You are on page 1of 2

2.

Cách tiếp cận thuyết xung đột

Cách tiếp cận xung đột không coi gia đình là nhân tố đóng góp cho sự ổn định của xã hội mà là tấm
gương phản chiếu sự bất bình đẳng về của cải và quyền lực của một xã hội rộng lớn hơn. Cách tiếp
cận này coi xã hội về cơ bản không mang tính hợp tác, mà chia rẽ. Các cá nhân và nhóm xung đột
với nhau, và các nhà nghiên cứu cố gắng tìm ra và nhận diện những lực lượng cạnh tranh, xung đột
nhau này.
Trong xã hội hiện đại, khi con người có tự do về tình yêu và hôn nhân, mà hôn nhân thì dựa trên cơ
sở về tình yêu, nhưng không vì thế mà xung đột gia đình mất đi. Những người theo cách tiếp cận
này cho rằng tình yêu là một yếu tố quan trọng trong hôn nhân và gia đình, nhưng mâu thuẫn, xung
đột và quyền lực cũng hết sức cơ bản. Mâu thuẫn trong các mối quan hệ tương tác giữa con người
với nhau là một điều tự nhiên, khó tránh khỏi. Bởi gia đình bao gồm những cá nhân có nhân cách, lý
tưởng, giá trị, sở thích và mục đích khác nhau. Mỗi người không phải bao giờ cũng hài hòa với mọi
người khác trong gia đình. Các gia đình thường có bất đồng, từ nhỏ đến lớn, chỉ khác về tần số,
mức độ, tính chất và cách giải quyết xung đột. Chính vì vậy, cách tiếp cận xung đột không tin xung
đột là tồi tệ, mà coi nó là một bộ phận tự nhiên của đời sống gia đình. Từ đó, người ta tập trung
nghiên cứu về nguồn gốc của xung đột gia đình, cách kiểm soát và giải quyết các xung đột gia
đình. 
Theo cách tiếp cận xung đột, một yếu tố rất quan trọng đó là quyền lực. Theo B. Strong, quyền lực
được thể hiện qua vị trí trong gia đình, tiền bạc mà các cá nhân giành được, cưỡng bức về thể xác
và tinh thần. Thông thường trong gia đình cá nhân nào nắm quyền lực cao nhất sẽ đạt được mục
đích của mình trong cuộc xung đột. Vì xung đột được coi là bình thường, giải pháp cho nó là ở giao
tiếp, mặc cả và thương lượng [3].
Lý thuyết xung đột khắc phục được những hạn chế của thuyết chức năng, nhưng khi vận dụng
nghiên cứu, chúng ta cần lưu ý những khó khăn
sau đây:

 Lý thuyết xung đột dựa quá nhiều vào quan niệm về chính trị, nơi lợi ích riêng, thói vị kỷ và
cạnh tranh là những yếu tố chủ đạo, nhưng trong gia đình, ngoài xung đột, con người ta còn
có sự tự hi sinh và hợp tác. Gia đình không thể tồn tại nếu xung đột lấn át sự hi sinh và hợp
tác;
 Cách tiếp cận này cho rằng những khác biệt dẫn đến xung đột, nhưng thực ra khác biệt có
thể được chấp nhận mà không nhất thiết phải dẫn đến xung đột;
 Việc đo lường xung độ gia đình không dễ dàng, nhất là với người ngoài (nhà nghiên cứu)
[3].

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận).
Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô
độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành
giữa con người với nhau.
Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề
tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ,
mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao
nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng
mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng
của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại.
[Type text]
Page 5

Khi cha mẹ li hôn thì việc con cái bị thiếu đi sự quan tâm tình yêu thương là
một điều đương nhiên cho dù người cha hoặc mẹ (người chịu trách nhiệm nuôi dưỡng)
có bù đắp quan tâm như thế nào đi nữa thì điều mà các em cần và đủ nhất là sự quan
tâm của cả hai người,chính vì vậy khi vợ chồng li hôn cha mẹ phải cùng có trách
nhiệm quan tâm săn sóc tới các em nhiều hơn nữa , dù ai là người chịu trách nhiệm nuôi
dưỡng hay không chịu trách nhiệm nuôi dưỡng thì cũng phải thường xuyên quan tâm
hỏi han giành những tình cảm cho các em để bù đắp cho sự thiếu hụt về tình yêu
thương, những thiệt thòi về mặt tình cảm mà chúng phải gánh chịu khi cha mẹ li
hôn.Nhu cầu được yêu thương quan tâm săn sóc là một nhu cầu hiển nhiên và vô cùng
quan trọng đối với trẻ chính vì vậy mà bố mẹ hãy thực hiện và làm tròn trách nhiệm của
mình.

Lý thuyết xung đột có ảnh hưởng lớn đến các nghiên cứu xã hội học trong
đó có xã hội học gia đình. Nói đến xung đột tức là phải đề cập đến vai trò, đến sự
xung đột về vai trò. Xung đột vai trò (role conflict) thường xảy ra dưới ba hình
thức:
- Xung đột vai trò giữa các thành viên trong một hệ vai trò khi các kỳ vọng
mong đợi ở nhau, mâu thuẫn với nhau.
- Xung đột vai trò trong bản thân người giữ vai trò khi những mong đợi,
hoặc nhu cầu mâu thuẫn với nhau. Ví dụ như người phụ nữ vừa thực hiện vai trò
người vợ người mẹ lại vừa thực hiện vai trò kinh tế và thành đạt xã hội.
- Xung đột vai trò giữa các vai trò thuộc các hệ vai trò khác nhau khi những
mong đợi hoặc những nhu cầu trao đổi của các thành viên mâu thuẫn với nhau. Để
các cá nhân có thể thực hiện tốt vai trò của mình thì các chuẩn mực xã hội và
chuẩn mực nhóm phải rõ ràng. Mặt khác các cá nhân phải học hỏi các vai trò trong
quá trình xã hội hoá, tức là phải học hỏi về những yếu cầu mà họ cần phải thực
hiện trong một vai trò nhất định. Không phải bao giờ những điều mà cá nhân hiểu
về vai trò và sự mong đợi của xã hội với các vai trò đó cũng phù hợp với nhau. Các
nghiên cứu về trẻ em và người già cho thấy trẻ em thường không nhận thức được
đầy đủ vai trò của mình mà gia đình và xã hội trông đợi, còn người già thường
khung hoảng về vai trò sau khi về hưu.
Simmel cho rằng xung đột giữa các cá nhân là một vấn đề xã hội tất yếu vì
xã hội là một quá trình thay đổi không tĩnh tại, xã hội luôn luôn biến đổi trong
những mong muốn, trong lĩnh vực và trong những mục đích của các cá nhân. ông
cho rằng xã hội tồn tại trong sự tác động qua lại của rất nhiều cá nhân và nhóm xã
hội và khi có nhiều cá thể tham dự thì tất nhiên xã hội sẽ có những xung đột. Sự
bất đồng giữa văn hoá sẽ làm nảy sinh ra xung đột xã hội, sự phân công lao động
giữa vợ và chồng, giữa các thế hệ trong gia đình, những bất đồng trong nhận thức
thói quen và ứng xử làm tăng sự xung đột trong gia đình.

13

Theo thuyết này, gia đình ba thế hệ khó tránh khỏi các mâu thuẫn xung đột
do sự khác biệt, thậm chí là trái ngược nhau về nhu cầu, động cơ, nhận thức, hành
vi sinh hoạt, lao động...

You might also like