You are on page 1of 10

GÀ TÂY NGÀY LỄ TẠ ƠN (THANKSGIVING DAY)

Người Mỹ có truyền thống ăn gà tây trong dịp Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ


năm cuối cùng của tháng 11 . Nhập gia tùy tục, người Việt sinh sống ở
Bắc Mỹ cũng dần dần có tập tục này. Gà tây được ăn kèm với các rau
quả phụ như đậu que, bắp, khoai tán, bánh mì vụn nhào với nước cốt
gà và gia vị (có thể nhồi vào bụng gà trước khi nướng nên gọi là
stuffing)… Tráng miệng thì phải là bánh pie có nhân làm bằng bí đỏ
(pumpkin) hoặc táo. Vào thời điểm này mùa màng đã xong, người ta sẽ
nghỉ ngơi khi mùa đông tới nên ăn mừng và tạ ơn Thượng đế (nếu có
tín ngưỡng) hoặc Trời Đất về những hoa màu đã thu hoạch được trong năm qua. Happy
Thanksgiving !

Nói chung người VN thường cho là thịt gà tây không ngon nên không ăn, hoặc nếu …bất đắc dĩ phải
ăn thì sẽ xin thêm đĩa muối tiêu chanh hoặc …nước mắm gừng ! Riêng đại gia đình của tôi thì năm
nào cũng ăn gà tây và năm nay là lần ăn gà tây thứ …28 rồi! Năm đầu người Mỹ nướng, không thấy
ngon. Mấy năm sau mình nướng, cũng không thấy ngon. Rồi thử đủ kiểu, thịt vẫn khô ! Cách đây
khoảng 8,9 năm, tôi thử tổng hợp nhiều...kỹ thuật nướng gà tây thành 1 công thức riêng và mọi người
ăn đều thích. Cả những người vốn có thành kiến với thịt gà tây cũng ngạc nhiên khi ăn thử vì thấy thịt
mềm, mướt, ngọt, và thơm. Cách làm này được viết ra đây để các bạn đọc nào cảm thấy muốn gà
ng, không thấy ngon. Mấy năm sau mình nướng, cũng không thấy ngon. Rồi thử đủ kiểu, thịt vẫn
khô ! Cách đây khoảng 8,9 năm, tôi thử tổng hợp nhiều...kỹ thuật nướng gà tây thành 1 công thức
riêng và mọi người ăn đều thích. Cả những người vốn có thành kiến với thịt gà tây cũng ngạc nhiên
khi ăn thử vì thấy thịt mềm, mướt, ngọt, và thơm. Cách làm này được viết ra đây để các bạn đọc nào
cảm thấy muốn gà tây cho thật ngon thì cứ việc thử. Nhiều người đã làm thử và báo cho tôi biết rằng
rất ngon. Tuy viết dài nhưng làm rất đơn giản và không cần nhiều vật liệu.

1 . Vật liệu

- Gà tây
- Seasoning salt (hoặc muối+tiêu)
- Itialian herb mix (hoặc rosemary+thyme - loại khô)
- 2 trái chanh xanh (lime)
- Dầu ăn để thoa gà
- 1 lon nước broth gà (nước cốt gà)
- 1 cup rượu vang trắng

2. Thực hiện

1. Nếu gà đông lạnh thì bỏ xuống tủ lạnh dưới từ 3 ngày trước cho hết đá bên trong, hoặc ngâm
nguyên ngày hôm trước trong một cái nồi lớn có đổ nước lạnh cho ngập gà.
2. Buổi tối trước ngày Thanksgiving, lấy gà ra, moi bịch đồ lòng ra và rửa sạch trong ngoài, để cho gà
ráo nước. Coi trên bịch nylon đựng gà để xem gà nặng bao nhiêu pounds, mỗi pound cần nướng bao
nhiêu phút rồi nhân lên để tính thời lượng gà cần nướng trong lò cho đủ chín.
3. Cắt 1 hoặc 2 trái chanh xanh (lime) chà kỹ khắp da gà, vừa chà vừa vắt nhẹ cho nước chanh phủ
đều da gà.
4. Rắc một lớp seasoning salt (hoặc mưối + tiêu) thật mỏng đều khắp da gà và chà vào phía trong
bụng gà nữa.
5. Dùng Italian herb mix, hoặc trộn các loại rosemary & thyme (khô) chung vào thành một hỗn hợp,
chà (rub) lên da gà cho dính.
6. Để gà vô khay sâu, phủ plastic, bỏ vô tủ lạnh ướp qua đêm.
7. Sáng ngày Thanksgiving, lấy gà ra ngoài khoảng ½ giờ cho bớt lạnh. Vặn lò nóng 450 độ F.
8. Thoa một lớp dầu ăn lên da gà.
9. Cho gà vào khay sâu, bỏ vô lò 450 độ F, không đậy, nướng khoảng 15 phút cho da hơi khô lại để
giữ nước gà bên trong không rỉ ra. Trong khi đó, nấu 1 long nước broth gà + 1 cup vang trắng cho
sôi. Ðổ dung dịch này vào trong bụng gà.
10. Lấy giấy bạc khổ lớn đậy kín gà lại. Vặn lửa nhỏ xuống 325 độ F và tiếp tục nướng theo thời
lượng cần thiết cho sức nặng của gà.
11. Trước khi gà chín khoảng 1 tiếng, gỡ giấy bạc ra và nướng tiếp cho da gà căng lên và trở màu
vàng xậm. Khi gà vàng, lấy gà ra để bên ngoài thêm 10, 15 phút nữa hãy bắt đầu dung dao bén để
cắt từng lát theo thớ thịt (carving).
12. Có thể lấy nước cốt gà còn lại trong khay rạ, lấy bớt mỡ, xong đun sôi rồi đổ vào một cái thố sâu.
Bỏ từng lát thịt gà vừa cắt vào thố nước này để dọn ra bàn ăn. Thịt gà sẽ nóng và bảo đảm không
khô!

