mai (E) Nga

Câu 33:

Nếu Nga không làm việc chung với Mai hoặc Danh trong một tiểu ban thì điều nào dưới đây
không thể đúng?

(A) An cùng tiểu ban với Danh.

(B) Bình cùng tiểu ban với Châu.

(C) Châu cùng tiểu ban với Mai.

(D) Danh cùng tiểu ban với Mai.

(E) Lan cùng tiểu ban với Nga.

Câu 34:

Ta sẽ chỉ có đúng một cách phân 7 người vào hai tổ nếu hạn chế nào dưới đây được thêm vào?
(A) An và Nga phải làm ở tiểu ban X, Châu phải làm ở tiểu ban Y.

(B) Lan phải làm ở tiểu ban X và Mai, Nga phải là ở tiểu ban Y.

(C) Bình và Nga phải làm ở tiểu ban X.

(D) Châu và 4 người khác nữa phải làm ở tiểu ban X.

(E) Danh và 3 người khác nữa phải làm ở tiểu ban Y.

Các câu hỏi từ số 35 đến số 40 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Có hai bản đồ giao thông được thiết kế. Bản đồ thứ nhất dùng để biểu diễn các tuyến đường xe
điện ngầm và bản đồ thứ hai dùng để biểu diễn các tuyến xe buýt. Có ba tuyến đường xe điện
ngầm và 4 tuyến xe buýt, và có bảy màu được dùng để biểu diễn cho 7 tuyến trên là đỏ, cam,
vàng, lục, lam, chàm, tím. Cách gán màu cho các tuyến trên tuân thủ quy luật sau:

- Màu lục không được dùng cùng bản đồ với màu tím.

- Màu cam không được dùng cùng bản đồ với màu đỏ và màu vàng.

Câu 35:

Nếu màu đỏ được dùng trong bản đồ xe buýt thì màu nào sau đây phải được dùng trong bản đồ
xe điện ngầm?

(A) Lục (B) Cam (C) Tím (D) Chàm (E) Vàng

Câu 36:

Cần điều kiện nào sau đây để có thể có duy nhất một cách chọn màu cho hai bản đồ trên?

(A) Màu tím và màu chàm được dùng trong bản đồ xe điện ngầm.

(B) Màu lam và màu tím được dùng trong bản đồ xe buýt.

(C) Màu lục không được dùng trong cùng một bản đồ với màu lam.

(D) Màu lam không được dùng trong cùng một bản đồ với màu vàng.

(E) Màu tím không được dùng trong cùng một bản đồ với màu đỏ.

Câu 37:

Nếu màu lục được dùng trong bản đồ xe điện ngầm thì khẳng định nào sau đây đúng?
(A) Màu cam được dùng trong bản đồ xe điện ngầm.

(B) Màu vàng được dùng trong bản đồ xe điện ngầm.

(C) Màu tím được dùng trong bản đồ xe buýt.

(D) Màu đỏ được dùng trong bản đồ xe buýt.

(E) Màu lam được dùng trong bản đồ xe buýt.

Câu 38:

Nếu màu vàng và tím được dùng trong bản đồ xe điện ngầm thì màu thứ ba được dùng trong
bản đồ xe điện ngầm là:

(A) Lục (B) Lam (C) Cam (D) Đỏ (E) Chàm

Câu 39:

Nếu màu lam không được dùng trong cùng một bản đồ với màu lục cũng như màu vàng thì
khẳng định nào sau đây đúng?

(A) Màu lục được dùng trong bản đồ xe điện ngầm.

(B) Màu lục được dùng trong bản đồ xe buýt.

(C) Màu lam được dùng trong cùng bản đồ với màu đỏ.

(D) Màu tím được dùng trong cùng bản đồ với màu cam.

(E) Màu chàm được dùng trong cùng bản đồ với màu đỏ.

Câu 40:

Nếu màu đỏ và lục được dùng trong bản đồ xe buýt thì hai màu còn lại được dùng trong bản đồ
xe buýt là:

(A) Lam và tím (B) Lam và chàm (C) Lam và vàng

(D) Cam và chàm (E) Tím và vàng.

Các câu hỏi từ số 41 đến số 44 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


F, G, H là các công ty bảo hiểm và Q, R, S, T là các thám tử tư. Một thám tử làm việc cho ít nhất
một công ty bảo hiểm.
- Q luôn làm việc cho F và làm cho ít nhất một công ty khác nữa.
- Có một thời gian G chỉ tuyển một trong các thám tử này; trong các thời gian còn lại, họ
tuyển đúng hai thám tử.
- F và H luôn tuyển đúng hai trong các thám tử này.

Câu 41:

Nếu Q và R cả hai đều làm việc cho cùng hai công ty nào đó thì T phải làm việc cho

(A) cho cả F và G (B) cho cả F và H (C) hoặc F hoặc G nhưng không


phải cả hai

(D) hoặc F hoặc H nhưng không phải cả hai (E) hoặc G hoặc H nhưng không
phải cả hai

Câu 42:

Nếu R làm việc cho H và nếu S chỉ làm việc cho G và H thì T làm việc

(A) chỉ cho F (B) chỉ cho G (C) chỉ cho H (D) cho cả F và G (E) cho
cả F và H

Câu 43:

Khi công ty G chỉ tuyển đúng một thám tử, điều nào sau đây phải đúng?

I. R làm việc cho hai công ty bảo hiểm.

II. T làm việc cho G.

III. S làm việc cho chỉ một công ty bảo hiểm.

(A) chỉ I (B) chỉ II (C) chỉ III (D) chỉ (I) và (II) (E) chỉ (I) và (III)

Câu 44:

Khi chỉ có S làm việc cho G, điều nào sau đây phải đúng?

(A) R làm việc cho F hoặc G nhưng không phải cả hai.

(B) T làm việc cho G hoặc H nhưng không phải cả hai.

(C) Q và R không thể làm cho cùng một công ty.

(D) Q và T không thể làm cho cùng một công ty.


(E) R và T không thể làm cho cùng một công ty.

Các câu hỏi từ số 45 đến số 51 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Hai nam ca sĩ, P và S; hai nữ ca sĩ, R và V; hai danh hài nam, T và W; và hai danh hài nữ, Q và U,
là tám nghệ sĩ sẽ biểu diễn tại Nhà hát Hoà Bình vào một buổi tối. Mỗi một nghệ sĩ biểu diễn
một mình và đúng một lần trong buổi tối đó. Các nghệ sĩ có thể biểu diễn theo một thứ tự bất
kỳ, thoả mãn các yêu cầu sau:

- Các ca sĩ và các danh hài phải diễn xen kẽ nhau trong suốt buổi biểu diễn.

- Người diễn đầu tiên phải là một nữ nghệ sĩ và người thứ hai là một nam nghệ sĩ.

- Người diễn cuối cùng phải là một nam ca sĩ.

Câu 45:

Nghệ sĩ nào sau đây có thể là người biểu diễn cuối cùng?

(A) R (B) S (C) T (D) V (E) W

Câu 46:

Nếu P biểu diễn ở vị trí thứ tám, ai dưới đây phải biểu diễn ở vị trí thứ hai?

(A) R (B) S (C) T (D) V (E) W

Câu 47:

Nếu R biểu diễn ở vị trí thứ tư, nghệ sĩ nào sau đây phải biểu diễn ở vị trí thứ sáu?

(A) P (B) S (C) U (D) V (E) W

Câu 48:

Nếu T biểu diễn ở vị trí thứ ba thì W phải biểu diễn ở vị trí

(A) thứ nhất hoặc thứ năm (B) thứ hai hoặc thứ năm (C) thứ tư hoặc thứ
bảy

(D) thứ năm hoặc thứ bảy (E) thứ sáu hoặc thứ bảy

Câu 49:

Nếu U biểu diễn ở vị trí thứ bảy, ai dưới đây phải biểu diễn đầu tiên?
(A) Q (B) R (C) S (D) T (E) V

Câu 50:

Nghệ sĩ nào sau đây có thể là người biểu diễn đầu tiên?

(A) P (B) R (C) U (D) V (E) W

Câu 51:

Nếu Q biểu diễn ở vị trí thứ ba, V ở vị trí thứ tư và W ở vị trí thứ năm thì nghệ sĩ nào dưới đây
phải biểu diễn ở vị trí thứ sáu?

(A) P (B) R (C) S (D) T (E) U

Các câu hỏi từ số 52 đến số 55 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Mỗi buổi tối trong tuần, từ thứ hai đến thứ sáu, một hãng tư vấn tài chính tổ chức lớp học về
đầu tư. Một cặp hai giảng viên, một có kinh nghiệm và một chưa có kinh nghiệm sẽ được chọn
để dạy cho mỗi một buổi tối. Các giảng viên có kinh nghiệm có thể chọn là Sơn, Tâm và Uyên.
Các giảng viên chưa có kinh nghiệm có thể chọn là Vân, Huân, Xuân, Yến và Giang. Các giảng
viên được phân công dạy các lớp tuân theo các điều kiện sau:

- Không có giảng viên nào được dạy hai tối liên tục.
- Sơn và Xuân, nếu họ được phân công dạy, thì phải luôn dạy chung.
- Vân phải được phân công dạy vào lớp ngày thứ tư.
- Yến không thể được phân công dạy vào buổi tối mà ngay trước hoặc ngay sau buổi tối
mà Giang được phân công dạy.