3. Các bí quyết của cách thực hiện này

1. Uớp gà qua đêm.


2. Lúc đầu nướng 10 - 15’ to lửa (450 độ F) không đậy cho da gà săn lại và giữ nước bên trong. Kế
đó đổ hỗn hợp rượu vang trắng + nước broth gà đã đun sôi vào bụng gà.
3. Tiếp tục nướng nhưng vặn nhỏ lò (325 độ F) và đậy lại, thịt gà sẽ không bị khô.
4. Khoảng 1 giờ nướng cuối cùng thì mở ra cho da vàng và căng lên.
5. Nếu muốn gà còn hơi dai một chút kiểu người VN thích, thì tắt lò sớm khoảng 30 phút, để thêm 10
phút rồi lấy ra.

THÓI QUEN DÙNG ĐŨA TRONG ĂN UỐNG Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á

Nếu như thìa, dao và nĩa là những vật dụng quen thuộc của người châu Âu, thì đũa là thứ không thể
thiếu trong bữa ăn của người châu Á. Đũa xuất hiện lần đầu tiên ở các nước châu Á từ bao giờ và
quan niệm của các nước này về cách dùng đũa trong ăn uống như thế nào ?

Người Trung Quốc đã không dùng dao và nĩa trong bữa ăn bởi theo quan niệm của học thuyết Khổng
Tử, đó là những vật dụng liên quan đến bạo lực và binh đao. Trong khi đó, đũa tượng trưng cho sự
thanh cao và lòng nhân từ, đây cũng là hai nội dung chính của học thuyết Khổng Tử. Một lý do nữa
không kém phần quan trọng đó là các món ăn của người Trung Quốc thích hợp với đũa hơn là dao,
nĩa. Điều này cũng phần nào gây khó khăn cho người châu Âu khi lần đầu tiên ăn món ăn Trung
Quốc, tuy nhiên, học dùng đũa cũng không phải là việc làm quá khó đối với các du khách, những con
người vốn ưa thích khám phá và tìm tòi.

Người châu Âu không chỉ phải học cách dùng đũa mà còn phải tìm hiểu các quan niệm về đũa.
Người Trung Quốc quan niệm đánh rơi đũa trong khi ǎn là một điềm gỡ, trong khi đó, đối với người
châu Âu, việc làm rơi đũa là điều không thể tránh khỏi. Hay khi vào bàn ǎn được phục vụ một đôi đũa
lệch, người Trung Quốc cho rằng đó là dấu hiệu của nhỡ tàu xe. Thế nhưng, để chéo đũa lại được
chấp nhận ở các nhà hàng của nước này. Khi một khách hàng để chéo đũa lên nhau có nghĩa là anh
ta đã kết thúc bữa ăn và đang chờ để thanh toán. Hoặc khi người bồi bàn đã hoàn tất thủ tục thanh
toán của bạn, anh ta có thể bắt chéo đũa lên nhau để báo hiệu rằng bạn đã có thể rời khỏi nhà hàng.
Điều mà không chỉ Trung Quốc mà một số nước châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Việt Nam
kỵ nhất là chống đũa vào bát cơm, vì người ta chỉ làm điều này trong nghi thức tang lễ (khi đơm cơm
cúng cho người chết). Hơn nữa điều này đồng nghĩa với việc thiếu tôn trọng chủ nhà hoặc những
người lớn tuổi. Điều nữa là bạn đừng bao giờ vừa cầm đũa vừa chan canh vào bát, thay vào đó, khi
muốn dùng canh, bạn hãy đặt đũa xuống bên cạnh. Hay đừng bao giờ chỉ thẳng đũa vào mặt người
ngồi đối diện (cho dù đó là việc làm vô ý hay có chủ đích).

Nói chung, để trở thành một du khách hiểu biết về Trung Quốc, khi được mời đến dùng cơm với một
gia đình, tốt nhất bạn hãy "tập" dùng đũa, vì người Trung Quốc xem đó là thái độ trọng thị đối với chủ
nhà, hơn nữa trong bữa ăn bạn cũng chỉ được phục vụ mỗi mình đũa. Trong khi, người châu Âu thì
hoàn toàn khác, việc dùng dao, nĩa hay đũa tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của khách và bạn hoàn toàn
không bị đánh giá gì khi được phục vụ đũa nhưng đề nghị được dùng dao, nĩa và ngược lại.

Tuỳ theo mức độ trọng thị mà người Trung Quốc đãi khách những món ăn khác nhau, trong trường
hợp trọng thị nhất, khách sẽ được mời đầu cá hanh hoặc mai cua. Mỳ ống sợi dài tượng trưng cho lời
chúc sống lâu, thường được mời trong các dịp nǎm mới, hay mừng thọ, vì vậy, một bát mỳ "thượng
thọ" là món ǎn mà các quan chức thường được mời khi ngồi vào bàn ǎn Trung Quốc. ở khu vực miền
trung Trung Quốc, khi một đứa bé chào đời, người bố sẽ mời khách những quả trứng luộc lòng đào
để thay lời thông báo tin mừng. Số trứng chẵn (6 hoặc 8 quả với một chấm đen ở đầu mỗi quả cho
bé trai, số lẻ (5 hoặc 7) không có chấm đen ở đầu cho bé gái.

Món cá đặc biệt được dùng nhiều ở Trung Quốc trong các bàn tiệc năm mới. Cá tượng trưng cho sự
giàu sang và thịnh vượng. Tuy nhiên, khi ăn cá, bạn đừng bao giờ có ý định lật úp con cá hay cố
gắng để gỡ xương cá, nhiệm vụ này thuộc về người bồi bàn (nếu ăn ở nhà hàng) hay chủ nhà (nếu
được mời đến ăn tại gia đình). Một số người Trung Quốc mê tín, đặc biệt ngư dân cho rằng, lật úp cá
tương đương với việc đắm thuyền. Trong một số trường hợp cụ thể, một số món ăn khác cũng tương
đương với lời chúc may mắn như thịt gà, thịt vịt hay hạt dưa.

Nhật Bản lại có những quan niệm hơi khác Trung Quốc về đũa và cách dùng đũa ăn. Trước khi bắt
đầu ăn, người Nhật Bản bao giờ cũng dùng đũa làm một động tác chúc ăn ngon miệng.

Đũa bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản cách đây 1.800 năm. Đầu tiên chỉ vua chúa hay thành viên các gia
đình quyền quý mới được dùng đũa (trước đó người Nhật dùng tay để ăn). Ngày nay, đũa được dùng
rộng rãi trong hầu hết các nhà hàng hay gia đình người Nhật.

Tuy nhiên, người Nhật cũng có một vài quan niệm đặc biệt về cách dùng đũa. Khi thực khách dùng
đũa để khua có nghĩa là họ không hài lòng với món ăn được phục vụ. Chọc chọc đũa vào một nắm
đấm tay là dấu hiệu của sự khiêu khích hay thái độ thù địch. Dùng đũa đảo liên hồi trong bát chứng tỏ
thực khách đang có ý kiến gì cần phải đề xuất với chủ nhà. Để báo hiệu chưa muốn kết thúc bữa ăn,
người Nhật chỉ cần nắm chặt đũa. Các đôi đũa nhọn đầu tượng trưng cho hành động man rợ hoặc
thiếu thanh tao.

Chất liệu chính được dùng để sản xuất đũa là tre hoặc gỗ. Người Trung Quốc hay Nhật Bản chỉ dùng
đũa một lần rồi vứt đi. Vấn đề đặt ra hiện nay đó là sự cạn kiệt tài nguyên rừng (hàng năm Trung
Quốc phải tiêu tốn hàng triệu mét khối gỗ để sản xuất đũa). Gần đây, các giới chức hữu quan cũng
như các nhóm ở Trung Quốc đã yêu cầu chính phủ ban hành lệnh "tái sử dụng" đũa. Các em học
sinh cấp hai viết thư cho Thủ tướng Chu Dung Cơ yêu cầu ban hành lệnh cấm dùng đũa một lần.
Sinh viên đề nghị các căng-tin trong trường đại học sử dụng muỗng thay cho đũa dùng một lần. Các
nhóm không chính thức của những người dùng Internet đã tổ chức phân phối những túi đựng đũa để
mọi người có thể mang theo và dùng lại. Một số ca sĩ nổi danh của Trung Quốc cũng tham gia vào
việc tranh đấu cho mục tiêu này.

Một số nhà hàng Trung Quốc đã hưởng ứng các hoạt động này bằng cách rửa và tái sử dụng đũa.
Thượng Hải và một số thành phố khác hiện đang nghiên cứu lệnh cấm một phần việc sử dụng đũa
một lần.

Đũa để ăn có từ thời cổ đại ở Trung Quốc, ít nhất là từ đời nhà Tống, khoảng 1.500 năm trước Công
nguyên. Đũa từng là đầu đề cho vô số truyện dân gian của đất nước này. Theo truyền thống, đũa
được vót bằng tre, hoặc làm bằng gỗ mun, gỗ trầm, gỗ tếch, gỗ thông. Tuy nhiên các bậc hoàng đế
lại thích dùng đũa bạc, vì người ta tin rằng nếu có thuốc độc trong đồ ăn, đũa bạc sẽ chuyển sang
màu sậm đen.

Cho đến giữa những năm 80, những đôi đũa dùng một lần được sản xuất bằng gỗ bạch dương hoặc
gỗ dương liễu mới xuất hiện tại Trung Quốc. Loại đũa này đã bắt đầu được sử dụng trước đó rất lâu
ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi đó, chính quyền Trung Quốc đã cổ động việc sử dụng loại đũa dùng một
lần để chống các chứng bệnh viêm nhiễm, và đã từng có lúc yêu cầu các tiệm ăn ở các thành phố
của Trung Quốc sử dụng loại đũa này. Trung Quốc còn sản xuất đũa để xuất khẩu sang Hàn Quốc,
Nhật Bản và một số nước châu Á khác. Mấy năm gần đây, lũ lụt, hạn hán hoành hành tại Trung Quốc
khiến người ta quy ra nguyên nhân do rừng bị tàn phá.

Người dân các nước dùng đũa một lần bắt đầu ý thức được hiểm hoạ của việc làm này từ giữa thập
niên 90. Những người yêu thiên nhiên đã lên án Nhật vì 25 tỉ đôi đũa mà nước này sử dụng hàng
năm, hầu hết được làm bằng gỗ của các quốc gia khác. Tại Hàn Quốc, đũa nhôm đã được sử dụng
rộng rãi, cách đây sáu năm, nước này đã cấm việc sử dụng đũa một lần. Vấn đề được các nhà môi
trường đánh giá cao ở đây là người dân bắt đầu quan tâm đến tác động của thói quen sinh hoạt lên
môi trường sinh thái.

MÓN "MỘC TỒN" CỦA HÀN QUỐC

Cũng như người Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu Á khác, người Hàn Quốc rất khoái món
"mộc tồn". Qua số liệu điều tra cho thấy, mỗi năm người Hàn Quốc giết tới 1 triệu con chó để thoả
mãn món khoái khẩu này. Thịt chó đã trở thành "mỹ vị" trên bàn ăn của tuyệt đại đa số dân chúng.