Câu 52:

Nếu Tâm và Giang được phân công dạy lớp ngày thứ hai thì cặp nào dưới đây có thể phân công
dạy vào lớp ngày thứ ba?

(A) Sơn và Huân (B) Sơn và Xuân (C) Tâm và Huân

(D) Uyên và Vân (E) Uyên và Yến

Câu 53:

Cặp nào sau đây có thể là cặp giảng viên của lớp ngày thứ ba?

(A) Sơn và Giang (B) Tâm và Uyên (C) Tâm và Yến


(D) Uyên và Xuân (E) Huân và Yến

Câu 54:

Nếu Uyên được phân công dạy đúng một lớp vào ngày thứ ba, các giảng viên nào dưới đây phải
là một trong các giáo viên được phân công dạy lớp ngày thứ năm?

(A) Sơn (B) Tâm (C) Huân (D) Yến (E) Giang

Câu 55:

Nếu có đúng hai giảng viên chưa có kinh nghiệm được phân công giảng dạy trong tuần, điều
nào sau đây phải đúng?

(A) Sơn được phân công dạy đúng hai lớp

(B) Tâm được phân công dạy đúng hai lớp

(C) Uyên được phân công dạy đúng ba lớp

(D) Vân được phân công dạy đúng ba lớp

(E) Xuân được phân công dạy đúng một lớp

Các câu hỏi từ số 55 đến số 57 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Một chiếc xe buýt có đúng 6 bến đỗ trên đường đi của mình. Xe buýt trước tiên đỗ ở bến thứ
nhất, sau đó đỗ ở bến thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu tương ứng. Sau khi xe buýt rời
bến thứ sáu, nó đi về lại bến số 1 và cứ như vậy. Các bến đỗ đặt tại 6 toà nhà, ký hiệu theo thứ
tự ABC là L, M, N, O, P, và Q.

- P là bến thứ ba
- M là bến thứ sáu
- Bến O là bến ở ngay trước bến Q
- Bến N là bến ở ngay trước bến L

Câu 55:

Trong trường hợp bến N là bến thứ tư, bến nào sau đây là bến ngay trước bến P?

(A) O (B) Q (C) N (D) L (E) M

Câu 56:

Trong trường hợp bến L là bến thứ 2, bến nào sau đây là bến ngay trước bến M?
(A) N (B) L (C) P (D) O (E) Q

Câu 57:

Trong trường hợp một hành khách lên xe ở bến O, đi ngang qua một bến rồi xuống xe ở bến P,
điều nào sau đây phải đúng?

(A) O là bến thứ nhất. (B) Q là bến thứ ba. (C) P là bến thứ tư.

(D) N là bến thứ năm. (E) L là bến thứ sáu.

Các câu hỏi từ số 58 đến số 62 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Trong một thành phố, hệ thống giao thông bao gồm một tuyến xe điện ngầm và một tuyến xe
buýt.

- Tuyến xe điện ngầm đi từ T đến R đến S đến G đến H đến I, dừng lại ở mỗi bến, sau đó
quay lại, cũng dừng ở các bến đó theo thứ tự ngược lại.
- Tuyến xe buýt đi từ R đến W đến L đến G đến F, dừng lại ở mỗi bến, sau đó quay lại,
cũng dừng ở các bến đó theo thứ tự ngược lại.
- Trên mỗi tuyến, có những xe buýt và xe điện thường, loại này dừng ở mỗi bến. Trong
giờ cao điểm, có một chiếc xe buýt express mà chỉ dừng ở các bến R, L và F, quay trở lại,
cũng chỉ dừng ở ba bến nói trên theo thứ tự ngược lại.
- Một hành khách có thể chuyển từ tuyến xe điện hay xe buýt sang tuyến kia khi xe buýt
và xe điện dừng lại ở bến có cùng tên.
- Không thể chuyển từ xe buýt express sang xe buýt thường.
- Trong thành phố không còn loại phương tiện giao thông công cộng nào khác.

Câu 58:

Để đi bằng phương tiện giao thông công cộng từ I đến W trong giờ cao điểm, một hành khách
phải làm gì sau đây?

(A) Đổi sang xe buýt ở G. (B) Chỉ dùng xe điện ngầm. (C) Lên một chiếc xe buýt
thường.

(D) Lên xe buýt đi qua L. (E) Đi qua S trên xe điện ngầm.

Câu 59:
Nếu một vụ cháy làm đóng cửa đoạn đường điện ngầm ở R, nhưng xe điện ngầm vẫn chạy được
từ I đến S và xe buýt vẫn dừng ở R, một hành khách bất kỳ KHÔNG THỂ đi bằng phương tiện
giao thông công cộng đến:

(A) F (B) I (C) L (D) R (E) T

Câu 60:

Chỉ sử dụng xe buýt, hành khách KHÔNG THỂ đi bằng phương tiện giao thông công cộng từ

(A) F đến W (B) G đến R (C) L đến H (D) L đến R (E)


W đến L

Câu 61:

Để di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng từ S đến I, hành khách phải đi qua các
bến nào sau đây?

(A) chỉ G và H (B) chỉ F, G và H (C) chỉ H, L và W

(D) chỉ F, H, L và W (E) chỉ G, H, L và R

Câu 62:

Nếu tất cả xe buýt thường sẽ không chạy trong giờ cao điểm do bị lỗi kỹ thuật, có thể một hành
khách nào đó lên xe buýt express tại L và sau đó đi đến G?

(A) Có thể.

(B) Có thể, nhưng chỉ trong trường hợp hành khách đổi tuyến ở R.

(C) Có thể, nhưng chỉ trong trường hợp hành khách đổi tuyến ở F.

(D) Có thể, nhưng chỉ trong trường hợp hành khách đi qua cả F và R.

(E) Có thể, nhưng chỉ trong trường hợp hành khách lên chiếc xe buýt mà dừng tại W.

Các câu hỏi từ số 63 đến số 67 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Một nhóm gồm 8 phụ nữ đi cắm trại gồm 2 người đã có chồng là V và X và 6 cô gái là K, L, M, O,
P, T. Họ ở trong 3 lều 1, 2 và 3 với các thông tin sau đây:

- Mỗi lều không chứa nhiều hơn 3 người và V ở lều thứ nhất.

- V không ở cùng lều với O, con gái cô ta.


- X không ở cùng lều với P, con gái cô ta.

- K, L và M là những người bạn thân, và họ sẽ ở cùng một lều.

Câu 62:

Nếu hai người phụ nữ đã có chồng ở cùng lều thì hai cô gái nào sau đây sẽ ở cùng lều?

(A) K và P (B) L và T (C) M và O (D) O và P (E) P và T.

Câu 63:

Nếu X ở lều 2 thì người nào sẽ ở cùng lều với V?

(A) K (B) L (C) O (D) P (E) T

Câu 64:

Người nào sau đây có thể ở lều thứ nhất?

(A) K (B) O (C) X (D) L (E) M

Câu 65:

Nếu K ở lều thứ hai thì khẳng định nào sau đây đúng?

(A) M ở lều thứ ba (B) O ở lều thứ ba (C) P ở lều thứ hai

(D) T ở lều thứ nhất (E) X ở lều thứ ba.

Câu 66:

Nếu L ở lều 3 và hai người phụ nữ đã có chồng không ở cùng lều thì những người nào có thể ở
lều 2?

(A) M và T (B) X và T (C) K, M và O (D) O, P và X (E) O, T và X.

Câu 67:

Nếu V và T ở cùng lều thì khả năng nào sau đây có thể xảy ra?

(A) K và P ở cùng lều.

(B) O và T ở cùng lều.

(C) Lều thứ 2 chỉ có hai người O và X


(D) Lều thứ 3 chỉ có hai người P và X

(E) Lều thứ 1 chỉ có hai người V và T

Các câu hỏi từ số 68 đến số 71 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


7 viên bi J, K, L, M, N, O và P cần phải được đặt vào 7 chiếc cốc xếp thành hàng ngang và được
đánh số từ C1 đến C7 theo thứ tự từ trái sang phải, mỗi viên trong 1 cốc.

- J phải được đặt vào C1


- K phải được đặt bên phải L và M
- N, O và P phải được đặt vào 3 cốc liên tiếp, nhưng không nhất thiết theo thứ tự đó.

Câu 68:

Nếu O được đặt vào cốc C7 thì K phải được đặt vào

A. C2 B. C3 C. C4 D. C5 E. C6

Câu 69:

Điều nào sau đây phải đúng về thứ tự các viên bi?