92% đàn ông và 68% phụ nữ Hàn Quốc ở tuổi trưởng thành khi được phỏng vấn đã cho rằng thịt chó
là một trong những món ăn ngon nhất đối với họ. Thế nhưng vì món mộc tồn này mà giải World Cup
tổ chức vào tháng 6/2002 ở Hàn Quốc/Nhật Bản phải gặp trắc trở. Một số tổ chức bảo vệ động vật
quốc tế đã vận động và gây sức ép để buộc chính phủ Hàn Quốc ra lệnh cấm ăn thịt chó. Lý do họ
đưa ra là: ăn thịt chó là hành vi ngược đãi chó - một loài vật nuôi, bạn của con người. Sự việc đã trở
nên rắc rối khi FIFA cũng đứng về phía những người bảo vệ động vật để gây sức ép với chính phủ
Hàn Quốc. Đòi hỏi này của FIFA và những người bảo vệ động vật đã bị dân chúng Hàn Quốc phản
đối mạnh mẽ. Họ cho rằng: ăn thịt chó là nét văn hoá ẩm thực của Hàn Quốc cần phải được bảo vệ,
không việc gì phải khuất phục trước áp lực của người ngoài.

Tại sao người Hàn Quốc thích thịt chó ?

Theo các kết quả thống kê, thịt chó là thức ăn được sử dụng nhiều thứ tư ở Hàn Quốc, sau thịt lợn,
thịt bò và thịt gà. Người Hàn Quốc đã nuôi chó để giết thịt từ nhiều thập kỷ nay, cũng như nuôi ngựa
và lợn. Thịt chó trở nên quen thuộc với người Hàn Quốc vì nó đem lại cho họ nguồn protein mà họ
thiếu vì họ không thể giết ngựa một cách tràn lan do con vật này có tầm quan trọng đặc biệt đối với
công việc đồng áng.

Những người bảo vệ động vật cho rằng, ăn thịt chó là không thể chấp nhận được vì chó là một loại
động vật gần gũi với con người. Nhưng lập luận này rất thiếu sức thuyết phục đối với đông đảo người
dân Hàn Quốc bởi họ cho rằng như vậy cũng không nên ǎn thịt gà hoặc lợn bởi những con vậy này
cũng được nuôi như gia súc.

Ngay ở Hàn Quốc, thói quen ăn thịt chó không phải lúc nào cũng được ủng hộ tuyệt đối. Vào những
thời điểm nhất định, khi cần phải nâng cao thể diện quốc gia vì một lý do quan trọng mang tầm quốc
tế, thói quen ăn thịt chó của người Hàn Quốc cũng gặp phải những hạn chế nhất định. Trong thời
gian diến ra thế vận hội 1988 ở Seoul, chính phủ Hàn Quốc đã yêu cầu các chủ nhà hàng bán thịt chó
tạm thời đóng cửa hoặc di chuyển sang các khu phố xa trung tâm. Với việc hàng trăn ngàn khách du
lịch sẽ đến Hàn Quốc để dự World Cup 2002, một lần nữa những tranh cãi xung quanh món mộc tồn
lại trở nên hết sức sôi nổi, thậm chí có phần căng thẳng.

Các món ăn chế biến từ thịt chó rất phổ biến ở Hàn Quốc. Nhiều người cho rằng việc ăn thịt chó bắt
đầu từ thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, khi nạn đói lan tràn khắp nơi. Lúc đó, người dân giết chó ăn thịt
chỉ để chống chọi với cái đói, giống như những chiến binh cổ xưa phải giết ngựa để ăn thịt. Dần dần,
thịt chó trở thành món ăn quen thuộc và khi chiến tranh kết thúc, thói quen ăn thịt chó không những
chẳng tàn lui mà ngày càng trở nên phổ biến. Các nhà hàng ngày càng nghĩ ra nhiều món ăn khoái
khẩu chế biến từ thịt chó. Từ một món ăn chống đói, thịt chó trở thành một thứ đặc sản !

Tuy nhiên, nếu ghé vào bất cứ của hàng thịt chó nào ở Seoul và nói chuyện với ông chủ cửa hàng
hoặc những thực khách đang say sưa thưởng thức một thực đơn toàn những món thịt chó, bạn sẽ
nhận được những lời khẳng định như đinh đóng cột rằng thói quen ăn thịt chó bắt nguồn từ Trung
Quốc và đã du nhập vào Hàn Quốc từ hàng trăm năm nay. Sự phổ biến của các món ăn chế biến từ
thịt chó một phần còn do Hàn Quốc là một dân tộc đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ mà thịt chó lại
được coi là một món ăn bổ dưỡng. Niềm tin này cũng bắt nguồn từ Trung Quốc. Ý thức về vị trí độc
tôn của người đàn ông trong xã hội Hàn Quốc cũng góp phần làm cho thịt chó trở thành món ăn đặc
biệt trong ẩm thực của người Hàn. Phần lớn những người thưởng thức thịt chó là đàn ông và tương
truyền, món ăn này có tác dụng đặc biệt đối với việc tăng cường sinh lực cho người đàn ông trong
chuyện chăn gối.

Theo một trong những cuốn sách mà Hải thượng Lãn Ông, ông tổ của y học phương Đông để lại, thịt
chó được coi là một vị thuốc quý: có tác dụng tốt đổi với lục phủ ngũ tạng, thúc đẩy tuần hoàn máu,
tǎng cường khả năng sinh lý ở nam giới ... và nhìn chung là là bồi bổ rất tốt cho cơ thể. Theo quan
niệm của người Hàn Quốc, thịt chó có tác dụng giải nhiệt mùa hè và giúp cơ thể tăng sức đề kháng
với các loại bệnh dịch.

Tới Hàn Quốc, bạn vào một nhà hàng, gọi một đĩa lớn thịt nghi ngút khói và ngồi bên cạnh một bếp
lò. Phía dưới tấm kính, cả thịt lẫn rau xanh và rau diếp cùng sôi sùng sục. Các vị cay của gừng, chua
của dấm và bùi của dầu mè ngấm vào từng thớ thịt. Món thịt hầm này được dùng theo cách "sambap"
của người Hàn Quốc, tức là dùng rau diếp gói miếng thịt và chêm thêm các gia vị cần thiết.

Ở Hàn Quốc, thịt chó thường được chế biến thành một món xúp có tên gọi là boshintang mà người
dân nơi đây cho rằng rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Món súp này hội tụ gần như tất cả các vị của các
món súp truyền thống của Hàn Quốc, như món doenjang hay súp kim chi. Khác biệt duy nhất là trong
món súp này có thịt chó. Những người bảo vệ món này cho biết khi ăn, một số người cảm thấy như
họ bị lừa bởi vị của món thịt này rất giống với thịt ngựa. Trong khi đó, tập tục ẩm thực của người Hàn
Quốc là phải cho người ăn biết họ đang ăn thịt gì. Hơn nữa, thịt chó lại rất thơm ngon và bổ dưỡng,
và giúp bổ sung năng lượng cho một người đang phải chịu cái nóng khủng khiếp của mùa hè.

Thịt chó, theo một số người ủng hộ, bao gồm các enzyme mà trong cơ thể con người cũng có. Hơn
nữa, thịt chó rất giống với thịt người, khiến cho nó trở nên khó tiêu hoá. Theo họ, đây chính là điều
khiến thịt chó có khả năng phục hồi năng lượng cho người ăn.
Dù nguồn gốc của việc ăn thịt chó như thế nào, phần lớn người Hàn Quốc hôm nay tin tưởng một
cách nhiệt thành rằng đây là một món ǎn bổ dưỡng vô cùng hiệu quả. Trong đơn thuốc điều trị, nhiều
bác sĩ Hàn Quốc đã chỉ định việc sử dụng thịt chó cho bữa ăn hàng ngày để phục hồi sức khỏe cho
các bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc tăng cường sinh lực cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Tất cả những yếu tố trên khiến cho người Hàn Quốc ngày càng ưa chuộng thịt chó. Xét về mức độ
tiêu thụ phổ biến, thịt chó từ vị trí thứ tư đã tiến lên vị trí thứ ba trong những năm gần đây trong xã hội
Hàn Quốc và hiện nay người Hàn ăn nhiều thịt chó hơn là thịt bò.

Người Hàn Quốc cũng hiểu rất rõ rằng, nhiều nước trên thế giới không chấp nhận thói quen ăn thịt
chó của họ. Tuy nhiên, trên khắp đất nước nhỏ bé này vẫn có tới 6000 cửa hàng bán thịt chó và cùng
với một số đông đàn ông thường xuyên đến thăm các cửa hàng này, còn rất nhiều người coi thịt chó
như một thức thực phẩm bổ dưỡng hoặc thậm chí như một thức thuốc bổ và sử dụng chúng theo
đơn thuốc của bác sĩ.

Mặc dầu, Hàn quốc đang tiếp tục đón nhận sự thâm nhập của các tư tưởng và thói quen phương
Tây, nhưng truyền thống ẩm thực vẫn còn hết sức vững chãi nếu không nói là trường tồn. Thế hệ trẻ
Hàn Quốc đang thay đổi rất nhanh, họ có thể nói tiếng Anh như gió, nhai singum suốt ngày, mặc
quần jean và nghe nhạc Mỹ nhưng rất nhiều người trong số họ vẫn xem việc ăn thịt chó là một phần
trong cách sống của người Hàn Quốc. Bởi thế bạn đừng ngạc nhiên nếu bước chân vào một quán ăn
Hàn Quốc, gặp những thanh niên vừa nghe walkman vừa ăn thịt chó.

Chấp nhận hay không chấp nhận thói quen ăn thịt chó là quyền của bất cứ du khách nào khi đến Hàn
Quốc. Họ có thể thưởng thức món ăn khoái khẩu này cùng với những người dân Hàn Quốc, hoặc có
thể không chấp nhận và quay lưng bỏ đi. Nhưng điều đó sẽ không làm thay đổi đuợc thói quen của
người Hàn Quốc.

Để tìm kiếm đồng minh trong cuộc đấu tranh bảo vệ món "quốc tuý" này, các phương tiện truyền
thông của Hàn Quốc đã cho phát bài trả lời phỏng vấn của ông Lý Tân - Đại sứ Trung Quốc tại Seoul
- về vấn đề này. Đại sứ Lý nói: "Văn hoá ẩm thực là một bộ phận của nền văn hoá truyền thống của
một quốc gia. Trong vấn đề này, bất cứ quốc gia nào cũng không được dùng tiêu chuẩn của mình để
áp đặt cho nước khác. Hiện nay thế giới là một xã hội đang đề xướng đa nguyên hoá. Vì vậy đặc
điểm ẩm thực của Hàn Quốc cần được tôn trọng". Thịt chó cũng là món "mỹ thực" trong văn hoá ẩm
thực Trung Hoa, phát biểu của đại sứ Lý Tân cũng là hành động đón trước để phòng ngừa một số kẻ
giương chiêu bài bảo vệ động vật để quấy phá việc Trung Quốc tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh 2008.
Có vẻ một cuộc đấu tranh mới về quyền được ăn thịt chó bên lề các sự kiện thể thao lớn đã bắt đầu
mở màn

n thịt chó không có nghĩa là người Hàn không yêu chó ?!

Những chủ nhà hàng thịt chó luôn khẳng định chắc chắn rằng người Hàn Quốc phân biệt rạch ròi đâu
là chó để ăn thịt và đâu là chó kiểng. "Nếu người Hàn Quốc chúng tôi ăn thịt chó thì đó là thức ăn chứ
không phải vật cưng", Nam Sang-Min, chủ một nhà hàng, nói. "Người nước ngoài nên hiểu rõ rằng
thịt chó là món ăn truyền thống của Hàn Quốc. Nếu họ thử nếm một miếng thịt chó thì biết đâu họ
cũng sẽ thích nó". Ông Nam cho biết, từ khi nổ ra cuộc tranh cãi, việc kinh doanh thịt chó đã trở nên
tiến triển hơn bao giờ hết. Nhiều chủ nhà hàng thịt chó ở Hàn Quốc đang ủng hộ những động thái
của các nhà làm luật nhằm đưa ra một đạo luật hợp thức hóa việc kinh doanh thịt chó.