A. L được đặt bên phải J. B. L được đặt bên phải O C. N được đặt bên
phải O

D. N được đặt bên phải P E. O được đặt bên phải P

Câu 70:

Thứ tự nào dưới đây là thứ tự có thể xảy ra của các viên bi trong 3 cốc liên tiếp?

A. JMK B. KLO C. MNJ D. OJN E. POM

Câu 71:

Cốc có số thứ tự lớn nhất có thể chứa L?

A. C3 B. C4 C. C5 D. C6 E. C7

Các câu hỏi từ số 72 đến số 78 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Tàu Biển Đông lập lịch trình cho các tour du lịch biển. Mỗi tour đúng 1 tuần trong vòng 7 tuần
của mùa du lịch biển năm nay. Mỗi tour sẽ đến 1 trong 4 điểm du lịch nổi tiếng: Hạ Long, Hội
An, Vũng Tàu và Phú Quốc. Mỗi điểm nói trên sẽ được tàu Biển Đông ghé vào ít nhất 1 lần trong
mùa du lịch 7 tuần này. Các quy tắc sau đây phải được tuân thủ cho việc lập lịch trình cho các
tour du lịch:

- Hội An không phải là điểm đến trong tuần 4.


- Phú Quốc phải là điểm đến trong tuần 7.
- Tàu Biển Đông phải đến Vũng Tàu đúng 2 lần, và giữa 2 lần đó nó có một tour đến Hạ
Long.
- Hạ Long phải được đến vào tuần ngay trước khi đến Hội An.
- Không có điểm đến nào được lên lịch trình nhiều tuần liên tiếp.

Câu 72:

Lịch trình nào sau đây là hợp lệ theo các quy tắc trên, từ tuần 1 đến tuần 7:

A. Hạ Long, Hội An, Vũng Tàu, Phú Quốc, Hạ Long, Vũng Tàu, Phú Quốc

B. Hạ Long, Vũng Tàu, Phú Quốc, Vũng Tàu, Hạ Long, Hội An, Phú Quốc

C. Hội An, Vũng Tàu, Hạ Long, Vũng Tàu, Hạ Long, Hội An, Phú Quốc

D. Vũng Tàu, Phú Quốc, Hạ Long, Hội An, Vũng Tàu, Hạ Long, Phú Quốc

E. Vũng Tàu, Phú Quốc, Hạ Long, Phú Quốc, Hạ Long, Hội An, Vũng Tàu

Câu 73:

Điều nào sau đây KHÔNG đúng trong một lịch trình hợp lệ?

A. Tàu Biển Đông có tour đến Phú Quốc vào tuần 6.

B. Tàu Biển Đông có tour đến Vũng Tàu vào tuần 5.

C. Tàu Biển Đông có tour đến Hội An vào tuần 6.

D. Tàu Biển Đông có tour đến Hội An vào tuần 3.

E. Tàu Biển Đông có tour đến Hạ Long vào tuần 3.

Câu 74:

Nếu tàu Biển Đông có tour đến Phú Quốc vào tuần 5, điều nào sau đây có thể ĐÚNG ?

A. Tàu Biển Đông có tour đến Phú Quốc vào tuần 1.

B. Tàu Biển Đông có tour đến Vũng Tàu vào tuần 2.


C. Tàu Biển Đông có tour đến Hạ Long vào tuần 3.

D. Tàu Biển Đông có tour đến Vũng Tàu vào tuần 4.

E. Tàu Biển Đông có tour đến Hội An vào tuần 6.

Câu 75:

Nếu tàu Biển Đông có tour đến Hạ Long vào tuần 1 và tour đến Hội An vào tuần 5, điều nào sau
đây phải ĐÚNG?

A. Tàu Biển Đông có tour đến Hội An vào tuần 2.

B. Tàu Biển Đông có tour đến Phú Quốc vào tuần 2.

C. Tàu Biển Đông có tour đến Vũng Tàu vào tuần 3.

D. Tàu Biển Đông có tour đến Hạ Long vào tuần 6.

E. Tàu Biển Đông có tour đến Vũng Tàu vào tuần 6.

Câu 76:

Nếu tàu Biển Đông có tour đến Hạ Long vào tuần 1 và tour đến Phú Quốc vào tuần 2, điều nào
sau đây phải ĐÚNG?

A. Tàu Biển Đông có tour đến Vũng Tàu vào tuần 3.

B. Tàu Biển Đông có tour đến Vũng Tàu vào tuần 4.

C. Tàu Biển Đông có tour đến Vũng Tàu vào tuần 5.

D. Tàu Biển Đông có tour đến Hạ Long vào tuần 3.

E. Tàu Biển Đông có tour đến Hạ Long vào tuần 5

Câu 77:

Nếu tàu Biển Đông có tour đến Vũng Tàu vào tuần 3, thì danh sách điểm đến nào sau đây có thể
ĐÚNG là điểm đến tuần 4 và tuần 5 của nó

A. Hạ Long, Phú Quốc B. Hội An, Hạ Long C. Vũng Tàu, Phú Quốc

D. Phú Quốc, Hội An E. Phú Quốc, Vũng Tàu

Câu 78:
Điều nào sau đây phải ĐÚNG?

A. Tour đến Hạ Long trong tuần 1, hoặc không thì tuần 2

B. Tour đến Vũng Tàu trong tuần 2, hoặc không thì tuần 3

C. Tối đa có 2 tour đến Hạ Long

D. Tối đa có 2 tour đến Hội An

E. Tối đa có 2 tour đến Phú Quốc

Các câu hỏi từ số 79 đến số 84 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Có 7 người R, S, T, V, W, X, Y được chia thành 2 nhóm với 3 người ở nhóm 1 và 4 người ở nhóm
2. Các nguyên tắc sau cần được tuân thủ:

- R và T không được cùng nhóm

- Nếu S thuộc nhóm 1 thì V cũng phải thuộc nhóm 1

- Nếu W thuộc nhóm 1 thì T phải thuộc nhóm 2

- X thuộc nhóm 2

Câu 79:

Nếu R thuộc nhóm 2, người nào sau đây cũng phải thuộc nhóm 2?

A. S B. T C. V D. W E. Y

Câu 80:

Nếu T và Y thuộc nhóm 1 thì điều nào sau đây phải đúng?

A. S cùng nhóm với V B. S cùng nhóm với W C. V cùng nhóm với R

D. W cùng nhóm với T E. Y cùng nhóm với X

Câu 81:

Nếu W thuộc nhóm 1, người nào sau đây cũng phải thuộc nhóm 1?

A. R B. S C. T D. V E. Y

Câu 82:
Phân nhóm nào sau đây là hợp lệ?

Nhóm 1 Nhóm 2

A. R, S, Y T, V, W, X

B. R, T, V S, W, X, Y

C. T, V, X R, S, W, Y

D. T, V, Y R, S, W, X

E. T, W, Y R, S, V, X

Câu 83:

Nếu V cùng nhóm với Y thì điều nào sau đây phải đúng?

A. R thuộc nhóm 1 B. S thuộc nhóm 1 C. T thuộc nhóm 1

D. W thuộc nhóm 2 E. Y thuộc nhóm 2

Câu 84:

Nếu W cùng nhóm với T thì cặp nào sau đây KHÔNG THỂ cùng nhóm?

A. R và S B. S và Y C. T và Y D. V và Y E. W và X

Các câu hỏi từ số 85 đến số 91 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Một câu lạc bộ thám hiểm gồm 8 thành viên R, S, T, U, V, W, X, Y. Mỗi lần gặp nhau họ sẽ chọn
người để lập 2 nhóm, mỗi nhóm 3 người, 1 nhóm lên rừng, 1 nhóm xuống biển.

- Không có thành viên nào tham gia cùng lúc 2 nhóm


- Ít nhất có 2 thành viên trong nhóm thám hiểm rừng phải có kinh nghiệm về rừng. Có 4
người có kinh nghiệm này, theo thứ tự từ nhiều đến ít là R, S, T, U
- Ít nhất 2 thành viên trong nhóm thám hiểm biển phải có kinh nghiệm về biển. Có 4
người có kinh nghiệm này, theo thứ tự từ nhiều đến ít là V, W, X, Y.
- Trưởng mỗi nhóm là người có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực tương ứng.
- Mỗi nhóm đều phải đủ các đại diện đến từ 3 miền của đất nước. S và W đến từ miền
bắc, R, U và Y đến từ miền Trung, T, V, X đến từ miền Nam

Câu 85:
Biết rằng V bị ốm không tham gia được và nhóm thám hiểm biển gồm U, W, X. Tất cả các mệnh
đề sau đây đều phải đúng, NGOẠI TRỪ

A. S thuộc nhóm thám hiểm rừng

B. Tthuộc nhóm thám hiểm rừng

C. T là trưởng nhóm thám hiểm rừng

D. W là trưởng nhóm thám hiểm biển

E. R và Y, nhưng không phải cả 2 thuộc nhóm thám hiểm rừng

Câu 86

Nhóm nào sau đây có thể phù hợp để thám hiểm biển

A. R, S, V B. S, U, X C. T, W, Y D. U, V, Y E. V, X, Y

Câu 87:

Trong 6 người được chọn bắt buộc phải có

A. R hoặc U B. R hoặc Y C. S hoặc W D. T hoặc V E. T hoặc


X

Câu 88:

Nhóm nào sau đâu có thể phù hợp để thám hiểm rừng?

A. R, S, X B. R, V, W C. S, T, W D. S, V, Y E. T, U, X

Câu 89:

Biết rằng nhóm thám hiểm rừng gồm T, U, W và X đã thay thế 1 người bị ốm trong nhóm thám
hiểm biển. Ai sẽ là trưởng nhóm thám hiểm biển sau sự thay thế đó?

A. S B. V C. W D. X E. Y

Câu 90:

Nhóm thám hiểm rừng được thành lập gồm T, U, W nhưng U bị ốm nên đã được thay thế bằng
người khác. Người nào sẽ là trưởng nhóm này sau khi U được thay thế?

A. R B. S C. T D. W E. Y

Câu 91:
Nếu X là trưởng nhóm thám hiểm biển, 2 thành viên còn lại của nhóm phải là cặp nào sau đây?

A. R, W B. S, U C. S, Y D. T, Y E. U, V

Các câu hỏi từ số 92 đến số 97 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Có 7 cảnh sát N, O, P, R, S, T, U được sắp xép để ngồi trên 3 xe chở tiền.

- Ít nhất xe 1 phải có 2 người


- Xe 3 phải có ít nhất 3 người, trong đó có S
- Nếu N ngồi xe 1 thì R cũng phải ngồi xe này
- O phải ngồi xe 2
- U không được ngồi xe 3

Câu 92:

Nếu xe 1 có đúng 2 người là R và U thì nhóm nào sau đây là nhóm lớn nhất có thể bố trí ngồi xe
3?

A. O, P B. P, T C. N, S, T D. N, P, S, T E. O, P, S, T

Câu 93:

Nếu R ngồi xe 2 thì điều nào sau đây phải đúng?

A. N ngồi xe 1 B. T ngồi xe 3 C. P ngồi xe 1 D. P ngồi xe 3 E. U


ngồi xe 1

Câu 94:

Giả thiết có 6 người đã được sắp xếp, chỉ còn mình R. Lúc này R có thể ngồi bất cứ xe nào cũng
đều hợp lệ. Điều nào sau đây phải đúng?

A. N ngồi xe 1 B. P ngồi xe 1 C. P ngồi xe 3 D. T ngồi xe 3 E. U


ngồi xe 1

Câu 95:

Sắp xếp nào sau đây là hợp lệ?

Xe 1 Xe 2 Xe 3

A. N O, P, R S, T, U

B. N, R O, S P, T, U
C. N, O R, U P, S, T

D. R, U O, N P, S, T

E. R, O P, U N, S, T

Câu 96:

Nếu N và U ngồi xe 1 thì tất cả những mệnh đề sau đều đúng, NGOẠI TRỪ

A. P ngồi xe 2 B. T ngồi xe 3 C. Xe 2 chỉ có 1 người

D. Xe 1 có đúng 3 người E. Xe 3 có đúng 3 người

Câu 97:

Nếu xe 1 có đúng 3 người thì điều nào sau đây phải đúng?

A. N ngồi xe 3 B. R ngồi xe 1 C. T ngồi xe 1

D. N ngồi cùng xe với R E. Xe 2 chỉ có mình O

Các câu hỏi từ số 98 đến số 102 căn cứ vào đoạn mô tả sau:


Một người chủ đang cần sơn các phòng và hàng lang cho các ngôi nhà mới của mình. Mỗi
phòng hoặc hành lang sẽ được sơn bằng 1 màu trong các màu sau:

- Gam màu ấm: R, P


- Gam màu trung tính: I, G
- Gam màu lạnh: A, B, L

Nếu 2 phòng, hoặc 2 hành lang, hoặc 1 phòng và 1 hành lang được nối với nhau bằng 1 cửa thì
màu sơn của chúng được gọi là cạnh nhau.

- 2 màu ấm khác nhau không được cạnh nhau


- 2 màu lạnh khác nhau không được cạnh nhau
- A không được nằm cạnh P hoặc R
- L không được nằm cạnh I

Câu 98:

Bộ nào sau đây có thể được dùng hết để sơn tất cả các phòng và hàng lang của 1 tầng, không
phụ thuộc vào việc các cửa bố trí như thế nào?

A. I, G B. A, L C.A, I, B D. R, P, I E. R, I, A
Câu 99:

Một hàng lang có nối tới 7 phòng được sơn các màu khác nhau. Màu nào có thể được dùng cho
hàng lang này?

A. R B. P C. I D. G E. A

Câu 100:

Một phòng có cửa nối tới 3 phòng khác với các màu tương ứng L, B, P. Màu nào có thể được
dùng cho phòng này?

A. I B. R C. P D. B E. A

Câu 101:

Một hàng lang có cửa nối tới duy nhất 2 phòng. Các phòng này cũng nối với nhau bằng 1 cửa

chung, ngoài ra không còn cửa nào khác. Bộ màu nào sau đây là hợp lệ?

Phòng 1 Phòng 2 Hành lang

A. R P I B. A G I C. A I B D. I B L E. R G A

Câu 102:

Một hành lang có cửa nối tới duy nhất 2 phòng và các phòng này được sơn màu A và B. Màu
nào sau đây có thể dùng để sơn hành lang này?

A. R B. P C. I D. A E. L

Các câu hỏi từ số 103 đến số 106 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Trong một đoạn mật mã, các chữ cái đã được mã hóa thành 2 hàng sau đây

933456667

223344578

Nguyên tắc mã hóa như sau:

- Mỗi chữ số từ 2 đến 9 là mã của 1 và chỉ 1 trong 8 chữ cái A, E, I, O, U, R, S, T và mỗi chữ
cái cũng chỉ được mã hóa bởi duy nhất 1 chữ số
- Mỗi chữ cái T và O được lặp lại 3 lần
- Mỗi chữ cái I và A được lặp lại 2 lần
- Chữ cái E được lặp lại 4 lần

Câu 103:

Nếu 2 là mã của R và 7 là mã của A thì 5 phải là mã của

A. I B. O C. S D. T E. U

Câu 104:

Nếu 8 là mã của một nguyên âm thì chữ số nào sau đây phải là mã của một phụ âm?

A. 2 B. 4 C. 5 D. 7 E. 9

Câu 105:

Nếu 9 là mã của một nguyên âm thì nguyên âm đó phải là

A. A B. E C. I D. O E. U

Câu 106:

Hàng nào sau đây có thể nguyên bản của đoạn mã 4 6 5 3 6

A. O T A E T B. O T E U T C. O O S E O D. T O I E T E.
TORET

Các câu hỏi từ số 107 đến số 109 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Có 4 bảo vệ F, G, H, J chịu trách nhiệm trực tại 1 công sở. Công ty làm việc 6 ngày từ thứ hai đến
thứ bảy, mỗi ngày 1 người trực. Giám đốc phân công lịch trực hàng tuần theo các nguyên tắc
sau:

- Mỗi bảo vệ trực ít nhất 1 ngày trong tuần


- Không ai trực 2 ngày liên tiếp

Câu 107:

Nếu trong 1 tuần nào đó F trực đúng 2 ngày thứ hai và thứ bảy, điều nào sau đây phải đúng cho
tuần đó?

A. Có một người khác cũng phải trực 2 ngày

B. Người bảo vệ trực thứ tư sẽ không trực ngày thứ sáu

C. H trực vào ngày ngay trước ngày G trực


D. Hoặc G hoặc H trực vào ngày thứ ba

E. Hoặc H hoặc J trực vào ngày thứ sáu

Câu 108:

Nếu trong 1 tuần nào đó F trực vào ngày thứ ba và 2 ngày nữa, điều nào sau đây phải KHÔNG
thể đúng cho tuần đó?

A. F trực vào thứ bảy

B. F và H trực vào 2 ngày liền nhau

C. G và H trực vào 2 ngày liền nhau

D. G và H trực trước thứ năm

E. F trực ngay trước ngày G trực và ngay trước ngày J trực

Câu 109:

Nếu trong 1 tuần nào đó H trực đúng 2 ngày, còn G và J trực trước ngày H bắt đầu trực, cặp nào
sau đây có thể là 2 ngày trực của H?