Hiện nay, ở Hàn Quốc đã và đang xuất hiện nhiều quán cà phê dành cho người yêu chó. Tại những
nơi này, khách có thể vừa uống cà phê vừa đùa nghịch với những chú chó hiền hòa và thân thiện với
con người. Hiện tại đã có khoảng 11 quán cà phê như thế đã được mở ra ở Hàn Quốc. Ngoài việc
được phục vụ nước hay một chiếc bánh sandwich, khách đến những quán cà phê này còn có thể
tham quan những "mỹ viện" nho nhỏ dành cho chó hoặc mua những đồ "chuyên dùng" như xích chó
chẳng hạn. Họ cũng có thể mua thức ăn cho các chú chó mà họ cho ngồi bên cạnh trong khi đang ở
đây.

"Tôi thích chó từ hồi còn nhỏ. Tôi luôn luôn dắt theo một con chó khi đi bất kỳ đâu" - Jeong Gwang-
ho, 40 tuổi, chủ quán cà phê "Chó là bạn tốt của chúng ta" ở Ilsan phát biểu với báo Korea Herald.
Quán của ông bắt đầu mở cửa cách đây sáu tháng và hiện nay mỗi ngày quán đón tiếp hơn 100
khách. Cá biệt vào những ngày cuối tuần, lượng khách trong ngày có thể lên đến con số 150. Tại đây
có 25 loại chó cho khách hàng nhìn ngắm.

Tương tự như Jeong Gwang-ho, Jeong Jin-woo (không có quan hệ gì với Jeong Gwang-ho), chủ
quán cà phê Bau House ở Hongdae, cũng bắt đầu công việc làm ăn của mình bằng sự yêu thích chó.
Anh nói: "Tôi đã từng ăn boshintang, nhưng giờ tôi không ăn món này nữa". Chó không phải dùng để
ăn thịt mà nên là những con vật cưng. Quán cà phê Bau House của anh hiện có 11 chú chó, bao gồm
8 chú chó thuần chủng, mở cửa phục vụ khách từ 2 giờ chiều đến tận nửa đêm. Gwang-ho khẳng
định: "Nhiều người nước ngoài nghĩ rằng chúng tôi chỉ ăn thịt chó là không đúng. Nếu họ nhìn vào
những bức tranh cổ, họ sẽ thấy chúng tôi cũng nuôi chó như là những con vật cưng trong nhà mình
vậy".

Theo báo Korea Herald, cà phê có chó đang trở thành một nếp sống của người Hàn Quốc, một "phát
minh" mới của một nền kinh tế đang phát triển mạnh và một quốc gia đang bùng nổ dân số. Hiện
tượng này cũng chứng tỏ dân tộc Triều Tiên cũng có vô vàn "tình thương mến thương" đối với loài
vật trung thành và dễ thương như chó. Người Hàn Quốc ủng hộ việc đấu tranh chống đối sự tàn bạo
đối với các loài vật, nhưng không thấy có điều gì sai trái khi ăn thịt chó. "Đó là văn hoá ẩm thực của
chúng tôi và dù ai có nói gì đi nữa thì chúng tôi cũng sẽ tiếp tục ăn thịt chó". Chúng tôi phân biệt rất rõ
giữa chó cảnh và chó thịt. Đừng nghĩ rằng người Hàn Quốc tàn nhẫn đến mình buối sáng âu yếm
vuốt ve chú chó cảnh còn buổi chiều thì cho vào nồi nấu súp. Người Hàn Quốc không bao giờ ăn thịt
chó Bắc Kinh, chó Nhật hay các loại chó cảnh khác. Chó thịt được nuôi tại các trang trại giống hệt
như nuôi gà, bò, lợn.

Việc người Hàn Quốc ăn thịt chó không có nghĩa là họ ăn thịt cả những con chó cảnh được yêu
thương và chăm sóc cản thận. Sự khác biệt trong văn hoá ẩm thực thực ra cần phải được tôn trọng.

MÓN THỊT NƯỚNG(BUL GO GI)-ẦM THỰC HÀN QUỐC

Món thịt nướng, một món tiêu biểu của Hàn Quốc giờ đây không chỉ là món ăn riêng của người hàn
Quốc nữa, hiện đang chiếm địa vị là món ăn được nhiều người trên thế giới thích ăn. Món thịt nướng
có món thịt bò nướng và món thịt heo nướng. Trong chế biến món này việc sử dụng loại tương
(Source) riêng biệt của hàn Quốc để làm cho món ăn vừa đậm đà vừa làm tăng vị ngọt của thịt là một
đặc điểm lớn nhất. Sau khi ăn xong món thịt nướng, ta trộn cơm vào nước thịt còn lại để ăn, đó cũng
là một sự thú vị không thề thiếu được. Trong phương pháp chế biến, Bul go gi có tính sáng tạo, được
đánh giá là không có một món ăn nào trên thế giới sánh kịp.
1). Thường thức về ẩm thực:
Nói chung món thịt bò nướng có chất mỡ nằm rải rác ít trên thịt nên rất ngon miệng. Chổ sườn hoặc
lưng, thịt mềm là loại được sử dụng nhiều nhất. Sau khi thái ngang, dọc thật mòng, miếng thịt bò loại
mền. ta ướp đều thịt với nước lê, rượu trắng nhằm tăng thêm tác dụng của sự lên men và làm cho
thịt mền ra. Đồng thời cho vào nước tương đặc, hành băm, tòi băm, dầu mè, nước gừng, bột tiêu,
đường, mè,v.v. để ướp một lúc. Khi ướp thịt, nếu cho dầu mè vào từ đầu, không những không làm
tăng hương của gia vị, mà còn ức chế tác dụng lên men, nên thịt sẽ dai, do vậy cuối cùng mới được
cho dầu mè vào.
Khi ăn nướng từ từ trên ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ mới ngon. Lý do nướng tù từ trên ngọn lửa cháy âm ỉ
là vì Myogen và Myosin trong chất đạm của thịt. Myogen và Myosin đông cứng ở nhiệt độ trên dưới
40 độ C . Thịt bò ăn trong thời điểm trước sau điểm đông cứng của chất đạm là ngon nhất, do vậy
người ta dùng lửa cháy âm ỉ.
Trước hết đặt bàn nướng lên trên lửa, sau khi rắc nước thịt lên, trải đều thịt lên bàn nướng, khi thịt
bắt đầu chín thì chì lật một lần để thịt chín xong thì ăn ngay, ăn theo kiểu này mới ngon. trường hợp
nướng bằng vỉ lưới, trước hết đốt nóng vỉ trên ngọn lửa, sau đó trải thịt lên trên, nướng trên ngọn lửa
hồng để phía bên ngoài thịt chín thật nhanh, sau đó nướng trên lửa âm ỉ để thịt chín vào tận bên
trong, làm như ậy có thể ngăn không cho nước thịt chảy đi.
2) Phương pháp chế biến
a) Chọn loại thịt mền thái mỏng.
b) Làm nước gia vị.
- Cho hành cây, hành tây, củ cải vào nước thịt rồi đun sôi.
- Cho thêmm nước tương đặc, đường, dầu mè, hạt mè, lá hẹ vào hỗn hợp nước thịt đã nguội.
-Nghiền hành tây, lê trong tấm sắt dép và cho vào hỗn hợp.
c) Cho thịt đã thái vào nước gia vị đã chuẩn bị như ở trên để ướp.
d) Cho thịt đã ướp gia vị vào tủ lạnh trong 4-5 giờ để thịt ngấm
e) Ngay trước khi nướng ăn, thái mòng hành cây, hành tây, cà rốt, nấm.v.v trộn chung với thịt bò rồi
đặt lên nướng.

LẨU THÁI

Lẩu là một món ăn truyền thống của người Thái Lan và hiện được nhiều thực khách ưa chuộng. Nó
có hương vị rất đặc trưng với thơm của gừng và lá chanh tươi, độ nồng của ớt... Khi ăn không thể
thiếu: tôm sú bóc vỏ, nấm rơm, cà chua, ớt tươi, ngò, tỏi, hành, lá chanh, sả, riềng, rau muống...

Nấu lẩu phải qua những công đoạn, đầu tiên, bắc nồi lên bếp, cho dầu vào, đợi dầu thật nóng, cho
hành tỏi vào phi thơm, bỏ đầu tôm, vỏ tôm, rồi riềng, sả, ớt vào xào cùng, nêm chút gia vị cho thấm.
Sau đó đổ nước sôi vào nồi lẩu, lược lại nước dùng để nước được trong. Cuối cùng là cho tôm, cà
chua, nấm rơm, lá chanh vào. Chỉ một lúc sau là bạn đã có một nồi lẩu với hương lạ, độc đáo, ăn
cùng với bún, nước mắm và rau muống. Cái vị cay đậm cùng vị ngọt thơm, chua chua của nước lẩu
tạo cho bạn một bữa ăn ngon miệng. Ngoài ra còn có món lẩu hải sản cũng thu hút được các thực
khách. Nguyên liệu cũng khá phong phú cho một nồi lẩu hải sản: cua biển, mực tươi, sò điệp tươi,
tôm sú, cá chẻm, hỗn hợp hải sản, hành, lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng,
đường, nước chanh. Phương pháp nấu cũng đơn giản: đun nước sôi rồi bỏ gừng, hành, lá chanh, ớt,
nấm rơm, cà chua, gia vị. Sau đó nêm lại nước mắm, đường, cho rau húng quế vào đun lửa nhẹ, tắt
lửa và vắt nước chanh vào cho có vị thơm của chanh. Ăn nóng với bún, nước mắm và ớt tươi. Lẩu
Thái gần như không thể thiếu vị cay của ớt tươi và vị thơm của lá chanh, của gừng tươi và một chút
vị ngọt của đường. Hương vị của lẩu Thái không giống các món lẩu khác, dễ quen, dễ ăn và dễ
“ghiền”.

CHẾ TẠO SỮA VÀ PHÔ MAI

Con người là giống Omnivore, một từ khoa học để diễn tả giống ăn tạp, cần, ngoài những sản
phẩm nông nghiệp, thêm thịt và sữa để chế biến xúc xích và phô mai. Trong khi súc vật cho thịt và
sữa, thì trong quá trình chế biến người ta còn phải cho thêm vi sinh vào. Nói chung súc vật chỉ cho
nguyên liệu chính.

Sữa và các sản phẩm từ sữanhư phô mai, creme fraiche,bơ là những chất cơ bản trong dinh
dưỡng. Sữa có chứachất béo, protein lactose và các loại chất khoáng. Ngoài ra còn có các loại
vitamin từ A đến E và lecithin. Sữa thô (chưa sát trùng) từ nông trại, ngoại trừ một vài trường hợp,
sẽ không được đưa trực tiếp đến người tiêu dùng. Sữa phải qua quá trình chế biến và sát trùng
nhưphương pháp pasteur, sát trùng cao độ rồi mới được chuyển đến người tiêu dùng.

Các phương pháp vi sinh công nghệ được sử dụng đến biến sữa thành các sản phẩm như bơ
chua, sữa chua, yaourt, phô mai. Các loại vi sinh được sử dụng (lactobacillus) sẽ tạo cho sản phẩm
có mùivị mong muốn. Người ta cho vào sữa đã sát trùng (theo pasteur, sát trùng cao độ các vi
sinh cấy khởi đầu.
Vi sinh cấy khởi đầu là các loại có tính chất riêng biệt, được lựa chọn kỹ, thuần giống hoặc hợp
chủng. Chúng được đưa vào lương thực với mục đích làm đẹp bề ngoài, làm tăng mùi vị cũng như
lương thực có thểdự trữ được lâu hơn.