A. Thứ hai và thứ tư B. Thứ ba và thứ năm C. Thứ ba và thứ


bảy

D. Thứ tư và thứ bảy E. Thứ sáu và thứ bảy

Các câu hỏi từ số 110 đến số 114 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Nước hoa được tạo thành bằng cách kết hợp 2 hoặc nhiều hơn từ các thành phần F, G, H, J, K.
Các nguyên tắc sau được tuân thủ:

- Nếu nước hoa chứa F thì nó cũng phải chứa H và khối lượng H bằng 2 lần F
- Nếu nước hoa chứa G thì nó cũng phải chứa J và khối lượng J bằng khối lượng G
- H không được sử dụng cùng J
- J không được sử dụng cùng K
- Nếu nước hoa chứa K thì khối lượng K phải lớn hơn tổng khối lượng tất cả các chất còn
lại

Câu 110:

Cặp nào sau đây KHÔNG THỂ nằm cùng trong 1 loại nước hoa?
A. F và G B. F và H C. F và K D. G và J E. K và H

Câu 111:

(2H, 1K) là công thức không hợp lệ. Để trở thành công thức hợp lệ, ta có thể thêm vào:

A. 1F B. 1G C. 2H D. 1J E. 2K

Câu 112:

Thêm một ít H sẽ làm cho công thức nào sau đây trở thành hợp lệ?

A. 1F, 1H, 5K B. 2F, 2H, 2K C. 1G, 1H, 1K D. 2G, 1H, 4K E. 2H,


1J, 3K

Câu 113:

Công thức nước hoa nào sau đây là hợp lệ?

A. 1 phần F, 1 phần K B. 2 phần G, 2 phần F C. 3 phần H, 3 phần F

D. 4 phần J, 4 phần G E. 5 phần K, 5 phần G

Câu 114:

Công thức nào sau đây có thể trở thành hợp lệ sau khi bỏ đi 1 chất hoặc một phần của một chất
nào đó?

A. 1F, 1G, 1H, 4K B. 1F, 2H, 1J, 4K C. 1F, 1G, 1J, 1K

D. 2F, 2H, 1J, 2K E. 2G, 1H, 2J, 3K

Các câu hỏi từ số 115 đến số 119 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Một xưởng sản xuất đồ chơi có 5 loại sản phẩm T1, T2, T3, T4, T5. Các sản phẩm được tạo ra từ
nguyên liệu và các khối đất sét giống nhau. Để tạo thành sản phẩm, các khối đất này sẽ chịu tác
động của 1 hoặc nhiều thao tác khác nhau. Tuy nhiên chỉ có 4 loại thao tác là W, X, Y, Z. Mỗi loại
thao tác sẽ chỉ tác động tối đa 1 lần trên 1 sản phẩm, và các thao tác phải tuân thủ theo các quy
tắc sau:

- Sản phẩm T1 sẽ chịu tác động của thao tác W hoặc X


- Sản phẩm T2 sẽ chịu tác động duy nhất của thao tác X hoặc thao tác X cùng với 1 trong
3 thao tác còn lại, trừ W
- Sản phẩm T3 sẽ chịu tác động duy nhất của thao tác Y hoặc thao tác Y cùng với 1 trong
3 thao tác còn lại
- Sản phẩm T4 sẽ chịu tác động của đúng 2 thao tác bất kỳ khác X
- Sản phẩm T5 sẽ chịu tác động của đúng 3 thao tác bất kỳ

Câu 115

Biết rằng chỉ có đúng 2 thao tác X và Z được thực hiện. Sản phẩm phải thuộc loại:

A. T1 B. T2 C. T3 D. T4 E. T5

Câu 116:

Biết rằng chỉ có đúng 2 thao tác KHÁC Y được thực hiện. Điều nào sau đây phải đúng?

A. Sản phẩm thuộc loại T1 và T2

B. Sản phẩm thuộc loại T2 và T3

C. Sản phẩm thuộc loại T2 và T4

D. Sản phẩm thuộc loại T3 và T4

E. Sản phẩm thuộc loại T3 và T5

Câu 117:

Loại sản phẩm nào bắt buộc phải chịu sự tác động của thao tác X?

A. T1 B. T2 C. T3 D. T4 E. T5

Câu 118:

Biết rằng thao tác Z đã được thực hiện trên sản phẩm, nhưng không biết ngoài ra còn thao tác

nào được thực hiện nữa hay không. Sản phẩm có thể thuộc loại bất kỳ trong 5 loại, NGOẠI TRỪ

A. T1 B. T2 C. T3 D. T4 E. T5

Câu 119:

Biết rằng chỉ có 1 thao tác được thực hiện trên sản phẩm, điều nào sau đây phải đúng?

A. Sản phẩm thuộc loại T1 hoặc T2

B. Sản phẩm thuộc loại T1, T2 hoặc T3

C. Sản phẩm thuộc loại T2, T3 hoặc T5


D. Sản phẩm thuộc loại T2, T4 hoặc T5

E. Sản phẩm thuộc loại T3, T4 hoặc T5

Các câu hỏi từ số 120 đến số 122 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Một câu lạc bộ phim ảnh sinh hoạt định kỳ 1 năm 1 lần, mỗi lần kéo dài 6 tuần. Mỗi tuần sẽ
chiếu một loại phim trong 8 loại sau: A, C, D, F, H, M, S, W

- Thể loại S luôn luôn được chiếu trong tuần đầu tiên
- Thể loại W và A cũng chắc chắn được chiếu vào 2 tuần liên tiếp, W rồi đến A
- M và F:sẽ chỉ có 1 thể loại được chiếu
- Nếu D được chiếu thì W cũng được chiếu, và theo thứ tự sau: W, một thể loại khác, D
- C sẽ chỉ được chiếu khi D đã được chiếu trước đó

Câu 120:

Nếu M được chiếu ở tuần ngay trước tuần chiếu W thì điều nào sau đây có thể đúng?

A. A được chiếu ở tuần 2 B. C được chiếu ở tuần 4 C. D được chiếu ở tuần


3

D. F được chiếu ở tuần 5 E. H được chiếu ở tuần 6

Câu 121:

Lịch chiếu nào sau đây là phù hợp (theo thứ tự từ tuần 1 đến tuần 6)

A. S, W, A, D, H, M B. S, W, A, H, D, F C. F, M, D, C, W, A

D. W, A, D, C, M, H E. D, W, A, H, F, C

Câu 122:

Thể loại nào sau đây sẽ KHÔNG BAO GIỜ được chiếu ở tuần 6?

A. C B. F C. H D. M E. W

Các câu hỏi từ số 123 đến số 127 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Người ta cần vẽ một bản đồ với các nước R, S, W, X, Y và Z. Các nước kề nhau không được tô
bằng cùng một màu. Các nước R, S, X, và Y kề với nước W. Nước X kề nước Y. Các nước R và S
kề nước Z. Ngoài ra không còn cặp nước nào kề nhau nữa.

Câu 123:

Cặp nước nào sau đây phải được tô màu khác nhau?
A. R và X B. S và X C. S và Z D. X và Z E. Y và Z

Câu 124:

Nước nào sau đây có thể cùng màu với W

A. R B. S C. X D. Y E. Z

Câu 125:

Nếu X có cùng màu với Z thì điều nào sau đây phải đúng?

A. R cùng màu với Y B. S cùng màu với X C. X cùng màu với Y

D. S khác màu với tất cả các nước khác E. W khác màu với tất cả các nước khác

Câu 126:

Cặp nước nào sau đây có thể được tô cùng màu?

A. R và S B. S và W C. W và X D. W và Y E. X và Y

Câu 127:

Nếu như người ta sử dụng ít màu nhất có thể để tô bản đồ và một trong các nước là nước duy
nhất được tô bởi màu nào đó thì nước đó có thể là

A. W, nhưng không phải là bất cứ một nước nào khác

B. Z, nhưng không phải là bất cứ một nước nào khác

C. R hay S, nhưng không phải là bất cứ một nước nào khác

D. W hay X hay Y, nhưng không phải là bất cứ một nước nào khác

E. W hay Y hay Z, nhưng không phải là bất cứ một nước nào khác

Các câu hỏi từ số 128 đến số 131 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Người hướng dẫn viên du lịch ở thành phố M đưa ra một số hướng dẫn cho khách du lịch đang
tham quan các di tích tại địa phương. Theo lời người hướng dẫn viên thì:

- Bãi biển F cách Khu phố cổ B 5 dặm theo đường chim bay
- Chùa S cách Mũi C 20 dặm theo đường chim bay
- Khu phố cổ B cách Mũi C 10 dặm theo đường chim bay
(Trong các câu sau, ta nói A gần B hơn C nghĩa là AB < AC)

Câu 128:

Nếu Khu phố cổ B ở hướng chính đông của Mũi C và Mũi C ở hướng chính tây của Chùa S thì tất
cả các điều sau phải đúng, NGOẠi TRỪ:

(A) Khu phố cổ B ở hướng chính tây của S

(B) Khu phố cổ B cách Chùa S 10 dặm

(C) Bãi biển F cách Mũi C nhiều nhất 15 dặm

(D) Bãi biễn F cách Chùa S nhiều nhất 15 dặm

(E) Bãi biển F nằm ở hướng chính tây của Chùa S

Câu 129:

Điều nào sau đây phải đúng?