Ðể chế bơ chua người ta bỏ vào trong sữa loại vi sinh lactococcus và leuconostoc. Loại vi sinh
lactobacillus và streptococcus sẽ tạo cho yaourt có mùi vị riêng biệt. Ðể chế yaourt người ta sử
dụng sữa đã được sát trùng và cấy vào đó loại vi sinh streptococcus thermophilus và lactobacillus
delbrückii, subspec. bulgaricus. Chế Kefir người ta bỏ hột kefir, một hỗn hợp vi sinh lactobacillus và
nấm men, vào sữa tươi.

Lactobacillus cũng đóng vai trò quan trong trong quá trình chế biến phô mai. Phômai là loại sữa
được làm đặc, tươi hoặc để ngấu ởnhiều mức độ khác nhau. Làm đặc là quá trình kết tủa của
protein casein. Quá trình làm đặc có thể giống như khâu làm yaourt, có nghĩa dùng vi sinh
lactobacillus, hoặc sử dụngenzym lấy từ màng bao tử bò. Qua khâu làm đặc, nước của sữa được
ép ra, trong sữa chỉ còn lại protein kết tủa. Nước của sữa được ép ra càng nhiều thì loại phô mai
sẽ càng cứng, như emmentaler hoặc parmesan. Loại được ép ít nước ra sẽ mềm như camembert.
Tất cả mọi loại phô mai, trong thời gian đầu , đều có một quá trình chín ngấu như nhau. Trong giai
đoạn này loại đuờng sữa được oxy hoá thành lactic acid. Phômai trong thời gian chín ngấu chính
sẽ được rửa trong nước muối hoặc được xát với muối hột khô. Qua đó phô mai sẽ khô cứng dần
và các loại vi sinh khác sẽ không phát triển được. Một số protein casein và chất béo được vi sinh
phân hủy tạo cho phô mai có mùi vị riêng biệt. Tùy theo loại phô mai, thời gian chín ngấu có thể
kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Nét lạ trong ẩm thực Ấn Độ

Nếu như người Á Đông thường dùng đũa để gắp thức ăn, người Tây Âu dùng dao và thìa thì người
Ấn Độ lại dùng tay. Có lẽ xuất phát từ cách ăn này mà đưa đến sự khác biệt rõ nét trong cách chế
biến các món ăn.

Với người Ấn, gia vị được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo ra một món ăn ngon. Chúng có tác
dụng làm sánh đặc thức ăn ở dạng bột thường được làm từ ngũ cốc như bắp, lúa mạch, đậu. Loại
gia vị tạo hương thơm đặc trưng của người Ấn và không thể thiếu trong nhiều món ăn là lá càri.
Thường ở các dạng tươi, sấy khô hay được xay nhuyễn thành dạng bột. Bên cạnh còn có nhiều loại
gia vị ở dạng nước cũng có tác dụng tạo mùi thơm; chúng được chiết xuất từ các loại thảo mộc như
nguyệt quế, tiểu hồi, đại hồi, thảo quả, hồ trăn, đinh hương. Ngoài ra còn phải kế đến các loại gia vị ở
dạng bột làm từ trái cây như dừa, me, xoài… để tạo ra các vị chua, cay, béo. Trước khi dùng để nêm
vào thức ăn, gia vị luôn được rang cho khô, như thế thì hương thơm mới đậm đà, lâu tan.

Trong cách chế biến món ăn của người Ấn, ngoài việc chịu ảnh hưởng từ các quốc gia lân cận, thì
vấn đề tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng. Người Hồi giáo kiêng khem thịt heo trong khi người Ấn
giáo lại không dùng thịt bò, do đó thông dụng nhất vẫn là thịt gà, dê, cừu và các loại thủy hải sản.

Cũng giống như các quốc gia châu Á khác, cơm vẫn là món chính trong bữa ăn của người Ấn. Tuy
nhiên hoàn toàn khác với cách nấu cơm của người Việt. Người Ấn lấy gạo xào với dầu hay bơ trước,
sau đó mới cho nước vào nấu, khi cơm gần chín còn cho nhiều hương liệu khác như tiêu, hạt cumin,
quế… Bên cạnh món cơm chiên thông thường còn có cơm nấu với cá, thịt gà, rau củ.

Người Ấn dùng món càri trong mỗi bữa cơm thường ngày với rất nhiều khẩu vị khác nhau: càri trứng,
hải sản, thịt băm càri, chả viên càri, càri gà, càri bắp cải khô, càri rau củ… và thường là được nấu ở
dạng khô. Món càri kiểu Ấn thơm ngon luôn có sự góp mặt của nhiều loại gia vị như: dầu, bơ, quế,
đinh hương, nguyệt quế, thảo quả.

Các món thịt cũng được chế biến hết sức độc đáo. Theo phong tục của người Ấn, trong các buổi tiệc
cưới hỏi, lễ lạc quan trọng không thể thiếu món cừu nấu với hạnh nhân, món thịt cừu nướng cũng
được xem là món ngon nhưng có cách chế biến khá lạ. Thịt cừu được đặt trong nồi đất, nấu trên bếp
than hay bếp củi, bên trên nắp phải đặt than hồng. Theo họ, như thế thịt cừu vừa thơm vừa giữ được
vị ngọt nguyên thủy.

Nước sữa và nghệ tây là một trong những thức uống phổ biến nhất ở Ấn Độ. Được chế biến từ hạnh
nhân, hạt pít-tat, sữa, thảo quả, nghệ tây, cho thêm chút rượu. Thường được dùng như một thức
uống giải khát thường thấy trong các lễ hội hoa đăng, lễ hội mùa xuân .

You might also like