(A) Nếu khu phố cổ B cách Chùa S 10 dặm thì bãi biển F cách Chùa S 5 dặm

(B) Nếu bãi biển F cách Chùa S 5 dặm thì khu phố cổ B cách Chùa S 10 dặm

(C) Nếu khu phố cổ B cách Chùa S 15 dặm, thì bãi biển F cách Chùa S 20 dặm

(D) Nếu Mũi C cách Bãi biển F 15 dặm, thì Bãi biển F cách Chùa S 35 dặm

(E) Nếu Bãi biển F cách Mũi C 5 dặm thì bãi biển F cách Chùa S 25 dặm

Câu 130:

Điều nào sau đây không thể đúng?

(A) Chùa S gần Khu phố cổ B hơn Mũi C (B) Bãi biển F gần Chùa S hơn Mũi C

(C) Mũi C gần Chùa S hơn Bãi biển F (D) Mũi C gần Bãi biển F hơn Khu phố cổ B

(E) Khu phố cổ B gần Mũi C hơn Chùa S

Câu 131:

Nếu Mũi C cách Bãi biển F 5 dặm thì điều nào sau đây phải đúng?

(A) Bãi biển F gần Chùa S hơn Mũi C (B) Bãi biển F gần Khu phố cổ B hơn Mũi C
(C) Bãi biển F gần Khu phố cổ B hơn Chùa S (D) Bãi biển F gần Chùa S hơn Khu phố cổ B

(E) Bãi biển F gần Mũi C hơn Chùa S

Các câu hỏi từ số 132 đến số 135 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Người ta cần tổ chức 7 cuộc họp J, K, L, M, N, O và P, mỗi cuộc họp họp trong 1 ngày của tuần,
bắt đầu từ chủ nhật.

- Cuộc họp J phải được họp vào chủ nhật


- Cuộc họp K phải được tổ chức sau cuộc họp L và M
- Cuộc họp N, O và P phải được tổ chức trong ba ngày liên tiếp, nhưng không nhất thiết
theo thứ tự đó.

Câu 132:

Điều nào sau đây phải đúng về thứ tự các cuộc họp?

A. L được họp sau J. B. L được họp sau O C. N được họp sau O

D. N được họp sau P E. O được họp sau P

Câu 133:

Muộn nhất là ngày nào trong tuần có thể tổ chức cuộc họp L?

A. Thứ ba B. Thứ tư C. Thứ năm D. Thứ sáu E.


Thứ bảy

Câu 134:

Thứ tự nào dưới đây là thứ tự có thể xảy ra của các cuộc họp vào ba ngày liên tiếp?

A. JMK B. KLO C. MNJ D. OJN E. POM

Câu 135:

Nếu cuộc họp O được họp vào thứ bảy thì cuộc họp K phải được họp vào

A. Thứ hai B. Thứ ba C. Thứ tư D. Thứ năm E.


Thứ sáu

Các câu hỏi từ số 136 đến số 139 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Người ta cần chiếu 5 bộ phim giáo dục A, B, C, D và E cho một nhóm sinh viên. Các bộ phim
được chiếu theo một thứ tự nào đó nhưng tuân thủ các điều kiện sau:
- A phải được chiếu trước C.
- B phải được chiếu trước D.
- E là bộ phim thứ 3 được chiếu.

Câu 136:

Thứ tự nào dưới đây là một thứ tự chấp nhận được?

A. A, C, B, D, E B. A, C, D, E, B C. B, D, C, A, E

D. B, D, E, A, C E. E, B, C, A, D

Câu 137:

Trong các cặp sau, cặp nào có thể cùng được chiếu sau E?

a. A và B b. A và D c. B và C d. B và D e. C và D

Câu 138:

Trong trường hợp A, B được xếp chiếu cạnh nhau thì C có thể được xếp ở hai vị trí :nào

A. 1 và 2 B. 1 và 4. C. 2 và 3 D. 3 và 5 E. 4 và 5

Câu 139:

Trong trường hợp C được chiếu trước E, điều nào dưới đây sẽ đúng?

A. A là bộ phim đầu tiên được chiếu.

B. B là bộ phim thứ hai được chiếu.

C. C là bộ phim thứ ba được chiếu.

D. D là bộ phim thứ tư được chiếu.

E. E là bộ phim thứ năm được chiếu.

Các câu hỏi từ số 140 đến số 144 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Các nhân viên của công ty Super-Teck sử dụng các mật khẩu phức tạp trên các máy tính cá nhân
của họ. Mỗi mật khẩu là một tổ hợp của các ký tự ( #, $ , % ,& ,* ). Mật khẩu cũng phải thoả
mãn các yêu cầu sau:

1. Một mật khẩu chứa ít nhất 3 ký tự nhưng không quá 5.


2. Các mật khẩu không nhất thiết phải sử dụng các ký tự khác nhau, ngoại trừ những quy

định dưới đây:

- Tất cả các mật khẩu đều phải bắt đầu từ ký tự #.

- Ký tự & không được là ký tự cuối cùng trong mật khẩu.

- Nếu * là ký tự cuối cùng của mật khẩu thì mật khẩu phải chứa ít nhất một ký tự &.

- Nếu $ là ký tự thứ hai trong mật khẩu thì $ phải là ký tự cuối cùng.

- Ký tự # chỉ được xuất hiện một lần trong mật khẩu.

Câu 140:

Nếu một mật khẩu 4 ký tự được tạo ra và chỉ chứa các ký tự #, $ và &, thì điều nào sau đây phải
đúng?

(A) Mật khẩu là # $ & $. (B) Mật khẩu chứa hai ký tự $. (C) Mật khẩu chứa hai
ký tự &.

(D) Ký tự cuối cùng là $. (E) Ký tự thứ hai là $.

Câu 141:

Những ký tự nào dưới đây không thể là những ký tự duy nhất được dùng trong một mật khẩu
gồm 3 ký tự?

(A) #, $ và * (B) #, $ và % (C) # và $ (D) # và * (E) # và %

Câu 142:

Chuỗi nào dưới đây có thể là một mật khẩu?

(A) # % % $ (B) # & # & (C) # $ $ % (D) # % * * (E) & # %


*

Câu 143:

Có bao nhiêu mật khẩu khác nhau gồm 3 ký tự có thể tạo ra mà chỉ sử dụng 3 ký tự #, $ và %?

(A) 2 (B) 3 (C) 4 (D) 5 (E) 6

Câu 144:

Nếu mật khẩu kết thúc bằng ký tự *, điều nào sau đây phải đúng?
(A) & xuất hiện 2 lần trong mật khẩu. (B) $ không phải là ký tự thứ hai.

(C) % không phải là ký tự thứ ba. (D) Mật khẩu phải chứa ít nhất bốn ký tự.

(E) # là ký tự thứ tư.

Các câu hỏi từ số 145 đến số 150 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Có 4 nữ vận động viên R, S, T, U lọt vào chung kết cuộc thi biểu diễn trên cầu thăng bằng. Cuộc
thi gồm nhiều vòng. Vận động viên sẽ bị loại ngay nếu bị ngã khỏi cầu. Để đảm bảo công bằng
người ta thay đổi thứ tự thi đấu sau mỗi vòng theo 1 trong 3 quy tắc sau

- X: Chuyển vận động viên thứ 3 của vòng trước lên ngay trước vận động viên thứ 2 của
vòng trước.
- Y: Chuyển vận động viên thứ 3 của vòng trước lên ngay trước vận động viên thứ nhất
của vòng trước.
- Z: Chuyển vận động viên cuối cùng của vòng trước lên thi đấu đầu tiên.

Nếu vận động viên được nhắc đến trong các quy tắc này bị loại thì quy tắc này sẽ không được
áp dụng

Nếu không quy tắc nào có thể áp dụng được thì các vận động viên vẫn thi đấu theo thứ tự cũ

Câu 145:

Giả thiết trong 1 vòng đấu có đủ cả 4 vận động viên và 2 vận động viên bị loại. Cặp nào sau đây
nếu bị loại sẽ dấn đến kết quả là trong vòng đấu sau thứ tự thi đấu sẽ không đổi?

A. Thứ nhất và thứ hai B. Thứ nhất và thứ ba C. Thứ hai và thứ ba

D. Thứ hai và thứ tư E. Thứ ba và thứ tư

Câu 146:

Nếu trong 1 vòng thứ tự thi đấu là R, T, U, S và không vận động viên nào bị loại thì sắp xếp nào
sau đây có thể đúng cho vòng thi đấu sau?

A. R, S, U, T B. S, R, U, T C. S, U, R, T D. T, R, U, S E. U, R, T, S

Câu 147:

Nếu trong 1 vòng thứ tự thi đấu là S, R, T, U và không vận động viên nào bị loại thì điều nào sau
đây phải đúng cho vòng thi đấu sau?
A. R thi đấu thứ 3 B. S thi đấu thứ 2 C. T thi đấu đầu tiên

D. U thi đấu đầu tiên E. U thi đấu thứ tư

Câu 148:

Giả thiết 2 vòng đấu đầu tiên không có ai bị loại và thứ tự thi đấu tại vòng 3 giống hệt như vòng
đầu tiên. Hai quy tắc đã áp dụng (tương ứng sau vòng 1 và vòng 2) phải là?

A. X, X B. Z, Z C. X, Y D. Y, X E. Z, Y

Câu 149:

Nếu trong 1 vòng thứ tự thi đấu là U, R, S, T và S bị loại thì thứ tự thi đấu vòng sau phải là

A. R, T, U B. R, U, T C. T, R, U D. T, U, R E. U, R, T

Câu 150:

Nếu trong 1 vòng thứ tự thi đấu là T, S, U, R và vòng tiếp theo S vẫn thi đấu ở vị trí thứ hai, điều
nào sau đây có thể đã xảy ra?

A. Không vân động viên nào bị loại và quy tắc X được áp dụng

B. Duy nhất R bị loại và quy tắc X được áp dụng

C. Duy nhất T bị loại và quy tắc Y được áp dụng

D. Duy nhất U bị loại và quy tắc Z được áp dụng

E. Duy nhất T bị loại và quy tắc Z được áp dụng

Các câu hỏi từ số 151 đến số 156 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Giữa các thành phố bao quanh một ngọn núi có một số con đường hai chiều, cụ thể, có các con
đường nối: Giữa M và N; giữa M và O; giữa O và R; giữa R và T; giữa R và U; giữa T và P; giữa P
và S

Ngoài ra, có một con đường một chiều giữa P và N, chỉ cho phép đi từ P đến N. Các con đường
không cắt nhau, ngoại trừ tại các thành phố. Không còn thành phố và con đường nào khác trong
những vùng lân cận. Người đi xe đạp cần tuân thủ các quy định giao thông chung.

Câu 151:

Để đi xe đạp từ S đến N theo những con đường, bắt buộc phải đi qua thành phố

(A) M (B) P (C) R (D) T (E) U


Câu 152:

Nếu đoạn đường giữa O và R bị nghẽn do đá lở thì để đi từ U đến M, người lái xe đạp

phải đi qua bao nhiêu thành phố khác ngoại trừ U và M?

(A) 2 (B) 3 (C) 4 (D) 5 (E) 6

Câu 153:

Nếu cây cầu giữa M và O bị hỏng nặng khiến việc đi qua đoạn đường này trở nên không thể,
người đi xe đạp sẽ không thể đi theo các con đường từ:

(A) N đến M (B) N đến S (C) P đến M (D) P đến S (E) R đến M

Câu 154:

Nếu như một vụ đá lở làm tắc nghẽn một chiều của con đường giữa R và T, khiến ta chỉ có thể
đi được theo chiều từ R đến T, ta vẫn có thể đi bằng xe đạp từ P đến

(A) N và S nhưng không thể đi đến M, O, R, T hoặc U

(B) N, S và T nhưng không thể đi đến M, O, R hoặc U

(C) M, N, O và T nhưng không thể đi đến S, R hoặc U

(D) M, O, R, S và T nhưng không thể đi đến N hoặc U

(E) M, N, O, R, S, T và U

Câu 155:

Giả sử rằng một làn của con đường từ O đến R phải đóng để sửa chữa, do đó chỉ có thể di
chuyển từ R đến O. Để đảm bảo không ảnh hưởng đến giao thông - tức là nếu trước khi đóng
làn để sửa chữa từ X có thể đến được Y (trong đó X, Y thuộc {M, N, O, P, R, S, T, U} thì sau khi
đóng làn để sửa chữa, ta vẫn có thể đi từ X đến Y), chúng ta cần phải xây con đường tạm 1
chiều nào dưới đây?

(A) Từ M đến U (B) Từ P đến R (C) Từ S đến R

(D) Từ S đến U (E) Từ T đến U

Câu 156:
Nếu M nằm ở độ cao thấp hơn, T nằm ở độ cao cao hơn mọi thành phố khác và ba thành phố N,
P, R cùng nằm ở một độ cao, đường đi từ U đến S sẽ được rút ngắn nếu ta xây dựng một con
đường 2 chiều giữa (không thay đổi độ cao suốt dọc đường)

(A) R và N (B) R và M (C) P và M (D) P và R (E) T và N

Các câu hỏi từ số 157 đến số 159 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Có 6 người L, M, N, O, P, R cần được sắp xếp vào các phòng của khách sạn. Mỗi phòng chỉ chứa
được tối đa là 2 người. Các nguyên tắc sau cần được tuân thủ

- M không ở cùng phòng với N


- N không ở cùng phòng với O
- P và R phải ở cùng phòng

Câu 157:

Nếu P và R là những người duy nhất ở chung phòng thì số phòng tối thiểu cần cho cả nhóm là

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 E. 6

Câu 158:

Cặp nào sau đây có thể ở cùng phòng?

A. L và O B. L và R C. N và O D. M và N E. P và M

Câu 159:

Nếu N ở một mình thì điều nào sau đây phải đúng?

A. Ngoài N ra không có ai ở một mình B. L và O cùng phòng

C. M ở một mình D. Cả nhóm ở hết 4 hoặc 5 phòng

E. Cả nhóm ở hết 3 hoặc 6 phòng

Các câu hỏi từ số 160 đến số 166 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Có 7 người T, U, V, W, X, Y, Z ngồi quanh 1 chiếc bàn hình chữ nhật. 3 người ngồi một bên cạnh,
3 người ngồi đối diện ở cạnh bên kia, 1 người ngồi đầu bàn, không ai ngồi cuối bàn.

- U ngồi tại 1 trong 2 vị trí xa đầu bàn nhất


- Y và V luôn ngồi cạnh nhau
- V không ngồi cạnh Z
- W ngồi đầu bàn nếu Z không ngồi ở đó.

Câu 160:

Nếu Z ngồi đầu bàn, Y đối diện U, V ngay bên trái X thì có tất cả bao nhiêu cách sắp xếp hợp lệ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5

Câu 161:

Nếu T và U ngồi ngay 2 bên của X thì người ngồi đối diện với X phải là

A. W hoặc V B. W hoặc Z C. Y hoặc V D. Y hoặc Z E. Z hoặc V

Câu 162:

Nếu W ngồi đối diện trực tiếp với T thì X phải ngồi cạnh

A. T B. U C. V D. Y E. Z

Câu 163:

Nếu T ngồi đối diện trực tiếp với Z và cạnh V thì người nào phải ngồi đối diện trực tiếp với U?

A. V B. W C. X D. Y E. Z

Câu 164:

Nếu W ngồi đối diện trực tiếp với U và cạnh T thì 2 người ngồi 2 bên X phải là

A. Y và V B. Y và W C. T và Z D. T và V E. Z và W

Câu 165:

Nếu Z ngồi đối diện trực tiếp với X thì ai phải ngồi cạnh U?

A. T B. V C. W D. Y E. Z

Câu 166:

Sắp xếp nào sau đây là hợp lệ ( bắt đầu từ U và chuyển về phía đầu bàn)

A. U, X, T, Z, V, Y, W B. U, T, X, Z, Y, V, W C. U, X, Z, Y, V, W, T

D. U, Z, W, X, V, Y, T E. U, T, X, W, Z, V, Y

Các câu hỏi từ số 167 đến số 170 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Có 7 bức tượng được chuẩn bị cho 1 cuộc triển lãm điêu khắc nhỏ, 3 bức tượng lớn là J, K, L và
4 bức tượng nhỏ là M, N, O, P. Triển lãm gồm 2 phòng, phòng 1 và phòng 2. Các nguyên tắc sau
được tuân thủ:

- Ít nhất có 6 bức tượng sẽ được trưng bày


- Mỗi phòng có ít nhất 1 bức tượng
- J và K không cùng phòng
- J và M phải được trưng bày ở cùng phòng
- L và N phải được trưng bày ở cùng phòng

Câu 167:

Nếu J và M là 2 bức tượng duy nhất trong phòng 1 và K nằm trong phòng 2 thì phòng 2 phải
chứa

A. L và N và ít nhất 1 tượng khác nữa B. O và P và ít nhất 1 tượng khác nữa

C. L, N, O nhưng không chứa P D. L, N, P nhưng không chứa O

E. L, N, O, P

Câu 168:

Sắp xếp nào sau đây là KHÔNG hợp lệ?

Phòng 1 Phòng 2

A. J, L, M, N, P K, O

B. J, M K, L, N, O, P

C. J, M , O K, L, N, P

D. J, M, P K, L, N, O

E. J, O, P K, L, M, N

Câu 169:

Nhóm nào sau đây có thể ở phòng 1?

A. J, L, M B. J, K, L, O C. J, M, N, O

D. J, M, O, P E. K, L, M, N, O

Câu 170:
Nếu K là bức tượng lớn duy nhất trong phòng 1 thì điều nào sau đây phải đúng?

A. Phòng 1 có đúng 2 bức tượng

B. Phòng 2 có tối đa 5 bức tượng

C. Mỗi phòng điều chứa đúng 2 bức tượng nhỏ

D. Cả 4 bức tượng nhỏ đều được trưng bày

E. Cả 3 bức tượng lớn đều được trưng bày

Các câu hỏi từ số 171 đến số 176 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Trong 1 dịp đi cắm trại người phụ trách quyết định chia 9 bạn nhỏ thành 2 đội để tổ chức trò
chơi. Có 3 bạn 8 tuổi là F, G, H và 6 bạn 9 tuổi là J, K, M, O, P, S. Đội 1 sẽ gồm 4 bạn, đội 2 gồm 5
bạn. Các quy tắc sau được tuân thủ

- Đội 1 có đúng 2 bạn 8 tuổi


- K cùng đội với O
- F và J không cùng đội
- M và P không cùng đội
- Nếu K và P cùng một đội nào đó, thì H phải ở đội khác.

Câu 171:

Mỗi cặp sau đây đều có thể thuộc đội 1, NGOẠI TRỪ

A. F, M B. G, H C. H, P D. J, K E. J, M

Câu 172:

Nếu S và O thuộc đội 2 thì các thành viên của đội 1 có thể là

A. F, H, K, M B. G, H, J, K C. G, H, J, P

D. G, H, K, M E. G, J, M, P

Câu 173:

Nếu H và K thuộc đội 2, cặp nào sau đây phải thuộc đội 1?

A. F, M B. F, O C. F, P D. J, P E. M, S

Câu 174:

Nếu F, M, S thuộc đội 1 thì điều nào sau đây phải đúng?
A. G thuộc đội 2 B. H thuộc đội 2 C. K thuộc đội 1

D. O thuộc đội 1 E. P thuộc đội 1

Câu 175:

Nếu G cùng đội với H thì điều nào sau đây phải đúng?

A. G cùng đội với J B. M cùng đội với S C. P cùng đội với S

D. F không cùng đội với M E. J không cùng đội với P

Câu 176:

Sắp xếp nào sau đâu là hợp lệ?

Đội 1 Đội 2

A. F, G, K, O H, J, M, P, S

B. F, G, M, S H, J, K, O, P

C. F, H, J, M G, K, O, P, S

D. F, H, M, S G, J, K, O, P

E. F, K, P, S G, H, J, M, O

Các câu hỏi từ số 177 đến số 183 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Có 1 tạp chí đặc biệt, 1 năm ra 3 số, mỗi số có đúng 3 bài báo thuộc 3 đề tài khác nhau. Có tổng
cộng 5 đề tài được tạp chí sử dụng : F, I, O, R, và S. Mỗi bài báo chỉ thuộc 1 đề tài, và các quy tắc
sau được tuân thủ

- Đề tài nào cũng được đề cập đến ít nhất 1 lần trong năm
- Tạp chí số 3 của năm bao giờ cũng có đề tài O
- I và O không nằm trong cùng 1 số
- Nếu 1 số đã có đề tài S thì số ngay sau sẽ không có đề tài này nữa
- Ít nhất 2 số trong năm có bài về đề tài F

Câu 177:

Nếu S có trong tạp chí số 2 thì các đề tài nào phải có trong số 3 của năm (không quan trọng số
thứ tự)

A. F, I, R B. F, O, R C. F, O, S D. F, R, S E. O, R, S
Câu 178:

Nếu có 2 đề tài xuất hiện trong cả 3 số của 1 năm thì 2 đề tài đó phải là

A. F, I B. F, O C. F, R D. O, S E. R, S

Câu 179:

Giả thiết trong 9 bài báo của năm có 4 đề tài được đề cập 2 lần, 1 đề tài được đề cập 1 lần thì
đề tài được đề cập 1 lần đó phải là

A. F hoặc I B. I hoặc O . O hoặc R D. O hoặc S E. R hoặc S

Câu 180:

Giả thiết có 1 năm ban biên tập quyết định ra 1 số đặc biệt, đó là tạp chí số 2 và cả 3 bài của số
này đều về đề tài S, các nguyên tắc chọn bài khác vẫn được tuân thủ. Khi đó số 1 của năm phải
chứa các đề tài

A. F, I, O B. F, I, R C. F, O, R D. I, O, R E. O, R, S

Câu 181:

Nếu tạp chí số 1 có bài về đề tài O thì số 2 của năm đó có thể chứa

A. F, O, R B. I, O, R C. I, R, S D. F, R, S E. O, R, S

Câu 182:

Sắp xếp nào sau đây là hợp lệ cho 3 số của năm?

Số 1 Số 2 Số 3

A. F, I , R F, O, R F, R, S

B. I, R, S F, I, S F, R, O

C. F, R, O F, R, S F, I, O

D. F, I, S F, O, R O, R, S

E. O, R, S F, I, R O, R, S

Câu 183:

Giả thiết trong năm có 2 số có bài đề tài S và 2 số có bài đề tài O, khi đó số 1 của năm phải chứa
bài về đề tài
A. F B. I C. O D. R E. S

Các câu hỏi từ số 184 đến số 189 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Có 7 bài hát H, I, J, K, M, O, P được chọn để ghi vào 2 đĩa, mỗi bài ghi đúng 1 lần.

- P phải là bài đầu tiên hoặc cuối cùng của 1 đĩa


- H phải là được ghi cùng đĩa, ngay trước hoặc ngay sau M
- I không cùng đĩa với K
- O có thể được ghi cùng đĩa với H nhưng không nằm ngay trước hoặc ngay sau H
- Bài đầu tiên của đĩa 1 không phải là K
- Mỗi đĩa chứa ít nhất 2 bài

Câu 184:

Nếu đĩa 1 chứa đúng 2 bài I và J thì sắp xếp của đĩa 2 có thể là

A. H, M, O, P, K B. K, H, O, M, P C. M, H, O, K, P

D. P, H, M, O, K E. P, M, O, K, H

Câu 185:

Sắp xếp nào sau đây là hợp lệ?

Đĩa 1 Đĩa 2

A. H, M , K, P I, O, J

B. P, O, H, M K, I, J

C. I, O, J M, H, P, K

D. J, O, M H, I, P, K

E. K, H, P O, M, I, J

Câu 186:

Nếu đĩa 2 chứa đúng 4 bài với M ở đầu và K ở cuối thì điều nào sau đây phải đúng?

A. H nằm trong đĩa 1 B. I nằm trong đĩa 2 C. J nằm trong đĩa 2

D. O là bài đầu tiên của đĩa 1 E. P là bài cuối cùng của đĩa 1

Câu 187:
Nếu đĩa 2 bắt đầu bằng bài K thì bài nào sau đây phải có trong đĩa 1?

A. H B. I C. J D. M E. O

Câu 188:

Nếu đĩa 1 chứa đúng 3 bài, bài đầu tiên là O thì 2 bài còn lại có thể là (theo đúng thứ tự)?

A. H, I B. I, K C. J, H D. K, P E. P, J

Câu 189:

Nếu đĩa 1 có chứa O, H, P thì điều nào sau đây phải đúng?

A. I nằm trong đĩa 1 B. K nằm trong đĩa 2 C. J là bài đầu tiên của đĩa 2

D. Đĩa 2 chứa đúng 3 bài E. Đĩa 1 chứa đúng 5 bài

Các câu hỏi từ số 190 đến số 189 căn cứ vào đoạn mô tả sau:
Có 7 chiếc rổ được đặt trên một đường thẳng với khoảng cách đều nhau và được đánh số từ 1
đến 7 từ trái qua phải. Có 6 quả bóng P, Q, R, S, T, U được đặt vào các rổ (tối đa 1 quả mỗi rổ)
theo các quy tắc sau:

- Khoảng cách giữa P và Q bằng khoảng cách giữa R và S


- T nằm ngay cạnh U
- Rổ ngoài cùng bên trái không được để rỗng

Câu 190:

Nếu U, P, R nằm tương ứng ở các rổ số 5, 6, 7 thì điều nào sau đây phải đúng?

A. S ở rổ số 1 B. S ở rổ số 2 C. Q ở rổ số 2

D. Q ở rổ số 3 E. Rổ số 2 rỗng

Câu 191:

Nếu U nằm ở rổ số 2 thì điều nào sau đây phải đúng?

A. P ở rổ số 3 B. Q ở rổ số 4 C. R ở rổ số 5

D. S ở rổ số 7 E. T ở rổ số 1

Câu 192:

Nếu P, Q nằm tương ứng ở các rổ số 2, 4 thì điều nào sau đây có thể đúng?
A. R ở rổ số 3 B. R ở rổ số 5 C. S ở rổ số 6

D. U ở rổ số 1 E. Rổ số 6 rỗng

Câu 193:

Nếu P, R nằm tương ứng ở các rổ số 1, 3 thì rổ rỗng phải là

A. 2 hoặc 4 B. 2 hoặc 6 C. 4 hoặc 5

D. 5 hoặc 7 E. 6 hoặc 7

Câu 194:

Rổ nào sau đây có thể rỗng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 6

You might also like